Phàm người tu Tịnh Độ, rõ ràng muốn chống lại sinh tử, không phải chỉ nói liền xong. Nên nghĩ đến vô thường mau chóng, thời gian chẳng đợi người, cần phải làm cho được một việc này. Nửa tiến nửa lùi, lúc tin lúc nghi, rốt cuộc làm được việc gì? Sao có thể thoát khỏi luân hồi?
Nếu tin được thì từ hôm nay trở đi, nên phát khởi tâm đại dõng mãnh, đại tinh tấn. Đừng hỏi rằng thể hội hay không thể hội, thấy tánh hay không thấy tánh, chỉ cần nắm chặt một câu Nam mô A Di Đà Phật như dựa vào ngọn núi Tu Di(*) chẳng lay động. Phải chuyên tâm nhất ý, hoặc tham cứu niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, nghĩ nhớ mà niệm, hoặc dùng pháp thập niệm; hoặc mặc niệm, chuyên niệm, buộc niệm, lễ niệm. Tâm an trụ nơi danh hiệu Phật, thường nhớ thường niệm, sáng cũng niệm, tối cũng niệm, đi cũng niệm, ngồi cũng niệm, không để tâm luống qua, câu niệm Phật chẳng rời tâm. Ngày ngày giờ giờ đừng buông bỏ, miên mật khít khao như gà ấp trứng, thường giữ cho hơi ấm nối tiếp nhau, như thế tức là tịnh niệm tiếp nối. Lại thêm dùng trí tuệ chiếu soi, thì biết Tịnh Độ tức là tự tâm. Đó chính là công phu tu tiến của bậc thượng trí vậy.
Như thế, nắm chặt được, làm chủ được, nương tựa được ổn thỏa, dù gặp cảnh giới khổ vui, thuận nghịch ở trước mắt nhưng vẫn chỉ niệm Phật A Di Đà, không có một niệm tâm thay đổi, không có một tâm niệm thối lui biếng trễ, không còn một niệm xen tạp, cho đến trọn đời mãi không có niệm nào khác, quyết định cầu sinh về cõi Cực Lạc Tây Phương.
Nếu quả thật dụng công được như thế thì vô minh từ bao kiếp, nghiệp chướng trong sinh tử tự nhiên tiêu tan, tập khí phiền não trần lao tự nhiên hết sạch không còn sót. Tận mắt thấy Phật A Di Đà chẳng lìa tâm niệm, công thành hạnh mãn, nguyện lực trợ nhau, đến khi mạng chung quyết định sinh về Thượng phẩm.
Nếu như sức mạnh chưa đủ, nên tùy theo khả năng của mình mà tu tập. Chưa thể chuyên nhất thực hành công phu, cũng phải sớm tối lễ niệm; dù cho việc nhà bận rộn vẫn không quên mười niệm xưng danh. Mỗi ngày dụng tâm mạnh mẽ chuyên cần, tích lũy công hạnh, phát nguyện phát tâm, thệ hoàn tất trong đời này đồng lên cõi Tịnh.
Như thế, thật đáng gọi là:
Sông đều chảy ra biển
Mây nhất định về non.
CHÚ THÍCH:
(*) Tu Di: Vốn là tên núi trong thần thọai Ấn Độ, được sử dụng trong vũ trụ quan Phật giáo, cho rằng đây là ngọn núi cao, đứng sừng sững ở chính giữa một Tiểu thế giới. Lấy núi này làm trung tâm, chung quanh có tám lớp núi, tám lớp biển bao bọc mà hình thành một thế giới (thế giới Tu Di).
Vũ trụ quan Phật giáo chủ trương vũ trụ do vô số thế giới cấu thành, 1000 thế giới gọi là một Tiểu thiên thế giới, 1000 Tiểu thiên thế giới gọi là một Trung thiên thế giới, 1000 Trung thiên thế giới gọi là một Đại thiên thế giới. Họp cả Tiểu thiên, Trung thiên và Đại thiên lại gọi chung là Tam thiên đại thiên thế giới, đây tức là một phạm vi hóa độ của một đức Phật. Tầng dưới cùng của mỗi một thế giới là một lớp khí, gọi là Phong luân; Trên Phong luân là một lớp nước, gọi là Thủy luân; trên Thủy luân là một lớp vàng, có thuyết nói đá cứng, gọi là Kim luân; Trên Kim luân tức là đất đai do núi, biển, các đại châu… cấu tạo thành. Núi Tu di ở giữa thế giới này.
Trích: Liên Tông Bảo Giám
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành dịch
Các vị bồ tát đều có oai lực kg biết nên niệm bồ tát nào đây
Bạn hãy tự hỏi chính bạn rằng bạn niệm Phật hay bồ tát với lý do gì thì sẽ biết nên niệm ai. Nếu bạn đọc kỹ bài viết trên thì sẽ biết nên niệm vị Phật nào.
Bạn niệm vị nào cũng được, điều quan trọng là cái tâm phải chân thành. Và trên hết là biết mình niệm để làm gì. Chúc đường đạo bạn luôn được như ý.
Kính thưa, con không biết là sự hiểu biết của con đúng chưa, nhưng con nghe nhiều vị sư thuyết pháp, sưu tầm trên mạng, đọc nhiều kinh, luận, sách, truyện, rồi sưu tầm tìm hiểu bên khoa học nữa thì con biết sơ sơ về thế giới này như sau:
– Thế giới mình sống thuộc về vật chất của riêng loài người, súc sanh chiếm 20% trọng lượng và thể tích vũ trụ. Do vật chất có hạn chế (ví dụ như khoa học chứng minh con người chỉ nhìn thấy cường độ ánh sáng trong khoảng x đến x thôi. Lớn hơn x đó hoặc nhỏ hơn mình không thể thấy được). Nên con người không thể thấy cõi khác.
– Những cõi khác là Tiên, Thiên, Atula, Địa ngục, ngạ quỷ hoặc cõi khác (không phải vật chất) không phản chiếu ánh sáng (khoa học gần đây tìm ra vật chất tối, là vật chất không hấp thụ ánh sáng x được. Sáng hơn cả x hoặc tối hơn x, lên google seach là “Vật Chất Tối” sẻ rõ, chiếm 80% năng lượng vũ trụ ). Có vài trường hợp người ta thấy được những cõi đó do mắt những người đó nhìn được cường độ ánh sáng thấp hoặc cao hơn ngưỡng bình thường thì thấy.
– Vị trí thì trung tâm núi Tu Di mà trong kinh Phật hay nhắc đến là Hố đen. Do con người bị hạn chế chỉ nhìn được x ánh sáng nên chỉ thấy xoáy hố đen và sao thôi. Trong kinh có nói Tứ Đại Thiên Vương trụ ở lưng chừng núi Tu Di tức là ở ngay hố đen.
– Trong kinh có ghi trái đất ta nằm ở phương nam Núi Tu Di, tất ở Phía Nam Hố đen, có tên là Nam Diêm Phù Đề.
– Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới thì ĐP có tìm hiểu là 1 nghìn hay bao nhiêu núi Tu Di đó hợp lại thành 1 Đại Thiên Thế Giới, rồi 3 ngàn thế giới như vậy gọi là 1 cõi Phật, khoa học gọi là 1 vũ trụ.
– Cõi (vũ trụ) của ta đang sống gọi là Ta Bà do Phật Thích Ca Mâu Ni làm Giáo Chủ.
– Xung quanh cõi (vũ trụ) ta còn rất nhiều cõi (vũ trụ), đơn cữ kinh Phương Đông có Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Phương Tây có Phật A Di Đà.
– Thế giới Tây Phương Cực Lạc Mà Đức Phật Thích Ca thuyết trong Kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ nằm cách cõi (vũ trụ) trăm ngàn ức cõi (vũ trụ) Phật.
•Con thấu hiểu được sự khổ nơi Ta Bà này và xin nguyện Sớm về Tây Phương Cực Lạc, con năm nay 23t và làm công nhân. Con hằng ngày nguyện tha thiết, hồi hướng công đức và Niệm Phật nguyện về Tây Phương.
• Nam Mô A Di Đà Phật. Con tìm hiểu được như vậy không biết đúng hay sai. Có sai xót xin sư, thầy, đọc giả hãy chỉ dẫn con.
Nam Mô A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật. Rất vui được làm quen với bạn để học hỏi chia sẻ về pháp môn Tịnh Độ.
Cư sĩ Phước Huệ ơi xin vào đây bố thí pháp cho câu hỏi đúng sai của anh bạn trên nè cư sĩ. 🙂
Những tìm hiểu của liên hữu là rất hữu ích. Để tường tận hơn các liên hữu hay đọc cuốn: Phật học Tinh yếu của Hòa thượng Thích Thiền Tâm.Theo các nhân PB đây là cuốn sách hay và dễ hiểu nhất về thế giới quan Phật giáo.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Thưa các vị tiền bối, thiện tri thức, xin hoan hỷ giải đáp giúp TP:
– Thế nào là tâm Đại Bi?
