Trong cuộc đời này, tôi đã gặp mấy người niệm Phật vãng sanh, biểu diễn, thị hiện cho chúng ta thấy: Chẳng ngã bệnh, biết trước lúc mất, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh. Khoảng bốn mươi năm trước đây, Phật Quang Sơn thành lập học viện Đông Phương Phật Giáo, pháp sư Tinh Vân mời tôi làm chủ nhiệm giáo vụ, tôi ở trên núi ấy mười tháng. Trong thời gian ấy, nghe một công nhân dài hạn [kể chuyện]. Phật Quang Sơn công trình rất nhiều, suốt năm chẳng nghỉ ngơi, không ngừng xây cất, cho nên công nhân ở đó cũng làm việc cho Phật Quang Sơn nhiều năm. Buổi tối, tôi hướng dẫn một vài người học trò thảo luận Phật pháp, người công nhân ấy cũng tham dự, nói với chúng tôi: Năm ngoái, một bà cụ hàng xóm của ông ta niệm Phật, đứng vãng sanh. Ông ta bảo: “Thật đấy, chẳng giả tí nào!” Hôm ấy, chúng tôi nghe ông ta kể chuyện, hết sức hứng thú.
Bà cụ ấy tâm địa hết sức tốt, hết sức từ bi, cũng chẳng hiểu Phật pháp, đâm ra coi lạy thần như lạy Bồ Tát, ông Địa cũng là Bồ Tát, Thành Hoàng cũng là Bồ Tát, những loại Vương Gia Công mà dân gian thờ cúng, cụ đều nghĩ là Bồ Tát. Ba năm trước, cụ cưới dâu, con dâu học Phật, hiểu Phật pháp, liền khuyên mẹ chồng chuyên niệm A Di Đà Phật, chuyên lạy Tây Phương Tam Thánh, những vị thần khác đều thỉnh đi, Bồ Tát đều thỉnh đi. Bà mẹ chồng này hiếm có, nghe lời con dâu khuyên bảo, thật sự làm, chỗ nào cũng không tới; bình thường hễ miếu nào có lễ hội đều tham gia, cụ không đi nữa, ở nhà niệm Phật, trong nhà lập Phật đường, [tụng niệm] ba năm. Đến một tối nọ, đến bữa cơm tối, cụ dặn dò con trai, con dâu; con trai, con dâu vô cùng hiếu thuận, cụ bảo: “Các con dùng cơm trước, mẹ đi tắm”. Thật ra, cả nhà đợi cụ, đợi thật lâu chẳng thấy cụ ra. Tới phòng tắm, coi cụ đã tắm xong chưa, gọi chẳng thấy ai trả lời. Tới Phật đường, thấy cụ mặc áo tràng chỉnh tề, tay cầm chuỗi, đứng trước tượng Phật, gọi chẳng thấy cụ trả lời, tới nhìn kỹ, cụ đã vãng sanh rồi. Hàng xóm đều đến xem, cụ đứng mất! Chúng tôi nghĩ: Có lẽ cụ chẳng báo cho người nhà biết; cho người nhà biết, sợ họ sẽ ngăn trở, cụ chẳng thể tự tại dường ấy. Đúng là tự tại, tiêu sái ra đi, chính mắt ông ta trông thấy, chẳng giả. Vị công nhân dài hạn ấy đã giảng cho chúng tôi nghe một bài học do chính mắt ông ta thấy.
Khi tôi đến Hương Cảng giảng kinh, chúng tôi nghe băng thâu âm lời khai thị trong Phật Thất của pháp sư Đàm Hư, tôi nghe thấy lão nhân gia giảng rất nhiều. Sau đó, qua tác phẩm Ảnh Trần Hồi Ức Lục [biết thêm nhiều chuyện vãng sanh], đấy là truyện ký về lão nhân gia do Ngài kể, học trò Ngài là pháp sư Đại Quang ghi chép. Chúng tôi cũng hết sức thân thiết với ngài Đại Quang, Sư vãng sanh chắc cũng đã mười năm rồi. Ba mươi năm trước, ở Hương Cảng, chúng tôi thường ở chung một chỗ. Văn tài của Sư hết sức hay, Ảnh Trần Hồi Ức Lục do Sư viết, toàn là chuyện thật. Gần đây nhất, chừng ba năm trước đây, ở Thâm Quyến có cư sĩ Hoàng Trung Xương ba mươi mấy tuổi, nghe tôi giảng kinh, nghe nói từ xưa tới nay người thật sự niệm Phật khoảng chừng ba năm công phu thành tựu bèn vãng sanh. Trong quá khứ, đã từng có mấy vị pháp sư hỏi tôi, bọn họ thấy những trường hợp ấy, bèn nói: Có phải là những người vãng sanh ấy thọ mạng vừa đúng ba năm là hết [nên vãng sanh sau ba năm niệm Phật] đó chăng? Tôi nghĩ nói kiểu này chẳng hợp lý, thỉnh thoảng có một hai người thì được, chứ nhiều người như vậy sẽ chẳng hợp với lý luận, không hợp la-tập (logic). Vì sao vãng sanh? Người ấy công phu đã thành phiến. Chỉ cần công phu thành phiến, quý vị muốn ra đi lúc nào cũng được! Muốn đi thì đi; muốn ở lại cũng được! Ở lại thế gian này là do có nhiệm vụ, có sứ mạng, làm cho người khác thấy. Nếu chẳng có duyên phận với thế gian này, người ấy đã ra đi. Lúc ấy, cư sĩ Hoàng Trung Xương bế quan tại Thâm Quyến ba năm, ông ta nghĩ: “Hãy thử xem, cổ nhân ba năm có thể thành tựu. Xem ta có đúng ba năm thật sự thành tựu hay không?” [Bế quan niệm Phật] hai năm mười tháng, còn thiếu hai tháng, ông ta biết trước lúc mất, thật sự ra đi, chẳng ngã bệnh. Khi hỏa táng, lưu lại xá-lợi, nay xá-lợi vẫn còn thờ ở nơi ấy, làm một cái tháp nhỏ đặt ở đó. Nêu gương cho chúng ta, thật đấy, chẳng giả đâu!
