Niệm Phật, âm khó quy nhất hãy nên nhiếp tâm khẩn thiết niệm, sẽ tự có thể quy nhất. Không pháp nhiếp tâm nào chẳng trước hết phải chí thành khẩn thiết. Tâm không chí thành mà muốn nhiếp tâm thì chẳng có cách nào cả! Nếu đã chí thành mà vẫn chưa thuần nhất, hãy nên lắng tai nghe kỹ, bất luận niệm ra tiếng hay niệm thầm, đều phải niệm từ tâm khởi, tiếng từ miệng lọt ra, âm thanh lọt vào tai (niệm thầm dẫu miệng không động, nhưng trong ý vẫn có tướng miệng niệm), tâm – miệng niệm cho rõ ràng, rành mạch, tai nghe cho rõ ràng, rành mạch. Nhiếp tâm như thế, vọng niệm tự dứt.
Nếu vọng niệm vẫn còn nổi sóng, thì dùng pháp Thập Niệm Ký Số (nhớ số bằng mười niệm), tức là đem sức lực toàn tâm đặt nơi một tiếng Phật hiệu, dẫu muốn khởi vọng cũng không có sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này xưa kia các vị hoằng truyền Tịnh Độ chưa đề cập đến là vì căn tánh con người [thuở ấy] còn thông lợi, chẳng cần phải làm như thế mới có thể quy nhất được! Ấn Quang do tâm khó chế phục, mới biết cái hay của pháp này. Càng thử càng thấy hay, chẳng phải là nói mò đâu nhé! Nguyện khắp thiên hạ những kẻ độn căn đời sau đều cùng sử dụng khiến cho “vạn người tu, vạn người về”.
Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nói đó chính là trong lúc niệm Phật, từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh, lại phải nhớ phân minh, đến mười câu là thôi. Lại phải niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi. Niệm đâu nhớ đấy, không được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu nhớ thẳng vào mười câu thấy khó thì chia thành hai hơi, tức là từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười.
Nếu vẫn thấy mệt, nên từ câu một đến câu ba, từ câu bốn đến câu sáu, từ câu bảy đến câu mười, chia làm ba hơi để niệm. Niệm cho rõ ràng, nhớ cho rõ ràng, nghe cho rõ ràng, vọng niệm không chỗ chen chân, nhất tâm bất loạn, niệm lâu ngày sẽ tự đạt được.
Phải biết mười niệm này giống như cách nhiếp vọng bằng pháp Thập Niệm buổi sáng, nhưng công dụng khác xa. Buổi sáng mười niệm thì hết một hơi là một niệm, chẳng luận số câu niệm Phật nhiều – ít. Cách này lấy một câu Phật hiệu làm một niệm, còn cách kia chỉ có thể niệm mười hơi vào buổi sáng. Nếu niệm hai mươi, ba mươi hơi sẽ tổn khí thành bệnh. Cách niệm này một niệm là một câu Phật hiệu, tâm biết một câu, niệm mười câu Phật hiệu, tâm biết mười câu. Từ một đến mười, rồi lại từ một đến mười, dẫu cả ngày niệm mấy vạn tiếng cũng đều nhớ như thế. Chẳng những trừ vọng, lại còn dưỡng thần tốt nhất. Niệm mau hay chậm trọn không trở ngại, từ sáng đến tối, không gì không thích hợp.
So với cách lần chuỗi nhớ số, lợi ích khác nhau một trời một vực. Cách kia (tức cách niệm bằng lần chuỗi) thân mệt, thần động, cách này thân nhàn, tâm an. Nhưng lúc làm việc nếu khó nhớ số thì cứ khẩn thiết niệm thẳng. Làm việc xong, lại nhiếp tâm nhớ số như cũ. Dẫu ý niệm loang loáng đến đi, cũng vẫn quẩn quanh chuyên chú nơi một cảnh Phật hiệu. Đại Thế Chí Bồ Tát nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc Tam Ma Địa, ấy là bậc nhất”. Kẻ lợi căn chẳng cần phải nói nữa, nếu là hạng độn căn như bọn ta, bỏ pháp Thập Niệm Ký Số này, muốn nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, thật khó khăn lắm!
Lại phải biết pháp nhiếp tâm niệm Phật này tuy cạn mà sâu, tuy nhỏ mà lớn, là pháp chẳng thể nghĩ bàn. Chỉ nên thường kính tin lời Phật, chớ vì mình thấy không đến nơi đến chốn bèn sanh nghi hoặc, đến nỗi thiện căn nhiều kiếp do đây bị mất, chẳng thể rốt ráo tự đạt được lợi ích thật sự, đáng buồn lắm! Lần chuỗi niệm Phật chỉ nên làm trong hai lúc đi và đứng. Nếu tịnh tọa dưỡng thần [mà lần chuỗi] thì do tay động nên thần chẳng an, lâu ngày thành bệnh. Pháp Thập Niệm Ký Số này đi, đứng, nằm, ngồi, không gì chẳng thích hợp!
Làm Thế Nào Để Siêu Độ Cha Mẹ Quá Vãng?
‘Người mất trước kia được sanh cõi trời’, việc này trong kinh cũng nói rất nhiều, con cháu hiếu thuận, con cháu học Phật, tổ tiên cũng hưởng lây. Con cháu làm Bồ Tát, họ là tổ tiên của Bồ Tát, bất kể họ ở cõi nào cũng được kẻ khác tôn kính. Ở đây chúng ta thấy mẹ của cô Bà La Môn, cô Quang Mục đều đọa trong ác đạo, con gái hiếu thuận, con gái học Phật, như lý như pháp chứng được quả vị Bồ Tát, do đó mẹ của họ lập tức được những quỷ thần này đưa đến cõi trời Ðao Lợi để hưởng phước. Tại sao vậy? Làm sao có thể giam cha mẹ của Bồ Tát trong tam đồ! Cho nên trong nhà Phật thường nói ‘Nhất tử thành Phật, cửu tổ sanh thiên’, [khi một người con thành Phật thì] tổ tiên chín đời quá khứ đều sanh lên trời, lời này là thật chứ chẳng giả. Hiện nay chúng ta làm sao thành Phật? Nói cho chư vị biết, vãng sanh Cực Lạc thế giới chính là thành Phật. Cho nên niệm Phật thật sự cầu vãng sanh, sanh tới tây phương Cực Lạc thế giới thì chín đời tổ tiên của bạn đều sanh lên trời, như vậy mới là báo ân thật sự.
Chúng ta muốn cầu siêu cho tổ tiên, cứu bạt tổ tiên, thì phải làm sao? Phải niệm Phật, nhất định tự mình phải có thành tựu. Trong kinh văn chúng ta thấy cô Bà La Môn niệm Phật đắc định, trong pháp môn niệm Phật thì ít nhất là Sự Nhất Tâm Bất Loạn, cô đắc được Niệm Phật Tam Muội. Trong lúc nhập định cô nhìn thấy địa ngục, đi đến địa ngục, quỷ vương ở địa ngục nhìn thấy liền xưng cô là Bồ Tát, chính bản thân cô cũng không biết mình đã thành Bồ Tát, quỷ vương xưng cô là Bồ Tát. Cô Quang Mục cũng niệm Phật, công phu ở mức thấp hơn, cảnh giới cô thấy là ở trong mộng chứ không phải trong định, hiệu quả chẳng thù thắng bằng cô Bà La Môn, nhưng cảm ứng cũng chẳng thể nghĩ bàn. Trong sự tưởng tượng của chúng tôi, đó cũng tương đương với công phu thành phiến, nếu không được công phu thành phiến thì đạt không được hiệu quả này.
Do đó bạn độ người đã mất, bạn độ họ đến cõi nào, họ được lợi ích lớn nhỏ hoàn toàn dựa trên công phu tu hành của bạn, công phu của bạn sâu thì người mất được lợi ích lớn, bạn tu học có công phu thấp thì họ được lợi ích nhỏ. Chúng ta muốn báo ân thì phải báo ân như thế nào, [đọc đến đoạn này] thì có thể hiểu nhất định phải dứt ác, tu thiện, nhất định phải phát tâm làm Phật. Kinh Vô Lượng Thọ nói về cảnh giới của đức Phật A Di Ðà, kinh này nói về cảnh giới của Ðịa Tạng Bồ Tát, từng câu từng chữ trong kinh Vô Lượng Thọ chúng ta đều thực hiện trong đời sống thì chúng ta là A Di Ðà Phật, chính bạn đã làm Phật. Thực hiện từng câu từng chữ trong kinh này vào trong đời sống thì bạn đã thành Bồ Tát rồi. Lời Phật dạy chúng ta phải làm theo, chứ không phải chỉ nói suông mà thôi, nói chẳng dùng được, phải sốt sắng mà làm.
(Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký – tập 40 / trang 612)
Cho mình hỏi này chút mình không chịu nổi nữa. Cái ý niệm này cứ nổi lên hàng ngày nên mình phải giải quyết nó lần này.
Mình hồi trc có xem qua video PS Tịnh Không mình không nhớ rõ video nào nữa nhưng mình nhớ hình như thầy có nói về trường hợp vọng tưởng vừa nổi lên niệm Phật rồi mà một lát sau nó lại nổi lên. Thầy nói bởi vì buông bỏ mà thiếu nhẫn nại.
Mình không hiểu chữ “nhẫn nại” của thầy. Với lại mình không hiểu mình vẫn tiếp tục niệm thấy có hiệu quả tại sao qua ngày hôm sau vọng tưởng này lại nổi lên?
Mình không nhẫn nại chỗ nào?
Bạn lạy Phật Quán Thế Âm mỗi ngày 21 lần và niệm chú Đại Bi và niệm Quán Âm nha bạn. Từ từ vọng tưởng sẽ khỏi. Chuyện này cũng bình thường nên bạn đừng sợ hãi mà hãy lạy Quan Âm Bồ Tát và niệm Phật tiếp.
Kiếp này bạn có duyên với Phật nên mới nghe được danh hiệu Phật và chữ Phật để mà niệm là con may mắn lắm rồi, có nhiều người còn ko nghe được chữ Phật để niệm nên bạn cố gắng lạy Quan Âm và trì chú Đại Bi để dẹp vọng tưởng và cứ tiếp tục niệm nha bạn. Đừng sợ hãi, càng vọng tưởng càng tinh tấn và càng niệm nhiêu hơn. Đừng suy nghĩ nhiều quá bạn nhe’.
thưa bạn, chẳng hay bạn đã tìm được câu trả lời chưa ?
Xả ly –> Ly tham –> Đoạn diệt –> An tịnh –> Chánh trí – Giác ngộ – Giải thoát – Niết bàn.
Thêm vào – Trở thành – Sẽ thành –> Trói buộc – Khổ đau.
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG
Xưa kia có một vị Sa Di theo hầu một vị tôn giả đi đường, Sa Di chợt phát nguyện tự lợi lợi tha “trên cầu Bồ Đề, dưới hóa độ chúng sanh”, tôn giả liền bảo Sa Di đi trước. Sa Di chợt xoay chuyển ý nghĩ: “Chúng sanh nhiều như thế, làm sao để có thể độ thoát cho hết được! Chẳng thà tự lợi thì hơn”. Khi ấy, tôn giả liền bảo bước theo sau ngài. Sa Di lại chợt xoay chuyển ý nghĩ: “Vẫn phải nên độ thoát chúng sanh!” Tôn giả lại bảo Sa Di đi trước. Sa Di lấy làm lạ, hỏi lý do, tôn giả bảo: “Thoạt đầu, con phát đại Bồ Đề tâm tức là Bồ Tát, ta tuy là La Hán nhưng vẫn thuộc Tiểu Thừa. Vì thế phải mời con đi trước. Kế đó, con lại lui sụt Bồ Đề tâm, ta là thánh nhân, con là phàm phu nên theo đúng lẽ phải đi sau. Sau đấy con lại phát Bồ Đề tâm, nên ta vẫn phải thỉnh con đi trước”. Do câu chuyện này thấy rằng: Phát Bồ Đề tâm công đức vô lượng vô biên! Chúng ta muốn tăng trưởng thiện căn không thể nào chẳng phát tâm Bồ Đề.
Trích trong Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 3&4
Đa tạ Người Em Tịnh Độ đã chia sẻ câu chuyện đó khá hay.
Ái hà thiên xích lãng
Khổ hải vạn trùng ba
Dục thoát luân hồi khổ
Tảo cấp niệm Di Đà
“Chỉ một kiếp Tây phương hồi hướng
Dứt mê đồ thoát cuộc luân hồi…”
.
https://www.facebook.com/dieuam.thienbinh/posts/2154997734772480
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát dùng kệ nói rằng :
Các bậc Bồ Tát kia,
Lập chí cầu Phật Đạo.
Rượu thịt và ngũ tân,
Ăn uống như thế nào?