– Làm sao để khởi tâm Đại Bi mà không bị cảm xúc bi thương làm chướng ngại việc tu hành?
TP xin chân thành cảm ơn.
NGƯỜI ĂN CHAY KHÔNG SÁT SANH LÂU DẦN SẼ TĂNG TRƯỞNG LÒNG TỪ BI.
Chúng ta thấy loài vật thấy chúng ta thường đều bỏ chạy cả. Vì tâm chúng ta bất thiện – Tâm sát hại chúng sanh thông thường gọi là sát khí. Người sát khí quá nặng chúng sanh vừa nhìn thấy đều bỏ chạy thoát thân.
Với những người ăn chay không sát sanh lâu dần sẽ tăng trưởng lòng từ bi. Khi cho nó ăn vừa vẩy tay nó liền lại. Vì sao? Vì không có ai làm hại nó , chỉ có người giúp nó, không có người làm tổn thương nó.
Có một năm chúng tôi ở gần cửa có công viên ở đây có vịt trời, bồ câu hoang dã…rất nhiều đều là hoang dã. Có một lần chúng tôi thường đi cho chúng ăn nhìn thấy có một con bồ câu bước đi vô cùng khó khăn. Chúng tôi quan sát tỉ mỉ thấy chân cuả nó có người dùng sợi dây cột rất nhiều vòng. Đến ngày thứ hai lại đi cho nó ăn nữa, nó liền lại gần, tháo sợi dây đang cột trong chân nó ra, gỡ thật sạch sẽ, nó hiểu được. Hôm sau nó dẫn thêm vài con đến và đều bị cột chân như vậy, chúng đến tìm chúng tôi giúp đỡ chúng.
Cho nên ta hiểu được chúng có tánh linh, chúng biết chúng ta sẽ giúp đỡ chúng, bản thân chúng không có cách, không biết người nào đã cột sợi dây rất nhỏ vaò chân chúng, cột rất chặt, phần da đều bị thương, đây là bố thí Vô Úy.
Chỉ cần chúng ta vĩnh viễn dứt trừ ăn thịt, quyết không có ý niệm tổn hại chúng sanh thì sát khí trên người chúng ta vĩnh viễn không còn nữa. Sát khí không còn nữa liền biến thành Từ Quang – Ánh sáng cuả từ bi,động vật nhỏ nhìn thấy sẽ thích gần bạn.
Công đức này trong Phật Pháp là bất khả tư nghì, quả báo là được sức khoẻ trường thọ. Bố thí vô uý được sức khoẻ truờng thọ.
Pháp Sư Tịnh Không
SỰ MẦU NHIỆM KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA KINH ĐỊA TẠNG BỔN NGUYỆN
( đây là câu chuyện có thật của ba tôi )
Tôi tên Nguyễn Thị Mỹ Hiền, pháp danh Diệu Phước Hảo, sinh năm 1992, hiện đang sống tại 249 Bình Gĩa, phường 8, thành phố Vũng Tàu.
Tôi xin kể lại câu chuyện của ba tôi đến tất cả quý anh chị em cùng nghe. Hy vọng những người tin nhân quả, qua câu chuyện của tôi có thể tăng thêm đạo tâm kiên cố. Còn với những ai chưa đủ duyên tin sâu nhân quả, cũng qua câu chuyện này có thể phát tâm tin sâu nhân quả, cũng như sự linh ứng mầu nhiệm của Phật Pháp cho tín tâm của mình vậy.
Từ xưa đến giờ, ba tôi là một người hiền lành, tính tình luôn vui vẻ, nhưng ngặt nỗi là ba tôi nhậu rất nhiều. Mỗi lần nhậu xong, thường hay nói chuyện một mình, còn hay la hét và trở nên rất hung dữ.
Vào giữa tháng 6 năm 2018, có một vị sư huynh nọ cũng học Phật Pháp trên facebook vào nhắn tin, nói chuyên với tôi. Giờ nhớ ra, chợt nghĩ lại, tôi nghĩ chắc được Bồ Tát gia hộ hướng huynh ấy đến nói chuyện và khuyên tôi đọc tụng kinh điển.
Thật ra, chuyện gia đình mình thì tôi chẳng bao giờ đi kể với người lạ. Mà chẳng hiểu sao, tôi lại đi kể hết với người sư huynh này. Nghe chuyện tôi tâm sự về ba tôi như vậy, huynh ấy khuyên tôi đọc Kinh Địa Tạng trong 49 ngày để hồi hướng cho ba. Huynh ấy còn hướng, chỉ dẫn tôi phải nguyện trước khi đọc kinh ra sao.
Tôi nghe huynh ấy nói xong, không chần chừ và gật đầu, định bụng là sẽ thực hiện luôn trong hôm sau.
Thức dậy vào lúc 4h sáng, tôi đọc mà buồn ngủ, ngáp lên, ngáp xuống nhưng vẫn với cái suy nghĩ vì ba mà cố lên, chống chọi với cơn buồn ngủ đang kéo tới dồn dập đó.
Hơn 1 tuần đọc kinh, tôi có nói cho huynh đó nghe những biểu hiện khi đọc Kinh mà tôi gặp phải.
Huynh ấy bảo không sao, thường người đọc kinh hay có dấu hiệu buồn ngủ, cũng gọi là hôn trầm. Trong thời gian gần 1 tháng đó, người sư huynh luôn khuyến khích và khuyên tôi cố gắng không biếng trễ.
Rất mừng là, trong thời gian tôi đọc kinh, ba tôi không còn tự nói chuyện một mình nữa và cũng bớt nhậu hẳn luôn. Còn công việc của tôi rất suôn sẻ và tốt lên hẳn.
Đầu tháng 07/2018, lúc đó tôi đọc cũng được 42 – 43 biến kinh Địa Tạng gì đó. Tại thời điểm đó, là ba tôi bị tai nạn, té giàn giáo tại công trình đang làm. Rất may là lúc đó, được một người tốt bụng uống cà phê gần đó, đưa ba tôi vào bệnh viện.
Có một điều lạ là, chú đó với tôi chẳng quen biết gì nhau và cũng chẳng biết nhà nhau. Thế mà lạ cái, chú đó tìm đến đúng nhà tôi luôn chứ, ngay lúc tôi vừa đi làm về tới nhà.
Chú ấy gặp tôi, nói là ba tôi hiện đang ở bệnh viện. Tôi nghe được tin, tức tốc thu xếp chạy lên bệnh viện ngay. Giờ nghĩ lại cũng thật lạ, sao chú đó biết đúng nhà tôi hay vậy.
Lên tới nơi, gặp bác sĩ thì bác sĩ bảo phải chuyển ba tôi lên Bệnh Viện Chợ Rẫy. Vì dây thần kinh bị chèn ở đốt sống lưng của ba tôi, nên bác sĩ bảo phải mổ gấp, không sẽ nguy hiểm.
Khi nghe số tiền phải đóng cho ba tôi lên đến 70 triệu, tôi như muốn quay cuồng. Vì thật ra, tôi và em gái lấy đâu ra số tiền lớn như vậy ngay bây giờ chứ. Tôi rất lo lắng, nhưng vẫn bấm bụng nói:
– Bác sĩ cứ mổ cho ba tôi, ngày mai tôi sẽ xoay đủ tiền viện phí cho ba. Thấy ba được vào mổ một phần yên tâm về ba, còn về tiền đóng viện lúc này đối với tôi thêm phần nặng nề. Tôi và em gái gọi điện thoại cho người này, người kia đến cả những người trong họ hàng, nói tình trạng của ba tôi như thế. Tôi cần giúp đỡ, nhưng vẫn là con số không.
Thế là tôi nhắn tin cho những anh, chị, em trong nhóm hay đi chùa cùng, cũng được xem là anh, chị, em, thân thiết giống một gia đình vậy.
May mắn thay, tôi được anh, chị nhiệt tình đồng ý giúp đỡ, cộng với số ít em gái tôi bán hết số vàng gom lại thì đủ để lo cho ba.
Bệnh Viện Chợ Rẫy thì bạn biết đấy, người người đông đúc chen nhau mà tìm chỗ nằm nghỉ tạm, tại khu vực chờ người thân, rất chật chội. Buổi tối nằm ngoài trời phía hiên hành lang của bệnh viện, gió thổi từng cơn lạnh buốt mà đợi ba đang mổ ở trong. Tôi vẫn mang theo kinh Địa Tạng trong giỏ xách theo bên người.
Tôi lấy kinh ra đọc dưới ánh sáng đèn của bệnh viện với thật nhiều tiếng người nói chuyện xung quanh. Số tiền gần 70 triệu nhanh chóng được chuyển đến tôi qua ngày hôm sau, dưới sự giúp đỡ của mọi người, có cả sự giúp đỡ một phần của vị sư huynh kia nữa.
Số tiền quá lớn, lại đến giúp tôi quá nhanh trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, tôi không tin và chưa kịp định thần lại sự việc lúc đó luôn.
