Có đệ tử tu Tịnh nghiệp hỏi Đại sư Từ Chiếu rằng:
– Đệ tử chuyên tu Niệm Phật Tam muội, có thể thực hành thêm bố thí, trì giới, cúng dường, làm phước chăng?
Sư đáp:
– Ông có thể chuyên niệm Phật A Di Đà nhưng không trì giới thì có tội hủy phạm; nếu không bố thí thì tăng trưởng nghiệp tham lam keo kiệt; nếu không cúng dường Tam Bảo thì có nghiệp ngã mạn; nếu không cung kính tất cả mọi người thì có tội khinh thường kẻ khác. Hủy phạm đọa vào địa ngục, tham lam keo kiệt đọa vào ngạ quỷ, ngã mạn thường ở trong đường ác, khinh người đời đời nghèo hèn. Bị những nghiệp ác ấy ngăn che mà muốn sinh về Tịnh độ đâu thể được! Người niệm Phật như thế ví như gieo hạt trên đất khô mà mong thu hoạch, làm sao có được? Thế nên, Pháp sư Tăng Triệu nói: “Hữu vi tuy giả dối nhưng nếu vứt bỏ thì Phật đạo khó thành. Vô vi tuy chân thật, nếu chấp vào thì trí tuệ không tỏ sáng”.
Nay, ông muốn tu Niệm Phật Tam muội để được vãng sinh Tịnh Độ, mau chóng thành tựu quả Phật Bồ đề, cần phải chuyên lấy niệm Phật làm chánh hạnh, lại tu phước đức làm trợ hạnh. Sớm tối thường chuyên cần cúng dường Tam Bảo, lễ bái, sám hối, bố thí, trì giới, làm trong sạch ba nghiệp, tăng trợ duyên thanh tịnh, chớ làm các điều ác, thực hành mọi việc lành, tất cả căn lành tu tập thảy đều hồi hướng Tịnh độ, thành tựu công đức niệm Phật, nhanh chóng chứng ngộ Bồ đề.
Như thế, thật đáng gọi là: “Đi thuyền nước xuôi, lại thêm đôi chèo tốt”.
Trích LIÊN TÔNG BẢO GIÁM
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành dịch
CHÉP KINH CỨU CHA MẸ THOÁT ĐỊA NGỤC, QUỶ ĐÓI
Ở huyện Sơn Âm tại Cối Kê, có một thư sinh, nhân thấy trong người đau yếu, phát nguyện chép kinh Duy Ma Cật.
Mới vừa lập nguyện, đêm lại nằm mộng thấy một thiên nữ dùng tay xoa đầu, thức dậy bệnh dường như khỏi hẳn.
Thư sinh càng thêm tin, chép luôn mấy ngày xong một bộ, lại vì cầu siêu độ cho song thân đã qua đời, nên chép một bộ nữa.
Vừa chép đến phẩm “Vấn Tật”, đêm ấy thư sinh nằm mơ thấy một vị thiên tử tướng mạo nghiêm đẹp, cỡi mây bay đến bảo :
– Ta là cha của con, vì nghiệp ác nên đọa vào địa ngục Hắc Am. Khi con vì cha mẹ chép kinh, bỗng có ánh sáng soi đến, ta được thoát khổ sinh lên cõi trời. Nay ta được an vui nên đến đây cho con rõ.
Thư sinh hỏi:
– Mẹ con hiện giờ ở đâu?
Đáp:
– Mẹ con do nghiệp tham lam bỏn sẻn, nên đọa trong loại ngạ quỷ. Khi con chép đến phẩm “Phật Quốc”, mẹ con sẽ được sinh về thế giới Vô Động của Đức Phật A Súc Bệ. Không bao lâu, ta cũng sinh sẽ sinh về cõi nước thanh tịnh ấy. Vậy con hãy ân cần chép cho xong.
Thức giấc, thư sinh cảm động rơi lệ, tinh thành chép hết bộ kinh, rồi thiết lễ cúng dường. Đêm ấy, lại mộng thấy một quan nhân mặc dị phục, cầm cờ đến bảo:
– Trong điệp triệu thỉnh của Vua Diêm la có tên ông, đáng lí ông phải chết. Nhưng vì chép kinh Duy-Ma, nên sẽ sinh về cõi Phật Kim Túc. Minh phủ tăng thọ cho ông sống thêm hai mươi năm nữa. Vậy, hãy cố gắng tu hành chớ nên biếng trễ.
