Anh Nguyễn Thành Tâm sinh năm 1969, cư ngụ tại Thới Lai. Sau, di chuyển về xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Kế lại, qua Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Cha tên Nguyễn Văn Bé, mẹ là Nguyễn Thị Diệu. Anh có tất cả bốn anh em và đứng thứ Út trong gia đình.
Năm 31 tuổi, anh kết hôn với cô Nhan Thị Lệ Thủy, sinh được hai người con. Hai vợ chồng sinh sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Tính tình anh hiền hòa và nhân hậu. Thuở ấu thơ (11 tuổi) đã phát tâm trường chay, thờ kính Tam Bảo, niệm Phật làm lành. Anh rất thích đọc học kinh sách. Dần dần, sự tu tập cũng tiến triển theo thời gian. Anh tự nỗ lực hành trì mà không cần người sách tấn. Công phu sớm tối mỗi buổi là 2 tiếng đồng hồ, kể cả lúc lập gia đình cho đến ngày ra đi, dù bon chen vật lộn với cuộc sống, thời khóa chưa từng thay đổi. Nhờ gặp phải cô vợ chất phác nhu thuận, nên đời tu của anh tương đối “xuôi gió thuận buồm”. Sau khi kết hôn hai tháng, là cô cũng tu tập giống hệt như anh. Đặc biệt là trì tụng kinh Kim Cang và kinh Vạn Phật, đồng thời niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Đại Sĩ cầu sanh Tây Phương.
Anh thường đem Phật Pháp để giảng giải cho vợ nghe, an ủi và khích lệ cô tin sâu nhân quả, để được bình an khi phải đối diện với giông bão của cuộc đời. Dồn hết niềm tin, an trú vào chư Phật và chư Bồ Tát, những khi hữu sự cần phải chí thành xưng niệm danh hiệu của Ngài! Như lời của Cổ Đức đinh ninh khuyên bảo:
“Niệm Phật bằng tất cả tấm lòng son,
Chỉ một niệm đủ thân Phật hiện.
Mẹ đấy con! Niệm cho liền miệng,
Chẳng thành tâm dầu niệm bao lâu.
Phật cũng không hóa hiện đến đâu,
Cảm chẳng có ứng nào có được.”
Còn chuyện quan hệ làm ăn, anh xem nhẹ vấn đề tiền bạc. Đôi lúc, đi thu gom nợ, thấy người ta lâm cảnh khó khăn bứt ngặt, chẳng những anh không nỡ đòi mà còn cho tiền ngược lại thêm. Về nhà, vợ của anh biết được liền than thở:
– “Chèn ơi! Tính của anh như vậy, làm sao làm chuyện lớn được!”
Anh nói:
– “Thôi kệ đi! Mình làm, Phật Trời cho mình ăn thì tốt hơn!”
Có lần, vợ anh vừa cầm một chỉ vàng được một triệu mang về, gặp lúc có người đàn bà lỡ đường đang cơn duyên phận bi đát, anh lấy 400.000 đồng biếu tặng, cô vợ đành miễn cưỡng tùy hỷ theo anh.
Vào dịp rằm lớn trong năm, anh thường mua gạo mang đến chùa gần nhà để quí thầy phân phát cho các gia đình nghèo. Quán ăn của anh, cặp vách là nhà người chị ruột có bơm gas bán lẻ. Khoảng 10 giờ ngày 12 tháng 7 năm 2006, cô gái làm công cho anh, vào phòng bơm gas mà không khóa kỹ, anh chạy vô khóa lại nhưng không kịp, bình gas nổ một tiếng thật lớn. Vợ anh chạy vào thì thấy anh đi ra, mặt mày mình mẩy đều đen thui, cô òa lên khóc. Anh trấn tĩnh:
– “Không sao đâu! Mình ra Bệnh Viện, người ta chữa trị, chớ có gì mà lo!”.
Nói xong, anh bước lại tủ, mở tủ lấy bộ đồ mới mặc vào, rồi ra lên xe taxi đến Bệnh Viện Kiên Lương. Vì bỏng nặng quá nên chuyển lên Bệnh Viện Kiên Giang, sau đó ra Bệnh Viện Chợ Rẫy TP.HCM.
Diện tích phỏng rất lớn, hình như khắp cả mình, mặt ,tay, chân đều có đủ. Vợ anh mỗi bữa trông thấy các bệnh nhân thay băng ai nấy đều rên đau, kêu Trời kêu Phật, có người khóc suốt cả ngày, còn chồng mình chẳng thấy phản ứng gì. Cô lấy làm lạ, liền hỏi:
– “Anh, bộ hổng có đau hay sao mà thấy anh im ru vậy?”
Anh đáp:
– “Con người ta ai mà không biết đau. Đứt ngón tay có một chút mà còn đau, hà huống phỏng như vầy… Nhưng mà mình đã là người biết ăn chay, biết niệm Phật, thì mình phải biết kiềm chế, không thể nào rên than được. Vả lại, đâu có gì ngoài nhân quả đâu! Lúc trước, mình đã vay thì bây giờ, phải vui vẻ mà trả, phải chấp nhận với số phận của mình!”
Ngưng hồi lâu, rồi anh nói tiếp:
– “Anh lâm cảnh ngộ như vầy là do kiếp trước, anh đã tạo ác nghiệp rất nhiều. Mà em ưng anh làm chồng thì chứng tỏ rằng kiếp trước, em cũng đã tạo ác nên mới gặp anh. Vậy thì thôi, em đừng hờn trách, buồn phiền chị và cô làm công gì cả!”
Đúng như lời răn nhắc của cổ nhân:
Con ơi ! Trong cảnh trần lao,
Chúng sanh lăn lộn chừng nào mới thôi.
Xưa nay cứ mãi luân hồi,
Trả vay nghiệp hoặc cuốn lôi không ngừng.
Có thân chẳng liệu lấy thân,
Chung qui đưa đến mộ phần vô duyên.
Hiện thân hưởng của nghiệp tiền,
Lai sanh chịu lấy ác duyên đương đời.
Chúng sanh trong lúc hiện thời,
Sao không nghĩ đến cuộc đời mai sau.
Luật nhân quả chẳng sai đâu,
Ác sanh nhứt định đáo đầu ác lai.
Mê trần nên mới bào thai,
Chớ không phải tự nhiên đày ra đâu.
Sanh ra nơi cõi mê sầu,
Suốt đời có thấy ai đâu lạc nhàn.
Cánh hoa hết nở rồi tàn,
Nửa chừng sâu bọ cắn ngang là thường.
Xác thân xét lại tận tường,
Cùng hoa kia cũng một đường khác chi.
Mây trần không ngớt phủ vi,
Chúng sanh chẳng thấy những gì xa xôi.
Thế gian nay lỡ mai bồi,
Phật đài luôn được an ngồi bình thân.
Cũng do lòng chẳng mê trần,
Nên không luân lạc xoay vần trong mê.
Lòng ưa nơi cõi Liên Huê,
Cho nên thân được dựa kề Đài Sen.
Suốt hai mươi mấy ngày liền, bệnh tình của anh dường như chẳng hề suy giảm. Chiều ngày 4 tháng 10 năm 2006 vợ anh vẫn đút cơm cho anh như thường lệ, thấy chồng ăn ít quá nên cô đâm ra lo lo, linh cảm dường như sắp xảy ra chuyện gì. Đến tối, khoảng 10 giờ, anh nhờ vợ lấy khăn trắng nhúng nước, lau mình cho sạch sẽ. Lau xong, nhờ đỡ dậy, bèn nói với vợ.
– “ Mình bịnh, thôi bây giờ, mình chỉ biết cầu với Bồ Tát thôi! Chứ không ai cứu mình nổi! Thôi, anh lạy Bồ Tát để Bồ Tát giúp anh!”
Nói xong, anh lễ Bồ Tát Quán Thế Âm 4 lễ, rồi nhờ đỡ nằm xuống. Liền nói:
– “Cái nghiệp của anh tuy là nặng. Kiếp này là nặng! Nhưng mà kiếp sau, anh khỏe lắm! Từ trước đến giờ, anh có dạy cho em những gì hằng ngày, sau này anh có chuyện gì thì em hãy nhớ những điều đó mà làm theo…
Khi người thân mình mất!… Bất cứ là ai. Đặc biệt, là mình không được quyền khóc. Mình phải đứng kế một bên niệm, dù mấy tiếng Phật cũng được hết. Đó là mình thương người đó đó! Cái đó là em thương anh đó! Em tiễn anh đi về một nơi an lành. Còn nếu mà em nói tiếng thương… Vợ chồng ai mà hổng thương… Nhưng mà em khóc, cái đó xem là không thương! Tại vì, em giữ anh lại, em lôi anh xuống “Địa ngục”. Còn em đứng, em niệm Phật cho anh, đó là thứ tình em đối với anh tốt rồi đó!
Anh dạy em hằng ngày làm sao, em ráng nhớ và làm theo y như vậy. Được vậy là anh vui lắm rồi…! Nhưng mà biết chắc là em không niệm thì anh cũng vẫn đi về trên. Em hãy yên tâm về chỗ đó đi! Tại vì, anh đã tu mỗi ngày rồi. Anh đã biết, anh chọn con đường anh đi về đâu rồi! Cho nên trong lúc này, anh bị như vầy, anh không có buồn. Giờ phút đi theo Phật thì anh phải đi…
Em còn trẻ, trước hết trên đường tu, em phải biết tu hành! Đừng nên nghĩ đến chuyện gì khác hết. Em hãy ráng nhớ lời anh dặn. Em đừng nên nghĩ suy vu vơ…!”
Dặn dò xong, anh tự sửa mình trang nghiêm, hai tay xuôi xuống, nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Cô vợ bèn kề miệng vào lỗ tai của anh, niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát 10 lần. Rồi chấp hai tay lại nguyện:
– “Hôm nay là ngày mùng 4 tháng 10 năm 2006. Chồng con tên là Nguyễn Thành Tâm vừa từ trần. Ngưỡng mong Đức Đại Từ Bi Quan Thế Âm Bồ Tát tiếp dẫn vong linh chồng con được vãng sinh về thế giới Cực Lạc!”
Lúc đó, đúng 10 giờ 30 đêm. Anh hưởng dương 37 tuổi.
Nỗi hoài nghi về sự ra đi của chồng cứ mãi canh cánh trong lòng. Đêm tuần thất thứ hai vừa xong, đến giờ ngủ, vợ anh hướng mắt nhìn về phía bàn vong, bỗng nhiên hình hoa sen nơi linh vị chuyển động và tỏa ánh sáng, giống như hệ thống đèn điện trang trí nơi các hào quang Đức Phật. Cô giật mình trừng to mắt ra, đồng thời tự nghĩ:
– “Mình đâu có nằm chiêm bao đâu ta! Mình đâu có gắn điện đâu mà sao kỳ lạ vậy!”.
Rồi, cô bước lại lấy tay sờ thẳng vào, không phát hiện được điều gì cả, ánh sáng vẫn tỏa chiếu ra xung quanh. Tần ngần giây lâu, cô mới rút một nén hương, đốt lên, thầm khấn nguyện:
– “Nếu anh vãng sanh rồi, linh ứng báo cho em điềm nầy, thì như vậy đã đủ rồi!”
Khấn vừa xong, xem lại thì hiện tượng kia biến mất. Một lần nữa, cô đưa tay sờ vào linh vị, chạm phải giấy mực chứ chẳng có chi cả!
Bảy tuần thất vừa kết thúc. Hôm đó chị nằm mơ, thấy mình cùng nhóm bạn đến chùa làm công quả. Khi đã nấu nướng dọn dẹp xong xuôi, mọi người đồng kéo nhau đi nghe thuyết pháp. Khi đến nơi, cô thấy trên giảng đài có bày biện rất nhiều hoa, muôn màu vạn sắc, thật lộng lẫy. Pháp Sư đang ngồi trên đó lại chính là chồng mình, mặc áo tràng màu vàng, uy nghiêm rực rỡ. Phía dưới, thính chúng có hơn ngàn người, im lặng lắng nghe. Sau buổi thuyết giảng, Pháp Sư gọi riêng cô lại, mời cô ngồi, rồi kể cho cô nghe một câu chuyện, đại để thế này:
“Thuở xưa, có cô tiểu thơ con nhà trưởng giả, đã phải lòng một chàng thanh niên thuộc giai cấp cùng đinh, tức là người đầy tớ trong nhà mình. Họ đã bỏ trốn thật xa, đi tìm nơi xây tổ ấm. Mấy năm sau, sinh được hai đứa con. Cho đến ngày nọ, cô quá nhớ nhà, đòi về nhiều phen nên ông chồng miễn cưỡng chấp thuận.
