Niệm Phật cũng là pháp dưỡng khí điều thần, mà cũng là pháp tham cứu bản lai diện mục! Vì sao nói thế? Cái tâm của chúng ta thường luôn rối loạn, nếu chí thành niệm Phật thì sẽ thấy hết thảy tạp niệm vọng tưởng dần dần tiêu diệt. Hễ vọng tưởng tiêu diệt thì tâm quy về một mối, quy về một mối thì thần khí tự nhiên sung mãn, thông suốt.
Ông không biết niệm Phật là dứt vọng. Cứ thử niệm đi! Sẽ nhận thấy đủ mọi vọng niệm trong tâm đều hiện. Nếu niệm lâu ngày, sẽ tự chẳng còn những vọng niệm ấy. Thoạt đầu cảm thấy có vọng niệm, đấy là do niệm Phật nên mới hiển lộ được những vọng niệm trong tâm, nếu không niệm thì chẳng thấy rõ [tâm có vọng niệm]. Ví như trong nhà thanh tịnh không bụi, nhưng một tia nắng lọt qua khe cửa sổ sẽ thấy không biết bao nhiêu là bụi! Do ánh nắng thấy rõ bụi trong nhà, vọng trong tâm cũng do niệm Phật mà hiện rõ. Nếu thường niệm Phật, tự tâm thanh tịnh.
Khổng Tử hâm mộ đạo của Nghiêu, Thuấn, Châu Công, niệm niệm chẳng quên, nên thấy vua Nghiêu trong canh, thấy vua Thuấn nơi tường, thấy Châu Công trong mộng! Đấy là do thường luôn nghĩ nhớ, có khác gì niệm Phật! Do tâm miệng của chúng sanh bị phiền não, Hoặc nghiệp nhiễm ô, nên Phật dạy hãy dùng tâm miệng xưng niệm hồng danh thánh hiệu “nam-mô A Di Đà Phật”. Như người nhiễm hương, thân có mùi thơm. Niệm lâu ngày, nghiệp tiêu trí rạng, chướng tận, phước cao, Phật tánh sẵn có nơi tự tâm sẽ tự hiển hiện. đức niệm Phật của chính mình hồi hướng cho hết thảy chúng sanh trong pháp giới đều cùng được vãng sanh Tây Phương. Nếu có tâm ấy, công đức sẽ vô lượng. Nếu chỉ vì một người mà niệm thì do tâm lượng nhỏ hẹp, công đức cũng nhỏ hẹp! Ví như [thắp] một ngọn đèn thì chỉ có ánh sáng của một ngọn đèn. Nếu chịu xoay vần thắp cho những ngọn đèn khác thì ánh sáng của trăm ngàn vạn ức vô lượng vô số ngọn đèn sẽ chẳng thể nào thí dụ được; thế nhưng ánh sáng của ngọn đèn ban đầu cố nhiên chẳng bị hao tổn gì! Người đời chẳng biết nghĩa này, nên chỉ biết tự tư tự lợi, chẳng muốn cho người khác hưởng lợi ích ấy.
Bản thể của cái tâm chẳng khác với Phật, cho nên đức Phật dạy con người niệm Phật, dùng lửa trí huệ từ sức thần thông, oai đức của Phật để chưng luyện Phật tâm đang bị xen tạp phiền não Hoặc nghiệp của phàm phu, ngõ hầu phiền não Hoặc nghiệp ấy đều bị tiêu diệt, rơi rớt tứ tán, chỉ còn giữ lại cái tâm thanh tịnh thuần chân thì mới có thể bảo: “Tâm tức Phật, Phật tức tâm”. Chưa đạt đến địa vị ấy [dẫu có nói “Tự tâm làm Phật, tâm Phật này độ tự tâm, ta chính là Phật, Phật chính là tâm, tâm chính là Phật”] thì chẳng qua là dạy về thể tánh [của cái tâm] mà thôi! Nếu luận về Tướng (sự tướng) và Dụng (lực dụng) thì đều hoàn toàn chẳng phải!
Trích Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục
A Di Đà Phật!
Con xin chào cac thầy và các bạn đồng tu!
HVCL hàng ngày vẫn lên “ĐVCT” đọc và suy ngẫm. Hôm nay mạn phép lại có thắc mắc xin được phúc đáp của các thầy và các bạn đồng tu ạ!
Chẳng là hôm trước HVCL có 1 giấc mơ , ko tốt cũng ko xấu.