Hai mươi năm sau, khi đã bảy mươi chín tuổi, thư sinh mãn phần. Khi chết, thân ông ánh hiện sắc vàng chói. Mọi người cho đó là điềm sinh về cõi Phật Kim Túc.
Chưa rõ tên tác giả
Kính mong các quý vị cho con hỏi, ở quận Bình Thạnh có ban hộ niệm nào không ạ?
Con xin cảm ơn trước ạ!
A Di Đà Phật!
BHN chùa Pháp Trí : 0772698021 ( c quyên )
b liên hệ theo thông tin này nha
Xin chào các đạo hữu cho mình hỏi vài câu
1/ Với tư cách là Phật tử có nên chỉ bài bạn vào lúc kiểm tra không ạ? Tuy đó là việc không nên nhưng nếu mình không làm sẽ có thể gây chuốc oán và thực sự gây mình nỗi áp lực.
2/ Có câu này mình muốn hỏi từ bài pháp của Pháp Sư Tịnh Không
“http://phatphap.org.vn/khong-tranh-voi-nguoi-khong-cau-voi-doi-tuy-duyen-khong-phan-duyen-i-3143?p=1203”
“Tùy duyên chứ không phan duyên, hay nói cách khác, ở thế gian này, chúng ta ở đâu cũng là bị động chứ không chủ động. Chủ động là chúng ta phải làm thế nào, thế nào đó, bạn liền có phiền não. Tùy duyên là không có phiền não, có cơ hội chúng ta phải làm, không có cơ hội chúng ta càng vui vẻ, chúng ta vô sự.” Câu này Là sao ạ? Mình không hiểu kiến thức mình nông cạn xin các vị đạo hữu hãy giải đáp giúp mình để tránh khỏi bị lầm lạc giữa đường tu.
Cho con hỏi, con muốn quên 1 người nhưng chẳng thể quên được. Cố gắng cũnh chỉ là lúc nhát, khó mà quên hẳn được. Không biết phải làm sao để quên hẳn ạ? Có cách nào hiệu quả hay giúp hiểu rõ mối nhân duyên này là gì không ạ?
Điều thứ2
Ngủ hay mơ thấy ma quỷ, sau lên đây hỏi thì có đọc chú đại bi và hồi hướng về các oan gia, người thân đời trước đang chịu khổ cõi địa ngục.
Xong thì vẫn mơ nhưng không thấy ma quỷ nữa, cho hỏi bao giờ thì biết là các oan gia kia đã được giải thoát rồi ạ? Có cách nào biết không ạ?
BẢY NGÀY LÀM VUA TRONG SẦU LO
Nước Ấn Độ có một vị vua nổi tiếng nhất, giỏi giang nhất, đức độ nhất, và được dân chúng kính trọng ngưỡng mộ nhất, đó là vua A Dục. Sau khi Phật bát Niết Bàn chừng trăm năm, vua A Dục đã thống nhất nước Ấn Độ và để lại cho đất nước này một trang sử huy hoàng.
Vua A Dục là một vị Phật tử thuần thành, lúc còn tại vị, không những ông dốc lòng tin tưởng Đức Phật mà lại còn cực lực lo việc truyền bá thánh pháp.
Để phát khởi lòng tin của dân chúng đối với Phật pháp, ông đã đổ dồn không biết bao nhiêu là tâm trí lẫn tiền tài vào việc lập tháp cúng dường Đức Phật ở khắp mọi nơi.
Ngày hôm nay, nước Ấn Độ còn lại rất nhiều di tích của những chùa viện lớn, đó là những kiến trúc được xây lên từ thời vua A Dục vậy.
Vua mải lo tung tiền trong việc truyền bá Phật giáo nên có một cuộc sống rất phong phú và an vui. Điều làm cho ông buồn tiếc nhất là người em tên là Thường Tu, không những không tin Phật giáo mà còn quy theo tà giáo, đi đâu cũng hủy báng Phật pháp. Vua A Dục thường thường khuyên răn ông, nhưng Thường Tu rất cố chấp, vua không biết phải xử trí bằng cách nào.
Một hôm trời tối, Thường Tu bước vào hoàng cung, nói với vua A Dục rằng:
– Vương huynh! Hôm nay đệ khám phá ra một điều và nghĩ tới một số vấn đề, không biết có thể nói với vương huynh không?
Thường Tu nói xong, mở to hai mắt nhìn thẳng vua A Dục, đợi lệnh của vua.
– Thường Tu! Hiền đệ là người em mà ta thương mến nhất, từ trước tới giờ ta không hề có sự phân biệt với hiền đệ, đệ nên thường thường giúp ta trong việc trị nước mới phải, thì có chuyện chi mà đệ không nói được với ta chứ? Đệ muốn nói gì thì cứ nói đi!
Thường Tu bèn tỏ ra rất nghiêm chỉnh:
– Vương huynh! Đệ muốn nói với vương huynh một vài lời trung thật, huynh đối với mấy ông tỳ kheo Phật giáo quá đỗi cung kính, quá đỗi ủng hộ mấy ông ấy, coi chuyện Phật sự còn quan trọng hơn việc quốc gia. Đệ thấy mấy ông sa môn tỳ kheo chẳng có gì xứng đáng cho vương huynh cung kính tôn trọng như thế, nên đệ khuyên vương huynh nên coi trọng việc nước hơn.
Những lời hủy báng của Thường Tu, vua A Dục nghe như những mũi tên đâm vào tim, trong lòng rất buồn nên vội vàng ngăn lại rằng :
– Thường Tu, đệ hãy ngừng ngay những lời nói ấy. Hủy báng Tam Bảo là có tội. Đệ không hiểu sự cao quý của các vị tỳ kheo, họ là những người đã đoạn trừ được ái dục, xa lìa thân quyến để xuất gia cửa Phật , khoác áo cà sa, hoằng pháp lợi sinh, tìm cầu sự an lạc cho nhân dân, cho xã hội. Phật giáo có hưng thịnh thì đất nước mới ổn định được.
Nghe những lời của vua A Dục, Thường Tu không hề đồng ý còn nói rằng:
– Vương huynh! Huynh không nên tin họ như thế, cúng dường mấy ông tỳ kheo ấy thì có lợi ích gì? Đệ thấy không những vô ích cho quốc gia, mà còn có hại đối với nhân tâm. Cả ngày họ không làm việc, ngồi đó mà hưởng phúc, không lẽ dân chúng không muốn bắt chước sống như thế hay sao? Hơn nữa, huynh nói họ là những người đã đoạn trừ ái dục, kỳ thật chuyện ấy không thể nào có được, huynh xem loại động vật còn biết thế nào là tình ái, huống chi là loài người?
Những tà ngôn tà kiến ấy làm cho vua A Dục rất buồn khổ, cuối cùng ông nghĩ ra một giải pháp để sửa đổi quan niệm lầm lạc của Thường Tu.
Một hôm vua A Dục bí mật gọi một vị đại thần vào cung, dặn phải làm như thế, như thế. Vị đại thần vâng theo lời dặn dò của vua mà thi hành.
Vào lúc trời chạng vạng tối, vua A Dục đang tắm ngoài ao, thì vị đại thần nọ cùng Thường Tu bước vào cung, thấy vua A Dục vắng mặt mà vương mão cùng long bào thì bày ngay đấy, vị đại thần bèn nói với Thường Tu rằng:
– Thân vương! Tướng mạo, khuôn mặt của ngài và đại vương hết sức giống nhau, nếu ngài khoác long bào vào thế nào cũng có người lầm tưởng ngài là vua A Dục. Thân vương, ngài làm thử mà xem!
Thường Tu biết đây là một việc phạm pháp, nhưng tâm hiếu kỳ và tâm hư danh thúc đẩy, ông bèn mặc long bào và đội vương mão lên. Đúng ngay lúc ấy vua A Dục bước vào, thấy thế nổi giận, trách mắng Thường Tu rằng:
– Ngươi thật là to gan, dám lén lấy áo mão của ta mà mặc, có phải là ngươi muốn làm phản không? Ngươi tính chuyện soán ngôi, có phải chăng?
Chứng cớ đã rành rành, Thường Tu còn chạy chối vào đâu được? Vua A Dục bèn hạ lệnh:
– Đem hắn ra ngoài cửa thành chém đầu lập tức!
Vị đại thần nọ bèn vội vàng tiến đến can gián:
– Đại vương! Thường Tu là em vua, không phải là người ngoài, hơn nữa đây là lần đầu tiên xúc phạm, xin đại vương tha tội cho thân vương!
Vua A Dục nhìn xuống nét mặt ủ dột của Thường Tu, rồi đột nhiên hỏi:
– Thường Tu, ta hỏi ngươi, ngươi có thích làm vua không?
– Tuy rất thích, nhưng thần không dám vọng tưởng.
Thường Tu trả lời rất nhỏ.
– Làm vua thì vui sướng ở chỗ nào?
Bây giờ thì Thường Tu đã lấy lại can đảm, trả lời rằng:
– Vua là người được tôn trọng nhất nước, những khoái lạc vua hưởng kể ra không hết, mà những diễm phúc vua có thì nói ra cũng không cùng tận. Đồng thời cũng không có ai trên đầu cai quản vua, như thế không phải vui sướng là gì?
– Được! Ngươi đã muốn làm vua thì ta nhường ngôi cho ngươi làm vua trong bẩy ngày, ngươi có quyền tận hưởng ngũ dục tùy thích. Nhưng mãn kỳ hạn ấy, ngươi sẽ bị xử tử.
Vua A Dục quy định như thế xong bèn lui về hậu cung, và bí mật ra lệnh cho một vị thị thần đến trước cửa nhà của Thường Tu, chờ ông này chiều chiều từ cung điện trở về thì nhắc nhở một câu. Người thị thần tay cầm thanh đao bén, đứng ngay tại cửa nhà, mỗi khi thấy Thường Tu trở về thì lớn tiếng hô rằng:
– Thêm một ngày vừa mới trôi qua, còn mấy ngày nữa thì xử tử hình!
Thường Tu rất sợ chết, nghe thế mỗi ngày mỗi thêm phiền não, bất an. Không những ông không khởi lên được một niệm dục lạc nào, mà còn lo âu đến nỗi hình dung tiều tụy hẳn. Bẩy ngày làm vua trôi qua trong khổ sầu, đến sáng ngày thứ tám, vua A Dục lên ngôi báu trở lại, hai bên có văn võ bá quan đứng hầu, hỏi Thường Tu rằng:
– Sao, ngươi làm vua bẩy ngày, hẳn là đã hưởng thụ rất nhiều dục lạc phải không?
Thường Tu nghe vương huynh hỏi như thế thì ủ rũ cúi đầu trả lời:
– Trong bẩy ngày vừa qua, thật sự đệ không nghe, không thấy gì hết, nói chi tới chuyện hưởng thụ. Mỗi ngày về đến cửa nhà , thấy tên thị thần tay cầm thanh đao sáng loáng, miệng lại hô lớn số ngày còn lại, đủ làm cho đệ ưu khổ rồi, còn tâm trí đâu mà nghĩ tới mấy thứ lạc thú dục lạc kia nữa? Vì thế cho nên trong bẩy ngày qua, đệ không nhìn thấy, cũng không nghe thấy gì cả.
Câu nói của Thường Tu làm cho vua A Dục hết sức vui lòng và yên tâm, ông bèn nói:
– Thường Tu, các vị tỳ kheo xuất gia thường thường tư duy đến vấn đề sinh tử lớn lao ấy, vì thế họ không thể nào có tâm trí đâu mà sinh khởi niệm ái dục hay tham chấp vật bên ngoài.
Vua A Dục còn thuyết rất nhiều pháp liên quan tới sự đau khổ của nhân sinh đối với vấn đề sinh tử, khiến Thường Tu cảm động rơi lệ, bèn phát tâm quy y Phật giáo và còn xin vương huynh cho phép mình xuống tóc xuất gia nữa.
Chưa rõ tên tác giả
Cho mình hỏi mình xem đệ tử quy và mình thấy đoạn
“Cách đọc sách, có ba điểm
Tâm mắt miệng, tin đều trọng.
Mới đọc đây, chớ thích kia
Đây chưa xong, kia chớ đọc.
Phương pháp đọc sách phải chú ý đến ba điều, đến mắt, đến miệng, đến tâm. Ba thứ này thiếu một thì không được. Có như vậy mới có thể nhận được hiệu quả “học một hiểu mười”.
Nghiên cứu học vấn phải chuyên nhất, phải chuyên tinh mới có thể thâm nhập. Không nên mới mở quyển sách này đọc không bao lâu lại ưa quyển sách khác, muốn xem các sách khác, như vậy vĩnh viễn sẽ không thể định được tâm. Cầm quyển sách này đọc xong rồi thì mới được lấy quyển sách khác đọc”
Vậy nếu mình đọc 1 cuốn mình đã đọc xong rồi và mình chỉ hay đọc lại thì mình có được quyền xem cuốn khác không ạ? Tại mình thấy bản thân mình sơ phát tâm cần phải hiểu những điều cơ bản nhưng cũng phải đọc pháp và câu chuyện về người vãng sanh..để tín nguyện vững hơn.
Cám ơn đoạn phúc đáp trên ạ. Đọc kinh và đọc truyện không hẳn là không hiểu, chỉ là về phật đạo thì có hiểu cũng khó mà làm. Vài câu đơn giản như bỏ tính keo kẹt, giúp người nhiều hơn,…cũng mất cả 1, 2 năm con mới làm được. Cũng may mắn hơn vì đọc còn hiểu chứ bạn bè đọc còn không hiểu ý nghĩa chuyện và các lời ẩn ý trong các mẩu chuyện.
Không bỏ được cũng vì vài lí do ạ.
Người này từng tốt với con, nhưng con lại dửng dưng k thấy. Cứ như vậy cho đến khi ngủ mơ, rồi nghĩ lung tung….các thứ. Nhận ra mình sợ mất nhiều hơn là muốn người đó được hạnh phúc với người giỏi giang hơn mình.
Sau đó thì chẳng còn quan hệ gì, và rồi người đó cũng khác. Thấy như trước mặt là người khác vậy, nhiều lúc rất ghét và cực ghét. Nhưng rồi lại nghĩ, dù sao người ta có thể chịu được 1 khoảng thời gian thì sao mình không chịu được. Rõ những hành động kia giống những gì mình đã từng làm lúc trước. Và cũng vì muốn giữ trọn vài lời mà thay đổi, vì thế mà khó quên và thời gian của lời nói là vĩnh viễn.
Chỉ cần thay đổi là xong, nhưng giữ lời nói kia thì không được thay đổi. Nghe giảng phật pháp nhiều hơn, hiểu nhiều hơn, bỏ được cuộc sống và ái dục nhiều hơn. Có lúc có nghĩ cũng không cần người ta nữa, cố nghĩ cũng không còn muốn.
Chỉ là cảm thấy mình còn nợ người ta những hành độnh ngày trước mà không sao quên được. Người đó từng làm con vui, nhưng giờ con lại không thể làm gì cho người đó vui được nữa. Ngay cả khi than thản, 1 lúc 1 nhát buông bỏ được tham ái trong lòng. Nhưng vì nợ nên không cần thì vẫn cứ nghĩ nợ chưa trả mà không quên được.
Trong trường hợp này thì có cách nào quên được không ạ? Lời hứa kia là thời gian không phải hành động, ít nhất hết thời gian mới được thay đổi. Chỉ cần bớt nghĩ về người đó đến khi hết thời gian là cũng ổn rùi.
Còn dự tính thì sẽ không cần ai nữa, lúc chọn người này chẳng phải vì ngoại hình. Lại là người từng ghét mà trở thành quan trọng, giữ được tâm hơn người khác, gặp người khác giới không còn động lòng. (Cũng vì lời nói sẽ không thay đổi lên học cách giữ tâm) chỉ là riêng với người này lại chẳng hiệu quả là bao. Có thì cũng là rất ít, những người khác tốt hơn cũng không quan tâm được rồi. Mỗi người này vì nợ lòng tốt người ta mà chưa quên được thôi ạ.
Trong lúc đau khổ học được bao điều quý giá và nhất là buông được tham ái với người khác giới. Học được cách không quan tâm lời người khác mà chấn động, ngồi thiền được khoảng 1 tiếng không cử động và không bị phân tâm bởi lời nói những người ở đó….nhiều lắm ạ. Cũng chỉ để quên mà gắng học, nhưng lại không thể với người này.
Bé Hoàng Thị Lê Kim 3 tuổi niệm Phật giỏi không nè?