Khi về giữa đường, rừng núi cheo leo, trời giông tố đổ xuống ầm ỹ. Không may, ông chồng bị rắn độc cắn chết, một đứa con bị nước suối cuốn trôi, một đứa bị cọp tha mất. Nỗi đau chưa hàn gắn thì hay tin cả gia quyến đều chết do nhà sập, trong cơn bão tố vừa rồi. Buồn thảm trào dâng tột độ, cô gần như mất trí hoàn toàn. Nhưng sau đó, nhờ gặp Phật, nghe pháp tu hành, chứng thành đạo quả.”
Cuối cùng, anh kết luận:
“Người ta như vậy đó! Cùng một lúc, nhiều người thân mất đi, thế mà vẫn tu hành thành tựu… Còn em chỉ mất có một người, sao chẳng bắt chước học theo? Vả lại, anh đã vãng sanh Cực Lạc, đâu có rơi Địa Ngục đâu mà em buồn! Lần này, anh cho em gặp để em khỏi phải uất ức. Từ đây về sau, anh sẽ không cho em thấy nữa!”
Giấc mơ đã thật sự làm cho cô bay mất mọi nghi ngờ và cũng đã nhiều năm qua rồi cô cũng không hề nằm mộng gặp lại chồng mình lần nào nữa cả!
(Thuật theo lời cô Nhan Thị Lệ Thủy, vợ của anh)
Trích Chuyện Vãng Sanh Ở Việt Nam
Miền Nam, ngày 9 tháng 10 năm 2014.
Nhóm Liên Hữu Miền Nam Đất Việt thực hiện
Bạch thầy:
Con có câu hỏi:
Có kẻ mắc rất nhiều lỗi.thậm chí thường xuyên mắc lỗi .vậy làm sao đối xử với kẻ ấy?
Những lỗi đó là gì vậy bạn, hãy nói rõ những lỗi đó ra mọi người sẽ giúp, cũng chưa chắc được họ có lỗi hay không bạn ạ.
Mấy ngày nay người dân các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt ở vùng núi cao đang oằn mình gánh chịu siêu rét. Khắp nơi băng tuyết bao phủ. Con người cố co mình dưới những mái nhà vách đất, tranh tre, nứa lá để chống đỡ thời tiết khắc nghiệt này. Hơn nữa là nỗi đau thấu gan, thấu ruột khi hàng ngày bất lực nhìn những con vật nuôi là “tài sản” giá trị trong gia đình cứ lần lượt chết dần khắp trong chuồng, ngoài vườn, trên đường…
Mình ngồi đây cũng bất lực và thương xót cho những chúng sanh ấy mà không biết làm gì.
Mong sao thời tiết ấm dần lên cho chúng sanh đỡ khổ.
Xin cho tất cả các linh hồn chúng sanh khổ nạn trên khắp pháp giới đều được vãng sanh cực lạc. Không còn quay về cõi ta bà đầy dẫy đau thương này nữa.
Nam mô a di đà Phật
Nam mô a di đà Phật
Nam mô a di đà Phật
Nam mô a di đà Phật
Nam mô a di đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Xin chia sẻ cùng nổi đau của đồng bào và xin cảm niệm tâm địa từ bi của bạn! Hãy cố gắng tinh tấn tu hành niệm Phật để đi về Tây Phương đi bạn, tu thành chánh quả rồi trở lại độ thoát chúng sanh. Muốn độ người trước hết phải độ được mình cái đã.
A Di Đà Phật
Mô Phật
Bạn Nhiệt Não,
Bạn lấy gì để nhận biết người ấy đang có lỗi và thường xuyên mắc lỗi?
Con thấy người ấy chẵng giữ lời hứa,hoặc thấy người khác chỉ sai chỗ này….chỗ này. Nhưng bản tánh người ấy chẳng đổi. Vẫn cãi lại hoặc cứ trơ ra. Con cảm thấy phiềnnão quá.
Mô Phật
Bạn Nhiệt Não,
Chư Tổ dạy: Người quấy ta chẳng quấy. Ta quấy lỗi kề bên. Sở dĩ bạn thấy người mắc lỗi, thậm chí quá nhiều lỗi là do bạn phóng tâm phàm của mình ra bên ngoài. Đây là nguy nan bệnh của phàm phu chúng ta, nghĩa là thích nhìn vào lỗi, thích chê bai, chỉ trích lỗi lầm của người khác nhưng lỗi lầm của mình thì tìm cách ém nhẹm, hoặc biến nó từ lớn thành nhỏ, từ nhỏ thành không. Đó là tâm tạo nghiệp.
Trong KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, Phật Thích Ca dạy: „Tất cả mọi cử chỉ, động niệm của chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Ðề không chi là không nghiệp, không chi là không tội, huống hồ là buông lung giết hại, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, trăm ngàn tội trạng“.
Khi bạn khởi tâm nghĩ, nói về lỗi của người thì ngay lúc đó tâm bạn đã trở nên bất tịnh rồi. Bất tịnh bởi bạn có sự phân biệt những việc làm của người khác: đúng-sai, hay-dở, chánh-tà, phải-quấy… vì sự phân biệt này khởi lên nên hoặc bạn (ví thử) tìm cách xa lánh họ, nói xấu họ, hạ nhục họ, thậm chí tìm cách triệt tiêu họ. Làm được việc đó theo đúng ý bạn, bạn thấy mỹ mãn, hoan hỉ; ngược lại bạn sanh tâm sân hận, khó chịu, đó gọi là tâm chấp trước. Khi phân biệt, chấp trước cùng lúc trỗi dậy, tâm của bạn khó mà thanh tịnh. Nếu tâm ấy không được giải toả chân chánh và kịp thời, hành vi của bạn còn tệ hơn người đã bị bạn xa lánh, nói xấu. Vì sao? Vì bạn là người nhìn thấy được cái xấu của người, nhưng bạn không lấy đó để răn mình, trái lại, bị những cái xấu đó lôi kéo và đồng hoá.
Ở đời góp ý với tâm xây dựng, chân thành, cởi mở là khó, nhưng góp ý với tâm từ bi còn khó gấp bội lần. Từ bi là gì? là không có phân biệt, chấp trước kẻ đó là thân hay sơ, già hay trẻ, xinh hay xấu, lỗi nhiều hay ít…trái lại, chỉ mong muốn kẻ đó có cuộc sống an lạc. Đó là lý, nhưng đi vào sự thì góp ý với người xấu còn phải đúng thời, khắc hay còn gọi là nhân duyên chín mùi. Phật nói: Phật không thể độ người vô duyên. Ở đây chúng ta đang nói về Phật pháp, kẻ vô duyên (không tin, thậm chí phỉ báng) với Phật pháp mà bạn tìm cách độ họ, đồng nghĩa bạn đang hại họ, và khiến họ thêm xa lìa Phật pháp. Ngoài đời gọi hành vi giúp đó là: đem đàn gẩy lỗ tai trâu. Người vô duyên và con trâu lúc này là một, bởi trí tuệ của họ lúc này bị che lấp nên chẳng thể nhận ra được hay-dở, chánh-tà mà tránh nữa.
Nay bạn sanh tâm phiền não với người đó khác gì bạn đang giận con trâu?
Chúng ta mới học Phật pháp vì thế rất hay thích độ người, nhưng có điều chúng ta quên mất: chính bản thân mình đang cần phải độ, độ gấp. Con thuyền của mình còn chòng chành, tay chèo của mình còn chưa vững mà mình muốn kéo người khác lên thuyền mình và muốn trở họ qua sông, là điều chẳng thể. Họ không nghe theo góp ý của bạn, đồng nghĩa họ chưa muốn leo lên con thuyền còn chòng chành và chưa có định hướng của bạn. Do vậy sanh phiền não với họ, đồng nghĩa bạn mới chỉ nhìn thấy người mà chưa thấy mình.
Bạn hãy ráng nhiếp tâm niệm Phật, khi tâm thanh tịnh, trí tuệ sẽ khai mở, bạn sẽ biết rõ thời khắc nào có thể giúp người cùng thăng tiến, bằng không bạn và người sẽ cùng lao xuống vực…
TĐ
Xin chào TD,
Tôi cảm ơn bạn rất nhiều vì bài trả lời của bạn rất hay và làm tôi hoàn toàn thức tỉnh với những phiền nảo mà tôi đang gặp. Tôi biết mình đã ở trên thuyền vài lần rồi lại tự mình lao xuống dòng sông vì tôi không tinh tấn độ mình mà đã vội kéo thêm người lên thuyền.
Xin TD hoan hỉ cho tôi biết khi nào mình biết là mình đã đủ sức dể độ được ngưòi bạn đời của mình. Tôi đã thất bại 2 lần rồi nên tôi đang rất phân van về thái độ sống của mình trong gia đình sao cho phù hợp với người bắt đầu tu tập theo giáo lý nhà Phật. Mình luôn gặp phiền nảo với người bạn đờii của mình mà khong biết cách nào để vượt qua đuợc. Nếu mình muốn họ sữa đổi theo ý mình thì hình như là minh đang chấp vào cái biết của mình vì mình biết uống bia ruou (uong moi ngay) la diêu xấu và nói vọng ngữ. Nếu nguoi ấy sữa vài ngày minh vui roi khi họ làm xấu tro lại thì minh buồn, tuc là minh khong sonng tự tại. Nhưng nếu minh làm ngơ coi như khong có gì thì mình thấy khó quá. Rất mong bạn có thể giúp dươc mình giai toả những khúc mắc mà minh đang gap phải. Nam Mo A Di Đa Phật
Con thấy người làm chướng ngại cho mình là người có lỗi.và theo thói quen ấy làm chướng ngại cho người là có lỗi.
Con cảm ơn thầy. Con có câu hỏi khác:
Con có nghe ở TÂY PHƯƠNG thì toàn các vị thượng thiện nhân.vậy con chỉ niệm PHẬT thôi có nên cần làm gì khác không? Con sợ niệm PHẬT. Thì lại thấy thiếu .nên cần thêm ăn chay,phóng sanh,bố thí ,.v.v…….
Vãng sanh là đại sự, những chuyện khác trong thế gian là lông gà, vỏ tỏi chẳng đáng nhắc tới.
A Di Đà Phật! Bạn Nhiệt Não đừng lo, chánh hạnh vãng sanh là niệm Phật A Di Đà, tổ Thiện Đạo hoá thân Phật A Di Đà đã dạy thế mà.
Niệm đúng thì phá mê khai ngộ
Niệm sai thì phiền não vẫn trùng trùng
Niệm đúng thì thấy Tây Phương
Niệm sai thì trong lòng vẫn dậy sóng
Như vậy thế nào là niệm Phật.
“Một câu A Di Đà Phật thành Phật còn dư” – Lời Chư Tổ
A Di Đà Phật
Lỗi hay không do ta tự cảm thấy, nếu biết chuyển cảnh nghịch thì đó lại là trợ duyên, những điều đó do chúng ta suy nghị tự áp đặt tiêu cực vào thôi bạn, cảnh nghịch cũng pháp, cảnh thuận cũng là pháp mà bạn, Phật pháp vốn dĩ trung đạo, nếu để tâm ngã về một bên thì phiền não sẽ dậy sóng, làm thiện mà để tâm dính chặt vào thiện khi gặp điều bất thiện thì phiền não lại khởi lên, làm nhưng không chấp thì sẽ an lạc. Lục tổ Huệ Năng có nói rất hay trong Pháp bảo đàn kinh, Chấp có thì sinh trưởng phiền não, chấp không thì sinh trưởng vô minh.Mỗi người tự tu học, tự cảm nhận lấy, khi đi đúng đường thì chắc chắn sẽ gặp nhau, văn tự, ý nghĩ mỗi thời mỗi khác nhưng Phật pháp bên trong không bao giờ thay đổi. Tin hay không tin,học hay không học, hiểu hay không hiểu, có phiền não hay không phiền não, trí tuệ có khai mở chưa…tất cả đều tự mỗi người nhận thấy. Đừng để cái ngã che mờ làm cản trở đường học, cái ngã càng nhỏ thì học đạo càng nhanh, tâm từ càng lớn thì học đạo càng dễ. Ai ngã càng nặng thì chắc chắn phiền não càng nhiều, nếu không có tâm từ thì chắc chắn sẽ khó lòng vào Phật pháp.
Đạo hữu Nguyễn Phú đã lên duongvecoitinh từ khá lâu rồi. Dạo này thấy lên khá thường xuyên. Xin mạn phép muốn biết tuổi đời của Đạo hữu ? Đạo hữu hoan hỷ chứ ?
