Môn niệm Phật người đời không biết sự nhiệm mầu của nó, xem là thiển cận, kỳ thật mỗi bước thực hành cho đúng thì như thế nào? Chúng ta từ khi có sanh tử đến nay, niệm niệm vọng tưởng phan duyên tạo nghiệp sanh tử, đâu từng có một niệm quay trở về soi lại tự tâm, đâu từng một niệm chịu đoạn dứt phiền não. Nay nếu có thể đem tâm vọng tưởng chuyển làm niệm Phật thì niệm niệm dứt phiền não. Nếu niệm niệm dứt được phiền não thì niệm niệm ra khỏi sanh tử.
Nếu một niệm niệm vững chắc không đổi dời nhất tâm bất loạn, so với tham thiền còn có kết quả hơn. Tóm lại, chỉ do một niệm thiết tha chân thực mà thôi. Nhưng tham thiền nhất định cần phải chết đi hết tâm thế tục không còn một niệm vọng tưởng, còn niệm Phật là lấy tưởng tịnh chuyển tưởng nhiễm, dùng tưởng trừ tưởng, là pháp Hoán Chuyển, cho nên đối với căn khí của chúng ta ngày nay dễ thực hành hơn.
Tu Tịnh Độ không cần phải kiến tánh, chỉ chuyên lấy niệm Phật làm chánh hạnh và lấy bố thí, trai tăng, tu các công đức phước điền làm trợ nhân trang nghiêm cõi nước Phật trong tâm niệm Phật, tuy phát nguyện vãng sanh, nhưng cần phải biết trước tiên chặt đứt cội gốc sanh tử mới có hiệu quả. Cội gốc sanh tử tức là sự tham lam, hưởng thụ vật chất thế gian tất cả đều là gốc khổ và mọi thứ tâm suy ấy chấp trước giận hờn, cùng các thứ giáo pháp do tà sư tà ma ngoại đạo thuyết, đều phải tận mình mửa ra cho hết, chỉ tin một pháp môn Niệm Phật tâm không lúc nào quên danh hiệu Phật. Phật là Giác, nếu niệm Phật không quên Phật, tức là niệm niệm minh giác. Tâm nếu quên Phật liền là Bất Giác. Nếu niệm đến trong mộng cũng niệm được tức là thường giác không mê muội! Hiện tại nếu tâm nầy không mê muội thì lúc lâm chung tâm nầy không mê muội, ngay chỗ tâm nầy không mê muội tức là kết quả, nay công việc bận rộn không thể tham thiền, duy có niệm Phật là tốt nhất, bất kể rỗi rảnh, bận rộn, chỗ nào cũng niệm được, chỉ cần một lòng không quên, không còn có pháp nào hay hơn!
Tham thiền cần phải lìa tưởng, niệm Phật chú trọng vào chuyên tưởng, vì chúng sanh từ lâu nay chìm trong vọng tưởng, đây là lấy độc trị độc, là pháp hoán chuyển mà thôi. Cho nên thâm cứu khó ngộ, niệm Phật dễ thành. Nếu tâm thiết tha muốn giải quyết xong việc lớn sanh tử, đem tâm tham cứu đổi thành tâm niệm Phật, thì lo gì một đời nầy không liễu thoát sanh tử ?
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si, buông bỏ đến chỗ không còn gì để buông bỏ, chỉ để khởi một câu “A DI ĐÀ Phật”, rõ rành phân minh trong tâm không gián đoạn như sợi chỉ xỏ xâu chuỗi. Dụng công như thế, bất cứ cảnh riêng nào, cũng không bị lôi kéo đánh mất, hàng ngày như vậy trong cảnh náo đông không tạp, không loạn, thức ngủ như một, dụng tâm như thế, niệm đến lúc mạng chung, nhất tâm bất loạn, đó là thời tiết Siêu Sanh Tịnh Độ.
Nếu tâm tha thiết vì việc sanh tử niệm niệm như cứu lửa cháy đầu, chỉ e một phen mất thân người muôn kiếp khó được lại, cần phải cắn chặt lấy một câu danh hiệu Phật nầy, nhất định phải chiến thắng vọng tưởng, bất cứ chỗ nào cũng niệm niệm hiện tiền, chẳng vì vọng tưởng ngăn che. Hạ thủ công phu thiết tha như thế lâu ngày thuần thục tự nhiên tương ưng chẳng cầu thành khối mà tự thành khối.
Phương pháp tu niệm Phật cũng có thứ lớp, người tại gia không cần câu chấp theo thời khoá của chư Tăng trong tự viện, chỉ cần lấy niệm Phật làm chính, mỗi ngày buổi sáng sớm lễ Phật, tụng một quyển kinh Di Đà, lần chuỗi niệm Phật A Di Đà hoặc ba nghìn, năm nghìn, mười nghìn, rồi hồi hướng phát nguyện vãng sanh về cõi nước Cực Lạc. Khoá buổi tối cũng như vậy lấy đây làm định khoá, hàng ngày nhất định không có thiếu sót. Pháp nầy có thể áp dụng phổ thông cho mọi người, nếu vì việc lớn sanh tử thì công phu cần phải khẩn thiết hơn, mỗi ngày trừ hai thời khoá kể trên, suốt ngày đêm chỉ đem một câu “A Di Đà Phật” đặt trong lòng, niệm niệm không quên, tâm không mê muội, tất cả việc đời đều không nghĩ tưởng, chỉ lấy một câu niệm Phật làm mạng sống của mình, cắn chặt không buông, cho đến trong các sinh hoạt hàng ngày, một câu Phật nầy vẫn luôn luôn hiện tiền. Nếu gặp lúc tâm bất an do các cảnh giới nghịch thuận phiền não buồn vui quấy nhiễu, chỉ cần đề khởi một câu niệm Phật nầy lập tức thấy phiền não tiêu diệt. Vì niệm niệm phiền não là gốc khổ sanh tử, nay dùng niệm Phật tiêu diệt phiền não, ấy là Phật độ chỗ khổ sanh tử. Nếu niệm Phật tan được phiền não thì có thể thoát sanh tử. Nếu niệm Phật đến trình độ làm chủ được trên phiền não thì ở trong mộng làm được chủ. Nếu ở trong mộng làm được chủ thì ở trong lúc bệnh khổ làm được chủ thì lúc lâm chung rõ ràng biết được chỗ đi. Việc nầy không khó làm, chỉ cần một niệm tâm tha thiết vì sanh tử, nắm chặt một câu Phật không còn nghĩ ngợi gì khác, lâu ngày thuần thục, tự nhiên được đại an lạc, cái vui ngũ dục thế gian không thể sánh được. Ngoài pháp môn Tịnh Độ nầy, không còn có pháp môn nào thẳng tắt giản dị hơn.
Trích: Mộng Du Tập
Tác giả: Đại sư Hám Sơn
A Di Đà Phật.
Bài pháp rất hay và ý nghĩa.Mình phải ráng làm theo.
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Cho đệ hỏi: ” Niệm Phật không xen tạp, không hoài nghi. Không gián đoạn.”
– Như thế nào là không xen tạp?
– Như thế nào là không hoài nghi?
– Như thế nào là không gián đoạn?
Xin chân thành cảm ơn các liên hữu lý giải dùm cho đệ. Cảm ơn sư huynh Thiện Nhân đã phúc đáp cho đệ lần trước.
A Di Đà Phật………
Chào bạn tịnh độ. Theo mình biết ko xen tạp là tu 1 pháp môn ko tu nhiều pháp môn. Như tu tịnh độ thì lấy niệm phật làm chánh như chư cổ Đức vẫn nói nhứt kinh thông nhứt thiết kinh thông. Ko hoài nghi thì phải tin rằng có tây phương thế giới và niệm phật nhứt định được phật đón. Ko gián đoạn là niệm phật liên tục và lập công khóa thực hành ko biếng trễ. Ngày trước mình cũng thắc mắc như bạn vậy đó. A di đà phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Tịnh Độ,
Niệm Phật “không xen tạp, không hoài nghi, không gián đoạn” nói cho đúng là một niệm nhất tâm, tức ngoài tâm thanh tịnh của người đang niệm Phật ra không còn lọt vô bất cứ một thứ tâm khác. Để đạt được điều này chẳng dễ mà hành giả phải trải nghiệm lâu dài và có sự đúc kết sáng suốt. Thời nay ai cũng niệm Phật, và chỉ cầu để sao cho chóng vãng sanh, nhưng nhiều khi Phật là ai? Tịnh Độ là gì? Niệm Phật có cần trì giới, ăn chay, làm các phước thiện khác không, nhiều người lại không quan tâm lắm. Điều này là nghịch đạo, chướng đạo. Cho nên để niệm Phật đạt kết quả đúng lý, đúng pháp, hành giả phải nắm thật chắc giáo lý của Phật dạy, không nên chấp chặt vào một câu Phật hiệu khi ngay chính bản thân mình chưa tự lý giải liễu nghĩa.