Ko xấu vì dù là ác mộng nhưng có sự xuất hiện kịp thời của Đức Phật A Di Đà làm cho ác mộng chấm dứt.Ko tốt vì hình ảnh Đức Phật A Di Đà trong giấc mơ của HVCL hoàn toàn ko giống những gì mình hay tưởng tượng và nghĩ đến. chỉ là từ phương xa nhìn thấy áng mây xếp thành hình “Đức Phật” mà thôi, không có hào quang, không như tưởng tượng của mình. Lại nữa trong mơ nếu chỉ nhắc đến chữ” A Di Đà Phật” thì sao mà giấc mơ vẫn chưa chịu “dừng lại”, vẫn tiếp diễn ác mộng, rồi sau cùng khi HVCL phải đọc bài phát nguyện vãng sanh, hình ảnh về Đức Phật A Di Đà do đám mây xếp thành mới hiện đến , phải đọc đến mấy lần mới có cảm giác mình xả bỏ báo thân, tuy rằng ra đi nhẹ nhàng nhưng chỉ đến đó là dừng lại..
HVCL hơi buồn vì chưa được thấy quang minh Đức Phật, buồn vì phát nguyện vẵng sanh mà giấc mơ lại chấm dứt..
Có phải do oán thân trái chủ của HVCL dẫn dắt vào giấc mơ đó?
A Di Đà Phật!
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
Những giấc mơ thường là do tâm thức mình dấy khởi, và có lẽ giấc mơ này của bạn cũng không ngoại lệ. Tâm thức mình lúc không nhớ niệm A Di Đà Phật thì nghĩ tưởng đủ thứ nên mơ như thế là bình thường. Còn khi niệm Phật rồi mà vẫn không tỉnh lại thì có thể sự chú tâm chưa đủ nên cái “ý mộng (ác mộng)” vẫn còn đủ mạnh để lôi bạn mơ tiếp. Cho nên trong lúc hành trì, sự hoàn toàn chú tâm vào câu Phật hiệu là hết sức quan trọng (có định lực). Thông thường nếu trong mơ mình niệm Phật mà vẫn thấy sự việc tiếp diễn thì bạn gắng niệm to lên (niệm to trong ý thức) thì sẽ tỉnh lại.
Tuy nhiên, tốt nhất là bạn đừng nên để ý vào những giấc mơ nữa, không khéo sẽ là chướng ngại đó. Ví dụ, bây giờ không rõ có phải là oan gia trái chủ dẫn dắt không, nhưng khi tỉnh lại bạn thấy buồn, vậy là tự mình gây chướng ngại cho mình rồi. Người tu Tịnh Độ chúng ta phải thường xuyên tỉnh giác, gắng tập trung vào câu niệm Phật thì mới ổn. Mơ thấy điều tốt không vui, thấy xấu không buồn, nói chung là không bị dính mắc vào đó, gắng giữ sự chú tâm niệm Phật thì sẽ được Phật nhiếp thọ, tiếp dẫn (dù là mơ giấc mơ xấu).
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Đã là người niệm phật cầu sanh tây phương thì dù phật thật có hiện ra trước mặt cũng tuyệt đối không được để tâm dao động , huống hồ gì chỉ là một giấc mơ.
Bạn hãy nghe Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
Và Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên.
Sẽ biết lợi ích lớn lao của pháp môn niệm Phật, cách tu trì.
Mình thì chẳng để tâm đến chuyện này. Nhưng nếu nằm mộng ngày làm cái này nhớ rồi đêm cũng mộng làm cái ấy. Nhưng khởi đầu bài viết này nói rất hay
NIỆM PHẬT CŨNG LÀ PHÁP DƯỠNG KHÍ ĐIỀU THÂN.
Vậy thì chỉ chịu nghe lời chắc chắn sẽ lợi ích. Bây giờ chưa dám nói thêm điều gì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính gửi Cư Sỹ Phước Huệ, các Thầy, các bạn!
HVCL xin cám ơn sự phúc đáp tường tận của cư sỹ PH.
Thật ra HVCL không có ý trông đợi mọi việc phải thế này hay thế kia.Như có lần HVCL đọc được vẫn ở trên đây, nếu bình thường ta hình dung hay quán tưởng về Đức Phật thế nào,thì khi lâm chung ( các yếu tố thiện căn phước đức nhân duyên đầy đủ) mà được Đức Phật tiếp dẫn, thì lúc đó Đức Phật sẽ như người đó thường nghĩ. sự việc mà HVCL băn khoăn là không như mình nghĩ ạ!
A Di Đà Phật!