- Cái thứ nhất “không thể xen tạp”.
- Cái thứ hai “không thể gián đoạn”, tốt nhất là ngày đêm đều không gián đoạn.
- Cái sau cùng “không thể hoài nghi”, nó là thật, một chút cũng không giả.
Tin thật, nguyện thiết tha, không ai chẳng thành tựu, đừng bỏ lỡ cơ hội! Từ vô lượng kiếp đến nay sanh tử luân hồi trong lục đạo, khổ chẳng thể nói được! Suốt đời này quý vị gặp cảnh khổ vẫn chưa phải là Đại Khổ. Trong quá khứ, quý vị từng nếm mùi địa ngục, nếm mùi ngạ quỷ, nếm mùi súc sanh, cũng đã từng làm thân trời; nếu nghĩ đến nỗi khổ trong tam đồ, quý vị còn muốn ở đây để làm gì nữa? Nếu chẳng thoát khỏi lục đạo luân hồi, nói cách khác, đối với bất cứ ai, cũng dám chắc là thời gian trong tam đồ lâu dài, thời gian trong nhân thiên ngắn ngủi. Vì sao? Chúng ta học Pháp Tướng Duy Thức bèn biết: Trong A Lại Da thức, đối với Tương Ứng Tâm Sở, Thiện Tâm Sở chỉ có mười một món, Ác Tâm Sở có hai mươi sáu món, chứng tỏ trong tập khí của quý vị, thiện ít, ác nhiều. Giáo dục của cổ thánh tiên hiền chẳng có dụ dỗ, mê hoặc. Sự dụ dỗ, mê hoặc bên ngoài hiện thời toàn là giết, trộm, dâm, dối, toàn là bạo lực, tình dục, còn gì nữa đâu? Thế giới ngày nay vì sao loạn? Tai nạn vì sao nhiều? Nguyên nhân là như vậy. Quý vị còn có thể không vãng sanh ư? Thật sự giác ngộ, phát tâm đại từ bi, trụ nơi đây thêm vài năm nữa, chịu tội thêm một chút, mong mang thêm một ít người cùng đi, đấy là sứ mạng. Có người tiếp nhận, có người nghe lọt tai, có người tin tưởng thì chúng ta vẫn phải làm, một người cũng chẳng bỏ, tới lúc công đức viên mãn, tự nhiên ra đi. Ra đi cũng thị hiện rất tốt đẹp cho mọi người thấy, giống như ông Hoàng Trung Xương, giống như bà cụ niệm Phật ở Đài Nam. Dù bà cụ suốt đời cũng không biết giảng kinh, cũng chẳng biết hoằng pháp, sự biểu hiện của cụ đã độ bao nhiêu người, khiến cho bao nhiêu người dấy lên lòng tin, khiến cho bao nhiêu người hóa giải nỗi hoài nghi đối với Tịnh Độ. Đây là Tác Chứng Chuyển trong Tam Chuyển Pháp Luân; nay mọi người đòi hỏi chứng cứ, bèn tạo chứng cứ cho quý vị xem.