A Di Đà Phật.
Trích trong Tây-Qui Trực-Chỉ và Lão-Nhơn Đắc-Ngộ
Đôi Liễn Ấn-Quang Pháp-Sư
“Muốn sanh Tây phương phải tin sâu, nguyện thiết. Thiếu hai điều này, dù có niệm Phật đến đâu cũng không thể cảm ứng với Phật; chỉ được phước báu ở cõi người hoặc cõi ngườI và gieo nhân giải thoát về sau mà thôi. Nếu tín nguyện đãy đủ thì muôn người vãng sanh không sót một. Ngài Vĩnh Minh bảo: Muôn người tu muôn người về, là chỉ cho ai có tín nguyện đầy đủ.
Ngài Ngẫu Ích Đại Sư nói: “Được sanh cùng chăng toàn do tín nguyện có hay không, phẩm sen cao thấp đều bởI do trì danh sâu hay cạn. Đây là một luận án sắt dù ngàn Phật ra đời cũng không thay đổi.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
NguyenPhu chỉ là một người trẻ tuổi thích học Phật, thỉnh thoảng trong lòng thấy thoải mái nên lên đây chia sẻ cùng bàn luận với mọi người về những điều hay mà Phật pháp đem lại cho chính bản thân mình. Xin bạn hong cho phép mình không trả lời cụ thể tuổi của mình nhe. Chúc hong tinh tấn sớm tìm được chính mình trong cuôc đời lắm khổ, lắm vui này.
Đạo hữu NguyenPhu thân mến !
“thỉnh thoảng trong lòng thấy thoải mái nên lên đây chia sẻ…”.
Vậy thì hong mong rằng đạo hữu thường xuyên thấy”trong lòng thoải mái ” nhe !
Rất cảm ơn đạo hữu đã hồi đáp cho hong !
Chúc đạo hữu tinh tấn và an lạc !
Nhất định là như vậy, NguyenPhu vào trang này cũng vì mục đích đó, thấy mọi người học Phật, có rất nhiều người trẻ trong lòng vui lắm, giữa thời mạt pháp này rất ít người tin và chịu thật lòng học Phật, xung quanh NguyenPhu người tin thì nhiều nhưng học và thật lòng muốn học thì rất ít. Khi thoải mái, chắc chắn mình sẽ lên đây
Ừ,chắc chắn là vậy nhé !
Cảm ơn NguyenPhu !
🙂
A Di Đà Phật
Bạn Hoàng Phương,
Vấn đề bạn đặt ra rất ý nghĩa, có lẽ đây cũng là vướng kẹt của phần lớn những người mới phát tâm tu đạo chúng ta hay vấp phải để rồi độ người không được, ngược lại người quay lại “độ” chính mình, nghĩa khi muốn độ người, người chẳng nghe theo còn làm trái ý hay phản bác lại khiến mình buồn, nổi sân, thậm chí phiền não rồi muốn xa lánh họ.
1. khi nào mình biết là mình đã đủ sức dể độ được ngưòi bạn đời của mình?
Độ người thân là vô cùng khó. Tại sao vậy? Bởi họ và bạn đến với nhau vì bốn nhân duyên: báo ơn, báo oán, trả nợ và đòi nợ. Nếu người bạn đời của bạn đến với bạn để báo ơn và trả nợ, chuyện tình cảm, gia đình sẽ luôn hoà thuận và hạnh phúc. Nhưng điều này vô cùng hãn hữu, thế vào đó hầu như là báo oán và đòi nợ. Làm cách nào để biết mình và họ báo oán nhau? Hễ bạn, hay người đối diện chuyên làm việc thiện nghĩa: thân, khẩu, ý đều hành thiện, nhưng người nọ lại luôn chê trách, phỉ báng hay chống phá người kia, điều đó có nghĩa bạn và người đối diện hoặc ngược, lại đến với nhau chỉ nhằm báo oán hay đòi nợ nhau.
Trở lại câu hỏi của bạn: Muốn độ được người, bạn phải làm chủ phương tiện và phải nắm vững luật điều hành nó. Ví dụ: bạn đi xe máy và muốn chở người thân, trước tiên bạn phải nắm thật vững luật giao thông; kế đó bạn còn phải làm chiếc xe máy đó. Luật giao thông dụ cho giới của Phật; xe máy dụ cho giáo pháp, là phương tiện. Một trong hai điều đó bạn chưa hội đủ hoặc còn chưa thông mà bạn muốn vội chở người trên xe của bạn là điều chẳng thể. Có chăng cũng chỉ là nhất thời vì họ nể bạn mà đi theo, hay duyên theo mà thôi.
2. Mình luôn gặp phiền nảo với người bạn đời của mình mà không biết cách nào để vượt qua đuợc.
Nếu bạn lý giải rốt ráo cái nhân bạn và người bạn đời gặp lại trong kiếp này là nhân gì? Chắc chắn bạn đã giảm được rất nhiều phiền não. Đó gọi là sự giác ngộ về nhân-quả. Cổ Đức nói: Nhân quả báo ứng như bóng theo hình. Gieo nhân ắt phải trả quả. Quả chưa trổ chớ vội nghĩ nó không tới mà chỉ là thời gian chưa đủ chín để nó trổ quả mà thôi. Do vậy muốn dứt trừ được phiền não bạn phải tìm cho ra: nhân phiền não từ đâu khởi? Nếu bạn làm việc thiện, mà người bạn đời không thích, lại phản đối hay phỉ báng thì cái nhân đó tiền kiếp bạn đã từng gieo cho họ rồi, và nếu bạn giác về nhân-quả, bạn hãy vui vẻ để trả quả, bởi nhân đó là của bạn, nói khác: bạn nợ họ, nay họ đòi lại, đó là công bằng. Ngược lại bạn tỏ ra khó chịu và muốn phản kháng, đó là bạn đang chối nhân và không muốn trả quả: nợ cũ-nợ mới chất chồng; Ngược lại: bạn là việc bất thiện, họ phê phán, chỉ chích… bạn phải cảm ơn họ vì họ là thiện tri thức giúp bạn hướng thiện. Gộp lại: cả hai trường hợp thiện-ác đều ở nơi bạn, chấp thiện hay ác đều là sai quấy, đều là phiền não cả.
3. Nếu mình muốn họ sửa đổi theo ý mình thì hình như là mình đang chấp vào cái biết của mình vì mình biết uống bia rượu (uong moi ngay) là điều xấu và nói vọng ngữ.
Phật pháp phải nói tuỳ duyên. Duyên chưa khởi (chưa chín) mà bạn muốn nó phải trổ quả, đồng nghĩa như tổ Ấn Quang nói: muốn kéo mạ buộc trổ đòng đòng vậy. Chẳng phải cứ bạn giác ngộ thì người khác cũng phải giác theo bạn. Chẳng phải bạn muốn hành thiện người khác cũng hành như bạn. Nếu như thế thì thế giới Ta bà này không còn là uế trược nữa. Sở dĩ người bạn muốn độ họ không chịu chấp nhận là do nghiệp của người đó quá nặng. Họ còn quá mê đắm trong cuộc sống ngũ dục: danh, tài, sắc, ăn uống, ngủ nghi và bị nó lôi kéo tới điên đảo. Người như vậy Phật gọi là mê, là khổ – đang sống trong mê vọng, trong khổ và lấy đó làm vui. Để chuyện họ, chẳng thể nhất thời một vài ngày, trái lại nhiều khi cả đời họ, thậm chí tới khi chết họ vẫn còn mê. Người như thế Phật cũng chẳng chuyển nổi, nói gì tới bạn? Điều thứ đến là độ người cũng phải có nhân duyên, ví thử người đó thích uống rượu bia, khi thấy họ uống bạn liền nói: uống rượu sẽ dẫn tới quả mê ám, không có trí tuệ…thì họ sẽ phản bác, bởi với họ: bia rượu là gạo, là sự sống, là thuốc bổ, nếu bạn tranh biện với họ sẽ chỉ tổn sức và còn khiến họ thêm ác cảm, thậm chí thù ghét Phật pháp, thay vì thế hãy chọn một thời cơ thích hợp, khi nào họ thật tỉnh táo, thật muốn, sẵn sàng nghe lời khuyên của bạn, lúc ấy bạn hãy dụng pháp nhưng cũng đừng dùng lời đao to búa lớn mà phản cảm, trái lại bạn hãy dùng ngay thế gian pháp để chia sẻ. Khi thế gian pháp họ có thể tiếp nhận thì việc chia sẻ Phật pháp mới có thể đặt ra.
4. Nếu nguoi ấy sữa vài ngày minh vui roi khi họ làm xấu tro lại thì minh buồn, tuc là minh khong sonng tự tại. Nhưng nếu minh làm ngơ coi như khong có gì thì mình thấy khó quá.
Bạn đang tự làm khó chính mình. Vui-buồn vốn là hư giả. Tại sao? Bởi đó là những vọng niệm khi khi các căn của bạn đối người, tiếp vật mà có. Vui là do ưa thích rồi đắm nhiễm trong ưa thích; buồn do chán chường, thất vọng rồi đắm nhiễm trong nó.
Bạn nói: thấy “người ấy sửa vài ngày minh vui roi khi họ làm xấu tro lại thì minh buồn”. Vậy bạn lấy cái gì để thấy? Nếu bạn nói: tôi dùng con mắt để thấy cái vui (khi “người đó” sửa lỗi), thì khi thấy vui, cái vui đó ở con mắt nhận ra? Nếu ở mắt thì cái vui chẳng thể biến mất khi cái buồn ập tới (“người ấy” không sửa lỗi) và ngược lại. Vậy cái vui, cái buồn bắt nguồn từ đâu? Bạn có thể hoan hỉ lý giải cho TĐ cùng các liên hữu khác cùng tỏ tường được không?
TĐ
Phúc đáp của tiền bối Trung Đạo thật hay !
Xin tri ân tiền bối !
A Di Đà Phật.
Thân gửi các cô chú.
Dạ mẹ con cũng thích niệm danh hiệu Bồ tát quan thế âm. Con muốn hỏi vậy niệm danh hiệu Bồ tát quan thế âm thì khi vãng sanh thì Bồ tát Quan Thế Âm sẽ đến tiếp dẫn hay là Đức Phật A Di Đà ạ? Con nghe nói chỉ được đi theo Đức Phật A Di Đà vì chỉ có ngài tiếp dẫn chúng sanh sang Tây Phương Cực lạc….Điều này có đúng ko ạ?
Con còn mê mờ chưa hiểu Phật pháp, cúi xin được dẫn dắt chỉ đường ạ. Con cảm ơn.
A Di Đà Phật.
Thân gửi bạn Hạt Bụi!
Mẹ bạn có duyên với bồ tát quán âm, niệm danh hiệu của ngài là việc tốt. Sau mỗi thời khóa tụng niệm mẹ bạn có hồi hướng vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì vào lúc lâm chung tất nhiên phật a di đà cùng quán thế âm bồ tát, đại thế chí bồ tát và thánh chúng cực lạc tiếp dẫn. Nhưng tiếp dẫn là chuyện phật của phật a di đà sắp xếp còn việc của chúng ta là hằng ngày chí tâm niệm danh hiệu ngài, mẹ bạn niệm quán âm thì niệm danh hiệu ngài. Nếu có duyên nữa thì mẹ bạn nên niệm thêm danh hiệu a di đà phật sẽ là tăng thượng duyên cho việc vãng sanh của mẹ bạn sau này.
A Di Đà Phật.
Con cảm ơn ạ.
Dạ tại con nghe nói vào thời khắc lâm chung các oán thân trái chủ sẽ kéo đến rất nhiều, lại biến hóa nhiều hình dáng, nên nếu đã một lòng tha thiết nguyện được vãng sanh thỉ chỉ được đi theo Đức Phật A Di Đà, ko thì sẽ bị lôi kéo đọa lạc vào đường ác.
Bởi vậy nên lòng con còn băn khoăn.
Vẫn là nên nỗ lực mau tinh tấn tu tập thôi.
Con xin cảm ơn. A Di Đà Phật.
Cái nào mình chưa hiểu rõ thì hỏi để mình đúc kết thêm kinh nghiệm trên đường tu tập thôi bạn ạ!
Và mong bài viết này giải đáp được phần nào thắc mắc nơi bạn;
– Khi lâm chung phật Thích Ca hiện ra cũng đi theo
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/05/khi-lam-chung-phat-thich-ca-hien-ra-cung-khong-di-theo/
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Con cảm ơn hồi đáp của thầy. Bài viết rất rõ ràng và dễ hiểu ạ.