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
PH cho rằng có sự khác biệt trong lúc lâm chung và giấc mơ. Trong lúc lâm chung, đức Phật mà ta thấy, dù là dựa trên những chủng tử trong Tàng thức của chúng ta, nhưng nhờ có Phật lực (do nguyện lực tiếp dẫn) mà thấy được Hoá thân của Ngài với đủ vẽ đẹp, thanh tịnh, trang nghiêm . Còn lúc bạn nằm mơ là lúc hoàn toàn bị vọng tưởng chi phối, câu niệm Phật cũng chưa được đắc lực nên hình Phật mà ta thấy hoàn toàn là từ trong thức của mình hiện ra, mà thức của mình đâu có hoàn toàn thanh tịnh nên sẽ không thấy được hình Phật trang nghiêm thanh tịnh. Trong trường hợp với người nằm mơ mà có thể thấy được đức Phật trang nghiêm thanh tịnh, thì hoặc là công phu của họ đã sâu, cảm ứng được duyên Phật lực gia hộ; hoặc họ đã tu quán tưởng đến mức nhập tâm (nghĩa là tâm họ đã khá đầy hình ảnh Phật) thì chuyện nằm mơ thấy Phật giống như họ quán tưởng là dễ hiểu.
Trong lúc hành trì thế nào chúng ta cũng gặp những vấn đề làm mình băn khoăn. Nếu giải được thì tốt, còn không giải được thì mình cứ để nó qua một bên để tập trung niệm Phật, về tới cõi Cực lạc rồi thì chắc chẳng còn băn khoăn gì nữa.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Kính gửi các Huynh, Liên hữu!
TT có thắc mắc này muốn thỉnh giáo các Huynh cùng các Liên hữu. Rằng, phải chăng Đức Phật từ bi vì thương xót phận nữ nhi nên lập thêm một Nguyện [để độ] dành riêng cho nữ giới?
————-
Ngã tác Phật thời, quốc vô phụ nữ. Nhược hữu nữ nhân, văn
ngã danh tự, đắc thanh tịnh tín, phát Bồ Đề tâm, yếm hoạn nữ thân, nguyện sanh ngã quốc, mạng chung tức hóa nam tử, lai ngã sát độ. Thập phương thế giới chư chúng sanh loại, sanh ngã quốc giả, giai ư thất bảo trì liên hoa trung hóa sanh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, nước không có phụ nữ. Nếu có nữ nhân nghe danh hiệu tôi sanh lòng tin thanh tịnh, phát Bồ Ðề tâm, chán
ngán thân nữ, nguyện sanh cõi tôi, chết đi liền hóa thành nam tử sanh về cõi tôi. Các loài chúng sanh trong mười phương thế giới sanh về cõi tôi đều hóa sanh trong hoa sen nơi ao bảy báu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.
(Nguyện hai mươi hai: Nước không nữ nhân; nguyện hai mươi ba:
Chán thân nữ, chuyển thân nam; nguyện hai mươi bốn: Liên hoa hóa sanh)
-Trích sách Chú Giải, trang 325.
————
TT nhận thấy rằng, nếu so với các Nguyện [cho tất cả] kia thì Nguyện này có những đặc thù riêng, như:
– Sanh lòng tin thanh tịnh (chứ không cần đến “Chí tâm tin ưa”, một yêu cầu cao hơn nhiều!)
– Có tâm Nhàm chán thân nữ ;
– Bớt đi một vài thứ khác v.v…
Nói chung, mức độ yêu cầu ‘dễ chịu’ hơn những Nguyện chung kia nhiều. Quan trọng là phải thêm cái tâm ‘Nhàm chán thân nữ’ nữa!
Biết rõ những điều này rõ ràng rất có lợi cho các bậc Nữ Nhân, để các vị tu tập cho đúng Pháp đúng lý, được thành tựu vãng sanh ngay trong đời này. Thậm chí thành tựu còn nhiều hơn, dễ dàng hơn nam giới!
Xin Quý vị giảng giải để TT cùng mọi người rõ hơn.
Xin cảm ơn Quý vị!
Nam Mô A Di Đà Phật!
tôi có một điều hỏi là hòa thượng tuyên hóa dạy về 42 ngũ ấn và tụng chú đại bi, 42 ngũ ấn ấy phải làm ntn,hay là chỉ niệm chú đại bi theo kinh thôi, không thấy kinh nói rõ về 42 ngũ ấn. xin mọi người hoan hỷ khai thị .a di đà phật
A Di Đà Phật!
HVCL cảm tạ phúc đáp cư sỹ PH!
Do hiểu biết còn rất nông cạn nên HVCL phải học hỏi nhiều rất nhiều nữa ạ!
HVCL xin nghe lời chỉ dạy của cư sỹ, lời khuyên của các bạn đồng tu!
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật!
TÙY DUYÊN ĐỘ NGƯỜI !
Ngày trước, có một năm tôi ở miền nam Đài Loan giảng Kinh, gặp được một ông cụ hơn 80 tuổi. Đó là bậc lão tiền bối học Phật của chúng ta. Chúng ta tuy là xuất gia, kỳ thật ông học Phật lâu hơn so với chúng ta, cả đời học được mấy mươi năm, cũng tham Thiền, cũng học Giáo, cũng học Mật, mọi thứ đều thông đạt.
Tôi giảng Kinh ở miền nam, ông cũng đến nghe. Chúng tôi quen biết nhau rất lâu. Ông đến nói với tôi:
“Pháp sư ! Hiện tại tôi đã già rồi, những thứ đã học được từ trước nghĩ lại đều không thể dùng được”.
Tôi hỏi: “Vậy ông phải làm sao ?”.
– “Hiện tại tôi trung thực niệm Phật rồi, một ngày tôi niệm ba mươi ngàn danh hiệu Phật”.
Tôi nói: “Rất tốt, ông xem như đã quay đầu”.
Hơn 80 tuổi mới quay đầu. Được ! Chỉ cần quay đầu thì có thể được độ. Tuổi tác ông lớn, mỗi ngày đi kinh hành niệm Phật là việc rất tốt. Ông ở dưới quê, dưới quê thì thường hay ra ngoài đường đi bộ. Ông nói:
“Tôi niệm một câu Phật hiệu thì đi một bước, mỗi ngày niệm 30 ngàn danh hiệu Phật thì đi 30 ngàn bước”.
Thân thể ông rất khoẻ mạnh, hơn 80 tuổi nhưng xem ra rất cường tráng. Đi bộ là vận động rất tốt, đặc biệt là đối với người già. Cho nên niệm Phật đường lấy nhiễu Phật làm chủ, đạo lý chính ngay chỗ này.
“Bát Chu Tam Muội” chính là nhiễu Phật, gọi là Phật Lập Tam Muội, họ không ngồi cũng không nằm xuống.
Hiện tại niệm Phật đường của chúng ta không cần phải nghiêm khắc như vậy, vì nếu như nghiêm khắc như vậy thì mọi người sẽ e ngại, không dám đến niệm Phật, cho nên chúng ta phải mở rộng một chút, để mọi người niệm được thư thái, niệm được rất an vui, ưa thích đến nơi đây niệm Phật. Đó là bước thứ nhất.
Cho nên, về sau nếu như chúng ta có năng lực này, niệm Phật đường chúng ta phải có thêm vài người, đẳng cấp không như nhau.
Hướng lên trên đi thì nghiêm khắc hơn, còn người sơ học thì phải mở rộng, để cho họ cảm thấy ưa thích, sau đó dần dần đem cảnh giới của chính mình hướng lên trên cao hơn, công phu cũng hướng lên cao.
Thế nên luôn có một đại nguyện “giai độ bỉ ngạn”.
Nếu người không có duyên, chúng ta trồng hạt giống Phật cho họ. Như hiện tại chúng ta làm rất nhiều biểu tượng trên áo, in lên áo chữ “A Di Đà Phật”.
Chúng ta mặc trên người đi ra đường, rất nhiều người xem thấy “A Di Đà Phật” thì gieo giống Phật cho họ rồi. Những người này vẫn chưa có giống Phật thì gieo giống Phật cho họ, đó là tiếp dẫn bước thứ nhất.
Để cho họ có cơ hội nghe được Phật hiệu, xem thấy danh hiệu Phật, nhìn thấy hình tượng Phật, đó là bước thứ nhất, trong A Lại Da Thức của họ đã có chủng tử.
Đó chính là “giai độ bỉ ngạn”. Cách làm hiện tại của chúng ta thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày.
H.T. TỊNH KHÔNG !
—————
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Thưa các vị khi con ngồi thiền niệm phật a di đà con thấy thân mình to nhỏ ốm gầy hiện hiện ẩn ẩn xin hỏi đó có phải tâm ma của con không hay con đã tu theo tà đạo
Pháp sư Tịnh Không làm thế nào để giữ tâm được thanh tịnh?
Muốn tâm thanh tịnh thì nhất định phải buông xả mọi duyên, dứt khoát không nên lưu lại thứ gì trên tâm, lưu lại thì bạn sẽ thiệt thòi lớn, mọi thứ không được lưu lại trên tâm, có cũng rất tốt, không có cũng rất tốt. Thường luôn nghĩ rằng, khi sinh ra và chết đi đều tay không, ta đến thế gian này cũng chẳng mang theo gì, tương lai khi ta ra đi cũng vậy, cho nên mọi thứ bày ra trước mắt, ta chẳng động tâm. Có cũng rất tốt, không có cũng rất tốt thì bạn mới được tự tại. Tất cả mọi thứ của thế gian bạn đều so đo, mọi thứ bạn đều chấp trước thì bạn liền bị khổ thôi. Cổ nhân Trung Quốc thường nói: “Lo khiến người ta già”. Sao bạn bị già vậy? Là do lo lắng quá nhiều, phiền não quá nhiều. Tôi không có lo lắng, không có phiền não, vô ngã, không có ngã sở, danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần đều chẳng liên quan gì với tôi, tôi không lưu vào trong tâm.
PS Tịnh Không