Trong quá khứ, chúng tôi nghe lão pháp sư Đàm Hư báo cáo. Tôi không có duyên phận này, thiếu phước phận, chẳng được gặp lão pháp sư. Tôi đến Hương Cảng, Ngài đã vãng sanh hai, ba năm rồi! Nhưng tôi nghe từ băng thâu âm, Sư giảng khai thị trong Phật Thất, có đồng tu đem cuốn băng thâu âm đến [cho tôi nghe]. Sư nói bằng giọng địa phương miền Bắc, tôi nghe chẳng hiểu lắm, tôi nghe liên tục không ngừng ba mươi lượt, đại khái có thể nghe hiểu chín phần. Cuối cùng, tôi rốt cuộc tìm được một đồng tu ở phương Bắc, nhờ chép toàn bộ băng thâu âm thành văn tự, in ra một cuốn sách nhỏ. A! Sư giảng thật hay! Quý vị thấy Sư kể chuyện người thợ vá nồi là đồng tham đạo hữu của Sư, là người quen, tại gia niệm Phật, một câu A Di Đà Phật thôi! Ông thợ vá nồi không biết chữ, chưa từng đi học, ngoài bốn mươi tuổi mới xuất gia, điều gì cũng chẳng biết, là bạn chơi đùa hồi nhỏ của lão hòa thượng Đế Nhàn, cùng ở trong một thôn trang. Ông ta đến tìm pháp sư Đế Nhàn, cuộc sống của ông ta thật sự khổ sở quá, thấy pháp sư Đế Nhàn làm pháp sư xuất gia cũng thoải mái lắm, rất hâm mộ, bèn muốn theo Ngài xuất gia. Lão pháp sư Đế Nhàn cũng hết sức từ bi, gặp người bạn chơi đùa thuở ấy, bảo ông ta: “Xuất gia phải học kinh giáo. Ông lớn tuổi như thế, mà cũng chẳng biết chữ, xem ra học kinh giáo chẳng thành công!” Thuở ấy trong nhà chùa, chẳng học kinh giáo thì phải học kinh sám Phật sự. Kinh sám Phật sự là ngũ đường công khóa, thấy ông ta đầu óc chậm lụt, ông học cũng chẳng thành công. Có nghĩa là “ông xuất gia làm sao được?” Nhưng người bạn ấy cứ nhất định muốn nương cậy Ngài, cuối cùng không có cách nào, Ngài bèn nói: “Tôi có điều kiện, ông có thể chấp nhận hay không?” Ông ta nói: “Sư cứ nói đi, hết thảy tôi đều nghe theo lời Sư”. Với điều kiện như thế, ông ta nói: “Được”, Sư bèn cho ông ta xuống tóc. Sau khi xuống tóc, Sư nói: “Ông không cần thọ giới. Nghi thức thọ giới ông cũng chẳng hiểu, ông cũng chẳng thọ được”. Tại vùng quê ở Ninh Ba có một ngôi miếu nát, không ai ở, cho một mình ông ta ở nơi đó, dạy ông ta một câu “Nam-mô A Di Đà Phật” sáu chữ. Sư dặn dò: “Ông ở nơi đó, niệm một câu này, niệm mệt bèn nghỉ. Nghỉ ngơi khỏe khoắn rồi lại niệm tiếp, sau này chắc có lợi lạc”.
Bí quyết thành công của người này chẳng có gì khác: Thật thà, vâng lời, thật sự làm, ông ta bèn thành công! Quý vị thấy người ta niệm Phật ba năm bèn đứng vãng sanh. Tại vùng quê thuở ấy, giao thông chẳng thuận tiện, một bà cụ già trong thôn phát hiện: “Sư phụ đã đứng vãng sanh”. Quá sức lạ lùng, hiếm có, trước nay chưa hề thấy ai đứng mất! Còn có những vị lão cư sĩ niệm Phật báo cho mọi người đến xem; xem xong, sai người sang chùa Quán Tông báo tin, báo với lão hòa thượng Đế Nhàn. Lão hòa thượng nghe tin này, vội vã đến xem, đi về mất ba ngày. Thấy tình hình này, lão hòa thượng Đế Nhàn rất hoan hỷ, tán thán: “Ông xuất gia chẳng uổng, khá lắm, ông mất như thế đó”. Sư tán thán: “Đại pháp sư giảng kinh thuyết pháp chẳng bằng ông, phương trượng, chủ tịch tùng lâm cũng không bằng ông! Ông đúng là giỏi lắm!” Niệm một câu sáu chữ “Nam-mô A Di Đà Phật” ba năm, thù thắng lắm! Đó là chuyện trước mắt, không xa mấy! Trong phần trước, tôi đã kể với mọi người chuyện một bà cụ tại làng Tướng Quân ở Đài Nam, cũng là niệm Phật ba năm rồi đứng mất. Lời tán thán này chẳng hư giả mảy may nào, vấn đề là chúng ta phải thật sự làm thì mới được.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Con tên là Nguyễn Ngọc Hải sinh năm 2003. Gia đình con không theo một đạo nào, nhưng gần đây con có tìm hiểu một số Triết Lý của các đạo và nhận thấy đạo con nên tu là Phật Giáo. Từ khi tìm hiểu con bắt đầu tu Tịnh Độ. Trong gia đình con chỉ có mỗi mình con tin Phật, mỗi khi con đề cập đến Phật Giáo cha con lại mắng mỏ và nói: Mày niệm Phật rồi bốc cứt mà ăn. Con cũng không dãm cãi lại và chỉ nói nhỏ nhẹ. Con đã tìm rất nhiều cách trên internet nhưng thực hành cũng không có hiệu quả. Con xin các cô chú Phật tử và Đường Về Cõi Tịnh hoan hỉ đóng góp ý kiến để con có thể khuyên giải cha mẹ của con.
Hì bạn cũng hơi giống mình, cả nhà mỗi một mình tin và niệm Phật nên khi thấy mình niệm ai cũng bảo mình điên , mình thì gặp đc và tin đc pháp môn này rồi thì k để ý ngta nói mình gì nữa, niệm ra tiếng k tiên thì niệm thầm ,pháp môn này có nhiều cách hành trì , mỗi thời mỗi nơi đều có cách áp dụng khac. Miễn sao câu Phật hiệu mình k để lọt là đc , niệm Phật quan trọng là lòng tin và phải kiên trì . cố gắng tu nha bạn .
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT!
Chào bạn Phật Pháp Vô Biên.
“Ví như đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai.”
Phật cũng dạy “Lấy khó khăn làm thích thú” vì ko chướng nạn thì đạo hạnh ko tiến bộ, ko chướng nạn thì dễ ngã mạn, kiêu căng.
