Cổ đức thường dạy chúng ta: “Ít nói một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật”. Đây là lời chân thật, không dư thừa chút nào. Chúng ta ngày nay tu hành tại sao công phu chẳng thể thành tựu? Đều do mãi lo, mãi bàn chuyện của thế gian. Mỗi ngày, miệng chúng ta tuy niệm Phật đó, nhưng tâm thì luôn chạy đuổi ra bên ngoài theo sắc trần. Niệm Phật như vậy, dù có niệm đến bể cả cổ họng cũng là uổng công. Vì tâm không thể quy nhất trên câu Phật hiệu đó mà.
Quý vị nên biết rằng tất cả những chuyện trên thế gian này đều là giả, không có cái gì là chân thật. Cho nên, thay vì dành nhiều thời gian để nói những chuyện nhảm nhí của thế gian, sao không dùng thời gian đó mà niệm Phật? Niệm Phật thì thành Phật, còn nói chuyện nhảm nhí của thế gian thì là đang tạo nghiệp. Tạo nghiệp gì vậy? Là nghiệp của địa ngục. Chúng ta phải hiểu rằng chuyện thế gian không ngoài tài, sắc, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ. Đây chính là 5 sợi căn của địa ngục, là gốc rể tạo ra địa ngục. Hằng ngày những chuyện mà chúng ta nói đó, đều không ngoài 5 thứ này. Đã niệm tưởng đến địa ngục, tất phải đi đến địa ngục. Vì sao? Vạn sự tuỳ tâm tưởng sanh, hễ tâm tưởng Phật thì thành Phật, tâm tưởng địa ngục thì đi vào địa ngục chứ sao.
Chúng ta ai cũng muốn tiêu tai giải nạn, nghiệp chướng tất cả đều tiêu trừ sạch sẽ. Nhưng từ sáng đến tối, khởi tâm động niệm, khởi dậy vọng tưởng đều là tạo nghiệp, nói chuyện vô ích lại càng không ngừng tạo nghiệp, nghiệp cũ chưa tiêu, nghiệp mới lại chất chồng lên, vậy làm sao có thể tiêu trừ nghiệp chướng cho chính mình được chứ? Vậy dùng phương pháp gì để tiêu trừ nghiệp chướng? Dùng một câu A Di Đà Phật chân thật mà niệm, khi niệm Phật chúng ta không khởi vọng tưởng, cũng không nói chuyện vô ích, như vậy không phải nghiệp chướng của chúng ta đều tiêu trừ hết đó sao?
Niệm Phật phải biết cách niệm, nếu không cũng chỉ uổng công. Vậy niệm như thế nào? Miệng niệm Phật, trong tâm phải thật có Phật. Miệng niệm câu Phật hiệu, tai lắng nghe rõ ràng. Từ tai tiếng niệm đi vào tâm, rồi từ tâm khởi lên, miệng liền niệm Phật hiệu. Với cách niệm này vọng tưởng không thể xen vào, cũng không thể nói chuyện phiếm, nghiệp chướng cũng theo đó mà được tiêu trừ.
Chúng ta phải biết giác ngộ, phải biết vận dụng thời gian sẵn có của mình để chuyên tâm niệm Phật, đừng tiếp tục bàn chuyện thế gian, đừng tiếp tục lo chuyện thế gian nữa, thì quả báo mà chúng ta nhận được đó sẽ hết sức thù thắng. Thế mới biết, chúng ta tu học có thành tựu hay không, quả báo gặt hái có thù thắng hay không đều do một niệm giác hay mê của chúng ta mà thôi.
Pháp ngữ của Pháp sư Tịnh Không
mình có ông anh và thằng em say xỉn suốt ngày. còn về quậy phá . Bao nhiêu năm chịu đựng rồi . chán nản lắm . mình nghĩ chắc là đang trả nghiệp . Hàng ngày mình đều niệm Phật lạy Phật . tu tập, làm bao nhiêu việc lành nhưng vẫn không hết . Bản thân mình cũng bị bệnh . Mình nhiều khi không hiểu sao phải khổ tâm nhiều như vậy . Ngày nào cũng có chuyện để lo lắng buồn phiền. Mong các bạn cho mình lời khuyên làm sao để hết khổ ? sao tu tập nhiều mà vẫn k thấy an lạc
Nói ngắn gọn là do bạn không thực sự “tin Phật” và thực hành đúng pháp. Tu tập đúng là ngày càng bớt phiền não, thân tâm an lạc hơn, hòa đồng với mọi người hơn (cái này là nói bản thân ta thấy vậy chứ không phải là nhất thiết mọi người cũng phải tốt lên theo ta. Tất nhiên, tu tập có lực sẽ có khả năng cảm hóa người xung quanh, nhưng cũng không nên quá gượng ép điểm này, vì mình muốn “độ người” nhưng người, tùy nghiệp lực, có “muốn” được độ hay không nữa).