Mong các liên hữu mở rộng tâm lượng học pháp của bản thân để không bị kẹt trong pháp mình đang tu học.
TĐ
Một câu niệm phật A di đà phật trong tâm, thì trong a lại da thức của bạn sẽ vĩnh viễn còn câu niệm phật hoài. Niệm đến một ngày được đến nhất tâm bất loạn, đến câu niệm phật cũng phải bỏ luôn, thì tâm mình mới được đồng nhất với tâm chư phật, rộng lớn cùng khắp hư không. Mình sẽ làm chủ được vận mạng của mình, và cùng một tâm rộng lớn cùng với tất cà vũ trụ vạn vật. Không ai có thể phá hoại được tâm của mình hết, chỉ có mình là có thể phá hoại được tâm của mình mà thôi. Bởi vậy phải từ bỏ tham, sân, si mạn nghi tà kiến trước rồi từ đây mà theo bước chân của đức từ phụ mà tiến lên vô thượng chánh đẳng chánh giác. Theo mình niệm phật cũng không nhất thiết phải vô chùa tu đâu, ông già bà cả cũng được vãng sanh cả mà rồi theo nguyện hạnh của mỗi người mà trở lại để độ cho cha, mẹ, anh, em của mình. Nếu bạn nào có ý kiến hay hơn thì xin chia sẽ.
A di đà phật. O
Trích “Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên” – Thư trả lời cư sĩ Dương Vĩ Chương:
Hôm nay đặt pháp danh, dùng Một Lá Thư Gởi Khắp để khai thị. Gởi thư xong, đọc lại thư ông, biết ông chưa biết tông chỉ Tịnh Độ. Hãy nên y theo những gì đã nói trong Một Lá Thư Gởi Khắp mà sanh lòng tin thật sự, phát nguyện thiết tha, chí thành khẩn thiết, niệm danh hiệu Phật.
Đừng dùng cách niệm quán tâm, hãy nên dùng cách niệm nhiếp tâm. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ Tát nói “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc Tam Ma Địa, ấy là bậc nhất”. Khi niệm Phật trong tâm (ý căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi miệng (thiệt căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi tai (nhĩ căn) phải nghe cho rõ ràng, rành rẽ. Ý, thiệt, nhĩ ba căn mỗi mỗi đều nhiếp thủ Phật hiệu thì mắt cũng chẳng ngó Đông, dòm Tây, mũi cũng chẳng ngửi những thứ khí vị khác, thân cũng chẳng lười trễ, biếng nhác, đó gọi là “nhiếp trọn sáu căn”. Nhiếp trọn sáu căn để niệm tuy chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng so với kẻ chẳng nhiếp [sáu căn để niệm] thì trong tâm thanh tịnh hơn nhiều lắm, vì thế gọi là “tịnh niệm”.
Nếu thường giữ được tịnh niệm cho liên tục chẳng bị gián đoạn, tâm sẽ tự được quy về một chỗ. Ở mức cạn là đắc nhất tâm, mức sâu là đắc tam-muội. Tam Ma Địa cũng là tên gọi khác của Tam Muội, ở đây (Trung Hoa) dịch là Chánh Định, hay còn dịch là Chánh Thọ. Chánh Định nghĩa là tâm an trụ nơi Phật hiệu, chẳng còn rong ruổi theo bên ngoài nữa. Chánh Thọ ngụ ý những gì được nạp thọ (thâu nhận) trong tâm chỉ là cảnh duyên công đức của Phật hiệu, hết thảy cảnh duyên đều chẳng thể được! Có thể thật sự nhiếp cả sáu căn để niệm, chắc chắn nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng. Chẳng cần phải quán tâm mà tâm tự thanh tịnh, sáng tỏ, sao lại đến nỗi mắc bệnh tâm hỏa bốc lên nữa ư? Do ông là phàm phu nghiệp lực cực nặng, lầm lạc dùng pháp quán tâm nên mới đến nỗi như thế. Pháp quán tâm chính là pháp tu Quán bên Giáo, chẳng thích hợp lắm với người niệm Phật! Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối mới là vô thượng diệu pháp thích hợp khắp hết thảy căn cơ thượng, trung, hạ, cả phàm lẫn thánh.
Nên biết “nhiếp trọn” chú trọng tại Nghe. Dẫu niệm thầm trong tâm cũng vẫn phải nghe, bởi lẽ trong tâm khởi niệm liền có tướng của tiếng. Tai chính mình nghe tiếng trong tâm của chính mình, vẫn rành rẽ rõ ràng. Nếu có thể nghe được từng câu, từng chữ rõ ràng thì sáu căn đều quy về một, so với tu những pháp Quán khác là ổn thỏa, thích đáng nhất, ít tốn sức nhất, khế lý, khế cơ nhất.
A Di Đà Phật…
Xin chào sư đệ Trung Đạo:
Nhờ Đệ lý giải dùm cho huynh:
“Tại sao người Niệm Phật, cầu sao cho chóng vãng sanh Tây phương cực lạc???”.
“Mình tu pháp môn Tịnh Độ để làm gì???”.
Xin chân thành cảm ơn Trần Hiền, Trung Đạo đã phúc đáp cho mình. Cảm ơn sư đệ.
A Di Đà Phật………
A Di Đà Phật
Gửi bạn Tịnh Độ,
1/ “Tại sao người Niệm Phật, cầu sao cho chóng vãng sanh Tây phương cực lạc???”.
Cầu chẳng được. Mong cho chóng cũng chẳng được. Cực lạc là tịnh quốc, nơi chỉ đón tiếp những người có tâm tương ưng. Mới niệm Phật, tâm còn tham luyến ngũ dục, nghiệp lực còn bủa vây chưa cách hoá giải, phiền não còn đầy dãy mà mong chóng vãng sanh tất đi vào ma đạo.
2/ “Mình tu pháp môn Tịnh Độ để làm gì???”.
Trước phải lo tịnh hoá thân khẩu ý đã. 3 điều thiết yếu này chưa hội đủ thì chuyện vãng sanh không nên vọng cầu. Một người muốn mua xe hơi, hàng tháng có tiền đều tiêu phí cả, xe hơi chẳng thể mua. Người niệm Phật cũng vậy. Tư lương chưa có, chưa đủ mà cứ cầu mau vãng sanh cũng như kẻ muốn mua xe mà tâm luôn hao phí nọ. Chúng ta chớ lầm lẫn lòng từ của chư Phật mà quên nguyên tắc của các Ngài.
TĐ
A Di Đà Phật…
Xin chào sư đệ Trung Đạo:
Xin chân thành cảm ơn sư đệ đã phúc đáp cho mình.
* Mình không cầu vãng sanh Tây phương cực lạc, vậy nguyện vãng sanh Tây phương cực lạc có được không ạ?
* Mình còn chưa buông bỏ vạn duyên được? Còn rất nhiều phiền não? Làm sao đệ chỉ cho huynh buông bỏ dùm?
Làm ơn lý giải dùm cho huynh, xin cảm ơn.
A Di Đà Phật……….
A Di Đà Phật
Bạn Tịnh Độ,
1/ Mình không cầu vãng sanh Tây phương cực lạc, vậy nguyện vãng sanh Tây phương cực lạc có được không ạ?
– Cầu là dùng vọng thức, tự tư tự lợi, mong cho chóng thành tựu.
– Nguyện là dùng bi, trí, dũng, giới, định, huệ làm nền tảng.