Lục Tổ Huệ Năng “Phật pháp tại thế gian, không lìa đời giác ngộ.” Nghĩa là bạn nên chân chính dụng công ở cảnh giới của mình dù có thuận duyên hay nghịch duyên. Việc tu hành bạn phải tùy duyên, tùy thuận; nếu phan duyên, ko thuận và cưỡng cầu người khác theo ý mình thì nhất định ko được. Bạn cứ bình tĩnh dành thời gian trau dồi đạo hạnh của mình, “tốt đời đẹp đạo” bạn phải kiên trì, ko thể ngày một ngày hai mà xong được. Trước khi khuyên giải ba mẹ, bạn phải làm tròn bổn phận của một Phật tử đã, khi đó lời khuyên của bạn mới phát huy tác dụng.
Bạn hãy xem đây như thử thách của mình, bạn ko nên e ngại, nhút nhát rồi nhụt chí ko niệm Phật nữa thì rất là uổng vì “Phật pháp khó được nghe”, pháp môn Niệm Phật lại càng khó. Trước hết, hiện tại bạn nên một mặt trọn hết bổn phận với gia đình (học hành, sinh hoạt, chăm làm việc nhà, giúp đỡ ba mẹ…) là bạn đã giữ được đạo hiếu là nhân tố quan trọng của hạnh học Phật, niệm Phật. Đừng chống đối ý kiến của ba mẹ, vì bạn học Phật mà lại làm gia đình bất hòa thì ko tốt cho cả hai, ba mẹ bạn có thể tạo nghiệp phỉ báng. Mặt khác bạn vẫn giữ tâm niệm Phật thầm mọi lúc mọi nơi, đi đứng nằm ngồi, làm việc nhà, lúc rảnh rỗi đều nhiếp tâm niệm Phật ko gián đoạn, xen tạp. Cần làm việc gì thì làm hết trách nhiệm, xong thì buông xả niệm Phật. Trong hoàn cảnh bạn khó niệm Phật được vì phải tập trung việc học, bạn hãy giữ tâm Phật của mình với gia đình, bạn bè, thầy cô nghĩa là: vẫn trọn hết bổn phận với việc học, giữ giới Thập thiện, Lục hòa, 6 đại tông chỉ của HT. Tuyên Hóa (Không tham, không tranh, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối) kết thiện duyên với mọi người. Ai cũng thấy bạn học Phật trở nên dễ mến như vậy thì họ sẽ đến kết thân và ủng hộ bạn.
Lúc buổi tối, bạn nên đặt thời khóa niệm Phật (khoảng 1000-2000 Phật hiệu thôi, nhiều quá dễ sanh nản chí) để công phu mỗi ngày được liên tục, ko gián đoạn.
Sau đó là bạn đem các công đức lành trong 1 ngày tu tập hồi hướng cho ba mẹ, cho các oan gia trái chủ, sám hối tội lỗi và cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế giới để hợp với bản nguyện của Phật A Di Đà.
Báo ân là nuôi dưỡng cha mẹ,
Nhân nghĩa thì già trẻ thương nhau.
Khiêm nhường thì sang hèn hòa thuận,
Nhẫn nhục thì việc ác chẳng sanh.
Nếu công phu miên mật mãi mãi,
Kẻ ngu độn cũng phải kiến tánh.
Thuốc đắng hay trừ được bệnh khổ,
Lời trái tai ắt là trung ngôn.
Tự sửa quấy sẽ sanh trí huệ,
Giấu lỗi thì trong tâm chẳng lành.
Hằng ngày thường lợi ích chúng sanh,
Thành đạo chẳng do bố thí tiền.
Bồ Đề chỉ ở nơi tâm ngộ.
Đâu cần hướng ngoại để cầu huyền.
Nghe xong hãy theo đây mà tu hành,
Tịnh Độ đã ở ngay trước mắt.
Duy nguyện Phật sự của bạn sớm hoàn thành viên mãn.
A DI ĐÀ PHẬT!
Chào Ngọc Hải, em còn nhỏ tuổi mà có duyên với Phật pháp sớm vậy tốt quá. Trong cuộc sống có điều gì buồn phiền muốn chia sẻ hay hỏi thì em hãy lên DVCT tâm sự để mọi người chia sẻ cùng em. Đừng để niềm tin mất, đừng để cái duyên trôi qua vô ích, mong em hãy thường xuyên lên diễn đàn này. Phật pháp rất hay, rất chân thật, rất vĩ đại.
Về khuyên ba mẹ thì hãy từ từ từng bước một, khi có duyên thích hợp thì mình nói, không phù hợp thì đừng nói, vì ba mẹ em giờ chưa tin em nói nhiều khiến ba mẹ bực lại nói những điều không tốt. Về phần mình em phải nỗ lực tu học, cẩn thận đừng để thoái duyên,chỗ nào không rõ em có thể lên đây hỏi mọi người, kiên trì bền chí mà làm thì chắc chắn em sẽ cảm hoá được ba mẹ. Điều quan trọng là: em muốn cưú người chết đuối thì phải biết bơi, cứ thật thà chân thật học Phật, hoàn cảnh xung quanh sẽ dần dần chuyển theo e.
Chú sinh năm 1973, nay chú góp ý cho con vài nhận xét.
Trước tiên con phải hiểu Pháp Phật nói chung và pháp môn niệm Phật A di đà thì con sẽ tự có câu trả lời và cách giải quyết.
Pháp Phật quan trọng nhất là ” Nhân-duyên-quả”.
Con cũng biết có được “thân người” là rất khó.
