Hiện tượng Hoàng Hậu Giác khá có ích lớn lao cho người học Phật. Bất luận là rốt cuộc ông ta vãng sanh hay đọa lạc, thôi đừng bàn đến! Nếu người niệm Phật biết được hiện tượng khi lâm chung của ông ta, chắc chắn sẽ chẳng dám theo đuổi pháp liễu sanh tử một cách hời hợt nữa!
Xem hành vi, cử chỉ của ông ta dường như rất chí thành, nhưng coi những cảnh tượng được biểu hiện khi ông ta lâm chung thì trong lúc thường nhật, ông ta chưa hề nỗ lực dụng công nơi tâm địa, cũng như có lẽ trước kia ông ta có những nghiệp như keo tiếc tiền của khiến cho người khác bị mất mạng, hoặc keo tiếc lời nói khiến cho người khác táng mạng v.v…mà thành ra như vậy (“Keo tiếc lời nói khiến cho người khác mất mạng” là như ta biết chỗ có giặc cướp và biết chỗ có thể trốn tránh được, nhưng vì tâm không từ bi, thích thấy người khác mắc họa cho nên chẳng chịu nói. Chuyện ấy, tâm ấy khiến cho thiên địa quỷ thần rất phẫn nộ. Do vậy, lúc lâm chung chẳng nói được, cũng như có chuyện như ghét nghe tiếng niệm Phật v.v…) Hiện ra tình cảnh không chết trong khi ấy (tức không chết trong khi đang có người niệm Phật để trợ niệm) và khi người trợ niệm đi rồi thì không lâu sau liền chết; điều này hoàn toàn tương đồng với chuyện keo kiệt tiền của, keo kiệt lời nói khiến cho người khác bị tổn mạng. Tuy không đọa làm ngạ quỷ, nhưng tánh khí ấy là tánh khí của ngạ quỷ.
Nhưng không chừng do ông ta trong tâm sám hối, hoặc do mọi người và con cái thành khẩn nên được giảm nhẹ, chẳng đến nỗi đọa thẳng vào ngạ quỷ. Phương kế hiện thời là con cái và các quyến thuộc ai nấy đều hãy nghĩ đến nỗi khổ của ông ta, cùng phát tâm tự lợi lợi tha niệm Phật cho ông ta, cầu Phật rủ lòng Từ tiếp dẫn vãng sanh. Nếu thật sự thành khẩn thì [ông ta được] vãng sanh là điều có thể dự đoán được. Do cha con có mối tương quan tự nhiên, tâm Phật hễ cảm bèn ứng. Nếu quyến thuộc thực hiện hờ hững, lơ là thì khó thể tiêu nghiệp chướng để được Phật tiếp dẫn vậy! Ngàn cân treo sợi tóc, quan hệ cực nặng!
Phàm là người niệm Phật ai nấy hãy chuyên chú thật sự đối trị tập khí của chính mình, tạo thuận tiện cho người khác. Chuyện gì nên nói, dù người ta có thù với mình cũng phải nói, khiến cho người ta hướng lành, lánh dữ, lìa khổ được vui. Thường luôn nói thẳng thắn, rành rọt với người khác những chuyện nhân quả báo ứng, sanh tử luân hồi và đạo niệm Phật liễu sanh thoát tử, dạy dỗ con cái lập nền tảng thái bình, tâm như sợi dây đàn thẳng tắp, lời nói chẳng lấp lửng, tâm niệm có thể phô bày thẳng thắn cùng quỷ thần, quyết chẳng làm chuyện trái nghịch thiên lý thì đến lúc lâm chung, chắc chắn chẳng có những hiện tượng đáng thương đáng xót ấy.
Như vậy, Hoàng Hậu Giác chính là tiếp dẫn đạo sư của mọi người; nhờ ông ta, mọi người sẽ được lợi ích lớn lao trong tương lai. Ông ta cũng sẽ nhờ vào tâm lực của mọi người mà diệt tội, vãng sanh. Lời Quang (Ấn Quang Đại Sư) nói đây chẳng phải là lời nói huề vốn mà chính là lời bàn luận quyết định chẳng khi dối vậy.
HỌC PHẬT THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ TIẾN BỘ?
Học Phật thế nào gọi là tiến bộ, tất cả đều không tính toán, cái gì cũng đều thấy thường, buông xuống vạn duyên, tất cả hoan hỉ, cái gì cũng tốt, đó là có tiến bộ. Nếu không buông xả được, thì đó là chướng ngại rất nghiêm trọng, ải thứ nhất bạn không qua được, cho nên học Phật mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, đều ở ngoài cửa Phật, không vào cửa được, đó là chân tướng sự thật, các bạn bất luận tại gia hay xuất gia, đều phải nên hiểu được, bằng không đời này học Phật cũng như không!
Hiện giờ chúng ta học Phật, đến khi nào chúng ta thành Phật? Bạn đừng hỏi người khác, bạn tự hỏi mình, chỉ có bạn tự biết khi nào có ý nguyện buông xả thì lúc đó sẽ thành tựu. Buông xả không được ư? Buông xả không được thì lại tiếp tục lục đạo luân hồi, đó là lời của Phật Bồ Tát nói với chúng ta, luân hồi lục đạo thật khổ!
Trích từ lớp học Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú
Tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu 2014
Báo cáo tâm đắc của học sinh lớp Vô Lượng Thọ Kinh Khoa Chú
Thích Tự Liễu soạn
Hòa thượng Tịnh Không giám định
Bích Ngọc chuyển ngữ
Như Hòa giảo duyệt
“Thế nào là Xả Ly Tâm?
Này Diệu Nguyệt, người niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, phải phát khởi cái Tâm Thái Lìa Bỏ Tất Cả. Sao gọi là Lìa Bỏ? Lìa bỏ nghĩa là không trụ tướng mà niệm Phật, không dính mắc mà niệm Phật, không nắm giữ mà niệm Phật, không tương ưng mà niệm Phật, không đối đãi mà niệm Phật, không chống trái mà niệm Phật, không cầu mong mà niệm Phật, không nhiễm duyên mà niệm Phật. Niệm Phật như thế thì gọi là Niệm Phật với cái Tâm Lìa Bỏ.
Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh, quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết TA đang niệm Phật. Như thế gọi là Niệm Phật với cái tâm Lìa Bỏ.
Lìa bỏ Khổ, Tập, Diệt, Đạo mà niệm Phật. Lìa bỏ Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà niệm Phật. Lìa bỏ Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Tuệ mà niệm Phật. Lìa bỏ Tín, Giải, Hành, Chứng mà niệm Phật. Lìa bỏ Không, Vô Thường, Vô Ngã mà niệm Phật. Lìa bỏ Bồ Đề, Niết Bàn, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến mà niệm Phật. Lìa bỏ tất cả các pháp hữu vi, tất cả các pháp vô vi mà niệm Phật. Lìa bỏ Ngã và Ngã sở. Lìa bỏ luôn cả ý tưởng cầu mong vãng sinh, chí nguyện độ sinh, ý hướng thành Phật mà niệm Phật.
Niệm Phật với Tâm Xả Ly như thế mới gọi là chân chính Niệm Phật.”.
Đoạn trên là Đức Phật dạy người niệm Phật chân chính phải niệm Phật với Tâm Xả Ly. Tâm Xả Ly là 1 trong mười tâm phải có của người niệm Phật. Niệm Phật đúng pháp là niệm Phật phát khởi 10 tâm đó.
Trích Kinh Niệm Phật Ba La Mật.
Các Quý Đạo hữu đã có những Chia sẻ hay quá, rất hữu ích. Xin chân thành cảm ơn Quý vị!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ thưa quý đạo hữu việc mở máy niệm Phật 24/24 giờ có lợi ích gì ạh? Xin chân thành cảm ơn quý đạo hữu đã gửi phúc đáp trong thời qua cầu chúc cho quý vị được thân tâm an lạc buông xã vạn duyên tin tấn tu hành một đời này vãng sanh Tây phương Tịnh Độ. A Di Đà Phật…()
Mở máy niệm Phật suốt 24/24 giờ trong nhà rất tốt. Vừa giúp mình luôn nghe được hồng danh A Di Đà Phật để tích lũy công đức, tiêu trừ nghiệp chường, vừa là bố thí Pháp, giúp các hữu tình hữu hình và vô hình được nghe vạn đức hồng danh này nữa. Như vậy là một công đôi việc rồi. Hơn nữa, việc này còn giúp ma quỷ không đến quấy phá.
“Làm sao cho tà thần, ác quỷ đừng tới nhà quý vị?
Trong nhà thường vặn máy niệm Phật hiệu, hào quang của Phật chiếu vào thì tà thần, ác quỷ sẽ không dám tới nhà! Không những tà thần, ác quỷ sợ mà ngay cả Diêm Vương chính trực vô tư cũng không muốn người ta đi gặp mình, ông ta rất thích chúng ta được gặp Phật A Di Đà.” – Trích Pháp Ngữ Khai Thị HT Diệu Liên.
A Di Đà Phật.
Cho con hỏi trong tâm nhớ phật mà ko niệm Phật thanh tiếng có đươc vãng sanh ko ah? Con nhớ Phật niệm niệm ko rời, như thành đồng vách sắt, mưa gió ko lọt. Buổi tối trước khi đi ngủ con lại Phát nguyện vãng sanh. Con chỉ nhớ Phật có đươc vang danh ko a?