Chúc thầy luôn tinh tấn, thân tâm thường an lạc. A Di Đà Phật.
Mô Phật
Bạn Nhiệt Não,
Trong niệm Phật bao hàm lục độ ba la mật.
– Bố thí để trừ diệt lòng tham lam, bỏn xẻn.
– Trì giới (giữ giới) để tâm không phóng dật.
– Nhẫn nhục để trừ diệt tâm sân hận.
– Tinh tấn để trừ diệt tâm biếng nhác
– Thiền định để trừ diệt tâm phan duyên.
– Trí tuệ để trừ diệt tâm si mê.
Đó chính là hành trình để phá mê-khai ngộ-lìa khổ-được vui-chuyển phàm-thành Thánh.
TĐ
Cám ơn thầy.
Chúc các thầy,các cô chú an lạc.
Nam mô a di đà phật.
Thưa thầy.con rất muốn học điều thiện.
Vậy ,thiện là gì. ? Phải chăng chúng con giờ hay tiếp xúc với nhiều phim ảnh bạo lực,trò chơi bạo lực .v.v… Nên trong lòng luôn nóng rát?
Bạn Nhiệt Não thân mến!
Thiện là cứu khổ ban vui cho kẻ khác. Làm những việc thiện nguyện thiết thực có ích cho xã hội và cộng đồng. Mà quan trọng làm những việc thiện chúng ta làm bằng tất cả tấm lòng vì mọi người mà không cầu mong mình được hồi đáp lại sau khi giúp đỡ họ. Lấy niềm vui của họ là niềm vui của mình.
Rất tán thán tâm muốn học điều thiện nơi bạn. Đây là thập thiện nghiệp xin chia sẻ cùng bạn. Nếu áp dụng trong đời sống thì sẽ mang an vui đến cho tất cả chúng ta.
Mười điều lành: Chúng ta chỉ dừng lại ở phần làm hay nói cách khác không tạo nghiệp ác, dựa trên tam nghiệp (ba nghiệp):
– Thân nghiệp có 3
+ không sát sinh
+ Không trộm cướp
+ không tà dâm
-Khẩu nghiệp có 4
+ Không nói dối
+ Không nói ly gián
+ Không nói thêu dệt
+ Không nói ác khẩu.
– Ý nghiệp có 3
+Không tham lam
+ Không nóng giận
+Không tà kiến hay còn gọi là không si mê.
Mười diều lành tích cực: Chúng ta bước lên một bước tích cực hơn là đem thập thiệp đi vào đời sống, biến tinh thần thập thiện bằng hành động cụ thể:
§ Về thân: Không giết hại chúng sanh mà phải lòng từ ra cứu vớt chúng sanh, không gian tham trộm cắp còn biết đem tài sản vật chất ra bố thí giúp đở mọi người, không tà dâm mà còn trinh bạch thủy chung. Chuyển hoá những hành động xấu phát xuất từ thân trở thành những hành động đẹp, có ích cho người cho mình. Chính hành động chuyển hoá nầy tích cực góp phần làm cho Thân được thanh tịnh ngay trong đời sống hiện tại
§Về miệng: Không nói dối mà phải biết nói lời chân thật, không nói ly gián(lưỡng thiệt) mà phải biết nói gây được hoà thuận với mọi người, không nói thêu dệt mà phải biết nói đúng lẽ thực và đúng lẽ phải, không nói ác mà phải biết nói nhã nhặn ôn hòa.
§ Về Ý : Không tham lam mà phải biết khởi lòng từ bi đối với mọi người; không sân hận mà còn phải biết nhẩn nhục, không tà kiến mà phải biết chánh kiến.
Chúc bạn thường tinh tấn!
Thiện là trí tuệ,trí là phân biệt trí,năng lực hiểu biết phân biệt. Tuệ là bình đẵng tuệ,sự hiểu biết chẳng bị chi phối bởi cái tôi và tình cảm. Có trí tuệ thì có thiện và mỹ. Lại nữa:
Thiện không thể biểu hiện bằng oai quyền,không thể mượn danh nghĩa là vì lòng tốt,rồi ép người ta theo mình( pháp sư CHỨNG NGHIÊM)
…………..
Có một lần đức PHẬT cùng tôn giả A NAN trên đường giáo hoá trở về,ngang qua chỗ làm nhang.PHẬT bảo ngài A NAN đến đó lượm một ít áo nhang cho NGÀI.A NAN vâng lời đem về một ít áo nhang dâng PHẬT.
THẾ TÔN cầm lên hỏi:
Ngươi nghe mùi áo nhang này như thế nào?
A NAN thưa:
Bạch THẾ TÔN! Đây là loại nhang thơm nên áo nhang cũng thơm.
Hai thầy trò đi tiếp một đoạn đường nữa ,đến chỗ người ta bán mắm,bán cá.PHẬT bảo A NAN vào xin một ít bao gói mắm cho NGÀI. Tôn giả A NAN cũng vâng lời,đem ra trình PHẬT mấy bao gói mắm. PHẬT HỎI:
A NAN! Ông nghe mùi cái bao này như thế nào?
Ngài A NAN thưa:
Bạch THẾ TÔN! Vì bao này gói mắm nên nó hôi tanh như mùi mắm.
Sau đó PHẬT kết luận:
Cũng vậy A NAN, nếu người không giữ được tâm mình,để nhiễm các thói hư tật xấu giống như những bao gói mắm,hôi tanh không thể chịu được. Trái lại,nếu người biết tu tâm,gần gũi những bậc tu hành chân chánh ,sáng suốt,sinh hoạt đúng tinh thần đạo lý ,giống như những áo nhang gói hương thơm,cũng được ảnh hưởng mùi thơm ấy.
Nam mô a di đà phật.
Dạ xin hỏi thầy TĐ .Đã biết ngưòi đó đi vào con đường dữ, đi con đường đó chắc chắn sẽ gặp hùm,sói rắn…sẽ hại thân.Mình thấy thế mình phải làm sao?khuyên hay không khuyên…
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Tuần Châu,
Trong Kinh Đại Niết Bàn Phật dạy như sau: “Tất cả chúng sanh có vô lượng hành nghiệp, nên đức Như Lai vì họ mà nói vô lượng pháp, đó là do vì chúng sanh có vô lượng phiền não. Nếu đức Như Lai nói một hạnh một pháp thời chẳng gọi là đức Như Lai có đủ trí căn trí lực. Do đây nên trong các kinh khác ta nói rằng có năm hạng chúng sanh chẳng nên vì họ nói năm thứ pháp :
– Vì người chẳng có lòng tin thời chẳng tán thán chánh tín,
– vì người phá giới cấm thời chẳng tán thán trì giới,
– vì người xan tham thời chẳng tán thán bố thí,
– vì người giải đãi thời chẳng tán thán đa văn
– vì người ngu si thời chẳng tán thán trí huệ.
Nếu ngừời trí vì năm hạng này mà nói năm việc trên đây, thời nên biết rằng người thuyết pháp nầy chẳng có đủ trí căn trí lực, cũng chẳng được gọi là thương xót chúng sanh. Vì năm hạng nầy nếu nghe giảng nói năm điều trên đây thời họ sẽ sanh lòng nghi, lòng ác, lòng sân hận, mà phải chịu quả báo khổ trong vô lượng đời. Do đây nên trước kia trong các kinh khác ta bảo Xá Lợi Phất rằng : Ông phải cẩn thận chớ vì người lợi căn mà rộng thuyết pháp, chớ vì ngừời độn căn mà lược thuyết pháp”.
Qua đoạn kinh văn này chúng ta phải khéo mà quán chiếu: người chưa đủ thiện căn mà mình ráng cứu cũng chẳng thể cứu. Do vậy muốn độ được người phải xét xem người đó có thực muốn hồi đầu không? Bằng không người không thể cứu mà còn hại chính bản thân mình.
TĐ
A Di Đà Phật.
Như vậy theo huynh Trung Đạo làm sao khéo quán chiếu mà biết căn cơ của các đạo hữu trên diễn đàn này đủ thiện căn, thực muốn hồi đầu để bố thí pháp cho?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào huynh Huệ Tịnh,
Huynh thật là khéo đặt câu hỏi. PH xin được góp một chút ý kiến về vấn đề bố thí pháp trên diễn đàn.
Đọc các câu hỏi, thật sự rât khó để biết được thiện căn của các đạo hữu. Nhớ trong một câu kinh Phật dạy “Thiện căn chúng sanh rất khó nghĩ bàn”. Nên gặp vấn đề nào mà mình có thể góp ý, giải đáp thì thực hiện thôi. Tuy nhiên việc cần cẩn trọng ở đây là tâm của mình như thế nào, không khéo khi bố thí pháp, không biết người nhận có lợi ích gì không nhưng người cho có khi lại phiền não.
Ví dụ trên diễn đàn rất nhiều bạn hỏi về việc bỏ thai nhi, dĩ nhiên chúng ta rất đau xót vì có một sinh linh bị chết đi như vậy, nhưng nếu chúng ta sanh tâm khó chịu với mẹ của đứa bé, người đã làm việc ác đó thì chúng ta đã sai rồi. Nếu tâm ta như thế thì đừng nên gởi phúc đáp, vì chưa biết lời góp ý thế nào, nhưng xuất phát từ cái tâm khó chịu, thì chẳng còn từ bi, trí tuệ nữa, như vậy coi chừng ta không bố thí pháp mà là bố thí cái khác. Còn nữa, nếu ta tu mà tâm ta khó chịu vì lỗi người như vậy thì cần phải tự răn mình, tự biết mình cần phải sửa chữa. Với việc như thế, hãy chờ tâm ta bình tĩnh lại, khởi tâm thật sự thương xót bạn ta vì vô minh mà hành động ác như vậy, thương xót cái quả sắp tới bạn sẽ phải gánh chịu, từ tâm có rồi thì góp ý chắc sẽ tốt hơn.
Cũng có nhiều trường hợp có bạn đưa ra những câu hỏi, hoặc phúc đáp mà ta đọc vào thấy không vui, thì lúc đó phải biết ta đã sai rồi vậy, khoan hãy xem ai đúng, sai, tốt, xấu, hãy tự điều chỉnh tâm ta đã. Khi đã sửa tâm mình cho bình tĩnh, không còn khó chịu nữa thì mới dựa theo chánh pháp mà góp ý cho bạn. Thêm một điều nữa, như bạn Nguyên đã từng có ý kiến,..bạn chẳng vui vì chẳng coi tôi là đồng sự… quả thật là đúng như vậy, bạn cùng tu, có chút ý kiến khác ta mà ta còn không dung được thì ta còn dung ai được. PH tin rằng, chúng ta tu còn phải dung được những tôn giáo khác nữa, rộng ra là tất cả chúng sanh chứ chẳng riêng gì Tịnh Độ, Thiền hay Mật. Dung không phải là không biết đúng, sai, nhưng tuyệt nhiên ta không sanh tâm khó chịu, ghét bỏ, chống đối,…
Ta thấy các vị tổ góp ý hoặc quát mắng học trò, tưởng là họ cũng sân, phải biết là tâm họ thường thanh tịnh, quát mắng, góp ý, tướng là sân, nhưng tâm là thanh tịnh. Còn ta, ít nhiều gì cũng nổi các tâm sân, khó chịu, hoặc hiếu thắng,… khi thấy những điều không vừa ý với mình, nên ta phải thật tâm sửa tâm mình lại cho bình tĩnh an hòa, từ bi rồi giữ cái tâm như vậy mà góp ý.
Khi ta góp ý, mà người không nghe theo, hoặc trả lời có ý đối nghịch lại, mà ta khó chịu, hoặc ta thấy buồn, thấy phiền não,… thì ta lại sai rồi vậy…
Các bạn sen trên diễn đàn này thường góp ý làm lợi lạc cho chúng bạn đồng tu, thật là đáng quý. Chỉ đôi khi PH thấy có một số bạn phiền não vì những điều không hợp ý mình. Ở đây PH không bàn đến vấn đề đúng, sai , mà nhấn mạnh cái đang diễn ra trong tâm mình. Vậy thì mình cùng nhau gắng tu, gắng sửa tâm mình nhé.
Cầu mong các bạn sen thường giữ tâm thanh tịnh niệm Phật A Di Đà.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Liên hữu Phước Huệ nói câu này rất đúng :
“Ta thấy các vị Tổ góp ý hoặc quát mắng học trò,tưởng là họ cũng sân,phải biết là tâm họ thường thanh tịnh”.