Từ “thân người” này muốn khi chết được làm “người” cũng rất khó.
Pháp môn niệm Phật A di đà: trước tiên theo chú là có Phật A di đà, có cõi Cực Lạc của Phật A di đà ở phương Tây so với trái đất của chúng ta.
Pháp môn niệm Phật A di đà do Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra, thì cũng phải theo “Nhân-quả”.
Pháp môn niệm Phật A di đà khi chết đi về cõi Cực Lạc, tại nơi này : chúng ta không còn “lui sụt” sẽ tiến dần lên quả Vị Phật.
Theo “Nhân-quả” thì điều kiện phải hơn điều kiện khi chết tái sanh lại làm “người”.
Vấn đề “tin sâu, nguyện thiết” khi chết sẽ đi về cõi Cực Lạc của Phật A di đà quá “chung chung”, rất khó “thực hành”.
Con cứ theo chuẩn “con người phải sống làm việc ra sao” để khi chết tái sanh lại làm “người”.Muốn đi về cõi Cực Lạc của Phật A di đà thì phải hơn chuẩn này mới được!
Trở về tình hình của con:
Con năm nay 13 tuổi tây, đây là tuổi đang đi học, theo chú con nên học hành cho giỏi, phụ giúp cha mẹ được gì thì cứ làm……
Còn vấn đề khuyên cha mẹ thì đừng quá nóng vội, cứ từ từ…..
Thui, chú chỉ có vài lời nói cho con zậy thui!
Chúc con tìm được câu trả lời cho trường hợp của con.
A Di Đà Phật
Bạn Nguyễn Trung ơi
Bạn có thể cho tôi biết thời điểm phật ADIDA trụ thế là năm nào không? Tôi nghĩ bạn tinh thông phật pháp nên nhờ bạn giải thích. Cho tôi đường dẫn của tài liệu tham chiếu nữa nhé. Tôi đang nghiên cứu nên rất cần.
Mong bạn hoan hỷ giúp đỡ
Đức Phật A Đi Đà thành Phật đến nay đã được 10 kiếp như lời Phật Thích Ca đã dạy trong kinh A Đi Đà. Phật A Đi Đà còn có hiệu là Vô Lượng Thọ Phật vì tuổi thọ của ngài không ai có thể tính đếm được. Hiện ngài vẫn còn trụ thế và đang nói pháp ở Tây Phương Cực Lạc. Để hiểu thêm về tiểu sử của Phật A Đi Đà bạn nên tìm hiểu thêm về ngài, hãy vào Google gõ tìm: tiểu sử đức Phật A Đi Đà. Hay bạn có thể xem video về ngài:
https://www.youtube.com/watch?v=m1NT-pgV0Oc
Những người thiếu thiện căn, phước đức thì chẳng dễ dàng tiếp nhận sự có mặt của Phật A Đi Đà. Nhưng chúng ta hãy xem xưa nay các gương vãng sanh trong Vãng Sanh Truyện, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, hay các chuyện vãng sanh ở website này (phía đầu trang) thì thấy người được vãng sanh nhiều hàng hàng lớp lớp không thể nói là giả được. Nếu Phật A Đi Đà không có thật thì làm sao có người vãng sanh? Có một số người cho rằng các kinh Tịnh Độ là sản phẩm của người Hoa nghĩ ra. Họ thật là đáng thương. Cho nên Phật Thích Ca mới nói rằng đây là “nan tín chi pháp” tức là pháp môn khó tin. Ngay cả ngài pháp sư Tịnh Không phải mất 40 năm mới tin nổi pháp Tịnh Độ, còn chúng ta mới tẽn tò bước vào Phật môn 5 hay 10 năm mà tin nhận được pháp này là chúng ta may mắn hơn ngài rồi. Chỉ những ai trong vô lượng kiếp đã từng gieo nhân Tịnh Độ mới có thể dễ dàng tin nhận pháp môn Tịnh Độ ngay hiện đời.
Nam Mô A Di Đà Phật. Gửi bạn Phật Pháp Vô Biên. Chúng sanh chúng ta do vô minh nên thường bị cái chợ đời ô trược này đánh lừa, cứ chạy theo cái bóng hư ảo đến lúc bệnh tật, đau khổ,… ập tới lại quay ra trách móc đủ thứ. Trong khi món quà vô giá Đức Phật ban tặng thì không tin, không nhận, không theo. Nay bạn còn trẻ mà biết đến Đạo Phật đó cũng là phúc lớn. Bạn hãy vững bước trên con đường của Phật. Bạn chăm chỉ học tập, làm việc, tu dưỡng, luôn hoan hỉ và giúp đỡ mọi người. Trong cuộc sống có vô vàn những khó khăn, vất vả, mệt mỏi vì phải chứng kiến nỗi đau, sự mất mát của bản thân và mọi người. Đừng vì những nghịch duyên mà nản, hãy coi đó là thử thách trên con đường tu hành bạn nhé. Hãy luôn nhớ rằng “Trăm điều Phúc-chữ Hiếu đứng đầu”. Hàng ngày nhất tâm niệm Phật lại thêm sự gia hộ của Đức Phật và các Chư vị Bồ Tát dần dần tâm an, thân khỏe. Lúc đó cha bạn và những người xung quyanh sẽ thấy được ánh sáng của Phật mà giác ngộ. Chúc bạn ngày một tinh tấn. Xin thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT.