Pháp Niệm Phật có bốn Pháp: Quán Tưởng NP, Quán Tượng NP, Trì Danh NP và Thật tướng NP. Trong bốn pháp này thì TRÌ DANH NIỆM PHẬT là Pháp dễ nhất, hợp với căn cơ thời nay nhất.
—
Pháp môn Niệm Phật là đường tắt tu hành mà một pháp Trì Danh lại là đường tắt trong bốn pháp niệm Phật, nên gọi là “đường tắt nhất trong các đường tắt”.Pháp môn Niệm Phật là đường tắt tu hành mà một pháp Trì Danh lại là đường tắt trong bốn pháp niệm Phật, nên gọi là “đường tắt nhất trong các đường tắt”.
(trích Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ)
Các phương pháp Trì Danh niệm Phật, bạn tham khảo ở đây nhé
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/06/cac-phuong-phap-tri-danh-niem-phat/
Còn bạn hỏi “Con chỉ nhớ Phật có đươc vang sanh ko a?”
Theo Chú Giải đó là Phát Bồ Đề tâm, Nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật làm Tông chỉ tu hành vậy.
“Kinh này dùng phát Bồ Ðề tâm, nhất hướng chuyên niệm làm Tông; sanh trọn vẹn bốn cõi Tịnh Ðộ, chóng lên địa vị Bất Thoái làm Thú”.
(trích Chú Giải Kinh VLT)
A Di Đà Phật.
Chào bạn Thành Văn,
“Niệm” là gì? “Niệm” tiếng Hán nghĩa là “Nhớ nghĩ”, nếu miệng Niệm mà Tâm không nhớ nghĩ thì hiệu quả kém, nếu tâm bạn luôn Nhớ nghĩ Phật có nghĩa là tâm bạn không rời Phật, Phật không rời tâm (bạn đang “Niệm” Phật đó), công phu của bạn rất cao, rất hiệu quả, mỗi đêm bạn lại phát nguyện vãng sanh nữa, như vậy rất thù thắng. Bạn hãy tiếp tục tinh tấn và phát huy như vậy nhé. Chắc chắn bạn sẽ Vãng sanh phẩm vị cao.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật.
II. Hòa-thượng Thiện Đạo lập Chánh hạnh và Tạp hạnh, bỏ Tạp để tu Chánh
TRÍCH DẪN:
Quán Kinh Sớ quyển 4 ghi: “Căn cứ theo hạnh mà lập tín, nhưng hạnh lại có Chánh hạnh và Tạp hạnh”. Chánh hạnh là hạnh chỉ căn cứ theo các kinh nói về vãng sanh Tịnh độ mà tu tập. Đó là chỉ nhất tâm đọc tụng kinh A-di-đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lượng Thọ; chỉ nhất tâm quán tưởng, nhớ nghĩ cảnh y chánh báo và y báo trang nghiêm cõi Tịnh; chỉ nhất tâm kính lễ Đức Phật A-di-đà, chỉ nhất tâm niệm danh hiệu Phật A-di-đà, chỉ nhất tâm khen ngợi, cung kính cúng dường Phật A-di-đà. Tuy nhiên, trong Chánh hạnh lại có hai min:
– Chỉ nhất tâm niệm danh hiệu Phật A-di-đà, chẳng kể đi đứng nằm ngồi, chẳng luận thời gian lâu mau, niệm niệm miên mật không buông bỏ, không gián đoạn. Đó gọi là Chánh định nghiệp, vì thuận với bản nguyện của Phật A-di-đà.
– Nếu lễ bái, đọc tụng, khen ngợi, cúng dường… thì gọi là Trợ nghiệp.
Ngoài hai hạnh Chánh và Trợ này, tất cả các nghiệp thiện khác đều là Tạp hạnh. Nếu tu tập hai hạnh Chánh và Trợ thì tâm luôn luôn gần gũi, nhớ nghĩ đến Phật, cho nên không gián đoạn. Nếu tu tập Tạp hạnh thì tâm thường bị gián đoạn, tuy có thể hồi hướng được vãng sanh, nhưng đều là hạnh xen tạp.
LUẬN RẰNG:
Đoạn văn trên có hai ý: Một là nói về hành tướng vãng sanh, hai là phân biệt về sự hơn kém của hai hạnh.
1. Hành tướng vãng sanh: Theo hòa-thượng Thiện Đạo, tuy có nhiều hạnh vãng sanh, nhưng đại để được chia làm hai là Chánh và Tạp.
Chánh hạnh lại có phân khai và tổng hợp. Phân khai thì có năm hạnh, tổng hợp thì thành hai hạnh. Năm hạnh: Đọc tụng – Quán sát – Lễ bái – Xưng danh – Khen ngợi cúng dường. Đọc tụng tức là chỉ nhất tâm tụng đọc kinh Quán Vô Lượng Thọ… Quán sát tức chỉ nhất tâm quán tưởng y báo, chánh báo cõi Cực Lạc. Lễ bái tức là chỉ nhất tâm lễ Đức Phật A-di-đà. Xưng danh tức là chỉ nhất tâm xướng niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà. Khen ngợi cúng dường tức là chỉ nhất tâm khen ngợi cúng dường Đức Phật A-di-đà. Nếu chia khen ngợi và cúng dường làm hai thì thành sáu chánh hạnh. Tổng hợp thì thành hai là Chánh nghiệp và Trợ nghiệp. Trong năm chánh hạnh ở trên, hạnh thứ tư là Chánh định nghiệp. Như trong đoạn văn trên ghi: “Chỉ nhất tâm niệm danh hiệu Phật A-di-đà, chẳng kể đi đứng nằm ngồi, chẳng luận thời gian lâu mau, niệm niệm miên mật không buông bỏ, không gián đoạn. Đó gọi là Chánh định nghiệp, vì thuận với bản nguyện của Phật A-di-đà”. Trợ nghiệp tức bốn hạnh còn lại. Như trong đoạn văn trên ghi: “Nếu lễ bái, đọc tụng, khen ngợi, cúng dường… thì gọi là Trợ nghiệp”.
Hỏi: Vì sao chỉ có niệm danh hiệu Phật A-di-đà là Chánh định nghiệp?
Đáp: Trong Quán Kinh Sớ nói: “Vì thuận theo bản nguyện của Đức Phật kia”, nghĩa là xưng danh niệm Phật chính là nguyện xưa của Phật A-di-đà. Cho nên người tu hành nương vào nguyện lực Phật nhất định được vãng sanh. Ý nghĩa của bản nguyện sẽ giải thích sau.
Về Tạp hạnh, Quán Kinh Sớ ghi: “Ngoài hai hạnh Chánh và Trợ này, tất cả các nghiệp thiện khác đều là Tạp hạnh”. Ý nói có vô lượng Tạp hạnh, không thể kể hết, ở đây chỉ vì muốn đối lại với năm Chánh hạnh mà nêu ra năm Tạp hạnh. Đó là:
– Tạp hạnh đọc tụng: Đọc tụng, thọ trì tất cả kinh điển Đại-Tiểu-Hiển-Mật, trừ ba bộ kinh nói về vãng sanh Tịnh độ đã nêu trên.
– Tạp hạnh quán sát: Suy nghĩ, quán sát tất cả những sự lí của các giáo Đại-Tiểu-Hiển-Mật, trừ y báo chánh báo cõi Cưc Lạc
– Tạp hạnh lễ bái: Cung kính lễ bái tất cả các Đức Phật, Bồ-tát, chư thiên, hiền thánh, thế gian, trừ Đức Phật A-di-đà.
– Tạp hạnh khen ngợi cúng dường: Tức khen ngợi, cúng dường tất cả các Đức Phật, Bồ-tát, chư thiên, hiền thánh, thế gian, trừ Đức Phật A-di-đà.
Ngoài ra còn có rất nhiều hạnh khác như: bố thí, trì giới…đều thuộc Tạp hạnh.
2. Phân biệt về sự hơn kém của hai hạnh: Quán Kinh Sớ ghi: “Nếu tu hai hạnh chánh và trợ, thì tâm luôn gần gũi, nhớ nghĩ đến Phật, không gián đoạn, đó gọi là vô gián. Nếu tu Tạp hạnh, thì tâm thường gián đoạn, tuy có thể hồi hướng được vãng sanh, nhưng cũng đều thuộc tạp hạnh”. Căn cứ theo văn thì trong Tạp hạnh có năm đôi đối đãi: Thân-sơ, gần-xa, không gián đoạn-gián đoạn, không hồi hướng-hồi hướng, thuần-tạp.
– Thân-Sơ: Thân, nếu tu hai hạnh chánh trợ, sẽ rất thân thiết với Đức Phật A-di-đà. Cho nên Quán Kinh Sớ ghi: “Chúng sanh khởi hạnh, miệng luôn niệm Phật thì Phật nghe, thân luôn lễ Phật thì Phật thấy, tâm luôn nhớ đến Phật thì Phật biết. Chúng sanh nhớ nghĩ đến Phật, Phật cũng nhớ nghĩ đến chúng sanh. Ba nghiệp của Phật và chúng sanh không bao giờ lìa nhau, cho nên nói là thân thiết”. Sơ, nếu tu Tạp hạnh, miệng không xưng danh hiệu Phật thì Phật không nghe, thân không lễ Phật thì Phật không thấy, tâm không nhớ nghĩ đến Phật thì Phật không biết. Chúng sanh không nhớ đến Phật, Phật cũng không nhớ nghĩ đến chúng sanh. Ba nghiệp của Phật và chúng sanh thường lìa nhau, cho nên gọi là xa cách.