Tâm đó là tâm thanh tịnh,tâm từ bi.
Con cảm ơn các thầy.
Nam mô a di đà phật
Xin thầy dạy con hai chữ”sám hối”
Chào bạn nhiệt não,
Chân “sám hối” là từ đây cho đến mãi những kiếp về sau không bao giờ phạm lại lỗi lầm đó nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật.
dạ cho hoi phât a di đà có nhập niết bàn không ạ ? co có đọc môt sô thông tin là sau khi phật a di đà nhập niết bàn thì đức quán thế âm lên lam giáo chủ tấy phương cực lạc vây chúng ta có còn niệm phật a di đà để được ngài tiếp dẫn vê tây phương cực lạc không ạ
A Di Đà Phật
Vị Phật nào cũng có ba thân là Pháp thân,Báo thân và ứng hóa thân
Pháp thân thì bất sanh bất diệt,không đến không đi nên ko có nhập niết bàn
Hóa thân thì có thị hiện nhập niết bàn,chẳng hạn như hóa thân Thích Ca Phật thọ mạng 80 tuổi rồi nhập niết bàn
Hóa thân A Di Đà Phật thì thọ mạng vô lượng kiếp,trên kinh có nói nhập niết bàn nhưng thời gian ấy rất lâu,chẳng ai có thể tính ra nổi,chính vì thế Thích Ca Phật mới khuyên chúng ta cầu sanh Cực Lạc vì hóa thân A Di Đà Phật có thọ mạng vô lượng,là vị Phật tiếp dẫn chúng ta bất cứ lúc nào.Cho nên vẫn niệm A Di Đà Phật bạn nhé
1.Xin trích một đoạn trong yếu giải,HT.TK giảng
(Chánh kinh: Lại này Xá Lợi Phất! Thọ mạng của đức Phật ấy và nhân dân của Ngài là vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, nên có tên là A Di Đà.
Giải: Tâm tánh chiếu mà thường tịch nên [mệnh danh] là thọ mạng. Nay chứng triệt để cái Thể vô lượng của tâm tánh, cho nên thọ mạng vô lượng. Thọ mạng của Pháp Thân không khởi đầu, không kết thúc; thọ mạng của Báo Thân có khởi đầu, không có kết thúc. Đây chính là điều giống nhau giữa chư Phật nên vị nào cũng đều có thể gọi là Vô Lượng Thọ. Ứng Thân tùy theo nguyện, tùy theo căn cơ mà thọ mạng kéo dài hay rút ngắn khác nhau. Trong nguyện vương của ngài Pháp Tạng có lời nguyện “thọ mạng của Phật và nhân dân đều vô lượng”, nay quả thật thành tựu đúng như lời nguyện, nên riêng Ngài có tên là Vô Lượng Thọ. A-tăng-kỳ, vô biên, vô lượng, đều là những tên gọi trong toán số, quả thật là vô lượng trong hữu lượng; nhưng tam thân chẳng một, chẳng khác nên Ứng Thân cũng có thể là vô lượng trong vô lượng. “Cập” là “và”. Chữ “nhân dân” chỉ những người từ Đẳng Giác trở xuống, ý nói: Thọ mạng của Phật và nhân dân của Ngài đều bình đẳng vô lượng).
Đoạn kinh văn này cho biết trong Tây Phương thế giới, thọ mạng của Phật và nhân dân rất dài, đều là vô lượng; vì thế, gọi là A Di Đà. Sách Yếu Giải viết: “Tâm tánh chiếu nhi thường tịch, cố vi thọ mạng. Kim triệt chứng tâm tánh vô lượng chi Thể, cố thọ mạng vô lượng dã” (Tâm tánh chiếu mà thường tịch nên [mệnh danh] là thọ mạng. Nay chứng triệt để cái Thể vô lượng của tâm tánh, cho nên thọ mạng vô lượng). Đây là nói theo lý luận, vì sao nhân dân tại Tây Phương vô lượng thọ. Nhà Thiền nói “minh tâm kiến tánh”, thì “kiến” (見) có nghĩa là “chứng”. Trong kinh Đại Thừa, Phật nói Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo là kiến tánh, tức là đã chứng đắc tâm tánh, nhưng chưa rốt ráo viên mãn. Dùng mặt trăng để so sánh thì mặt trăng vừa mới mọc gọi là “trăng lưỡi liềm” (trăng non). Bồ Tát kiến tánh là thấy từng phần, chẳng phải là viên mãn ngay lập tức; còn A Di Đà Phật là “triệt chứng” (chứng triệt để, chứng thấu triệt), chứng rốt ráo viên mãn. Nói thật ra, Phần Chứng cũng là vô lượng thọ, huống chi viên mãn! Phật chứng thấu triệt thì không có vấn đề gì, chứ phàm phu và chúng sanh Thập Ác vãng sanh, nghiệp chưa tiêu, làm sao chứng được cái Thể của tâm tánh? Từ Tịnh Độ Tam Kinh, ta cũng có thể hiểu rõ tình trạng này. Do hoàn cảnh của Tây Phương thế giới thù thắng, hoàn toàn vô chướng ngại, hằng ngày cùng với A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, các vị Đẳng Giác Bồ Tát, chư thượng thiện nhân tụ hội một chỗ, được các Ngài un đúc, dẫu là Hạ Hạ Phẩm đới nghiệp vãng sanh cũng liền chứng trọn vẹn ba thứ Bất Thoái. Đấy là do vô lượng công đức của Phật gia trì, nên đều là vô lượng thọ. Pháp Thân là bản thể của tâm tánh; nói thật ra, Pháp Thân chẳng có thọ mạng vì nó không khởi đầu, không kết thúc. Thọ mạng của Báo Thân có khởi đầu, không có kết thúc, có thể nói là mỗi vị Phật đều là vô lượng thọ. Nay đức A Di Đà Phật đang được nói đến [trong kinh này] chính là Ứng Thân Phật. Thọ mạng của Ứng Thân là thuận theo nguyện, theo như nguyện đã phát lúc Phật tu nhân, đồng thời cũng là “tùy cơ”, tức là thuận theo cơ duyên của chúng sanh sẽ được Phật hóa độ mà thọ mạng của [Ứng Thân] Phật dài hay ngắn khác nhau. Trong lúc tu nhân, A Di Đà Phật phát nguyện khác với chư Phật. Ngài phát nguyện: Trong tương lai, sau khi thành Phật, nhân dân trong cõi Ngài đều là vô lượng thọ. Nay Ngài đã thành Phật, điều nguyện ấy cũng được thực hiện trên phương diện quả báo. Đấy chính là đại nguyện khôn sánh, mọi người không thể suy tưởng được. Trong lúc tu nhân, Ngài tham khảo, quán sát vô lượng vô biên các cõi nước Phật, thấy thọ mạng có dài – ngắn, tu hành có khó – dễ, Ngài mới phát ra đại nguyện ấy. Trong quá trình tu hành thông thường, những ý niệm ấy rất khó có, khi chứng quả, những nguyện ấy đều biến thành hiện thực.
A-tăng-kỳ (Asamkhya), Vô Lượng (Apramāna), Vô Biên (Ananta) đều là những danh từ trong Số Học (Toán Học). Trong phần năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài đồng tử trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đã tham phỏng Tự Tại Chủ đồng tử . Vị này là một nhà đại khoa học mà cũng là một nhà toán học, đã nói cho Thiện Tài biết những con số, được tính từ những con số cơ bản như mười, trăm, ngàn. Tổng cộng gồm một trăm năm mươi sáu con số, không dùng cách tính gấp mười lần (tức mỗi đơn vị sau bằng mười lần đơn vị trước, thường gọi là hệ thập phân), mà dùng phương pháp nhân gấp bội. A-tăng-kỳ là một trong mười đơn vị cuối cùng; A-tăng-kỳ lần A-tăng-kỳ là một Vô Lượng, Vô Lượng lần Vô Lượng là một Vô Biên. Con số cuối cùng là Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết. Đã có phương pháp để tính thì đương nhiên có thể tính ra con số, đã có thể tính toán được thì vẫn là “hữu lượng” (có hạn lượng). Đấy là nói về Ứng Thân, chứ không là nói về Pháp Thân hay Báo Thân. Đến cuối cùng, khi duyên giáo hóa đã hết, A Di Đà Phật cũng nhập Niết Bàn, trong tương lai sẽ do Quán Thế Âm Bồ Tát kế tục thành Phật để nối ngôi vị. Sau khi Quán Âm nhập diệt, sẽ do Đại Thế Chí kế vị, Phật Phật tiếp nối chẳng gián đoạn. Trong thọ mạng dài dằng dặc như vậy, chẳng có một ai không “viên mãn thành Phật, đạt được vô lượng thọ thật sự”. Tây Phương thế giới quả thật khác với các thế giới khác. Những thế giới khác đều có một khoảng thời gian trước Phật hay sau Phật, thời gian rất dài. Chẳng hạn như Phật Thích Ca tại thế chỉ tám mươi năm, trong tương lai, Phật Di Lặc giáng sanh phải đợi tới năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm. Trong thời gian ấy, không có Phật trụ thế. Do đây, có thể thấy Tây Phương thế giới thù thắng. Trong Đại Kinh, Phật đã nói muốn thành Phật phải mất ba đại A-tăng-kỳ kiếp, là vì tu hành trong thế giới này có thoái chuyển, tiến tiến, lùi lùi, tiến ít, lùi nhiều, cho nên khó thành tựu. Người Tây Phương thọ mạng lâu dài, lại không có duyên gây thoái chuyển nên tiến triển hết sức nhanh chóng. Kinh dạy: “Chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ” (Các thượng thiện nhân cùng nhóm họp một chỗ). “Chư thượng thiện nhân” đều là Đẳng Giác Bồ Tát, sau khi họ đã sanh về Tây Phương, trong mười kiếp bèn tu hành thành Phật. Trong các kinh điển khác, đức Phật chẳng nói như vậy.
“Tam thân bất nhất, bất dị, Ứng Thân diệc khả tức thị vô lượng chi vô lượng hỹ” (Ba thân chẳng một, chẳng khác, nên Ứng Thân cũng có thể là vô lượng trong vô lượng vậy): Mấy câu này hết sức hay, đả phá sự chấp trước trên phương diện cảm tình của chúng ta. Ngài nói toàn là sự thật, cũng như trong phần trước đã nói, chúng ta thấy những người vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới trong vòng mười kiếp đều có thể chứng được địa vị Đẳng Giác, tức là thật sự vô lượng, chứ không còn là “vô lượng trong hữu lượng” nữa. Điều này nói rõ, chúng ta sanh về Tây Phương [thì thọ mạng tuy nói là “vô lượng”, nhưng thật ra, vô lượng ấy] là vô lượng trong hữu lượng, nhưng chẳng bao lâu sẽ thật sự chứng được vô lượng trong vô lượng. Thế giới Tây Phương quả thật là một thế giới bình đẳng, từ Đẳng Giác trở xuống cho đến kẻ Hạ Hạ Phẩm vãng sanh hết thảy thọ dụng đều giống hệt như A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT!
Rất cảm ơn đạo hữu Hãy niệm Phật !
Đọc phúc đáp của đạo hữu ,May lại biết thêm những điều mới.
Dạ con có câu hỏi riêng muốn hỏi thầy HUỆ TỊNH ạ.
Thầy có cảm thấy mệt không ạ?
Kinh PHẠM VÕNG.
Giới thứ 5:
Giới không dạy người sám hối tội.
Còn 47 giới kia cũng có liên quan đến bố thí pháp.
Con lại xin thầy dạy hai chữ ” hồi đầu”
A Di Đà Phật.
“Thầy có cảm thấy mệt không ạ?”
Người niệm Phật do tâm cảm thấy hoan hỷ nên không thấy mệt.
Khuyên người siêng năng niệm Phật đó không phải là dạy người “sám hối” tội, “hồi đầu” hay sao?
Nếu bạn lo học kinh điển, giáo lý cho nhiều, lơ là việc niệm Phật thì khó mà sám hối hồi đầu. Khi thực sự cảm thấy mệt ra đi (lâm chung), liệu lúc đó bạn có đủ sức để niệm Phật không?
———-
“52) Tuy biết rằng: “Dù tội ngũ nghịch cũng không chướng ngại vãng sinh” nhưng phải cẩn thận ngay cả tội nhỏ cũng chớ phạm.
Tuy biết rằng “một niệm cũng đủ” nhưng gắng niệm cho nhiều. Tin rằng một niệm cũng vãng sinh mà niệm suốt một đời.