2/ Mình còn chưa buông bỏ vạn duyên được? Còn rất nhiều phiền não? Làm sao đệ chỉ cho huynh buông bỏ dùm?
Đại Sư Huệ Khả đến quỳ một ngày một đêm trong bão tuyết, cầu Tổ Đạt Ma truyền pháp. Tổ hỏi: Ông tới làm gì? Ngài Huệ Khả đáp: Tâm con bất an, con cầu ngài an tâm cho con. Tổ nói: Ông mang cái tâm của ông cho ta xem, ta sẽ an cho. Ngay đó Ngài Huệ Khả giác đạo.
Còn chúng ta?
Lễ Tháp Phật Cứu Mẹ Thoát Địa Ngục
Pháp sư Tử Lân, sống vào đời nhà Đường, thân phụ họ Phạm, thân mẫu họ Vương, cả hai đều không tin Tam bảo, không cho Tử Lân xuất gia. Sư bèn trốn nhà đi tu. Đến Đông Đô, sư xin xuất gia với Luật sư Quảng Tu ở chùa Quảng Ái. Trải qua một thời gian dài tinh tấn tu học, một hôm, bỗng nhiên sư nhớ đến song thân, bèn xin phép bổn sư về thăm cha mẹ.
Sư về đến nhà, mẹ sư đã mất cách đó 3 năm, thân phụ sư hai mắt đã mờ. Sư an trí cho thân phụ xong, liền đến Đông Ngục Đại đế, trải tọa cụ ngồi tụng kinh Pháp Hoa. Sư phát thệ tụng kinh chừng nào thấy được Ngục đế để hỏi sau khi thân mẫu qua đời đã thác sanh vào chốn nào mới thôi. Qua mấy hôm sau, đêm sư mộng thấy Ngục đế đến bảo: “Mẫu thân của ngài sau khi chết bị đọa vào trong địa ngục, hiện tại đang chịu muôn ngàn khổ sở”. Sư bi thảm rơi lệ, ngẹn ngào hỏi Ngục đế có cách nào cứu mẹ chăng? Ngục đế nói: “Ngài có thể đến chùa A Dục quét dọn và lễ bái tháp xá lợi Phật, ắt cứu được mẹ”. Lân Tử liền thu xếp đến chùa A Dục, phát nguyện lễ tháp hồi hướng công đức cho mẹ. Rồi dốc hết lòng thành, ngày đêm lễ tháp xá lợi Phật, thắm thoát đã đến 4 vạn lạy, bỗng nhiên trên hư không có tiếng gọi tên Sư. Sư nhìn lên thì thấy mẫu thân đang hướng đến ngài nói lời cảm tạ: “Nhờ công đức lễ tháp xá lợi Phật của thầy mà mẹ được vãng sanh lên cõi trời Đao Lợi”. Nói xong thì biến mất.
Lời bình:
Lòng hiếu thảo của ngài Mục Kiền Liên cảm động đến Phật đà, dạy ngài đến ngày Phật hoan hỷ, rằm tháng bảy, thiết lễ cúng dường chư Tăng để cứu mẹ. Lòng hiếu thảo của sư Tử Lân cảm động đến thần linh, dạy ngài lễ tháp để cứu mẹ. Lòng chí hiếu cảm động đến thần linh, có thể không tin được sao?
GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA
Đại Sư Liên Trì trước tác
Thích Nguyên Hùng dịch
LÀM SAO CHO TÀ THẦN, ÁC QUỶ ĐỪNG TỚI NHÀ QUÝ VỊ?
Trong nhà thường vặn máy niệm Phật hiệu, hào quang của Phật chiếu vào thì tà thần, ác quỷ sẽ không dám tới nhà! Không những tà thần, ác quỷ sợ mà ngay cả Diêm Vương chính trực vô tư cũng không muốn người ta đi gặp mình, ông ta rất thích chúng ta được gặp Phật A Di Đà.
Khai thị của Hoà thượng Diệu Liên
A Di Đà Phật…
Xin chào sư huynh Thiện Nhân, và các liên hữu:
Đệ có một câu hỏi xin sư huynh, và các liên hữu lý giải dùm cho:
Có một vị thầy nói: “NGƯỜI NIỆM PHẬT CÒN BỊ ĐỌA VÀO ĐỊA NGUC.”???
Xin chân thành cảm ơn sư huynh Thiện Nhân,và các liên hữu lý giải dùm cho đệ.
Cảm ơn sư đệ Trung Đạo đã phúc đáp cho mình.
A Di Đà Phật……….
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi huynh Tịnh Độ,
*“NGƯỜI NIỆM PHẬT CÒN BỊ ĐỌA VÀO ĐỊA NGUC.”???
Điều này chẳng sai, nếu người đó lấy tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước để niệm Phật. Chúng ta không nên khởi nghĩ: hễ ai niệm Phật cũng đều được vãng sanh Cực Lạc hết. Đó là lý niệm Phật. Nhưng từ lý đi vào sự thật chẳng đơn giản như chúng ta nghĩ. Sự là thực hành chân chánh theo lời Phật dạy. Phật dạy chúng ta điều gì? Người tu đạo phải xa lìa sát, đạo, dâm, vọng. Hàng ngày chúng ta niệm Phật, rồi niệm mọi nơi, mọi chốn, nhưng 4 niệm sát, đạo, dâm, vọng này có thường khởi không? có nhận biết không? có tâm xa lìa không? có được chuyển hoá không? Nếu thường khởi mà nhận biết được, mà phát tâm xa lìa (tức sám hối tâm), tất có sự chuyển hoá, đương nhiên ngày qua ngày tâm chúng ta đang xa dần địa ngục; nhưng nếu ngược lại chúng ta không hề nhận biết, lại còn đắm nhiễm trong 4 niệm đó, trong cả 6 thời, 4 oai nghi đều niệm, đương nhiên quả báo địa ngục chẳng xa. Xa chẳng phải khi chết mới gánh quả báo địa ngục, mà chẳng xa là ý nói rất gần, bởi thường ngày sống trong địa ngục trần gian mà ngỡ là vui sướng. Trong đạo gọi là miệng niệm mà tâm chẳng hành.
Do vậy ý niệm: niệm Phật thành Phật, niệm Phật sẽ vãng sanh Cực Lạc chúng ta phải cảnh giác cao độ.
TN
A Di Đà Phật…
Xin chào sư huynh Thiện Nhân:
Xin chân thành cảm ơn sư huynh đã phúc đáp cho đệ.
Lý giải dùm cho đệ:
“NGƯỜI ĐOẠ ĐỊA NGỤC NIỆM PHẬT CŨNG ĐƯỢC VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.”???
Như vậy có hơi trái nghịch, với người niệm Phật đọa địa ngục???
Xin chân thành cảm ơn sư huynh Thiệ̣n Nhân . Làm ơn lý giải dùm cho đệ.
A Di Đà Phật……….
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi huynh Tịnh Độ,
*“NGƯỜI ĐOẠ ĐỊA NGỤC NIỆM PHẬT CŨNG ĐƯỢC VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.”???
Về lý thì là vậy. Trong Kinh Địa Tạng, Phật đã dặn Ngài Địa Tạng: Sau này, nếu có chúng sanh nào bị đoạ địa ngục, ngay lúc đó nếu có thể niệm Phật, Bồ tát hay niệm một câu kinh, kệ đại thừa, ngay lúc đó Ngài Địa Tạng phải lập tức hiện thân phá tan cửa ngục cứu chúng sanh đó lên cõi an lạc. Nhưng chúng ta phải khéo léo để nhận biết: người bị đoạ địa ngục là do nghiệp lực bất thiện quá sâu dày, vì thế khi đoạ, người đó chỉ còn lo trả nghiệp mà không còn thời gian để lo chuyện khác. Do vậy để lúc đó mà có thể niệm Phật, bồ tát hay tụng một câu kinh kệ là điều vô cùng hy hữu, nói khác đi là nhân duyên thù thắng hay khó trong khó. Điều này giống như người nợ như núi, chỉ cần chắp tay niệm một câu Phật hiệu, lập tức nợ tiêu, hay một kẻ giết người xong, chắp tay niệm Phật, tội giết người tiêu sạch, vậy thì nhân-quả đã lẫn lộn, chẳng còn là lẽ tự nhiên nữa và Phật cũng không cần khuyên chúng sanh bỏ ác hành thiện, tu đạo thanh tịnh làm gì. Trừ phi có chư Thiện tri thức tác động, với điều kiện người đó phải có sự tu tập, nhưng vì lý do nào đó như không thực tin, sanh tâm tà kiến, thoái bồ đề tâm rồi tạo nghiệp bất thiện mà bị đoạ. Do vậy khi tu học chúng ta phải có chánh kiến và chánh tư duy và phát tâm dõng mãnh để tu học, quyết không thoái chuyển; kế đến phải triệt phá ý niệm sanh địa ngục, niệm Phật vẫn có thể vãng sanh; cũng như ý niệm khi cận tử nghiệp, mời BHN tới, niệm cho mình cũng vẫn được vãng sanh; bởi chỉ cần niệm này thường khởi, tâm giải đãi sẽ hiện tiền, tâm tạo nghiệp cũng thường sanh=đường tà ác khó tránh.