Tại sao nói bạn đang chưa thực sự tin Phật? Gốc rễ là vì bạn niệm A Di Đà Phật mà không rõ sự lý nhân quả (đây gọi là bước đầu “nhìn thấu”: cuộc sống có nhiều khổ não không như ý là do chính mình trước đây tạo nhân ác, khi gặp duyên thì trổ quả mà thôi). Vì thế nên không “buông xả” được, khi gặp nghịch cảnh thì phiền não, trách trời hỏi trời, nghi Phật. Tiếp theo là chấp tướng khi tu tập (suy nghĩ rằng mình đã niệm Phật rất nhiều, rồi làm được rất nhiều việc lành). Sau đó nữa lại kéo theo cái suy nghĩ “bất tín” – nghĩa là ta tu mà sao chẳng tốt lên gì cả, không biết có nên niệm Phật nữa không).
Phiền não chính là ác. Như vậy thì có thể hiểu bạn vừa niệm Phật vừa tạo nghiệp, chứ không tiêu hoặc chuyển chút nào hết. Có chăng cũng chỉ đem lại chút phước báo hữu lậu cho đời sau mà thôi.
Vậy bây giờ phải làm gì? Luôn nhìn vào bên trong mình, dù bên ngoài có bất cứ thứ gì xảy ra, khi nào nghĩ ác hoặc không vừa ý phải tự tỉnh giác nhận ra tạp niệm đó, dùng câu A Di Đà Phật để đè các tà niệm đó xuống. Cứ như vậy để dần dần niệm thiện tăng trưởng, nâng cao cảnh giới của bản thân trong 10 pháp giới đã.
A Di Đà Phật!
Bạn hãy vào trang dharmasite.net mà học tập Phật Pháp hãy xem Pháp ngữ của Cố Đại Lão HT Tuyên hóa dạy dỗ bạn sẽ giảm thiểu phiền não, phân biệt được phải trái đúng sai nặng nhẹ nhân đó mà tiêu trừ chấp trước phần nào. Kính thưa Đức Phật cùng Chư Vị Bồ Tát từ bi nhiếp thọ gia hộ cho Bạn và gia đình sớm ngày được an nhiên và an lạc Nam Mô A Di Đà Phật
Hùng Minh ăn chay được nhiều không? Đã ăn chay trường được chưa? Nếu chưa ăn chay trường thì gắng phát nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho sớm được đủ duyên ăn chay trường…Ăn chay trường là 1 trợ duyên rất lớn cho hành giả niệm Phật cũng như người tu hành nói chung.
Vì niệm Phật là niệm cho ra được cái tâm Từ Bi, mà mình thì thường ăn thịt chúng sanh thì tâm từ bi ra ko nổi…phải nỗ lực cố gắng chay trường. Hơn nữa, ăn thịt là nợ mạng của chúng sanh, tất nhiên nợ càng nhiều thì phiền não càng nhiều…Mình có thấy người nào nợ nần mà có 1 ngày nào vui vẻ thanh thản đâu? Mà đây ko phải nợ tiền…mà nợ mạng chúng sanh…sẽ khổ chồng thêm khổ…Do vậy, phải giác ngộ điểm này mà phát tâm ăn chay trường thì chúng sanh mới hoan hỉ, lại phải thường sám hối, hồi hướng công đức tu hành cho những chư vị oan gia trong ngoài thân mình từ vô lượng kiếp…ko ngày nào mà không sám hối, ko ngày nào mà ko hồi hướng…ko ngày nào mà ko sửa lỗi…
Tâm khổ là mình chưa thiệt Nhìn Thấu Nhân Quả, Nhìn Thấu được chân tướng sự thật. Cái gì là sự thật? Tất cả pháp đều từ tâm tưởng mà sanh ra. Tâm tưởng của ai vậy? Của mình! Do đó, thiện ác quả báo đến với mình đều là do Nhân Quả của mình, cái nào duyên đủ thì đến trước, vậy thôi. Phải tiếp nhận, ko nên buồn rầu, khổ tâm. Với cảnh khổ, ko như ý, xem như mình đang trả nghiệp, tâm phải vui lên, vậy là được nhẹ 1 phần trả nợ rồi…lại phải ráng tu để hồi hướng tiếp cho những người đang làm mình “khổ”, trong trường hợp của bạn là người anh và người em đó.