56) Hễ có tín tâm thì tội lớn cũng diệt, không có tín tâm thì tội nhỏ vẫn còn. Nên hổ thẹn là mình không có tín tâm!
“Như Lai xuất hiện nơi ngũ trược.
Tùy nghi phương tiện dạy chúng sanh.
Hoặc nói “đa văn” mà được độ.
Hoặc thuyết “tiểu giải” chứng tam minh.
Hoặc dạy “phước huệ” cùng trừ chướng.
Hoặc giáp “thiền niệm” ngồi tư duy.
Tất cả pháp môn đều giải thoát.
Không hơn Niệm Phật vãng Tây Phương”.
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
MÔ phật
Nhân dịp năm mới Tuan Chau xin chúc các quý đạo hữu trên diễn đàn nói chung và chúc đạo hữu Hãy Niệm Phật A Di Đà năm mới Bính thân mạnh khỏe,tinh tấn ,hoàn thành tâm nguyện của mình và ngày càng có nhiều bài pháp thật hay cho các đạo hữu trên diễn đàn học hỏi.
Nam mô a di đà phật.
A Di Đà Phật! Cảm ơn bạn đã chúc ạ, bạn cũng có một Bính Thân vui vẻ và niệm Phật tinh tấn nhe.
Con cảm ơn các thầy.
Nam mô A Di Đà Phật,
Bạn NN, tôi có vài dòng góp ý cùng bạn:
Thấy bạn còn những câu hỏi về lỗi người, về việc niệm Phật có cần tu thêm những trợ hạnh nào nữa không, về việc bạn muốn học điều thiện, về sám hối… và đã được các bạn đồng tu giải đáp.
Nay để bạn có thêm những tín tâm cho việc tu hành tôi xin trích dẫn một số lời dạy của Phật và chư Đại đức, Cao tăng, chư Tổ để bạn thể hội thêm.
Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật dạy bà Vi Đề Hy rằng:
Này Vi Đề Hi! Người muốn sanh nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước.
Một là hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ bậc sư trưởng, có tâm nhân từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.
Hai là thọ trì Tam Quy Y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.
Ba là phát tâm Bồ đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành. Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp.
Này Vi Đề Hi! Nay bà có biết chăng? Ba tịnh nghiệp ấy là chánh nhân tịnh nghiệp của tam thế chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại.”
Tôi xin giải nói thêm, tại sao người niệm Phật cần tu thêm những chánh nhân tịnh nghiệp như thế?
Vì điều thứ nhất đó là hạnh của Nhân Thiên. Đây là hạnh nền tảng vì người niệm Phật trước hết phải là người thiện. Trong kinh A Di Đà Phật nói rằng “sanh về Tây Phương Cực Lạc là cùng với chư thượng thiện nhân câu hội một chỗ”. Vì vậy bạn phải là người thiện đã lúc đó mới có thể niệm Phật để được vãng sanh.
Điều thứ hai đó là hạnh của mọi Phật tử vì bạn phải quy y Phật Pháp Tăng, thọ trì ngũ giới (đối với Cư sĩ tại gia) và giữ oai nghi của một Phật tử mới được.
Và điều thứ ba (Phát tâm Bồ đề, thâm tín nhân quả, đọc tụng Đại thừa, khuyến tấn hành giả) chính là hạnh của Bồ tát. Trong kinh Vô Lượng Thọ, 48 Đại nguyện của Pháp Tạng tỳ kheo (tiền thân của A Di Đà Phật) có nguyện “Nguyện khi con thành Phật, trí huệ sáng suốt, hào quang sáng chói, tiếng tăm quốc độ lan khắp mười phương; trời người cho đến súc sanh, sanh vào cõi con đều thành Bồ Tát” vì vậy bạn phải học phẩm hạnh của Bồ tát mới chắc chắn được sanh về Cực Lạc.
Bạn có thể hỏi tại sao súc sanh (không thể phát tâm Bồ đề, thâm tín nhân quả…) cũng có thể sanh về và thành Bồ tát? Điều này không dễ liễu giải. Thường thì những súc sanh được vãng sanh đa phần được các vị Đại đức Cao tăng khai thị, khuyến dụ, sách tấn và quy y cho chúng (ví dụ chuột hay vẹt trong “cao tăng chuyện”).
Bạn hỏi là muốn biết hai chữ “sám hối”. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Tổ Huệ Năng dạy: “Sao gọi là sám? Sao gọi là hối? Sám nghĩa là ăn năn các tội trước của mình. Những tội do các nghiệp ác ngu mê, ngạo dối, ganh ghét đã tạo ra từ trước, tất cả ăn năn, hằng chẳng gây lại nữa. Ấy gọi là sám. Hối nghĩa là ăn năn các lỗi sau của mình. Những tội do các nghiệp ác ngu mê, ngạo dối, ganh ghét tạo ra, nay đã giác ngộ rồi, tất cả đều dứt bỏ đời đời, ngày sau chẳng gây lại nữa. Ấy gọi là hối”.
Đời nhà Đường nhờ hành pháp sám hối của Hòa Thượng Chí Công (Lương Hoàng Sám) mà bà Hi Thị (vợ của vua Lương Võ Đế) thoát khỏi kiếp rắn được sinh lên cõi trời Đao Lợi nên phải nói rằng pháp sám hối có công đức rất lớn, năng trừ nghiệp chướng không thể nghĩ bàn.
Lại nói thêm về việc vãng sanh Cực Lạc có thực dễ dàng hay không? Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam (thầy của PS Tịnh Không) nói rằng thời nay ngàn người niệm Phật mới có vài người có biểu hiện vãng sanh. Cho nên người niệm Phật phải hết sức cảnh giác, đừng buông lung cho rằng, cứ niệm Phật là được còn những việc khác không cần để ý tới nhiều. Điều này không tương ưng với kinh điển Tịnh độ cũng như sự chứng thực của các vị Đại dức Cao tăng (đã trích dẫn ở trên).
Cuối cùng xin trích dẫn lời dạy của Lục Tổ trong Pháp Bảo Đàn Kinh, “Nếu là người chân chánh tu hành thì không nhìn thấy lỗi của thế gian”. Bạn phải thấy những việc mà chúng ta hàng ngày thấy đó đối với người thế tục thì đó là lỗi nhưng đối với người tu học Phật thì phải coi đó là những bài tập cần thiết để thử thách, để giúp chúng ta thành tựu. Đừng sợ họ tạo nghiệp, chỉ cần bạn làm tốt lời dạy của chư Phật (ví dụ pháp tu nhân địa của Tỳ kheo Pháp Tạng trong kinh “Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ Trang nghiêm Thanh tịnh Bình đẳng Giác”) và các vị thiện trí thức thì bạn sẽ tạo tín tâm cho họ để họ tiếp nhận Phật pháp.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Niệm Phật nên kết hợp với Sám hối và Hồi hướng nó sẽ giúp con đường Đạo của mình thuận lợi và đỡ chướng ngại hơn rất nhiều. Sám hối và hồi hướng cho oan gia trái chủ, các hữu tình gần xa, sám hối trước Phật và hồi hướng về Tây Phương. Lạy Phật là pháp sám hối rất tốt, bên cạnh niệm Phật nên thêm một thời khóa Lạy Phật mỗi ngày. Mình là kẻ phàm phu sơ cơ hơn Quý vị rất nhiều chỉ là bị trải qua nhiều thứ rồi nên muốn chia sẻ vậy thôi. Quý vị tham khảo thêm ở đây
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/10/sam-hoi-hoi-huong-cung-niem-phat-khong-ai-la-chang-thanh/
Năm mới kính chúc Quý vị an vui hạnh phúc, tinh tấn niệm Phật!
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
“Lạy Phật là pháp sám hối rất tốt, bên cạnh niệm Phật nên thêm một thời khóa Lạy Phật mỗi ngày.”
Huệ Tịnh cùng hoan hỷ tán thán pháp sám hối lạy Phật với bạn Hữu Nghĩa. Nhất là khi lạy trong đêm khuya vắng lặng (khoảng 11g-12g khuya), trước khi đi ngủ.
HN lạy Phật ra sao mỗi ngày?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chào huynh Huệ Tịnh,
Mình thường lạy lúc sáng thức dậy rồi mặc áo quấn vào phòng thờ đảnh lễ Phật rồi lạy khoảng 50ph. Đây là bài tập thể dục buổi sáng luôn, hi. Mình lạy kiểu của Thầy Giác Nhàn, vừa lạy vừa niệm Phật ra tiếng vừa đủ nghe thôi, cứ đều đặn lên xuống như vậy, không nhanh không chậm, thân lễ miệng niệm. Vừa lạy vừa nghe lại âm thanh niệm Phật của mình, khi nhiếp tâm rồi cảm giác thoải mái lắm, đỡ mệt, chính nhờ nghe âm thanh này nên mới khỏe đỡ mệt. Mình có thể lạy đến 1t rưỡi không mệt lắm nhưng thôi cứ giữ sự ổn định mỗi ngày 50ph-1h, khoảng 200lạy.
Huynh lạy theo cách nào vậy có thể hoan hỉ chia sẻ với đệ được không?
Còn niệm Phật nữa Huynh niệm theo phương pháp nào?
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Chào đệ Hữu Nghĩa.
“Mình có thể lạy đến 1t rưỡi không mệt lắm nhưng thôi cứ giữ sự ổn định mỗi ngày 50ph-1h, khoảng 200lạy.”
* Quá tốt rồi.
Huệ Tịnh thì buổi tối thắp hương xong đứng tán bài A Di Đà Phật thân kim sắc…. xong rồi lạy Phật, lấy một cây nhang làm thời định cho pháp sám hối. Niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” một câu (ra tiếng) thì một lạy, trong khi lạy vẫn cố gắng nhiếp tâm niệm Phật (thầm – không tốn hơi) đều đặn lên xuống vậy. Hết một cây nhang thì chắp tay quỳ xuống hành trợ pháp – tụng thần chú Vãng Sanh 21 biến, hoặc ngồi đọc Kinh A Di Đà (tùy ngày thay phiên). Kết thúc quỳ niệm Tây Phương Tam Thánh (Phật A Di Đà – Quán Thế Âm Bồ Tát – Đại Thế Chí Bồ Tát theo con số xâu chuỗi hạng định). Sau cùng niệm Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát và Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (3 lần). Xong hết rồi phát nguyện và hồi hướng khắp pháp giới cùng tiêu trừ nghiệp chướng, cùng vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Không biết HN có thử nghiệm qua pháp niệm Phật nay chưa. Sau khi phát nguyện và hồi hướng xong, trước khi đứng lên huynh vẫn quỳ chắp tay nhiếp tâm niệm Phật thầm khoảng 1 phút. Lặng lẽ lắng nghe, cảm nhận sự gần gũi của câu “Nam Mô A Di Đà Phật”.
HT cũng cố gắng nhớ nhiếp tâm niệm Phật mọi lúc mọi nơi, để ý đến hướng Tây trong tâm. Không dám hay nhớ tránh đứng, ngồi “tiểu tiện”, xoay mặt về hướng Tây (bất kính).
Trước khi đi ngủ, sáng thức dậy, đều ngồi xoay mặt về hướng Tây niệm Phật thầm 10 lần.
Thời khóa buổi sáng thực hiện ít hơn, không như buổi tối vì gia duyên công ăn việc làm.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Cảm ơn Huynh đã có những chia sẻ thật hữu ích về cách hành trì tu tập. HN thật may mắn khi được gặp các thiện tri thức như Huynh trên đây.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Chúc Hữu Nghĩa đệ Tín-Nguyện đầy đủ vững chắc, tinh tấn niệm Phật, lạy Phật. Sớm về nhà Tây Phương, “diện kiến Đức Phật A Di Đà, kim hiện tại thuyết pháp”.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin các thiện tri thức phúc đáp giúp con ạ.
Con mới biết mình mang thai nên bắt đầu đọc kinh Địa Tạng và hồi hướng cho thai nhi để được lợi ích.Nhưng khi đọc đến những phẩm miêu tả sự hành hình dưới địa ngục như cắt lưỡi, phanh thây…con nghĩ đến thấy sợ nên không dám đọc tiếp mà bỏ qua phần đó và đọc phần tiếp theo. Vậy con đọc như thế có mang lại lợi ích cho thai nhi được không ạ?
Con mong nhận được sự hồi âm của các thầy sớm ạ!
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Xin ban Quản trị,mình đăng lại phúc đáp trước thành phúc đáp này
Mình thì chưa tụng kinh địa tạng nên ko biết,nếu là mình thì sẽ tụng kinh A Di Đà hoặc kinh Vô Lượng Thọ để hồi hướng thai nhi,hai bộ kinh này nói về thế giới cực lạc vô cùng trang nghiêm thanh tịnh tuyệt diệu cùng cực.
