Nữ nhân khi sanh nở thường đau đớn chẳng kham nổi, [nếu] mấy ngày chưa sanh rất có thể bị mất mạng. Lại có người sanh xong bị băng huyết, đủ mọi nỗi nguy hiểm, và con cái mắc chứng kinh phong chậm hay gấp, đủ mọi nỗi nguy hiểm. Nếu nhằm lúc sắp sanh, hãy chí thành khẩn thiết niệm ra tiếng rõ ràng “nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, chớ nên niệm thầm trong tâm, bởi niệm thầm tâm lực nhỏ, nên cảm ứng cũng nhỏ. Lại do lúc ấy dùng sức đẩy đứa con ra, nếu thầm niệm thì rất có thể do bế khí mà thành bệnh.
Nếu chí thành khẩn thiết niệm, chắc chắn chẳng bị đau đớn, khó sanh và băng huyết sau khi sanh, đứa con mắc các chứng kinh phong v.v.. Dẫu cho khó sanh đến tột bậc, người đã sắp chết, hãy nên dạy sản phụ ấy và những người chăm sóc chung quanh đều cùng niệm Quán Thế Âm ra tiếng, người nhà dẫu ở phòng khác cũng đều có thể niệm, chắc chắn công phu chưa đến một khắc liền được an nhiên sanh nở.
Ngoại đạo chẳng hiểu lý, chấp chết vào một pháp cung kính, chẳng biết căn cứ vào sự để luận lý, đến nỗi những bà cụ niệm Phật coi sanh nở là chuyện đáng sợ, dẫu là con gái ruột, con dâu [sanh nở] cũng chẳng dám nhìn đến, huống là dám dạy họ niệm Quán Âm ư? Phải biết Bồ Tát mang tâm cứu khổ, lúc sắp sanh tuy lõa lồ, bất tịnh, nhưng là chuyện không thể nào tránh được, chứ không phải là do cố ý luông tuồng, chẳng những [niệm Quán Âm khi ấy] không có tội lỗi gì, mà lại còn gieo được đại thiện căn cho cả mẹ lẫn con. Nghĩa này đức Phật dạy trong kinh Dược Sư, chứ không phải là ý kiến ức đoán của tôi, chẳng qua tôi chỉ đề xướng mà thôi! (Kinh Dược Sư nói về thệ nguyện công đức Phật Dược Sư, cho nên dạy niệm Phật Dược Sư. Nhưng danh hiệu Quán Âm ai nấy đều biết cho nên bất tất phải niệm Phật Dược Sư, cứ niệm Quán Âm cũng được).
Kính mong mọi người cùng niệm Phật: Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mo a di đà phật
Mình tu theo pháp môn tịnh độ là không được cầu danh lợi hay sức khoẻ mà chỉ cầu về cõi tịnh độ duy nhất.Nay vợ mình đang mang thai nhưng bác sĩ nói cần phải dưỡng so với người khác.Xin các liên hữu, đạo hữu chỉ bảo là mình niệm phật hay tụng kinh rồi hồi hướng cho thai nhi mạnh khoẻ được khong. Nếu được cách hồi hướng như thế nào hoặc cách tụng kinh ra sao.Xin cảm on.
Trước kia khi vợ mình có thai mình niệm danh hiệu QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT và tụng kinh cho đứa bé sau khi sinh sau 1 tuần.
Đây là theo kinh PHÁP HOA và kinh ĐỊA TẠNG.
……….
Có những hiệu nghiệm thực tế trước mắt nhìn thấy như sau.
Vợ sinh con trong khi có nhiều người phải mổ.
Con khoẻ mạnh dễ nuôi.
Ai nhìn thấy bé cũng thích bế.
Sinh xong nhận được 20 triệu tiền bảo hiểm mặc dù vợ mình làm công ty chưa đủ năm ( giờ thì nghỉ hẳn làm công ty)
Bé tuy uống sữa ngoài nhưng lại thưởng rất nhiều đồ từ cty sữa như (xe đạp,cặp sách,đồ chơi)
Sức khoẻ tốt
A Di Đà Phật !