Để nhìn thấu nhân quả, buông xuống hết thảy phiền não thì phải nghe Kinh, nghe Ân Sư Tịnh Không giảng pháp. Không nghe Kinh thì giống tu mù vậy. Do đó, nghe Kinh, đọc Kinh, nghe đĩa giảng là rất quan trọng với người sơ học như chúng ta.
Còn muốn rốt ráo hết khổ thì phải phát nguyện cầu sanh Cực Lạc, đời này nhất định chỉ chuyên chú niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc. Khi mạng chung, nhất định A Di Đà Phật sẽ đến tiếp dẫn mình về Cực Lạc thế giới, vĩnh viễn ko còn sanh tử khổ đau nữa. Ngoài pháp môn này ra, thì thú thật ko còn con đường thứ hai cho hạng phàm phu chúng ta giải thoát khỏi sanh tử NGAY TRONG ĐỜI NÀY!
Chỉ có A Di Đà Phật. Vâng! Trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, chỉ có 1 nguyện thật muốn cầu sanh Cực Lạc thì mới giúp mình thật sự hết khổ, lại giúp mình mau thành Phật để rộng độ chúng sanh. Vì được vãng sanh Cực Lạc chính là thành Phật vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
XẢ ĐƯỢC CÀNG NHIỀU THÌ ĐỊA VỊ SANH CÀNG CAO
Chúng ta sống ở thế gian này, nhất định phải giác ngộ mạng sống vô cùng mong manh, thế gian này chắc chắn không thể ở lâu, tất cả mọi cảnh giới đều như mây khói thoảng qua, xem chơi mà thôi. Có thứ gì bạn có thể nắm bắt được, có cái nào bạn có thể giữ được? Mọi thứ đều không giữ được, kể cả cái thân thể này của mình cũng không giữ được, huống hồ là vật ngoài thân.
Do đó xả là điều nhất định phải làm. Bạn muốn hỏi lý do gì? Không có lý do gì cả! “Xả” là chắc chắn chính xác, thuật ngữ nhà Phật nói: “Pháp vốn như vậy”.
Tất cả chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, có vị nào không xả đâu? Chúng ta hãy xem 28 tầng trời, tại sao trời có 28 tầng vậy? Chúng ta thấy rõ ràng, là do họ xả nhiều hay ít.
Xả được ít thì vị trí của họ thấp, xả được nhiều thì vị trí của họ được lên cao. Đối với ngũ dục lục trần, sự thì buông xả hết rồi, nhưng ý niệm chưa xả hết thì sanh thiên, sanh về trời Dục Giới. Ý niệm hưởng thụ danh vọng lợi dưỡng, ngũ dục lục trần đều không còn nữa, đều xả hết thì họ sanh về trời Sắc Giới. Trời Sắc Giới còn có sắc thân, nếu như cái sắc thân này cũng xả bỏ luôn, cái ý niệm này đều không còn thì sanh về trời Vô Sắc Giới. Điều này là rất rõ ràng, xả được càng nhiều thì địa vị sanh càng cao.
Đến Như Lai quả địa cứu cánh, đem một phẩm sanh tướng vô Minh cuối cùng của Bồ Tát Đẳng Giác cũng xả sạch luôn, họ chứng được quả vị cứu cánh viên mãn. Một phẩm sanh tướng vô Minh đó vẫn còn, chưa xả hết, họ là Đẳng Giác Bồ Tát.
Từ đó cho thấy, pháp thế xuất thế gian, sở dĩ nói với bạn nhiều phẩm vị như vậy, phẩm vị hình thành như thế nào? Chính là xả nhiều hay ít mà thôi. Đạo lý, chân tướng sự thật này chúng ta không thể không biết.
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
Vì Sao Chúng Ta Còn Nhìn Thấy Lỗi Của Người?
Đến khi nào chúng ta “không thấy lỗi thế gian”. Thế gian là tất cả người, sự và vật. Người là thế gian hữu tình của chúng ta, là hoàn cảnh đời sống nhân sự của chúng ta. Sự và vật là hoàn cảnh vật chất. Ở trong tất cả hoàn cảnh này, chúng ta không nhìn thấy ác, chỉ thấy thiện chứ không thấy ác, đó chính là Đại sư Huệ Năng nói: “Nếu người chân thật tu đạo, không thấy lỗi thế gian”.
Ở trong tâm vẫn còn thị phi nhân ngã, đây không phải người chân thật tu đạo. Thị phi nhân ngã từ đâu mà có vậy? Là từ trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước biến hiện ra.
Phật thường hay dạy chúng ta, người chân chánh tu đạo phải buông xả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông xả rồi, chính là trong kinh A Mi Đà nói: “Nhất tâm bất loạn”, nhất tâm bất loạn này mới có thể hiện tiền, công phu niệm Phật mới có thể thành tựu, chắc chắn vãng sanh bất thối thành Phật.
Từ đó cho thấy, chúng ta vẫn còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, vẫn còn thị phi nhân ngã, phải biết đây là chướng ngại trên đường Bồ-đề của mình.
Quí vị nghe xong những lời này, có lẽ lại phát sinh vấn đề ngay. Thế gian thật sự có rất nhiều người ác, thật sự gây phiền phức, chúng ta gặp họ thì phải làm sao? Chúng ta chỉ thấy họ thiện, họ thấy ta bất thiện, ta không trêu chọc họ, họ đến kiếm chuyện với ta, nếu chúng ta rơi vào trong hoàn cảnh này thì phải làm sao? Phật dạy chúng ta đoạn phiền não, khai trí tuệ. Thế nào là đoạn phiền não vậy? Phần trước nói, thường niệm, tư duy, quán sát thiện pháp thì phiền não sẽ đoạn hết thôi. Phiền não đoạn hết thì trí tuệ hiện tiền. Ở trong hoàn cảnh đời sống, bạn có trí tuệ cao độ, bạn có nghệ thuật cao độ tự nhiên bạn có thể tránh khỏi. Mặc dù có đủ thứ chướng nạn nhưng trên thực tế không thể chướng ngại được bạn, cũng không thể hại được bạn. Ở trong tất cả thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện duyên, ác duyên, bạn chắc chắn được pháp hỷ sung mãn, bạn có trí tuệ có thể ứng phó, chắc chắn là đôi bên cùng có lợi, tuyệt đối không phải là tổn người lợi mình, không có đạo lý này. Đây chính là Phật pháp.
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
Xin cư sỉ Phước Huệ chỉ con cách làm sao để hoá giải giửa con của con vả chồng sau của con . Sau khi ly dị chồng thì con đả lập gia đình , con không ngờ chồng củ con xúi con gái con chống đối với người chồng sau của con . Con năn nỉ vả khuyên nó đủ điều mà nó không nghe , con khỗ quá .
Chồng sau của con có nói với bố mẹ và nhờ bố mẹ giúp dùm nhưng bố mẹ chỉ nói thôi ráng cố gắng
Không biết đời trước có oan gia gì với nhau tại sau đời này con lại khổ như vầy
Kính xin cư sỉ giúp con phải làm sao , chứ như vầy hoài thì 2 con sẽ chia tay . Con khổ quá.
Chào bạn Ngọc Huệ,
Thật tình PH không có kinh nghiệm trong tình huống như vậy, tuy nhiên, như ông bà ta thường dạy “người ngoài cuộc thì thường sáng hơn người trong cuộc”, nên PH cũng không ngại mà góp vài ý với bạn như sau.
– Để hai người chưa từng có gia đình, kết hôn, có thể sống hạnh phúc với nhau là một điều rất khó rồi, huống gì là trong trường hợp của vợ chồng bạn. Ý của PH là, chắc chắc thế nào cũng sẽ có những mâu thuẫn, phiền não như vậy, hiểu như vậy để vợ chồng bạn đừng nản, đừng buông xuôi, cả hai hãy “vững tay chèo”, vì đôi khi để được hạnh phúc ta phải cố gắng, phải nỗ lực nhiều lắm.
– Bạn là người ở giữa, phải hết sức khéo léo, đừng quá nghiêng về phía nào. Bạn hãy nên bỏ nhiều thời gian hơn để trò chuyện và chia sẻ với con, để cho con thấy con không bị mất đi một người mẹ, mà trái lại, còn có thêm một người cha. PH thấy đa phần giữa cha mẹ và con cái chúng ta thường ít chia sẻ với nhau, mà điều đó rất là không tốt cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Hãy trò chuyện, chia sẻ thật nhiều với nhau, rồi bạn sẽ thấy sự thay đổi, vì khi quan niệm, suy nghĩ của mình về một vấn đề gì đó thay đổi thì mọi thứ sẽ thay đổi theo. Ví dụ, con của bạn làm như thế, có thể do con nghĩ người chồng sau của bạn sẽ đối xử không tốt với em, không thương yêu em như con, hoặc “cướp” mất tình yêu của mẹ dành cho em… Bạn hãy trao đổi (là có con bạn nói qua lại với bạn, chứ không phải chỉ mình bạn nói) để bạn hiểu con hơn và con hiểu bạn hơn. Bạn cũng có thể nhắc lại những kỷ niệm để con thấy bạn thương con như thế nào, và cam kết với con là tình thương đó không bao giờ bị chia sẻ.. Đại khái ý là như vậy, bạn hãy tuỳ hoàn cảnh của mình mà khéo léo chia sẻ với con nhé. Hãy nhớ là sự chia sẻ của cả hai phía, chứ không nên là một cái gì bắt buộc, gượng ép. Một điều quan trọng nữa là, khi chia sẻ với con như thế, thì bạn cũng phải thực sự giữ đúng lời mình đã cam kết với con là luôn yêu thương con, mà điều đó sẽ thể hiện qua sự quan tâm, chia sẻ những vui buồn với con, uốn nắn những sai trái, bao dung những lỗi lầm,.. Ý của PH là mình phải thực hiện hoài những điều này, chứ không chỉ nói suông (khi con vừa chịu tin mình thì lại không dành thời gian cho con nữa).
– Người chồng của bạn cũng phải nỗ lực, bao dung. Nói chung cả hai bạn là người lớn, trong tình huống này cả hai bạn là người phải nỗ lực nhiều nhất. Hãy tin chắc một điều, khi chồng của bạn cũng thực sự thương con bạn như một người thân của anh thì chắc chắn con bạn sẽ cảm nhận được và chấp nhận. Để có được tình thương của một đứa trẻ, khó mà dễ. Khó vì không giả tạo được, dễ vì nếu đó là sự thương yêu, chăm sóc, quan tâm chân thật thì chắc chắn em sẽ cảm nhận được và đáp lại. Cho nên, bạn hãy nên tạo những hoạt động mà cả gia đình, bạn, chồng và con cùng tham gia. Ví dụ, đi chơi ở công viên, hay cà phê,..thì nên nhớ đó là hoạt động của cha, mẹ và con, chứ không phải là của vợ và chồng, hay mẹ và con. Nghĩa là phải có sự góp mặt, tương tác của cả ba người, tránh tình trạng hoặc bạn chỉ lo nói chuyện với chồng hoặc chỉ chơi với con.
– Tóm lại là cả hai bạn phải cố gắng hơn, bạn biết mà, hạnh phúc đâu có dễ đạt được. Thật ra cũng chưa hẳn là oan gia gì đâu bạn, đó chỉ là phản ứng, cách hành xử khá là bình thường của những đứa con riêng thôi. Vợ chồng bạn nên tìm hiểu về tâm lý của những đứa trẻ như vậy để biết cách xử lý vấn đề. Bạn đừng quá lo lắng, hãy “vững tay chèo” nhé.
– Nếu có điều kiện, bạn cũng nên đọc chú Đại bi và niệm danh hiệu ngài Quán Thế Âm Bồ tát mỗi ngày nhé. Ngài là vị Bồ tát hết lòng giúp chúng sanh đang bị khổ, nạn. Hãy thành tâm, tha thiết đọc, tụng chú, niệm danh hiệu. Nhớ là phải chú tâm, tha thiết bạn nhé. Ngoài ra, hạnh cứu khổ của ngài là từ lòng từ bi. Khi bạn đọc, tụng chú, niệm danh hiệu của ngài, muốn mau được thành tựu thì phải nên phát tâm từ bi rộng lớn. Ví dụ, phát tâm từ bi thương xót con của mình(em cũng khổ tâm lắm, bạn phải hiểu em bị “shock” khi cha, mẹ chia tay như thế, em không còn sống với cha nữa,..), thương xót cho người chồng cũ,..rồi từ từ thương xót các chúng sanh đang chịu khổ khác (bị bệnh tật, nghèo đói, thiên tai, gia đình không hạnh phúc,..), tâm từ bi càng rộng lớn thì nỗi khổ của mình ngày càng giảm.
Chúc gia đình bạn sớm được an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Muốn biết nhân đời trước
Xem sự hưởng đời nay.
Muốn biết quả đời sau
Xem việc làm hiện tại.
……..
Em đã đọc lời này không ít lần . Tâm nghĩ cái gì thì cái ấy hiện ra.sao không nghĩ đến điếu tốt lành.Chị hỏi(nhà tôi,số tôi thế này thì nghĩ tốt lành sao được).Chị nên biết mỗi tế bào trong cơ thể có liên quan đế tư tưởng.nếu tư tưởng tốt thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh,nếu tư tưởng ảo não,u uất sẽ sanh bệnh.Vậy sao không đổi lấy cái tốt lành mà tự hành mình. Có bài thuốc tốt nhất thì chị không dùng loanh quanh luẩn quẩn với.suy nghĩ của mình biến hiện ra.
Bài thuốc tốt nhất là A DI ĐÀ PHẬT.
………
Có cha mất,mẹ mất,con mất chồng mất rồi cái quý giá như thân thể mình cũng mất thì cuối cùng cái gì mình mang đi được. Không mang được đâu.Chị xem nhiều người đi truớc như ông bà mình vậy .Chị có thấy họ mang gì đi không?
Xin cán ơn cư sỉ Phước Huệ , đọc những lời hồi âm mà nước mắt con chảy , con sẻ cố gắng làm theo những lời chỉ dạy ,
Cám ơn bạn Nguyên đả hồi âm , thật xúc động lắm
Nếu chẳng thay đổi được người khác tốt hơn là phát nguyện.Khi phát lên một lời nguyện sức mạnh của nó sẽ vô cùng mạnh. Có rất nhiều người đã thay đổi sau tự mình phát nguyện như vậy .
tiểu sử trong thời ĐỨC PHẬT cũng có hoàng hậu VI ĐỀ HY.con trai A XÀ THẾ tranh ngôi vua nhốt cha vào ngục .Bà hướng về ĐỨC PHẬT hỏi xem có thế giới nào không còn khổ đau.tranh giành không?ĐỨC PHẬT vì bà giới thiệu các cõi PHẬT cuối cùng là TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.
……………
Vậy không có biến cố gia đình như vậy chắc bà chưa chịu bỏ ngôi hoàng hậu để đi Ai cũng có biến cố không ở trong nhà thì cũng ở ngoài ngõ.Nay biết được PHẬT PHÁP thì tập buông xả.
Tâm trạbg chị rối bời như vậy thì NIỆM PHẬT hơn hết.
Niệm PHẬT tuỳ duyên cho dù có người trước mặt mình thế nào đi nữa nếu ra tiếng độ được mình và họ thì niệm ra tiếng .Nếu không thì niệm trong TÂM .
Em làm công việc cũng khá nguy hiểm có khi trèo cao.Nên thưòng niệm THÊM DANH HIỆU QUÁN THẾ ÂM
Đây cũng là theo bổn nguyện trong kinh PHÁP HOA phẩm PHỔ MÔN khi niệm danh hiệu NGÀI.
lìa dâm dục,lìa,ngu si,lìa giận hờn.
A ha ba thứ này chẳng phải em và chị đều có ư
Vì ngu si mê đắm nên cứ cắm cái gai vào người nay không nhổ nó ra thì đau chết mất.
Nóng giận tác hại nhỏ thì mặt mày xấu xí nhưng sống mà như trong lao ngục thì ai muốn .
Chị xem báo pháp luật sự tham muốn khoái lạc sắc dục đã đưa người ta thê thảm thế nào?
Liếm mật trên lưỡi dao đó mà.
A Di Đà Phật
Xin cảm ỏn chi Nguyen
Bài viết rất hay , xin cảm ổn cư sỉ và chị
Huệ sẽ cố gắng buôn xuống bớt , niệm danh hiệu A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát
cho em hỏi sao mọi thứ em nghĩ trong đầu quá nhỏ nhen và chẳng đáng lưu tâm gì cả . em cảm giác em đang suy nghĩ đi ngược lại với tất cả mọi người .mọi thứ em thích thì em nghĩ em lên làm ngược lại thì tốt hơn và mọi thứ em làm luôn bị cản chở dù chỉ là nghĩ trong đầu . em thích làm mọi thứ một mình và em khó giao tiếp với mọi người đầu em như bã đậu vậy làm việc gì cũng khó khăn. nhiều lúc muốn bỏ lên núi sống một mình