Phật, Tổ xuất thế đều lập pháp thuận theo cơ nghi. Kẻ độn căn đời Mạt nên chọn lấy pháp vừa khế lý lại vừa khế cơ để chuyên ròng dốc sức, ngõ hầu nương theo Phật từ lực, vượt ngang ra khỏi tam giới, ngay trong một đời này giải quyết xong xuôi đại sự sanh tử chẳng thể dễ dàng giải quyết trong trăm ngàn vạn kiếp.
Pháp môn Tịnh Độ chính là pháp môn vừa cực khó vừa cực dễ. Nói là khó thì [là do vì] bậc đại triệt đại ngộ thâm nhập kinh tạng còn chẳng tin được. Nói là dễ [là do vì] ngu phu, ngu phụ chí thành khẩn thiết niệm, liền có thể lúc lâm chung hiện tướng lành, vãng sanh Tây Phương. Những vị đại triệt đại ngộ, thông hiểu sâu xa kinh luận kia còn chẳng mong ngang vai bằng lứa với họ! Ấy là vì một đằng bỏ Phật lực, chuyên cậy vào tự lực; một đằng chuyên cậy vào Phật từ lực, lấy Phật lực dẫn phát tự lực. Do Phật lực, pháp lực, sức sẵn có trong tự tâm, ba pháp khế hợp, nên được siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử. Pháp này quan trọng nhất là Tín – Nguyện. Có Tín – Nguyện sẽ chắc chắn chịu tích cực tu trì. Chịu tu trì liền đạt được lợi ích vãng sanh.
Kinh Lăng Nghiêm, nếu người không biết pháp Tịnh Độ đọc đến sẽ cho kinh này là công thần bậc nhất để đả phá Tịnh Độ; còn người đã biết Tịnh Độ sẽ thấy kinh này là hướng dẫn tốt lành cho Tịnh Độ. Vì sao nói thế? Dùng tự lực để ngộ đạo khó lắm, còn vãng sanh Tịnh Độ lại dễ. Nhân quả của mười pháp giới, mỗi mỗi phân minh. Nếu chẳng cậy vào Phật lực, dù phá được một hai Ấm, vẫn có thể bị ma dựa, trở thành chủng tử địa ngục. Đã thế, hai mươi bốn công phu Viên Thông, người bây giờ ai có thể tu tập được? Chỉ có niệm Phật như con nhớ mẹ, hễ ai có tâm đều phụng hành được. Hễ tịnh niệm tiếp nối bèn tự chứng được Tam Ma (Chánh Định). Người biết tốt – xấu đọc đến có còn chịu chỉ cậy vào tự lực, chẳng nương vào Phật lực hay chăng?
Người niệm Phật nếu mắc bệnh hãy nên một dạ đợi chết. Nếu tuổi thọ chưa hết sẽ chóng lành bệnh, vì toàn thân buông xuống niệm Phật có thể tiêu được nghiệp chướng mạnh nhất. Nghiệp tiêu, bệnh sẽ lành. Nếu không buông xuống được, cứ muốn cầu lành bệnh thì vẫn chưa thể lành bệnh được, mà cũng chắc chắn không cách gì vãng sanh được, vì chẳng nguyện vãng sanh! Nếu không hiểu rõ những đạo lý này, há còn có thể cậy vào Phật từ lực được ư?
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
NGUYỆN SANH TÂY PHƯƠNG TỊNH ĐỘ TRUNG
CỬU PHẨM LIÊN HOA VI PHỤ MẪU
HOA KHAI KIẾN PHẬT NGỘ VÔ SANH
BẤT THỐI BỒ TÁT VÌ BẠN LỮ
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT.
Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh tự,
hoan hỷ tín nhạo, lễ bái quy mạng, dĩ thanh tịnh tâm, tu Bồ Tát hạnh, chư thiên thế nhân, mạc bất trí kính. Nhược văn ngã danh, thọ chung chi hậu, sanh tôn quý gia, chư căn vô khuyết, thường tu thù thắng phạm hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, mười phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi hoan hỷ tin ưa, lễ bái, quy mạng, dùng tâm thanh tịnh tu Bồ Tát hạnh. Chư thiên, người đời ai chẳng cung kính. Nếu nghe tên tôi, sau khi hết tuổi thọ sẽ sanh nhà tôn quý, các căn chẳng khuyết, thường tu phạm hạnh thù thắng. Nếu chẳng được thế, chẳng lấy Chánh Giác.