Các bạn cho mình hỏi nhà mình theo Phật Giáo Hòa Hảo, chỉ thờ ảnh Đức Huỳnh Giao Chủ và tấm trần điều ! mình thì tu theo tịnh tông nay muốn mua ảnh Tấy Phương Tam Thánh Tiếp Dẫn thờ giữa nhà để tiện lúc về nhà lễ bái không biết phải làm sao đây ạ ? Nên sắp xếp như thế nào ?
Và mua tranh thờ ở đâu và lúc thờ có cần làm lễ khai tượng không ạ ? và giá bao nhiêu tại mình là sinh viên nên cần hỏi rỏ để chuận bị ?
A Di Đà Phật
Gửi bạn vạn Sự Tùy Duyên!
Vì ảnh Tây Phương Tam Thánh không tiện trong việc chuyển gửi qua đường bưu điện (gấp lại bỏ vào hộp khiến ảnh hư hỏng). Nếu nhà bạn gần Chùa Hoằng Pháp, bạn có thể đến Chùa để thỉnh ảnh. Bằng không, bạn có thể tự in ảnh Tây Phương Tam Thánh cũng tốt. Trước kia vì không có ảnh Phật, MD thường lên mạng down ảnh Phật về máy tính rồi in ra, ép plastic, rồi mua khung (chi phí ép nhựa và mua khung tầm khoảng 20 nghìn VND). Nếu muốn tranh ảnh Phật đẹp hơn, bạn hãy copy các ảnh Phật vào USB rồi đem đến các cơ cở potocopy, cơ sở in để in màu, giá in màu 1 bức chỉ mất khoảng 10-30 nghìn VND, tùy kích cỡ.
Tu hành cốt ở tu tâm, tịnh độ môn lấy phương pháp niệm Phật làm chánh, vạn sự tùy duyên vậy.
Nam mô A Di Đà Phật
con xin các cô chú góp ý: Con muốn hỏi con ăn chay nhưng sáng con lại đi mua đồ ăn mặn cho người nhà vậy con có gián tiếp sát sanh không ạ, con xin cám ơn.
Nhờ cô chú hoan hỷ chỉ con, con xin cám ơn ạ
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Minh,
Bạn hoan hỉ đọc kỹ phần kinh văn dưới đây để hiểu rõ Phật nói gì về trực hay gián tiếp sát sanh nhé.
KINH JÌVAKA
(Jìvaka Sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), tại rừng xoài của Jivaka Komarabhacca.
Rồi Jivaka Komarabhacca đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Jivaka Komarabhacca bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con nghe nói như sau: “Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn
Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết vì mình và được làm cho mình”. Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: “Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết (vì mình) và được làm cho mình”, bạch Thế Tôn, những người ấy có nói chính lời Thế Tôn, họ không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật, họ trả lời đúng pháp, thuận pháp, và những ai như pháp, thuyết đúng (pháp) thuận (pháp) không có thể quở trách?
– Này Jivaka, những ai nói như sau: “Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết (vì mình) được làm cho mình”, những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng:
không thấy, không nghe và không nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng.
Ở đây, này Jivaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng hay một thị trấn nào, vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng từ, và an trú; cũng vậy phương thứ hai, phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú. Một người cư sĩ hay con một người cư sĩ đến Tỷ-kheo ấy và mời ngày mai thọ trai và này Jivaka, Tỷ-kheo ấy nhận lời. Sau khi đêm ấy đã qua, Tỷ-kheo ấy vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến chỗ người cư sĩ kia hay con người cư sĩ kia. Sau khi đến, vị ấy ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Và vị cư sĩ, hay con vị cư sĩ ấy thỉnh vị ấy dùng các món ăn khất thực thượng vị. Vị Tỷ-kheo ấy không nghĩ: “Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món khất thực thượng vị như vậy”. Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy, với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly. Này Jivaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-
kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến tự hại, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Này Jivaka, Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có phải dùng các món ăn không có lỗi lầm
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: “Cao thượng thay, an trú lòng từ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con điểm này, Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng từ.
– Này Jivaka, cái gọi là tham, là sân, là si, do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được Như Lai đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jivaka, nếu như vậy là ý nghĩa Ông muốn nói, thời Ta đồng ý với Ông.
– Bạch Thế Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.
– Ở đây, này Jivaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng nào hay một thị trấn nào. Vị ấy biến mãn một
phương với tâm có lòng bi… với tâm có lòng hỷ… với tâm có lòng xả và an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy, biến mãn với tâm có lòng xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú. Một cư sĩ hay con một người cư sĩ đến Tỷ-kheo ấy và mời ngày mai thọ trai. Và này Jivaka, Tỷ-kheo ấy nhận lời. Sau khi đêm ấy đã qua, vị ấy vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến chỗ người cư sĩ kia, hay con của người cư sĩ kia. Sau khi đến, vị ấy ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Và vị cư sĩ, hay con vị cư sĩ ấy thỉnh vị ấy dùng các món ăn khất thực thượng vị. Tỷ-kheo ấy không nghĩ: “Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng vị cư sĩ này, hay con vị cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị như vậy”. Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly. Này
Jivaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến hại mình, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Này Jivaka, vị Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy, có phải dùng các món ăn không có lỗi lầm ?
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: “Cao thượng thay, an trú lòng xả ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con điểm này. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng xả.
– Này Jivaka, cái gọi là tham, là sân, là si, do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được Như Lại đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jivaka, nếu như vậy thì ý nghĩa Ông muốn nói, thời ta đồng ý với Ông.
– Bạch Thế Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.
– Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân. Khi người ấy nói như sau: “Hãy đi và dắt con thú này đến”, đó là nguyên nhân thứ nhứt, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Con thú ấy, khi bị dắt đi, vì bị kéo lôi nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy nói: “Hãy đi và giết con thú này”, đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi con thú ấy bị giết, cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này.
Khi nghe nói vậy, Jivaka Komarabhacca bạch Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo thật ự thọ dụng các món ăn một cách hợp pháp. Bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo thật sự thọ dụng các món ăn không có khuyết phạm. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng”. (Trích Kinh Trung Bộ Phẩm Jivaka 55)
A Di Đà Phật
Cảm ơn bạn Mỹ Diệp , sãn cho mình hỏi mình lưu ảnh Tây Phương Tam Thánh vào usb xong ra tiệm photo là in ra ảnh màu được hả bạn ? In xong mình muốn lồng kính thì phải đến chỗ nào ?
Với lại mình đang ở trọ trên gác thì ngủ nghỉ lúc trì niệm mình xuống gác quay về hướng Tây lễ lạy , mình muốn tạo một tôn ảnh Tây Phương Tam Thánh lúc trì niệm mang ra đặt trên bàn xong rồi mang lên gác cất không biết có được không ?
A Di Đà Phật
Bạn VSTD!
*Vì nơi MD các tiệm photo đều có in màu được, bằng không bạn cứ in thường trên giấy A4 hoặc A3 cũng được mà, khung + lồng bêca thường bán các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng lưu niệm.
*Về việc niệm Phật, bạn niệm Phật được ở mọi lúc mọi nơi; niệm thầm hoặc niệm ra tiếng tùy hoàn cảnh, sức lực; những lúc thân thể không tinh sạch, ở những nơi không sạch sẽ, nằm ngủ nghỉ thì chỉ nên niệm thầm. Nếu có ảnh Phật mà không có chỗ trang nghiêm treo (đặt) ảnh, thì lúc trì niệm hay lễ lạy bạn hãy lấy ảnh ra đặt lên vật sạch sẽ mà hành trì, lúc trì niệm lễ bái xong có thể đựng ảnh Phật vào một cái hộp sạch, cất ở nơi sạch sẽ (tránh để chung với các vật dụng tạp nhạp khác).
