Người niệm Phật hãy nên giữ tấm lòng “được vãng sanh ngay trong đời này”. Nếu báo thân chưa mãn thì cũng chỉ tùy duyên. Nếu định kỳ hạn mong muốn vãng sanh mà công phu đã thành thục, cố nhiên chẳng trở ngại gì. Nếu không, chỉ riêng cái tâm mong cầu ấy đã là cái gốc để thành ma rồi! Nếu vọng niệm ấy kết thành một khối chẳng tháo gỡ được, sẽ nguy hiểm chẳng thể nào nói nổi!
“Cho đến hết tuổi thọ, gieo tấm lòng Thành” chính là đạo chúng ta nên tuân giữ. “Diệt thọ thủ chứng” (Diệt trừ thọ mạng để mong chứng đắc) quả thật là lời lẽ bị Giới kinh quở trách sâu xa (Bài kệ cuối kinh Phạm Võng có đoạn: “Kế ngã chấp trước giả, bất năng sanh thị pháp, diệt thọ thủ chứng giả, diệc phi hạ chủng xứ” (kẻ chấp trước nơi Ngã, chẳng sanh được pháp này; diệt thọ mong chứng đắc, cũng không gieo giống được[*]) . Chỉ nên trọn hết lòng kính, lòng thành để cầu mau được vãng sanh; chớ nên mong muốn được vãng sanh đúng như kỳ hạn [theo như ý ta] đã định.
Người học đạo tâm chớ nên thiên chấp. Hễ thiên chấp sẽ đến nỗi mất trí điên cuồng; chẳng những vô ích mà còn bị hại! Nếu tịnh nghiệp chín muồi, vãng sanh ngay bữa nay càng tốt. Nếu chưa chín muồi mà cứ muốn được vãng sanh ngay, sẽ trở thành “nhổ mạ để giúp cho nó mau lớn!” Thật sợ rằng hễ ma sự dấy lên, chẳng những chính mình không thể vãng sanh được, mà còn khiến cho kẻ vô tri đều lui sụt tín tâm, bảo là: “Niệm Phật tổn hại vô ích!” Như ông X… nọ là tấm gương tầy đình, mối hại ấy quả thật chẳng nông cạn vậy!
Xin hãy đem cái tâm quyết định [mong được vãng sanh] đúng kỳ hạn ấy đổi thành cái tâm “chỉ mong mau được vãng sanh’. Dẫu không được vãng sanh [mau chóng], cũng chẳng áy náy gì, chỉ chí thành chí kính để mong khi hết báo thân sẽ được vãng sanh thì không bị vọng niệm bộp chộp vón cục lại [trong tâm] đến nỗi mắc họa chuốc lấy ma sự!
Trích Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục
[*] Chúng tôi dịch từ ngữ này theo cách giải thích của pháp sư Diễn Bồi trong Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký (do hòa thượng Trí Minh dịch), phần dịch nghĩa bốn câu kệ kinh Phạm Võng được dẫn theo Nghi Thức Tụng Giới Bồ Tát của hòa thượng Trí Tịnh. Theo Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký (bản dịch của hòa thượng Trí Minh), pháp sư Diễn Bồi đã giảng: “Còn người ‘diệt thọ thủ chứng’ (người trầm không trệ tịch) chỉ cho hàng Nhị Thừa chấp Không, thuộc về loại mầm cây héo, hột giống hư, nên ‘cũng không gieo giống được’.
Cho con hỏi là theo kinh địa tạng thì người sau khi chết thì sẽ bị dẫn xuống âm phủ nhưng con tìm hiểu một số kinh Phật khác thì con người chết sau 49 ngày sẽ tùy theo nghiệp mà đi vào lục đạo hay vãng sanh. Vậy cho con hỏi như thế nào mới đúng????
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Vẫn Còn Ngu Si,
TN nghĩ có lẽ bạn đọc KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN chưa kỹ do vậy mới hoài nghi về lời dạy của Phật trong Kinh. Không phải ai chết cũng sẽ bị dẫn xuống âm phủ để luận trị tội và gánh tội cả. Trái lại nó phụ thuộc vào phước báo và công đức tu đạo của mỗi chúng sanh để rồi khi xả báo thân, tuỳ theo phước báo và công đức đó họ có thể ngay lập tức đi vào lục đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, atula (còn gọi lục đạo luân hồi) hay 4 cảnh giới của chư Thánh: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật.
Để bạn hiểu đúng nghĩa lời Phật dạy, TN xin ghi lại câu chuyện thời Phật tại thế, mong bạn đọc thật kỹ và suy ngẫm nhé.
“Một ngày nọ một thanh niên đến hỏi đức Phật: “Kính bạch Tôn giả, cha con vừa chết. Xin đến cầu nguyện cho ông. Vực hồn ông lên để ông có thể lên thiên đàng. Các thầy đạo Bà la môn có làm những nghi thức như vậy nhưng ngài là Phật có nhiều quyền năng hơn họ. Nếu ngài chịu làm thì chắc chắn linh hồn cha con sẽ bay thẳng lên thiên đàng.”
Đức Phật trả lời: “Được rồi. Con đi đến chợ mua dùm ta hai chậu đất nung và ít bơ.” Chàng thanh niên mừng rỡ vì đức Phật đã chịu làm bùa phép để cứu linh hồn cha mình. Anh lật đật xuống phố mua những vật được yêu cầu. Rồi đức Phật chỉ dẫn: “Bỏ bơ vào một chậu và bỏ đá vào chậu kia. Xong ném cả hai chậu xuống nước.” Chàng thanh niên làm theo, và cả hai chậu đều chìm xuồng đáy hồ. Rồi đức Phật nói tiếp: “Bây giờ lấy một cây gậy và chọc vào hai chậu ở đáy hồ.” Chàng thanh niên làm theo. Hai cái chậu bị vỡ và chất bơ vì nhẹ nên nổi lên mặt nước trong khi đá nặng nên vẫn nằm dưới đáy hồ.
Đức Phật lúc đó nói: “Giờ lẹ lên, đi mời hết các thầy tu đi. Nói với họ đến đây tụng sao cho bơ chìm xuống đáy và đá nổi lên trên.” Chàng thanh niên nhìn đức Phật sửng sốt. Anh nói: “Kính bạch Tôn giả, bộ ngài dỡn sao. Dĩ nhiên không ai tin bơ nhẹ thì chìm mà đá nặng lại nổi. Điều đó trái ngược với luật tạo hóa.”
Đức Phật cười và đáp: “Vậy con không thấy sao, nếu cha con sống một cuộc đời tốt lành, thì các việc làm của ông sẽ nhẹ như bơ, do đó bất kể tình huống nào cha con cũng sẽ thăng lên thiên đàng. Không ai có thể ngăn cản được điều đó, ngay cả chính ta. Vì không ai có thể cưỡng lại luật nghiệp báo. Nhưng nếu cha con sống một cuộc đời xấu xa, thì cũng như những hòn đá nặng kia, ông sẽ chìm xuống địa ngục. Không có số lượng cầu nguyện nào của mọi giáo sĩ quyền năng trên thế gian này có thể làm ngược điều đó.”
Qua câu chuyện này bạn thấy điều gì?
TN
Cảm ơn quý đạo hữu!!! Thật ra con muốn hỏi là địa ngục có khác với âm phủ không hay sao????
A Di Đà Phật
Người Việt chúng ta (những người không hiểu đạo) thường quan niệm: người sau khi chết thì sẽ “xuống âm phủ” tiếp tục sống ở cõi âm.
Âm phủ là phủ của vua Diêm La. Ở đó ngoài những ngục hình ra, còn có một khu riêng, những tội hồn ở khu này không chịu cực hình, họ thọ khổ ở đây để chờ người thân quyến còn sống làm phước thiện hồi hương để họ nhanh siêu thoát, bằng không cứ theo nghiệp mà thời gian thọ khổ có dài ngắn khác nhau. – Có lẽ người Việt ta thường nhầm lẫn chỗ này, vì nghĩ ai chết cũng được “sống thoải mái” ở cõi âm.
Thân người khó được, pháp Phật khó gặp- nay thân người đã có
và còn có cơ duyên gặp được Phật pháp, hãy nhân cơ hội chỉ
có một này mà cứu mình và cứu thân bằng quyến thuộc, chắc chắn đang có vô số người thân họ
đang chờ đợi chúng ta giải thoát.
Nam mô A Di Đà Phật
Con xin cảm ơn!!!
Còn qua câu chuyện có thể biết rằng người ở đời tạo nghiệp sau khi chết cũng theo nghiệp đó mà đi vào lục đạo hay vãng sanh
Việc gì đến, sẽ đến.
Số phận đều do duyên.
Tất cả đến đành chịu,
Lo quá ngủ không yên,
Đến đâu hay đến đó,
Tạo có phước duyên
Mọi chuyện đều yên,
Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Quý vị có các phúc đáp thật hay, thật ý nghĩa. Cảm ơn Quý vị nhiều!
Kinh nghiệm và sai lầm của cố hòa thượng Tịnh Không
Trong một đời mà chúng ta có thể gặp gỡ pháp môn này, phải kể như may mắn nhất. Sau khi gặp được pháp môn này, nếu chẳng thể nhất tâm thọ trì, đúng là ở ngay trước mặt mà bỏ lỡ, đáng tiếc lắm! Nếu các vị nói: “Hiện thời tôi còn rất trẻ, tôi có thể học nhiều một chút, đọc nhiều một chút, nghe nhiều một chút, khi tôi về già tôi mới chuyên tu, đấy chẳng phải cũng là rất tốt hay sao?” Phải đấy! Cũng khá lắm! Nhưng tôi thưa với quý vị: Tôi đã làm như vậy đó. Lúc tôi còn trẻ, thứ gì cũng xem! Một bộ Đại Tạng Kinh còn chưa đủ, tôi tích cóp bảy tám bộ Đại Tạng Kinh, muốn học rộng nghe nhiều; nhưng tôi thấy người trẻ tuổi đi theo con đường ấy, tôi cảm thấy hết sức tiếc nuối, vì sao? Bây giờ, tôi hối hận chẳng kịp!
Nếu thuở ấy, thật sự có một vị thầy giỏi chỉ điểm cho tôi, chẳng qua nói thật thà thì khi ấy tôi cũng rất ngoan cố, muốn bảo tôi thật sự tu một môn, chắc tôi cũng chẳng cam tâm, tôi chẳng chịu làm! Khi ấy, nếu tôi thâm nhập một môn thì thưa với quý vị, dù ngày nay tôi chưa thể đạt đến Lý nhất tâm bất loạn, chắc chắn chứng đắc Sự nhất tâm bất loạn, quả thật có thể chứng đắc! Có thể tự do tự tại vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thích đi lúc nào bèn đi lúc ấy, thích ở trong thế gian này mấy năm bèn trụ mấy năm, thật sự có thể làm được như vậy. Lãng phí thời gian tốt đẹp nhất trong kinh điển khác, quá đáng tiếc! Tôi nói ra kinh nghiệm và sai lầm của chính mình để mọi người tham khảo, nếu quý vị muốn giẫm theo lối cũ của tôi thì ráng chịu, tôi chẳng còn gì để nói nữa!
Nếu quý vị chịu nghe lời tôi, quý vị sẽ thành tựu chẳng thể nghĩ bàn, cao hơn tôi rất xa. Nếu quý vị cứ đi theo con đường cũ của tôi, chắc chắn sẽ không bằng tôi, quý vị sẽ tụt sau tôi một khoảng cách rất lớn, không có cách nào vượt qua được!
Trích: Kinh A Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa (tập 48)
Chủ giảng: Cố hòa thượng Tịnh Không
Gửi bạn Hữu Minh:
Đó thật sự là những lời vô cùng tâm huyết của cố hòa thượng Tịnh Không! Thật rất đáng trân trọng!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
Hay quá ạ, A Di Dà Phật.
Hòa Thượng Tịnh Không mất rồi, nhưng mà từng lời Ngài con thấm thía.
A Di Đà Phật