Người niệm Phật thân tâm phải tương ưng với cõi Phật, nếu thân tâm tương ưng địa ngục mà muốn sanh về cõi Phật là không đúng lý, không đúng pháp. Chúng ta phải thận trọng.
TN
Nam Mô A Di Đà Phật,
Con vô cùng biết ơn và tán thán công đức của thầy TĐ, Thay mọi người đặt ra câu hỏi, mang lại lợi ích cũng như giải đáp những nghi vấn lớn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát
Người niệm Phật chẳng nên hỏi nhiều, cũng chẳng cần liễu nghĩa mà niệm Phật.
Ngài Pháp Nhiên thượng nhân dạy chúng ta trở về người ngu mà niệm Phật.
Kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy “nếu đã quyết tâm thì phải kiên trì không nghĩ gì khác, không lo nghĩ ưu buồn, an nhiên vô vi, TÂM RỖNG NHƯ HƯ KHÔNG, KHÔNG LẬP MỘT PHÁP, bình thản không tham dục…” mà niệm Phật.
Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Phật dạy:
“Nầy Diệu-Nguyệt, người Niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, phải phát khởi cái Tâm thái lìa bỏ tất cả. Sao gọi là lìa bỏ ? Lìa bỏ nghĩa là không trụ tướng mà niệm Phật, không nắm giữ mà niệm Phật, không tương ưng mà niệm Phật, không đối đãi mà niệm Phật, không chống trái mà niệm Phật, không cầu mong mà niệm Phật, không nhiễm duyên mà niệm Phật như thế gọi là lìa bỏ.
Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh. Quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết Ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ.
Lìa bỏ khổ, tập, diệt, đạo mà niệm Phật.
Lìa bỏ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà niệm Phật.
Lìa bỏ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ mà niệm Phật.
Lìa bỏ tín giải, hành chứng mà niệm Phật.
Lìa bỏ từ bi, hỷ xả mà niệm Phật.
Lìa bỏ không, vô thường, vô ngã mà niệm Phật.
Lìa bỏ bồ đề, niết bàn, giải thoát, giải thoát tri kiến, mà niệm Phật.
Lìa bỏ tất cả các pháp hữu vi, tất cả các pháp vô vi mà niệm Phật.
Lìa bỏ ngã và ngã sở.
Lìa bỏ luôn cả ý tưởng cầu mong vãng sanh, chí nguyện độ sanh, ý hướng thành Phật mà niệm Phật.(p/s:ngay trong lúc niệm Phật, ngoài ra phải có tâm này)
Niệm Phật với tâm Xả Ly như thế, mới được gọi là chân chánh niệm Phật”
**Những “người ngu” niệm Phật vãng sanh mà chúng ta nên học hỏi như Lão thợ rèn, Dương đầu ngốc, bà lão ở quận 8 mà sư cô Thích nữ Như Lan đã kể… và 1 người chị mà tôi phải học hỏi: chị đã ngoài 50 tuổi, bị bệnh tim rất nặng, không biết chết lúc nào, may nhờ gặp thiện tri thức khuyên niệm Phật cầu vãng sanh. Chị bỗng nhiên giác ngộ đời vô thường nên tinh tấn niệm Phật ngày đêm, đi đứng nằm ngồi, kể cả lúc ăn cơm. Chị chẳng biết nhiều về Phật pháp, chẳng cần liễu nghĩa mà niệm Phật. Chị đã niệm Phật hơn 5 năm, đi khám bác sĩ phải ngạc nhiên vì chị còn sống. Và cách đây mấy tháng, chị đang ngồi niệm Phật, mặt nhìn về hướng Tây, thì bỗng nhiên trên hư không kim thân Phật A Di Đằ hiện ra đẹp đẽ, trang nghiêm, từ bi mà chị nói không có ngôn ngữ thế gian nào diễn tả được, chị đã chiêm ngưỡng Phật 4-5 phút bằng mắt thường, chẳng phải trong chiêm bao. Chị đã niệm Phật và hiện tiền thấy Phật, chúng ta nên suy ngẫm và học hỏi niệm Phật như chị. Chị không biết Phật pháp nhưng đã thực hành đúng như lời Phật dạy và đạt được đúng như lời Phật nói.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Cứ một thời gian là con lại cảm thấy chán nản cuộc sống muốn chết cho xong thấy bản thân thật vô dụng và nhàm chán như người thừa trên mặt đất này.Con đã tập theo pháp niệm Phật hàng ngày làm việc gì quên thì thôi hễ nhớ thì lại niệm Phật những tính nóng giận và các suy nghĩ ko tốt con đã cố kìm nén và làm cho nó đừng bộc phát ra làm nên những hậu quả xấu nhưng dường như sự cố gắn kìm nén đã bị “bão hòa” con chỉ làm được tới mức đó ko thể tốt hơn được nữa nên tâm con ko thường an lạc lúc nào cũng đấu tranh với tâm mình thật mệt mỏi mỗi lần như vậy con lạ thấy đầu mình đau riết rồi con muốn buông lỏng mặc cho tâm mình xấu xa con ko muốn kìm chế làm cho nó tốt hơn nửa nhưng ko làm thì ko được.
Chào bạn Phan Thị Hạ,
Có vẻ như bạn đang gặp chướng nạn. PH xin được chia sẻ vài điều cùng bạn.
-Tâm chán nản, không muốn sống: chính là tâm ma. Bạn cần cảnh giác với nó và tập trung nhiếp tâm khi niệm Phật. Niệm Phật mà không nhiếp tâm thì tâm sẽ buông lung cũng đồng với tâm u mê, bất giác. Nếu không cảnh giác thì sẽ bị đắm chìm trong mê, ví dụ như là tâm chán nản, bi quan hiện giờ của bạn.
-Kềm chế tâm xấu ác là tốt, nhưng kèm theo đó phải có tâm nhẫn. Nhẫn với cái gì? Nhẫn với tâm xấu, ác của chính mình. Nó khởi lên, mình kềm mà nó cứ khởi thì cứ phải kềm hoài, kiên nhẫn với nó, đừng có quá nôn nóng rồi lại chán nản buông xuôi khi không có tiến bộ nhiều.
-Để có động lực cho việc tu tập, bạn cần thường xuyên quán sát, tư duy, hiểu cho rõ tại sao mình cần tu, tại sao cần kềm tâm xấu ác. Và trên hết, bạn cần nhận rõ các tâm bi quan, xấu, ác không phải là Mình, là của Mình. Chúng chính là “giặc trong nhà”. Cần nhận rõ mặt chúng để không buông lung theo chúng.
-Bạn cần tập niệm Phật nhiều hơn nữa. Quan trọng nhất là cần phải nhiếp tâm cho được thì mới có đủ lực để vượt qua những chướng ngại và có tiến bộ.