A Di Đà Phật còn gọi là Phật Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ.
Vô Lượng Quang là vô lượng trí huệ, Vô Lượng Thọ là vô lượng phước bảo.Phước và huệ thì ai cũng cần.Cho nên nếu tụng bộ kinh này mà hồi hướng cho thai nhi và các oan gia,chắc chắn là họ sẽ vui mừng khôn xiết giống như người nghèo nhặt được của báu
https://www.youtube.com/watch?v=qT_OeosIaMo&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=1
-Xin trích khai thị của HTTK về kinh A Di Đà
Nếu chúng ta thật sự hiểu được ý nghĩa này thì trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, quý vị sẽ biết chọn lựa. Kinh này được hết thảy chư Phật hộ niệm, nếu quý vị nương theo bộ kinh này để tu học thì nói cách khác, hết thảy chư Phật đều phải hộ niệm quý vị. Quý vị chẳng cầu các Ngài hộ niệm, các Ngài cũng phải hộ niệm vì các Ngài phải hộ niệm bộ kinh này. Quý vị hằng ngày đọc tụng kinh này, chiếu theo kinh này tu hành, lẽ nào các Ngài không hộ niệm? Nếu quý vị hy vọng hết thảy chư Phật đều bảo vệ quý vị, hết thảy chư Phật đều hộ niệm quý vị, thì không có gì khác cả: Hãy niệm A Di Đà Kinh, niệm A Di Đà Phật là được rồi! Lợi ích thù thắng này còn kiếm ở nơi nào được nữa? Kiếm không ra! Người thật sự thông đạt Phật pháp, nếu chẳng tu Tịnh Độ, chẳng giữ lấy Tây Phương Cực Lạc thế giới, người ấy là kẻ xuẩn ngốc nhất, chẳng thể nào có hạng người như vậy được! Trừ phi kẻ ấy chưa thông hiểu, chưa từng thấy toàn bộ Phật pháp, chỉ thấy một bộ phận nào đó, thấy được phần này, chưa thấy được phần khác, nên chẳng thể tin tưởng. Nếu đã thấy toàn bộ thì nếu không phải là [do chính mình còn tham đắm nên] chẳng bỏ được nơi này, sẽ chẳng có lý do nào mà chẳng giữ lấy pháp môn Tịnh Độ! Bởi lẽ, pháp này quá thù thắng, hết sức chẳng thể nghĩ bàn!
Chúng ta nhất định phải hiểu đạo lý này! Lại còn có sáu phương Phật, đúng là mầu nhiệm đến tột bậc! Kinh nói số lượng chư Phật trong mỗi một phương của sáu phương là “như Hằng hà sa số”; thật ra, chẳng phải chỉ bằng số lượng cát trong một sông Hằng. Một giải sông Hằng rốt cuộc có bao nhiêu hạt cát? Chư Phật quá nhiều, không có cách nào tính toán, cát sông Hằng thấm vào đâu! Những vị Phật ấy không vị nào chẳng tán thán. Trong mỗi một phương, Thích Ca Mâu Ni Phật nêu vài danh hiệu tượng trưng. Phật nhiều như thế, rốt cuộc, Thích Ca Mâu Ni Phật nêu bao nhiêu vị? Nêu vị này sẽ sót tên vị kia, nêu tên vị kia sẽ sót tên vị khác nữa; nói chung là nêu lên một, sót muôn vàn, rốt cuộc phải nêu như thế nào thì mới nên? Tùy tiện nêu mấy vị ư? Chẳng thể được! Phật chẳng nói tùy tiện! Phật chẳng ăn nói tùy tiện đâu nhé! Ngài nói năng luôn có dụng ý,luôn có ý nghĩa rất sâu! Những danh hiệu của mấy vị Phật được Ngài nêu lên đều hàm nghĩa rất sâu. Nói cách khác, chẳng có bất cứ một vị Phật nào chẳng khen ngợi kinh này, chẳng hộ niệm bộ kinh này, quý vị mới hiểu được giá trị của kinh này cũng như biết được tánh chất quan trọng của pháp môn này. Quý vị có nghe pháp môn nào khác mà được hết thảy chư Phật hộ niệm hay chăng? Chưa từng nghe nói! Kinh này được hết thảy chư Phật hộ niệm. Nếu quý vị thật sự phát tâm tu học pháp môn này, đọc tụng kinh điển này, niệm một câu A Di Đà Phật, quý vị đừng nên hoài nghi, quý vị chính là người được hết thảy chư Phật hộ niệm! Vốn như vậy mà! Hết thảy chư Phật hộ niệm kinh này, quý vị hằng ngày đọc tụng kinh này, hết thảy chư Phật chẳng hộ niệm quý vị thì hộ niệm ai? Quý vị đã được hết thảy chư Phật hộ niệm, mà nếu lại đi xem Phong Thủy, đoán mạng, chư Phật đều bỏ đi hết. Quý vị thấy đó: Chúng ta hộ niệm kẻ đó, hắn cảm thấy không thể trông cậy được, vẫn phải tìm thầy tướng số, tìm thầy Phong Thủy, vẫn nghĩ lũ người kia mới đáng tin cậy, còn hết thảy chư Phật chúng ta chẳng đáng nương tựa, vậy thì đương nhiên chư Phật phải ra đi. Quý vị đại bất kính đối với chư Phật, chẳng có lòng tin đối với hết thảy chư Phật, phải biết điều này!
Tuy người niệm tụng kinh Di Đà rất nhiều, trong giới Phật giáo chẳng coi trọng kinh này cho lắm. Phân lượng kinh này ngắn hơn những bộ kinh lớn như kinh Kim Cang, kinh Pháp Hoa, kinh Lăng Nghiêm quá nhiều. Thật ra, kinh Di Đà trọng yếu hơn tất cả các kinh, nhưng mọi người chẳng biết giá trị. Vì thế, Liên Trì đại sư bất đắc dĩ phải tốn ngần ấy tinh thần để phân tích cặn kẽ cho chúng ta! Trong quá khứ, người ta chép kinh, nay chúng ta in kinh, đấy là cúng dường Phật, khiến cho xá-lợi Pháp Thân của Ngài thường trụ thế gian, vĩnh viễn chẳng bị hủy diệt. Nhất là kinh Di Đà, kinh Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ là cùng một bộ, một kinh là Đại Bổn, kinh kia gọi là Tiểu Bổn, nói kinh Vô Lượng Thọ hay nói kinh Di Đà hoàn toàn giống nhau.
Trong Pháp Diệt Tận Kinh, đức Phật đã nói: Trong tương lai, Phật pháp sẽ diệt tận, kinh diệt đầu tiên là kinh Lăng Nghiêm, kinh diệt cuối cùng là kinh Di Đà. Tất cả hết thảy các kinh đều diệt sạch, kinh Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ vẫn còn trên thế gian một trăm năm; bởi lẽ, kinh này thật sự là “tam căn phổ bị, lợi độn toàn thâu” (thích hợp khắp ba căn, gồm thâu lợi căn lẫn độn căn). Người chẳng gặp được những kinh ấy là kẻ thiếu phước; người gặp được kinh điển, y giáo tu hành, không ai chẳng thành tựu trong một đời! Do vậy, nói: Phật pháp thành tựu trong một đời, chỉ có pháp môn này; chúng ta đọc tụng, hoằng dương, lưu thông kinh điển này chính là cúng dường đức Phật. Do vậy, danh hiệu thứ hai là Ứng Cúng, Phật là phước điền chân thật của chúng sanh trong chín pháp giới.
Khi quý vị đọc tụng, nếu nói đoạn này có ý nghĩa này, đoạn kia có diệu nghĩa nọ, hỏng bét, hoàn toàn rớt vào ý thức. Công đức đọc tụng của quý vị không có! Đọc tụng nhằm mong hoàn thành Giới – Định – Huệ cùng một lượt. Do vậy, đọc tụng là đọc tụng, quyết chẳng thể nghĩ ngợi những ý nghĩa trong ấy. Ví như niệm kinh Di Đà, từ đầu đến cuối đọc xong một loạt, niệm từng chữ phân minh, rõ ràng, quyết định chẳng dấy lên một ý niệm trong ấy. Đó là tu Giới – Định – Huệ.
Kinh là ngôn ngữ lưu lộ từ chân tánh của Phật, là điều tốt lành nhất trong những điều lành, độ vô lượng vô biên chúng sanh, không có gì tốt lành hơn. Đọc kinh là “chúng thiện phụng hành” (vâng làm các điều lành). “Chư ác mạc tác” là giới Tiểu Thừa, “chúng thiện phụng hành” là giới Đại Thừa; Giới được đầy đủ! Khi đọc tụng bèn chuyên tâm, chuyên tâm là Định thành tựu. Từng chữ phân minh, chẳng đọc sai chữ nào, chẳng đọc lộn câu nào, là Huệ thành tựu. Chẳng khởi vọng tưởng, chẳng cần phải hiểu nghĩa. Đấy là tu Giới, Định, Huệ, tu Căn Bản Trí. Nếu quý vị không hiểu, một mặt niệm, một mặt suy nghĩ, đấy chính là một mặt đọc tụng, một mặt khởi vọng tưởng, hoàn toàn phá hoại công đức đọc tụng. Vì thế, khi đọc tụng chỉ đọc tụng, khi thảo luận sẽ thảo luận
A Di Đà Phật
Chị DIỆU VI.
Soi bản đồ sẽ thấy đường. Chạy thật nhanh khỏi rừng rậm nguy hiểm. Chớ tấm tắc ngồi xuýt xoa rồi không chịu đi . Mỗi chữ,mỗi chữ đều phải đọc nếu chị bán hàng mà nhầm dấu cộng thành dấu nhân thì thế nào? Nói như vậy chị sẽ nghĩ em dạy đời. Thú thực em sợ đắc tội….
Em mới có em bé. Vẫn khoẻ mạnh,chị hãy yên tâm. Nhớ khi sinh đẻ hãy niệm to.(NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT) Danh hiệu QUÁN THẾ ÂM cũng có nhắc trong kinh ĐỊA TẠNG. Chị là chủ nhân của mình còn mọi người nơi đây chỉ là phụ thôi.
Tụng kinh nào cũng đc vô lượng phước báo cả.
Có ng tụng kinh Địa Tạng,có ng tụng kinh A Di Đà…,có ng ko tụng kinh,mà chỉ niệm Phật…
Chị mình mang thai,bị động thai,chị tụng kinh Dược Sư. Con sinh ra bình an khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác.
Nam Mô A Di Đà Phật,
Con xin cảm ơn phúc đáp của đạo hữu Nguyên và đạo hữu Xin Hãy Niệm Phật A Di Đà.
Khi chưa mang thai con chỉ niệm danh hiệu Phật A Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ, nhưng khi biết mình mang thai con tìm hiểu và muốn làm những điều tốt nhất cho thai nhi, con đọc ở trang Đường Về Cõi Tịnh có 2 bài viết về lợi ích tụng kinh địa tạng khi mang thai http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/03/tung-kinh-dia-tang-loi-ich-thai-nhi-audio/ và http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/10/tam-linh-cam-ung-giua-nguoi-me-va-thai-nhi/ nên con bắt đầu đọc được 2 ngày và cũng bắt đầu thực hành Thai Giáo theo tinh thần Phật Pháp cho thai nhi.
Bài khai thị về kinh A DI ĐÀ của pháp sư Tịnh Không thật là hay!
Xin caảm ơn đạo hữu Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT đã chia sẻ bài Pháp !
A Di Đà Phật
Mọi chuyện dù tốt hay xấu muốn thành tựu thì đều phải có DUYÊN.Phật pháp đều là Nhân Duyên,không có DUYÊN thì bồ tát cũng không độ được chúng sanh.
Khi bạn có DUYÊN sâu đậm với ai,chỉ cần nghe đến tên người ấy bạn đã yêu mến,bất cứ lời nào của người ấy nói ra bạn đều tin,đều tôn trọng.
Khi hai người có thiện duyên thì sẽ rất dễ nói chuyện với nhau,nếu không có thiện duyên thì rất khó.Cho nên bồ tát phải biết rõ Duyên của mình với chúng sanh như thế nào thì mới độ được chúng sanh
Và chính chúng ta cần phải biết rỗ được Duyên của mình là như thế nào
Khuyên người ta tụng kinh Địa Tạng là vì người này có duyên sâu đậm với bồ tát địa tạng.