Cúi xin Phật thương xót,
Vì đại chúng giải thích.
Do phàm phu tham dục,
Ham ăn đồ hôi thúi.
Sở thích như cọp sói,
Đồ gì mới nên ăn?
Ăn thứ nào có lỗi?
Cúi xin vì con nói.
Người ăn hoặc không ăn,
Có những tội phước gì?
Đại Huệ Bồ Tát thuyết kệ xong, lại bạch Phật rằng :
– Cúi xin Thế Tôn vì chúng con nói công đức và tội lỗi của người ăn thịt và không ăn thịt. Con và các Bồ Tát nơi hiện tại vị lai sẽ vì những chúng sanh ham thích ăn thịt phân biệt thuyết pháp, khiến họ hướng về từ tâm. Đắc Từ Tâm rồi, đối với các Trụ Địa phiền não, thanh tịnh thấu hiểu, chóng đắc Cứu Cánh Vô Thượng Bồ Đề. Thanh Văn, Duyên Giác nơi Địa tự chứng ngưng nghĩ đã rồi, cũng được tiến lên mau thành Vô Thượng Bồ Đề. Bọn ngoại đạo tác ác lập luận, chấp kiến đoạn thường, điên đảo so đo, còn có Pháp Giá ( như Giá Giới của Phật ) không cho ăn thịt, huống là Như Lai thành tựu chánh pháp, cứu hộ thế gian mà ăn thịt ư?
Phật bảo Đại Huệ :
– Lành thay, lành thay! Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Ta sẽ vì ngươi mà thuyết.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
– Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ :
– Có vô lượng nhân duyên chẳng nên ăn thịt, nay Ta sẽ vì ngươi sơ lược giải thích. Tất cả chúng sanh từ xưa đến nay, lần lượt theo nhân duyên làm lục thân quyến thuộc với nhau, suy nghĩ thịt này là người thân kiếp trước của mình, do đó không nên ăn thịt.
– Thịt lừa, la, lạc đà, chồn, chó, trâu, ngựa, người, thú v.v… vì nhiều hàng thịt bán lẫn lộn, do đó không nên ăn thịt.
– Như thợ săn, đồ tể, cầm thú ngửi mùi họ liền sanh kinh sợ, chó thấy oán ghét sủa vang, do đó không nên ăn thịt.
– Vì khiến người tu hành chẳng sanh khởi từ tâm, do đó không nên ăn thịt. Phàm phu ham thích hôi thúi bất tịnh, có tiếng tăm xấu xa, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến người trì chú chẳng thành tựu, do đó không nên ăn thịt.
– Vì người sát sanh thấy hình súc sinh khởi thức phân biệt, ham đắm mùi vị, do đó không nên ăn thịt. Kẻ ăn thịt bị chư Thiên chê bỏ, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến miệng hôi hám, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến người có nhiều ác mộng, do đó không nên ăn thịt.
– Vì đến chỗ rừng hoang vắng lặng, cọp sói ngửi được mùi hương gây sự nguy hiểm, do đó không nên ăn thịt. Vì làm cho ăn uống thất thường, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến người tu hành chẳng sanh chán lìa, do đó không nên ăn thịt. Ta thường nói rằng : Khi muốn ăn uống, nên nghĩ đây là thịt của con mình hoặc nghĩ là thuốc độc, do đó không nên ăn thịt. Cho Phật tử ăn thịt là không có chỗ đúng.
– Lại nữa, Đại Huệ! Xưa kia có vua tên Sư Tử Đô Đà Ta, ăn đủ thứ thịt, dần dần cho đến ăn thịt người, dân chúng chịu không nổi, tụ tập mưu phản, vua liền bị lật đổ, người ăn thịt có lỗi như thế, do đó không nên ăn thịt.
– Lại nữa, Đại Huệ! Những người sát sanh vì ham tài lợi mà sát sanh buôn bán cá thịt, bọn ngu si ăn thịt chúng sanh, dùng tiền làm lưới mà bắt lấy các thứ thịt. Người sát sanh ăn thịt, hoặc dùng tài vật, hoặc dùng câu lưới bắt lấy những chúng sanh bay trên trời, lội dưới nước và đi trên bờ, đủ thứ giết hại, mua bán cầu lợi, gieo nhân chịu quả, sẽ thọ ác báo. Đại Huệ! Ta dạy Phật tử nên dùng Pháp thực, không dạy ăn thịt, cho đến không mong cầu, không nghĩ tưởng đến những cá thịt, do nghĩa này không nên ăn thịt.
– Đại Huệ! Ta có khi phương tiện nói Giá Pháp, cho ăn năm thứ tịnh nhục (1) hoặc là mười thứ, nay ở Kinh này xóa bỏ tất cả phương tiện, bất cứ lúc nào, chủng loại nào, phàm thuộc loài thịt chúng sanh, thảy đều đoạn đứt. Đại Huệ! Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác còn chẳng ăn phi thời và tạp thực, huống là ăn cá thịt ư? Tự không ăn cũng chẳng bảo người khác ăn. Dùng tâm Đại bi dẫn đầu, xem tất cả chúng sanh như con một của mình, do đó chẳng ăn thịt con.
Đường Về Cõi Tịnh: Khi trích dẫn một đoạn văn hay kinh điển, đạo hữu hoan hỉ ghi rõ bài được trích dẫn từ bài nào hay kinh văn nào để tiện bề tra cứu thêm khi cần thiết. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Cho con xin hỏi điều này: con là người kĩ tính, làm việc kĩ càng. Nhưng chính điều này đã làm con mệt mỏi, thân tâm không an lạc. Bởi vì khi con làm một việc gì đó (nhất là giấy tờ), con thường kiểm tra lại lần một,rồi lần hai, rồi lần ba. Mặc dù không có điều chi sai sót, nhưng con vẫn có cảm giác chưa đươc, rồi con lại dò lại nữa. Bốn năm lần như vậy, con quyet định đây là lần kiểm tra cuối, không dò nữa, nhưng vừa xong lại suy nghỉ chưa được…Làm con có cảm giác như mình làm không đúng, làm chưa đến nơi đến chốn. Hoặc khi con dò vừa xong, có một tiếng động hay một yếu tố ngoại cảnh nào đó xuất hiện thì con mất tập trung, lại cảm thấy chưa được, phải dò lại… Con không biết do con tạo nghiệp nhân xấu ác gì mà con lại bị vậy. Cứ như thế chắc cơn bị thần kinh mất. Con cúi xin page duongvecoitinh cho con lời khuyên. Đồng thời con xin sám hối tất cả tội lỗi mà con đã làm từ vô thuỷ kiếp cho đến nay! A Di Đà Phật!!!
A Di Đà Phật
Chào bạn Thiện Thiện!
Kỹ tính trong công việc là một thói quen tốt, nhất là đối với những công việc có liên quan tới những con số, cần có độ chính xác tuyệt đối thì thật chẳng thể ẩu thả, lơ là được. Không ít người vì tư tưởng chủ quan, nóng vội làm cho xong việc mà phải nhận những cái kết khó lường. Trong việc gì cũng vậy sự tận tụy với nghề, lòng nhiệt huyết vì sự lợi ích chung có đôi khi chính chúng ta sẽ tự đưa mình vào tình huống nan giải, song đổi lại chúng ta đã chứng minh được nhân cách và đạo đức của chính mình.
Nhân xa hơn nữa, là một người con Phật, sự chu đáo trong công việc cũng giúp chúng ta tích lũy thiện nghiệp và đem thiện nghiệp này hồi hướng vãng sanh cầu Phật đạo thì ấy là công đức khó nghĩ bàn. Cái “khó” ở đây không phải là nằm ở việc giấy tờ được bạn tra đi tra lại nhiều lần mà là bạn đang mắc kẹt trong ý nghĩ: liệu làm kỹ như vậy có khiến mình bị stress không, có khi nào dẫn đến bệnh tâm thần hay không – chính ý nghĩ này khiến bạn mệt mỏi. Bởi vậy nếu bạn cởi bỏ được ý nghĩ này và làm việc trong tâm thế hoan hỷ vì mình đang làm lợi ích cho xã hội, cũng vừa tích lũy thiện nghiệp ắc bạn sẽ cảm thấy vô cùng hoan hỷ, an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Kính mong các liên hữu giúp đỡ.
Hôm qua mẹ của TTB có bảo TTB down các bài giảng của Pháp sư Tịnh Không để mẹ nghe. Đây là điều TTB thấy rất vui, nhưng chưa biết nên down nhóm bài giảng nào. Mong các liên hữu góp ý giúp đỡ. Chân thành cám ơn!
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Trí Tấn Bửu,
Bạn hãy bắt đầu từ Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên và những bài giảng thật ngắn từ 3-10 phút của PS Tịnh Không nói về nhân quả báo ứng và phương thức chuyển hoá nghiệp, tu đạo chân chánh để cuộc sống an lạc. Bước đầu hãy nên như vậy. Nước lâu thấm đất, mỗi ngày đều nghe pháp nhân quả, mẹ bạn sẽ định hình những chủng tử thiện, và tự thanh lọc những chủng tử bất thiện, rồi tiến tới nhập đạo, tu đạo. Mọi chuyện phải thật kiên nhẫn và lễ kính để mẹ bạn có sự hứng khởi trong tu học. Nếu có chuyện cần trao đổi cùng mẹ bạn, hay mẹ bạn nghe pháp không hiểu, bạn phải thật lễ kính, xin mẹ cho phép trao đổi ý kiến riêng để mẹ bạn không bị thương tổn khi phải nghe con giảng pháp. Điều này là rất tế nhị, bạn phải thận trọng thì mới mang lại lợi ích cho mẹ.
A Di Đà Phật
Cám ơn lời khuyên của thầy Trung Đạo
Mẹ TTB hay đi chùa nhưng chưa thực sự đi vào tu tập theo hướng nào. Thời gian gần đây bắt đầu phát tâm niệm Phật. Trong thời gian này có nên tập trung vào các bài pháp của Pháp sư Tịnh Không liên quan trực tiếp đến niệm Phật đề làm tăng trưởng thêm Tín, Nguyện, Hạnh để đi vào tu niệm Phật luôn không ạ?
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Trí Tấn Bửu,
Rất nên. Bạn nên tìm trên youtube những bài pháp ngắn mà HT Tịnh Không giảng về Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa thời gian gần đây, vì có những trích đoạn chỉ từ 5-7 phút, rất thích hợp cho người mới tu học.
A Di Đà Phật
Cám ơn thầy Trung Đạo
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật! Gia đình con là nhà nông, vì sợ côn trùng quấy phá nên cha mẹ con hay mua thuốc diệt, phun lên nông sản. Con biết dưới ruộng có rất nhiều chúng sinh (kiến,ếch nhái,sâu bọ…) Con biết làm như thế sẽ gây nghiệp sát sanh mà con không biết phải nói sao! Ở nhà cũng vậy, có rất nhiều kiến, muỗi,… nếu mình vô tình hay cố ý giết chúng thì quả báo sẽ như thế nào (ví dụ như lao nhà hay giẫm phải kiến, muỗi chích thường đập..) Con xin cho con lời khuyên được không ạ. Con cầu nguyện cho tất cả chúng sinh, nhất là những chúng sinh đã bị gia đình con làm hại đều sớm trọn thành Phật đạo. A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật. Bạn hãy đọc bài này nhé, nhớ đọc các phần phúc đáp cũng có nhiều ý nghĩa và nhiều điều để lưu tâm lắm.
Làm Cách Nào Để Không Dùng Thuốc Trừ Sâu Mà Rau Trái Vẫn Xanh Tốt?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/12/lam-cach-nao-de-khong-dung-thuoc-tru-sau-ma-rau-trai-van-xanh-tot/
Xin các bạn ai đó trả lời thắc mắc của mình 3/7/2018. Mình không hiểu ý thầy “buông bỏ thì buông bỏ rồi nhưng không nhẫn nại” là sao. Mình không đè nén ý nghĩ vẫn tiếp tục niệm Phật kệ nó mà sao mấy vọng tưởng cứ nổi lên quài thế?
Nam mô quán âm bồ tát
Trong vòng 10 giây đếm ngược con có thể đi bất cứ nơi đâu nhưng con lại có suy nghĩ là tội mình phạm vào quá lớn và đang chưa thoát khỏi dục vọng, còn người thân còn nhiều thứ phải làm nếu đi ngay bây giờ thì mình chưa trả hết nợ của tiền kiếp. Bây giờ con muốn đi cũng có thể đi ngay nhưng không phải là Tây phương cực lạc. Con có cái suy nghĩ ấy. Muốn không làm gì đứng, nằm, ngồi chỉ cần nhắm mắt 10 giây là con sẽ đi đc ngay. Con lại cảm thấy tham,sân, si, mạn có cả thì phải tiếp tục sống để trả hết duyên tiền kiếp. Con vẫn ăn mặn, không tu môn phái nào hết chỉ có niệm danh Quan âm bồ tát thôi. Con sợ cái mình nghĩ quá các thầy, các cô ạ
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Đăng Kiêm,
*Trong vòng 10 giây đếm ngược con có thể đi bất cứ nơi đâu:
Nếu bạn có thể một niệm sanh về cõi an lạc, tại sao còn phải lo lắng mình còn tội quá lớn, chưa thoát dục vọng, vướng bận người thân? Nếu những niệm này còn khởi trong bạn mà bạn nói trong vòng 10 niệm có thể đi bất cứ nơi nào là điều bạn phải cẩn trọng.
*Tu đạo là để giác ngộ và giải thoát. Bản thân bạn chưa giác ngộ, chưa giải thoát bạn đừng vội nói phải lo trả hiếu cho cha mẹ, bởi cái hiếu lớn nhất của người con là chính mình giác ngộ thì mới có cơ hội để độ cho cha mẹ và thân quyến. Nếu trong tâm lúc nào cũng nghĩ đến thân quyến mà không có cơ hội để giác đạo thì mình và thân quyến cũng sẽ tiếp tục chìm đắm trong vòng ái dục, tử sanh.
*Con có cái suy nghĩ ấy. Muốn không làm gì đứng, nằm, ngồi chỉ cần nhắm mắt 10 giây là con sẽ đi đc ngay. Con lại cảm thấy tham,sân, si, mạn có cả thì phải tiếp tục sống để trả hết duyên tiền kiếp.
Vẫn là lời khuyên của TN với bạn: phải cẩn trọng với cảnh giới hiện thời của bạn. Nếu tâm thực an nhiên tự tại ắt chẳng còn tham, sân, si. Tâm còn vướng bận tham, sân si thì mới lo trả hết duyên nghiệp. Duyên nghiệp tiền kiếp bạn biết bao nhiêu kiếp? Cảnh giới bạn đang lạc vào khá mâu thuẫn. Cảnh giác: Ma cảnh đang chiêu dẫn, không phải thắng cảnh.
*Con vẫn ăn mặn, không tu môn phái nào hết chỉ có niệm danh Quan âm bồ tát thôi.
Niệm Quán Thế Âm đến nhất tâm bất loạn cũng giống như niệm Phật nhất tâm bất loạn. Hạnh nguyện Quán Thế Âm là đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả. Tâm đại từ bi ắt không thể ăn mặn. Tâm còn ăn mặn=tâm còn sát mà một niệm có thể ra đi=cảnh giác cảnh giới bạn sẽ đến.
Bạn tịnh tâm đọc kỹ 10 cảnh giới của Sắc Ấm do Phật Thích Ca khai thị khi tu đạo để biết mình đang rơi vào cảnh giới nào mà tránh nhé.
10 CẢNH GIỚI SẮC ẤM
Này A Nan! Thầy nên biết, thầy ngồi nơi đạo tràng, các niệm đều tiêu mất. Các niệm đã tiêu hết, thì trong tâm li-niệm, tất cả đều thuần nhất sáng tỏ, động tĩnh không đổi dời, nhớ quên như một. Ngay ở trạng thái đó mà nhập vào chánh định thì như người sáng mắt ngồi ở chỗ tối tăm, tánh tinh thuần tuy vẫn thanh tịnh nhiệm mầu, nhưng tâm chưa phát sáng; đó là bởi vì căn tánh vẫn còn bị sắc ấm hạn chế ngăn che. Khi nào con mắt sáng tỏ, mười phương rỗng suốt, không còn tối tăm, thì đó là lúc sắc ấm đã hết, người tu hành bấy giờ mới đạt được kết quả đầu tiên là vượt khỏi kiếp trược. Như vậy, xét kĩ lại nguyên do của sắc ấm, thì gốc rễ chính là vọng tưởng kiên cố.
Này A Nan! Đang trong lúc tu định mà sắc ấm chưa phá trừ, suy xét tinh tường tánh sáng suốt nhiệm mầu, trong khoảnh khắc thấy thân này như bóng, ngoại cảnh như mây, bốn đại không còn kết hợp, không có gì ngăn ngại; đó gọi là tâm tinh diệu sáng suốt tuôn tràn trước mắt. Nhưng đó chỉ là do dụng công tư duy mà tạm được kết quả như thế, không phải đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Này A Nan! Cũng ở trong tâm định này, suy cứu tinh tường tánh sáng suốt nhiệm mầu, tự thấy thân mình rỗng suốt, hành giả bỗng nhiên từ trong thân mình, nhặt ra những con sán lãi, mà thân vẫn bình thường, không bị thương tổn; đó gọi là tâm tinh diệu sáng suốt tuôn tràn nơi hình thể. Nhưng đó chỉ là do tu tập tinh tiến mà tạm được kết quả như thế, không phải đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, tinh tường suy cứu trong thân ngoài cảnh, khi ấy thì hồn phách, ý chí, tinh thần, ngoài cái thân ra, đều xen nhập vào nhau, đắp đổi làm chủ, làm khách của nhau. Bấy giờ, hành giả bỗng nghe tiếng nói pháp ở trên không, hoặc nghe khắp mười phương đồng diễn bày diệu nghĩa bí mật; đó gọi là tinh thần hồn phách đắp đổi khi lìa khi hợp. Nhưng đó chỉ là do nhân lành bao đời tích tập, bây giờ tự phát huy mà tạm được kết quả như thế, không phải đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, lắng trong thấu suốt, ánh sáng từ bên trong hiển hiện, chợt thấy mọi vật trong khắp mười phương đều biến thành màu vàng kim, tất cả các loài đều hóa thành chư Phật; lại thấy đức Phật Tì Lô Giá Na ngồi trên đài thiên quang, có hàng ngàn đức Phật vây quanh; trăm ức quốc độ cùng với hoa sen cùng lúc xuất hiện. Ấy gọi là tâm thức linh ngộ; nhưng đó chỉ là sự huân tập do từng được nghe kinh pháp từ bao đời, bây giờ tâm sáng phát ra chiếu soi khắp các thế giới; chỉ tạm nói là như thế, chứ không phải đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, suy cứu tinh tường tánh sáng suốt nhiệm mầu, quán sát không ngừng, ức chế hàng phục tự tâm; cố gắng thái quá, bỗng thấy mười phương hư không đều thành màu bảy báu, hoặc màu trăm báu, tất cả đồng thời đầy khắp mà không chướng ngại nhau; các màu xanh vàng đỏ trắng, mỗi mỗi hiện ra tinh thuần, không hỗn tạp. Đó chỉ là do dụng công ức chế thái quá, khiến cho định lực vượt hơn tuệ lực mà tạm có kết quả như thế, không phải đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, tĩnh lặng rỗng suốt, phát sinh ánh sáng tinh thuần, không loạn động, bỗng nhiên nửa đêm, ở trong nhà tối mà hành giả trông thấy mọi vật tỏ rõ như giữa ban ngày, mà những vật trong nhà tối ấy vẫn y nhiên, không chút gì thay đổi. Đó là tâm tinh tế kín nhiệm làm lắng trong cái thấy, nên thấy rõ suốt chỗ tối tăm mà tạm được như thế, không phải là đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, trọn vẹn dung thông với hư không, bỗng nhiên hành giả thấy tứ chi đồng như cây cỏ, dù lửa đốt hay dao cắt cũng không có cảm giác gì; thậm chí ngọn lửa hực không thể làm cho nóng, dù cắt thịt cũng giống như chẻ cây. Đó là các trần đều tiêu, bốn đại giải trừ, tiến thẳng vào chỗ thuần nhất, mà tạm được kết quả như thế, không phải đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, thành tựu tâm thanh tịnh; dụng công làm trong sạch tâm đến cùng cực, hành giả bỗng thấy mười phương sơn hà đại địa đều biến thành Phật độ, đầy đủ bảy báu, chói sáng cùng khắp; lại thấy hằng sa chư Phật đầy khắp cõi hư không, lầu các đại điện trang nghiêm hoa lệ; nhìn xuống thấy địa ngục, nhìn lên thấy thiên cung, rõ ràng không chướng ngại. Đó là ngày thường nghe kinh pháp mà khởi tâm ưa thích cảnh thanh tịnh và chán ghét cảnh uế nhiễm, quán tưởng huân tập lâu ngày mà hóa thành như thế, chứ không phải là đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, suy cứu đến những cảnh sâu xa, bỗng ở giữa đêm, hành giả thấy những cảnh tượng ở phương xa, nào chợ búa, giếng nước, đường lớn, hẻm nhỏ, nào bà con quyến thuộc; và nghe cả lời nói ở những nơi ấy. Đó là do tâm bị định lực dồn nén, dồn ép đến cùng khiến ánh sáng bay ra mà thấy được chỗ xa cách, chứ không phải là đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, suy cứu đến chỗ tinh thuần cùng cực, hành giả tự thấy mình là một vị thiện tri thức, rồi thấy hình thể biến cải, chốc chốc lại thay đổi hình này dáng nọ một cách vô cớ. Đó là tà tâm. Hành giả phòng hộ tâm không cẩn mật, để cho các giống li mị, thiên ma ám nhập, không duyên cớ mà nói pháp, tuồng như thông đạt diệu nghĩa; nhưng đó chỉ là ma lực sai sử, không phải thật đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Này A Nan! Mười cảnh tượng như thế thường hiện ra trong lúc thiền định, đều do hành giả đối với sắc ấm chưa thấu triệt lí tánh, chỉ biết dùng thiền quán dồn nén vọng tưởng, nên hiện ra các việc đó. Chúng sinh mê muội, không tự xét tự lượng, gặp những cảnh tượng ấy thì nhầm lẫn không biết rõ, cho mình đã chứng quả thánh, thành ra mắc tội đại vọng ngữ, phải đọa địa ngục Vô-gián! Sau khi Như Lai diệt độ, quí thầy nên y theo lời dạy này, tuyên bày nghĩa lí cho chúng sinh trong đời mạt pháp; không để cho thiên ma có dịp quấy phá; đó là cách giữ gìn chánh pháp, che chở cho người tu hành thành đạo Vô-thượng. (Trích Kinh Thủ Lăng Nghiêm – 10 cảnh giới Ấm Ma)
Mình được một chú thường tu niệm Phật Dược Sư dạy cho đôi điều. Mình xin chia sẻ với bạn điều bạn cần bây giờ thôi. Bạn cứ chuyên tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát (mình cũng hay niệm, Nam Mô Quán Tự Tại Bồ Tát, mình rất thích chữ Tự Tại). Bạn chuyên chú niệm thì dần tâm sẽ rộng mở hơn, từ bi dần phát triển. Đến một lúc nào đó bạn sẽ tự muốn ăn chay mà không cần gò ép bản thân. Đến lúc nào đó bạn sẽ biết bạn nên đi nơi nào. Mình ko biết bạn hiểu được lời này không, mình chỉ biết bản thân đã hiểu thôi. Email của mình ở dưới, nếu bạn muốn hỏi gì, mà mình biết mình sẽ giúp.
Nam Mô Quán Tự Tại Bồ Tát
[email protected]
Nam mô quán âm bồ tát
Con xin đội ơn thầy Thiện Nhân
Con cũng biết là nếu giờ con lập tức đi ngay thì sẽ vào cảnh ma mà đầy địa ngục.nhà con thì chẳng ai tin vào phật pháp chỉ có mỗi con là tin thôi. Con cũng chẳng dám khuyên ai trong gia đình cả,con học phật cũng chỉ nén vào mạng coi các bài giảng.nghe thầy nói vậy con cũng biết được phần nào về cảnh giới ma. Con lại có suy nghĩ là mình cứ sống kiếp này đến già nếu có một chuyện gì ấy khó khăn hay một việc gì ấy khó khăn con sẽ nhắm mắt 10 giây để ra đi. Con không biết là nếu 10 giây ấy mà con ra đi trong lúc không có cách nào giải quyết việc của mình thì có bị đày địa ngục không ạ
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Đăng Kiêm,
Bạn có thể hoan hỉ cho TN biết hiện bạn đang gặp phải cảnh giới gì không? Người mà 10 giây có thể sanh về thắng cảnh=đã đạt cảnh giới nhất tâm thì không có gì phải nói, nhưng nếu trong bạn còn ngập tràn những ưu tư, lo lắng mà bạn nói trong vòng 10 giây, nhắm mắt là có thể ra đi thì bạn phải ý thức cảnh giới bạn sẽ đi vào là cõi nào rồi.
Nam mô quán âm bồ tát
Cảnh giới của con cũng chỉ là cảnh giới phàm phu, nếu con có một chút mảy may nghĩ mình đã đạt bậc thần thông lập tức hết đời sẽ không bao giờ 10 giây để ra đi được, đó chỉ là vọng tưởng. Nói không đúng sự thật thì vô cùng nguy hiểm trong phật pháp. Cảnh giới của con chỉ đạt tới mức nghe đc tiếng than thở, tiếng cầu cứu, tiếng tha thứ của các con vật nhỏ bé..những con vật nhỏ bé thường nhắc trước cho con việc này đúng hay sai. Có lần thì con nghe theo ,có lần thì thì bất chấp không nghe.. Con chẳng biết mình đang lạc vào chỗ nào của Cảnh ma hay đang được các con vật nhỏ bé cứu vớt khỏi cảnh ma nữa..
Theo kinh nghiệm của mình, bây giờ trong đầu bạn bây giờ chứa quá nhiều quá mức hỗn tạp rồi. Bạn bị vây hãm trong mớ kiến thức của mình.
Muốn tiến thêm bước nữa trên đường đạo bạn cần làm được đơn giản lại. Càng đơn giản càng tốt. Như bạn thích niệm Bồ Tát Quán Tự Tại (mình quen niệm vậy, thích và ko muốn sửa) thì bạn nên làm đến trong lòng chỉ nghĩ đến Ngài. Chẳng nghĩ thiện mà tự nhiên sanh thiện, chẳng nghĩ vãng sanh mà tự được vãng sanh, chẳng nghĩ giúp người mà gặp việc liền giúp, chẳng nghĩ đoạn các ác mà tự nhiên thân tâm đều xa rời các ác. Đơn giản đến cùng cực thì nhập đạo. Mình chưa làm được đến đơn giản cùng cực, chỉ cảm nhận chút ít pháp vị khi tu vậy thôi.
Chớ nghĩ khi chuyên tâm tu là tự lợi, không có từ bi. Bạn nên nghĩ tu hành là để bản thân có đủ sức trí để phục vụ chúng sinh về lâu về dài. Không nên chỉ là cây chuối ra quả 1 lần rồi chết. Nên là cây đại thụ ra trái quanh năm. Dù cho tất cả không đồng tình như vậy, nhưng hãy vì lợi lạc lâu dài của chúng sinh mà cố gắng.
Nam Mô Quán Tự Tại Bồ Tát
A DI ĐÀ PHẬT. Quý Đạo Hữu cho TP hỏi là làm sao có thể biết được số câu Phật hiệu mình niệm, VD như 1000 câu thì có cách nào biết được mình niệm số đó, mặc dù biết rằng khi niệm Phật cũng không nên tham số lượng nhưng TP đã nguyện vãng sanh rồi nên cũng phải tu đến nơi đến chốn.Vấn đề nữa là không biết TP có thể niệm nhanh được không ví dụ như lúc trì Kim Cang thì niệm nhanh được không? Hay là chỉ nên niệm bình thường.TP rất mong nhận được phúc đáp của Chư vị.
Thượng Phẩm có thể dùng cái máy đếm đó, cứ thập niệm bấm một cái nhảy lên một số, cuối mỗi ngày xem số lượng của mình, công cứ ra sao. Ngoài ra TP cũng có thể canh thời gian để biết được số lượng mình niệm. Niệm nhanh hay chậm thì tùy thôi nhưng câu chữ phải luôn rõ ràng.
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thượng Phẩm,
*Muốn ghi nhớ được số lần niệm Phật có hai cách:
– lần chuỗi hạt 108 hạt: 1x=108; 10×108=1080.
– thập niệm ký số: thập niệm ký số nếu hơi bạn đủ cho 10 niệm/lần hoặc 5 niệm/lần thì cứ 10 niệm bạn nhớ là 1 lần x10=100 và 10×100=1000 lần. Cách này khi bước đầu thực hành sẽ gặp trở ngại vì dễ bị quên số lần. Do vậy bạn ráng thử nghiệm theo cách: nếu 1 hơi đủ cho 10 niệm thì cứ niệm hết một hơi=1 lần, không cần ghi số 10 niệm trong 1 hơi này nữa. Cách này giúp tâm dễ định và không bị tổn khí vì phải chi phối cho việc ký số. Tất cả chỉ là phương tiện pháp, bạn phải khéo thực hành, không nên nương chấp vào số lượng. Niệm Phật quan trọng là giảm phiền não. Nếu bạn niệm ít, niệm chậm rãi mà phiền não giảm, tốt hơn niệm nhiều, niệm nhanh mà phiền não không giảm hoặc gia tăng.
Chúc an lạc.
TN
Mong quí vị chỉ rõ dùm cách niệm ký số như ngài Ấn Quang dạy. Thực tình tôi trí kém nên chưa hiểu.
A Di Đà Phật
Chào Thiện Tâm!
Về pháp thập niệm ký số Ấn Quang Đại Sư đã chỉ dạy quá kỹ, quá rõ; song người sơ sơ khi vừa đọc Pháp luôn mang tâm e dè, sợ sự hiểu của mình sai lệch, thực hành sai lệch nên không dám tự tin. Thiện Tâm hỏi thì MD xin dùng sự hiểu của mình mà nói lại dựa trên lời Ấn Tổ đã dạy.
Thập niệm ký số là niệm 10 câu A Di Đà Phật (hoặc Nam Mô A Di Đà Phật) và mười câu này được ký số từ 1 đến 10. Nếu niệm liên tục 10 câu A Di Đà Phật thì dễ bị hao hơi, không niệm được lâu; nên thường chia làm hai hơi, ba hơi.
-Chia làm 2 hơi: là lấy hơi niệm 5 câu A Di Đà Phật, năm câu Phật này ký số 1-2-3-4-5; rồi lại lấy hơi niệm 5 câu nữa, năm câu Phật này sẽ ký số 6-7-8-9-10.
-Chia làm 3 hơi: là lấy hơi niệm 3 câu A Di Đà Phật, 3 câu Phật này được ký số 1-2-3; rồi lấy hơi niệm 3 câu Phật, 3 câu này được ký số 4-5-6; rồi lấy hơi niệm 4 câu Phật, 4 câu này được ký số 7-8-9-10.
Tùy theo hơi dài ngắn mà khi niệm 10 câu Phật chia thành hai hơi hay ba hơi. Ví dụ niệm chia thành 3 hơi: lấy hơi niệm A Di Đà Phật- A Di Đà Phật- A Di Đà Phật; lấy hơi niệm A Di Đà Phật- A Di Đà Phật- A Di Đà Phật; lấy hơi niệm A Di Đà Phật- A Di Đà Phật- A Di Đà Phật- A Di Đà Phật. Khi ký số 1-2-3, 4-5-6, 7-8-9-10 là vừa niệm vừa ký số trong tâm. Vì tâm lo ký số nên tạp niệm không xen vào được, tâm ký số, miệng niệm từng câu Phật hiệu rõ ràng, tai nghe rành rẽ. Niệm hết 10 câu, lại niệm tiếp 10 câu,… cứ như vậy
Chúc tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
A MI ĐÀ PHẬT
Thiện Tâm xin mời bạn xem clip cua HT Tịnh không giảng về
Pháp Thập Niệm ký số của Ấn Quang đại sư
A MI ĐÀ PHẬT
PHƯƠNG PHÁP THẬP NIỆM KÝ SỐ CỦA ẤN QUANG ĐẠI SƯ (2):
Nhiếp tâm rất khó, nhiếp tâm là công phu chân thật. Ấn Quang đại sư xuất hiện trong thời đại của chúng ta, dụng ý rất sâu. Ngài là tây phương Đại Thế Chí Bồ Tát tái sanh. Ngài dạy chúng ta phương pháp, phương pháp này người đương thời có thể hành trì được, ngài ra đời trong thời đại này. Dùng thập niệm pháp của ngài niệm rất rõ ràng. Niệm bốn chữ cũng được, sáu chữ cũng được. Sáu chữ là Nam Mô A Di Đà Phật nên niệm như vậy. Ấn Quang đại sư niệm Phật rất chậm, ngài niệm từng chữ từng chữ, niệm rất rõ ràng, từng chữ rõ ràng, nghe rõ ràng. Cần như thế nào? Nhớ rõ ràng, không nên dùng chuỗi. Ngài nói dùng chuỗi phân tâm, phân thần, tâm lực rất khó tập trung. Hoàn toàn dùng tâm nhớ, chỉ nhớ 10 số, từ một câu đến mười câu. Biết rõ ràng câu này là câu thứ mấy trong mười câu. Niệm xong mười câu lại bắt đầu từ một đến mười, một đến mười, cứ như vậy mà niệm. Dễ nhiếp tâm, cũng chính là tạp niệm không sanh khởi. Vì khởi tạp niệm chúng ta sẽ quên ngay, mười câu này liền nhớ lẫn lộn. Nhớ không rõ không tính, phương pháp này rất tốt, nhất định phải nhớ rõ ràng mới tính. Mới học mười câu cũng rất khó không dễ, niệm đến sáu bảy câu đã loạn. Ấn Quang đại sư nói chúng ta có thể phân thành hai đoạn, câu thứ nhất đến câu thứ năm. Có người hỏi tôi, con niệm đến câu thứ năm rồi bắt đầu niệm lại từ câu thứ nhất đến câu thứ năm được chăng? Không được. Từ câu thứ nhất đến câu thứ năm. Năm câu sau là thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười. Cần phải ghi nhớ bằng cách này, thậm chí dùng ba bốn cũng được. Câu thứ nhất, câu thứ hai, câu thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười. Nhớ bằng cách này mới được, mới có thể nhiếp tâm. Nếu nhớ ba câu một hai ba, rồi bắt đầu nhớ lại một hai ba như vậy không được, như vậy không thể nhiếp tâm. Hồ Tiểu Lâm dùng phương pháp này bốn tháng, ông ta đến nói với tôi phương pháp này rất lợi ích. Trước đây niệm Phật tạp niệm quá nhiều sau bốn tháng huấn luyện này, tạp niệm ít đi không còn nữa, hoan hỷ vô lượng. Niệm mấy tiếng cũng không biết mệt mỏi, cũng không cảm thấy thời gian hình như quá dài. Niệm ba bốn tiếng giống như mấy phút vậy, có cảm giác này. Tổ sư truyền lại phương pháp này mọi người không ngại cứ thử xem. Đằng sau nói “tùng thiểu chí đa do tán nhập định”. Từ từ tự nhiên chúng ta thành tựu niệm Phật Tam muội. “Tùy kỳ niệm lực, câu hà vãng sanh”. Mục đích niệm Phật chỉ có một là cầu sanh Tịnh độ để thân cận Phật A Di Đà, nguyện vọng này nhất định có thể đạt được.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 402
Chủ giảng: Đại Lão Pháp Sư Tịnh Không.
Minh nhớ ở đâu đó nói. Pháp ký số không dựa vào hơi thở, chỉ thở bình thường và đếm từ 1 tới 10 cho thật rõ ràng. Không biết có phải vậy không
Không nên nói A DI ĐÀ PHẬT một, A DI ĐÀ PHẬT hai, vậy là sai rồi.
Nếu muốn niệm Phật đạt đến không xen tạp, phương pháp Ấn Quang Đại sư ngài dùng một đời có thể giúp đỡ chúng ta, chúng ta có thể học tập.
Phương pháp của Ngài là ba thứ rõ ràng. Thứ nhất là niệm được rõ ràng, tốc độ niệm Phật không nên nhanh, Ấn Quang Đại sư niệm từng chữ từng chữ một. Chữ chữ phân minh rõ ràng, lỗ tai nghe rất rõ ràng, nghe âm thanh bản thân niệm Phật. Câu niệm danh hiệu Phật này là câu thứ mấy, nhớ rất rõ ràng. Phương pháp ghi nhớ của Ngài là từ một đến mười, sau đó lại từ một đến mười, vĩnh viễn là một đến mười. Không nên đếm 11, 12, không niệm như vậy, một đến mười. Câu niệm Phật này của tôi là câu thứ mấy trong mười câu, dùng tâm ghi nhớ, không nên để lại dấu vết, không nên nói A Di Đà Phật một, A Di Đà Phật hai, vậy là sai rồi, như vậy là không được, A Di Đà Phật A Di Đà Phật, A Di Đà Phật trong tâm nhớ đây là câu thứ mấy. Như vậy tạp niệm sẽ không xen vào, là một biện pháp rất tốt.
Ấn Quang Đại sư một đời niệm Phật chỉ dùng cách niệm như vậy. Có rất nhiều người niệm Phật không thể nhiếp tâm, vọng niệm rất nhiều, đi thỉnh giáo Ngài, Ngài liền đem phương pháp này dạy cho họ, rất có hiệu quả, mọi người có thể thử thử xem.
Hòa Thượng TỊNH KHÔNG
Niệm Phật có nên tưởng Phật hay không?
.
https://www.facebook.com/hien.thien.944/posts/981377275649710