-Tu theo Phật là một con đường dài, đòi hỏi người Phật tử phải có sự quyết tâm, bền bĩ, kiên trì. Đừng nên kỳ vọng quá nhiều vào kết quả, mà cứ hãy tập trung thực hành Nhiếp Tâm niệm Phật bạn nhé.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tâm của bạn không thanh tịnh, tâm không lương thiện thì bạn chắc chắn không thể vãng sanh
Phiền não tập khí quá sâu, quá nặng, chẳng thể sửa đổi trong một sớm, một chiều, nhưng nhất định phải thay đổi. Thay đổi là gì? Mỗi năm một nhẹ hơn, mỗi tháng một nhẹ hơn, đó là hiện tượng tốt. Nếu hoàn toàn chẳng thay đổi, chắc chắn vãng sanh bị chướng ngại. Nếu càng học Phật, càng ngạo nghễ, ngã mạn, càng cảm thấy chính mình phi phàm, phiền phức lớn lắm, chẳng những không thể vãng sanh, mà sợ rằng trong đời này, còn chuốc phải ma chướng. Vì thế, đối với chúng sanh phải cung kính.
Tâm của bạn không thanh tịnh, tâm không lương thiện thì bạn chắc chắn không thể vãng sanh, bạn phải ghi nhớ. Không thể nói niệm Phật thì có thể vãng sanh, không hề có việc dễ dàng như vậy.Niệm Phật là phương tiện. Phải niệm đến tiêu chuẩn nào thì mới có thể di dân qua được? Phải niệm đến tâm thanh tịnh, tâm từ bi. Tâm thanh tịnh và tâm từ bi đều là chân tâm. Tâm địa của bạn không thanh tịnh, tâm địa không từ bi, người xưa nói, cho dù bạn một ngày niệm mười vạn danh hiệu Phật, có câu là: “Đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”. Đây chính là người thông thường nói: “Tu học nhà Phật là trọng thực chất, không trọng hình thức”, hình thức không quan hệ gì. Thực chất là gì? Tâm thanh tịnh, tâm từ bi của bạn.
Chúng ta tổng hợp Kinh Giáo Đại Thừa dạy bảo chúng ta, chúng ta viết hai mươi chữ: “Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi”; “Nhìn Thấu, Buông Xả, Tự Tại, Tùy Duyên, Niệm Phật”. Quả nhiên chúng ta đầy đủ những điều kiện này thì chắc chắn vãng sanh, khi lâm chung một niệm – mười niệm đều được sanh. Cho nên, làm việc, đối nhân xử thế tiếp vật ngay trong cuộc sống thường ngày, chúng ta phải dùng tâm chân thành, phải dùng tâm thanh tịnh. Chân thành thì chắc chắn không có hư ngụy, chắc chắn không có hư giả. Tâm thanh tịnh thì chắc chắn không có vọng tưởng (vọng niệm), phân biệt, chấp trước (dính mắc). Có chấp trước thì không thanh tịnh, có phân biệt thì không bình đẳng, có vọng tưởng thì không chân thành. Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng chính là thảy đều đoạn hết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.
Lão Pháp Sư Tịnh Không
A Di Đà Phật
Thưa cư sỹ PH chắc là con bị trầm cảm rồi tình trạng này cứ lặp đi lặp lại ko biết đây có phải chướng ngại ko vì lúc chưa theo pháp niệm Phât đã bị như vậy rồi.
Bạn Phan thị Hạ thân mến,
Theo mình thì bạn cũng nên đi gặp bác sĩ chuyên môn để có cách hướng dẫn và chữa trị cụ thể hơn bạn ạ!
Chúc bạn sớm tìm được sự an lạc nội tâm.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Thị Hạ,
Bạn hoan hỉ đọc kỹ lời Phật dạy rồi tư duy, quán chiếu xem mình đang sai nơi nào để sửa nhé:
“TRUNG-BÌNH, ĐẮC ĐẠO
Có vị Sa Môn, ban đêm tụng kinh Di Giáo của Đức Phật Ca Diếp, tâm vị
ấy có vẻ buồn rầu hồi hộp, suy nghĩ, phàn nàn và muốn rút lui. Đức Phật hỏi vị
ấy rằng: “Trước kia ông ở tại gia thường làm nghề gì?”
– Vị ấy đáp: “Con thích gảy đờn cầm.
– Đức Phật hỏi: “Dây đờn chùng thì sao?
– Vị ấy đáp: “Tiếng không kêu”.
– Đức Phật hỏi: “Dây đờn căng thì sao?”
– Vị ấy đáp: “Tiếng gắt vậy”.
– Dây đờn giữ được mức trung-bình, tức là không căng, không chùng thì
sao?
– Vị ấy đáp: “Các tiếng của nó sẽ âm vang khắp vậy”.
Phật dạy: “Vị Sa Môn học đạo cũng thế, nếu tâm điều hợp, đạo có
thể chứng được vậy. Đối với đạo, nếu quá hăng hái, hăng hái thì thân
mệt; nếu thân mệt thì ý sinh não; nếu ý sinh não thì sự thực hành bị lùi;
sự thực hành đã lùi thì tội ắt sẽ thêm vậy. Chỉ giữ được thanh tịnh, an lạc,
thì đạo mới không mất vậy”.
(Trích Kinh Tứ Thập Nhị Chương)
A Di Đà Phật!
Chắc con đã tự làm mình “căng” quá rồi.”Căng” quá chắc có ngày sẽ đứt,bây giờ con đã cố gắn bình tâm trở lại.Nhưng con sợ tình trạng này lặp lại nữa, ko biết làm sao cho nó hết,lúc đó cảm giác như rơi xuống vực sâu ko muốn làm gì ,thích gì chỉ có một điều nghĩ đến lúc đó là cái chết nhiều lần như vậy rồi nhưng con quyết tâm ko chết lúc đó con toàn suy nghĩ tiêu cực như một người khác nếu ko biết đến Phật pháp biết tự tử là mang tội chắc con đã chết từ lâu mặc dù lúc bình thường con tự nhủ mình có gì đáng chết ,cuộc sống này đáng quý thế mà,nhiều người khó khăn hơn mình họ còn ráng sống sao mình lại chết
Chào bạn Phan Thị Hạ,
Bạn cần lưu ý là trong Tàng thức của bạn đã có chủng tử muốn chết, PH nghĩ là do một nhân nào đó bạn đã từng gieo trong quá khứ. Chán nản trên đường tu hoặc trong cuộc sống là rất bình thường, nhưng khi khởi lên ý muốn chết như bạn là khá nguy hiểm, bạn cần cẩn trọng. Bạn đã biết việc tự tử là tội lỗi, nhưng có một điểm PH muốn bạn lưu ý là có vẻ như bạn đã/đang nghĩ cái chết là giải pháp cho tất cả mọi vấn đề, là rũ bỏ mọi phiền não, mệt mỏi, và tất cả những điều bất như ý, như là một giấc ngủ êm ái quên tất cả mọi điều. Và đó là sai lầm thường gặp ở những người muốn tự tử. Vì tất cả khó chịu, phiền não đều đến từ tâm thức của chính mình, khi chết đi, tâm thức đó vẫn thế, không thay đổi, và cái chết sẽ làm ta đau đớn, phiền não gấp nhiều lần hiện tại.
Những chủng tử xấu này sẽ khởi lên hoài, chứ không mất đi, ngoại trừ bạn chứng Thánh quả. Tuy nhiên, bạn có thể làm nó giảm dần, và làm nó mất đi sức mạnh (lực). Nhiếp tâm niệm Phật là một cách làm nó giảm dần (lấy đá đè cỏ), khi trong tâm có câu Phật hiệu thì nó không khởi, nếu ngưng thì nó sẽ khởi. Quán cho rõ nó vốn là hư vọng (không có thật) là cách làm cho nó mất lực. Khi quán thành thục rồi, thì dù nó có khởi, bạn cũng không quan tâm, không bị nó chi phối như hiện giờ nữa.
Bạn cần tỉnh giác, đừng để nó ảnh hưởng mình quá nhiều như vậy.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn Phan Thị Hạ có thể tham khảo câu hỏi đã được hỏi và trả lời trước đây về người tự tử …
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/05/luc-song-chang-niem-phat-khi-lam-chung-nho-can-lanh-doi-truoc-gap-thien-tri-thuc-khuyen-niem-phat-duoc-vang-sanh/#comment-27554
Như Cư sỹ Phước Huệ đã nói trên, tự tử không phải kết thúc mọi thứ – sẽ mang tội bất hiếu và tội sát sanh. Ngoài niệm Phật ra, thêm nữa là mình có nghe Pháp Sư (hình như là ngài PS Giác Hạnh thì phải – không nhớ rỏ lắm) có giảng là nếu mình có trì tụng chú Đại Bi cũng có thể giúp mình tránh khỏi tình trạng này
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật
Con năm nay 20 tuổi, con thực hiện pháp môn thiền định lấy hư không làm điểm tựa thưa cư sỹ phước huệ như vậy có đúng không ạ. Con thực hành phương pháp này nay đã 1 năm và có lần nằm thấy cả bầu trời mây trắng có 1 luồng ánh sáng chiếu nơi con
A Di Đà Phật
Bạn Kẻ Ở Trọ Trần Thế,
1/ Nếu bạn tự tu thiền sẽ rất nguy hiểm, vì không hiểu cách thức hành trì và giáo lý thiền, bạn sẽ rất dễ gặp ma chướng mà không biết.
2/ Đã gọi là hư không thì bạn lấy chỗ nào để dựa? Ngay ý niệm này đã khiến tâm bạn lệch lạc rồi. Việc bạn nằm mộng có mây trắng và ánh sáng không phải là bạn tu có kết quả, mà do hàng ngày bạn nghĩ tưởng về mây, hư không quá nhiều nên khi ngủ, cảnh đó diễn lại cho bạn xem thôi. Bạn nên xả bỏ giấc mộng đi.
3/ Người muốn tu thiền chân chánh thì phải phát tâm học giáo lý thiền chân chánh. Trường hợp bạn thấy mình hợp căn cơ với thiền thì tốt hơn cả nên tìm một đạo tràng tu thiền hay một vị thiền sư nào đó để hướng dẫn bạn, tuyệt đối đừng tự mình tu mà lạc vào ma chướng.
TĐ
Chào bạn Kẻ Ở Trọ Trần Thế,
Tiếp lời huynh Trung Đạo, PH xin phép được chia sẻ thêm vài ý.
– Để xác định đúng/không đúng, bạn cần nên biết pháp thiền mà bạn đang tu tập là dựa trên kinh văn nào do Phật dạy. Nếu không rõ thì là một điểm đáng nghi. Thứ hai, mục đích của pháp thiền đó là gì? Các pháp Phật dạy đều để thoát khỏi luân hồi sanh tử, nhận lại Phật tánh. Nếu không như thế, là một điểm nghi thứ hai. Thứ ba, thực hành thiền theo Phật dạy cần phải giữ giới cho thật kỹ, vì giới và định liên quan mật thiết với nhau. Nếu giữ giới không kỹ, tâm và thân sẽ rất thường bấn loạn khi hành thiền.
-PH có xem thông tin về thiền lấy Hư Không Vô Biên làm đối tượng, không biết đây có phải là thiền bạn đang hành không? Tuy nhiên, đây là bậc rất cao, dành cho người đã đắc Tứ thiền, chứ không phải cho người mới tập. Và quan trọng là Phật không khuyến khích thiền này vì nó không đưa đến giải thoát rốt ráo.
– PH nghĩ nếu bạn không chắc là đúng/sai thì hãy nên dừng lại, vì thiền tác động mạnh đến tâm thức, sai một ly là có khi lạc vào ma đạo. Bạn hãy xem kinh Thủ Lăng Nghiêm để có thông tin về tâm thức, cũng như pháp thiền, các loại ma,..
– PH biết có một vị cư sỹ tu thiền theo pháp thiền của hoà thượng Thích Thanh Từ và đáng quý là vị này nhiệt tình chỉ dẫn cho người thực sự muốn tu. Bạn search trên mạng “Chân Hiền Tâm” sẽ thấy website có email và số điện thoại của cô.
Chúc bạn tinh tấn, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật
Cảm ơn vị Trung Đạo Và Vị phước huệ đã chỉ dạy cho con
Thiền chính là tỉnh giác chứ không là gì khác.
Thiền chính là tỉnh giác chứ không là gì khác.
Thiền chính là tỉnh giác chứ không là gì khác…
Bạn lên Youtube nghe các bài giảng của Hòa thượng Viên Minh để hiểu thiền là gì nhé.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Đạo hữu lấy thiền định làm môn tu của mình, riêng TP thì chọn Pháp môn niệm Phật, bởi niệm Phật chính là thâm diệu thiền, TP không những có thể ở một nơi niệm mà khắp mọi nơi đều có thể dụng công niệm hợp lý. Niệm Phật cũng cần phải không xen tạp vọng tưởng, người tu Thiền cũng không thể vừa thực hành vừa nghĩ ngợi chuyện khác được, đúng không?
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ Cư Sĩ PH vì một lần con có đọc qua một bộ kinh đã lâu lắm rồi. Trong đó có ghi mọi thứ điều Vô Thường có rồi không không rồi có nên con lấy không làm trụ pháp thiền. Vì mỗi lần thiền tâm con sinh cảnh nên con nghĩ có rồi cũng mất ạ.
Chào bạn Kẻ Ở Trọ Trần Thế,
“Không” mà Phật dạy là “không có tự tánh”, chứ không phải là không có, hoặc là hư không. Ví dụ, cái bàn là do các duyên: gỗ, đinh, công sức người thợ,..hợp lại mà thành; nếu rã tất cả ra thì không còn cái gọi là cái bàn, vì thế nên cái bàn không có tự tánh. Vì cái bàn do duyên hợp, đến một lúc, các duyên này không còn nữa, thì sẽ không còn cái bàn, đó chính là vô thường, nghĩa là nó không thường có vĩnh viễn, nhưng không phải là không có. Nên khi bạn nghĩ đó là hư không thì là không đúng rồi, cho nên bạn hãy dừng lại nhé. Nếu thích thiền, bạn hãy tìm hiểu các loại thiền Phật giáo như: thiền minh sát, “biết vọng không theo”,..tìm người hướng dẫn rồi tu tập, không nên tự tu như hiện giờ, rất là nguy hiểm. Thiền là bạn tác động trực tiếp đến tâm thức, nên cần phải có thầy hướng dẫn, nếu không, có thể gây nguy hiểm cho chính mình không những trong đời này và có khi cả những đời sau nữa (do huân tập thành thói quen).
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chị Diệu Phước khai thị niệm Phật cho cụ bà
Đêm hôm qua, tôi cảm thấy như nằm mơ xuất hồn du địa ngục, vừa đến địa ngục tôi cảm thấy âm khí rất nặng. Nam nữ ở đây đều đang chịu đau khổ, kêu gào thảm thiết, phát ra tiếng kêu lớn thất kinh, không có chút tiếng cười, không có tự do, trên người bị gông sắt khóa lại, có người bị quỷ sứ dùng hình cụ lôi đi, bị đánh, bị đâm. Địa ngục có quỷ sai, có phán quan, bọn họ cũng không cười, rất nghiêm túc, có người nhìn rất dữ. Chỉ có một bộ phận địa phủ quan viên nhìn có vẻ không dữ lắm, còn những quỷ sai khác thường rất hung tợn. Địa ngục không có ánh sáng, không giống nhân gian, khí trời đen lại có chút đỏ, rất khó hình dung, là một cảm giác rất không thoải mái.
Lúc đó tôi vừa đến địa ngục đệ thất điện, đúng lúc địa phủ đang xét xử một vụ phạm tà dâm của hồn nam, được sự cho phép của phán quan mà vào dự thính. Ngay chính giữa đại điện là chủ quản tên Thái Sơn Vương, ông ta quản lý điện này, điện này có 16 địa ngục nhỏ đều do Thái Sơn Vương phụ trách quản lý. Lớn nhất trong địa ngục là Diêm La Vương. Diêm La Vương quản lý cả địa ngục, bao gồm thập điện, mỗi điện có một Vương, mỗi vị Điện Vương phụ trách quản lý 16 cái địa ngục nhỏ. Hai bên Thái Sơn Vương là hai vị địa phủ quan viên, một vị là phán quan, một là chấp hành quỉ sai cầm đao lớn và xiềng xích, bọn họ đều rất nghiêm túc nghe xử, không khí cảm giác âm u, lại có cảm giác mát nhẹ.
Lúc này thấy Thái Sơn Vương rất hung dữ xét hỏi nam hồn phạm tội tà dâm khi còn sống; hồn này đang xảo biện, Thái Sơn Vương dùng tay vẽ một đường trên hư không hiện ra Nghiệt Kính Đài. Nghiệt Kính Đài hiện ra hồn nam lúc còn trẻ cùng vợ và người tình phi thời, phi địa, phi khí, đang xem sách sắc tình, đĩa phim sex v.v… tội tà dâm. Nam hồn kinh sợ cả người run rẩy, quỳ xin tha tội, nhưng đã quá muộn rồi, Thái Sơn Vương đã mệnh lệnh quỉ sai áp giải đến địa ngục ôm trụ đồng thọ hình.
Quỉ sai cầm đao lớn dùng xiềng xích lôi tội hồn ra khỏi đại điện đi thọ hình, tôi cũng đi theo xem tình hình ra sao. Không xem thì không sao, một khi đã xem rồi thì ôi! Thật kinh người, toàn bộ hồn quỉ trong địa ngục này đều rên la thống khổ, mà số lượng thì rất nhiều rất nhiều, bọn họ rên la thê thảm mà không hề ngưng nghỉ được, sự đau khổ liên tục mà hoàn toàn không có thời gian nghỉ ngơi. Tôi trông thấy vị nam hồn lúc nãy vui vẻ chạy đến trụ đồng, khi hắn ôm vào thì tức khắc rên la đau khổ. Tôi hỏi phán quan tại sao như vậy? Phán quan nói lúc nãy hồn nam thấy trụ đồng là mỹ nữ nên hắn rất vui vẻ nhưng khi ôm vào trụ đồng thì bị đốt cháy cả người, cho nên đau khổ rên la.
Tôi tiếp tục hỏi phán quan sao gọi là phi thời, phi địa, phi khí? Thì ra dù là vợ chồng chính thức cũng phải giữ một số giới luật, nếu không cũng là phạm tội tà dâm. Phi thời là ngày đản sanh của Phật Bồ Tát hoặc 6 ngày chay trong mỗi tháng hay 3 tháng trường chay trong năm, không được quan hệ. Trong những ngày này như mùng một, mùng 10, 15, tứ đại thiên vương sẽ du tuần xem xét ghi lại thiện ác tại nhân gian rồi báo cáo cho Ngọc Đế. Phi Địa là vợ chồng quan hệ nên vừa đủ, ngoài giường nằm của vợ chồng không được quan hệ ở nơi khác như phòng khách, bếp, nhà vệ sinh, lộ thiên, trước tượng Phật v.v… Phi khí là ngoài bộ phận sinh dục ra không được hành dâm ở bộ phận khác, nếu không sẽ phải xuống địa ngục chịu khổ. Chịu hết khổ địa ngục còn phải đầu thai làm heo, chó, uyên ương, rắn v.v…
Hiện tại khoa học phát triển, trên mạng internet có rất nhiều trang web sắc tình, không được xem, xem cũng là phạm, nhất định sẽ bị giảm trừ phúc, lộc, thọ. Tuy rằng chưa có hành động gì, ý niệm nhất động, câu sinh thần lập tức ghi lại hết. Mỗi người chúng ta đều có hai vị câu sinh thần, một vị ghi ác nghiệp, một vị ghi thiện nghiệp. Đương nhiên có người nói, một đời tôi chỉ quan hệ với bạn đời của mình thì không tính là phạm tội được, thật ra là sai. Phán quan nói: Làm người phải giữ gìn chân tinh khí, quan hệ quá độ sẽ làm tổn hao chánh khí của tự thân mình, khi nam nữ quan hệ hành dâm thì sẽ làm phát tán tà khí phá hoại chánh khí trong trời đất. Nếu như vợ chồng chánh thức có phạm phải những điều như trên như giới luật phi thời, phi địa, phi khí thì mau mau sám hối thay đổi và đem những điều này chuyển nói cho tất cả hữu tình làm cho mọi người biết giữ mình trong sạch, giữ lễ tiết, giữ nhân luân, làm cho chánh khí trong trời đất được quân bình.
Nếu như lúc trước có phạm phải phi thời, phi địa, phi khí mà do người bạn đời ép bức, trong lòng không có ý hưởng lạc hành dâm, lại kịp lúc sám hối sửa lỗi, đồng thời lập nguyện về sau sẽ khuyến hóa người khác, như thế thì sẽ khỏi phải chịu khổ hình nơi địa ngục. Nếu như cố ý tìm cầu khoái cảm mà phạm giới, thì phải đọa địa ngục ôm trụ đồng, thọ báo xong bị đánh vào súc sanh đạo, lại chuyển sanh làm thân nữ hạ tiện.
Dưới đây sẽ nói đến sự phân biệt phán xử đối với kẻ phạm giới tà dâm. Trước tiên là nam nữ chưa kết hôn, nếu nam nữ chưa kết hôn còn giữ được thân đồng tử (người nam nữ chưa từng quan hệ tình dục với người khác phái) xem sách sắc tình hay trang web sex, cũng là phạm tội tà dâm, sẽ bị giảm trừ phước, lộc, thọ. Nếu như xem một lần sẽ bị giảm tuổi thọ 1 tháng, nếu tiếp tục xem sẽ bị giảm thọ 1 năm hay hơn nữa, nếu như xem mà không có hành động và kịp thời sám hối thì có thể giảm nhẹ tội nghiệp.
Nếu như chưa kết hôn mà quan hệ tuy là chỉ với một đối tượng dù sau đó đi đến kết hôn với người đó, cả hai cũng phải bị giảm trừ phước báo vì không giữ đúng lễ tiết.
Nếu như chưa kết hôn mà quan hệ bừa bãi, có nghĩa là thường xuyên thay đổỉ đối tượng, hôm nay A, ngày mai B, ngày mốt C, hiện tại rất phổ biến trào lưu người nam càng có nhiều bạn gái càng tự hào, người nữ thì ngủ với nhiều người v.v… trường hợp như vậy sau khi mạng chung sẽ đọa địa ngục ôm trụ đồng, thời gian chịu khổ càng dài, sau đó luân hồi làm súc sanh, lại chuyển làm thân người trả nợ xưa. Nếu như đã kết hôn mà ngoại tình thì phải xem xét mức độ thương tổn mà định thời gian thọ hình cùng mức độ nặng nhẹ, ít nhất là ôm trụ đồng 1 vạn năm.
Nếu như cưỡng hiếp, giở mưu kế làm người nữ mất trinh tiết, hay người nữ tham dâm, mạng chung đọa địa ngục này 2 vạn năm, sau đó lại vào địa ngục rên la thọ báo 1 vạn năm, lại sanh nhân gian trả nợ cũ. Nếu như tà dâm lại thêm độc hại người chết, đọa địa ngục này 4 vạn năm, sau đó sanh vào nhân gian trả nợ cũ.
A Di Đà Phật! Nếu viết ra không hay thì đều là lỗi của kẻ hậu học không liên quan đến sự chỉ dạy của phán quan. Cảm tạ sự gia trì của Phật Bồ Tát cho con đến được địa ngục tham quan mà có thể viết ra đoạn văn này chia sẽ với mọi người. Nếu như có công đức, xin đem hồi hướng cho hư không pháp giới nhất thiết chúng sinh, xa rời dục vọng, giữ gìn giới luật thanh tịnh, cùng chứng vô thượng chánh đẳng bồ đề.
_______________________________________________________________
Trích “Âm Luật Vô Tình” do Thượng Quan Ngọc Hoa trước tác.
Mời các bạn cùng đọc Âm Luật Vô Tình tại đây: https://iwantagoodworld.blogspot.com/2018/06/am-luat-vo-tinh-phan-1-ia-nguc-du-ky.html
Kính gơi các đông đạo!
Con theo pháp môn Tịnh Độ nay đã được 3 năm! Xuất phát ban đầu là do con thích môt người và để chiều lòng người này( vì nguơi này theo Tinh Độ đã 10 năm) họ luôn khuyên con ăn chay niêm Phật và mỗi lân con lơ đãng họ nói rất nặng không ghi nhận sự cố găng tu tập của con! Đạo tràng con cũng không đến( vì nguơi đó nói từ trường của con chưa thanh tinh khi vao đạo tràng sẽ ảnh hưởng) con muốn lâp gd và sanh con cùng tu tại gia hướng con mình theo Phât Pháp, nhưng ngươi nay không công nhận cứ tránh né và chỉ muốn con từ bỏ tẩt cả từ công việc đến nhũng môi quan hệ bạn bè!
Con có hỏi đến khi nào thi sẽ ổn định( vì con luôn bị áp lưc của gia đình người dơi khi thấy một mình chỉ lo làm ăn và ăn chay niệm Phật) công việc con thu xếp giao cho nhân viên nên có thơi gian con tu tại nhà một mình! Mỏ Pháp tivi 24/24 cho chúng sanh nghe nhưng vừa rồi tivi bị hư nguồn con đang mơ đến bài pháp về cõi vãng sanh thầy tụng kinh khai thị cho chúng sanh thi nguôn tivi bị hư, chưa kịp đi sửa thì người kia cho răng con không có tâm từ bi( đã nhẵc con đi sửa vài lân) mỗi tháng con luôn bị phân tâm vì con mong muốn có baby nhưng người đó luôn tránh né. Con không thể tiêp tục an yên niê Phât và muôn tự mình có con hoặc sẽ từ bỏ lấy nguơi không theo Đạo nào đó vì con thật sự muốn có con! Thỉnh thoảng con muốn chết để giải thoát và lúc niệm Phật đọc kinh sam hối nếu con thành tâm thi luôn thây minh sai khóc trước bàn Phật!
Cho con hỏi con nên làm gì vì con đã lớn tuổi nêu tiếp tục thi sẽ có thể không sanh được con!
Con muốn tu tại gia và vẫn muốn có gia đình con cái cùng đông lòng huõng theo Phật, con làm vag mong muôn vậy có sai không ạ? Nguơi kia hướng con theo và dạy con học Đê Tử Quy dạy theo sách Thánh Hiền nhưng nói con vân chưa đu để có thể làm mẹ… con thi đa lơn tuổi con sơ không sanh đưôc con nếu tiếp tục keo dai! Tâm con rối bời và luôn gây gỗ với nguơi kia vi lo lắng sợ mất khả năng làm mẹ nếu để thêm thời gian!
Xin các đồng đạo cho con xin lời khuyên và có thể chỉ cho con hướng đi tốt nhất!
Con xin cảm ơn và chúc các đồng đạo luôn tinh tấn và an yên!
A Di Đà Phật
Bạn Diệu Hiền,
Thông qua lời bạn kể, TĐ nhận thấy hình như hai bạn đang sống với nhau ngoài hôn nhân? Người bạn trai của bạn tuy tu đã lâu nhưng tình chấp sâu nặng và đang bị kẹt trong hình tướng và kẹt trong pháp tu. Nếu người bạn trai này không tỉnh táo để nhận ra chướng ngại này thì càng tu sẽ càng chướng đạo.
1/ Người bạn trai chưa hiểu được đạo tràng là gì. Đạo tràng chính là tâm thanh tịnh của mỗi chúng sanh. Khi người bạn trai khởi niệm nói rằng tâm bạn không thanh tịnh nên không được đến đạo tràng vì sẽ khiến đạo tràng đó bị ảnh hưởng, ngay khi khởi niệm nói người khác không thanh tịnh thì tâm người bạn trai đã bất tịnh rồi.
2/ Việc người bạn trai luôn nói nặng lời với bạn khi thấy bạn giải đãi là điều không nên. Tuy nhiên nếu những lời đó không ngoài giới luật mà với tâm mong bạn tiến tu, sớm ngày tịnh hoá thân, tâm thì bạn nên cân nhắc và hoan hỉ ghi nhận.
3/ Việc mở Tivi 24/24 để cúng dường pháp cho chúng sanh là tốt vô cùng, nhưng bạn phải hiểu, chính bạn cũng là một chúng sanh đang cần độ và phải độ gấp. Hàng ngày bạn tu học nhưng tâm không có sự chuyên nhất, việc sai quấy không chịu sửa, việc thiện không năng làm, tâm vẫn luôn bám chấp vào những chuyện thị phi, nhân ngã đời thường, thì cho dù bạn bật cả 10 chiếc tivi suốt ngày cũng không có chúng sanh nào tới nghe cả. Bởi nơi đó Hộ pháp không ủng hộ. Cho nên bạn đừng quá chấp pháp mà cho rằng cứ mở tivi 24/24 là có công đức, bởi công đức phải do chính bạn tu đạo thanh tịnh mới có được. Tâm bạn chưa muốn nhiếp tu, chưa muốn thực hành pháp thanh tịnh mà bạn muốn người khác noi theo là điều nghịch đạo. Điều này bạn nên tư duy thật kỹ.
4/ Việc sanh con là lẽ tự nhiên, nhưng trong mối quan hệ của hai bạn dường như còn có nhiều điều chưa thống nhất? Nếu vậy mà bạn miễn cưỡng sanh con, e rằng không phải là giải pháp tốt đẹp.
5/ Ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp chưa phải là tu. Tu là hàng ngày thường quán chiếu, tư duy thật kỹ lời Phật dạy để sửa đổi tâm mình sao cho mỗi ngày thêm thanh tịnh. Đó mới thực là bạn đang tu theo Phật.
Hy vọng bạn có đủ tỉnh táo để xét ngẫm đến sự tu học của bạn. Như vậy thực có ích.
Kính chào bạn Diệu Hiền,
PH xin được chia sẻ, trao đổi với bạn như sau.
1. Cả hai bạn đều là Phật tử, chắc đã biết về 5 giới của người tu tại gia. Cả hai chưa là vợ chồng chính thức, nhưng nếu có quan hệ vợ chồng với nhau thì cả hai đang gieo nhân tà dâm, sẽ gặp quả báo bất thiện. Cho nên nếu đúng là như vậy thì cả hai cần nên chấm dứt việc quan hệ kia ngay, nên điều chỉnh lại, giữ ở mức tình cảm trong sáng. Đặc biệt, khi bạn là người nữ thì điều đó là rất cần thiết.
2. Nếu bạn đã thẳng thắn trao đổi về chuyện cưới xin, nhưng người bạn trai tránh né, thì chắc là anh ta không thích, không muốn, nói chung là không đủ duyên. Nói thẳng ra anh ta cũng khá ích kỷ vì không nghĩ đến lợi ích, mong muốn của bạn. Nếu anh ta thật sự chỉ muốn tu tập, không muốn lập gia đình, thì ngay từ đầu phải nói thẳng với bạn, và chấm dứt quan hệ với bạn. Tới cũng không tới, lui cũng không lui như vậy thật sự là khá vô trách nhiệm đối với bạn, đặc biệt là khi cả hai đã sống cùng nhau. Về phần bạn, nếu bạn tha thiết mong muốn có chồng, có con thì e rằng bạn cần chấm dứt mối quan hệ này và tìm một người khác thích hợp.
3. Khi bạn muốn lập gia đình và có con thì cũng phải tìm một người thật sự tốt, thích hợp chứ không nên chỉ vì mong muốn có con mà lấy đại một người nào đó vì hành động đó là vô trách nhiệm đối với bản thân mình và đối với con.
4. Bạn khởi đầu việc tu tập là do muốn làm hài lòng người khác. Nhưng ở thời điểm này, mong là bạn đã có suy nghĩ chín chắn hơn vì tu tập là sửa đổi cho mình tốt hơn, chính là gieo nhân tốt và mình là người gặt được quả báo tốt chứ không phải là người mà mình muốn làm hài lòng. Mong rằng sau này cho dù mối quan hệ của bạn và người kia có ra sao thì bạn sẽ vẫn tiếp tục tu tập vì lợi ích của chính mình.
5. Đối với phàm phu đang tập tu như chúng ta, ngoài việc tập ăn chay và tập niệm Phật, bạn cần tìm hiểu và thực hành những giáo lý căn bản như quy y Tam Bảo, ngũ giới, nhân quả, vì sao phải diệt tham, sân, si,.. để biết rõ tốt/xấu, để tránh gieo nhân bất thiện. Có như vậy thì đời sống mình mới ngày một an lạc hơn.
Kính chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.