Khuyên người ta tụng kinh Dược Sư là vì người này có duyên sâu đậm với Phật Dược Sư
Còn nếu như bạn có duyên với Phật A Di Đà,đang tụng kinh VLT,mọi chuyện đang tốt đẹp thì cứ thế mà tụng,lại đột nhiên chuyển sang kinh Địa Tạng.Người ta khuyên là chủ yếu là đối với người có duyên với bồ tát Địa Tạng,hoặc là những người chưa biết Phật Pháp,chứ không phải là hoàn toàn hướng tới những người đang duyên đang tin đang đọc tụng kinh VLT và niệm Phật.Bạn phải xác định được cái Duyên của mình,mỗi bài pháp có thể sẽ chỉ hướng một vài loại Duyên nhất định chứ ko phải tất cả.
-Những gì mà mình cho là tốt đẹp nhất thì hãy chia sẻ cùng người khác,tại sao đối với mình thì bạn tụng kinh VLT mà khi đọc tụng cho con mình thì lại là 1 bộ kinh khác.Như vậy cái mình thọ dùng và cái mình hồi hướng không cùng nhau,bên trong và bên ngoài không đồng thuận nhau.Đối với kinh VLT bạn chưa có nhiều niềm tin,ngay cả với cả kinh Địa Tạng bạn cũng chưa tin.
Nếu như trước kia hàng ngày bạn tụng kinh Địa Tạng cho mình và bây h bạn tụng kinh Địa Tạng cho con bạn thì sẽ ko có vấn đề gì.Hoặc là con bạn có duyên sâu đậm với bồ tát Địa Tạng thì bạn vì con mình mà đọc tụng thì được.Nhưng rõ ràng là nó ko có ý kiến gì cả.Bây h bạn tụng kinh VLT thì nó nghe kinh VLT, bạn tụng kinh A Di Đà thì nó nghe kinh A Di Đà, bạn tụng kinh Địa Tạng thì nó nghe kinh Địa Tạng.Tóm lại bạn tụng cái gì thì nó nghe cái đó.
-Nếu đã như vậy rồi thì có cần thiết phải thay đổi kinh đọc tụng ko,kinh VLT cũng tốt cho thai nhi lắm chứ.Nếu như ngày mai có ai nói tụng kinh Kim Cang rất tốt cho thai nhi thì bạn cũng chuyển kinh à.
-Ngay cả khi nó có duyên với kinh Địa Tạng thì cũng nên là 3 tháng đầu kinh Địa Tạng,còn các tháng sau là tụng kinh A Di Đà hoặc VLT mục đích là để nó kết duyên với Phật A Di Đà,Duyên có thể kết,trước chưa có thì nay bắt đầu kết duyên.Bạn xem trong kinh Hoa Nghiêm,ngay cả các vị bồ tát tu đủ mọi pháp môn nhưng tất cả cuối cùng đều phải cầu sanh Cực Lac,đều phải kết duyên với Phật A Di Đà thì mọi việc mới được viên mãn rốt ráo.
A Di Đà Phật
Nhiều ng chọn đọc kinh Địa Tạng . Nhưng kinh A DI ĐÀ,hay kinh Vô Lượng Thọ,cũng rất tốt cho thai nhi. Điều này thì chắc chắn rồi . Kinh Phật mà ! Chỉ có tốt thôi,chứ làm sao mà ko tốt cho thai nhi đc chứ !
Nam Mô A Di Đà Phật,
Cảm ơn cư sĩ Hãy Niệm A Di Đà Phật,
Lời khuyên của cư sĩ rất tận tâm và chi tiết. Diệu Vy hiểu rồi ạ, Cảm ơn cư sĩ rất nhiều, điều tốt nhất nên làm cho con chính là kết duyên con với Phật A Di Đà đúng không ạ.
Diệu Vy chúc cư sĩ tu tập tinh tấn để có thể giúp đỡ nhiều người phá mê khai ngộ.
A Di Đà Phật
Bạn Diệu Vy,nếu như bạn tự nhiên muốn tụng kinh Địa Tạng như vậy thì cũng có thể là do cháu bé muốn được nghe kinh Địa Tạng
-Nếu muốn người khác hằng thuận mình thì mình cũng phải hằng thuận người khác,vài tháng đầu bạn tụng kinh Địa Tạng để hằng thuận cháu bé,những tháng sau tụng kinh VLT thì cháu bé chắc sẽ vui vẻ tiếp nhận.Dù bạn lựa chọn cách nào thì cũng hãy luôn tin vào bộ kinh mà mình đang tụng,khi bạn tụng kinh địa tạng thì cũng tin hết mình như khi tụng kinh VLT,đều có lợi ích cả.
-Thời kỳ mang thai rất quan trọng,những gì cháu nghe được trong thời kỳ này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều niềm tin của cháu sau này
-Dù sao thì cũng chúc mừng cháu bé đã có một bà mẹ chịu bỏ thời gian ra để tụng kinh niệm Phật hồi hướng cho mình,ko phải đứa bé cũng có được cái phước này.
A Di Đà Phật
Xin cảm ơn đh Hãy niệm Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật,
Xin gửi cư sĩ Hãy Niệm A Di Đà Phật,
Thực ra không phải tự nhiên con muốn tụng kinh địa tạng đâu ạ mà vì do con tìm hiểu các phương pháp giáo dục thai nhi, trong đó Hòa Thượng Tịnh Không khuyên các bà mẹ nên tụng kinh địa tạng cho thai nhi và con tin tưởng ở lời dạy của ngài nên tụng thôi ạ. http://www.tinhkhongphapngu.net/Phap-Ngu-khac-cua-HT-Tinh-Khong/PHUONG-PHAP-DAY-CON-KHI-MANG-THAI-194/
Con cảm ơn cư sĩ đã phúc đáp câu hỏi của con và mọi người rất tận tình.
Kính chúc cư sĩ luôn an lạc và tinh tấn!
Kính mong bạn Diệu Vy nghe :Mẹ hiền con Hiếu để biết cách giáo dưỡng thai nhi.Theo ngu ý của mình thì mấy tháng mang thai bạn tụng kinhĐịa tạng vì đây cũng là lời khuyên của Đại Lão Hoà Thượng Tịnh Không Ân sư.
Ngài Địa tạng được Đức Bổn sư phó chúc phò hộ cho chúng sanh thế giói Ta Bà,nên chúng ta nên đọc Kinh Địa tạng cho bé nghe kinh Địa tạng Bổn nguyện trước để hoá giải ân oán trước,sau đó thì tụng kính mà bạn vẫn tụng.
Hoà thượng cũng có bài giảng về thai giáo ,xin bạn chú tâm lắng nghe.
Kính chúc hai mẹ con bạn hàng ngày thường an lạc.
Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT .
Nam Mô A Di Đà Phật,
Cảm ơn thiện hữu Diệu Âm Diệu Thiện.
Diệu Vy xin ghi nhận lời khuyên của thiện hữu.
Kính chúc thiện hữu tinh tấn trên con đường tu tập.
Gửi đạo hữu Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT !
Long Thọ thường xuyên vào diễn đàn này để đọc các bài Pháp & các phúc đáp. Mình có cùng quan điểm với đạo hữu,trong nhiều vấn đề.
Long Thọ có thiện ý muốn biết địa chỉ email của đạo hữu,vì sẽ có lúc cần trao đổi những vấn đề ko tiện nêu trên diễn đàn.
Đây là hộp thư của LT:
[email protected]
Đạo hữu gửi địa chỉ email của đạo hữu qua hộp thư của LT nhé ! Ko gửi qua diễn đàn.
LT rất có thiện ý,mong đạo hữu hoan hỷ !
Cảm ơn đh đã đọc phúc đáp này của LT !
Chúc đạo hữu tinh tấn & an lạc !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật
-Nói thật ra với đạo hữu,mình ko hiểu biết nhiều chuyện đâu,trên diễn đàn này mình đọc phúc đáp nào mà mình trả lời được thì trả lời,còn nhiều phúc đáp mình cũng ko biết.Sức 1 người ko bằng nhiều người,nếu có thể bạn cứ đưa lên diễn đàn này thì hay hơn.
-Email thì có nhưng mà mình cũng ko hay mở hòm thư,có khi hàng tháng thậm chí hàng năm chẳng mở,nên dù bạn có gửi vào email thì mình cũng ko dám chắc là mình có xem ko,khi có duyên thì mình cũng hăng hái,có khi lại mất hút luôn nên mình ko hứa trước điều gì cả.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
1. “Khi chưa mang thai con chỉ niệm danh hiệu Phật A Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ,”
2. “nhưng khi biết mình mang thai con tìm hiểu và muốn làm những điều tốt nhất cho thai nhi,”
Bạn Diệu Vy à, cho Huệ Tịnh xin hỏi: “lúc nào là lúc bạn có lòng tin mạnh nhất?
1. Khi chưa mang thai niệm danh hiệu Phật A Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ?
2. Khi biết mình mang thai và tụng kinh Địa Tạng?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con xin trả lời phúc đáp của cư sĩ Huệ Tịnh.
1. Khi chưa mang thai con chỉ niệm danh hiệu Phật A Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ: Con tin rằng con sẽ được Phật A Di Đà và thánh chúng bồ tát tiếp dẫn khi lâm chung
2. Nhưng khi biết mình mang thai con tìm hiểu và muốn làm những điều tốt nhất cho thai nhi: con tìm hiểu ở http://www.tinhkhongphapngu.net/Phap-Ngu-khac-cua-HT-Tinh-Khong/PHUONG-PHAP-DAY-CON-KHI-MANG-THAI-194/ Và con muốn gieo duyên cho thai nhi của mình. Và việc này con cũng định chỉ làm trong thời kì mang thai, sau khi sinh xong con vẫn tiếp tục niệm Phật và tụng kinh Vô Lượng Thọ.
Kính mong cư sĩ Huệ Tịnh chỉ giáo giúp con điều đúng đắn nên làm trong thời gian thai kì này ạ.
Con xin cảm ơn!
A Di Đà Phật.
Chào bạn Diệu Vy.
Thì ra là vậy. Huệ Tịnh xin góp vài ý kiến không biết có được lợi ích cho bạn hay không, tùy duyên hoan hỷ nhe.
*** Bạn có thể thay phiên cách ngày đọc Kinh niệm Phật trong thời kì mang thai. ***
Thứ Hai – Tư – Sáu – Chủ nhật = đọc Kinh Vô Lượng Thọ và niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Vẫn giữ được tâm nguyện cầu vãng sanh, xem như mẹ gieo duyên cho con mình trong tương lai sẽ được vào thai sen ở cõi Tây Phương Cực Lạc (đăng ký).
Thứ Ba – Năm – Bảy = đọc Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện và niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát (số nhiều hay ít tùy theo ý muốn). Nguyện cầu Địa Tạng Bồ Tát gia bị cho đứa con trong bụng sau này sinh ra sẽ được hiếu thảo, và có lòng từ bi chân thật với mọi người khi trưởng thành (thai giáo).
“Nhưng khi đọc đến những phẩm miêu tả sự hành hình dưới địa ngục như cắt lưỡi, phanh thây…con nghĩ đến thấy sợ nên không dám đọc tiếp mà bỏ qua phần đó và đọc phần tiếp theo. Vậy con đọc như thế có mang lại lợi ích cho thai nhi được không ạ?”
* Nếu bạn thấy sợ thì nên niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát (108 lần), thay thế bỏ qua phần đó rồi đọc phần tiếp theo. Quan trọng là khi đọc Kinh phải nên nhiếp tâm cho được thanh tịnh, cung kính, tránh bớt tâm suy nghĩ lung tung.
“Khi biết có thai liền nên đọc, mỗi ngày đọc tụng một bộ Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, hoặc niệm nghìn câu danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng, cần phải dùng tâm chân thành cung kính để tụng niệm thì phước báo sẽ vô cùng to lớn.” (Lão Pháp sư Tịnh Không)
*** Sau khi sinh xong con, bạn vẫn tiếp tục bình thường đọc Kinh Vô Lượng Thọ và niệm Phật A Di Đà. ***
Đôi lời chia sẻ, chúc Diệu Vy và thai nhi gieo trồng Thiện Căn – Phước Đức- Nhân Duyên thù thắng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật,
Diệu Vy và thai nhi xin cảm ơn lời chia sẻ của cư sĩ Huệ Tịnh. Diệu Vy nhất định sẽ gieo trồng thiện căn Phật pháp cho thai nhi.
Kính chúc cư sĩ Huệ Tịnh luôn an lạc, tinh tấn trên bước đường đến thế giới Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật