Đây là một câu chuyện vãng sanh hy hữu xảy ra tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Sau khi niệm Phật đường được thành lập được 10 năm, một buổi sáng nọ vị sư trụ trì đang cùng đại chúng cùng niệm Phật thì mọi người phát hiện có một chú chuột cứ chạy qua chạy lại trên điện Phật mà không tỏ vẻ gì sợ sệt mọi người. Trong chúng có người muốn đuổi chú chuột xuống nhưng sư trụ trì ngăn lại và đến gần bảo chuột hãy đi nơi khác. Chú chuột liền bỏ đi, nhưng lát sau liền trở lại. Lần này chú không leo lên bàn Phật nữa mà cứ quỳ trên bồ đoàn tỏ vẻ lạy Phật. Vị sư trụ trì một lần nữa đến và quan sát tỉ mỉ, sau đó hỏi chú chuột có phải muốn vãng sanh hay không? Chú liền chắp hai tay trước lại, miệng liên hồi mấp máy như đang niệm Phật. Sư trụ trì hiểu ý liền cùng đại chúng niệm Phật đưa tiễn chú chuột vãng sanh. Mọi người đều nhìn thấy chú chuột lạy xong 48 lạy, hai chân trước đổ về trước, đầu gục xuống nằm im. Vị hòa thượng đặt tên và hỏa táng cho chú chuột, sau đó đem tro của chú cho vào lồng kính làm vật cảnh tỉnh người niệm Phật cần phải chuyên cần tinh tấn niệm Phật tất được vãng sanh.
Niệm Phật cảm ứng cứu thai nhi thoát bệnh hiểm nghèo
Tháng 11-2012, sau khi đã mang thai được hơn 5 tháng, nhà tôi đi siêu âm và được bác sĩ cho biết kết quả thai nhi phát triển không bình thường, có dấu hiệu của bệnh Down (đao). Từ khi nhận hung tin, không khí trong gia đình tôi nặng nề như bị đè dưới núi đá. Sau giờ làm việc ở cơ quan, hai vợ chồng cứ nhìn nhau, rồi nhìn vào bụng vợ – nơi có đứa bé không bình thường ấy. Im lặng, im lặng, một sự im lặng thật đáng sợ! Thế rồi, tôi cũng tìm được hướng đi cho chính mình.
Gia đình tôi theo Phật, có người đi xuất gia. Đêm đến, tôi chắp tay niệm Phật A Di Đà, vừa niệm Phật vừa hướng tâm về đứa bé đang nằm trong bụng mẹ, đồng thời liên tục thắp hương khấn nguyện các vị chư thiên, thiện thần từ bi gia hộ.
Hai tháng sau, nhà tôi đi kiểm tra thai nhi lần nữa và cũng nhận một kết quả tương tự như lần trước. Không tiến thoái lưỡng nan, tôi kiên trì, thành tâm niệm Phật đêm ngày và động viên vợ cùng cầu nguyện cho đứa bé. Nhiều lúc ở cơ quan, giờ rảnh rỗi, lúc ra chơi, tôi cũng tranh thủ tìm nơi yên tĩnh để niệm Phật vài câu. Trước khi ngủ tôi niệm Phật, có đêm trong giấc mộng, tôi nghe thấy tiếng niệm Phật vang dội cả đất trời, tỉnh dậy lòng thấy vui, phấn chấn, nhẹ nhàng và càng nung nấu ý chí, quyết tâm niệm Phật cầu nguyện cho con an lành.
Thật linh ứng và vi diệu tuyệt vời! Có cầu ắt sẽ có ứng. Tháng 3-2013 vừa qua, nhà tôi đã sinh một bé trai 3,5 kg, mặt mày khôi ngô tuấn tú, và đặc biệt các bác sĩ sau khi kiểm tra kỹ đã cho biết, bé không có dấu hiệu của bệnh Down.
Thế là, không khí nặng nề, phủ trùm bóng tối lâu nay trong gia đình tôi đã biến mất, niềm vui như vỡ òa, bà con nội ngoại đến chúc mừng xúm xít. Có được niềm vui ấy là nhờ suốt hơn 4 tháng qua tôi đã thành tâm, kiên trì niệm Phật. Còn vợ tôi từ khi nhận hung tin, tinh thần sa sút, mặt mày xẹp như cái lốp, nay đã lấy lại tinh thần, sắc thái tươi vui.
Trước hiện tượng trên, mọi người trong gia đình tôi ai nấy đều lấy làm ngạc nhiên, có người nghi ngờ bệnh viện: “Máy móc thiết bị hiện đại mà siêu âm không chính xác”. Còn vợ chồng tôi chỉ nhìn nhau mỉm cười và thành thật chia sẻ với mọi người: “Bé trai kháu khỉnh này là do tụi con chí thành niệm Phật đấy!”.
(Võ Văn Dần – Theo báo Giác Ngộ Online)
Con chào cả nhà. Hiện tại bản thân con đang có nhiều câu hỏi và thắc mắc, mong rằng mọi người có thể giải đáp cho con hiểu tường tận ạ ?
1 – Con hiện đang là sinh viên, vì thời gian hạn hẹp phải học thêm sách vở, và mỗi khi tụng kinh đọc được tầm hơn 10 trang trở đi là cổ họng rất khô rát. Vậy mỗi lần tụng kinh có nhất thiết ta phải tụng hết cả quyển không ạ?
2 – Khi cúng dường thức ăn vật uống cho chúng sinh ngạ quỷ, đặc biệt vào tháng vu lan, nếu đổ đi thì tiếc và mất lịch sự. Vậy phải làm sao với số thức ăn đó? Ta có thể ăn lại được không?
3 – Con đang có ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh. Liệu con có nên không? Nếu ngay từ đầu thành lập doanh nghiệp kinh doanh thì có phạm tội lỗi gì không? Bóc lột giá trị thặng dư có phải phạm vào nghiệp “trộm cắp” ? Nên hay không nên thành lập doanh nghiệp ? Cần tránh kinh doanh về những “loại hình” gì ạ?
Con cảm ơn mọi người !
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi Nhật Lâm,
1 – Kinh điển chính là chánh pháp ghi chép lại những lời Phật dạy, trì tụng hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta thực hành đúng theo lời Phật đã dạy, chắc chắn sẽ lợi ích. Vì chú tâm vào kinh điển nên chúng ta không còn cảm giác lo sợ, sáu căn được thanh tịnh, thân miệng được thu nhiếp mà tránh được những hành nghiệp ác. Lời kinh khi được tụng thành tiếng thì làm cho người nghe cảm thấy an tịnh, và cũng nhờ vậy mà trong gia đình trở nên yên ổn, hoà thuận, những người xung quanh cũng được ảnh hưởng đức tính tốt.
Nhưng đến Niệm Phật công đức lại còn to lớn hơn nữa, vì “một câu niệm Phật có thể gồm thâu cả 3 tạng Kinh Điển, hết thảy Thần Chú, cùng là Các Pháp viên đốn, như tham thiền, quán tưởng…” vì vậy, hiệu lực là vô cùng phi thường.
NL đang là sinh viên, thời gian vô cùng hạn hẹp vì vậy pháp môn niệm Vạn đức hồng danh A Di Đà Phật là một lựa chọn vô cùng phù hợp mà mang lại lợi ích vô cùng to lớn. Trước kia TT cũng thế, thậm chí thời đang lớp 12 ôn thi mà vẫn niệm phật bình thường lại có ích cho việc học nữa (Ví dụ thực thế này, có một bài toán khó lắm nghĩ ngày hôm nay không ra, ngày mai ngồi lại cũng không ra nhưng tự nhiên buộc miệng niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thì tự nhiên hướng giải quyết tự nhiên xuất hiện làm là ra ngày – cái này TT không biết tả như thế nào cảm giác kì diệu lắm nhưng nó cứ là tự nhiên nghĩ ra một bài khó ơi là khó vậy. Niệm danh hiệu A Di Đà cũng được lợi ích như thế). NL nên có một thời khóa ngắn ngắn buổi tôi để chuyên niệm A Di Đà Phật (trước kia NĐ thường niệm 108 biến A Di Đà Phật và các danh hiệu bồ tát nữa – vì thời gian hơi hạn hẹp) trên đường đi cũng có thể niệm phật, ngồi rảnh cũng có thể niệm phật, Niệm bất kì lúc nào (ưu điểm là không cần cầm kinh sách hay cái gì vẫn niệm được) lớn tiếng càng tốt (những chỗ bất tịnh thì không nên niệm lớn tiếng, hoặc không nên làm ảnh hưởng mọi người). TT nghĩ pháp môn này là phù hợp.
2 – Đồ cúng dường ta có được ăn lại không?