Nhũng lời chia sẻ của các cô chú thật vô cùng thực tế và ý nghĩa.
Con nguyện thực hành theo những lời chỉ dạy trên.
A Di Đà Phật…
Thư gởi đến các liên hữu ở Việt Nam:
Tịnh Thái, Tìm Lại Phật Tánh, Thiện Nhân, Trung Đạo, Hãy Niệm A Di Đà Phật…
Độ có đọc những lời khai thị của Pháp Sư Tịnh Không:
-nói về cư sĩ Lý Mộc Nguyên ở Tân Gia Ba (Singapore) đã giúp đở những người bị tuyên án TỬ HÌNH “treo cổ”, cư sĩ Lý đã khai thị cho những người tử tù, họ hết đường lựa chọn nên đã sám hối, niệm Phật, nguyện VSTPCL. khi tử tù bị đưa ra tử hình, sau khi bị treo cổ lấy thân xác xuống thân hình mềm mại, làm cho những người chứng kiến tại pháp trường chuyện chưa từ thấy bao giờ, phần đông khi bị treo cổ thân xác khi lấy xuống người cứng đơ.
– Cư sĩ Lý đã vào lao tù khai thị cho 1 người vài ngày sau sẽ bị tử hình, tử tù chấp nhận lời khuyên bảo của cư sĩ Lý, ba ngày sau chưa đến ngày tử hình, thì tử tù đã niệm Phật VSTPCL rồi.
Các liên hữu ở Việt Nam …. có thể nào làm như cư sĩ Lý Mộc Nguyên không? Nếu có gì sai lầm thì xin các liên hữu tha lỗi cho Độ. Các liên hữu nhớ hồi âm cho Tịnh Độ. Xin chân thành cảm ơn…
A Di Đà Phật…
Gửi bạn Tịnh Độ
Tịnh Độ có thể giúp tôi tra cứu thông tin bạn vừa nêu không? Để mọi người biết và vững tâm tinh tấn.
Mong bạn hồi âm lắm
A Di Đà Phật! Vô Minh nên lên google hoặc Youtube search: “Chuyện vãng sanh ở Việt Nam” để tăng trưởng tín tâm, toàn những chuyện có thật có địa chỉ và thời gian rõ ràng.
Thêm vài trường hợp niệm Phật sau một vài năm được vãng sanh:
Cụ Bà Niệm Phật 1 Năm Ngồi Tự Tại Vãng Sanh
Trăm Duyên Chẳng Quản Buông Xả Niệm Phật 2 Năm Sau Vãng Sanh
Nghèo Khổ Niệm Phật 3 Năm Liền Vãng Sanh
Chàng Ngốc Thật Thà Niệm Phật 3 Năm Vãng Sanh
Bé Gái 10 Tuổi Niệm Phật 3 Năm Biết Trước Ngày Giờ Tự Tại Vãng Sanh
Chào bạn Vô Minh,
Mấy hôm nay thấy bạn đang muốn tìm hiểu về nguồn gốc của Tịnh Độ tông, xin được chia sẻ vài thông tin mà PH đã đọc được trên internet.
Các kinh chính của Tịnh Độ nằm trong nhánh kinh được gọi là Đại thừa. Dựa trên các tài liệu khảo cổ mà các nhà khoa học đã phát hiện và nghiên cứu, họ cho rằng các kinh này là do các vị Phạn tăng đã phát triển thêm dựa trên các kinh điển nguyên thủy(có nhiều giả thuyết khác nhau về điều này, PH chỉ đưa ra giả thuyết mà PH thấy hợp lý). Lý do tại sao các vị Phạn tăng làm như vậy thì cũng không rõ. Như vậy có thể đủ thông tin để kết luận rằng các kinh này không phải do các vị tăng Trung Hoa viết ra.
Ở đây có điều cần lưu ý, dù là dựa trên các tài liệu khảo cổ, tuy nhiên đó cũng chỉ là suy đoán, mà suy đoán thì cũng có lúc không đúng. Ngoài ra, có thể trong tương lai, các nhà khoa học lại phát hiện thêm những điều mới khác, lại đưa ra giả thuyết khác với giả thuyết hiện giờ. Thật ra những điều như vậy có xảy ra cũng là bình thường, vạn pháp đều do duyên hợp, biến chuyển thay đổi không ngừng. Cho nên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, chứ đừng nên dựa vào đó để phán xét là kinh có phải hoặc không phải do Phật thuyết.
Trong bài kinh dạy cho người Kalama, đức Thế tôn đã có lời dạy mà theo PH là hết sức quý giá cho trường hợp không biết có nên tin vào kinh, lời dạy này nọ hay không. Phật dạy là, chúng ta đừng nên tin vì đó là truyền thống, đừng nên tin vì đó là lời chư Tổ, cũng đừng nên tin vì đó là lời Phật thuyết, mà hãy thử áp dụng những lời dạy đó vào trong cuộc sống của mình, nếu mình thấy được sự an lạc, lợi cho mình, và lợi cho người thì đó là pháp nên theo.