Khi mổ xong, ba tôi được cho chuyển về Bệnh Viện Bà Rịa để tiện cho mọi phương tiện đi lại, cũng như thuận tiện cho công việc của tôi đi làm.
Trong thời gian này, tôi vẫn cố gắng dành thời gian đọc kinh liên tục, không bỏ ngang chừng và thầm cầu mong cho ba mau khỏe. Phòng bệnh ba tôi vừa chuyển về có 6 giường bệnh nhân, ba tôi nằm gần giường gần cửa ra vào.
Được vài ngày sau khi chuyển viện về Bà Rịa, có người chị bạn qua thăm ba tôi.
Thấy vậy, tôi và chị bạn mới cố gắng dìu ba dậy một chút để cho thoáng lưng, sợ ba bị hầm nóng lưng. Thấy ba đau và không ngồi dậy được, tôi nhìn mà lòng thương ba vô cùng, tôi mới quay qua nói với ba:
– Ba ơi, bây giờ không ai giúp được ba ngoài Chư Phật và Bồ Tát cả, hay ba hãy niệm Phật cho bớt đau ba nha. Nếu không ba cầm quyển kinh, ba đọc bằng mắt cũng được, không cần phải đọc thành tiếng.
Ba bảo với tôi:
– Ba ơi, bây giờ không ai giúp được ba ngoài Chư Phật và Bồ Tát cả, hay ba hãy niệm Phật cho bớt đau ba nha. Nếu không ba cầm quyển kinh, ba đọc bằng mắt cũng được, không cần phải đọc thành tiếng.
Lát sau, ba cũng nghe theo lời tôi cầm kinh Địa Tạng lên đọc, ba đọc được một, hai trang đầu trong kinh. Sự kì diệu xảy ra ngay lúc đó, trước sự chứng kiến ngỡ ngàng của tôi và nhiều người trong phòng bệnh. Tôi không tin vào mắt mình luôn. Trước đó, ba tôi còn đau và không ngồi dậy được, vậy mà chỉ sau khi đọc một, hai trang đầu của Kinh Địa Tạng tự động ba tôi có thể tự mình ngồi dậy.
Tôi vui mừng, trong tâm vẫn thầm cảm ơn Chư Phật, Bồ Tát gia hộ. Trưa đó, em gái tôi lên thay chăm sóc ba, để tôi về đi làm. Tối đến, tôi gọi điện cho em gái và hỏi thăm tình trạng của ba ra sao, em tôi nói:
– Ba đã xuống được giường, gỡ ống tiểu và có thể đi được tolet phía ngoài rồi. Tôi nghe qua em nói qua điện thoại, mà lòng vui mừng như muốn xúc động, vỡ òa mọi thứ.
Trong thời gian tôi chăm ba ở bệnh viện, còn xảy ra một chuyện hết sức kì thú. Ở chung phòng đó có một bệnh nhân cũng trạc tuổi như ba tôi. Nghe mấy cô, chú cùng phòng kể lại là mấy đêm hôm trước, chú này hay thường xuyên đi từ phòng này sang phòng khác, rồi la hét, cười nói và còn lảm nhảm rất khó hiểu, không cho ai ngủ yên được.
Nghe kể vậy, tôi nghĩ rằng chắc chú đó bị vong hồn oan gia phá, hay vong ở bệnh viện chọc nên chú mới như vậy. Mọi người cũng biết đó, bệnh viện người chết liên tục, chuyện có ma thì là quá bình thường, do mình không thấy họ thôi.
Tối hôm sau, tôi ở lại bệnh viện chăm ba thay em gái. Sau buổi tối, cho ba ăn và uống thuốc xong chuẩn bị đọc kinh. Vì lúc sáng, nghe mọi người kể trường hợp chú kia như vậy, nên tối nay tôi quyết định đọc kinh Địa Tạng sẽ hồi hướng công đức cho chú đó nữa.
Cũng lạ điều nữa là, chú đó nói lảm nhảm một mình liên tục từ sáng tới tối, vậy mà tới lúc tôi ngồi đọc kinh ngay giường phía ba tôi là chú im lặng không nói câu gì, cũng chẳng la hét như mọi khi. Lát sau, tôi thấy chú còn ngả lưng xuống ngủ ngon lành. Con của chú thấy lạ thì quay sang tôi bảo:
– Mấy hôm nay, ba em không ngủ đươc còn la hét um sùm, vậy mà hôm nay lại ngủ ngon lành.
Tôi đọc kinh xong, hồi hướng cho ba, cho chú đó và tất cả các vong linh ở bệnh viện luôn. Các bạn biết sáng hôm sau điều gì xảy ra không ?
Chú kia sau khi thức dậy, tỉnh hẳn luôn. Không còn nói lảm nhảm một mình, không la hét cũng không đi chỗ này, chỗ kia nữa. Tôi thầm biết rằng, đó là nhờ oai lực của kinh Địa Tạng, là nhờ sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát giúp các vong linh siêu thoát mà được kết quả như vậy.
Thế là, tôi càng tăng thêm tín tâm, tiêp tục đều đặn đọc kinh và hồi hướng cho ba đến khi ba xuất viện. Về nhà, ba đi lại dễ dàng nhanh chóng, hồi phục rất nhanh và không cần uống thuốc nữa.
Thật sự tôi rất, rất vui và thầm nghĩ công năng của Kinh Địa Tạng nói riêng, và những kinh điển của Phật nói chung thật sự không thể nghĩ bàn, tôi muôn phần cảm phục và biết ơn sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát.
NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
Diệu Phước Hảo
FB: https://www.facebook.com/hiennguyen.nguyen.560
Cảm ơn bạn Trần Linh rất nhiều. đã 6 năm nay toi ăn chay niệm phật. Ngoài ra tôi cũng tụng kinh và không sát sinh và còn phóng sinh nữa.
Trong tâm tôi luôn muốn thuyết phục mọi người, đặc biệt là những người đau ốm bệnh tật hay những người có người thân bị ốm đau là hãy ăn chay và tụng kinh niệm chú. nhưng ngặt một nỗi. tôi chỉ sợ mọi người nhìn tôi bằng con mắt dò xét. Tuy nhiên tôi xin phép lấy câu chuyện của bạn làm bằng chứng cụ thể về lợi ích của niệm phật và tụng kinh để khi có cơ hội tôi sẽ cố gắng giúp mọi người hiểu hơn và tin tưởng về lợi ích của tụng kinh niệm phật
xin cảm ơn bạn trần linh 1 lần nữa
Cảm ơn bạn rất nhiều về bài chia sẻ này. Hy vọng mọi người sẽ đọc được.A Di Đà Phật
Lúc nằm trên giường nên niệm Phật thầm
Nếu phòng ngủ không thanh khiết, hãy nên thờ tượng Phật nơi tịnh thất, mỗi ngày đến nhìn kỹ một hai lần thì trong tâm sẽ có thể ức niệm được. Niệm Phật tuy quý tại chí thành thanh khiết, nhưng người bệnh không thể làm được thì chỉ cốt sao giữ lòng chí thành thầm niệm, hoặc niệm ra tiếng, công đức vẫn giống hệt nhau. Do Phật từ rộng lớn, như con trong lúc bệnh khổ, cha mẹ chẳng tính theo cách thức lúc bình thường để quở trách con, lại còn vỗ về xoa nắn thân thể, tẩy rửa gột trừ ô uế cho con. Nếu con cái đã lành bệnh, mà vẫn đối xử với cha mẹ như lúc mình còn đang bệnh thì sẽ bị sét đánh. Sao các hạ lại nghĩ mình đang nằm trên giường niệm thầm là có tội vậy? Nếu người không có bệnh, lúc ngủ còn nên thầm niệm, huống chi là bệnh nhân!
ẤN QUANG ĐẠI SƯ
Xin cô chú cho con hỏi câu này có tính dâm dục nên con xin sám hối trước ạ. Đó là ở Việt Nam có những lễ phồn thực như thể hiện màn gần gũi giữa hai bộ phận tế nhị của nam và nữ trước mọi người, lại có lễ hội cho diễu hành và chụp hình bộ phận tế nhị của nam làm rất lớn và rất rõ ràng và “Thật”… Con xin lỗi vì nêu vấn đề này nhưng con thắc mắc là những lễ hội này “đập vào mắt trẻ thơ những hình ảnh Dâm Dục này” có khi sẽ làm “Bôi đen Tâm Hồn trẻ không”, con không dám nói sai hay đúng việc này vì con Ngu Si không hiểu được, nhưng theo Ngu Ý của con là Những lễ hội này là Dâm Dục là Xấu nhưng không hiểu tại sao nó cứ tồn tại mấy chục năm và càng ngày càng nhiều người tham gia. Vậy nếu những lễ này là Dâm Dục là Sai Đạo Đức thì phải càng ngày càng tàn lụi và biến mất chứ sao lại càng lớn sau mỗi năm. Xin giúp con hiểu ạ. A DI ĐÀ PHẬT.
Nam Mô A Di Đà Phật. bạn sơn thân mến,
Theo CLA được biết thì dâm dục đoạn mới có thể thoát khỏi sinh tử lục đạo luân hồi, nhập Niết Bàn.
Những con người cùng với văn hóa phồn thực cho rằng âm và dương cùng với các bộ phận, biểu tượng tượng trưng tạo ra con người,sự sống trên Trái Đất nên tùy theo văn hóa mà thờ phụng.Họ đâu biết rằng đó lại là gốc rễ của sinh tử,luân hồi và lục đạo. Trước cảnh tượng đó thì bạn Sơn nên niệm Phật, nếu được bạn có thể hoằng pháp khai thị hoặc cùng mọi người nghiên cứu Bát Nhã Tâm Kinh có chỉ về lẽ vô thường trên cõi ta bà, sinh tử luân hồi lục đạo cũng là một trong số đó. Chỉ có diệt dục mới là giải thoát .
Như câu :” Yết đế,yết đế,ba la tăng yết đế,bồ đề tát bà ha,ma ha bát nhã ba la mật đa” ( sang bờ bên kia thì có thể giải thoát . Ngược lại,những kẻ tuyên truyền dâm dục, khởi tâm dâm dục mà không sám hối, thực hiện hành vi dâm dục đều tạo nhân địa ngục. Nếu không có Phật pháp,khó lòng thoát khỏi. Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.CLA kính chúc các vị liên hữu ngày rằm tháng giêng an lành, tinh tấn và hoan hỉ ạ.
Dạ con xin cám ơn cô chú Chơn Lâm Ánh ạ, con chưa thấy ngoài đời nhưng trên báo thấy những lễ hội vậy nên con Ngu Si không biết mới hỏi, biết là sai nhưng sao họ vẫn cứ làm thì biết làm sao bây giờ, bản thân con tệ lậu kém hiểu biết nên thắc mắc phải hỏi chứ không làm gì được. Con xin tùy hỷ công đức bố thí pháp cho con ạ con cám ơn A DI ĐÀ PHẬT.
Nam Mô A Di Đà Phật, CLA chỉ là sinh viên năm nhất tu tại gia thôi ạ. Theo CLA được biết thì mình tu việc mình trước rồi mới lo chuyện chúng sinh, miễn sao tâm bạn sơn thanh tịnh, bất nhiễm, tinh tấn niệm Phật học hỏi Phật pháp, không hành nghiệp bất thiện đến khi tu thành chính quả rồi mới có thể giúp đỡ chúng sinh khỏi vô minh. Do cõi Ta Bà uế nặng nề, khó tránh khỏi vô thường, thân ta cũng là chúng sinh, chưa thoát khỏi luân hồi nên chưa thể độ được cho họ, nếu có thể hoằng pháp giáo hóa mọi người thì vẫn nên là những vị đạo hữu tu cao, học rộng hành thiệ tích đức . Một người chưa khỏi ốm thì không thể chữa bệnh được cho người khác đúng không bạn Sơn. Vậy thì cùng cố gắng nhé. Nam Mô A Di Đà Phật
Nếu quả thật Chơn Lâm Ánh mới học năm nhất thì chắc có lẽ nhỏ tuổi hơn mình, nhưng đọc những dòng bạn viết mình thật sự khâm phục hạnh Tu của bạn và ngược lại càng thấy hỗ thẹn cho mình Tu yếu kém mà còn lười nhác. Xin tùy hỷ công đức với bạn và sẽ cố gắng theo gương bạn để Tu tốt hơn. Hết đời này chúng ta phải gặp được A Di Đà Phật và cùng nhau Vãng Sanh về Tây Phương Cực Lạc bạn nhé. Cám ơn bạn lần nữa A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
“Thời Mạt Pháp Phật Trời đại xá
Hễ có tu kết quả là thành
Tại gia niệm Phật làm lành
Cũng đồng giải thoát siêu sanh Phật đài”.
Dạ vâng ạ, duyênPhật pháp đến sớm hay muộn đều là do nhân duyên và Phật tánh ở trong mỗi chúng sanh mà thành ạ. CLA chỉ mới biết đến pháp môn Tịnh độ được 3 năm thôi ạ. Vẫn mong các vị đạo hữu chỉ giáo thêm ạ
Xin hỏi các sư huynh, có vị nào biết các Tổ Sư như Ấn Quang đại sư, Hòa thượng Tuyên Hóa, hoặc Pháp Sư Tịnh Không có nhắc đến bát quan trai giới không? LN không tìm thấy các vị Tổ nói về cách thọ trì bát quan trai, hoặc bất kỳ thông tin nào về Bát giới từ các vị Tổ sư.
Nếu ai có từng đọc qua, xin chỉ cho LN được biết. Vì LN đang muốn tìm hiểu xem có giờ cố định để thọ Bát giới không, hay là có thể thọ giới theo giờ mình chọn, rồi qua hôm sau, ngay đúng giờ ấy xã giới?
Vì không có những vị Tổ sư khai thị nên những thắc mắc không biết tìm đâu cho rõ. Thí như có thể thọ giới bắt đầu vào 9g tối rồi tới 9g tối hôm sau xã giới? Hay nhất thiết phải thọ giới bắt đầu vào buỗi sáng hoặc vào mấy giờ, và về việc không ăn sau 12g trưa, vậy mấy giờ thì bắt đầu ăn? Còn không ngủ giường cao, thời này giường ghế cao bao nhiêu thì được coi như cao? Những đều như vậy LN không tìm thấy câu trả lời từ các vị Tổ, có vị cư sĩ nào từng thấy qua trong sách nào hoặc vị Tổ sư nào có giảng xin chỉ cho.
-LN
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Lăng Nghiêm,
Bạn hoan hỉ đọc kỹ bài pháp Phật dạy để biết rõ về Bát Quan Trai Giới và cách thọ trì nhé.
……………………………………………….
(Trích Kinh Tăng Nhất A Hàm – QUYỂN III
PHẨM THIÊN TỬ MÃ HUYẾT HỎI BÁT CHÁNH )
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Nay Ta sẽ nói về pháp Bát quan trai Hiền Thánh, các Thầy khéo suy nghĩ ghi nhớ, tùy hỷ vâng làm.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy.
Thế Tôn bảo:
– Thế nào gọi là pháp Bát quan trai? Một là không sát sanh. Hai là không trộm cắp. Ba là không tà dâm. Bốn là không vọng ngữ. Năm là không uống rượu. Sáu là không ăn phi thời. Bảy là không nằm giường cao rộng. Tám là xa lìa hát xướng, hương hoa thoa thân.
Này Tỳ-kheo! Ðó là pháp Bát quan trai Hiền Thánh.
Khi ấy, Ưu-ba-ly bạch Phật:
– Làm thế nào tu hành pháp Bát quan trai?
Ðức Phật bảo:
– Ở đây này Ưu-ba-ly! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn vào các ngày mùng tám, mười bốn, rằm, đến chỗ các Sa-môn, hoặc Tỳ-kheo trưởng lão, tự xưng tên, từ sáng đến chiều, như A-la-hán, giữ tâm không thay đổi, không lay động, không dùng dao gậy với quần sanh, lòng từ khắp tất cả. ‘Nay ta thọ trai pháp, không phạm một điều, không khởi tâm sát, tập theo lời dạy của bậc chân nhân, không trộm, không dâm, không vọng ngữ, không uống rượu, không ăn phi thời, không nằm giường cao rộng, không tập hát xướng đánh đàn, hoa hương xoa thân’.
Nếu người có trí tuệ, nên nói như thế; nếu người không trí tuệ, nên dạy họ như thế.
Lại, Tỳ-kheo kia nên chỉ dạy cặn kẽ, đừng để mất, cũng chớ vượt thứ lớp. Lại nên dạy họ phát thệ nguyện.
Ưu-ba-ly bạch Phật:
– Nên phát nguyện thế nào?
Phật bảo:
– Người kia phát nguyện rằng: ‘Nay con do pháp Bát quan trai này, không rơi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cũng không rơi vào chỗ bát nạn, không ở biên địa, không rơi chỗ hung ác, không theo ác tri thức; thờ phụng cha mẹ, chuyên chánh không tập tà kiến, sanh vào trung tâm của quốc gia, nghe pháp lành này, phân biệt suy nghĩ, thành tựu từng pháp; đem công đức giữ gìn trai pháp này, nhiếp thủ điều lành cho tất cả chúng sanh; đem công đức này bố thí người ấy, khiến thành đạo Vô thượng Chánh chơn; đem phước báu thệ nguyện này bố thí cho hàng Tam thừa khiến không thối chuyển nửa chừng’.
Lại nữa, pháp Bát quan trai này được dùng để học Phật đạo, Bích-chi Phật đạo, A-la-hán đạo. Người học Chánh Pháp trên thế giới cũng tập nghĩa này. Giả sử đời vị lai, khi đức Phật Di-lặc xuất hiện, bậc Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác, ai gặp hội của Ngài khiến đúng thời được độ.
Thời đức Phật Di-lặc ra đời, Thanh văn có ba hội. Hội thứ nhất có chín mươi sáu ức chúng Tỳ-kheo, hội thứ hai có chín mươi bốn ức chúng Tỳ-kheo, hội thứ ba có chín mươi hai ức chúng Tỳ-kheo, đều là bậc A-la-hán các lậu đã hết. Vua nước ấy và bậc thầy giáo thọ của quốc gia cũng sẽ dạy những lời như thế, không thể thiếu sót.
Khi ấy, Tôn giả Ưu-ba-ly bạch Phật:
– Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn kia, tuy giữ pháp Bát quan trai, trong ấy không phát thệ nguyện, có được công đức lớn chăng?
Ðức Phật bảo:
– Tuy được phước, phước ấy không đủ. Vì sao? Nay Ta sẽ nói.
Thời quá khứ có vua tên Bảo Nhạc, dùng pháp trị dân không cong vạy, thống lãnh cảnh giới Diêm-phù-đề này. Bấy giờ có đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai, Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn xuất hiện ở thế gian. Nhà vua có người con gái tên là Mâu-ni, dung mạo rất đặc biệt thù thắng, sắc mặt như hoa đào, đều do đời trước cúng dường chư Phật mà được như vậy.
Bấy giờ, đức Phật kia cũng có ba hội Thanh văn. Hội ban đầu có một ức sáu vạn tám ngàn chúng. Hội thứ hai có một ức sáu vạn chúng. Hội thứ ba có một ức ba vạn chúng. Ðều là bậc A-la-hán, các lậu đã hết. Lúc ấy, đức Phật kia vì các đệ tử thuyết pháp như thế này :
– ‘Các Tỳ-kheo! Nên nhớ tọa Thiền, chớ giải đãi, lại cần tìm phương tiện tụng tập kinh giới’.
Vị thị giả của đức Phật tên Mãn Nguyện, đa văn đệ nhất, như Tỳ-kheo A-nan của Ta ngày nay đa văn hơn hết. Khi ấy, Tỳ-kheo Mãn Nguyện, bạch đức Phật Bảo Tạng:
– ‘Có các Tỳ-kheo các căn chậm chạp, u tối, cũng không tinh tấn đối với pháp Thiền định, cũng không tụng tập. Hôm nay Thế Tôn sẽ xếp những người như thế vào nhóm nào?’
Ðức Phật Bảo Tạng dạy:
– ‘Nếu như có Tỳ-kheo các căn ám độn, không kham thực hành pháp Thiền, nên tu về ba pháp nghiệp của bậc Thượng nhân. Thế nào là ba? Là tọa Thiền, tụng kinh, siêng năng giúp đỡ việc chúng’.
Như thế, đức Phật kia vì các đệ tử nói pháp vi diệu như thế. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo trưởng lão cũng không kham tu hành pháp Thiền. Tỳ-kheo kia bèn nghĩ rằng: ‘Nay ta tuổi già yếu, không thể tu pháp Thiền, nay ta nên tìm cách làm theo pháp siêng năng giúp đỡ’. Khi ấy, Tỳ-kheo trưởng lão kia đi vào thành Dã Mã, xin dầu thắp đèn về cúng dường đức Phật Bảo Tạng, khiến cho ánh sáng không dứt. Công chúa Mâu-ni thấy Tỳ-kheo trưởng lão này đi xin trên các đường phố, liền hỏi:
– ‘Thầy Tỳ-kheo! Hôm nay Thầy cần gì?’
Tỳ-kheo đáp:
– ‘Công chúa nên biết! Tôi tuổi đã già, không kham tu hành pháp Thiền, nên đi xin các loại dầu để cúng dường Phật, tiếp tục ánh sáng của bậc Tôn quý.
Khi ấy, công chúa nghe danh hiệu Phật, vui mừng phấn khởi không thể dừng, liền thưa với Tỳ-kheo trưởng lão:
– Tỳ-kheo ! Nay Thầy đừng đi xin các nơi khác, tôi sẽ tự cung cấp các loại dầu đèn, thảy đều bố thí đủ hết.
Tỳ-kheo trưởng lão nhận sự bố thí của công chúa, mỗi sáng đến lấy dầu cúng dường đức Phật Bảo Tạng. Thầy nguyện đem công đức phước nghiệp này, hồi hướng về đạo Vô thượng Chánh chơn. Miệng tự nói rằng: ‘Tuổi đã già lại căn tánh chậm, không có trí tuệ thực hành được pháp Thiền, đem công đức này, nơi sanh ra không rơi vào đường ác, khiến đời tương lai được gặp đấng Thế Tôn như đức Phật Bảo Tạng hiện nay không khác. Cũng được gặp Thánh chúng như Thánh chúng hiện nay không khác, nói pháp cũng như hiện nay không khác’.
Khi ấy, đức Phật Bảo Tạng biết ý niệm trong tâm thầy Tỳ-kheo kia, liền mỉm cười, trong miệng phát ra hào quang năm sắc mà bảo rằng:
– ‘Này Tỳ-kheo ! Qua vô số kiếp đời vị lai, Thầy sẽ làm Phật hiệu Ðăng Quang Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác.’
Khi ấy, Tỳ-kheo trưởng lão vui mừng hớn hở không thể tự kềm, thâm tâm vững chắc, ý không thối chuyển, nhan sắc đặc biệt không giống ngày thường. Công chúa Mâu-ni thấy Tỳ-kheo ấy dung mạo đặc biệt hơn ngày thường, liền hỏi:
– ‘Tỳ kheo! Hôm nay sắc diện rất là thù diệu, không giống ngày thường, có điều đắc ý? ‘
Tỳ-kheo đáp:
– ‘Công chúa nên biết, vừa rồi Như Lai dùng cam lồ rưới lên đảnh tôi.’
Công chúa Mâu-ni hỏi:
– ‘Như Lai dùng cam lồ rưới trên đảnh thế nào?’
Tỳ-kheo đáp:
– ‘Tôi được đức Như Lai Bảo Tạng thọ ký, nói rằng qua tương lai vô số a-tăng-kỳ kiếp, tôi sẽ làm Phật, hiệu là Ðăng Quang Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác. Thâm Tâm tôi vững chắc, ý không thối chuyển. Như thế, Công chúa, vì tôi được Như Lai thọ ký’
Công chúa hỏi:
– ‘Ðức Phật không thọ ký cho tôi ư?’
Tỳ-kheo trưởng lão đáp:
– ‘Tôi cũng không biết có thọ ký cho Công chúa chăng? ‘
Công chúa nghe thầy Tỳ-kheo nói rồi, liền cỡi xe vũ bảo, đến chỗ đức Phật Bảo Tạng, cúi đầu lễ chân Phật lui ngồi một bên. Công chúa bạch Phật:
– ‘Nay con là đàn việt thí chủ, thường cung cấp các thứ dầu cần dùng. Mà nay Thế Tôn thọ ký cho thầy Tỳ-kheo, riêng không thọ ký cho con’.
Ðức Phật Bảo Tạng đáp:
– Phát tâm cầu nguyện, phước ấy khó lường, huống gì dùng tài vật bố thí’.
Công chúa Mâu-ni thưa:
– ‘Nếu Như Lai không thọ ký cho con, con sẽ tự đoạn mạng sống của mình’.
Ðức Phật Bảo Tạng đáp:
– ‘Làm thân người nữ, cầu làm Chuyển Luân Thánh vương không được, cầu làm Ðế Thích cũng không được, cầu làm Phạm thiên vương cũng không được, cầu làm Ma vương cũng không được, cầu làm Phật cũng không được’.
Công chúa thưa:
– ‘Nhất định con không thể thành đạo Vô thượng được ư? ‘
Phật Bảo Tạng đáp:
– ‘Ðược, Công chúa Mâu-ni được thành đạo Vô thượng Chánh chơn. Song công chúa nên biết, về tương lai qua vô số a-tăng-kỳ-kiếp có Phật ra đời, đó là thiện tri thức của Cô, đức Phật kia sẽ thọ ký cho Cô’
Khi ấy, công chúa Bạch Phật: – ‘Người nhận thanh tịnh, còn thí chủ uế trược chăng? ‘
Phật Bảo Tạng đáp:
– ‘Những gì Ta nói hôm nay, là tâm ý thanh tịnh, phát nguyện vững chắc’.
Công chúa nói xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễ chân Phật, đi quanh Phật ba vòng rồi lui ra.
Ưu-ba-ly nên biết! Qua vô số a-tăng-kỳ-kiếp, Phật Ðăng Quang xuất hiện ở đời tại nước lớn tên là Bát-đầu-ma, cùng với chúng Ðại Tỳ-kheo mười sáu vạn tám ngàn người câu hội. Quốc vương và nhân dân nước ấy đều đến kính thờ Phật. Khi ấy, nước kia có vua tên Ðề-bà-diên-na, dùng pháp trị hóa, thống lãnh cõi Diêm phù-đề. Nhà vua thỉnh Phật và chúng Tỳ-kheo đến để cúng dường trai phạn.
Bấy giờ, đức Phật Ðăng Quang sáng sớm đắp y mang bát, dẫn chúng Tỳ-kheo vào thành. Khi ấy, có một Phạm chí tên Di-lặc, gương mặt đoan chánh, riêng vượt hơn mọi người, như là Phạm Thiên, thông suốt các kinh tạng thảy đều quán triệt, các sách vở, chú thuật, thảy đều rành rẽ, thiên văn, địa lý thảy đều biết rõ. Phạm chí kia xa thấy Phật Ðăng Quang đi đến, dung mạo đặc biệt thù thắng, phi thường hơn đời, các căn vắng lặng, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân; thấy rồi liền phát khởi lòng hoan hỷ, sanh lòng lành nghĩ rằng; ‘Các sách vở ghi chép việc Như Lai xuất hiện rất là khó gặp, đúng thời mới xuất hiện như hoa Ưu-bát đúng thời mới xuất hiện, nay ta nên đến thử’.
Khi ấy, Phạm chí tay cầm năm cành hoa, đến chỗ Thế Tôn, lại khởi nghĩ thế này: ‘Ai có đủ ba mươi hai tướng tốt gọi là thành Phật’. Ông liền đem năm cành hoa tung lên mình Phật, và mong thấy được ba mươi hai tướng tốt. Song ông chỉ thấy ba mươi tướng, mà không thấy thêm hai tướng nữa, liền khởi hồ nghi: ‘Nay quan sát Thế Tôn, không thấy được tướng lưỡi rộng dài và tướng mã âm tàng’.
Ông liền nói kệ:
Nghe có ba hai tướng
Tướng mạo của Ðại nhơn
Nay không thấy hai tướng
Tướng hảo có đủ chăng?
Có tướng mã âm tàng
Trinh khiết không dâm chăng?
Có tướng lưỡi rộng dài
Chấm tai, trùm mặt chăng?
Vì tôi hiện tướng ấy,
Ðể dứt các hồ nghi,
Mã âm và tướng lưỡi
Xin nguyện muốn thấy đó.
Khi ấy, đức Phật Ðăng Quang liền nhập chánh định khiến Phạm chí thấy được hai tướng ấy. Ðức Phật Ðăng Quang liền bày tướng lưỡi rộng dài, liếm trùm cả mặt, phóng ánh sáng lớn, trở lại từ đảnh chui vào. Phạm chí thấy đức Phật có đầy đủ ba mươi hai tướng, thấy rồi vui mừng hớn hở không thể tự kềm, rồi nói thế này:
– Cúi xin Thế Tôn chứng minh cho con, ngày nay dùng năm cành hoa dâng lên Như Lai, và đem thân này cúng dường bậc Tôn Thánh.
Khi phát thệ này, năm cành hoa ở trên không trung hóa thành đài báu, rất thù diệu, có bốn trụ bốn cửa. Phạm chí thấy đài báu, vui mừng hớn hở không thể tự kềm, phát lời nguyện: ‘Xin cho con đời sau được làm Phật như đức Phật Ðăng Quang, đệ tử đồ chúng thảy đều như thế’.
Khi ấy, đức Phật Ðăng Quang biết ý nghĩ trong tâm Phạm chí liền mỉm cười. Pháp thường của chư Phật, khi thọ ký thì Phật mỉm cười, trong miệng phát ra hào quang năm sắc chiếu khắp tam thiên đại thế giới, mặt trời mặt trăng không còn ánh sáng, ánh sáng ấy lại từ đảnh mà vào. Nếu khi thọ ký thành Phật thì ánh sáng từ đảnh vào. Nếu khi thọ ký thành Bích-chi Phật, ánh sáng từ miệng phát ra lại trở vào lỗ tai. Nếu thọ ký thành Thanh văn, thì ánh sáng trở vào vai. Nếu thọ ký sanh lên Trời, lúc ấy ánh sáng trở vào cánh tay. Nếu thọ ký sanh loài Người, ánh sáng trở vào hai bên hông. Nếu thọ ký sanh ngạ quỷ, thời ánh sáng trở vào nách. Nếu thọ ký sanh súc sanh, ánh sáng trở vào đầu gối. Nếu thọ ký sanh địa ngục, ánh sáng đi vào gót chân.
Khi ấy, Phạm chí thấy ánh sáng trở vào đỉnh đầu, vui mừng hớn hở không thể tự kềm, liền trải tóc dưới đất và nói lời này: ‘Nếu đức Phật không thọ ký cho tôi, thì ngay chỗ này tôi sẽ tự hủy hoại các căn’. Khi ấy đức Phật Ðăng Quang biết ý nghĩ trong tâm Phạm chí, liền bảo:
– ‘Ông mau đứng lên. Ðời vị lai sau, sẽ được thành Phật hiệu Thích Ca Văn Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác’.
Phạm chí nghe Phật thọ ký rồi, tâm rất vui mừng không thể tự kềm, lập tức ngay nơi ấy được biến hiện tam-muội, bay lên hư không cách mặt đất bảy nhẫn, chắp tay hướng về đức Phật Ðăng Quang.
Này Ưu-ba-ly! Thầy chớ lấy làm lạ. Thầy Tỳ-kheo trưởng lão vào thời đức Phật Bảo Tạng, đâu phải người nào lạ, chính là đức Phật Ðăng Quang. Còn công chúa Mâu-ni lúc ấy, chính là Ta hiện nay. Lúc ấy đức Phật Đăng Quang đặt danh hiệu Ta là Thích-ca Văn. Nay Ta do nhân duyên ấy, nên nói pháp Bát-quan trai này, nên phát thệ nguyện, không thệ nguyện không kết quả. Vì sao? Nếu lúc ấy, công chúa phát nguyện như thế, liền ngay nơi kiếp ấy thành tựu sở nguyện, rốt cuộc không thành Phật đạo. Phước thệ nguyện không thể xưng kể, được đến chỗ cam lồ, chỗ diệt tận. Như thế, Ưu-ba-ly, nên học như thế.
Bấy giờ, Tôn giả Ưu-ba-ly nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Cảm ơn sư huynh Thiện Nhân. Bài kinh văn đây Phật dạy về cách phát nguyện. Nhưng LN vẫn còn chưa hiểu về việc giờ giấc như đã nói ở trên. Thường thì nghe nói mọi người thọ giới vào buổi sáng, nhưng lỡ muốn bắt đầu thọ giới vào 9g tối đến 9g tối hôm sau thì vẫn là 24h nhưng không biết đâu để hỏi rõ rằng như vậy có đúng giới luật không? 🙁
Nếu Sư huynh có biết, thì có thể giúp LN không?
A DI ĐÀ PHẬT!
Về giờ giấc thì phần lớn theo các chùa các phật tử được Thầy
truyền giỡi từ 14.00h ngày hôm trước và sẽ trì giới thanh tịnh trong 24h. Vì thế phần lớn các đạo tràng đều lẩy ngày Thứ Bảy và Chủ nhật để tu. Việc truyền giới nói cho đúng phải do một vị Tăng hay Ni có đức hạnh đảm nhiệm thì việc truyền giới mới đúng pháp. Trường hợp nếu tự phát tâm tu Bát quan trai thì phật tử có thế đối trước tạm bảo có tượng Bổn Sư rồi xin thọ và y giới. Thọ giới là quan trọng nhưng y giới mới là tối yếu. Y giới được hiểu ờ tâm giữ giới thanh tịnh, mà tâm thì vốn không có noi trốn, do vậy giới có thành tựu hay không vỗn ở tâm người thọ và trì giới.
Chúc bạn tinh tấn.
Việc thọ Bát Quan Trai Giới là rất tuyệt vời nhưng có một vấn đề không nhỏ: nhiều vị cư sĩ do tâm lực chưa đủ, thọ Bát Quan Trai xong về nhà ngã mạn tự cho mình là Bồ tát.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phúc Bình,
Có lẽ bạn nhầm với việc thọ Bồ Tát Giới chăng?
Dạ, Bát Quan Trai Giới hay thọ Bồ tát giới giờ PB cũng không chắc, nhưng là việc tham gia tu tập thọ giới trong Chùa 1 ngày là chắc chắn. Ý kiến của PB là từ tâm sự của một Sư Thầy – khi có những vị sau lễ thọ giới tự đặt mình cao hơn Tăng chúng. Phúc Bình cam phận hèn không dám nghĩ đến giới Bồ tát nên có thể sai ở đâu đó. A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
* Trong Phật pháp những gì không chắc chắn chúng ta phải cẩn trọng khi nhận xét.
* việc phật tử ngộ nhận, tự cho mình là Bồ tát thì chắng hiếm. Phật dạy trong kinh rất rõ ràng: bồ tát hành cãc pháp phải không có chỗ trụ trước nơi sắc, thanh hương vị xúc pháp. Mới thọ 8 giới thậm trí thọ cả bồ tát giới mà đã ngộ cho mình là bồ tát đó là đại vọng ngữ. Người như vậy bạn để tâm làm gì cho mệt.
Cảm ơn PB nhắc nhở, LN biết tự thân sanh vào thời mạt pháp, là hạng hạ căn, không dám mơ làm người thượng căn huống hồ là nhập vào cảnh giới Bồ Tát.
LN rất thích pháp Bát quan trai, nhưng rất lâu rồi vẫn không tìm kiếm được các bài pháp do các Tổ sư thuyết giảng rõ sâu xa về Bát quan trai nên có nhiều nghi vấn. Luôn muốn tìm kiếm sách nào có nói chi tiết hơn để tránh những sai lầm nhỏ nhặt nhưng không có thấy.
Cảm ơn huynh TN thường giúp đỡ LN. Xin cho LN hỏi câu chót, rằng về không ăn sau Ngọ, là 12h, vậy sáng dậy thì không ăn, nhưng tới 11:30 mới ăn thì vẫn được phải không? Vì chưa tới 12h ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Lăng Nghiêm,
Đúng rồi! Bạn có thể ăn sáng và ăn trưa trước 12h, sau đó thì chỉ uống nước thôi.
Thông thường thì khi thọ giới tại các đạo tràng, đến phần thọ giới Không ăn phi thời, vị Thầy truyền giới sẽ hỏi các giới tử và sẽ thường gợi ý (còn gọi là khai giới hay mở rộng giới): nếu ai (vì điều kiện sức khoẻ) nhất thiết phải dùng tiểu trai vào buổi chiều, khi thọ giới nên nói: Con xin cố gắng! Kế đó vào buổi chiều, thọ tiểu trai thì không bị phạm giới. Nhưng nếu khi thọ giới không ăn phi thời mà phát nguyện: Con giữ được! Sau đó tới bữa ăn chiều lại hồn nhiên ăn=phạm giới tham ăn và nói dối.
Điều này khá vi tế, vì vậy khi các bạn thọ Bát Quan Trai Giới phải nên tuỳ theo sức khoẻ cá nhân mà khéo chọn lựa cho hợp với bổn nguyện của mình.
Cảm ơn huynh Thiện Nhân rất nhiều! Lại tận tình nhắc nhở LN về trai giới. LN không mấy lo về việc ăn sau ngọ, chỉ lo là về giờ giấc lúc bắt đầu, LN có ý hơi khác thường, vì bắt đầu lúc 9g tối thì tiện cho LN hơn. Nên định là bắt đầu từ 9g tối, rồi tới 9g tối hôm sau là xã giới.
LN biết mọi người thường thọ giới lúc sáng, nhưng trong kinh Phật không có nói nhất định phải bắt đầu từ buỗi sáng, nên tạm thời LN sẽ bắt đầu thọ giới từ 9g tối. Mong là như vậy không phạm lỗi, không sai với giới luật..
Cảm ơn huynh TN, nguyện cầu Tam Bảo thường gia trì cho sư huynh thân tâm thường an lạc, thanh tịnh.
CHÚ ĐẠI BI ĐÃ CỨU TÔI KHỎI BỆNH VIÊM CỔ TỬ CUNG VÀ HO RA MÁU
Tôi tên là Trịnh Thanh Thanh, pháp danh Thiện Nghĩa, sinh năm 1982, quê ở Hà Tây, hiện đang làm việc và sinh sống tại Đài Loan. Trước đây tôi có đôi lần lên chùa đọc kinh tuy nhiên vẫn không hiểu lắm, nhân duyên khiến tôi bước vào Phật Pháp sâu sắc đó là khi trải nghiệm liên tục sự vi diệu của Phật pháp ứng trên chính bản thân mình.
Năm 2016 , tử cung tôi ra máu mủ rất nhiều đến mức ngày nào tôi cũng phải đóng băng vệ sinh, cảm giác vô cùng thống khổ, đau đớn, chẳng khác gì địa ngục giữa trần gian. Tôi đi khám ở bệnh viện huyện thì bác sĩ nói rằng tôi bị viêm cổ tử cung, nếu để nặng sẽ thành ung thư cổ tử cung.
Tôi nghe như sét đánh bên tai, bởi nếu vậy thì cầm chắc cái chết rồi, dù rằng căn bệnh ấy khiến tôi sống cũng như chết đau đớn vô cùng, nhưng khi nghĩ đến còn chồng và 2 con nhỏ tôi lại khó cầm lòng.
Tôi đã dùng nhiều thuốc men nhưng kết quả chẳng mấy khả quan, lúc đó tôi chán nản vô cùng. Tuy nhiên tôi hiểu rằng đây chính là do ác nghiệp mình phải chịu lấy, khi chưa biết đến Phật Pháp tôi đã 5 lần bỏ thai nhi, 1 lần thì sẩy thai, chưa kể những ác nghiệp khác trong kiếp này và vô lượng kiếp trước, tội lỗi thật khó lòng dung thứ.
Vậy là tôi nhớ đến trong các kinh mình được thỉnh ở chùa trước đây đều có Chú Đại Bi, chắc hẳn chú Đại Bi oai lực rất lớn, thế là tôi phát tâm tụng thuộc.
Vì gia đình chồng không tin theo Phật nên cũng không có ban thờ, nên tôi mở ảnh Bồ Tát trong điện thoại rồi quỳ sụp xuống chấp tay phát nguyện tụng 12.000 biến Chú Đại Bi ( một biến tức là một lần đọc), sám hối tội lỗi và cầu xin Bồ Tát Quan Thế Âm gia hộ cho tôi khỏi căn bệnh viêm tử cung đang hành hạ đau đớn này.
Tôi cũng phát nguyện ăn chay trường kể từ ngày ấy. Lúc đầu chưa quen thì tôi tụng mỗi ngày 20 biến rồi lên dần 30, 40,60..xong lên 120 biến.. Rất nhanh, sau một tuần tôi đã không còn đau đớn nữa rồi, hạnh phúc lắm thay, khiến tôi càng tín tâm trì tụng nhiều hơn,và sau đó không lâu tử cung tôi cũng không còn chảy máu nữa.
Với nhiều người thì phải trì tụng cả năm mới đủ 12.000 biến, còn với tôi thì vài tháng đã xong rồi. Bệnh viêm cổ tử cung của tôi cũng tự khỏi kể từ ngày ấy đến giờ.
Một linh ứng nữa xin được kể với các bạn, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau khi khỏi bệnh viêm tử cung thì tôi với chồng sang Đài Loan xuất khẩu lao động. Tôi nhớ khoảng thời gian đó là cuối năm 2017, tôi bỗng bị bệnh ho ra máu. Ở nước ngoài mà bị bệnh thì bất tiện hơn ở Việt Nam nhiều.
Bệnh này hành tôi cổ họng đau rát, ăn uống khó khăn, bất nhẫn khó kham vô cùng. Tôi hiểu đây là oan gia trái chủ đến tìm mình oán báo.
Tôi bắt đầu phát nguyện 1000 ngày đọc chú Đại Bi để hồi hướng cho oan gia trái chủ, mỗi ngày 108 biến, áng chừng là 3 năm, đến bây giờ tôi vẫn đang đọc tụng.
Nhiều hôm do bệnh hành đau đớn, không ăn được, không đi làm được nhưng tôi không dám bỏ tụng Chú ngày nào. Có hôm mệt quá tụng chưa xong ngủ gục thì như có người vỗ vào vai nhắc tôi dạy tụng tiếp đi, tụng đủ rồi tôi mới ngủ được, có lẽ là do các vị Hộ pháp đang nhắc nhở tôi tinh tấn tu hành.
Căn bệnh ho ra máu của tôi chỉ khoảng vài tháng sau thì hết, bây giờ thì bình thường hẳn. Kì tích chưa từng thấy phải không các bạn, bởi nhiều người bị bệnh đi bệnh viện còn bị chết oan, còn tôi từ bỏ không thuốc men, chỉ nương theo Phật pháp, vừa giải được nghiệp mà còn sống khỏe mạnh, an vui được đến giờ.
Tôi xin kể tiếp một câu chuyện nhỏ về sự vi diệu của Chú Đại Bi . Đó là bàn ăn chỗ bếp nhà tôi nhiều kiến vô kể, hàng ngàn hàng vạn con . Tôi ra nói chuyện với chúng nó rằng : “Tao tụng Chú Đại Bi cho chúng bay, để chúng bay hết đời này được vãng sanh về Cõi Cực Lạc , chúng bay chuyển đi chỗ khác ở nhé, ở đây lỡ tao hoặc người khác làm chết chúng bay thì lại vô tình mang tội .”
Bạn tôi thấy thế, nói tôi bị thần kinh. Nhưng tôi vẫn trì Chú Đại Bi cho chúng nghe, vài hôm sau chúng dời đi không còn một con nào, bạn tôi cũng chứng kiến điều này, sững sờ không nói được gì nữa.
Phật pháp nhiệm màu không chút hư dối, tận đáy lòng tôi luôn cảm ân sự gia hộ của Bồ Tát Quan Âm.
Nói ra có thể nhiều bạn không dễ tin nhưng từ khi biết Đạo tôi không dám một lời vọng ngữ. Tôi thấy nhiều người than rằng sao cũng trì tụng Chú Đại Bi mà chưa thấy linh nghiệm, thì tôi xin chia sẻ theo quan điểm cả nhân rằng, bạn nên phát tâm ăn chay, không sát sinh để không kết nợ oán với chúng sinh nữa, phát tâm từ bi mà đọc tụng kinh chú, cùng sám hối thì chính tâm từ ấy sẽ khiến bạn chiêu cảm được sự linh ứng mạnh mẽ.
Và điều quan trọng nhất, đó là phải KIÊN TRÌ. Một tòa nhà không thể xây nên bằng một hai viên gạch. Cũng như vậy, sự nhiệm màu của Phật Pháp là có thật, nhưng không phải là tu tập ngày mốt ngày hai mà có. Rất nhiều người nghe thấy linh ứng thì ham, xong bước vào tu tập thì mới qua một thời gian ngắn, không thấy kết quả gì là bỏ cuộc. Bạn thấy đấy, đằng sau sự kì diệu đến với tôi là hàng vạn biến chú Đại Bi. Nếu như tôi tụng được vài ngày, thấy nản nản một chút mà bỏ dở, thì cũng không có chuyện gì để hôm nay kể với các bạn được.
Nghiệp mỗi người nặng nhẹ khác nhau, người nhẹ nghiệp thì kết quả tốt đến rất mau. Nhưng người nghiệp nặng thì phải gấp nhiều lần như thế mới có kết quả.
Chúng ta không có túc mạng thông để biết được mình nặng nhẹ đến mức nào, thôi cứ mặc định là mình nghiệp rất nặng để mà cố gắng, để mà vượt qua được những lúc nản chí, bền bỉ tu tập năm này qua tháng khác, chắc chắc sẽ có ngày hưởng được thành quả.
Tôi phát tâm ăn chay trường được mấy năm, dù năm nay là 38 tuổi mà mọi người luôn khen trẻ, mà da dẻ hồng hào, không có nám, đủ sức khỏe để lao động ở xứ người. Trước đây khi còn ở Viêt Nam, tôi còn bị thêm cả bệnh xoang, bệnh khớp, đau đầu, nhiều bệnh lắm, đến bác sĩ còn bảo phải mổ mới khỏi, nhưng từ khi ăn chay thì bỗng nhiên khỏi hẳn các bệnh ấy, không còn thấy tái phát lại nữa. Ở Đài Loan, hàng năm mọi người (người Việt đi xuất khẩu lao động) hay bị bệnh cảm cúm, phải nghỉ làm để đi truyền nước, đi tiêm, mà riêng tôi không sao ,vẫn đi làm bình thường. Mọi người hay trêu bà này ăn chay mà khỏe mạnh, chẳng bệnh tật gì thế mới tài. Phật pháp vi diệu như vậy đấy các bạn à.
Từ khi giác ngộ Phật pháp, tôi chỉ cầu tiêu trừ bệnh tật thôi , tuy nhiên những việc khác trong cuộc sống dù không cầu mà vẫn may mắn vô cùng.
Tôi vốn là người đầu óc chậm chạp, sang Đài Loan mà mãi không thể biết tiếng, có điều học Phật Pháp tôi lại nhanh vào, có thời gian tôi quyết tâm tụng thuộc chú Lăng Nghiêm và hơn một tháng thì tôi đã thuộc rồi.
Có lẽ trong đầu tôi chỉ có Phật nên khó thể dung nạp được nhiều điều.Hằng ngày mỗi sáng và tối, tôi đều trì tụng 1 biến Chú Lăng Nghiêm, thời gian đi làm thì tay tôi làm viêc, còn miệng vẫn thầm trì tụng Chú Đại Bi liên tục. Vậy mà từ ngày phát tâm tinh tấn không trễ lui đến nay, thì công việc thuận lợi, đã vậy lại được mọi người xung quanh quý mến. Ông chủ Đài Loan khó tính với hàng trăm người mà lại quý mến tôi, nhận tôi vào làm dù tôi không biết tiếng Đài Loan, lương tôi lại rất cao.
Tôi kể điều này không phải để khoe khoang bản thân mình, chỉ mong sau những câu chuyện của tôi mọi người sẽ tăng tín tâm vào Phật Pháp nhiều hơn, Chú Đại Bi vi diệu không thể nghĩ bàn, Phật pháp vi diệu không thể nghĩ bàn. Bản thân tôi là người tạo bao ác nghiệp, trước đây tôi chỉ hồi hướng chung cho oan gia để cầu khỏi bệnh tật thôi, còn bây giờ tôi đã sám hối, hồi hướng công đức riêng cho các vong thai nhi mà tôi từng phá bỏ,hàng ngày gọi tên và xin lỗi các bé, mong các bé sớm được siêu thoát và bản thân tôi cũng tìm được sự thanh thản cho chính mình.
Mong rằng thế giới ngày càng nhiều người tin hiểu nhân quả, kinh sợ tội ác, khát khao điều thiện, nhân loại sẽ tránh đi bao cảnh lầm than, đau khổ.
Thanh Thanh –17/02/2019
Nam mô quán âm bồ tát
Con muốn hỏi các thầy các cô về câu
5 chữ đầu con quên rồi
…..- Nhân quả là vĩnh hằng
Vạn sự tùy duyên – cứ an nhiên mà sống
Nó có nghĩa gì mà con thấy mình bớt sợ sinh tử đi phần nào nhưng con lại không nhớ 5 chữ đầu, chỉ vô tình đọc được nhưng giờ không nhớ 5 chữ đầu. Xin các thầy các cô chỉ dạy cho con ạ
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Đăng Kiêm,
Đỏ là 4 câu: “vạn pháp giai không, nhân quả bất không”. Ý nói: tất cả các pháp đều không có thật vì
nó là hư vọng, nhưng nhân quả thì không vậy, bởi hễ gieo nhân ắt sẽ trổ quả, vì vậy trong Cảm Ứng thiên nói: thiện ác chi báo như ảnh tùy hình. Nghĩa là: thiện và ác đi theo chúng sanh như bóng theo hình vậy.
Dạ thưa thầy khi con thấy một cô gái đẹp chưa từng có con mới nhận ra câu sắc tức thị không không tức thị sắc
Khi con nổi nóng và gây ra nỗi lầm mới nhận ra câu vạn sự tùy duyên cứ an nhiên mà sống
Khi thấy tâm bất an và sợ hãi mới biết được câu tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
Con cứ gây ra nỗi lầm thì mới nhận ra những câu ấy, lúc nào con cũng đi vào lỗi lầm mới nhận ra, giờ con mới được thầy dạy câu vạn pháp giai không, nhân quả bất không thì con đã gây ra nhiều lỗi lầm rồi thầy, con không biết có phải chịu nỗi lầm ấy khi giờ đây con đã ăn năn hối cải rồi không thầy
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Đăng Kiêm,
*Chư Tổ dạy: không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm. Niệm của chúng ta là chúng sanh niệm, vì hễ khởi là phiền não. Để chế phục nó, bạn luôn niệm giác. Niệm giác là sao? Là luôn niệm Phật. Nếu bạn thường niệm Phật thì mọi cảnh trần sẽ dần bị đẩy lùi.
*Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam dạy: Sám hối chân chánh là gì? là đừng tái phạm nữa. Nhưng phần lớn chúng ta mới chỉ sám miệng, chứ tâm chưa sám, vì thế sám trước, liền kề lại phạm lỗi. Đó gọi là có sám mà không có hối.
Bạn phải thường niệm Phật.
Nam mô quán âm bồ tát
Con đã hiểu những điều cần hiểu
Dạ thưa thầy
Con bây giờ cứ sống trong cảnh sợ hãi, sợ nhân quả đến bất thình lình
Con sợ lắm thầy ơi
Thầy hãy cho con một lời khuyên được không thầy
Nam mô quán âm bồ tát
Giờ con rất cần một lời khuyên để có thể vượt qua nỗi sợ hãi này
Thầy có thể xem cho con số phận con như thế nào được không thầy
Nếu không xem được hãy cho con lời khuyên con xin đội ơn thầy
Sao con thấy mình rất sợ mọi người xung quanh
Ấn Quang Đại Sư dạy: nơi nào có tai nạn chết người nên vẽ khắc chữ A Di Đà Phật tại nơi đó, nhờ oai thần nguyện lực của Đức Từ Phụ sẽ hóa giải nghiệp chướng cho những vong hồn nơi đó. Nương nơi công đức đó mà họ được siêu thoát, nếu không thì nơi đó sẽ xảy ra tai nạn hàng năm.
Vì thế một câu A Di Đà Phật thật bất khả tư nghì, chúng sanh nào may mắn lắm mới gặp được, vì một câu Phật hiệu qua tai thì Bồ Đề muôn thuở. Tương lai nhất định vãng sanh Cực Lạc