TT không biết cái này phải làm như thế nào nữa, hiện những kinh sách mà TT được đọc thì không có đề cập vấn đề này (hoặc TT còn mê muội chưa hiểu thấu kinh sách) Nhưng theo thực tế TT đã thấy trường hợp này rồi và cũng thấy hợp lý là: sau khi lễ đã xong tất cả rồi thì gom hết tất cả lại đem bố thí cho những người nghèo đói, ăn xin, khổ cực,… sau đó lại hồi hướng công đức đó cho các chúng sanh ta vừa cúng thêm phước báu sớm thoát luân hồi vậy là chúng sanh đó được lợi ích những hai lần. Thật thù thắng vi diệu.
3 – Khởi nghiệp kinh doanh (chính đáng đem lại lợi ích cho mọi người) thì vô cùng hoan hỉ không sai.
+) Ngay từ đầu thành lập doanh nghiệp kinh doanh thì có phạm tội lỗi gì không? Hiện TT chưa thấy kinh sách nào ghi là phậm lỗi (thành lập chính đánh)
+) Bóc lột giá trị thặng dư: Công nhân dùng sức lao động đáng giá x đồng tạo ra được đồ vật y đồng (y>x). Người chủ lấy phần mới được tạo ra, theo thiển ý của TT thì nếu trả phù hợp sức lao động của công nhân đồng thời tạo điều kiện tốt môi trường công nhân làm việc phù hợp ( phòng điều hòa, máy lạnh, đồ uống, chính sách ưu đãi,…) thái độ người chủ tốt, hòa nhã làm công nhân vui vẻ với cả môi trường , mức lương và chính sách cùng làm cho vợ con họ cũng được đầy đủ hạnh phúc. Như vậy thì TT thấy rất ổn (lý thế gian).
+) Nên hay không nên thành lập doanh nghiệp ? Cái này NL nên suy nghĩ kĩ xem đã đủ kiến thức và kinh nghiệm không, có đủ điều kiện không? Đi kèm theo những thuận lợi cũng sẽ là vô vàn những thách thức sẽ phải đối mặt. Liệu có hoạt động hiệu quả không? sau khi thành lập thì lợi nhuận có như dự đoán hay không? …
Vẫn nên xem xét cẩn thận, đi làm thợ để lấy thêm kiến thức, kinh nghiệm, cách thành lập, nhu cầu thị trường, cách làm việc và cả cách họ (những ông chủ lớn) thất bại nữa. Đợi đến khi tích lũy đã đủ rồi. Cảm thấy thời cơ đến, có thế giúp ích cho mọi người thì “bùng phát” (tiến hành) có như vậy mới bền vững. Điều đó là hợp lý .Thật vậy, một phát lên tới trời thì khó mà bên vững lâu dài vậy.
TT không phải nhà tư vấn kinh doanh nhưng cũng có học qua nên hiểu chút ít. Có sai xót mong quý vị cho TT sám hối.
+) Cần tránh kinh doanh về những “loại hình” gì?
Trong kinh Tăng chi, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, có năm nghề buôn bán mà người cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm?
– Không buôn bán vũ khí.
– Không buôn bán người.
– Không buôn bán các chất gây say.
– Không buôn bán thịt.
– Không buôn bán thuốc độc.
Khi kinh doanh, thu được lợi nhuận, Phật cũng dạy chúng ta phải biết sử dụng lợi nhuận có ý nghĩa, bằng cách chia lợi nhuận làm ba phần:
Phần thứ nhất nhập vào vốn cũ.
Phần thứ hai để chi tiêu cho nhu cầu gia đình.
Phần thứ ba dùng làm việc công ích xã hội gồm những việc từ thiện, hay cúng dường Tam bảo, phát triển đạo pháp. Việc này làm lợi ích cho nhiều người và tạo ra phước báo làm hành trang cho cuộc sống giàu có, bền vững trong một đời cho đến nhiều đời.
+) Đức Phật thường dạy chúng ta nên có lối sống “Thiểu dục tri túc”, ít muốn biết đủ. Nghĩa là bỏ bớt lòng tham, từ bỏ ham muốn không cần thiết.
Nếu hiểu thiểu dục tri túc là an phận, không cầu tiến, không cần làm nhiều, không cần có tài sản thặng dư, thì đó không phải là yếu nghĩa mà Đức Phật muốn dạy chúng ta. Đức Phật không dạy chúng ta sống tiêu cực và Ngài luôn hướng dẫn mọi người thăng hoa tinh thần, thăng hoa đời sống hạnh phúc.
Đức Phật dạy cách sống “biết đủ”, nghĩa là Ngài khuyên chúng ta một khi đã cố gắng tối đa trong công việc của mình thì nên bằng lòng với kết quả đạt được. Đừng muốn vượt hơn khả năng mình, rồi phải buồn khổ, thất vọng, hay ganh tức, đố kỵ, hãm hại người để tiến thân, chiếm lợi cho mình.
Sống thiểu dục tri túc, tinh thần chúng ta được thảnh thơi, an vui, sáng mắt, sáng lòng, dễ thấy được sự thật của cuộc sống. Nếu có đủ tài năng thì nỗ lực phát triển tri thức càng cao càng tốt, nếu có khả năng kinh doanh thì mạnh dạn làm giàu chính đáng, nếu có tâm giúp người thì dang tay nâng đỡ người kém may mắn. Phật pháp bất ly thế gian giác là vậy. Cho nên, Đức Phật không hề dạy những điều tiêu cực trong cuộc sống thường nhật của con người và Ngài cũng không bao giờ ngăn cản sự tiến bộ của con người.
Trong Tăng Chi Bộ- Đại tạng kinh:
Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, vườn Ghosita, rồi Tôn giả Sàriputta đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người buôn bán thất bại, không thành tựu như ý muốn? Có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn?
– Này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn, hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn.
Như ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn.
Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho nhiều hơn như đã hứa. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng đạt được thành tựu ngoài ý muốn.
Như vậy, làm giàu không chỉ mục đích kiếm sống mà còn phải biết tích lũy phước báu qua việc làm, trong đó có bố thí, cúng dường và thực hiện điều mình phát tâm. Bằng chứng không thiếu người thành đạt trong kinh doanh, nhưng không lâu bền, do tâm bất chánh hiện tại hoặc phước quá khứ không đủ. Làm giàu không chỉ do kinh nghiệm, do linh hoạt, do nhìn xa trông rộng mà còn một yếu tố quan trọng là tâm đức, là phước báu.
Chúng ta phải có đạo đức và trí tuệ chỉ đạo việc kinh doanh để gặt hái được cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình được bền vững dài lâu.
Chỉ mong mang lại lợi ích, có sai sót TT xin được sám hối.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát
NL cảm ơn TT ạ ! Thật sự nhờ TT mà NL đã có thể gỡ rối nhiều điều trong mấy hôm nay. Duy chỉ còn việc cúng dường bố thí cho ngạ quỷ, liệu có thể ăn lại được không?vì chẳng dễ mà khi đó có thể tìm được người cần bố thí, mong những đạo hữu nào biết có thể chỉ cho NL thấy ạ.
TT có trí tuệ và sự hiểu biết sâu rộng, tuyệt đối không phải tầm thường. Mong trong tương lai TT vẫn phát huy được khả năng, thậm chí hiểu biết nhiều hơn hiện tại, như vậy nhiều người về sau cũng sẽ được giúp ích và có nhiều thành tựu ạ. Thế giới sẽ thật tuyệt vời biết bao nếu có thêm thật nhiều thiện tri thức.
Trân trọng !
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Nhật Lâm!
Đọc phúc đáp của bạn mấy ngày trước đã định bụng sẽ viết phúc đáp nhưng không đủ duyên, nay bạn còn chỗ nghi vấn nên viết vài dòng chia sẻ.
“Khi cúng dường thức ăn vật uống cho chúng sinh ngạ quỷ, đặc biệt vào tháng vu lan, nếu đổ đi thì tiếc và mất lịch sự. Vậy phải làm sao với số thức ăn đó? Ta có thể ăn lại được không?”
Khi cúng dường chúng sanh cõi ngạ quỷ, có những điều bạn cần phải biết:
-Chúng sanh ở cõi này tùy theo nghiệp lực đã tạo mà họ thọ nhận quả khổ khác nhau. Có loài thì bụng to như chiếc trống, miệng như cây kim, thấy thức ăn nước nhưng không ăn uống được; lại có loài vừa cho thức ăn vào miệng thì liền biến thành lửa, thành cát nên không ăn được… Chung quy lại họ phải chịu đói khát bức ngoặc, cái đói khát này chính là nghiệp họ đang phải trả, chứ chẳng phải đã cái đói cái khát của phàm nhân (đói cho ăn, khát cho uống).
-Tham chính là nhân để chúng sanh bị đọa vào cõi quỷ. Khi chúng ta cúng dường đồ ăn thức uống, bằng phàm nhãn chưa biết được họ có thọ thực hay không, song đã khiến họ lòng tham càng thêm tăng nặng, nếu chúng ta hay cúng dường cho họ (không đúng cách) có thể tạo cho họ thói quen và khi không được cúng chắc chắn họ sẽ phiền hà. Lại nữa, một số người sát sanh hại mạng cúng cô hồn thì không những chính người cúng mang tội mà chúng sanh vô hình cũng liên lụy theo, tội chòng tội.
Vì vậy tháng 7 âm lịch là tháng Vu lan, nếu có ý cúng dường cho chúng sanh ở cõi ngạ quỷ, chúng ta nên đến chùa gửi tịnh tài để các sư thầy cúng cho họ. Vì đa số tháng 7 các chùa đều có tổ chức cúng cầu siêu cho các vong hồn.
Nếu muốn lợi tha thì phải tự lợi trước; có thể niệm Phật, tụng Kinh, làm các việc thiện và đem công đức này hồi hướng cho chúng sanh ba cõi ác đồng siêu sanh và gặp được pháp mầu Tịnh độ- đây mới chính là sự cứu giúp triệt để, viên mãn.
Các đồ ăn thức uống sau khi đã cúng ông bà tổ tiên hay cúng “cô bác” đều giống nhau cả thôi, nhưng một số người đồ cúng tổ tiên thì ăn, đồ cúng cô hồn thì không dám ăn. Thực chất các thức ăn trước và sau khi cúng kính xong có khác nhau gì đâu? Có khác nhau chính là cái tâm này thấy khác. Người học Phật chính là học cởi bỏ sự mê mờ này.
Nam Mô A Di Đà Phật
Vâng ạ, NL cuối cùng đã hiểu rồi. Thành thật cảm ơn MD !
NHÂN QUẢ CỦA NGƯỜI NUÔI ONG, LẤY MẬT ONG
Có những việc nếu nhìn theo thế gian thì thấy có vẻ không có tội. Nhưng nếu nhìn trên nhân quả, xét trên nhân quả thì lại có tội, thậm chí tội rất nặng.
Hôm nay tôi sẽ bàn đến một công việc, đó là việc nuôi ong mật và việc đi lấy mật ong.
Những việc này ở thành phố ta ít thấy, nhưng lại phổ biến ở chốn nông thôn.
Nhưng cái quả báo xấu của người hành nghề tạo ra là vô cùng lớn .
Nay ta cùng xem xét :
Để mà ta có mật uống, thì ta phải lấy từ tổ ong. Trong một tổ ong có cả trăm ngàn con ong, gồm một ong chúa và rất nhiều ong thợ, ong con, ong non.
Ong thợ ngày ngày đi lấy mật về tổ để nuôi các ong non sinh sống. Sự cần mẫn, chăm chỉ đi lấy mật về tổ, để qua thời gian có được một lượng mật lớn, phải nói là mất rất nhiều công sức, mất nhiều thời gian.
Khi một người đi lấy mật trên rừng, lúc họ phát hiện một tổ ong, họ sẽ đến gần tổ và hút khói thuốc rồi phà vào.
Khi khói vào sẽ làm những con ong bị say, không thấy đường chích người lấy mật, thế là người lấy mật sẽ cắt cành cây có tàn ong mang về nhà.
Trên nhân quả, thì người làm việc này sẽ có những tội sau :
Có ba tội chính :
1. Tội ăn cướp :
Vì mật thì do ong đi lấy, mà ta thì không có trả công cho ong. Nhưng ta lại lấy mật của chúng, nên sẽ phạm tội ăn cướp, ăn cắp, chiếm đoạt tài sản, của cải.
Người phạm tội này sẽ chiêu cảm quả báo nghèo khổ, thiếu ăn, thiếu mặc, khốn đốn về kinh tế, vì tổn phước.
Không những trong một đời mà sẽ khổ trong nhiều đời, nhiều kiếp.
Lại còn mắc nợ những con ong, mà có nợ buộc phải trả. Nên nếu qua những kiếp sau ong mà tái sinh thành người thì người nuôi ong sẽ phải trở lại làm tôi tớ cho ong, sợ ong, vâng lời ong.
2. Tội sát sinh :
Các ong con sau khi được bắt và mang tàn ong về thì chỉ có đường chết.
Do vậy, người lấy tổ ong bị thêm cái tội nữa là sát sinh.
Mà quả báo lớn nhất của sát sinh đó chính là yểu mạng, bệnh tật và chết sớm.
3. Tội phá hạnh phúc, phá tổ ấm chúng sinh khác :
Khi đàn ong đang ngày ngày làm việc, sống bình yên. Bỗng ngày kia, do người lấy mật ong mà tổ ấm của chúng bị phá vỡ, gia đình ly tán, tan nát.
Do vậy, người lấy ong sẽ nhận lấy quả báo là hạnh phúc gia đình cũng sẽ ly tán, vợ chồng, con cái bất hòa, sẽ chia rẽ, mỗi người đôi đường, đôi ngã.
Một hành động, ta cứ nghĩ đơn giản, nhưng trong nhân quả lại có quả báo thật sự rất lớn. Đây là điều có thật và ta cũng không thể trốn chạy quả báo nếu đã gieo tạo cái nhân phá tổ ong.
Mỗi hành động, mỗi hành vi khi chúng ta tương tác với các chúng sinh khác đều sẽ tạo ra quả báo.
Do vậy Quí Vị sẽ phải hết sức cẩn thận, cân nhắc rất kĩ trước khi hành động, để tránh những quả báo không tốt về sau.
Nguồn: Fb Cư Sĩ Nhuận Hoà
A Di Đà Phật
Con có người thân làm nghề Ghi Đề và chơi Hụi, xin hoan hỉ cho con biết quả báo của các việc làm này để con được hiểu biết nhiều hơn mà khuyên người thân của mình. Con xin cảm ơn nhiều.
Nam mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Mai,
Trong Bát Chánh Đạo Phật dạy có Chánh Nghiệp tức chọn một nghề nghiệp chân chánh để hành nghề. Nghề chân chân là gì? Là không làm những việc tổn mình, hại người. Ghi đề, chơi hụi không phải là nghề mà nói chính xác là dùng mánh lới để kiếm tiền của người khác. Cả hai “nghề” này đều trái với nhân quả, nghĩa là khuyến khích mọi người, kích động lòng tham lam của mọi người, không lao động chân chánh bằng sức lực, trí tuệ của mình, nhưng mong có thu nhập, lợi nhuận cao để hưởng thụ. Quả báo hiện tiền của người ghi đề, chơi hụi sẽ là khuynh gia bại sản hoặc sẽ phải rơi vào vòng luân lý không lối thoát. Thực tế đã có quá nhiều để người thân của bạn nhìn nhận. Tuy nhiên để tỉnh táo mà nhìn nhận được điều đó người thân của bạn phải biết tôn trọng và hiểu minh bạch nhân quả. Ngược lại thì bạn phải để họ tự trả quả, may ra mới có thể thức ngộ.
Dạ, con xin cảm ơn lời chỉ dạy của Chú Thiện Nhân.
Nam mô A Di Đà Phật
TƯ LƯƠNG TỊNH ĐỘ
6 giờ ·
CƯ SĨ DIỆU NGA LÂM CHUNG THẤY PHẬT THỊ HIỆN VÀ HÀO QUANG PHỔ CHIẾU (VIDEO CLIP GHI LẠI GIÂY PHÚT CƯ SĨ DIỆU NGA THẤY PHẬT HOAN HỶ VUI MỪNG REO LÊN PHẬT ĐẾN RỒI ,RỒI RA ĐI LUÔN VỚI PHẬT).CHỨNG MINH MỘT CÂU A DI ĐÀ PHẬT NIỆM ĐẾN CÙNG ĐỜI NÀY CHẮC QUYẾT ĐƯỢC THÀNH TỰU.
– Chị Đào Thị Ngữ, pháp danh Diệu Nga, 68 tuổi, là giáo viên đã nghỉ hưu, sức khỏe chị bình thường, tính tình vui vẻ, nhưng bệnh bộc phát không ai có thể ngờ, khi cảm thấy người hay ốm đau chị liền đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Lúc đầu bác sĩ bảo chị bị đại tràng, sau đó phát hiện bị ung thư buồng trứng, tính đến ngày chị mất là ba năm, chồng chị cũng là giáo viên đã nghỉ hưu.
– Khi biết tin chị ung thư cả gia đình bị sốc nặng, bản thân chị cũng rất lo lắng, nhờ có nhiều năm đi chùa, hiểu được lý vô thường, sanh, lão, bệnh, tử của một kiếp nhân sinh, nên chị giữ được bình tĩnh, tâm thái vui vẻ nên chồng con cũng giảm bớt căng thẳng, tinh thần cả nhà phấn chấn , đem hết khả năng và tình yêu thương chăm sóc cho chị.
– Trước đây chị thường đi chùa lễ Phật, ban đầu ai cũng thế, đi chùa chỉ gieo duyên với phật, ngày đêm tụng niệm kinh, niệm chú, pháp nào cũng hay, cũng giúp chị nhẹ nhàng vượt qua những cơn đau. Rồi một ngày duyên lành đã đến, chị gặp bạn bè đồng tu, hướng dẫn chị đến đạo tràng Minh Tâm chùa Phú Viên, Hà Nam để cùng tu với đại chúng, nếu sau này chị ra đi thì có đạo tràng đến hộ niệm, nghe xong chị hoan hỷ thường đến đạo tràng niệm Phật.
– Từ tháng 7 năm 2016 cho đến nGày chị mất hơn một năm, chị chuyên nhất một câu hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật, tha thiết nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, luôn giữ chánh niệm, không xen tạp, ngày đêm đi đứng nằm ngồi chị cũng đều niệm Phật và lễ Phật.
– Trước ngày mất hơn một tháng có quý thầy cô Trung tâm dịch thuật Hán Nôm tại Tu viện Huệ Quang TP Hồ Chí Minh, có 12 quý Thầy cô ra Bắc xiển dương pháp hành Hoằng Nguyện Môn (tha lực), dù bệnh nặng chị cũng cố hết sức đến đạo tràng tham dự, hôm đó có hàng ngàn người đến nghe quý thầy giảng, chị là người may mắn gặp quý thầy cô, được gặp thầy Định Huệ và được chụp hình cùng với thầy.
– Thầy Định Huệ chia sẻ cùng chị rằng:
“Cô có tâm nguyện vãng sanh tha thiết như vậy, đã là bình sanh nghiệp thành, hiện nay còn ở Ta-bà nhưng nghiệp vãng sanh đã ở Tây Phương Cực Lạc rồi”.Nghe xong, chị bồi hồi xúc động, tinh thần phấn chấn hơn bao giờ hết.
– Bệnh tình ngày càng trở nặng , tế bào ung thư bắt đầu phát tán qua gan, thận, các u nổi khắp người, đến ngày 25/7/2017 các khối u trên người chị đã bắt đầu vỡ ra, trông thật đáng thương, các liên hữu đạo tràng Minh Tâm đến trợ niệm cho chị, nằm trên giường mà hai tay chị chắp lại lạy Phật, miệng lúc nào cũng tươi cười, hoan hỷ, thấy hình ảnh chị vui vẻ mọi người chụp hình gởi cho các bạn đồng tu các nơi, ai xem cũng phải ngạc nhiên bảo, trông chị trẻ quá, bệnh ung thư sắp ra đi mà không đau đớn gì, lại cười nhiều hơn là nhăn nhó.
– VÀO NGÀY 18/8/2017 LÚC 18H15, BỖNG DƯNG HAI TAY CHỊ CHẮP LẠI GIƠ LÊN CAO, MIỆNG CƯỜI TO RỒI REO LÊN:“PHẬT ĐÓN CON RỒI, HÀO QUANG CỦA PHẬT NHIỀU QUÁ, SÁNG QUÁ!”…THẾ RỒI HAI MẮT VÀ MIỆNG CHỊ TỪ TỪ KHÉP LẠI. (HÌNH ẢNH NÀY ĐƯỢC LIÊN HỮU GHI LẠI BẰNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG)
– Tất cả những người trong gia đình và bạn bè liên hữu đồng thanh niệm Phật không ngớt, trong lòng mọi người đều rộn ràng hoan hỷ. Hình ảnh chị reo lên thấy Phật, thấy hào quang tỏa sáng, mọi người có mặt trong giây phút trang nghiêm này không khỏi nghẹn ngào ứa lệ. Phật A Di Đà yêu thương chúng con biết ngần nào, Ngài là đấng đại từ đại bi cứu độ chúng sinh tội chướng nghiệp dày như chúng con đây, không có Ngài phát lời thệ nguyện cứu độ, làm sao chúng con thoát khỏi vòng sinh tử, tử sinh.
– Nhân duyên từ đời kiếp nào, trước khi mất hơn một tháng chị được đảnh lễ thầy Định Huệ, thầy Nhuận Hà và quý Thầy cô trong Tu Viện Huệ Quang. Khi chị vừa mất đạo tràng trợ niệm được 3 tiếng, bất chợt chị Quý nhớ đến thầy Định Huệ liền gọi điện báo tin cho thầy: ‘Chị Diệu Nga đã thấy Phật và đã vãng sanh rồi’, đồng thời thỉnh thầy khai thị, thầy từ bi nhắc nhở hương linh chị Nga nhớ giữ chánh niệm câu hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật, cả phòng lặng im nghe tiếng thầy chia sẻ, lòng mọi người càng thêm ấm áp.