*Bạn có thể để lại địa chỉ không, nếu bưu kiện họ cho gửi ảnh + khung thì MD xin giúp bạn làm bức ảnh Tây Phương Tam Thánh, bằng như họ không đồng ý chuyển thì cũng mong bạn hoan hỷ thông cảm cho MD vậy nhé!
Nam mô A Di Đà Phật
Con ngu tối quá đọc xong kinh Phật chú Thiện Nhân cho mà không hiểu được nghĩa kinh, con không dám nói ý hiểu của vì sợ sai lầm kính xin chú hoan hỷ chỉ dạy con, theo ngu ý của con chỉ nghĩ rằng như vậy việc làm của con là không phạm tội sát nhưng không biết phải không. Và theo chú nếu tuy có thể con không phạm giới sát nhưng con có nên tiếp tục việc mua đồ mặn cho gia đình như vậy nữa không vì thật sự con cũng không phải bị bắt buộc mà chỉ phụ người nhà tí việc có thể làm được thôi.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Minh,
Câu hỏi của bạn rất ý nghĩa vì vậy TN ráng dùng chút kiến thức thô thiển của mình để cắt nghĩa một vài ý quan trọng nhất trong bài kinh Jivaka đã đăng.
Khi đọc và học Kinh Phật chúng ta phải dùng tâm thanh tịnh để đọc và học từng câu, từng chữ, kế đó phải dùng chánh kiến và chánh tư duy để quán chiếu lời Phật thì mới có thể hiểu được ý nghĩa đích thực mà Phật dạy chúng ta.
Trong Kinh Jivaka – Jivaka là một cư sĩ, nhân một lần Thế tôn dừng chân và thuyết pháp tại khu rừng xoài của ông và ông đã nêu lên nghi vấn khi nghe thấy mọi người nói: „ Bạch Thế Tôn, con nghe nói như sau: “Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết vì mình và được làm cho mình”. Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: “Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết (vì mình) và được làm cho mình”, bạch Thế Tôn, những người ấy có nói chính lời Thế Tôn, họ không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật, họ trả lời đúng pháp, thuận pháp, và những ai như pháp, thuyết đúng (pháp) thuận (pháp) không có thể quở trách?“
Tất cả các pháp Phật nói đều có nhân duyên, nghĩa là có người hỏi, Thế Tôn liền đáp; cũng tương tự có người phá giới, Phật bèn chế giới. Câu hỏi của ông Jivaka cũng là một trong những nhân duyên đó, nhờ đó mà Phật giảng cho chúng ta nghe về ý nghĩa cúng dường và thọ thực đồ mặn, trong đó người cúng dường là cư sĩ và người thọ thực là Tu sĩ.
Nghi vấn có thể giải nghĩa là: Thưa đức Thế Tôn! Có những người vì Thế Tôn mà giết các sinh vật để cúng dường. Thế Tôn biết vậy mà vẫn thọ dùng những đồ cúng dường đó. „Những người ấy nói chính lời của Thế Tôn, họ không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật, họ trả lời đúng pháp, thuận pháp, và những ai như pháp, thuyết đúng (pháp) thuận (pháp) không có thể quở trách?“
Khi Thế Tôn nghe xong, Ngài bèn đáp: „Này Jivaka, những ai nói như sau: “Vì Sa-môn Gotama (đức Thế Tôn), họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết (vì mình) được làm cho mình”, những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật”.
Đoạn này Thế Tôn khẳng định với ông Jivaka về sự đồn đại trong đại chúng nêu trên về việc Thế Tôn biết có người vì mình mà giết hại sinh vật để cúng dường và Thế Tôn dù đã biết mà không ngăn cản rồi vẫn thọ thực là „những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật“.
Kế đó Thế Tôn cắt nghĩa về 3 trường hợp: „Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng.
Và Thế Tôn cũng chỉ thêm: „Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng:không thấy, không nghe và không nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng“.
Sao gọi là „thấy, nghe, nghi“ vì mình mà giết? Nghĩa là chúng ta đích mắt nhìn thấy, nghe thấy hay nghi con vật đã vì mình mà bị giết thịt. Trong trường hợp này người trì giới thanh tịnh (cả tu sĩ lẫn cư sĩ) đều không được ăn. Tại sao? Bởi nếu ăn, đồng nghĩa phạm vào tội sát sanh.
Và Thế Tôn cũng lại từ bi, mở ra một cánh cửa khác: nếu „không thấy, không nghe và không nghi vì mình mà giết“, thịt này được thọ dụng (được ăn). Trường hợp này gọi là được ăn Tam Tịnh Nhục, nghĩa là 3 loại thịt mà người thọ dụng „không thấy, không nghe và không nghi vì mình mà giết“, thì người được cúng dường (Tu sĩ) có thể thọ dụng.
Nhưng thọ dụng với tâm gì? đây mới là điều tối hậu. Thế Tôn cắt nghĩa: „Ở đây, này Jivaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng nào hay một thị trấn nào. Vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng bi… với tâm có lòng hỷ… với tâm có lòng xả và an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy, biến mãn với tâm có lòng xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú“.
Đọc đoạn kinh văn này chúng ta có thể nhận ra: ý Thế Tôn nói tới những Tỳ kheo trì giới thanh tịnh: tâm an trú trong mười phương, vì an trú nên lòng từ, bi, hỉ, xả cũng luôn an trú, vì thế sự thọ thực của vị này „tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly“. Nghĩa là tâm ngũ dục: danh, sắc, tài, ăn uống, ngủ nghỉ đã không còn vướng mắc và lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý khi tiếp xúc 6 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đã không còn bị 6 trần lôi kéo, cũng vì thế mà vọng thức đã không còn sanh khởi. Cũng vì thế Thế Tôn hỏi ông Jivaka: „Này Jivaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến hại mình, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai?và ông Jivaka đáp: „Thưa không, bạch Thế Tôn“.
Người như vậy thời này có không? Có! nhưng phần lớn đều là Bồ tát tái lai, còn thực tế sự trì giới của người xuất gia và đặc biệt là hàng tại gia chúng ta thời nay cũng mới chỉ ở mức độ tương đối. Nguyên nhân? vì tâm chúng ta còn tham đắm trong ngũ dục và lục căn vẫn còn bị lục trần lôi kéo, vì thế luôn sống trong vọng thức, cũng vì vậy chúng ta chưa thấy rõ những tai hoạ của việc trì giới không thanh tịnh, đương nhiên tâm xuất ly sanh tử luân hồi cũng là lúc sáng, lúc tối hay còn gọi lúc thăng, lúc trầm (khi thì tinh tấn, lúc lại giải đãi, thậm chí thoái bồ đề tâm)
Giờ TN trở lại với những điều bạn lo ngại: Hàng ngày đi mua đồ ăn mặn cho người thân, có phạm tội sát sanh không? Có mà không! Không mà có.
Có mà không là gì?
Có: nếu bạn đích thân mua đồ mặn mà bạn thấy, nghe và nghi (vì mình mà giết). Trường hợp này bạn đã gián tiếp phạm tội sát sanh.
Không: nếu bạn mua đồ mặn mà bạn không thấy, không nghe và không nghi (vì mình mà giết).
Không mà có là gì?
Không: nếu bạn mua đồ mặn mà bạn không thấy, không nghe và không nghi (vì mình mà giết) nhưng khi về nhà, bạn dùng tâm ham ưa, vui, thích, khi pha chế, chiên, xào, nấu, nướng những đồ ăn mặn mình mua và khích lệ mọi người cùng làm theo mình, lúc này cho dù bạn ăn chay trường thì tâm sát của bạn vẫn ở dạng gián tiếp, cũng vì thế “Không” lúc này đã trở thành Có, bởi còn thấy thân xác chúng sanh khác bị giết thịt là ngon, tâm còn hoan hỉ, vui ưa khi tham gia chiên xào nấu nướng cho người khác thọ dụng, đồng nghĩa tâm trì giới không an trụ.
Đây là điều khá vi tế, khó nhận ra, đặc biệt với hàng tu tại gia và mới phát tâm như chúng ta, vì thế đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng quán chiếu thật khéo léo, có vậy chúng ta mới tránh được những nghiệp quả không đáng có cho bản thân và người thân của gia đình mình.
Tâm thường trì giới là khó. Trì giới thanh tịnh còn khó gấp bội. Tuy nhiên, khi mới tu học, chúng ta phải khéo léo để uyển chuyển vượt qua từng phần, từng giai đoạn một để tránh sự xáo trộn và xung đột trong mọi sinh hoạt gia đình.
Mong mọi người cùng tỉnh giác.
TN
Nếu không thể giải thích rõ được cho bạn thì tâm niệm nên nghĩ thế này.
Món ăn này,thức uống này,áo mấc này đều nhờ vào bốn ơn.Để có được cái thân thể hôm nay ta đã nợ rất nhiều máu thịt,vải vóc,cơm gạo.Nếu không quyết chí NIỆM PHẬT cầu sanh TÂY PHƯƠNG để làm PHẬT thì mới có khả năng cứu giúp viên mãn những chúng sanh hy sinh mạng sống cho ta.
………..
Trong kinh nói rất rõ nếu không có tu hành chỉ nhờ người khác làm công đức cho cùng lắm chỉ có thể lên đến cõi trời ĐAO LỢI (theo kinh ĐỊA TẠNG)
Trong một bữa ăn có người ăn rau,có người ăn thịt.có người thỳ tuỳ duyên ăn rau và thịt.
Nhưng tâm niệm ăn có khác nhau.có người ăn thịt nhưng tâm niệm độ con vật đó ví như ta sẽ phát nguyện nếu không thể độ con vật này thì cũng sẽ cam chịu xả mạng để trả nợ. Cách độ chỉ có NIỆM PHẬT là viên mãn nhất
Ta thường nghe cáu này.
NGÀY NÀO ĐẮC ĐƯỢC LỤC THÔNG.
VỚT HỒN CHA MẸ TỔ TÔNG BẢY ĐỜI.
Bạn NIỆM PHẬT vãng sanh rồi lẽ nào lại không nhìn thấy ,không nghe thấy,không biết những việc quá khứ,không biết họ ở đâu mà giúp thì chẳng có lý này.
A Di Đà Phật !
Cảm ơn bạn mình ở 162/55 Nguyễn Việt Hồng, Mậu Thân, TP Cần Thơ !Đó là chỗ mình trọ nếu bạn giúp được mình xin chịu mọi phi tổn ! Cảm ơn trước ạ
Hẻm 142 mình ở trọ tên là Nguyễn Minh Nhựt ! A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Bạn VSTD!
*Xin bạn hoan hỷ thêm số điện thoại vào địa chỉ ạ.
*Chúng ta đang là những chúng sanh khổ nạn, gắng vượt biển sanh tử lên bờ giác. Giúp người cũng là giúp ta, bạn chớ dùng lời câu nệ mà khiến MD cảm thấy ái ngại. Làm thế nào để đầy đủ nguyện lực vãng sinh đó chính là những gì chúng ta nên gửi gấm để cùng sách tấn nhau.
Nam mô A Di Đà Phật
Con rất ngu khờ nhưng sau khi được chú Thiện Nhân chỉ dạy con nghĩ con cũng đã hiểu một phần lời chỉ dạy của chú thật rất quý báu để con suy niệm và học hỏi, con sẽ cố gắng thực hành theo. Con xin cám ơn, xin tùy hỷ công đức các bồ tát đã chỉ dạy cho người phàm phu sát đất như con. A DI ĐÀ PHẬT, nguyện cho cả thảy chúng sanh đồng sanh CỰC LẠC QUỐC.
Nguyễn Minh Nhựt 162/55 Nguyễn Việt Hồng, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ ! Đt 01889356991 ! Cảm ơn bạn trước !
CHẠM TRÁN QUỶ SAI ÂM TY
Tôi có một trải nghiệm đặc biệt kì quái, cách đây 29 năm, tôi từng chạm mặt với hai con quỷ. Không phải ma – vong hồn người chết, mà là quỷ.
Tôi là một Phật tử ở TP. HCM, pháp danh Thanh Ngôn. Bản thân tôi sống được cho tới ngày nay là do Ngài Quán Âm cứu mạng nên tôi rất tin vào Phật pháp.
Vào tháng 10 năm 1991, tôi sinh đứa con trai thứ hai, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh. Vào ngày thứ ba chuẩn bị xuất viện thì tôi bỗng bị sốt cao liên tục.
Trong ba ngày làm tất cả các xét nghiệm nhưng đều không tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ tính nếu qua hôm sau mà tôi không bớt thì sẽ chuyển lên tuyến trên.
Tối hôm đó trong cơn sốt li bì mê sảng. trong cơn mê, tôi thấy quỷ sai của Âm Ty xuất hiện. Đến giờ khi kể lại tôi vẫn còn sợ hãi và nhớ như in hai khuôn mặt đó.
Quỷ sai hình dáng giống như người nhưng ốm gầy, ở trần, đầu thì có sừng giống đầu Trâu, nhưng mặt thì giống mặt Ngựa, tay cầm cái cây đinh ba. Hai quỷ đó hùng hổ tới nắm tay lôi tôi đi, tôi không chịu đi. Trong cơn mê man tôi vẫn nhận thức rằng tôi đang còn con nhỏ mới sinh, phải lo cho con. Nên một tay tôi ôm em bé, tay kia bíu chặt thành gường, miệng thì la lớn :
-Tôi không đi đâu, con tôi còn nhỏ lắm !
Quá sợ hãi, chân tay tôi trong cơn mê man, giẫy đạp loạn xạ đến nỗi rớt đứa con xuống đất, nhưng lúc ấy thật may có người kế bên đỡ em bé kịp.
Từ nhỏ tôi đã quen niệm Phật, niệm danh hiệu Bồ Tát nên trong cơn nguy khốn, trong tiềm thức tôi chợt nhớ đến Quán Âm Bồ Tát, nên niệm danh hiệu Ngài liên tục.
Được một lúc, tôi thấy Bồ Tát Quán Âm hiện ra cùng với một đồng tử, Ngài chỉ tay vào hai tên quỷ, và hai tên quỷ biến mất.
Sáng hôm sau tôi tỉnh lại và hết sốt với sự ngỡ ngàng của Y- Bác Sĩ, bệnh tôi không chữa mà tự lành. Nhờ niệm danh hiệu Quán Thế Âm, được Ngài từ bi cứu, mà thoát khỏi bàn tay của quỷ.
Nhiều người nghe tôi kể, đều nói do tôi xem phim bị nhiễm, nhưng thật sự ra lúc đó tôi rất nghèo, ở nhà tranh vách lá thì làm gì có tivi mà xem.
Tôi được xuất viện về nhà và sống tới ngày hôm nay. Từ đó, tôi tâm nguyện trọn đời theo Phật Pháp, và ăn chay trường đã được 15 năm.
Vì nhớ ơn Bồ Tát Quán Thế Âm nên tôi đặt tên con trai là Hồng Ân. Con trai tôi khôn lớn cũng tin tưởng vào Phật pháp, thờ Ngài Quan Âm Bồ Tát chí thành.
Hi vọng qua câu chuyện này, những ai thấy nghe đều tăng trưởng tín tâm nơi Đức Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, thành tâm trì niệm hồng danh Ngài mà thoát khỏi mọi tai ách, khổ nạn trên thế gian này.