– Gần-Xa: Gần, nếu tu hai hạnh chánh trợ, thì rất gần gũi với Đức Phật A-di-đà. Cho nên Quán Kinh Sớ lại ghi: “Chúng sanh nguyện được thấy Phật, Phật tức thời tùy ý niệm hiện đến trước mặt, cho nên gọi là gần gũi”. Xa, nếu tu Tạp hạnh thì không nguyện thấy Phật, Phật không tùy ý niệm hiện đến trước mặt, cho nên gọi là cách xa.
Thân và cận tuy nghĩa giống nhau, nhưng trong Quán Kinh Sớ, ngài Thiện Đạo chia làm hai, cho nên trích dẫn nơi đây.
– Không gián đoạn-Gián đoạn: Không gián đoạn, nếu tu hai hạnh chánh trợ, nhất định sẽ luôn luôn nhớ nghĩ đến Đức Phật A-di-đà, không bao giờ gián đoạn. Gián đoạn, nếu tu Tạp hạnh, tâm không luôn nhớ nghĩ đến Đức Phật A-di-đà, mà thường gián đoạn.
– Không hồi hướng-hồi hướng: Nếu tu hai hạnh chánh trợ, dẫu không hồi hướng cũng tự nhiên thành tựu sự nghiệp vãng sanh. Cho nên Sớ ghi: “Trong Quán Kinh nói: Mười tiếng niệm danh hiệu Phật, đã phát đầy đủ mười nguyện, tu mười hạnh. Vì sao? Vì Nam-mô tức là qui mạng , cũng có nghĩa phát nguyện hồi hướng; A-di-đà Phật tức là hạnh. Vì nghĩa này, cho nên nhất định được vãng sanh”. Hồi hướng, nếu tu Tạp hạnh thì cần phải hồi hướng mới thành tựu nhân vãng sanh. Cho nên Quán Kinh Sớ ghi: “Tuy có thể hồi hướng được vãng sanh…”
– Thuần-Tạp: Nếu tu hai hạnh chánh trợ, thì hoàn toàn là hành nghiệp Cực Lạc, còn tu các hạnh khác thì không phải thuần nhất hành nghiệp Cực Lạc. Vì chung cho cả hành nghiệp trời người và cả Tam thừa, cũng như chung cho khắp các cõi Tịnh trong mười phương, cho nên gọi là tạp. Người tu hành nghiệp Tây phương, cần phải bỏ Tạp hạnh mà tu Chánh hạnh.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/07/chanh-hanh-niem-phat-vang-sanh/
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tin chắc, nguyện thật vững, bao nhiêu việc lành hồi hướng cầu sanh tịnh độ, ngày đêm tha thiết giữ vững chánh hạnh chắc chắn vãng sanh. Nhưng điều quan trọng là làm sao cho cái tâm được vậy mà không thối thất bồ đề, cõi này dữ nhiều lành ít buông lỏng là thối thất, lạc lối, tu học chướng ngại trùng trùng vì không có trí tuệ đề nhìn thấu, người tu học phải nổ lực nắm cho thật chắc, nhìn phải thấu thì phiền não mới không dám đến gần, việc gì còn nghi còn mơ hồ thì càng phải nổ lực tu học, xem kinh giữ chánh kiến rồi thường tư duy khiến cho vô minh tan mất trí tuệ sanh dần, phiền não cũng mất, niềm tin cùng cố, chánh nguyện vững vàng, chẳng còn sợ sinh tử, chưa ngộ khiến cho ngộ, chưa chứng khiến cho chứng, nếu cứ chấp ta thấp kém mà không chịu cầu tiến tu học thì trí tuệ chẳng thêm lớn, vô minh vẫn trùng trùng, phiền não vẫn còn đó, niềm tin lung lay, gặp thuận cảnh thì tin mừng, nghịch cảnh thì thoái duyên, vậy thì làm sao chắc chắn được phần nguyện vãng sanh, đến lúc vô thường đến cảnh nghịch tìm về tâm chưa định vững rơi lại luân hồi thật đáng tiếc. Trí tuệ càng tăng thì niềm tin càng vững, vãng sanh càng chắc, đừng để chúng ta như con kiến trên đất Phật, dù trải qua nhiều đời Phật nhưng chẳng được lợi lớn, học Phật mà không hiểu gì về Phật pháp giống như chiếc máy niệm Phật thì sẽ chẳng thấy tác dụng, chẳng được lợi lạc, trong các cõi cõi người là dễ tu nhất vì ta có đủ nhân duyên, không ngu si như súc sanh, không đau khổ như địa ngục không phước báo làm trở ngại như cõi trời…có đù duyên lành cho tu học, nếu không tận dụng tốt,thân mạng luống qua đáng tiếc vô cùng.
Xin quý Thầy giúp đỡ con, con sinh năm 1992, bạn trai con sn 1990, tháng 8 năm trước bà ngoại của bạn trai con mất, con với anh ấy có về để tang quê bạn con ở Vĩnh Long. Vì con phải đi làm, con đang làm nhân viên văn phòng, nên chỉ về dc 2 hôm là con lên lại Sài gòn. Hôm con về là ngoại anh mất gần 3 ngày, lúc con về con lại thấy bà ngoại anh đứng kế quan tài, lúc đó thực sự con rất sợ, con có nói với người yêu con, thì anh bảo do đi xe lâu nên em mệt nhìn gà hóa cuốc (tụi con chạy xe máy về) 2 ngày ở lại nhà anh lúc nào con cũng trông thấy ngoại, bà ở lại trong nhà, nhưng bà ko có để ý con, con sợ lắm, con thấy mặt bà rất buồn, âm u lạnh lẽo . hôm về thì con tự bắt xe đò về, về đến nhà con bị sốt nằm qua tối hôm sau con mới khỏe, kể tử đó đến nay gần nửa năm con thường xuyên thấy những vong hồn, con sợ mình bệnh tâm thần với bị về mắt, con có đi khám ở bv mắt Điện biên phủ với bv Ngoại thần kinh QT khám thì con ko có bệnh, con thực sự rất sợ. nhiều lúc chạy xe ngoài đường, con thấy rất nhiều vong hồn đi qua đi lại như người con sống nhất là vào buổi tối. con có đem chuyện này kể lại với 1 người chị cùng chỗ làm, thì chị ấy bảo đi Chùa với chị , hôm đó 2 đứa con tan ca là gần 5h chiều mới đến chùa. Lúc đến ngôi chùa đó đang tụng kinh, lúc đó thực sự con rất sợ, con thấy có rất nhiều vong hồn ngồi tụng kinh như các Phật tử trong chùa, có nhiều người mặt đồ giống trong phim ngày xưa, họ ngồi chật kín cả sân chùa, đông đến nỗi lúc chị bạn con dắt con vào chùa , con sợ đi va vào họ. kể từ đó con không dám đến chùa vào buổi tối nữa, ở nhà một mình là con bật đèn suốt đêm , con không dám kể cho bạn trai, hoặc gia đình con biết vì sợ họ lo lắng, đến bây giờ con có đỡ sợ hơn, 1 phần vì con thấy quen, 1 phần họ ko có làm hại đến con, nhưng nhiều khi con tăng ca 7h tối về, thì con lại thấy những vong hồn có hình dạng rất đáng sợ nên trong lòng con lúc nào cũng không dc yên ổn. con viết lên đây mong quy thầy giúp đõ con, con phải làm sao để không thấy họ nữa, con nghe nhiều người nói phải ác lắm mới gặp ma quỷ, nhưng bản thân con không làm điều ác gì cả, từ nhỏ đến giờ con chưa hại ai cả, con lo lắm quy Thầy ơi
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Ngọc Yến,
*Chuyện của bạn không có gì đáng lo ngại đâu, có lẽ bạn bị ức chế thần kinh quá nên sanh hoảng loạn. Ngoài đời gọi những vong hồn bạn nhìn thấy, bạn gặp là ma, trong đạo Phật gọi đó là những chúng sanh vô hình chưa được siêu thoát. Thực ra cuộc sống của họ tồn tại song hành với chúng ta, nhưng vì tần số âm-dương khác nhau nên chúng ta không thể nhìn thấy mà thôi. Việc bạn nhìn thấy họ có lẽ cũng là duyên, bạn không có gì phải khoảng sợ cả, trái lại bạn kể từ nay, mọi thời, mọi lúc, mọi nơi chốn, đặc biệt là đi trên đường và trước khi đi ngủ bạn phải năng thực hành niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT. Tại sao? Vì niệm Phật chính là niệm tỉnh giác – giúp tâm luôn tỉnh giác, không có phiền não hay hoảng sợ. Nhờ vậy, tâm không hướng đến những cảnh giới vô hình khác. Rất có thể khi bước vào thực hành niệm Phật, những cảnh giới bạn đã gặp sẽ hiện lên rõ rệt và khủng khiếp hơn, nhưng đó là điều tốt, bởi cho thấy tiếng niệm Phật của bạn đã giúp họ cùng thấy nghe, từ đó bạn đã giúp họ cùng giác ngộ, cùng niệm Phật mà được siêu sanh Tịnh Độ. Do vậy khi những cảnh giới đó hiện lên, bạn chớ hoảng sợ, chỉ cần giữ tâm chánh niệm tiếp tục niệm và không quan tâm tới họ, tất họ sẽ tự tan biến.
*Chuyện bạn nhìn thấy bà bạn trai thường xuyên cho thấy bạn có duyên với bà cụ, bạn hãy ráng hàng ngày niệm Phật, khuyên bà cụ cùng thực hành theo mình và nguyện vãng sanh Tịnh Độ. Hàng ngày khi niệm Phật xong, cho dù nơi nào bạn cũng hồi hướng cho những chúng sanh vô hình mà bạn có duyên với họ, khuyên họ: thân người khó được, Phật pháp khó gặp. Nay chư vị đã mất thân người rồi, đã nếm trải những khổ ải của kiếp người, vì vậy tôi khuyên chư vị hãy dũng cảm buông xuống vạn duyên, buông xuống mọi ân oán của kiếp trần tục này, cùng nhiếp tâm niệm Phật, bỏ tất thảy những điều ác, làm tất cả các điều phước thiện, tôi nguyện hàng ngày niệm Phật trợ duyên, giúp cho chư vị sớm thanh tịnh tâm để được siêu sanh về Tịnh Độ.
Bạn cứ nhất tâm như vậy mà hành trì, ít ngày sau mọi chuyện sẽ an lạc.
*Những chuyện nói trên xảy ra với bạn cho thấy đã tới lúc bạn phải dũng mãnh dấn thân tu đạo rồi, đừng chần chừ nữa mà bỏ lỡ cơ duyên chuyển đổi nghiệp lực hiện tiền của bản thân. Nếu có thời gian, nên cùng chị bạn, năng tới chùa tu học để giúp thân tâm thêm an lạc.
Quan trọng: Khi tới chùa, nếu tiếp tục gặp những chúng sanh vô hình như bạn nói, hãy âm thầm khai thị và hồi hướng cho họ khi bắt đầu vào tu học cũng như khi kết thúc, giúp họ mau khai ngộ mà siêu sanh về cõi lành. Khi họ khai ngộ, chính họ là những vị hộ pháp, giúp bạn trên đường tu.
Hãy dũng mãnh để vượt qua nhé.
TN
Bạn Ngọc Yến, xin bạn đừng hoang mang và lo lắng, vì thật sự có rất nhiều giống bạn trong thời buổi hiện nay,
Trong xã hội bây giờ lại có rất nhiều người trong tình trạng như vậy. Họ lúc đầu thấy được người thân đã mất, sanh lòng hoảng sợ, rồi 1 khoảng thời gian sau lại thấy những linh hồn khác (gọi linh hồn cho bạn dễ hiểu). Nhưng người ta chỉ thấy được 1 vài linh hồn thôi, nhưng bạn lại thấy rất nhiều. Có người lúc đầu chỉ nghe giọng nói, sau đó thấy được và giao tiếp được linh hồn. Họ thấy linh hồn sống và sinh hoạt như 1 xã hội thật sự.
Lại có người lúc đầu bị 1 linh hồn nhập vào. Sau khoảng thời gian, đi những nơi âm u, có hồn ma là liền bị nhập, gây nên hiện tượng “Xác Hội”
Những người đó hoang mang lo lắng tìm đến các chùa, nhưng kết quả lại không thấy là bao (trừ khi họ gặp được 1 vị cao tăng). Họ lại tìm tới các thầy bên “linh căn” hay bên “bùa chú”. Các vị đó cho bùa hộ thân hay “che mắt”, có vị lại bảo “người này bệnh căn rồi, sau này phải làm thầy cứu nhân độ thế”. Đó là những người P đã gặp và chứng kiến.
Lời khuyên giành cho bạn:
1. Bạn hãy bình tĩnh và chấp nhận những gì đang xảy ra. Hãy học cách thích nghi hơn là hoang mang, sinh ra bệnh, ảo tưởng…dẫn bạn đi đến con đường lầm lạc. Hơn nữa bạn mới học Phật, P biết điều này rất khó.
2. Một lòng tin tưởng vào tam bảo, vào sự gia trì của chư Phật chư Bồ tát. Không được thối lui và đi theo tà đạo. Mặc dù P biết vì bạn mới học Phật nên kết quả sẽ rất chậm (trừ khi bạn có phước báo nhân duyên từ trước). Bạn phải cố gắng tu tập để chuyển nghiệp này.
3. Cố gắng tu tập công đức và phước đức làm 1 tấm màn bao bọc, bảo vệ lấy mình.
4. Hằng đêm sám hối với chư Phật, chư Bồ tát, sám hối thẳng vào nghiệp mà bạn đang mang.
5. Có phước báo, bạn hãy hồi hướng cho tất cả chúng sanh. P không hy vọng khi bạn thấy những vong linh đó bạn nói “Các vị hãy theo tôi tu học, tôi sẽ độ các vị”. Điều đó quá nguy hiểm, vì bản thân bạn tu tập chưa đủ lực. Bạn cứ hồi hướng cho tất cả chúng sanh nói chung là được. Vì P gặp a này, mỗi lần a đi tới chỗ nào có nhiều vong, a liền rủ ngta theo mình tu, dần dần vong đeo quá nặng, âm khí quá nhiều, rất đáng sợ. Mình chưa đủ lực thì đừng mạo hiểm. Dù cho chúng sanh bình đẳng nhưng những chúng sanh chưa siêu thoát, thiếu phước báo, tội nghiệp nặng, tâm tính chưa được lương thiện, những vong xấu sẽ hại bạn.
Mình khuyên bạn siêng năng niệm danh hiệu Quan âm Bồ tát nhờ Ngài gia hộ. Bạn nên biết những thầy phù thủy luyện binh người ta cũng dùng thần chú Đại Bi và niệm danh hiệu Phật. Như vậy niệm Phật không nhất thiết là ma tránh xa, do tâm mình thôi, nếu bạn niệm mà muốn cho ma theo thì P nghĩ thiên long hộ pháp sẽ không ngăn. Và P thấy vài hồn ma cũng niệm Phật. Quan trọng là bạn sám hối tu tập bạn nhé. Đừng nản lòng. Có khi đây là nhân duyên lớn cho bạn quay về Chánh Pháp.
Cá nhân P thấy bệnh mà thấy người âm gọi là “bệnh căn”(khác với người tu tập họ có thể thấy cõi thấp, nhưng thấy được cõi lành, người bệnh căn chỉ thấy cõi thấp), cũng là 1 dạng nghiệp thôi. Tu tập, sám hối sẽ hết bạn nhé.
ĐÓ LÀ DUYÊN CỦA EM NGÀY GIỜ THÌ NÓ ĐẾN THÔI. VỢ A CŨNG VẬY KO PHẢI LO GÌ CẢ. CÓ KHI E ĐẾN THẾ GIAN ĐỂ TRỢ DUYÊN CHO AI ĐÓ. BIẾT PHẬT PHÁP LÀ TỐT RỒI. CỨ TÌM LỜI KHAI THỊ CỦA CÁC CHƯ TỔ TÔNG TỊNH ĐỘ MÀ LÀM THEO
Con xin cảm ơn lời chỉ bảo của Quý Thầy, xin quý thầy cho con hỏi thêm là ngoài việc luôn niệm Phật, sám hối, con muốn tụng thêm kinh nhưng do công việc con bận quá, con xin Thầy cho con 2 thời khóa sáng tối khoảng 30 phut con nên trì tụng những loại Kinh nào ạ. Với cho con xin cách để hồi hướng đến oan gia trái chủ với bà con họ hàng đã mất với ạ. Con xin cảm ơn
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Ngọc Yến,
Với người không có nhiều thời gian như bạn, tốt nhất bạn nên phát tâm học thuộc nhuyễn Kinh A Di Đà, bởi Kinh này rất ngắn. Nếu bạn thuộc, trong một thời khoá nhiếp tâm tụng chỉ hết độ 8-10 phút. Kế đó là niệm Phật và hồi hướng theo nghi thức Tịnh Độ.
Dưới đây là Nghi Thức Trì Tụng A Di Đà Kinh và bài Phát nguyện Vãng Sanh Tịnh Độ và Hồi hướng Tịnh Độ, bạn ráng học thuộc để hàng ngày hành trì nhé.
……………………………………………………………………………………..
NGHI THỨC
TRÌ TỤNG
A DI ĐÀ KINH
NIỆM HƯƠNG
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực niệm)
TỊNH PHÁP GIỚI CHÂN NGÔN
Án lam xoá hoa (3 lần)
TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN
Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám (3 lần).
(Chủ lễ thắp ba cây hương quỳ ngay thẳng, cầm hương ngang trán niệm bài cúng hương)
NGUYỆN HƯƠNG
(Quì gối đưa nhang lên nguyện hương)
Nguyện mây hương mầu này
Khắp cùng mười phương cõi
Cúng dường tất cả Phật
Tôn pháp, các Bồ Tát
Vô biên chúng Thanh Văn
Và cả thảy Thánh Hiền
Duyên khởi đài sáng chói
Trùm đến vô biên cõi,
Khắp xông các chúng sanh
Đều phát lòng bồ đề,
Hết một báo thân này
Sanh về cõi Cực Lạc.
Nam Mô hương cúng dường Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
TÁN THÁN PHẬT
(Đứng Lên Đánh Khánh Tụng)
Sắc Thân Như Lai đẹp, trong đời không ai bằng, không sánh, chẳng nghĩ bàn, nên nay con đảnh lễ.
Sắc thân Phật vô tận, trí huệ Phật cũng thế, tất cả pháp thường trú, cho nên con về nương. Sức chí lớn nguyện lớn, khắp độ chúng quần sanh, khiến bỏ thân nóng khổ, sanh kia nước mát vui. Con nay sạch ba nghiệp, qui y và lễ tán, nguyện cùng các chúng sanh, đồng sanh nước Cực Lạc.
(Đại Chúng Đồng Tụng Nhất Tâm Đảnh Lễ)
NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ
Nam Mô Thường Tịch Quang Tịnh Độ, A Di Đà Như Lai, Pháp Thân Mầu Thanh Tịnh, Khắp Pháp Giới Chư Phật (lạy 1 lạy)
Nam Mô Thật Báo Trang Nghiêm Độ, A Di Đà Như Lai, Thân Tướng Hải Vi Trần, Khắp Pháp Giới Chư Phật (lạy 1 lạy)
Nam Mô Phương Tiện Thánh Cư Độ, A Di Đà Như Lai, Thân Trang Nghiêm Giải Thoát, Khắp Pháp Giới Chư Phật (lạy 1 lạy)
Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây
A Di Đà Như Lai, Thân Căn Giới Đại Thừa, Khắp Pháp Giới Chư Phật (lạy 1 lạy)
Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây
A Di Đà Như Lai, Thân Hóa Đến Mười Phương, Khắp Pháp Giới Chư Phật (lạy 1 lạy)
Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây
Giáo Hạnh Lý Ba Kinh, Tột Nói Bày Y Chánh, Khắp Pháp Giới Tôn Pháp (lạy 1 lạy)
Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây, Quán Thế Âm Bồ Tát, Thân Tử Kim Muôn ức, Khắp Pháp Giới Bồ Tát (lạy 1 lạy)
Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây, Đại Thế Chí Bồ Tát, Thân Trí Sáng Vô Biên, Khắp Pháp Giới Bồ Tát (lạy 1 lạy)
Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây,
Thanh Tịnh Đại Hải Chúng, Thân Hai Nghiêm Phước Trí, Khắp Pháp Giới Thánh Chúng (lạy 1 lạy)
TÁN LƯ HƯƠNG
Kim lư vừa bén chiên đàn
Khắp xông pháp giới đạo tràng mười phương
Hiện thành mây báu kiết tường
Chư Phật biết rõ ngọn hương chí thiền
Pháp thân toàn thể hiện tiền
Chứng minh hương nguyện phước liền ban cho
Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần)
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (3 lần)
Lạy đấng tam giới tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng kinh A Di Đà
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát Bồ đề tâm
Khi mãn báo thân này
Sanh qua cõi Cực lạc.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật (3 lần)
CHÚ ĐẠI BI
Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.
Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da, Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đõa bà da, ma-ha-tát đõa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.
Nam-mô tất kiết lật đõa y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
Nam-mô na ra cẩn-trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đõa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà
da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ, bồ-đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn-trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du-nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn-trì, ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn-trì bàn dà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha.
Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần)
Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật
(3 lần)
KHAI KINH KỆ
Phật pháp cao sâu rất nhiệm mầu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm màu
Nam mô Liên Trì hải hội Phật Bồ-tát
(3 lần)
PHẬT NÓI KINH A DI ĐÀ
1. KỲ VIÊN ĐẠI HỘI
Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Độc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội: đều là bậc A La Hán mọi người đều quen biết, như là: Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Đại Mục-Kiền-Liên, Đại Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Ma-Ha Câu-Hy-La, Ly-Bà-Đa, Châu-Lợi-Bàn-Đà-Già, Nan-Đà, A-Nan-Đà, La-Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Đề, Tân Đầu-Lư-Phả-La-Đọa, Ca-Lưu-Đà-Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na, Bạc-Câu-La, A-Nâu-Lầu-Đà, những vị đại đệ tử như thế. Và hàng Đại Bồ Tát, Văn-Thù-Sư-Lợi: Pháp-Vương-Tử, A-Dật-Đa Bồ Tát, Càn-Đà-Ha-Đề Bồ Tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ tát… cùng với các vị Đại Bồ tát như thế và với vô lượng chư Thiên như ông Thích-Đề-Hoàn-Nhơn..v..v.. đại chúng cùng đến dự hội.
2. Y BÁO CHÁNH BÁO
Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: “Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp.
3. Y BÁO TRANG NGHIÊM
Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc? Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất. Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.
Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch.
Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi nước của đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa trời mạn đà la. Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành.
Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy. Lại nữa, Xá-Lợi-Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã.
Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!
Xá-Lợi-Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra. Vì sao? Vì cõi của đức Phật đó không có ba đường dữ.
Xá-Lợi-Phất! Cõi của đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa làm ra đấy thôi.
Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
4. CHÁNH BÁO VÔ LƯỢNG THÙ THẮNG
Xá-Lợi-Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Đà.
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà.
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật A Di Đà thành Phật nhẫn nại đến nay, đã được mười kiếp.
Xá-Lợi-Phất! Lại đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ tát chúng cũng đông như thế.
Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Xá-Lợi-Phất! Lại trong cõi cực lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển.
Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp để nói thôi!
Xá-Lợi-Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó. Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ.
5. NHƠN HẠNH VÃNG SANH
Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.
Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.
6. SÁU PHƯƠNG PHẬT ĐỒNG KHUYÊN TIN
Xá-Lợi-Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà, phương Đông cũng có đức A-Súc-Bệ-Phật, Tu-Di-Tướng Phật, Đại-Tu-Di Phật, Tu-Di-Quang Phật, Diệu-Âm Phật; Hằng hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi Tam thiên Đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Nam, có đức Nhật-Nguyệt-Đăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tu Di-Đăng Phật, Vô-Lượng-Tinh-Tấn Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại-Minh Phật, Bửu-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm-Kiên-Phật, Tối-Thắng-Âm Phật, Nan-Trở Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng-Minh Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Đạt-Mạ Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm-Âm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc Bửu-Hoa-Nghiêm-Thân Phật, Ta La-Thọ-Vương Phật, Bửu-Hoa Đức Phật, Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là Kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?
Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của các đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.
7. THUYẾT KINH RẤT KHÓ
Xá-Lợi-Phất! Như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời này: “Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này”.
Xá-Lợi-Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó! Đức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá-Lợi-Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A-Tu-La, v..v.. nghe lời của đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ mà lui ra.
Phật nói kinh A Di Đà.
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán tự tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la- mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố. Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật, y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã ba-la-mật-đa, thị đại thầnchú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết-đế, Yết-đế, Ba La Yết-đế, Ba-La-Tăng Yết-đế, Bồ-Đề Tát Bà Ha (3 lần)
BẠT NHẤT THIẾT NGHIỆP CHƯỚNG CĂN BỔN ĐẮC VÃNG SANH TỊNH ĐỘ ĐÀ LA NI
Nam-mô a di đa bà dạ,
Ða tha dà đa dạ,
Ða địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ,
A di rị đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tì ca lan đế,
A di rị đa tì ca lan đa,
Dà di nị dà dà na,
Chỉ đa ca lệ ta-bà-ha. (3 lần)
A DI ĐÀ PHẬT TÁN
Tây phương Giáo chủ
Tịnh độ năng nhơn
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh,
Phát nguyện thệ hoằng thâm.
Thượng phẩm thượng sanh,
Đồng phó Bảo Liên thành.
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ
1. Chí tâm đảnh lễ: Nam mô An Dưỡng quốc, Cực lạc giới Di-Đà Hải hội, Vô lượng Quang Như Lai. (1 lạy)
2. Chí tâm đảnh lễ: Nam mô An Dưỡng quốc, Cực lạc giới Di-Đà Hải hội, Vô Biên Quang Như-Lai. (1 lạy)
3. Chí tâm đảnh lễ: Nam mô An Dưỡng quốc, Cực lạc giới Di-Đà Hải hội, Vô Ngại Quang Như-Lai. (1 lạy)
4. Chí tâm đảnh lễ: Nam mô An Dưỡng quốc, Cực lạc giới Di-Đà Hải hội, Vô Đối Quang Như-Lai.
(1 lạy)
5. Chí tâm đảnh lễ: Nam mô An Dưỡng quốc, Cực lạc giới Di-Đà Hải hội, Diệm Vương Quang Như-Lai. (1 lạy)
6. Chí tâm đảnh lễ: Nam mô An Dưỡng quốc, Cực lạc giới Di-Đà Hải hội, Thanh Tịnh Quang Như-Lai. (1 lạy)
7. Chí tâm đảnh lễ: Nam mô An Dưỡng quốc, Cực lạc giới Di-Đà Hải hội, Hoan Hỉ Quang Như-Lai. (1 lạy)
8. Chí tâm đảnh lễ: Nam mô An Dưỡng quốc, Cực lạc giới Di-Đà Hải hội, Trí Huệ Quang Như-Lai. (1 lạy)
9. Chí tâm đảnh lễ: Nam mô An Dưỡng quốc, Cực lạc giới Di-Đà Hải hội, Nan Tư Quang Như-Lai. (1 lạy)
10. Chí tâm đảnh lễ: Nam mô An Dưỡng quốc, Cực lạc giới Di-Đà Hải hội, Bất Đoạn Quang Như-Lai. (1 lạy)
11. Chí tâm đảnh lễ: Nam mô An Dưỡng quốc, Cực lạc giới Di-Đà Hải hội, Vô Xưng Quang Như-Lai. (1 lạy)
12. Chí tâm đảnh lễ: Nam mô An-Dưỡng-quốc, Cực-lạc-giới Di-Đà Hải-hội, Siêu-Nhật-Nguyệt-Quang Như Lai.
(1 lạy)
PHÁT NGUYỆN
VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG
Đệ tử chúng con,
Hiện là phàm phu,
Trong vòng sanh tử,
Tội chướng sâu nặng,
Luân chuyển sáu đường,
Khổ không nói được.
Nay gặp tri thức,
Được nghe danh hiệu,
Bản nguyện công đức,
Của Phật Di-đà,
Một lòng xưng niệm,
Cầu nguyện vãng sanh.
Nguyện Phật từ bi,
Xót thương chẳng bỏ,
Phóng quang nhiếp thọ.
Đệ tử chúng con,
Chưa biết Phật thân,
Tướng tốt quang minh,
Nguyện Phật thị hiện,
Cho con được thấy.
Lại thấy tướng mầu,
Quán-Âm Thế-Chí, các chúng Bồ-tát,
Và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm,
Vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại.
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu.
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược.
Khoảng tay co duỗi đến Liên Trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền ngộ Vô Sanh Nhẫn.
Không rời An Dưỡng lại Ta-bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự.
Con nguyện như thế Phật chứng tri
Kết cuộc về sau được thành tựu.
Niệm Phật, lạy Phật công đức thù thắng hạnh,
Vô biên thắng phước giai hồi hướng,
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh,
Tốc vãng vô lượng quang Phật sát
Nguyện tiêu tam chướng chừ phiền não,
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu,
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ,
Thế thế thường hành Bồ tát đạo,
Nguyện sanh Tây phương Tịnh Độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Khoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thối Bồ tát vi bạn lữ,
Nguyện dĩ thử công đức,
Phổ cập ư nhất thiết,
Ngã đẳng dữ chúng sanh,
Giai cộng thành Phật đạo.
TÁN PHẬT
A-Di-Ðà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu-di
Cám mục trừng thanh tứ đại hải.
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa Bồ-tát chúng diệc vô biên
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
Nam mô Tây phương Cực Lạc Thế giới Đại từ Đại bi A-Di-Đà Phật.
Nam-mô A-Di-Ðà Phật (108 lần)
Nam-mô Ðại Bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 lần)
Nam-mô Đại Thế Chí Bồ-tát (3 lần)
Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ-tát (3 lần)
Nam-mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát (3 lần)
MƯỜI ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHỔ HIỀN
Đệ tử chúng đẳng
Tuỳ thuận tu tập
Phổ Hiền Bồ-tát
Thập chủng đại nguyện:
Nhất giả lễ kính chư Phật
Nhị giả xưng tán Như Lai
Tam giả quảng tu cúng dường
Tứ giả sám hối nghiệp chướng
Ngũ giả tùy hỉ công đức
Lục giả thỉnh chuyển pháp luân
Thất giả thỉnh Phật trụ thế
Bát giả thường tuỳ Phật học
Cửu giả hằng thuận chúng sanh
Thập giả phổ giai hồi hướng
PHỤC NGUYỆN
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật Liên Tòa Chứng Minh.
*Phục Nguyện, thượng chúc Phật nhật tăng huy pháp luân thường chuyển, phong điều vũ thuận, quốc thới dân an, thế giới hòa bình chúng sanh an lạc. Đệ tử chúng con nguyện đem công đức này hồi hướng trang nghiêm Tây Phương Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, xin hồi hướng oan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp, cũng như hiện tại, hữu hình và vô hình, nếu có ai thấy nghe đều phát tâm Bồ Đề, hết một báo thân này, sanh qua cõi Cực Lạc.
*Đệ tử chúng con nguyện cầu Đức Phật A Di Đà chấn tích quang lâm phóng ngọc hào quang gia hộ đệ tử chúng con biết trước giờ lâm chung, thân không tật bệnh, tâm không hôn mê, nhất tâm niệm Phật, Phật và thánh chúng tay cầm đài vàng tiếp dẫn chúng con vãng sanh về tây phương Cực Lạc.
*Đệ tử chúng con nguyện đức Quan Thế Âm Bồ Tát Thị từ chấn tích quan lâm phóng ngọc hào quang hộ đệ tử chúng con cùng tất cả chúng sanh thân tâm thường an lạc, tật bệnh tiêu trừ căn lành tăng trưởng, phước huệ trang nghiêm, xuân đa các khánh, hạ bảo bình an, thu tống tam tai đông nghinh bách phúc, một hậu đắc Di Đà thọ ký.
*Đệ tử chúng con nguyện đức Phật A Di Đà thụy từ phóng ngọc hào quang, tiếp dẫn chư hương linh vong linh cửu huyền thất tổ thập nhị loại cô hồn ngạ quỷ hà xa, hữu vị vô danh, hữu danh vô vị nam nữ thương vong lai đáo Phật tiền văn kinh thính pháp tốc xả mê đồ siêu sanh tịnh độ.
Phổ Nguyện: Âm siêu dương thới pháp giới chúng sanh, tình dữ vô tình, đồng sanh Cực Lạc, đồng kiến Di Đà, Đồng Ngộ Vô Sanh. Đồng thành Phật Đạo.
HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
Phúng Kinh công đức thù thắng hạnh.
Vô biên thắng phước giai hồi hướng
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh.
Tốc vãng Vô Lượng Quang Phật sát
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não.
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ.
Thế thế thường hành Bồ-tát đạo
Nguyện sanh Tây Phương Tịnh độ trung.
Cửu phẩm Liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ Vô sanh.
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ
Nguyện dĩ thử công đức
Phổ cập ư nhất thiết
Ngã đẳng dữ chúng sanh
Giai cộng thành Phật đạo.
TỰ QUY Y
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, Phát vô thượng tâm. (1 lạy)
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập Kinh tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại-chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)
HỒI HƯỚNG
Nguyện đem công đức này,
Hướng về khắp tất cả,
Đệ tử và chúng sanh,
Đồng sanh về Tịnh Độ
HẾT
Download file PDF để in Khổ A5:
Trang Bìa A Đi Đà Kinh
Nghi Thức Trì Tụng A Di Đà Kinh
Chào quý thân hữu!
Tôi có 1 bé trai mất vì bệnh lúc 8 tuổi (ngày 03/05/2016 âl)..được gởi linh vị của bé tại chùa. Trong 49 ngày tôi đều đến đốt nhang, viết giấy xin cầu siêu cho bé. Mỗi tối tôi đều cố gắng đọc Chú đại bi 9 lần, khuyên con ở chùa nghe kinh tu tập để sớm siêu thoát.
Mỗi lần như vậy tôi đều khóc rất nhiều, tôi không biết hành động của mình có làm con quyến luyến không?
Lúc bé mất, tôi đang có thai khoảng 7 tháng. Sau đó, tôi sinh 1 bé gái. Nhưng tôi vẫn không nguôi nỗi buồn đau khổ của mình, vẫn khóc mỗi khi nhớ đến.
Tôi không biết bé trai có siêu thoát không? con đang ra sao? có lúc tôi rất muốn chết theo con, nếu không có con gái sau này chắc tôi sống không nỗi.
Có đêm, tôi nằm mơ thấy bé trai cùng đi khám bệnh nói rằng “Con đã hết bệnh”, có lúc lại nằm mơ thấy con lên 1 chiếc phà và chào mình..tôi còn nói với theo “Con đừng sợ, mẹ sẽ theo con!”
Tôi vẫn thường đến chùa đốt nhang, niệm Quan Thế Âm Bồ Tát mỗi khi nhớ đến con. Tôi vẫn cầu xin Chư Phật cho tôi 1 lời khuyên để tôi vượt qua nỗi buồn, nỗi đau này ..nhưng mọi thứ vẫn còn đau, còn buồn như mới ngày đầu tiên.
Kính xin quý thân hữu chỉ giúp tôi cách để tôi vượt qua nỗi buồn này. Cám ơn rất nhiều
Bạn đau khi con bạn mất,hàng xóm bạn đau khi.người thân quyến mất. Thay vì day dứt thì bạn nên niệm PHẬT để giúp mình trước cứu người sau. Nếu chẳng may sau này bạn mất oan gia biết tâm ý của bạn hoá thành con bạn thì chỉ kéo bạn đoàn tụ nơi ác đạo thì khổ. Bạn muốn cứu quyến thuộc chi bằng niệm PHẬT.
Cám ơn Nguyên. Tôi hiểu về vô thường sống, chết. Cố gắng niệm phật rất nhiều mỗi khi nghĩ đến con, nhưng lòng tôi rất buồn.
Buồn nhất là mỗi lần đến chùa (nơi đặt linh vị của con). Tôi không biết mình có nên tiếp tục đi không?
Xin Nguyên và đạo hữu hoan hỉ hướng dẫn tôi cách thức nghĩ thông suốt và vượt qua cái khổ này. Cám ơn rất nhiều.
Chào bạn Ngọc Hạnh,
Tâm ái luyến là bệnh chung của phàm phu chúng ta. PH xin chia sẻ với bạn ý sau, mong bạn sẽ áp dụng được để vượt qua phiền não hiện thời. Bạn đã hiểu về vô thường, nhưng bạn hiểu vô thường trên thân chứ chưa hiểu được ý vô thường trên tâm (vọng tâm). Vô thường trên tâm là từng sát na tâm bạn biến chuyển không ngừng, sanh diệt liên tục. Ví dụ, bạn ăn cơm, nghĩ cơm hôm nay ngon, có món ăn mình thích, rồi lại nhớ món đó mua, chế biến ra sao,..lúc đó người nhà hỏi bạn chuyện ở công ty, thế là bạn nhớ đến việc ở công ty rồi trả lời, rồi nghĩ qua những chuyện khác. Như vậy tâm chúng ta chưa từng đứng yên, mà từng ý nghĩ khởi lên rồi mất đi trong khoảnh khắc. Vì chúng sanh diệt không ngừng như thế nên là “vô thường”. Cái gì có sanh, có diệt thì là vọng, là không thật, khi hiểu như thế thì ta biết cái vọng tâm đang sanh diệt từng sát na đây là không thật. Mà không thật thì ta không nương theo nữa, không ôm nó vào để khổ đau nữa.
Trở lại những buồn đau của bạn, nếu bạn khéo quán sát thì sẽ thấy chúng chỉ hiện hữu khi bạn nghĩ tới chúng và “cho chúng chính là tôi, là những khổ đau của tôi”. Nếu bạn hiểu chúng chẳng phải “là tôi, là của tôi” thì bạn sẽ buông chúng ra được. Ví dụ, khi bạn nhiếp tâm niệm Phật, nhiếp tâm là đem hoàn toàn tâm ý của mình đặt vào câu Phật hiệu, thì khi đó nỗi khổ đau đâu có hiện hữu, phải không bạn? Chúng chỉ có mặt khi bạn nghĩ tới chúng thôi.
Ngay nơi tâm mình mà tu nên rất khó, nhưng nếu bạn thực hành được thì phiền não sẽ ít dần và ngày càng được an vui.
Nếu bạn chưa khống chế được nỗi buồn thì đừng nên thường xuyên đến chùa nữa. Bạn cứ buồn đau và khóc thì sẽ làm con bạn thêm quyến luyến mà không tái sanh được. Điều đó là có hại cho con bạn. Cho nên, bạn hãy gắng quán chiếu cho thông suốt, nhiếp tâm niệm Phật. Bạn hãy tìm nghe bài giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm của sư bà Hải Triều Âm, đặc biệt là ở phần vọng tâm. Khi bạn hiểu rõ những yêu thương, đau buồn đều do nghiệp lực của chính mình biến hiện, tạo nên, là không thật, thì bạn có thể sẽ buông bỏ được phiền não.
Chúc bạn tu tập tinh tấn, sớm an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mọi người cho mình hỏi, mình muốn tham gia Pháp hội niệm Phật thì có thể tham gia ở chùa nào, mình ở quận Bình Thạnh, TPHCM. Mình muốn tham gia ban hộ niệm vãng sanh, muốn tham gia cộng tu niệm Phật cầu vãng sanh; nhưng những ngôi chùa gần nhà không có ban hộ niệm. Mình có thấy danh sách ban hộ niệm toàn quốc trên mạng, nhưng chưa dám liên hệ. Mình muốn tham gia ban hộ niệm lắm, nhưng sợ chưa đủ kinh nghiệm, sợ làm người khác mất phần vãng sanh, nên muốn nghe ngóng, học hỏi kinh nghiệm trước. Mọi người ở TPHCM có thể chỉ mình cách nào có thể tham gia một ban hộ niệm uy tín; có thể tới chùa nào có ban hộ niệm, có Pháp hội niệm Phật được không?
Cảm ơn mọi người rất nhiều.
A Di Đà Phật
Bạn hãy liên hệ với Lương y Phan Văn Sang ở Bình Thạnh xem
https://www.facebook.com/luongyphanvansanghcm/
Bạn đọc bài này do lương y viết có kể về ban hộ niệm
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/12/niem-phat-1-thang-duoc-phat-a-di-da-bao-truoc-ngay-vang-sanh/
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Bạn Ngọc Hạnh,
Mong bạn hoan hỉ phát tâm thực hành bài Nghi Thức Cầu Siêu cho thai linh (cho con) dưới đây để giúp cháu có cơ hội giác ngộ mà siêu thoát nhé.
———————————————————–
NGHI THỨC CẦU SIÊU CHO THAI LINH (Cho con)
NIỆM HƯƠNG LỄ BÁI
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực niệm)
TỊNH PHÁP GIỚI CHÂN NGÔN
Án lam xoá ha (3 lần)
TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN
Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám (3 lần).
(Chủ lễ thắp ba cây hương quỳ ngay thẳng, cầm hương ngang trán niệm bài cúng hương)
CÚNG HƯƠNG TÁN PHẬT
Nguyện đem lòng thành kính,
Gởi theo đám mây hương.
Phưởng phất khắp mười phương.
Cúng dường ngôi Tam Bảo,
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sinh,
Cầu Phật từ gia hộ,
Tâm Bồ Đề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ Giác
(Xá rồi đọc tiếp bài kệ tán Phật)
Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng.
Thầy dạy khắp trời người,
Cha lành chung bốn loài.
Quy y tròn một niệm,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ,
Xưng dương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận.
KỲ NGUYỆN
Nay có thai nhi tên là……………………
Pháp danh: ………….
Mất ngày……/Tháng/Năm
Chúng con một dạ chí thành, ngưỡng cầu Tam Bảo, từ bi gia hộ cho hương linh, phát tâm Bồ Đề rộng lớn, dứt sạch nghiệp chướng sâu dày, sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, khắp độ chúng sanh đồng thành Phật đạo.
QUÁN TƯỞNG
(Đứng dậy, cắm hương lên lư rồi vị chủ lễ chắp tay đứng thẳng và niệm)
Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng.
Đạo cảm thông không thể bàn,
Lưới đế châu ví đạo tràng,
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời,
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện.
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
ĐẢNH LỄ
(Vị chủ lễ xá 3 xá rồi niệm lớn)
Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện, vị lai Thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo. (1 lạy)
Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam mô Ta Bà Giáo chủ, Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp chư tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)
Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật, đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát. (1 lạy)
Khai Thị Cho Thai Linh
Cha mẹ thật đau đớn khi không được đón con chào đời (nuôi con khôn lớn để cùng cha mẹ tu đạo giải thoát), đây là phước duyên của cha mẹ với con không đủ. Nay phải rời xa con cha mẹ chỉ còn biết thành tâm sám hối tất thảy tội lỗi, tội chướng từ nhiều đời, nhiều kiếp cho dù là hữu ý hay vô ý, cho dù là tư tưởng hay hành động mà cha mẹ đã tạo những ác nghiệp với con, khiến con phải khổ. Cha mẹ nguyện con hiểu được tấm lòng của cha mẹ và nguyện con buông bỏ mọi oán thù, duyên nợ với cõi trần này, cùng cha mẹ nhiếp tâm niệm Phật, nguyện cho con vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Bản thân con không nên luyến tiếc thân mạng để tiếp tục thọ thai vào nhà cha mẹ, hay quay lại cõi phàm này làm gì, bởi khi khi không đủ phước báu, con sẽ ra đời trong sự đau khổ, đó là điều cha mẹ thực không mong mỏi. Mong con hãy sáng suốt nhớ lời khai thị của cha mẹ mà nhiếp tâm niệm Phật nguyện sanh Cực lạc quốc.
CHÚ ĐẠI BI
Nam mô Đại bi Hội Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.
Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đõa bà da, ma-ha-tát đõa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn-trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn-trì bàn dà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần)
Nam-mô Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật (3 lần)
THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN
Ly bà ly bà đế, ầu ha cầu ha đế, đà la ny đế, ny ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha
(3 lần)
Đại từ đại bi thương chúng sanh,
Đại hỷ đại xả cứu muôn loài,
Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm,
Đệ tử chí tâm quy mạng lễ.
Nam mô Như Lai Ứng Cúng, Chánh biến chi, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Nam mô Đa Bảo Như Lai.
Nam mô Bảo Thắng Như Lai,
Nam mô Diệu Sắc Thân Như Lai,
Nam mô Quảng Bát Thân Như Lai,
Nam mô Ly Bố Uý Như Lai,
Nam mô Cam Lồ Vương Như Lai,
Nam mô A Di Đà Như Lai,
Nam mô thập phương thường trú Tam Bảo (3 lần)
QUY Y LINH (Người Chủ lễ phải giữ tâm thật chánh niệm)
Hương linh quy y Phật.
Hương linh quy y Pháp.
Hương linh quy y Tăng.
Hương linh quy y Phật,
Đấng phước trí vẹn toàn.
Hương linh quy y Pháp,
Đạo thoát ly tham dục.
Hương linh quy y Tăng,
Bậc tu hành cao tột. (1 tiếng chuông)
Hương linh đã quy y Phật.
Hương linh đã quy y Pháp.
Hương linh đã quy y Tăng.
(1 tiếng chuông)
Hương linh vốn tạo các nghiệp ác,
Đều bởi vô thỉ tham, sân, si,
Từ thân, miệng, ý phát sinh ra,
Hương linh thảy đều xin sám hối.
(1 tiếng chuông)
(Vị chủ lễ niệm lớn)
Nguyện tận hư không biến pháp giới, quá hiện vị lai chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo, tiếp độ hương linh vãng sanh Cực Lạc Quốc
(Đại chúng đồng hoà theo: vãng sanh Cực Lạc Quốc)
Nguyện Ta Bà Giáo Chủ đại từ đại bi Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát tiếp độ hương linh vãng sanh Cực Lạc Quốc.
(Đại chúng đồng hoà theo: vãng sanh Cực Lạc Quốc)
Nguyện Tây Phương Giáo Chủ đại từ đại bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát tiếp dẫn hương linh vãng sanh Cực Lạc Quốc.
(Đại chúng đồng hoà theo: vãng sanh Cực Lạc Quốc)
Quy mạng lễ A Di Đà Phật,
Ở phương Tây thế giới an lành,
Con nay xin phát nguyện vãng sanh,
Cúi xin đức Từ Bi tiếp độ:
Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật (30 lần)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (3 lần).
Ba đời mười phương Phật
A Di Đà bậc nhất
Chính phẩm độ chúng sanh
Oai đức không cùng cực
Con nay vị hương linh
Sám hối ba nghiệp tội
Phàm được bao phước thiện
Chí tâm nguyện hồi hướng
Nguyện cùng người niệm Phật
Vãng sanh nước Cực Lạc
Thấy Phật ngộ pháp tánh
Phát tâm đại bồ đề
Đoạn vô biên phiền não
Tu vô lượng pháp môn
Thệ nguyện độ chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo
(3 tiếng chuông)
CHÚ VÃNG SANH
Nam-mô a di đa bà dạ
Ða tha dà đa dạ
Ða địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ
A di rị đa tì ca lan đế
A di rị đa, tì ca lan đa
Dà di nị dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Triệu Thỉnh Chơn Ngôn (Chú triệu thinh hương linh):
Nam mô bộ bộ đế rị, dà rị đa rị đát tha nga đa da. (3 lần)
Biến Thực Chơn Ngôn (Chú biến thức ăn thành hương thực)
Nam mô tát phạ đát tha nga đa phạ lồ chỉ đế, án, tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần)
Biến Thủy Chơn Ngôn (Chú biến nước thành vị cam lồ)
Nam mô tô rô bà gia, đát tha nga đa gia, đát điệt tha, án, tô rô, tô rô, bạt ra tô rô, bạt ra tô rô, ta bà ha. (3 lần)
Nam mô Đa Bảo Như Lai
Nam mô Bảo Thắng Như Lai
Nam mô Diệu Sắc Thân Như Lai
Nam mô Quảng Bác Thân Như Lai
Nam mô Ly Bố Úy Như Lai
Nam mô Cam Lộ Vương Như Lai
Nam mô A Di Đà Như Lai. (3 lần)
Phổ Cúng Dường Chơn Ngôn (Chú biến đồ ăn thức uống để cúng dường tận hư không giới chúng sanh)
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. ( lần)
Chúng con nguyện cho thai nhi (pháp danh) được nương ánh từ quang của Địa Tạng Vương Bồ Tát, về đây thọ thực nghe kinh, buông xả duyên trần siêu sanh Tịnh Độ.
TỰ QUY Y
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, Phát vô thượng tâm. (1 lạy)
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập Kinh tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại-chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)
HỒI HƯỚNG
Nguyện sinh Cực Lạc cảnh Phương Tây
Chính phẩm hoa sen là cha mẹ
Hoa nở thấy Phật ngộ vô sanh
Bồ tát bất thối là bạn hữu
Nguyện dĩ thử công đức
Phổ cập ư nhất thiết
Ngã đẳng dữ chúng sanh
Giai cộng thành Phật đạo.
HẾT
Xin cám ơn Thiện Nhân, Nguyên, Cư sỹ Phước Huệ và quý thân hữu đã hướng dẫn cho tôi.
Cho tôi hỏi 1 câu hỏi này:
– Có cách nào để biết con trai tôi đã siêu thoát không?
Hiện tại tôi đã ít nằm mơ thấy bé lắm. Tôi chỉ cần biết con đã siêu thoát là tôi cũng cảm thấy an lòng rất nhiều.
Xin chỉ cho tôi biết với! Cám ơn rất nhiều
Dạ thưa, con không hiểu được ý nghĩa của bài pháp này ạ! Kính mong được sự giải đáp
Nội dung chính của bài này nằm ở khúc giữa nè em:
“Phương kế hiện thời là con cái và các quyến thuộc ai nấy đều hãy nghĩ đến nỗi khổ của ông ta, cùng phát tâm tự lợi lợi tha niệm Phật cho ông ta, cầu Phật rủ lòng Từ tiếp dẫn vãng sanh. Nếu thật sự thành khẩn thì [ông ta được] vãng sanh là điều có thể dự đoán được. Do cha con có mối tương quan tự nhiên, tâm Phật hễ cảm bèn ứng. Nếu quyến thuộc thực hiện hờ hững, lơ là thì khó thể tiêu nghiệp chướng để được Phật tiếp dẫn vậy! Ngàn cân treo sợi tóc, quan hệ cực nặng!”
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Ngọc Hạnh,
*Con trai bạn mất lúc 8 tuổi, đồng nghĩa cháu đã không đủ phước báu để trưởng thành mà tu đạo, vì thế bạn chớ nên truy tìm tung tích khi con bạn chết rồi sanh về đâu, trái lại hãy phát tâm thanh tịnh tu học theo chánh pháp, làm tất thảy mọi phước thiện để hồi hướng cho cháu bé và các oan gia trái chủ của cháu bé. Được vậy dù con bạn đã siêu sanh hay chưa siêu sanh cũng vẫn được lợi lạc cả.
Dưới đây là câu chuyện thời Phật tại thế, bạn ráng đọc rồi quán chiếu để hiểu rõ nhân quả nhé.
TN
……………………………………………………..
“Một ngày nọ một thanh niên đến hỏi đức Phật: “Kính bạch Tôn giả, cha con vừa chết. Xin đến cầu nguyện cho ông. Vực hồn ông lên để ông có thể lên thiên đàng. Các thầy đạo Bà la môn có làm những nghi thức như vậy nhưng ngài là Phật có nhiều quyền năng hơn họ. Nếu ngài chịu làm thì chắc chắn linh hồn cha con sẽ bay thẳng lên thiên đàng.”
Đức Phật trả lời: “Được rồi. Con đi đến chợ mua dùm ta hai chậu đất nung và ít bơ.” Chàng thanh niên mừng rỡ vì đức Phật đã chịu làm bùa phép để cứu linh hồn cha mình. Anh lật đật xuống phố mua những vật được yêu cầu. Rồi đức Phật chỉ dẫn: “Bỏ bơ vào một chậu và bỏ đá vào chậu kia. Xong ném cả hai chậu xuống nước.” Chàng thanh niên làm theo, và cả hai chậu đều chìm xuồng đáy hồ. Rồi đức Phật nói tiếp: “Bây giờ lấy một cây gậy và chọc vào hai chậu ở đáy hồ.” Chàng thanh niên làm theo. Hai cái chậu bị vỡ và chất bơ vì nhẹ nên nổi lên mặt nước trong khi đá nặng nên vẫn nằm dưới đáy hồ.
Đức Phật lúc đó nói: “Giờ lẹ lên, đi mời hết các thầy tu đi. Nói với họ đến đây tụng sao cho bơ chìm xuống đáy và đá nổi lên trên.” Chàng thanh niên nhìn đức Phật sửng sốt. Anh nói: “Kính bạch Tôn giả, bộ ngài dỡn sao. Dĩ nhiên không ai tin bơ nhẹ thì chìm mà đá nặng lại nổi. Điều đó trái ngược với luật tạo hóa.”
Đức Phật cười và đáp: “Vậy con không thấy sao, nếu cha con sống một cuộc đời tốt lành, thì các việc làm của ông sẽ nhẹ như bơ, do đó bất kể tình huống nào cha con cũng sẽ thăng lên thiên đàng. Không ai có thể ngăn cản được điều đó, ngay cả chính ta. Vì không ai có thể cưỡng lại luật nghiệp báo. Nhưng nếu cha con sống một cuộc đời xấu xa, thì cũng như những hòn đá nặng kia, ông sẽ chìm xuống địa ngục. Không có số lượng cầu nguyện nào của mọi giáo sĩ quyền năng trên thế gian này có thể làm ngược điều đó.”