Thêm một điều cần lưu ý, các pháp đều do duyên hợp, nên sẽ có người thích hợp với Tịnh Độ, nhưng có người lại thích hợp với Thiền, Mật,..tất cả đều không ngoài chữ “duyên”, nên cần biết như vậy để tôn trọng và thoải mái với những người tu tập các pháp môn khác. Các con sông đều đổ ra biển, đừng nên chủ quan phán xét và đánh giá này nọ các pháp môn khác, vì nếu không khéo sẽ làm tăng trưởng ngã mạn của mình, mà như vậy thì mình lại đang tự gây chướng ngại cho mình trên đường tu đạo.
Nếu bạn “lăn tăn” về nguồn gốc của Tịnh Độ, thì có lẽ bạn nên tìm hiểu Tứ Niệm Xứ và hành trì theo, vì Tứ Niệm Xứ được các vị tăng và các nhà khoa học đều đồng ý về nguồn gốc.
Vô thường chóng lắm, hãy tinh tấn tu học bạn nhé.
Chúc bạn thường an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn sự giải thích của Phước Huệ. Tôi hoàn toàn cảm thấy thỏa mãn với lời giải đáp của bạn. Chúc bạn tinh tấn
Chào Phước Huệ.
Qua những lời bạn viết, tôi có thể thấy được bạn là người rất thận trọng trong việc nghiên cứu cũng như cách đưa ra các quan điểm cá nhân. Tôi thấy ở bạn có sự tu học nghiêm túc. Tôi rất mong được trao đổi Phật học với bạn vì tôi mới nghiên cứu và bắt đầu thực hành nên sự hiểu biết của tôi còn rất khiêm tốn. Cám ơn lời nhắc nhở của bạn về vô thường. Tôi hiện nay đang chịu tác động rất mạnh mẽ của vô thường và nếu không thấy tôi comment nữa thì tức là tôi đã đi theo vô thường rồi. Tôi thực sự mong có được chút căn lành trước khi vô thường túm được tôi
Chào bạn Vô Minh,
Nếu bạn muốn tìm hiểu về Tứ Niệm Xứ, bạn có thể tìm nghe bài giảng của thầy Thích Giác Khang về Tứ Niệm Xứ. PH chưa nghe các bài giảng của thầy về Tứ Niệm Xứ, tuy nhiên PH đã có nghe thầy giảng về Kinh Sáu Sáu, Pháp môn Tịnh Độ, thấy rất rành rõ, thấy được ngài là bậc đủ giới hạnh, khiêm cung, tự biết mình, luôn tinh tấn tìm hiểu tu học để thoát luân hồi. Nên các bài giảng của thầy đã giúp PH rất rất nhiều trên đường tu học, mong bạn cũng sẽ được lợi lạc từ các bài giảng của thầy.
Trên đường tu học, bạn có thắc mắc gì thì cứ đăng trên trang mạng này, các bạn sen và PH có ai biết thì sẽ chia sẻ với bạn. Hoặc bạn có thể đăng hỏi trên báo Giác ngộ, PH đã có đọc tư vấn của quý thầy về các thắc mắc của các Phật tử, thấy rất ổn.
Chúc bạn tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Gửi bạn Vô Minh.
“Một câu niệm Phật bao trùm đại tạng giáo, đầy đủ tất cả, vẫn không thiếu sót pháp nào. Bậc thông tông thông giáo mới có thể làm người chơn niệm Phật, và hạng ngu tối không hiểu chi, chỉ biết thành thật vâng lời, cũng có thể làm người chơn niệm Phật. Ngoài hai hạng này, chơn hay không đều do nơi mình gắng sức, tự xét có thực hành đúng giáo pháp cùng chăng? Đến như tu Tịnh độ, đã có ý quyết định không nghi, cần gì phải hỏi sự hiệu nghiệm của người khác? Dù cho cả thế gian đều không hiệu nghiệm cũng chẳng sanh một niệm nghi ngờ vì lời thành thật của Phật, Tổ có thể đủ làm bằng cớ. Nếu cứ hỏi sự hiệu nghiệm của người khác, tức là tâm còn do dự, chưa tin chắc lời của Phật, việc làm tất khó xong. Bậc anh liệt, quyết chẳng đến đỗi bỏ lời Phật theo lời người. Những kẻ không chủ trương chỉ lấy sự hiệu nghiệm bên ngoài làm tiên đạo, thật là đáng thương xót!”
Trích từ Lá Thư Tịnh Độ – Ấn Quang Đại Sư
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Gởi bạn Vô Minh:
-Câu chuyện thứ nhất ở Tân Gia Ba do Pháp Sư Tịnh Không thuyết giải do cư sĩ Lý mộc Nguyên kể lại về chuyện tử hình treo cổ. Tịnh Độ nhớ ko lầm thì khi PS. Tịnh Không giảng kinh Vô Lượng Thọ năm 1994 ở Tân gia Ba có nói câu chuyện này. Nếu Vô Minh ko tin thì đi Tân gia Ba đến cư sĩ Lâm thì sẽ rõ.
-Tịnh Độ xin đính chính câu chuyện thứ hai ko phải do cư sĩ Lý Mộc Nguyên kể lại cho PS. Tịnh Không, mà là có vị đồng tu kể lại: có một phạm nhân lảnh án tử hình (xử bắn), bèn nên ở trong tù chuyên niệm A Di Đà Phật, cũng chẳng biết bao lâu, lão nhân ngồi ở trong tù vãng sanh trước khi đem đi xử bắn, câu chuyên này có thể xảy ra. Câu chuyện này do bạn Tiêu Diêu Miền Cực Lạc đăng trên facebook. Độ đã đọc qua. Hai câu chuyện trên cũng gần giống chuyện vua A Xà Thế. Sám hối, niệm Phật, nguyện vảng sanh tây phương cực lac.
Vô Minh phần nhiều Độ đưa ra câu hỏi thôi. Vì mình trí nhớ kém nên ít khi phúc đáp cho các liên hữu. Có gì thắc mắc vô trang dvct thì sẽ có các bạn sen phúc đáp cho Vô Minh.
Adidaphat…
Kính gởi đạo hữu Phước Huệ:
Theo tui “Tứ niệm xứ” không có bản đồ thực hành rõ ràng, xem phần “ý kiến bạn đọc” bài “Bốn nền tảng chánh niệm” trên trang web thư viện hoa sen .
Đường dẫn : thuvienhoasen.org/a24410/bon-nen-tang-chanh-niem
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chào bạn Nguyễn Trung,
Vì bạn Vô Minh “lăn tăn” về nguồn gốc của pháp môn Tịnh Độ, nên PH giới thiệu bạn ấy tìm hiểu Tứ Niệm Xứ, mà cho đến thời điểm này, nguồn gốc của pháp này đều được các vị tăng và khoa học công nhận.
Về thực hành, dù PH có xem qua, nhưng chưa từng nghiên cứu kỹ, cũng chưa từng thực hành cho nên cũng không dám có ý kiến gì.
Chỉ mong bạn Vô Minh sẽ có được lợi lạc chân thật từ việc tìm hiểu và hành trì Tứ Niệm Xứ.
Chúc bạn thường an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Pháp môn Tịnh Độ-con đường tắt một đời có thể thoát sinh tử.
Nếu chọn tu Thiền như Tứ Niệm Xứ thì cứ phải xác định sẵn là phải “thiên thu”mới có thể thoát luân hồi.
Gửi ban lavan.
Trên diễn đàn này chúng ta chỉ trao đổi về Phật học và kinh nghiệm tu hành thôi bạn nhé. Đừng vì quá thích mà ca tụng, đừng vì chưa hiểu biết mà chê bai. Bạn nên học tập cách nói của Phước Huệ nhé. Cách nói như bây giờ của bạn có thể sẽ tạo nghiệp cho bạn và tạo nghiệp sân hận cho những người trí thức đấy
Bạn Vô minh nóng tính quá nhỉ !Có thể bạn Vô minh hiểu lầm ý lavan .Lavan ko chê pháp môn nào cả.Đã có lúc lavan còn muốn tu Thiền nữa kìa.
Lavan cũng hay nghe các Thầy tu Thiền giảng.
Bạn Vô minh thấy comment của lavan là ko phải Phật học,ko phải kinh nghiệm tu hành, ko hiểu biết,tạo nghiệp,ko có trí thức,đúng ko ?
Nhưng xin nói ngay là câu thứ 2 trong comment trên của lavan là lời của quý Thầy tu Thiền luôn nói với các Phật tử ,ý Thầy nói rằng tu Thiền là đi trên con đường rất dài và gian khó,ko được nóng vội,và phải kiên trì…Là lời Thầy bên Thiền Tông luôn khuyến nhắc các hành giả tu Thiền như vậy.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Vô Minh,
Có ai trên con đường Đạo mà dám khẳng định mình không Vô minh, chỉ là vô minh ít hay nhiều, giác sớm hay muộn mà thôi. Đến như một bậc đại Tôn Túc HT Thích Thiền Tâm Ngài còn muốn đại chúng viết lên mộ Ngài dòng chữ này
“Bất huệ nạp tăng Thích Thiền Tâm hiệu Vô Nhất mai cốt xứ” (Chỗ vùi xương của ông sư thiếu trí huệ là Thích Thiền Tâm hiệu Vô Nhất)
Cho nên bạn chẳng việc gì phải lo lắng, tuyệt vọng, sợ mình còn vô minh hay gì gì cả. Chỉ cần có tâm chân thật mong cầu học Đạo là quý hóa lắm rồi.
Mình có một lời khuyên chân thành đến bạn là bạn hãy dành mỗi ngày chút thời gian đọc cuốn sách Niệm Phật Thập Yếu của HT Thích Thiền Tâm. Đây là một trước tác cực quý cho hành giả Tịnh Độ. Hãy cẩn thận đọc và suy ngẫm dần dần, lợi ích không thể nghĩ bàn được. Bạn nên mua một cuốn sách mà dành đọc.
Còn đây là địa chỉ sách online và sơ lược về cuộc đời hành Đạo của Ngài
http://www.tinhdo.net/danh-tang-cu-si-tinh-do/101-hoa-thuong-thich-thien-tam.html
http://www.tinhdo.net/sachdao/166-niemphatthapyeu.html
Chúc bạn tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Vô Minh xin cảm ơn sự quan tâm và chia sẻ Hữu Nghĩa.
Chúc bạn tinh tấn
Không phải Vô Minh nghĩ thế đâu lavan, tôi chỉ không đồng ý cách nói của bạn vì bạn nói thế dễ làm nản lòng người tu. Nhất là với 1 kẻ căn cơ còn rất thấp kém như tôi mới đang chập chững bước đi trên đường đạo.
Chúc lavan luôn tinh tấn nhé
Bé Gái 7 Tuổi Bắt Đầu Niệm Phật Sau 3 Năm Biết Trước Ngày Vãng Sanh