(Nguyện hai mươi lăm: Trời người lễ kính; nguyện hai mươi sáu:
Nghe tên được phước; nguyện hai mươi bảy: Tu hạnh nguyện thù thắng)
Giải:
Chương này gồm ba nguyện từ chữ “văn ngã danh tự” (nghe danh hiệu tôi) đến “mạc bất trí kính” (không ai chẳng cung kính) là
nguyện hai mươi lăm: “Trời người lễ kính”; từ chữ “nhược văn ngã danh” (nếu nghe tên tôi) đến “chư căn vô khuyết” (các căn chẳng khuyết) là nguyện hai mươi sáu: “Nghe tên được phước”; phần còn lại là nguyện hai mươi bảy: “Tu hạnh nguyện thù thắng”.
Nguyện thứ mười tám “mười niệm ắt vãng sanh” ở phần trước là
chánh nhân vãng sanh, là cốt lõi của bốn mươi tám nguyện. Hai nguyện mười chín và hai mươi triển khai nguyện mười tám. Nguyện hai mươi mốt đặc biệt chú trọng những chúng sanh có đủ túc nghiệp: Nếu biết hối lỗi phát tâm Bồ Ðề, nhất tâm chuyên niệm cũng đều được vãng sanh, chẳng đọa ác đạo nữa. Nguyện hai mươi ba chuyên vì phụ nữ: Nghe danh phát lòng tin trong sạch, phát tâm Bồ Ðề cầu sanh Tịnh Ðộ, khi tuổi thọ hết chuyển thành thân nam, vãng sanh Cực Lạc. Những nguyện trên đều là nghe danh hiệu phát tâm, được vãng sanh Tịnh Ðộ, toàn là những sự lợi ích bậc Thượng; chương này nói về sự lợi ích bậc Hạ. Ấy là
vì chúng sanh căn khí chẳng đồng nên khi nghe danh phát tâm tin ưa khác nhau, hoặc là do đại tâm chẳng vững vàng, hoặc do tín nguyện chẳng sâu, hoặc do trì niệm chẳng chuyên đến nỗi chẳng thể hoàn toàn khế hợp các đại nguyện của Phật Di Ðà như mười niệm ắt vãng sanh v.v… Vì vậy, đời sau họ chưa thể thoát khỏi sanh tử, chỉ có thể đạt được phước báo trong hiện tại và vị lai, nên phước được hưởng thua kém các nguyện trước.
Chữ “tu Bồ Tát hạnh” trong nguyện hai mươi lăm chỉ Lục Độ, vạn hạnh, đây là tu rộng rãi nhiều thứ điều lành. Kinh này dạy ba bậc vãng sanh đều phát Bồ Ðề tâm, nhất hướng chuyên niệm. Do phát tâm là vua của các nguyện, trì danh là hạng nhất trong các hạnh, nên nếu khuyết những chánh nhân vãng sanh đó thì dẫu có làm các điều thiện một cách rộng lớn nhưng lại chẳng chuyên, nhiều nhưng không tinh, nên chẳng khế hợp bổn nguyện của Phật Di Ðà, khó bề chứng đạo ngay trong đời này. Do đó, chỉ được trời, người cung kính mà thôi!
(Trích CHÚ GIẢI KINH VÔ LƯỢNG THỌ)
Bài này thật hay. Càng ngẫm nghĩ càng thấy mình đi sai. Thôi thì cứ lo chuyện của mình trước. Chuyện của người sau vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào các bạn đồng tu,mình có thắc mắc này mong được các bạn giải đáp giúp mình ạ, nhà mình có bán rượu nhưng mình biết trong giới luật nhà Phật có giới Không nói dối và không bán rượu,nên khi có người hỏi mua rượu thì mình nói là hết rượu, vậy có phải mình đã phạm giới nói dối không ạ ? Thật sự là mình sanh ra trong gia đình làm quán phở, đây chẳng khác gì là sanh trong nghịch duyên cả nên nhiều lúc mình rất bức bách khó chịu, mình chẳng biết phải làm gì trong cảnh này nữa, thật là khổ não.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chân thành niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT thì có 25 vị BỒ TÁT ngày đêm gia trì .
Nam mô a di đà phật.
Nam mô a di đà phật.
Nam mô a di đà phật.
Chào bạn Tu Mót Tu Ké,
Trong hoàn cảnh của bạn, có lẽ khó vẹn toàn. Cho nên lúc này cần phân biệt nặng, nhẹ để có cách hành xử tốt nhất trong khả năng cho phép. Ví dụ, có một đám người đang đuổi giết một người, người đó tìm được nơi ẩn núp, và mình thấy biết rõ điều đó, khi đám người đuổi giết đó đến hỏi mình có thấy người kia ẩn nấp ở đâu không, mình sẽ trả lời thế nào? Lúc này chính là lời thật thì hại người, mà lời dối thì cứu người. Cho nên PH cho rằng cách hành xử của bạn là tốt nhất trong khả năng của bạn. Bạn chẳng những tránh được quả báo của việc bán rượu cho người, mà còn có thể giúp người kia không uống rượu trong ngày hôm đó. Dĩ nhiên, có thể họ sẽ đi mua nơi khác, tuy nhiên đó là quyết định của họ, người Phật tử thấy làm điều lành nào được (dù nhỏ) thì cứ làm thôi. Còn về giới nói dối, PH cho rằng bạn phạm lỗi nhẹ. Cũng có cách khác là khi có người hỏi thì bạn có thể im lặng, hoặc tránh đi, nhưng cách đó có vẻ không khả thi cho lắm.
Gia đình bạn hành nghề như thế là cộng nghiệp của cả gia đình bạn, không dễ thay đổi được. PH hiểu là bạn phiền não lắm. Nhưng bạn hãy gắng an nhẫn với hoàn cảnh như thế mà tu, đừng để phiền não lấn át mình. Nói chung là đừng xem đó là chướng ngại, rồi làm mình phiền não, mà hãy sáng suốt uyển chuyển để tu. Đừng nghĩ nhiều đến nó mà hãy gắng nhiếp tâm niệm Phật. Ngoài ra, bạn nhớ để ý hồi hướng công đức tu hành cho gia đình mình và cầu Tam Bảo gia hộ cho họ mau chuyển đổi tâm ý, không hành nghề đó nữa nhé.
Chúc bạn an vui, tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Việc bạn sinh ra trong gia đình như thế nào, bạn không nên than trách, chẳng ai có quyền lựa chọn cha mẹ cả. Đó la do duyên cộng nghiệp đời trước chính bạn tạo ra thôi, nên vui vẻ mà sống. Vượt qua được cũng là thành công lớn trong việc học Phật rồi đó. Bạn nói dối nhà mình hết rượu thì đúng là nói dối rồi, dù tâm bạn nghĩ như thế để bạn đỡ tạo thêm nghiệp, còn người mua vẫn mua chỗ khác. Suy cho cùng đó cũng chỉ là nghĩ cho riêng mình. Cái chính là bạn nên khuyên nhà không bán rượu nữa, làm những nghề không liên quan đến sát sinh thì tốt, bạn có lời khuyên như thế cũng đã tạo một tâm phước đáng ghi nhận rồi mặc dù gia đình có nghe theo hay không. Nam mô a di đà Phật.
Nhà mình có mỗi 2 mẹ con, mỗi lần mẹ mà nghe thấy mình niệm Phật là lại nói mình khùng rồi, mình cũng có đọc nhân quả trong Phật pháp nên cũng ngầm hiểu tí cái việc ngu si trong quá khứ, quả đúng là luân hồi khổ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Đây là việc tốt. Tôi thấy hễ ai cứ bị coi thường hoặc bị chê trách thì đời sống người ấy cứ bình an vô sự. Còn người đi rèm pha, thêu dệt,thì y như rằng không bị cái này thì bị cái kia. Quay trở lại đề tài này :
Trong phẩm BÀ LA MÔN NỮ CỨU MẸ trong KINH ĐỊA TẠNG.
MẸ CỦA THÁNH NỮ MÊ TÍN TÀ ĐẠO,KINH KHI NGÔI TAM BẢO. cuối cùng thần hồn sa đoạ vào VÔ GIÁN ĐỊA NGỤC.
…….
Bạn cứ lắng lòng mà quan sát xem người thích sát sanh cúng tế thì nhiều.Đốt vàng mã nghi ngút lên thì mới cho là thành khính,rượu thịt bày lên cúng thì phải xì xụp khấn vái mới linh. Nếu chúng ta xem kinh mà khuyên từ bỏ nhũng việc này thì bị trừng mắt là nhẹ lắm rồi có khi ăn mấy cái gậy như chơi. Việc xem KINH rất tốt đối với người học PHẬT. Chỉ có xem KINH mình mới biết chánh ,tà. Tôi xem KINH ĐỊA TẠNG thấy lỗi lầm của mình chồng chất. Nên biết mình nếu chẳng thể niệm PHẬT tương lai chốn về của tôi là …TAM ĐỒ. Cứ ngủ thì cái lành ít mà cái ác nhiều. Cứ lo cho mình đã.
Bạn TMTK. Bạn cần niệm Phật cho nhiều cho có định lực mới nhẫn được những việc nghịch ý. Nói gì nói chúng ta phải có công phu mới được. Đi đứng sinh hoạt niệm Phật, thời khóa niệm Phật…
Nghịch cảnh đôi khi là điều tốt, nếu có thể nhẫn chẳng phản ứng mới thực sự tốt, tự tâm an.
Bạn hãy cứ chăm chỉ tu tập, nhớ hồi hướng công đức cho mẹ nữa.
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cảm ơn các thiện tri thức đã giải đáp câu hỏi của mình, hoàn cảnh sống của mình phần nhiều là nghịch duyên ( nhà thì làm nghề liên quan sát sanh,bán rượu, người nhà thì không tin nhân quả và Tam Bảo, những người xung quanh thì cũng lại như vậy, bởi vì mình sanh ở miền núi nên chắc các bạn cũng biết tà tri tà kiến ở những nơi này sâu đậm như thế nào rồi đó) nghĩ mà cũng chỉ biết trách bản thân kiếp trước gieo nhân xấu nên nay chịu quả này, các bạn được sống trong cảnh thuận duyên, gia đình đều làm nghề chánh đạo thì hãy tận dụng yên trí mà tu tập , mình cũng chỉ biết đeo tai nghe mà niệm Phật âm thầm thôi, thân người khó được – làm người cũng chẳng dễ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát
Tôi muốn tặng bạn 1 quyển kinh A DI ĐÀ và 1 quyển kinh VÔ LƯỢNG THỌ. có được không? Bạn xem rồi có gì vào đây hỏi mọi người sẽ giúp bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cảm ơn lòng thành của bạn,nhà mình không tiện thỉnh kinh sách về nên mình không dám thỉnh kinh về, mình có bản tụng kinh Vô lượng thọ do HT Thích Trí Thoát tụng rồi ạ.
hoàn cảnh của bạn quả là ko dc may mắn. nhưng bạn hãy cố găng nhé. bạn niệm phật âm thầm là đúng rồi.vì để người ko biết phật pháp người ta phỉ báng tội đó nặng hơn cả sát sinh đấy. và tránh sự cộng nghiệp của người ta nữa. bạn vẫn cứ bán hàng bình thường đi để tùy duyên tốt hơn bạn có tâm thì phật đã biết rồi ko cần phải quá cứng nhắc vào hình thức
Cảm ơn bạn Nguyên Tâm nhé, mình có xem qua phim Nghịch Duyên nên mình sẽ cố gắng niệm Phật cầu vãng sanh .
Nam Mô A Di Đà Phật
THẾ NÀO GỌI LÀ PHAN DUYÊN ?
Thế nào gọi là phan duyên? Trong lòng của bạn có mong cầu chính là phan duyên.
Phan duyên thì không tự tại, vì sao vậy?
Bởi vì bạn có cái tâm được mất này. Trong tâm được mất liền sanh phiền não, vô lượng vô biên phiền não đều từ trong tâm được mất mà sanh ra.
Nếu như bỏ đi cái tâm được mất thì bạn liền rất tự tại, ngày tháng liền dễ qua, bạn liền trải qua ngày tháng chân thật của bạn, ngày tháng chân thật hạnh phúc mỹ mãn!
Vì sao nói như vậy?
Thí dụ nói bạn kiếm tiền, bạn dùng hết tâm huyết, dùng hết thủ đoạn, dùng hết phương pháp, bạn kiếm được tiền vẫn là tiền trong mạng của bạn có. Trong mạng của bạn không có, kiếm nhiều hơn một đồng cũng không kiếm ra được. Bạn nghĩ xem, bạn hao phí tâm lực đó không phải là oan uổng sao?
Hết thảy bạn đều xả bỏ, trong lòng một niệm không sanh, trong mạng của bạn một ngày này kiếm được bao nhiêu tiền thì nó tự nhiên liền đến. Bạn nói xem, vậy có tự tại không? Rất thoải mái, rất an lạc!
Đạo lý này nếu các vị không hiểu thấu, tôi thường hay nói, bạn quay về nhà đem “Liễu Phàm Tứ Huấn” đọc một mạch 300 lần thì bạn liền hiểu rõ.
Phật thuyết Vô Lượng Thọ giảng giải – tập 46
Chủ giảng: HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Chào các bạn.Mình có một thắc mắc muốn hỏi các bạn.Theo như mình được biết khi lâm chung niệm câu Phật hiệu mười câu sẻ được Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây phương Cực lạc.Nhưng đặt ra tình huống một người lúc còn sống chuyên tâm niệm Phật nhưng khi lâm chung không còn đủ tỉnh táo để niệm Phật vậy người đó có được Phật A Di Đà tiếp dẫn về Cực Lạc không.Mình mới được biết đến Pháp môn này kiến thức mình còn hạn chế.Các bạn giải đáp giúp mình nhé.
Mình chân thành cảm ơn.
Trong tất cả các nghiệp, cận tử nghiệp là quan trọng nhất, vì vậy cả đời Mây trắng tu học làm sao cho lúc lâm chung phải đủ tỉnh táo mà chuyên tâm cầu sanh tịnh độ. Muốn đủ tỉnh táo nên khéo biết đâu là Phật, đâu là ma, vì biết rồi nên mình ko dễ bị bọn ma lôi kéo, như vậy chánh niệm luôn luôn vững chắc, lúc đó thì cứ an nhiên mà về với Phật. Đời này ráng rõ giữa ma và phật nhe mây trắng.
Mình cũng có thắc mắc như bạn, và thấy rằng giây phút lâm chung mà có được ban hộ niệm đến hộ niệm thì đúng quả là trên đời không gì sánh bằng !! Còn nếu được tự tại vãng sanh như HT Hải Hiền,HT Diệu Liên ..v.v.. thì. Phần vãng sanh nắm chắc trong tay mình rồi, cố lên bạn ! Chúc bạn thân tâm thường an lạc và luôn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
48) Hỏi: Niệm Phật lúc lâm chung với Niệm Phật lúc bình thường, bên nào thù thắng hơn?
Đáp: Giống nhau!
49) Phút lâm chung, nỗi khổ của cái chết bức bách, thân thể chịu vô lượng thống khổ, giống như trăm nghìn lưỡi dao đâm vào. Mắt mũi bỗng nhiên mờ mịt, muốn thấy cũng không thể thấy. Miệng lưỡi co cứng, muốn nói cũng không nói được.
Đây là tứ khổ trong tám sự khổ của kiếp người, dù người tu Niệm Phật, tin Bổn Nguyện, cầu vãng sinh chăng nữa cũng khó tránh khỏi nỗi khổ nầy. Nhưng dù mờ mịt, đến khi tắt thở, do Nguyện Lực của Đức Phật A Di Đà, sẽ thành chánh niệm mà vãng sinh.
Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, điều nầy người khác không biết được, chỉ có Phật và người tu Niệm Phật biết được mà thôi.
50) Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi A Di Đà Phật Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn. bạn có thể xem bài viết sau đây có thể hiểu được thêm:http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/03/nguoi-niem-phat-chet-bat-dac-ky-tu-co-duoc-vang-sanh/
tôi niệm phật vẫn chưa trừ hết tham ái
các bạn có đường nào giúp mình với
cần phải kết hợp những gì có sức mạnh phá tan vô minh này đây
Khéo biết mọi thứ vô thường, khéo biết ái là giặc là thù thì dần cái tâm tham ái kia chẳng còn. Mọi thứ ở đây đáu bền chắc, chúng lại là nguyên nhân làm cho ta tạo nghiệp, khiến ta chịu khổ đau, sao ta lại lao đầu theo chúng.
Nếu không còn tham ái thì chẳng phải là bậc thánh rồi hay sao bạn?
Ngay như Pháp Nhiên Thượng nhân nói chúng sinh niệm Phật tán loạn là bình thường, nếu không tham, sân, si đã chẳng sinh ở thời thế này.
Trước kia để trừ tham, sân, si thì các tỳ kheo tọa thiền dùng trí tuệ phá. Mạt pháp thì chỉ có thể niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát mà mình ton kính, yêu thích càng nhiều càng tốt, dựa vào sức oai thần của Phật, Bồ Tát còn được chứ muốn dùng tự lực mà phá tham, sân, si thì thật không biết đến lúc nào cho được.
Khi nào bạn coi thân thể mình chỉ là giả tạm, không thật, thế giới này chẳng có cái gì là của ta cả. Khi bạn sinh ra 2 bàn tay trắng, chết cũng vậy, chỉ mang được 2 thứ là tội và phước. Thì những tham ái kia sẽ dần cảm thấy không quan trọng nữa.
Thường thì khi đi viếng người chết , thỉnh thoãng lại nghe câu hỏi : có vãng sanh ko ?
Làm sao mà biết được phải ko , chỉ ng chết mới biết mình có được vãng sanh hay không?
Mong Quý bạn đồng tu hoan hỷ chia sẻ những điều trên.
Nam mô a di đà Phật
Gửi bạn Thanh Tâm :
Theo Kinh A Hàm thì Phật dạy rằng phàm một người khi đã chết thì thân thể trở nên lạnh giá vì hỏa đại đã tắt mất. Tuy nhiên, sau khi tắt thở rồi, nhưng trong thân thể cũng vẫn còn một chỗ nóng tối hậu trước khi hoàn toàn trở nên lạnh giá. Nơi nào Thần Thức thoát ra sau cùng thì nơi đó là nơi còn ấm sau cùng trong thân thể, và có sáu nơi tiêu biểu cho sáu đường tái sanh, hoặc nóng nơi đỉnh đầu, nóng ở mắt, nóng nơi ngực, nóng nơi bụng, nóng nơi đầu gối, hoặc nóng nơi hai lòng bàn chân. Thỉnh thoảng điểm nóng nầy vẫn còn nóng đến bốn năm tiếng đồng hồ sau khi chết. Có sáu điểm nóng tối hậu tiêu biểu cho sự tái sanh nơi lục đạo:
1) Đảnh Thánh: Khi một người đã chết được vài giờ, khắp thân thể chỗ nào cũng giá lạnh như băng, nhưng vẫn còn điểm nóng trên đỉnh đầu, nghĩa là thần thức của người nầy do nơi đỉnh đầu mà xuất ra khỏi thân xác, tức là người ấy tái sanh vào cõi Thánh. Nói cách khác, khi thần thức của người chết xuất ra từ nơi đỉnh đầu, chúng ta biết chắc là thần thức của người ấy được siêu thoát về nơi Thánh cảnh.
2) Mắt sanh Thiên: Khi điểm nóng sau cùng trên thân thể là hai mắt và trán thì thần thức của người ấy đã sanh về cõi trời.
3) Tim Người: Khi điểm nóng sau cùng nơi tim, là thần thức của người ấy đã sanh lại cõi người.
4) Bụng Ngạ quỷ: Khi điểm nóng sau cùng trong thân thể là bụng, thì thần thức của người ấy đã sanh làm ngạ quỷ.
5) Đầu gối Bàng sanh: Khi điểm nóng sau cùng trong thân thể là đầu gối, thì thần thức của người ấy đã tái sanh vào loại bàng sanh (thú).
6) Lòng bàn chân Địa ngục: Khi điểm nóng sau cùng trong thân là lòng bàn chân, thì thần thức của người ấy đã bị đọa vào địa ngục.
Trích Phật Học Từ Điển
Tác giả: Thiện Phúc
Video giảng sư: Thích Giác Hạnh