– Thật quá vi diệu, người ung thư thường đau đớn lắm, thế mà chị không khổ, không đau, cứ vui vẻ niệm Phật rồi ra đi như một cuộc dạo chơi nơi trần thế, ai nhìn cũng ngạc nhiên khi thấy bàn tay phải chị xòe ra, bàn tay trái để ngửa trước bụng, làn da trắng láng mỏng mịn như trứng gà bóc, nụ cười rạng rỡ trên môi từ từ khép lại.
– Gia đình và đạo tràng tiễn đưa chị đến Đài Hỏa táng, tìm trong tro cốt có một đoạn xương giống như một bình hoa óng ánh, màu vàng trông rất đẹp. Tiễn đưa chị Diệu Nga về Tây Phương Cực Lạc, là một minh chứng quá rõ ràng, giờ phút lâm chung chị thấy Phật thị hiện, hào quang tỏa sáng chị đã reo lên vui sướng. Cả không gian như ngừng lặng, cảm giác hân hoan vui mừng khó tả trên gương mặt mỗi người, không có ngôn từ nào diễn đạt cho sự thành tựu này.
– Chỉ biết niệm Phật thành Phật, niệm Phật chắc chắn được vãng sanh. Những tuần thất gia đình mời đạo tràng đến nhà niệm Phật, tiếng lành đồn xa, các cụ già, kể cả thanh niên cũng đến niệm Phật, nhà chật người đông nhưng lòng ấm áp vô cùng.
MỘT CÂU A DI ĐÀ PHẬT NIỆM ĐẾN CÙNG ĐỜI NÀY CHẮC QUYẾT ĐƯỢC THÀNH TỰU.
ĐẠO TRÀNG MINH TÂM PHỦ LÝ – HÀ NAM
A DI ĐÀ PHẬT
Nhật khóa mười vạn
Ðại sư Tỉnh Am Tư Tề Thật Hiền đời Thanh là Tổ thứ mười một của Liên Tông. Ngài họ Thời, người huyện Thường Thục. Từ nhỏ đã chẳng ăn mặn, bảy tuổi xuất gia. Năm hai mươi bốn tuổi, thọ Cụ Túc Giới, giữ giới nghiêm cẩn, chẳng ngả mình nằm xuống chiếu. Vừa được phép lên diễn giảng, ngài đã chứng tỏ rõ cái học của mình cả về Tánh lẫn Tướng. Sau đấy, ngài tham cứu có phần chứng ngộ, bèn nói: “Ta tỉnh mộng rồi!”. Ngài đóng cửa am ba năm, ngày thì đọc Kinh Tạng, tối lấy Phật hiệu làm thường khóa.
Ngài đến lễ tháp chùa A Dục Vương. Vào ngày Phật nhập Niết Bàn, ngài tập hợp đông đảo cả Tăng lẫn tục thiết lễ cúng dường trọng thể, đốt ngón tay trước tượng Phật, phát bốn mươi tám đại nguyện, cảm xá lợi phóng quang. Ngài soạn ra Niết Bàn Sám và Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm Văn để khích lệ tứ chúng, nhiều người tụng đến ứa lệ.
Về già, ngài về ở chùa Tiên Lâm tại Hàng Châu, kết Liên Xã chuyên tu Tịnh Nghiệp, soạn văn ước thệ cùng đại chúng lấy hết cả đời làm hạn. Nhiếp hóa khắp ba căn, pháp hóa lợi lạc khắp tất cả.
Mùa Ðông năm Ung Chánh thứ mười một, ngài cho biết trước ngày mười bốn tháng Tư năm sau sẽ Tây quy, rồi bế quan một thất, mỗi ngày niệm Phật mười vạn tiếng. Ðến kỳ, ngài bảo: “Ngày giờ đã tới, lại thấy Tây Phương Tam Thánh, sẽ sắp vãng sanh ư?”
Ngài liền đọc kệ từ biệt đại chúng, tắm gội sạch sẽ, thay áo, hướng mặt về Tây ngồi im lặng. Người đưa tiễn lũ lượt kéo đến, ngài chợt mở mắt bảo:
– Ta đã đi rồi lại trở về. Sanh tử là việc lớn, ai nấy phải tịnh tâm niệm Phật mới được!
Rồi ngài chắp tay niệm Phật mà tịch, thọ bốn mươi chín tuổi.
(Theo Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục)
Nhận định:
Nhớ số trì danh để phòng biếng nhác. Ðại sư biết trước thời giờ mà vẫn bế quan tinh tấn, nhật khóa niệm Phật cả mười vạn tiếng. Ðúng là còn một hơi thở chẳng chịu lười nhác chút nào, thật là tấm gương niệm Phật vậy.
Trích NIỆM PHẬT PHÁP YẾU
Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa