Đệ tử ngài Huệ Viễn là Tăng Tế. Lúc sắp lâm chung, được ngài trao cho ngọn đuốc, nói rằng:
– Ông nên quán tưởng Tây phương.
Tăng Tế cầm đuốc chuyên tâm quán tưởng tướng hảo Phật A Di Đà, nhiếp tâm không loạn động. Lại thỉnh chúng tăng tụng kinh Quán Vô Lượng Thọ. Đến canh năm, Tăng Tế trao đuốc cho Nguyên Bậc rồi nằm nghỉ. Khi tỉnh dậy bảo rằng:
– Tôi nằm mộng thấy Phật A Di Đà đưa tay tiếp dẫn. Tôi phải đi đây!
Nói xong nằm nghiêng bên phải mà vãng sanh. Việc ấy nếu chẳng phải do sự huân tu Giới, Định, Tuệ thì làm sao có thể thản nhiên tự tại nơi bờ mé sanh tử?
Như thế, thật đáng gọi là:
Được lối liền đi không ngăn ngại
Thong dong qua khỏi ải tử sanh.
Trích LIÊN TÔNG BẢO GIÁM
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành dịch
Nam Mô A Di Đà Phật
Trích Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
-Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: “Kế lại, nên quán Phật Vô Lượng Thọ thân tướng quang minh. A Nan phải biết Phật Vô Lượng Thọ thân như trăm ngàn muôn ức sắc vàng Diêm Phù Ðàn trời Dạ Ma, thân Phật cao sáu mươi muôn ức na do tha hằng hà sa do tuần, bạch hào giữa hai mày xoay bên hữu, uyển chuyển như năm tòa núi Tu Di, mắt Phật như bốn đại hải xanh biếc và trắng phân minh. Các lỗ lông nơi thân Phật phóng ánh sáng ra như núi Tu Di. Viên quang của Phật ấy như trăm ức Ðại Thiên thế giới. Trong viên quang ấy có trăm vạn ức na do tha hằng hà sa Hóa Phật. Mỗi mỗi Hóa Phật cũng có đông nhiều vô số Hóa Bồ Tát làm thị giả. Thân Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng. Trong mỗi mỗi tướng đều riêng có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo. Trong mỗi mỗi hình hảo còn có tám vạn bốn ngàn quang minh, mỗi mỗi quang minh chiếu khắp thập phương thế giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ sót. Quang minh tướng hảo và Hóa Phật ấy chẳng thể nói đủ hết, chỉ nên nhớ tưởng khiến tâm nhãn được thấy. Thấy sự ấy, liền thấy thập phương chiếu khắp tất cả chư Phật. Vì thấy chư Phật nên gọi là Niệm Phật tam muội. Quán tưởng đây gọi là quán thân tất cả Phật, vì quán thân Phật nên cũng thấy tâm Phật. Phật tâm là đại từ bi tâm, dùng từ vô duyên nhiếp thọ các chúng sanh.
Người tu quán này bỏ thân, đời khác sanh trước chư Phật được Vô Sanh Nhẫn. Vì vậy nên người trí phải buộc niệm, quán kỹ Vô Lượng Thọ Phật, từ một tướng hảo mà vào, chỉ quán lông trắng giữa hai mày khiến rất tỏ rõ. Ðược thấy lông trắng ấy rồi thì tám vạn bốn ngàn tướng hảo tự nhiên sẽ hiện. Thấy Phật Vô Lượng Thọ, liền thấy vô lượng chư Phật mười phương. Vì thấy vô lượng chư Phật nên được chư Phật hiện tiền thọ ký.
Ðây là khắp quán tưởng tất cả sắc thân Phật gọi là pháp quán thứ chín. Quán như đây gọi là chánh quán, nếu quán khác gọi là tà quán”.
-Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: “Người muốn chí tâm sanh Cực Lạc thế giới, trước nên quán tượng Phật Vô Lượng Thọ cao một trượng sáu xích ở trên mặt nước ao báu.
Như trước đã nói, Vô Lượng Thọ Phật thân lượng vô biên chẳng phải tâm lực của phàm phu kịp được. Nhưng do nguyện lực đời trước của đức Như Lai ấy, nên ai có tâm nhớ tưởng thì ắt được thành tựu. Chỉ tưởng tượng Phật, được phước vô lượng, huống là quán đủ thân tướng của Phật.
A Di Ðà Phật thần thông như ý, nơi mười phương quốc độ biến hiện tự tại. Hoặc hiện thân lớn đầy trong hư không, hoặc hiện thân nhỏ một trượng sáu xích, hoặc là tám xích. Thân hình Phật hiện ra đều màu chơn kim, viên quang, Hóa Phật và hoa sen báu như đã nói ở trên. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát ở tất cả xứ, thân đồng với chúng sanh. Chỉ quán tưởng trên đầu, biết là Quán Thế Âm hay Ðại Thế Chí. Hai đại Bồ Tát ấy trợ Phật A Di Ðà khắp hóa độ tất cả. Ðây là Tạp Tưởng Quán, gọi là pháp quán thứ mười ba.”
-Nếu là người niệm Phật, nên biết người ấy là hoa phân đà lợi trong loài người. Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí Bồ Tát là thắng hữu của người ấy. Người ấy sẽ ngồi đạo tràng sanh vào nhà chư Phật”.
Ðức Phật bảo Tôn Giả A Nan: “Này A Nan ! Ngươi phải trì lời này cho tốt. Người trì lời này tức là trì danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật”
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Phải chi ai cũng được như ngài Tăng Tế thật tốt.Con muốn được như vậy ra đi tự tại nhưng càng ngày con càng xa rời câu Phật hiệu con đường đến với Tây Phương sao càng mờ mịt ,con không biết con đường mình đi trươc giờ đúng hay sai nữa ,sao con thấy buồn quá.
Chào Phan Thị Hạ.
Nếu bạn gặp khó khăn gì thì nên chia sẻ để mọi người cùng tìm hướng giải quyết, đừng nên đánh mất lòng tin như vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Quyết trí tu tập, tinh tấn niệm phật, không giãi đãi, Tín sâu Nguyện thiết.
Thời khóa không bỏ. Ngày ngày giờ giờ đều chỉ giữ trọn vẹn vạn đức hồng danh A Di Đà Phật,
Xin trích lại lời khai thị: “Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm. Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà mình mà đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp mà đừng để mắt tới hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người đều là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu. Nếu qủa có thể tu hành được như những điều kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.”
Như vậy rồi thì đường đi đúng hay sai không lo, đã có Phật và Bồ Tát lo liệu rồi.
Chúc PTH tu tập tinh tấn đạt được lợi ích
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát
Chào bạn Phan Thị Hạ,
PH đoán rằng ngài Tăng Tế được như vậy là do ngài tu tập nghiêm túc không chỉ trong một kiếp. Ắt hẳn ngài cũng đã từng gặp không ít trở ngại, nhưng từng lúc ngài đã dũng mãnh vượt qua. Thành công không phải tự nhiên mà đến. Bạn muốn vãng sanh mà lại “càng ngày càng xa rời Phật hiệu” thì đó chính là Nguyện và Hạnh không tương ưng. Bạn phải tự mình chấn chỉnh mình lại, vì không ai chết thay mình, mà cũng không ai tu thay mình được. Mỗi một chúng ta đều phải tự cố gắng thật nhiều. Ngoài ra, bạn hãy thành tâm cầu Tam Bảo gia hộ cho mình đủ dũng mãnh để vượt qua chướng ngại nhé.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào chị Hạ,
Ngày xưa mình cũng bị như chị vậy, nhưng đó là vì lòng tin của mình chưa vững, chưa kiên định. Đức Phật dạy sao thì mình làm như vậy sẽ đạt được như ý muốn. Khi hoàn cảnh khốn khó vây quanh mình thì tự nhiên mình sẽ liên tục niệm Phật và đức Quán Thế Âm bồ tát. Chị chắn chắn sẽ làm được. Đức Phật A Di Đà sẽ tiếp đón chị. A Di Đà Phật.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Phật Pháp màu nhiệm chẳng nghĩ bàn
Trăm ngàn ức kiếp khó thấy được
Nay con giác ngộ theo Chánh pháp
Nguyện về tựa nương Đức Thế Tôn.
Nhờ phước Như Lai sớm thoát khổ
Đến khi mạng hết duyên cũng tận
Cầu xin Thánh trí chứng biết cho
Đệ tử một lòng quy hướng Phật
Nguyện thoát tam giới cõi ác trược
Sanh về quê hương có cha lành
Ở nơi phương Tây cõi Cực Lạc .
Ước gì có thêm nhiều bảng hiệu như thế này để nhắc nhở người người niệm Phật. Đáng tán dương hơn nữa là tấm bảng bên góc trái ghi:
“Nhân viên nhớ phục vụ cho quý khách thật tốt. Đừng để cho mang tiếng ở trên là Phật, ở dưới là Quỷ vì mình làm không tốt.”
Người chủ cây xăng quả là một người chủ có tâm, một Phật tử thuần thành rất đáng ngợi khen và học hỏi.
A Di Đà Phật.
xin chào quý vị đồng tu.chư vị thiện tri thức trên con đường học Phật pháp.Con có vài thắc mắc khó giải đáp mong chư vị đồng tu hoan hỉ giúp đỡ . Con bắt đầu ăn chay trường được 1 năm nhưng trong quá trình mưu sinh con lại phải kinh doanh thức ăn mặn hằng ngày phải dùng thịt chúng sanh để mưu sinh .(Nhưng trong lòng lại không muốn).Hôm nay con muốn đổi nghề nhưng ngặt nỗi trong lòng lại rất lo âu sợ bán không được.Người phật tử như con liệu kinh doanh thức ăn mặn có được không . có tội không.Mong chư vị hoan hỉ giúp đỡ
A Di Đà Phật.
Trần Hiền nên cố gắng đổi nghề vì có 5 nghề Phật cấm nguoi Phật tử làm là : bán thịt,bán rượu,bán thuốc độc,bán vũ khí và buôn người.Bạn tiêu thụ thịt là gián tiếp sát sanh.Bạn có thể cầu Phật,Bồ Tát gia hộ cho việc đổi nghề đuoc thuận lợi.
A Di Đà Phật ,
Mình có nghe HT Tịnh Không nói rằng nếu trong mạng của mình có tiền thì dầu kinh doanh làm ăn nghề gì cũng sẽ thuận lợi phát đạt. Còn nếu trong mạng không có tiền thì có làm điều gì thậm chí trộm cướp cũng chẳng giữ được tiền đâu. Bạn nói bạn ‘kinh doanh thức ăn mặn’ không biết có phải mở quán hay nhà hàng không, nếu phải thì dễ rồi, có thể đổi tên để sửa thành quán, nhà hàng chay! Vừa kiếm tiền vào vừa có công đức : ) Còn nếu không phải mở nhà hàng chỉ là dao dịch nhỏ thôi thì cũng nên dừng lại và bỏ nghề. Vì thứ tiền kiếm bằng máu của chúng sanh là thứ tiền bất nghĩa, sẽ bị trừ phước báo, đoản mạng, vả lại những chúng sinh kia sẽ làm oan hồn kiếm bạn đòi nợ vì không có ai tình nguyện bỏ mạng để kiếm tiền vô cho bạn cả, đúng không?
Bạn vốn vĩ đã không muốn làm nghề này nhưng chưa dám bỏ vì chỉ sợ là bán không được. Nên nay mình mong bạn tin Pháp sư Tịnh Không, vì rất nhiều bạn đồng tu đều biết Ngài chẳng phải người phàm. Nên bạn hãy đặt niềm tin vào Pháp sư cũng như vào nhân quả! Vì nếu kiếp trước bạn có bố thí thì đời này chắc chắn làm nghề nào cũng có tiền, đừng sợ ‘bán không được’. Mà hãy nên sợ nghiệp sát sanh và mất đi phước báo đời trước mà đổi nghề. Nếu bạn hiện tại có thể thường bố thí tiền của giúp người nghèo, cúng dường chùa tháp, chân thành trong lòng không tiếc của, thì dầu bạn chọn nghề buôn bán quần áo, đồ gia thất, máy móc điện khí, hay bất cứ thứ gì thì cũng sẽ bán được và có lợi nhuận mà . Chỉ là đừng bán những thứ đồ có hại cho nhân sinh hoặc những vật phẩm, đồ gì mà giúp cho chúng sanh tăng thêm tham sân si mạn , hoặc tà dâm là được rồi nhé ! Mong bạn sớm ngày có thể đồi làm nghề lương thiện khác. Chúc may mắn!!
Bạn Trần Hiền thân mến!
theo suy nghĩ của mình thì thế này bạn ạ, nếu một điều gì đó là chân lý thì nó có thể áp dụng cho tất cả trường hợp. thật sự ăn chay không phải là chân lý bạn ạ. vì không thể áp dụng việc ăn chay cho tất cả, tất cả mọi người trên Trái Đất này. không phải vì tâm người ta phàm phu nên ăn chay không được. mà bởi vì cơ thể vật lý của họ cần những chất mà trong thức ăn mặn mới có. những người này nếu bắt buộc họ phải ăn chay, một thời gian sau cơ thể họ sẽ phát sinh bệnh ngay( vì cơ thể thiếu những chất mà nó cần, làm cho chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể bị xáo trộn, trục trặc), nhưng những người nào lạm dụng việc ăn mặn cũng sinh bệnh, vì khi cơ thể bị dư một chất nào đó, sẽ có cơ chế thải trừ chất đó ra, nhưng cơ chế này làm việc quá tải vì có nhiều chất bị dư thừa quá hoặc bị dư thừa với số lượng lớn quá,.. làm cơ chế thải trừ này bị suy yếu, những chất dư thừa cơ thể không dung nạp bị tích tụ trong cơ thể lâu ngày sẽ phát sinh một bệnh hay nhiều bệnh nào đó.
có nhiều cách để bạn giảm nhẹ nghiệp báo sát sinh trong kinh doanh thức ăn mặn, xin nêu cho bạn vài cách sau:
1. bạn hãy sưu tầm những câu đạo lý hay hay, ngắn ngắn, ý nghĩa về cuộc sống, đạo làm người, đạo vợ chồng,…rồi trang trí những câu đạo lý ấy trong quán để gieo vào tâm của người đến quán ăn sự hướng thiện.
2. bạn niệm Phật và cầu xin Phật gia hộ cho tất cả chúng sinh mang thân súc sanh, cầm thú sau khi chết sớm đủ công đức để đầu thai làm người, được biết đến Phật pháp, biết tu đúng đường đúng hướng, đạt được hạnh phúc vô tận.
3. từ số tiền kiếm được, bạn hãy trích ra và dành dụm để gây tạo công đức. công đức vĩ đại nhất là giúp cho con người biết hướng đến điều thiện, biết mang lại lợi ích tốt đẹp cho nhau; giúp cho người có được sự an lạc, an tâm, an lòng. ví dụ như giúp những người già khó khăn, tặng những phần quà cho những học sinh nào có phẩm chất tốt đẹp ( lễ phép, chăm học, hiếu thảo,…), hoặc là bạn biết có quyển sách, đĩa giảng nào nội dung hay, giúp người đọc được thành công và hạnh phúc hơn, sống có lý tưởng, mục đích tốt đẹp , thì bạn mua tặng.
nếu bạn vẫn thấy chưa an lòng, vẫn cứ thấy băn khoăn, thì bạn cứ thường tác ý “mong cho mọi người sinh sống bằng nghề chân chính lương thiện, sinh kế dễ dàng, làm ăn phát đạt giàu có”. dần dần sau này rồi cũng sẽ có nghề mới tốt đẹp hơn cho bạn thôi.
xin tri âm công đức sỨ GIẢ NHƯ LAI , lĂNG nGHIÊM,cảm ơn ý kiến bạn ngọc thuỷ
Hải Đào Pháp Sư kể chuyện 004 – Con Gái Hiếu Thảo Độ Cha Niệm Phật
海濤法師說故事004 – 孝順女兒度爸爸念佛 (Hoa ngữ – không có phụ đề)
https://www.youtube.com/watch?v=3tZECXqlS94&list=PLRC5ABmhw6lexuvlnFj-SL-ZPxQyiujE5&index=2
Xin tạm dịch câu chuyện như sau:
Có 1 cô con gái hiếu thảo. Mẹ mất sớm, chỉ còn lại 2 cha con sống với nhau. Cha cô làm thợ mộc, giúp người xây cất nhà. Có 1 lần cô nghe được Phật pháp, được 1 pháp sư giảng Phật pháp cho cô. Nói Tây Phương Cực Lạc thế giới rất là tốt. Vì vậy, từ ngày đó cô bắt đầu rất nổ lực niệm Phật. Nhân vì cô rất nổ lực niệm Phật, cho nên không còn chôn vùi trong trách hận nữa. Cô không nghĩ tại sao gia đình nghèo và mẹ lại mất sớm, không còn những ý tưởng này nữa. Pháp Hỉ Song Mãn. Nhưng cha cô không có chú ý đến, mặc dù cô cũng thường nói với cha.
Có 1 lần cha bệnh nặng. Cô nói với cha cô.
Cha ạ, sư phụ dạy con phải niệm A Di Đà Phật, đi Tây Phương Cực Lạc thế giới. Cha phải phát nguyện đi Tây Phương Cực Lạc thế giới, cha phải niệm A Di Đà Phật nhe. Cuối cùng cha cô cũng lắc đầu nói không muốn? Đây là ý nghĩa gì, cũng không biết? Mặc dù cha là con người rất tốt.
Kết quả cô con gái lúc đang lễ Phật chỉ nghĩ rằng: làm thế nào đây? Cha con không tin con nói, phải làm sao đây? Chỉ cần ở đây cầu Phật gia hộ.
(Mọi người – nếu chúng ta tự mình không có đủ trí huệ, chúng ta chỉ phải cầu Phật, Phật sẽ gia hộ chúng ta)
Kết quả Phật gia hộ cô. Cô đột nhiên nghĩ ra nói: cha rất yêu thích xây cất nhà và làm trang trí
1 ngày kia, cha cô đang nằm trên giường, cô đến bên giường nói với cha
Cha ơi, có 1 vị sư phụ lớn tuổi, muốn xây 1 đại điện thật là lớn và thật là đẹp, sư phụ muốn cha đi làm việc này.
Mặc dù thân đang bệnh, cha cô nói: con à, ai kêu cha đi làm, cha đều sẽ đi làm. Vậy sư phụ đó tên gì, muốn làm gì?
Cô nói: Tây Phương Cực Lạc thế giới, nhà phải làm sao xây, cây phải làm sao đặt… (diễn tả cảnh Tây Phương Cực Lạc)
Cha cô nói: ah! như vậy rất là tốt, phải làm rất lâu. Tên sư phụ là gì?
Cô nói: Tên sư phụ là “A Di Đà Phật”
Cha cô nói : tốt, con đi nói với sư phụ, cha nhứt định sẽ đi làm. Cha bắt đầu nghĩ để làm sao, đợi cha hết bệnh, giúp sư phụ muốn làm như thế nào, sẽ xây cho thật đẹp.
Cha cô mỗi ngày chỉ niệm A Di Đà Phật, chỉ muốn đi giúp hòa thượng A Di Đà Phật xây dựng căn Đại Hùng Bửu Điện. Chỉ như vậy mà vãng sanh Tây Phương Cực Lạc
Vì vậy, mọi người, nếu quyết tâm, nhứt định có phương pháp đạt thành. Vì tâm cha cô chỉ luôn luôn niệm làm sao để xây đại điện Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đây là A Di Đà Phật gia trì cô con gái hiếu thảo, cho cô 1 phương tiện thiện xảo. Cha cô là cả ngày chỉ nỗ lực về việc xây điện. Ccô cũng kêu cha đi lễ Phật, học Phật pháp, đều bị bác bỏ. Cha cô chỉ nghĩ đến xây đại điện, tôi muốn đi xây đại điện, tôi muốn đi xây đại điện … muốn giúp sư phụ A Di Đà Phật xây đại điện…
(Ức Niệm Năng Vãng Sanh) Luôn nghĩ nhớ niệm mà vãng sanh. Đương nhiên cô con gái sau này nhứt định cũng được vãng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT. Câu chuyên thật là bất khả tư nghì quá. Đúng là không thể nghĩ bàn.
A di đà phật! Mình lại làm phiền các đạo hữu 1 lần nữa! Mình niệm Phật suốt ngày mà mình toàn niệm bằng miệng.mình đau họng… Tại vì mình khó niệm phật trong tâm… Nó không rõ ràng…. Mong các đạo hữu chỉ dạy cách niệm phật trong tâm rõ ràng rành mạch với ạ ! A di đà phật
A di đà phật!
Gửi TN!
Tại sao trong lục độ ba la mật nhẫn nhục tại sao lại đứng thứ 3 sau bố thì và trì giới… Vì bố thí giúp chúng ta bỏ được tâm tham và chấp vào tài sản… Khi ta bỏ được 2 điểm này thì ta bỏ được 2 hạ phần kiết sử!
Trì giới giúp chúng ta không phạm vào những điều Đức phật đã chỉ ra đó là con đường làm cho chúng sanh đau khổ và làm cho mình đau khổ… Khi chúng ta làm được thì chúng ta có tâm từ và bi…
Khi đó mới đến nhẫn nhục… Nhẫn nhục là gì là nhẫn những điều người khác không thể nhẫn… Dùng câu niệm phật Phá tan tham và sân…
Mình chỉ biết nhiêu đây thôi a di đà phật!
A Di Đà Phật
TN xin cùng bạn chia sẻ về ý nghĩa này:
*Khi tu học chúng ta đừng đặt hay hướng đến những cảnh giới quá cao siêu mà sẽ bị kẹt hay gặp chướng ngại. Bố thí chúng ta thường hiểu là để xả xan tham, nghĩa là đem tài thí, vô uý thí, pháp thí để giúp chúng sanh. Đó là ngoại bố thí, nhưng còn một chúng sanh khác cũng rất cần được thường xuyên bố thí là chính chúng ta thì chúng ta lại quên bẵng. Nghĩa là hàng ngày chúng ta mê mải hướng tâm ra bên ngoài để làm mọi chuyện, nhưng ngay cái chúng sanh tâm của chúng ta thì chúng ta bỏ rơi.
VD: Phật nói bố thí pháp là vô thượng công đức thí. Vậy là chúng ta gặp ai cũng tác pháp, bất kể họ thích hay không thích, bất kể căn cơ họ hợp hay không hợp…=tâm tham thí pháp và vô minh thí pháp đã khởi; Phật dạy năng bố thí tài, phước lợi đời sau là vô cùng tận hưởng. Vậy là chúng ta gặp ai cũng thí tài, bất kể người đó cần hay không cần được bố thí, bất kể người đó trì giới thanh tịnh hay không thanh tịnh…=tâm tham tài, vô minh thí tài đã khởi; Cũng tương tự cho bố thí vô uý. Phật dạy muốn thân khoẻ mạnh không khỏi phóng sanh. Vậy là chúng ta gặp ai cũng khuyên họ phải phóng sanh, bất kể họ thích hay không thích; bản thân sống, chết cũng phải tìm mọi cách phóng sanh, cho dù tốn kém tiền bạc cũng không màng; bất kể nơi phóng sanh là nơi nào; miễn sao phóng sanh thật nhiều để có phước=tâm tham phóng sanh, vô minh thí pháp phóng sanh đã khởi.
Kết lại: trong 3 pháp thí nói trên, hàng ngày, mọi nơi chúng ta đều rất năng hành, nhưng thực tế không hề có lợi lạc. Lý do? vì nhân là tâm tham, tâm vô minh mà hành bố thí. Như vậy là ngay chúng sanh tâm của chúng ta hàng ngày rất cần phải độ, rất cần phải được bố thí (nội bố thí) để xả bỏ xan tham thì chúng ta đã bỏ quên, thế đó là mê mải hướng ngoại để tìm cầu. Nhân là tham, vô minh=quả ắt là tham, vô minh. Ngay khởi đầu đã vậy, đương nhiên các hạnh kế tiếp sẽ chẳng thể thành tựu.
Cụ thể: Bố thí do tham, do vô minh mà hành=trì giới cũng vì tham, vô minh mà trì=nhẫn nhục cũng vì tham, vô minh mà nhẫn=tinh tấn, thiền định, trí tuệ cũng như vậy.
Đó là điều TN muốn chia sẻ cùng các bạn.
A di đà phật! Mình cảm ơn TN rất nhiều!
Còn 1 câu nữa mong TN giải đáp: tâm thanh tịnh biểu hiện của tâm thanh tịnh!
2.mình đi làm về mệt tầm 21h về có cần công phu khuya không?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Quốc,
“tâm thanh tịnh biểu hiện của tâm thanh tịnh”.
Câu này có hai ý:
*Một là tâm tịnh, cõi Phật tịnh. Sao gọi là tịnh? là trong tâm không khởi bất cứ một niệm nào. Điều này rất dễ lầm với việc chấp không, nghĩa là ngồi đè tâm xuống, không cho nghĩ, không cho khởi bất cứ một điều gì. Trong đạo gọi là chấp không. Do vậy tâm tịnh=đối cảnh mà chẳng sanh tâm phân biệt, chấp trước=ngay nơi đó chính là cảnh giới của tịnh độ.
*Hai là ý bạn muốn biết trạng thái của tâm thanh tịnh ra sao? Điều này không thể dùng lời để giải thích, bởi nếu dùng lời để giải thích về cái tịnh, ngay chính nơi tịnh đó đã là bất tịnh. Điều này đồng nghĩa với người cho mình đã chứng đắc và nói về sự chứng đắc của mình, ngay khi nói thì sự đắc đó đã là vọng rồi. Trong Kinh Kim Cang Ngài Tu Bồ Đề nói như sau: “Bạch đức Thế-Tôn! Đức Phật dạy rằng con được môn “vô-tranh tam-muội”, là bực nhứt trong mọi người, là bực A-La-Hán ly-dục thứ nhứt. Bạch đức Thế-Tôn! Nếu con tự nghĩ rằng mình được quả-vị A-La-Hán, thời chắc đức Thế-Tôn chẳng nói: Tu-Bồ-Đề là người ưa hạnh tịch-tịnh. Bởi Tu-Bồ-Đề thiệt không khởi một niệm, mới gọi Tu-Bồ-Đề là ưa hạnh tịch tịnh”. Đoạn kinh văn này chúng ta hãy chú ý cụm từ: “Tu-Bồ-Đề thiệt không khởi một niệm”=tịch tịnh.
Hàng ngày niệm Phật chúng ta có thể khảo chứng trạng thái thanh tịnh của bản thân. Nếu trong vòng nửa tiếng, ngoài hồng danh A Di Đà Phật ra, không khởi thêm một niệm xen tạp khác=tâm đang tịnh nhưng chưa phải tịch tịnh, bởi vẫn còn phải nương vào hồng danh A Di Đà Phật. Nhưng nếu hành trì lâu dài, miệng không cần niệm mà tâm vẫn không khởi vọng=tâm ấy là niệm Phật tam muội. Đó là theo lý mà nói, còn đi vào sự thì tự mỗi chúng ta phải tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo.
A Di Đà Phật
Bạn Quốc thân mến,
1/ Niệm Phật mà tới đau họng chỉ có hai nguyên nhân. Hoặc bạn dùng sức để niệm hoặc bạn niệm trong vọng hay còn gọi niệm trong phiền não.
2/ Niệm Phật trong tâm nói chính xác là cảnh giới của không niệm mà niệm, niệm mà không niệm. Đó là cảnh giới đã có sự tu học khá vững chắc rồi hay còn gọi là đạt định lực. Còn người mới tu học như chúng ta thì chỉ có thể nói là niệm kim cang tức niệm thầm không phát ra tiếng. Phương pháp này áp dụng khi không thể niệm lớn, nhưng so với niệm lớn thì âm điệu phát ra hồng danh A Di Đà Phật vẫn phải giữ thật rõ ràng, đều đặn.
3/Chư Tổ dạy: nếu niệm niệm không ngừng dứt thì tịnh niệm sẽ tương tục, nhưng nếu không tương tục, tức đứt đoạn thì đó là niệm trong vọng tưởng.
4/ Vọng tưởng là tâm của chúng sanh, xưa nay không sanh, không diệt và chúng ta quen sống với những vọng tưởng này. Nay phát tâm niệm Phật, vọng niệm đó sẽ khởi lên rõ nét hơn là do chúng ta dùng pháp khác để chế ngự vọng tưởng. Chế ngự không có nghĩa tìm cách trừ khử vọng mà chỉ cần nhiếp tâm niệm Phật, vọng tự bặt. Đối trị vọng là không nhớ nghĩ đến vọng thì vọng tự tiêu. Điều này hết sức quan trọng, nếu các bạn lưu ý một chút sẽ khắc phục được và việc niệm Phật sẽ thực có ý nghĩa.
A di đà phật!
Chào bạn trung đạo cảm ơn bạn phúc đáp cho mình. Bạn nói đúng, mình dùng sức niệm, mỗi ngày mình uống khoảng 3-4 lít nước… Vậy mình niệm dùng sức như vậy bạn có ý kiến gì không trung đạo?
A Di Đà Phật
Bạn Quốc,
Cho phép TN hỏi bạn vài điều:
1/ Phật là ai?
2/ Bạn niệm Phật để làm gì?
3/ Tại sao phải dùng sức để niệm Phật?
4/ Tại sao phải uống 3-4 lít nước/ngày?
TN
A di đà phật! Thiện nhân thân mến!
Phật là giác ngộ là giải thoát là thanh tịnh!
2.mình niệm phật để đoạn phiền não… Đoạn vô minh.. Đoạn tạp niệm… Cuối cùng là giác ngộ về thế giới tây phương cực lạc
3.mình uống 3-4 lít nước mỗi ngày vì mình niệm phật nhiều thấy khát nước
A Di Đà Phật
Bạn Quốc,
Bạn hiểu về Phật rất chính xác, nhưng đó mới chỉ là vị Phật bên ngoài, điều TN muốn lưu ý bạn là khi niệm Phật bạn phải thức tỉnh vị Phật tâm của chính bạn chứ không phải vị Phật ngoại tâm.
Chúng ta khi mới tu học thường hay khởi tâm hướng ngoại, nghĩa là đi tìm ông Phật bên ngoài, vì thế sự tu học không đạt kết quả. Niệm Phật như TN và các liên hữu đã chia sẻ khá nhiều: chúng ta phải dùng chính ông Phật tâm của mình để niệm, thay vì chỉ hướng ra ông Phật bên ngoài. Sở dĩ bạn niệm Phật mà phải uống tới 3-4 lít nước vì kiệt sức là do tâm bạn quá vọng động nên phải tiêu hao quá nhiều nội lực. Thông thường nếu chúng ta niệm Phật đúng cách, càng niệm miệng, cổ họng càng thấy tiết dịch vị thơm mát và không thấy toàn thân đau nhức hay mỏi mệt. Nhưng nếu chỉ niệm ít phút đã thấy toàn thân nhức mỏi, miệng, họng khô rát, tức chúng ta đang niệm trong vọng tưởng.
Bạn chỉ cần khéo lưu tâm một chút sẽ chuyển hoá được. Uống nước quá nhiều sẽ gây tổn thận. Bạn phải thận trọng nhé.
A di đà phật! Chào thiện nhân!
Cảm ơn TN đã giải đáp cho mình!
Cho mình hỏi:tu là chuyển phàm thành thánh nghĩa là đoạn hết vô minh đoạn hết phiền não… Hiện tại thì mình đang nhẫn nhục không cho tham và sân khởi lên nếu khởi thì mình niệm phật cho tan… Mình tu có cần phải kiên trì hay không? Hay là 1 vài ngày là thấy thanh tịnh hiệu quả rồi?
A di đà phật!
A Di Đà Phật
Có hai điều TN muốn chia sẻ cùng bạn:
*Tại sao chúng ta phải niệm Phật? Vì chúng ta luôn mê. Do vậy chẳng thể chờ cho mê khởi lúc đó mới vội vàng niệm Phật để chế phục mê. Mê vốn tồn tại song hành với giác trong tự tánh của chúng sanh chúng ta. Phật vì muốn chúng sanh phá mê-khai ngộ nên chỉ pháp niệm Phật. Hiểu đúng nghĩa Phật dạy thì chúng ta phải niệm niệm Phật để mê tánh không có duyên dấy khởi. Niệm niệm Phật hiểu sâu hơn không chỉ ở niệm A Di Đà Phật, mà chính là bỏ ác, hành thiện, giữ tâm thanh tịnh. Còn chờ duyên khởi mới niệm=chữa ngọn=lửa đã thiêu trụi chúng ta rồi. Điều này cũng giống tựa đến bữa chúng ta không ăn, để thân đói mềm rồi mới vội vàng nạp cho thật nhanh, thật nhiều để chữa đói vậy.
*Trong lục độ ba la mật thì nhẫn nhục đứng hàng thứ 3, sau bố thí và trì giới. Bạn có thể chia sẻ cùng các liên hữu lý do nào nhẫn nhục lại đứng sau cả bố thí và trì giới?
A Di Đà Phật
Bạn Quốc!
Không biết khi niệm Phật, bạn phải uống 3-4 lít nước mỗi ngày hay mỗi ngày bạn uống 3-4 lít nước. Vì trong mùa nắng nóng, có khi uống 3-4 lít nước cũng không có gì lạ. Song nếu tình trạng đau họng kéo dài, kèm theo bạn phải uống nước đỡ khô cổ thì đúng là có gì đó sai sai. Người xưa có câu “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng uổng công”, và như hai vị tiền bối đã chia sẻ ở trên, bạn cần điểu chỉnh lại thân và tâm “như lý như pháp” để hành Pháp phải mang đến sự lợi ích chân thật. MD khuyên bạn nên chuyển qua niệm thầm nhép môi thay vì bạn phải niệm lớn tiếng hay niệm Phật thầm trong tâm. Niệm thầm nhép môi dễ thực hành vì có thể niệm được mọi lúc mọi nơi, lại không bị tổn nhiều sinh lực. Tuy là niệm thầm nhưng nhờ có khẩu hình trên miệng nên câu Phật hiệu ít bị tạp niệm che lấp.
Chúc tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật xin tri ân công Đức của mỹ diệp!
Chào TN!
Bố thí có nhiều loại bố thí:
Bố thí Pháp là công Đức lớn nhất… Sau đó là bố thí tiền bạc vật chất gọi là về thế gian…
Trì giới: giới là Đức Phật nói ra giới để cho chúng ta không phạm… Nếu chúng ta không phạm thì chúng ta sẽ không bị tội cũng giống như làm đau khổ cho chúng sanh… Và giới cũng là rào cản ngăn chúng ta làm việc ác… Giống như chúng ta thọ giới bồ tát… Nếu chúng ta giữ được thì ta thành bồ tát… A di đà phật!
Gửi TN!
A Di Đà Phật
Bạn Quốc,
Về lý bạn nắm rất vững, nhưng đi vào sự bạn còn vướng kẹt vì thế chưa thể bứt phá ra khỏi những phiền não. TN xin nhắc lại câu hỏi đã đặt ra để bạn cùng lý giải, mong bạn hoan hỉ đọc thật kỹ nhé: “Trong lục độ ba la mật thì nhẫn nhục đứng hàng thứ 3, sau bố thí và trì giới. Bạn có thể chia sẻ cùng các liên hữu lý do nào nhẫn nhục lại đứng sau cả bố thí và trì giới?”
Phiền mấy bạn cho mình hỏi này chút
Trong kinh có đoạn đảnh lễ thì phải lạy mà mình không có cuốn kinh chỉ nghe qua điện thoại thì lúc ở nhà mình mình cầm điện thoại lên đọc rồi lạy được không? Và mình hiện giờ đang ở nhà bác lạy trong phòng ngủ thì khôg đc phòg khách cx không đc còn ở trên lầu cuối cùng thì có hình Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát trên tường nhưng ở dưới cũng có ảnh người mất mình sợ không hay nên ở đoạn đó mình không lạy có sao không? Mỗi ngày mình khôg đọc hết bộ kinh được nhưng hồi hướng có đc không?
Và mỗi lần phát nguyện với hồi hướng Tây Phương mình làm trên giường chiếu đc không? Mình sẽ cố nói nhỏ không lớn tiếng. Tại mình ở nhà bác nên hơi không tiện
Mình biết là hỏi hơi nhiều xin mấy bạn giải đáp giúp mình ạ. Tại mình sợ làm gì đó bất kính mất lợi ích
Nếu như theo bạn Thiện Nhân nói thì mình nghĩ mình cũng có niệm trong vọng. Mình cảm thấy vô cùng hổ thẹn. Mình tối thường ngủ không sâu mà mình lại sợ ma nên đêm thì có những lúc niệm Phật trong mơ mà tỉnh lúc tỉnh rồi thì cũg chỉ có mấy giờ sáng mình mệt cũg có niệm nhưng không chuyên như ban ngày thậm chí lúc gần ngủ tự nhiên vọng tưởng nó nổi lên mình niệm Phật cho dễ ngủ mới phát hiện mình đang niệm trong vọng. Lúc sáng nay 2 lần có mấy con chó nó chạy tới chỗ mình mình sợ niệm một hồi sợ quá kêu bác.
Mình lúc này cảm thấy mình nguyện chưathiết hành trì thì trong vọng bị vọng lừa nhất là dạo này vọng nó cứ dấy nhữg chuyện khiến mình cảm thấy tội lỗi không phải ý niệm phỉ báng ví dụ như chiều mình đọc kinh đọc phòg khách mình sợ không thành tâm tại phải ngó qua bác có đi sau ghế không nên chạy xuống bếp một hồi tự nhiên mình ngửi mùi ghẹ cái rồi mình chạy để tránh mùi mình cảm thấy có lỗi không biết như vậy có phải là bất kính không?
Mình biết nó là vọng tưởng nhưng mình có băn khoăn lỡ nó đúng thì sao?
Mấy cái lễ nghi đọc kinh hoặc phát nguyện v.v mình sợ bất kính với Phật
Những câu chuyện về nhân quả báo ứng trích trong Kinh Phật:
1/ Kinh Ngạ Quỷ Báo Ứng:
“Tôn giả Mục-Kiền-Liên là vị có thần thông đứng đầu trong hàng Đệ tử của đức Phật, nên có khả năng thấy rõ sự báo ứng thiện ác của tất cả chúng sanh trong sáu đường không lẫn lộn. Bấy giờ, ở bờ sông Hằng có một con Quỷ hỏi Tôn giả rằng: Tôi mỗi lần cử động thân thể thì lửa bốc cháy toàn thân, khổ sở vô cùng không thể chịu nổi, là do tội gì gây nên?
Tôn giả đáp: “Khi còn làm người, ngươi vui thích giết hại chúng sanh để ăn nhậu nên hiện tại phải chịu khổ sở ấy, nhưng quả báo chính thức thì sẽ chịu ở Địa Ngục” .
Một con Quỷ khác thường bị đau đớn do nhức đầu và năm căn lở loét, hỏi Tôn giả do tội gì gây nên? Tôn giả đáp: “Khi còn làm người, ngươi đã tà dâm ở trong khuôn viên thanh tịnh của Tháp, Miếu; nên hiện tại chịu quả báo ấy”.
Một con Quỷ khác thường ở những chỗ bất tịnh để ăn uống các đồ dơ bẩn, thân thể bị bám đầy chất ô-uế, hỏi Tôn giả do nguyên nhân gì?
Tôn giả đáp: “Đời trước, ngươi là một Bà-la-môn không tin Phật pháp, thường lấy thực phẩm dơ bẩn bố thí cho các Sa-môn trì Giới thanh tịnh; vì nguyên nhân đó, nên bây giờ phải chịu khổ báo ô-uế như vậy”.
2. Kinh A-Hàm:
“Tôn giả Mục-Kiền-Liên nói với Tỳ kheo Lặc-Xoa-Na rằng: Tôi thấy một người thân thể rất to cao, có cái lưỡi rất dài và rộng đang bị cái rìu rất sắc bén cắt chém. Lại thấy một người kẹp dưới hai nách hai bánh xe sắt cháy đỏ, bị đau đớn vô cùng vừa chạy vừa kêu khóc. Tỳ kheo ấy đến trình bạch đức Phật, Ngài dạy: Người bị cái rìu sắc bén cắt chém lưỡi, tiền thân vốn là một Sa-di tu tập vào thời đức Phật Ca-Diếp, do lén trộm đường phèn của chúng Tăng để ăn mà bị quả báo như vậy. Người kẹp hai bánh xe sắt nóng dưới nách cũng là một Sa-di tu tập vào thời đức Phật Ca-Diếp, do lén trộm bánh của chúng Tăng kẹp trong nách, bởi tội lỗi ấy nên phải chịu khổ báo bi thảm như thế”.
3. Kinh Đại Tập:
“Có con rồng cái mù mắt, trong miệng thối nát bầy nhầy như phân giải, có vô số côn trùng rúc rỉa ăn uống, máu mủ tuôn chảy; thân thể thì bị các loài ruồi độc cắn xé. Với tâm đại từ đại bi, đức Phật rất thương cảm con rồng mù ấy, Ngài hỏi: Vì nhân duyên gì mà con phải mang cái thân đau khổ như thế?
Rồng đáp: Đời này con phải chịu cái thân khổ sở, không giây phút nào dừng nghỉ như vậy, do bởi trong quá khứ vào thời đức Phật Tỳ-Bà-Thi giáo hoá, con là một Tỳ kheo Ni thường nghĩ đến việc dâm dục và đã phạm Giới dâm trong ngôi Già-lam; lại còn mong muốn nhiều tài vật của kẻ khác, và nhọ nhận quá nhiều vật cúng dường của Thí chủ. Do vậy, con đã trải qua chín mươi mốt kiếp chịu đủ mọi khổ đau trong Ba đường ác dữ, xin đức Thế Tôn đại bi cứu vớt cho con. Bấy giờ, đức Thế Tôn dùng tay rảy nước trên thân rồng, tức thì tất cả sự nhơ nhớp đều biến mất, đôi mắt hết mù thấy rõ mọi vật. Rồng hướng về đức Phật xin được thọ Tam quy, với tâm đại từ bi, đức Phật truyền pháp Tam quy cho rồng.”
4. Kinh Hộ Khẩu:
“Có một Ngạ Quỷ hình tướng rất xấu xí, thân thể bị lửa bốc cháy, trong miệng bò ra vô số con giòi, máu mủ tuôn chảy hôi hám, rong chạy khắp nơi, kêu gào thảm thiết. Bấy giờ, A-la-hán Mãn Túc hỏi Ngạ Quỷ rằng: Trong quá khứ con đã tạo tội gì, mà đời này phải chịu quả báo khổ đau như vậy?
Ngạ Quỷ đáp: Trong quá khứ, con là một Sa-môn, vì luyến tiếc tham chấp tài sản không giờ nào quên, nên chẳng giữ gìn Oai-nghi, Giới Cấm, mở miệng thì nói thô ác, nếu thấy ai tinh tấn giữ Giới lại thường chửi rủa huỷ báng, nhìn bằng nửa con mắt đầy ác cảm, lại còn tự thị giàu có mạnh khỏe để tạo vô lượng tội lỗi; giờ đây, nghĩ lại rất hối hận nhưng chẳng còn kịp nữa, xin Tôn giả khi trở về cõi Diêm-phù-đề, nên kể lại hình tướng xấu xí của con để răn bảo các Tỳ kheo hãy khéo léo bảo hộ khẩu nghiệp, đừng bao giờ vọng ngữ”.
5. Kinh Hiền Ngu Nhân Duyên:
“Tôn giả Xá-Lợi-Phất thấy một con Quỷ Chó hai chân bị què nằm trên đất, động lòng từ bi liền lấy thực phẩm khất thực trong bình bát cho nó và vì nó thuyết pháp. Nhờ được nghe pháp, khi chết Quỷ Chó được thác sanh làm con của một gia đình Bà-la-môn ở nước Xá-Vệ, tên là Quân Đề. Về sau xuất gia làm Đệ tử ngài Xá-Lợi-Phất, và được học tập nhiều môn Phật pháp nên tâm ý được khai mở, lại kiên trì giữ Giới Cấm, do vậy được chứng quả vị A-la-hán. Nhờ đó, thấy rõ tiền thân của mình bị đọa làm Quỷ Chó nên càng tăng thêm sự tinh tấn. Tôn giả A-Nan bạch đức Phật: Xưa kia, người ấy tạo tội ác gì mà đọa làm thân Quỷ Chó và làm điều thiện gì mà đời này được chứng Đạo quả?
Đức Phật đáp: Vào thời quá khứ, trong giai đoạn đức Phật Ca-Diếp giáo hoá, người ấy là một Tỳ kheo trẻ có âm thanh trong trẻo, tụng Kinh xướng tán rất hay, lại trì Giới Luật rất nghiêm túc, thấy một Tỳ kheo già đang tụng Kinh âm thanh rất dở, nên chê rằng: Giọng tụng Kinh của Trưởng Lão này như chó sủa. Sau đó, biết vị Tỳ kheo già đã chứng Đạo quả nên rất sợ hãi tự trách, bèn đến vị Tỳ kheo già xin sám hối tội lỗi. Do bởi người ấy nói lời ác độc mà trải qua năm trăm đời đọa làm thân chó, và do người ấy xuất gia trì Giới nghiêm túc nên đời này được gặp Ta, nghe pháp và được giải thoát.”
(Trích từ: Giới Luật và Nghiệp Báo Của Sự Phạm Giới, theo một bài viết trên trang web drukpavietnam.org được đăng với tiêu đề tương tự như trong sách này)
_____________________________________________________________________
Nguyện cho hết thảy hữu tình chúng sanh luôn luôn tôn kính Phật Bồ Tát, nể trời nể đất, không bao giờ phát tâm kiêu căng, ngạo mạn nữa!
Nguyện cho hết thảy hữu tình chúng sanh vĩnh viễn không bao giờ bị bất kì nhân duyên nào khiến cho phải chịu tội phỉ báng, thất kính với Phật Bồ Tát, để khỏi phải đọa vào bất kỳ đường dữ nào mà chỉ luôn luôn li khổ đắc lạc!
Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm nơi cõi Phật!
mình nghĩ rằng làm cho Phật tánh hiển lộ không có nghĩa là làm mòn lớp đất cát đang bám ngoài viên ngọc. không thể dùng viên ngọc đang bị bám bẩn để ví dụ cho Phật tánh đang bị che lấp được. bởi vì, nếu viên ngọc không tự nó làm cho nó sạch được hay Phật tánh không tự nó làm nó hiển lộ thì sau này, viên ngọc sẽ bị bám bẩn trở lại, và Phật tánh bị che lấp trở lại hay sao.
mình nghĩ rằng tu là con đường luyện tâm.như than chì được trải qua sau một quá trình lâu dài trở thành kim cương. cũng vậy, từ tâm nhiều phiền não, thiện ác lẫn lộn, sau một quá trình tu tập trở thành một nội tâm thánh thiện tuyệt đối.
mình nghĩ rằng nhất tâm bất loạn không có nghĩa là trong tâm chỉ có mỗi một câu Phật hiệu. bởi vì tâm cũng giống như cơ thể chúng ta vậy, cơ thể chúng ta không thể nào ăn chỉ mỗi một loại thức ăn suốt thời gian dài. mình nghĩ rằng nhất tâm bất loạn có nghĩa là trong tâm hoàn toàn không có ý niệm ác, nghĩa là trong tâm hoàn toàn chỉ có những ý niệm hiền lành, lương thiện, đạo đức, thánh thiện mà thôi.
à, mình nghĩ rằng câu uống nhiều nước tổn hại thận nó cần được suy nghĩ lại. nếu uống nhiều nước nhưng chỉ là uống nước lọc (nước sạch) thôi thì ko sao, nó giúp thận lọc và đào thải chất thuận lợi. giống như người bưng bê thường xuyên mà bưng bê rất nhẹ nên không mệt. còn uống nhiều nước mà uống các thức uống công nghiệp thì đúng là tổn hại thận thật. như người bưng bê nặng thường xuyên sẽ rất mệt. ( các chất hóa học có trong các loại nước ngọt công nghiệp như phẩm màu, chất bảo quản, chất ngọt nhân tạo,…, cơ thể mình không dung nạp những chất đó nên phải bài tiết qua thận, những chất đó có kết cấu phân tử rất lớn và phức tạp nên thận phải lọc, đào thải rất cực, lâu ngày làm thận suy yếu)
A Di Đà Phật
Bạn Ngọc Thuỷ kính mến,
Xin bạn hoan hỉ chỉ bày cho các bạn Sen hai câu hỏi sau:
1/ Bạn cất cái ví tiền trong ngăn kéo, làm cách nào để cái ví không bám bụi? làm cách nào để cái ví tự làm sạch bụi và vĩnh viễn không bao giờ bám bụi? làm cách nào để cái ví tự bay ra ngoài để lọt vào tay bạn?
2/ Theo bạn “Nhất tâm và bất loạn” là một hay là hai? Tại sao đã nhất rồi mà vẫn còn có thiện, có ác?
Bạn Trung Đạo thân mến !
câu hỏi thứ nhất của bạn, bạn đã hỏi theo nghĩa đen thì mình xin trả lời theo nghĩa đen ạ. nếu bạn muốn cất cái ví tiền trong ngăn kéo không cho bị bám bụi thì bạn cứ bọc cái ví tiền đó thật nhiều thật nhiều lớp giấy và thật nhiều lớp nilong. cách đơn giản nhất để cái ví ko bị bám bụi thì bạn hãy sử dụng nó.nhưng sau một thời gian bị sử dụng thì cái ví sẽ mòn, sẽ cũ, và bạn sẽ muốn có ví mới. trong quá trình sử dụng có thể chịu rủi ro là bị mất, bị giật ví, bị rớt ví. mà cái ví tiền bị bám bụi có ảnh hưởng gì lớn lao lắm đâu, cái bụi ấy đâu phải là bê tông cốt thép, bạn lấy khăn thấm chút nước lau nhẹ là sạch bong. bạn ơi,cái ví tiền nó không có não, nên nó ko có suy nghĩ, ko có ước muốn là thoát ra khỏi cái ngăn kéo. chính chúng ta có suy nghĩ, chúng ta có ý muốn lấy ví tiền đó ra đếm thử có bao nhiêu hoặc là xài nó vào việc mình cần.
cũng giống như ánh sáng và bóng tối,cái này có thì cái kia không có, Phật tánh và tâm phàm phu của chúng ta không thể ngự trị cùng một chỗ được.Phật tánh không thể tồn tại song song cùng tâm tham sân si.
Mình muốn biết quan niệm về Phật tánh của các đạo hữu là như thế nào? tâm Phật và Phật tánh là một hay là hai?
Bạn ơi,” nhất tâm bất loạn” là một mà cũng là hai, giống như lòng bàn tay và lưng bàn tay vậy. ‘nhất’ ở đây không có nghĩa là “một”. “nhất’ ở đây nghĩa là “duy nhất”. trong tâm có một điều thiện và trong tâm chỉ có duy nhất điều thiện là hoàn toàn khác nhau bạn nhé.” nhất tâm bất loạn” là trong tâm không còn bất kỳ điều ác nào(bất loạn), nghĩa là trong tâm hoàn toàn điều thiện( nhất tâm).
bài thơ sau đây mình chỉnh chút xíu :
Đừng làm việc ác
Nên làm việc lành
Tâm ý hiền thiện
Thiện tâm được huân tập thuần thục
Thành Phật là chắc chắn.
Thưa mọi người, khi di chuyển bằng phương tiện giao thông thì nên niệm Phật nào ạ? Đặt biệt khi đi máy bay trong thời tiết xấu thì sao ạ? Niệm thành tâm có được linh ứng không?
A Di Đà Phật
Bạn Gia Quý thân mến,
1. Có một sự thật bạn phải hiểu đó là mỗi chúng sanh sanh và tử, tử và sanh đều gắn liền với phước nghiệp. Nghiệp lại có nghiệp nặng, nghiệp nhẹ, nghiệp ác, nghiệp thiện. Phước cũng có nhiều, ít. Người nghiệp nặng, lại là nghiệp ác nếu phước mỏng, nghiệp tận thì cho dù người đó đang ở trong nhà, kín cổng, cao tường vẫn cứ phải trả nghiệp. Người nghiệp nhẹ, lại là thiện nghiệp, phước sâu dày, nghiệp chưa tận, cho dù người đó ở trên không hay dưới đất nghiệp ác cũng không thể đoạt mạng. Nói vậy để bạn biết, sanh và tử là vô thường, nhưng trong vô thường thì vẫn có “may” và “rủi” (nói theo ngôn ngữ đời thường) còn người học đạo Phật thì phải thấy rõ nhân quả và nghiệp báo, nhờ đó mà không bị mê lầm.
2. Trường hợp bạn đi máy bay, nếu tâm quá hoảng sợ, bạn nên niệm hồng danh Quán Thế Âm Bồ tát vì ngài có một hạnh nguyện bố thí sự an lạc cho chúng sanh. Trong suốt hành trình, chỉ cần bạn thầm nhiếp tâm niệm hồng danh ngài, TĐ có thể khẳng định cùng bạn, cả chuyến hành trình đều an lạc.
3. Khi máy bay qua vùng khí loãng, bạn nên niệm hồng danh QTA Bồ Tát nhanh hơn bình thường. Tại sao phải như vậy, bởi đó là lúc cấp nạn, máy bay rất có thể bị trao đảo nên bạn phải nhiếp tận tâm mà niệm, ngay lúc đó QTA sẽ có sự gia trì, giúp cho máy bay bình an ra khỏi vùng khí loãng hay mưa bão. Điều này là sự thật, bạn có thể đặt hết niềm tin nơi QTA Bồ tát và lời TĐ nói.
bạn có thể khởi tác ý ; “mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, luôn an toàn tính mạng, an toàn của cải”
mình thấy an lòng khi nghĩ vây nên xin chia sẻ với bạn.
Kính thưa Quý thầy cô và Quý Phật tử.
Bà ngoại con mới mất được một tháng, hôm nay ông ngoại con mất. Thầy khâm liệm có nói là bà mất vào ngày xấu và ông cũng vậy. Cả gia đình con ai cũng rối. Con có hiểu chút về Phật pháp nên có đi cầu siêu, làm từ thiện cúng dường hồi hướng cho bà ngoại trong thời gian 49 ngày. Đến khi ông mất gia đình con cũng rối trong lòng. Trong khi làm đám tang cho ông con có thể đọc kinh Địa Tạng để cầu siêu cho ông không? Có người nói thiêu để ông nhẹ nghiệp. Xin Quý thầy cô và Quý Phật tử cho con lời khuyên để người mất sớm siêu thoát và người ở lại được an lòng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Hoa Đức
bạn Hoa Đức thân mến!
nhiều người nghĩ,khi người thân chết thì hỏa thiêu cho họ được nhẹ nghiệp. nhưng nếu trước khi mất họ không có ý muốn hỏa thiêu thì bạn cứ an táng theo kiểu bình thường.bởi vì một số người có tâm chấp thân, nếu thấy thân mình bị hỏa thiêu chỉ còn tro bụi họ sẽ không bằng lòng,bứt rứt, khó chịu và tức giận trong một thời gian khá dài đấy bạn ạ. về vấn đề ngày tốt ngày xấu thì bạn đừng bận tâm. đám cưới nào người ta cũng coi ngày nhưng vẫn xảy ra tình trạng ly hôn đấy thôi. Phật có dạy trong một bài kinh, là ngày nào mà mình giữ gìn được thân nghiệp-khẩu nghiệp-ý nghiệp thiện lành thì ngày đó là ngày tốt.
siêu thoát được hiểu theo nghĩa đúng nhất là người đã mất ở trong cõi giới vô hình được an lạc, không có đau khổ gì, được no đủ ấm áp và biết cách tu tập đúng đường đúng hướng. bởi vì chưa đủ nhân duyên thì chưa đầu thai được, chưa đủ thiện căn phước đức thì chưa thể về cõi Phật được. trước mắt bạn và gia đình nên bố thí hoặc cúng dường vật thực, quần áo, vải vóc, pháp thí,…rồi hồi hướng phước báo ấy cho ông bà ngoại trong cõi vô hình luôn được đầy đủ vật thực, đầy đủ vật chất cần thiết. bạn có thể tìm những bài giảng pháp hay mà bạn đã lựa chọn hoặc nhờ quý thầy tư vấn để mở cho ông bà nghe. lưu ý là nên chọn các bài giảng nghe dễ hiểu,có nội dung thiết thực.
mình nghĩ thà nói ra mà không ai ứng dụng còn hơn mình giữ riêng một mình mình biết. nên mình đã viết phúc đáp này. mình nghĩ, có thể bây giờ không ai ứng dụng, nhưng biết đâu 5 năm, 10 năm sau sẽ có người cảm nhận được và ứng dụng.
mình thì quyết định ở thế giới Ta Bà này. mình cũng sợ khổ lắm nên áp dụng tác ý những ý niệm sau để làm nhân quả nhằm có một cuộc sống an lạc. các bạn có thể đọc để tham khảo, hoặc là lướt qua.tùy vào nhân duyên của các bạn thôi. dưới đây là những ý niệm mình đã nhắc đến :
1. mong cho tất cả chúng sinh( chúng sinh là đã bao gồm bản thân của chính chúng ta rồi), đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, có tâm tôn kính, tôn thờ, biết ơn chư Phật mười phương, chư Bồ Tát tám hướng với tâm tôn kính, tôn thờ, biết ơn vô lượng vô biên tuyệt đối.
2. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, có tâm từ bi yêu thương tất cả chúng sinh vô lượng vô biên tuyệt đối.
3. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, thấy mình là hạt bụi, hạt cát nơi bước chân chư Phật mười phương, chư Bồ Tát tám hướng giẫm lên đi.
4. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, xả thân quên mình phụng sự chư Phật mười phương, chư Bồ Tát tám hướng viên mãn công đức, đồng thành Phật đạo với tất cả chúng sinh.
5. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, tinh tấn tu hành vì lòng từ bi yêu thương tất cả chúng sinh.
6. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, thấy mình thấp như đất, đất không hiềm hận, đất hoan hỷ chịu đựng tất cả sinh những phẩm vật cho đời.
7. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, sống có lòng biết ơn và sống xứng đáng với những ân nghĩa trên cuộc đời này.
8. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, được sống trong hòa bình, an lạc, đầy tình yêu thương và hạnh phúc.
9. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, hiểu về Phật đúng theo chân lý, biết cách tu hành thành Phật và trong hiện đời này thành tựu được Phật quả.
10. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, có đầy đủ tiền bạc, có dư dả tiền bạc bằng cách chân chính lương thiện và biết sử dụng từng đồng tiền một cách khôn ngoan, tiết kiệm, biết chi tiêu hợp lý.
11. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, hiểu rõ nhân quả của tham sân si, chấm dứt tham sân si.
12. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này,có sức khỏe thật tốt, không bệnh gì, không đau nhức gì.
13. mong cho tất cả chúng sinh, mọi bệnh tật đều thuyên giảm dần, thuyên giảm dần rồi hết hẳn.
14. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, có sự chứng nghiệm về luật nhân quả nghiệp báo; tin hiểu nhân quả nhân duyên,ý nghĩ, lời nói, việc làm chỉ toàn mang lại an vui, hạnh phúc, lợi ích tốt đẹp cho chúng sinh.
15. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, hiểu sâu luật nhân quả nghiệp báo; hiểu được tại sao ý nghĩ lời nói việc làm mang an vui, hạnh phúc, lợi ích tốt đẹp cho chúng sinh thì sẽ nhận lại an vui, hạnh phúc, lợi ích tốt đẹp; hiểu được tại sao ý nghĩ lời nói việc làm gây đau khổ cho chúng sinh thì sẽ nhận lại đau khổ.
16. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, chung thủy tuyệt đối với người bạn đời và có người bạn đời chung thủy tuyệt đối, hai vợ chồng tin tưởng lẫn nhau, sống hạnh phúc bên nhau đến già đến chết.
17. mong cho tất cả các cặp vợ chồng trên thế gian này, càng ngày càng yêu thương nhau, càng ngày càng quý trọng nhau, càng ngày càng hạnh phúc.
18. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, không bao giờ sợ chết, không bao giờ buồn dù biết mình sắp chết; khi cái chết đến thì ra đi một cách nhẹ nhàng, thanh thản, an lạc, dễ chịu, thoải mái, không chút đau đớn, không chút tiếc nuối, không làm phiền lụy bất kỳ chúng sinh nào.
19. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, sau khi chết được vãng sanh về cõi có Phật , có Bồ Tát, được Phật, Bồ Tát dạy dỗ, siêng năng thực hành theo lời dạy của Phật, Bồ Tát và đạt được hạnh phúc vô lượng vô biên vô tận, không còn một chút đau khổ, đạt được tâm thánh thiện tuyệt đối, chấm dứt tất cả tội lỗi, thành tựu được Phật quả.
20. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, hiểu rõ nhân quả nghiệp báo của tất cả mọi chuyện trên thế gian này.
21. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, viết được những bài viết đúng theo chân lý, giúp người đọc có đạo đức hơn, thánh thiện hơn.
22. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, là người có tài có đức, đóng góp được thật nhiều cho sự giàu mạnh, văn minh, tiến bộ của nhân loại.
23. mong cho tất cả các cặp vợ chồng trên thế gian này luôn biết cách chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con cái đúng với chánh pháp, đúng với khoa học, đúng với đạo đức, để con cái đứa nào cũng khỏe mạnh, thông minh, giỏi giang; khi các con lớn lên, các con thành đạt, thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.
24. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, không bao giờ sử dụng những chất gây nghiện.
25. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, chỉ giải trí bằng những trò giải trí giúp tăng thêm tài năng, tăng thêm đạo đức để mang lại an vui, hạnh phúc, lợi ích tốt đẹp cho chúng sinh; còn những trò giải trí nào không giúp tăng thêm tài năng, không giúp tăng thêm đạo đức để mang lại an vui, hạnh phúc,lợi ích tốt đẹp cho chúng sinh thì dù có hấp dẫn cỡ nào, có bị rủ rê, lôi kéo cỡ nào cũng không bao giờ đụng đến.
26. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, không bao giờ làm khổ mình, không bao giờ làm khổ người.
27. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, không bao giờ bị khuyết tật về cơ thể cũng như không bao giờ bị khuyết tật về tâm hồn.
28. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, từ khi sinh ra cho đến lúc chết, luôn có đôi mắt nhìn thấy rõ, luôn có đôi tai nghe rõ, luôn có miệng biết nói những điều tốt đẹp, và luôn có đầy đủ 2 tay, đầy đủ 2 chân, với đầy đủ các ngón tay, đầy đủ các ngón chân.
29. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, thành đạt,thành công và hạnh phúc trong cuộc sống mà không khoe khoang, không kiêu mạn, không tự hào, không ganh tỵ với bất kỳ chúng sinh nào.
30. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, đạt được hạnh phúc vô lượng vô biên vô tận, không còn một chút đau khổ, đạt được tâm thánh thiện tuyệt đối, chấm dứt tất cả tội lỗi, thành tựu Phật quả.
31. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, luôn có công việc lương thiện để làm, yêu thích công việc làm, có đầy đủ sức khỏe để làm việc, đi làm chuyên cần đều đặn mỗi ngày và trở nên giàu có, biết sử dụng từng đồng tiền một cách khôn ngoan, tiết kiệm, biết chi tiêu hợp lý,
32. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, được sống trong điều kiện mưa nắng thuận hòa.
33. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, có đầy đủ nước sạch để sử dụng và biết sử dụng tiết kiệm, quý trọng nước.
34. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, không bao giờ bị nhu cầu tình dục đòi hỏi.
35. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ buồn chán, không bao giờ lười biếng.
36. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, yêu thích việc học tập, chủ động, tự giác học tập và học thật giỏi, có lý tưởng phụng sự cống hiến cho đất nước, trở thành người có tài có đức, đóng góp được thật nhiều cho sự giàu mạnh,văn minh, tiến bộ của nhân loại.
37. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, những ước muốn lương thiện đều thành sự thực.
à, mình có chú thích thêm thế này, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này có 2 nghĩa. *chính bản thân chúng ta trong hiện đời này và bản thân chúng ta đời đời kiếp kiếp sau. *tất cả chúng sinh trong hiện đời này và chúng sinh của đời đời kiếp kiếp sau.
nếu các bạn có niềm tin vào ý nghiệp, các bạn hãy sáng tạo thêm những ý nghiệp tốt lành khác nữa.
chúc tất cả đạo hữu an lạc, tâm thánh thiện ngày càng vững chắc!
Bạn Ngọc Thủy kính mến !
”mình thì quyết định ở thế giới Ta Bà này.” Câu nói này của bạn khiến mình hoảng sợ. Bạn có thể nào giải thích cho mình biết vài điều không?
Vì sao bạn lại muốn ở thế giới ngũ trược ác thế mà không về nơi đẹp sướng như nước An Dưỡng ở cõi Cực Lạc ?
Tuy những ‘ý niệm’ kể trên của bạn không có ý hại người, và nếu những ý niệm trong tâm của bạn cũng giữ được như thế, tức sanh tâm động niệm không tổn người hại vật, lại giữ được 5 giới thập thiện, thì sẽ sanh về Thiên, nhân. Tuy nhiên đời sau chưa chắc bạn nhớ những ý thiện này, và giữ được tâm thiện lành, hoặc thấy được ánh đạo vàng. Hoặc như những ác niệm của bạn lấn áp thiện niệm, thời phải đi vào địa ngục ngả quỷ súc sanh. Vì sao phải mạo hiểm như vậy để ở lại Ta Bà mà không vãng sanh?
Những ý niệm này của bạn nói ra, chẳng tổn hại đến người đến vật, nên có thể gọi là thiện. Tuy nhiên vẫn không bằng phát ra ý niệm muốn thoát tam giới, dứt vòng sanh tử, còn gọi là phát Bồ Đề tâm. Bạn có thấy như vậy không?
Thay vì ở Ta Bà làm một phàm phu yếu ớt, dầu có ý thiện muốn giúp chúng sanh giảm sự đau khổ, nhưng cũng chỉ có thể phát nguyện trong lòng mà thôi, chứ chẳng đủ đạo hạnh để trực tiếp giúp họ vĩnh viễn an vui. Vậy vì sao bạn không muốn chấm dứt luân hồi, để có đầy đủ 6 thần thông, an nhiên tự tại đi khắp 10 phương để độ chúng sanh hữu duyên giải thoát để họ mãi mãi chẳng còn nghe tiếng khổ huống hồ là chịu? Như vậy mới là chấm dứt sự khổ, nếu không thì vẫn đời này sang đời khác , nhân duyên quả báo thiện ác lẫn lộn cứ tiếp nối không ngày dứt khổ, phải không?
A Di Đà Phật
Chào bạn Ngọc Thủy!
MD đã đọc tất cả những ý nguyện của bạn, MD đã “cảm nhận” được nhưng “ứng dụng” thì quả thực không biết làm thế nào “ứng dụng” đây? Nếu bạn đang tu Tịnh độ, song lại có những ý nguyện như vậy thì quả thực là bạn đang lầm lạc. Nên nhớ người tu hành không cầu giải thoát, chỉ tu hạnh lành ấy là nghiệp ma, bởi dù có tâm thiện lành đi nữa ấy vẫn là cái nhân để ở trong lục đạo. Bạn nguyện trong lục đạo để giảng nói những đạo lý này và bạn cũng cầu cho chúng sanh mãi ở trong lục đạo để cảm nhận và ứng dụng những đạo lý của bạn sao?
Phải tỉnh giác!
_()_
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Ngọc Thuỷ,
Ta bà là cõi dục giới, Phật còn gọi là cõi của ngũ trược ác thế, còn gọi là cõi kham nhẫn – cõi chúng sanh cam chịu mọi sự đau khổ, bức bách của nghiệp.
37 lời nguyện của bạn nếu (giả sử) là lời nguyện của một người giác ngộ, nguyện cho một quốc độ trang nghiêm, thanh tịnh, bình đẳng giác mà mình sẽ trụ thế sau này để hoằng dương chánh pháp, TN nghĩ (nếu lấy số lượng của lời nguyện) tạm thời có thể tán thán. Nhưng nếu là lời nguyện cho cõi ta bà mà bạn nguyện trụ lại thì cả hai đi sâu vào từng lời nguyện có vấn đề lớn.
Một: đã gọi là ta bà=ngũ trược, ác thế=chúng sanh sanh ra, chết đi =nối nghiệp và trả nghiệp một cõi như vậy mà bạn phát nguyện như vậy là điều trái với nhân quả.
Hai: Giả như 37 lời nguyện của bạn là nguyện cho vị lai kiếp khi bạn thành tựu đạo quả – lời nguyện này có nhiều vấn đề.
Bạn phải cẩn thận. Khổ nạn đang chờ.
TN
cảm ơn phúc đáp của các đạo hữu. mình thì có ý kiến thế này:
1. các bạn tu mục đích là thoát khỏi luân hồi sinh tử, thoát khỏi lục đạo. vậy thoát khỏi luân hồi sinh tử để làm gì? thoát khỏi lục đạo để làm gì? chung quy lại có phải là để chấm dứt đau khổ, đạt đến hạnh phúc tuyệt đối? nếu tu để không khổ không vui thì khác gì những vật vô tri vô giác như bàn ghế, nhà cửa.
chúng ta được thân người là đã trải qua một quá trình tiến hóa trong tâm thức. từ những hạt bụi nhỏ li ti, chúng ta có cái khởi niệm biết khổ, biết vui, biết ưa thích niềm vui, biết sợ nỗi khổ,.. và chuỗi hành trình dài cả mấy triệu năm tiến hóa tâm thức của chúng ta bắt đầu. làm cái cây, rồi làm con giun con kiến, con gián,…, rồi làm con gà, con chó, con trâu,…, rồi làm người. 10 cảnh giới của tâm là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, người, trời, bồ tát, thinh văn, duyên giác và cuối cùng là Phật. mỗi cảnh giới ấy tương ứng với mỗi loại tâm thức. sự tiến hóa của tâm thức càng cao thì cảnh giới càng cao. bây giờ mình bàn qua địa ngục một chút. chắc các bạn nghĩ địa ngục là nơi trừng phạt chúng sinh đầy tội ác? nếu người cực ác vào địa ngục bị hành hạ, bị trừng phạt rồi thì đáng lẽ ra đã được sạch nghiệp, sao có người bảo họ còn bị đọa vào ngạ quỷ, súc sanh nữa? bây giờ xin xét theo nhân quả, nếu người A ăn trộm của người B, người B tức giận quá giết người A, thì nhân quả của ai người đó tự chịu.ăn trộm có quả báo của ăn trộm, giết người có quả báo của giết người. trong địa ngục, quỷ sứ tra tấn, hành hạ tội nhân, vậy quỷ sứ cũng phải chịu quả báo về hành vi hành hạ, tra tấn của mình. nếu quỷ sứ không sân không si thì sao có thể ra tay hành hạ tội nhân với những cực hình thảm khốc như thế?
2. niệm Phật thành Phật, nghĩa là càng niệm Phật, Phật tính càng tăng, Phật tính tăng đến đâu, tâm thánh thiện tăng đến đó. nếu bạn nói Phật tính không phải là tâm thánh thiện thì Phật tính là gì? từ bi hỷ xả chẳng lẽ không phải là tâm thánh thiện? Phật tính không nằm ở tên của Phật.tên của Phật để chúng sinh xưng niệm nhằm nhớ tưởng đến tâm từ bi, nhớ tưởng đến công đức vô lượng của Phật để làm tấm gương trong đời sống. các đạo hữu niệm Nam Mô A Di Đà Phật là các đạo hữu cũng nhớ đến hạnh nguyện từ bi, trí tuệ siêu việt hiểu thấu nhân quả của Phật, là tưởng nhớ đến công đức thù thắng xây dựng một cõi Cực Lạc tràn đầy hạnh phúc cho chúng sinh.
nhưng, cái nhưng này mình xin nói đến một số trường hợp mình đã chứng kiến, không phải nói các đạo hữu. không biết người ta tu thế nào mà sau một thời gian niệm Phật, tâm họ dễ sân hơn, có gì không vừa lòng là bực trong người, là khó chịu ngầm trong tâm, một số người xung quanh người này cảm thấy hơi e dè, hơi sợ sợ, ngại va chạm với người này.
hiện tượng này có, nhưng ít, mình biết là vậy.
3. có nhiều pháp môn tu, mình thật sự chưa tường tận về nhân quả cho lắm nên ai thấy hợp với pháp môn nào thì tu pháp môn đó. trước kia mình cũng niệm Phật A Di Đà, nhưng….mình cứ thấy băn khoăn, cứ thắc mắc, lỡ trong kiếp này mình chưa được vãng sanh thì kiếp sau của mình sẽ thế nào? sẵn việc có sự chứng nghiệm về nhân quả trong ý nghiệp nên mình chọn cách tu gieo nhân ý nghiệp. mình nghĩ, nếu ở trong luân hồi sinh tử này, mà mình hoàn toàn không gây nhân khổ thì quả báo khổ sao có thể đến với mình được?mình không chỉ lo cho kiếp này, kiếp sau, mà lo cho đời đời kiếp kiếp sau nữa qua những ý nghiệp mà mình đã chia sẻ ở bên trên. mình thì không niệm Di Đà, không niệm Thích Ca, mình niệm Nam Mô Phật Tổ, để tưởng nhớ đến vị Phật đầu tiên của tất cả vị Phật, người đã thành Phật mà lúc đó chưa có vị Phật nào thành Phật trước để gia hộ cho ngài, người mà đã nhận ra được giáo lý nhân quả, nghiệp duyên, luân hồi khi chưa có ai, chưa có vị Phật nào trước đó tuyên giảng. thật sự ngài quá vĩ đại. mình cũng niệm Nam Mô Chư Phật Mười Phương, Nam Mô Chư Bồ Tát Mười Phương để tưởng nhớ đến công đức vô lượng vô biên của mười phương chư Phật chư Bồ Tát, và có ước nguyện phụng sự cho các ngài làm những điều bé bé chút chút.
4. trước mắt, mình chỉ khuyên các bạn là lưu lại 37 ý niệm trên của mình, 2 năm sau, 3 năm sau đọc lại các bạn sẽ thấy có sự chuyển biến khác, có nhận thức khác trong tâm.
Chào bạn Ngọc Thuỷ,
Trong bốn câu kinh Pháp cú mà huynh Trung Đạo đã nhắc đến, câu thứ ba là “Giữ tâm ý thanh tịnh”. PH thấy bạn đánh đồng ý này với ý “tâm ý hiền thiện” là không đúng, vì ý đó đã nằm trong câu thứ hai “vâng làm các điều lành”. “Làm” ở đây không chỉ trên thân mà cả hai nghiệp khẩu và ý nữa. Trong bốn câu kinh Pháp cú, Phật dạy có ba bước rõ ràng, trong đó bước một và hai là dễ hiểu và có thể làm được, còn bước”giữ tâm ý thanh tịnh” là khó hiểu và khó làm. Thế nào là thanh tịnh theo ý Phật dạy? Ở bước này, đa số chúng ta đều chưa thực chứng, để hiểu cho đúng thì ta cần dựa trên kinh mà Phật dạy, cũng như kiến giải của các vị Tổ (là những vị đã có thực chứng), chứ không thể chỉ dựa trên sự hiểu của riêng mình.
Vì bạn hiểu không đúng nên các câu mà bạn sửa lại, cho rằng chỉ có tâm thiện là thành Phật là không đúng rồi, vì theo nhân quả, thiện tâm và hành thiện có quả là tái sanh các cõi Trời, bạn chớ nhầm lẫn.
Bạn tự sửa ý kinh, bản thân mình lại chưa thành Phật, chưa thật sự chứng biết con đường tu học của Phật mà dám khẳng định như thế là sẽ thành Phật, có thể thấy tâm kiêu mạn của bạn rất lớn. Lời sai đã nói ra rồi, bạn hãy thực tâm tự hối.
Người Phật tử, khi tự mình “sáng tạo” ra điều mới lạ thì phải hết sức e dè, bởi vì những lý do sau:
– Có thể mình hiểu sai.
– Những ý đó chỉ dựa trên kiến giải của mình, mình chưa có thực chứng, thì có đáng tin cậy không? Vì Phật dạy chỉ có bậc A La Hán mới có thể tin được (chắc chắn không sai, vì chư vị tâm thanh tịnh, không còn bị vọng, vô minh chi phối nữa).
– Nếu không đúng, mà nói ra, mình bị quả xấu đã đành, mà kéo theo người khác nữa, thì tội nghiệp chúng sanh lắm.
– Các ý nguyện của bạn, đa số là khuyến khích chúng sanh ở mãi trong luân hồi, thì đây là lời ma, chứ chẳng phải lời Phật dạy.
PH mong bạn có thể tự tỉnh ngộ.
Chúc bạn tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Ngọc Thuỷ!
Không biết bạn đang theo pháp môn nào, song bạn đang lầm lạc quá nhiều những vấn đề căn bản trong Phật Pháp.
*Theo MD suy đoán, bạn đang theo “pháp vô ngã”. Nhưng nếu tu theo pháp này hẳn bạn phải học về tánh Không. Phật pháp vốn là pháp bất nhị. Nếu có vui- khổ sao gọi là bất nhị? Không vui- không khổ= tánh không= tự tánh thì bạn lại cho rằng là vật vô tri vô giác?
*Bạn nói “chưa thật sự tường tận về nhân quả”. Vậy bạn dựa vào lý nào để tu hành? Đạo Phật lấy Nhân quả làm gốc, và người học Phật cũng dựa vào Nhân quả làm nấc thang đầu tiên để học Phật? Bạn đang lấy gì làm căn bản?
*Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni kỳ thời là giáo chủ cõi Tà Bà nhưng bạn không niệm hồng danh, bạn chỉ niệm “Nam Mô Phật Tổ”- chính cái tâm phân biệt này, bạn đã phạm tội khinh lờn quá lớn. Phật cùng Phật đại đồng, tâm từ bi và trí huệ không hơn không kém; bổn nguyện chung của các Ngài là độ thoát chúng sanh. Bạn không muốn thoát sinh tử lục đạo, bạn đang làm bạn với ma thì cho dù bạn niệm vị Phật đầu tiên đến khảng cổ, Ngài cũng không gia trì cho bạn.
Bạn phải tỉnh giác!
Nam Mô A Di Đà Phật
Thực tế mà nói, muốn giúp người khác trước tiên phải thành tựu chính mình. Trong hàng Bồ Tát, ai không thành tựu chính mình sau đó mới giúp người? Bản thân thành tựu, bất luận nhiều hay ít, cần phải có một chút thành tựu, như vậy mới có thể giúp người. Nếu bản thân không có chút thành tựu nào, ta không sao giúp được người khác. Không những không thể giúp người khác, ngược lại còn sợ bị chúng sanh độ mất; quý vị không độ được chúng sanh, còn bị chúng sanh độ.
Đọc thêm ở đây để học hỏi nè bạn: http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2018/01/muon-do-nguoi-khac-truoc-tien-phai-thanh-tuu-chinh-minh/
Bạn Mỹ Diệp thân mến, Ngọc Thủy không phải tu theo “pháp vô ngã” như bạn nghĩ đâu.cách tu của mình đơn giản chỉ là gieo nhân ý nghiệp thôi. Mình nói là “mình chưa tường tận về nhân quả”, có nghĩa là mình chưa đủ trí tuệ để thấu suốt nhân quả của tất cả mọi chuyện. “Chưa tường tận về nhân quả” khác với “không hiểu gì về nhân quả”, khác với “không tin nhân quả” bạn nhé. Mình gieo nhân ý nghiệp là mình áp dụng nhân quả rồi đấy bạn.
Bạn có nhắc đến “ma”, mình thấy tò mò không biết bạn hiểu như thế nào về “ma” ?
Phật có nói :”tất cả chúng sinh rồi sẽ thành Phật”. Ma không phải cũng là chúng sinh sao?
A Di Đà Phật
Bạn Ngọc Thủy thân mến!
Chúng ta đang ở trong nhà lửa tam giới, đang chới với giữa biển nghiệp, nếu có duyên thì cùng dìu dắt, sách tấn nhau vượt qua sanh tử, tuyệt đối không có ý chê bai con đường tu tập của ai. Chỉ là cảm thấy tiếc nuối thay cho Ngọc Thủy vì trong Kinh A Di Đà, Phật dạy “Không thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cõi kia”; lại trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy “Về đời sau đến khi chánh pháp diệt tận, nếu có chúng sanh nào đã trồng căn lành, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, nhờ vào oai lực của Phật Vô Lượng Thọ gia bị mới gặp được kinh pháp này, giữ gìn thọ trì sẽ được quảng đại Nhứt Thiết Trí”. Quả là rất tiếc khi Ngọc Thủy nói rằng đã từng niệm Phật A Di Đà nhưng sợ không vãng sanh, và rồi đã từ bỏ “thời cơ chỉ có một” để đi theo con đường gieo nhân trong ý nghiệp.
Ý nghiệp của Ngọc Thủy rất thiện lành nhưng đã gieo trong lục đạo thì nhận quả trong lục đạo, không hợp với bản ý của chư Phật nên không nhận được sự gia trì của Phật, chỉ có Ma Vương là tán thán bạn, gia trì cho bạn- như vậy không phải là làm bạn với ma sao? Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều là những vị Phật tương lai, như Ngọc Thủy đã trích dẫn lời Phật “tất cả chúng sinh rồi sẽ thành Phật” song tại sao bạn lại cam chịu ở trong lục đạo để gieo nhân trong ý nghiệp? chúng sanh là ma hay là Phật đều chỉ trong một niệm, một niệm giác ngộ là Phật, một niệm mê hãy còn làm ma, giống như bạn đã ví “bàn tay có hai mặt đen và trắng”.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Ngọc Thuỷ kính mến,
1/ Bạn viết: “mình nghĩ rằng làm cho Phật tánh hiển lộ không có nghĩa là làm mòn lớp đất cát đang bám ngoài viên ngọc. không thể dùng viên ngọc đang bị bám bẩn để ví dụ cho Phật tánh đang bị che lấp được. bởi vì, nếu viên ngọc không tự nó làm cho nó sạch được hay Phật tánh không tự nó làm nó hiển lộ thì sau này, viên ngọc sẽ bị bám bẩn trở lại, và Phật tánh bị che lấp trở lại hay sao”.
TĐ hỏi: Bạn cất cái ví tiền trong ngăn kéo, làm cách nào để cái ví không bám bụi? làm cách nào để cái ví tự làm sạch bụi và vĩnh viễn không bao giờ bám bụi? làm cách nào để cái ví tự bay ra ngoài để lọt vào tay bạn?
Câu hỏi của TĐ chính là câu trả lời đề bạn quán xét lại những gì bạn đang đặt ra. Rất tiếc bạn lại lý giải theo lối quán xét của thế gian.
2/ TĐ hỏi: Theo bạn “Nhất tâm và bất loạn” là một hay là hai? Tại sao đã nhất rồi mà vẫn còn có thiện, có ác?
Bạn đáp: Bạn ơi,”nhất tâm bất loạn” là một mà cũng là hai, giống như lòng bàn tay và lưng bàn tay vậy. ‘nhất’ ở đây không có nghĩa là “một”. “nhất’ ở đây nghĩa là “duy nhất”. trong tâm có một điều thiện và trong tâm chỉ có duy nhất điều thiện là hoàn toàn khác nhau bạn nhé.” nhất tâm bất loạn” là trong tâm không còn bất kỳ điều ác nào(bất loạn), nghĩa là trong tâm hoàn toàn điều thiện( nhất tâm).
– Nếu đã có nhất ắt sẽ có hai cho dù đó chỉ là nhất thuần thiện.
– Bất loạn chẳng phải là trong tâm không còn điều ác mà chỉ hoàn toàn điều thiện. Tâm chuyên nghĩ về thiện cũng là loạn, cũng chẳng phải là nhất tâm. Bạn phải quán chiếu lại cái tâm hiện giờ của bạn xem nó có điều gì bất ổn không?
3/ Đừng làm việc ác
Nên làm việc lành
Tâm ý hiền thiện
Thiện tâm được huân tập thuần thục
Thành Phật là chắc chắn.
Bạn phải cẩn thận với những lời của Phật, Tổ, bởi đó là chân lý. Chân lý thì chỉ nên y giáo phụng hành, tuyệt đối không thể thay đổi.
Nguyên văn kinh pháp cú là:
Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
(Kinh Pháp Cú)
Dịch:
Chớ làm các điều ác
Vâng làm các điều lành
Giữ tâm ý thanh tịnh
Đây lời chư Phật dạy.
Lời Phật dạy là vậy thì nên hành như vậy, đó là nhất tâm là bất loạn.
TĐ
mọi người ơi cho em hỏi đáp chuyện này
chuyện là vậy nãy em mua hộp cơm chay lúc mua em không để ý trên hộp có ghi tên quán là BÁT NHÃ 1 ăn xong em mới nhìn ra và lúc đó đang loay hoay em k muốn bỏ hộp cơm vì nếu bỏ mình mắc tội phỉ báng mà không bỏ thì nguoi khác cũng bỏ em đang suy nghĩ thì anh của e kêu em đưa hộp đây bỏ em liền đưa lúc đó em cảm giác tội lỗi lắm 1 hồi sau em tìm sọt rác lấy hộp cơm ra và đi đến chỗ quán ấy mà nói với họ và em để hộp cơm ở đấy em thấy em giống như phỉ báng bát nhã vậy
1/Cho mình hỏi mình cũng chỉ mới hàng sơ cơ chưa niệm bằng ý trì được thì những lúc trong nhà tắm thì có cách nào để mình niệm không?
2/Mình rất sợ ma. Nói điều này thật hổ thẹn mình biết là chỉ cần niệm Phật nhưng đêm mình thuờg ngủ không sâu mình sợ quá, kiểu như phải có người ngủ kế trên giường mình mới chịu hoặc mở đèn. Cho mình biết mình nên làm thế nào. Lí do mình sợ là bộ dạng vô hình của nó cái thứ 2 những tiếng động tự nhiên gây ra trong ban đêm nhất là tối ngủ tắt đèn
3/ Mình thừa nhận mình còn nhát nhất là lúc mình sợ chính điều này khiến mình biết mình chưa nguyện thiết tin sâu. Nên cho mình hỏi 4 chữ đó là các bạn làm được liền hay phải mài dũa? Và nếu mài dũa thì bằng cách nào?
Chào bạn Mỹ An,
PH xin chia sẻ vài điều cùng bạn như sau.
1. Bạn có thể niệm thầm trong đầu, nếu thấy khó quá thì bạn hãy tập cách niệm nhép môi nhưng không ra tiếng.
2. Chúng ta bị phim ảnh và những câu chuyện ma do người đời thêu dệt nên thường tưởng tượng ra những hình ảnh ghê sợ. Bạn cứ nghĩ đơn giản, ma chính là những người giống mình, mà chỉ khác là họ đã chết, nên không còn thân xác. Thật ra, họ đáng thương hơn là đáng sợ, vì họ đâu có khác gì mình nhiều đâu. PH nghĩ phần lớn là do bạn tưởng tượng tự nhát mình thôi. Trong nhà thường có khá nhiều tiếng động, mà ban đêm yên ắng thì bạn mới nghe rõ như tiếng nước nhỏ giọt, tiếng máy móc vận hành, tiếng gỗ co giãn, tiếng gió,… Khi bạn nghe thì nhớ trấn tĩnh lại để nhận ra đó thật sự là tiếng gì, thì sẽ không sợ nữa. Những lúc thấy sợ, bạn hãy tập nhớ niệm Phật.
3. Với người mới tu mà đã được nguyện thiết tin sâu, PH nghĩ là do họ đã có duyên sâu dầy với Tịnh Độ từ những kiếp trước. Với người thật mới tu như chúng ta thì cần phải mài dũa. PH nghĩ cách thức thì tùy theo duyên của mỗi người, có người thì nghe thật nhiều kinh giảng, có người thì thường đọc tụng kinh, có người thì thường tự suy gẫm,… Tuy nhiên, dù theo cách gì thì bạn cũng hãy nhớ thường nguyện Tam Bảo gia hộ để mình có được Tin sâu, Nguyện thiết.
Chúc bạn tinh tấn, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sỹ Phước Huệ mình xem qua video của PS Tịnh Không thì có 2 người khiến thầy bội phục họ 1 ngày nghe kinh 10 tiếng mà 1 đĩa 1 tiếng lặp đi lặp lại ngày hôm sau nghe tiếp đĩa thứ 2 rồi cứ như vậy nghe xong hết bộ kinh rồi nghe lại từ đầu trong 10 năm. Mình cũng thực sự cảm thấy bội phục nhưng mình biết cũng bởi vậy mà tín nguyện người ta kiên cố. Mình tuy không thể nghe hết 10 tiếng đc huống gì nghe mấy tiếng mình sợ bệnh giải đãi nhưng nếu mình không nghe mình sợ ví dụ đến trường bị “lung lay” chẳng hạn. Bạn có thể đưa ra gợi ý nào giúp mình không? Hoặc cũng có nhữg lúc bất đắc dĩ họ không ngủ cũg nghe đủ 4 tiếng
Chào bạn Mỹ An,
Theo ngài Ngẫu Ích đại sư thì Tín sâu, Nguyện thiết là điều kiện tiên quyết để vãng sanh. Người tu Tịnh nhiều, nhưng số người được vãng sanh khá là ít, như vậy chắc bạn đã thấy được là rất khó để được Tín sâu, Nguyện thiết. PH không nắm rõ được cách thức, chỉ tạm thời nghĩ một vài ý sau, bạn tham khảo nhé.
– Nguyện: Hãy thường nghĩ đến cái chết, thì tự nhiên sẽ thiết tha mong vãng sanh. Hoặc thấy người khác bệnh tật, khổ sở, thấy các con vật bị mổ xẻ làm thịt,..nghĩ nếu mình không vãng sanh thì có lúc sẽ bị như vậy mà khởi tâm thiết tha cầu vãng sanh. Tuy nhiên, ở điểm này, nhớ tránh rơi vào tình trạng quá bi quan, hoặc chỉ chăm chăm cầu vãng sanh mà không làm gì cả. Vì nguyện là ở trong tâm, nên mọi việc bên ngoài như sinh hoạt, học tập, làm việc,.. đều chẳng trở ngại.
-Tín: gồm có tin Tự, Tha, Nhân, Quả, Sự, Lý. Phần này thì phức tạp và khó hơn cả phần Nguyện. Để xây dựng và giữ được Tín ngày càng sâu, bạn hãy làm thử như sau.
* Thường chú tâm đọc đi đọc lại các kinh Tịnh Độ: A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, Niệm Phật Ba La Mật. Bạn không cần phải đọc liên tục trong nhiều giờ, chỉ cần cách một hai ngày thì đọc một bộ kinh.
* Giải nghi: Bạn nghi ngờ điều gì thì phải giải quyết nó càng sớm càng tốt vì nghi ngờ phá hoại lòng tin. Giải nghi bằng cách tìm đọc, nghe các bài giảng kinh, các bài luận giải nghi của cổ đức. Hoặc đến cầu học hỏi từ quý Tăng Ni tu Tịnh Độ.
* Bảo vệ niềm tin: Bằng cách không xem, nghe các bài giảng của các vị chống Tịnh Độ.
* Bồi đắp điểm khuyết: Tự mình nhận ra mình yếu niềm tin ở điểm nào để bồi đắp nó cho hiệu quả. Ví dụ: có người tin Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc, nhưng lại không tin là mình niệm Phật thì được vãng sanh. Đây là tin Tha nhưng không tin Tự.
Tín, Nguyện và Hạnh có liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ, Phật dạy “Ta Bà khổ, Cực Lạc vui”, nếu mình thật sự có niềm tin sâu sắc lời dạy đó thì tự nhiên Nguyện sẽ thiết tha và Hành sẽ chuyên cần. Để có niềm tin, PH nghĩ trước hết phải suy gẫm để hiểu rồi chiêm nghiệm hoài thì dần dần nó mới thấm vào tâm, rồi từ đó mới phát ra niềm tin chân thật; tránh hiểu hời hợt, đọc xong rồi để qua một bên thì khó có được sự thâm nhập để phát khởi niềm tin.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cách 1,2 ngày đọc một bộ kinh. Hm mắt mình giờ không được tốt như xưa nếu như đọc trê n mạng còn nghe kinh thì mình không thể nghe lâu được. Tất cả cũng do hồi đó mình ngu si quá chiều chuộng bản thân. Ở nhà sách có cuốn chú giải nào không? Với lại nếu mình đọc dồn hết 1 bộ kinh trong 1 ngày thì thời gian niệm Phật trong ngày mình sợ sẽ ít
Chào bạn Mỹ An,
Kinh A Di Đà rất ngắn, kinh Quán Vô Lượng Thọ cũng ngắn, bạn có thể đọc, hoặc nghe hai kinh đó thôi cũng được (kinh văn thôi, chứ không phải bài giảng kinh). Kinh dài thì bạn chia ra làm nhiều lần. Mục đích của việc nghe, đọc kinh nhiều lần là để mình không quên, khơi dậy niềm tin.
Nói chung, đa phần người tu tại gia đều có khó khăn riêng, nên mỗi chúng ta cần cố gắng, uyển chuyển để vượt qua, giống như tập trung học để thi đậu vậy. Nếu không đủ thời gian thì mình phải thức khuya, dậy sớm hơn bình thường, như vậy mới có thể xem như có chút ít “nguyện thiết”.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ồ vậy à cho mình hỏi thêm
1/mình giờ đọc kinh VLT thì mình đọc trong phòng khách đc không? Tuy để xe đôi lúc không gian hơi” chật” nhưng thuờg mình thấy cũg tươg đối sạch sẽ với lại có Phật Di Lặc nữa như vậy có sao không? Tại nhà mình ở trên lầu cùng cũng có tượng Ngài Quán Thế Âm nhưng ngồi đó nóng còn phòng học mình nghĩ không đc.
2/ Mình dạo gần đây niệm Phật mình nghĩ mình chủ yếu niệm Kim cang trì nhưng niệm A Di Đà Phật chữ Phật đôi lúc mình phát âm không rõ hơi khó khăn nên cũng niệm ra tiếng chữ Phật mặc dù đang ở trên giường có bất kính quá không? Bạn nghĩ có cách nào khắc phục tình trạng này không? Mình sợ mình bị lui sụt
Chào bạn Mỹ An,
Theo như bạn mô tả, PH nghĩ đọc kinh ở phòng khách là ổn, bạn cần nhớ mặc trang phục tề chỉnh nhé. Và nhớ đọc một cách chú tâm nhé.
Niệm chữ “Phật” không rõ thì bạn hãy tập niệm chậm lại, tập trung vào cho rõ ràng thì sẽ khắc phục được lỗi đó.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn PH đã trả lời thắc mắc của mình mình còn 1 thắc mắc nữa. Mình xem video của PS.Tịnh Không thì thầy có nói nếu 3 năm vẫn không thể vãng sanh,là do bạn còn lưu luyến thế gian này. Mình không rõ mình tưởng đầy đủ thiện căn nhân duyên tín nguyện hạnh Phật A Di Đà sẽ rước, hơn nữa mình nghĩ cũng có người mất hơn 3 năm mới được vãng sanh mà hoặc có thể cả đời niệm Phật lúc lâm chung dẫu 1 niệm hay 10 niệm cũng đc vãng sanh miễn là tâm không loạn không điên đảo.
Buông xả khó tới vậy hay sao?
Chào bạn Mỹ An,
Để hiểu rõ lời giảng của ngài Tịnh Không, chúng ta cần nghe, đọc hết cả một đoạn giảng đó, chứ nếu chỉ lấy một ý trong đó ra thì sẽ khó để hiểu cho đúng. Nên, nếu thuận tiện, bạn hãy trích dẫn lại đoạn giảng đó nhé. Tạm thời, PH xin chia sẻ với bạn như sau.
– Để được vãng sanh, cần có đủ Tín, Nguyện, Hạnh. Như trong lời nguyện của Phật A Di Đà, lâm chung 10 niệm được vãng sanh, với điều kiện bạn không còn lưu luyến thế gian (Nguyện thiết). Nếu một người còn lưu luyến thế gian, người thân thì dĩ nhiên là không thể vãng sanh vì phần “Nguyện” vãng sanh của người đó không đủ mạnh, hoặc nói rõ hơn là không thật thiết tha, và phần Tín của họ cũng không ổn. Nếu thật Tín thì họ sẽ hiểu rõ cõi Ta Bà rất khổ, vậy thì lưu luyến làm gì. Còn lưu luyến vì họ chưa thật tin cõi Ta Bà là khổ.
– Khi đủ Tín, Nguyện, Hạnh, thì cần phải hết thọ mạng ở cõi Ta Bà này rồi, thì Phật mới tiếp dẫn. Trừ trường hợp công phu đạt đến mức sâu dày, được Phật báo ngày đi (ví dụ 5,10 năm nữa sẽ được vãng sanh), và người đó xin Phật rút ngắn thọ mạng để được đi sớm hơn. Tuy nhiên, trường hợp này xưa nay rất hiếm, đã có một số người quá mong muốn được như vậy, mà công phu thì chưa được tương ưng, tâm chưa thanh tịnh, sanh ra chứng hoang tưởng lạc vào đường tà. Cho nên, ở điểm này, chúng ta chỉ biết vậy thôi, đừng quá mong mỏi được vậy.
– Buông xả khó lắm bạn. Rất nhiều người tu cả đời vẫn không buông xả được vì ta phải buông ở trên ý niệm, sao cho không chạy theo, dính mắc vào các vọng niệm đang diễn ra liên tục trong tâm, chứ không phải là không làm các công việc, học tập, sinh hoạt hằng ngày. Khi ta niệm Phật, hoặc đọc kinh,..PH thường nhắc là phải chú tâm vào, không nghĩ qua chuyện khác, đó cũng là một cách tập buông xả.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Trong các ý niệm bạn Ngọc Thủy chia sẻ thì mình thích nhất câu số 8, 9, 14, 15, 18, 19,30. Mình thấy nó thiết thực và giải quyết được khổ vui của kiếp nhân sinh. Mình công nhận với bạn một điều là có vị Phật đầu tiên của tất cả vị Phật. Mình có thắc mắc là khi thái tử Tất Đạt Đa thành Phật, bằng trí tuệ của ngài, chắc ngài hiểu ngài và các vị khác thành Phật đều có sự gia hộ âm thầm của vị Phật đầu tiên. Vậy tại sao ngài ko nhắc đến vị Phật đầu tiên này cho chúng sinh biết?
Yên Bạch muốn biết vị Phật đầu tiên, Ngọc Thủy cũng niệm vị Phật đầu tiên này. Cả hai đều có nhân duyên với vị Phật đầu tiên này mà lại không có nhân duyên với Phật A Di Đà . Kỳ lạ thay!
Nếu Phật phải nhắc đến vị Phật đầu tiên vậy sao lại không nhắc vị thứ 2? Nếu nhắc vị thứ 2 mà không nhắc vị thứ 3,4,5,6,7,8,9,10 cho tới vô lượng vô số hằng hà sa câu chi na do tha vị Phật Thế Tôn thì sẽ thành ra bao nhiêu kinh điển hả bạn? Trong 3 tạng kinh điển nếu muốn đọc hết thời cả kiếp còn không hết được, huống hồ Phật lại thuyết thêm? Tất cả những đều Phật thuyết nhằm mang lại mục đích là giải thoát cho chúng sanh chớ chẳng phải đi truy cứu vị Phật nào là vị thứ nhất sau đó độ vị nào thứ nhì vv ..
Ví như là một con người có đạo đức thì có nên trả hiếu chăm sóc nghe lời dạy của cha mẹ mình không ? Hay là mình phải truy cứu thắc mắc ai là người đầu tiên trong hàng tổ tiên của gia đình mình để mình nhớ tưởng đến để trả ơn là vì có người tổ tiên đầu tiên trong dòng họ nhà mình thì mình ngày nay mới có thể sanh ra đời được. Cứ thắc mắc chuyện như vậy mà bỏ quên không quý trọng cha mẹ trước mắt của mình, như vậy trong kinh Phật gọi là ”kẻ đáng thướng xót” , vì quá điên đảo.
Lo truy cứu vị Phật đầu tiên mà đã quên vị Phật hiện kiếp là Thích Ca Mâu Ni Phật chịu cực chịu khổ 49 năm thuyết 84000 pháp môn. Nếu không lo giải thoát làm sao báo ơn Phật? Trong 84000 bao gồm pháp niệm Phật ba la mật , được Thế Tôn và các vị Bồ Tát khen là pháp thù thắng, trong thời kỳ mạt pháp hiện tại chỉ có thể nương theo pháp môn này mới hòng thành tựu. Phật dạy tu pháp này thì phải niệm A Di Đà Phật . Chứ không có dạy niệm vị Phật đầu tiên phải không ? Nếu không tu theo kinh điển, thì đâu gọi theo đạo Phật, sao gọi là Phật tử?
Đều quan trọng nhất là niệm vị Phật đầu tiên này sẽ KHÔNG THOÁT TAM GIỚI được, chỉ có niệm A Di Đà Phật mới thoát đc tam giới chấm dứt sanh tử khổ đau, vĩnh viễn chẳng đọa địa ngục. Ngược lại nếu niệm A Di Đà Phật thì là thời đang niệm luôn 10 phương Chư Phật ba đời rồi , và vâng, trong đó có vị Phật đầu tiên của các bạn luôn! Vì Phật A Di Đà chính là Pháp Giới Tạng Thân !!
NAM MÔ PHÁP GIỚI TẠNG THÂN A DI ĐÀ PHẬT !
Bạn Yên Bạch à, trí tuệ của Phật là trí tuệ vô ngại. Nghĩa là thấu suốt chân lý của mười phương vũ trụ, thấu suốt nhân quả 3 đời quá khứ, hiện tại, vị lai của tất cả mọi chuyện trên thế gian này. Sau Khi thành Phật, chắc chắn ngài sẽ giảng nói về điểm chung của tất cả vị Phật. Không phải tất cả những điều ngài nói đều được ghi lại đầy đủ trong kinh điển. Nếu kinh điển đều được biên chép đầy đủ và chuẩn xác thì ngày nay người đắc đạo đã vô số.
Đạo hữu GH thân mến, bạn ví việc hiểu về vị Phật đầu tiên giống như là truy tìm về vị tổ tiên đầu tiên trong dòng tộc, như vậy là chưa chuẩn xác cho lắm. Ngọc Thủy xin giải thích như sau: bạn GH à, vị Phật đầu tiên chắc chắn có gia hộ cho các vị Phật sau này trên con đường thành Phật. Còn vị tổ đầu tiên trong dòng tộc không thể nào “gia hộ” để bạn được đầu thai vào dòng tộc đó.
Đương nhiên là ta sẽ chăm sóc cho cha mẹ hiện tiền, cũng như ta nghe theo lời dạy của Phật Thích Ca. Bởi vì ta đâu thể nào gặp được vị tổ đầu tiên trong dòng tộc đâu mà chăm sóc vị đó được.
Có điều thế này, chúng ta cần phải suy nghĩ:
1. Chữ viết người ta còn giả được, huống chi là cách Phật đã quá lâu xa, không ai gặp được Phật để thưa hỏi là Phật có thuyết bài kinh đó không. Trải qua hơn 2500 năm, kinh điển đã bao lần được biên chép lại? Trong thời đại ngày nay, một quyển sách bán chạy thì trong vòng 2 năm có ít nhất 4 lần tái bản, mà mỗi lần tái bản, đều có sự hiệu chỉnh chút ít. Thật sự kinh điển đã trải qua vô số lần được biên chép, và mỗi một lần được biên chép thì có sự “tam sao thất bản” chút ít.
2. Trong kinh nói Tây Phương Cực Lạc ở hướng tây. Thế nhưng, Trái Đất xoay tròn như vậy thì hướng tây là hướng nào?
Trong kinh nói Phật thuyết 84000 pháp môn. Vậy làm sao mình biết 84000 pháp môn đó là những pháp môn nào? Nếu lỡ có người bảo “Phật thuyết 92000 pháp môn” thì sao?
Các đạo hữu đều muốn thoát luân hồi, vậy thoát luân hồi để làm gì? Có phải để chấm dứt đau khổ đúng không ạ?
Chúng ta không khổ vì kiếp trước, chúng ta không khổ vì kiếp sau. Chúng ta khổ vì gây tạo nghiệp nhân xấu ác khiến mình nhận quả báo khổ. Vậy để hết khổ thì chúng ta chấm dứt đừng gây tạo nghiệp nhân xấu ác nữa.
bạn Ngọc Thủy,
GH nói sự thí dụ như vậy là để bạn thấy việc người truy tìm vị tổ tiên đầu tiên của dòng họ cũng giống như các bạn đang nghĩ tưởng vị Phật đầu tiên vậy. Nhưng rất tiếc, bạn không hiểu ý của GH mà vẫn ôm ý nghĩ rằng ‘vị Phật đầu tiên có gia hộ cho các vị khác thành Phật’.
GH chưa từng cãi là vị Phật đầu tiên không có gia hộ cho những vị khác, phải không? Thật ra việc đó chẳng có gì lạ, vì mười phương Chư Phật, Bồ Tát đều đồng gia trì cho pháp giới chúng sanh trên con đường Bồ Đề chứ chẳng phải riêng vị Phật đầu tiên đây. Tâm người học Phật chẳng nên có phân biệt vị Phật đầu tiên và các vị Phật sau đó. Vì khi vị Thánh nào đã đạt đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thì thời đồng như nhau, đã trở về tự tánh, nên gọi Như Lai. Đã đồng danh hiệu Như Lai thời chúng sanh nên có ý tưởng cung kính cả mười phương Như Lai, vì tâm mười phương Phật là một, là đồng một thể, chớ chẳng nên có cái ý tưởng cung kính vị Phật đầu tiên hơn, vì vị ấy gia hộ cho các vị khác thành Phật. Nếu có ý như vậy, thời là dùng tâm phân biệt chấp trước mà cung kính Phật, chớ chẳng phải dùng cái tâm thanh tịnh mà cung kính.
Dầu muốn phân biệt, thời đừng chấp trước vào vị Phật nào là vị đầu tiên, mà phải nên ”phân biệt chấp trước” A Di Đà Phật. Vì sao? Vì ở các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, và dưới, có hằng hà sa Chư Phật đều khuyên chúng ta nên tin vào kinh A Di Đà. Và trong kinh A Di Đà thì Phật Thích Ca bảo chúng ta niệm A Di Đà Phật, mà không có bảo niệm vị Phật khác. Nên thay vì chúng ta niệm Phật Thích Ca, Phật Đa Bảo, Phật Nhiên Đăng, Phật Dược Sư, thì chúng ta có thể ”phân biệt, chấp trước” rằng: các vị Phật kia dầu là Đấng Đại Trí, Đấng Đại Giác, nhưng không như Phật Di Đà nguyện lực sâu dầy nhất mười phương, sẽ cứu ta thoát khỏi tam giới ác trược đây, bằng cách niệm danh hiệu Ngài. Nên do sự ”phân biệt” kia mà chúng ta không niệm những vị Phật khác, mà chỉ chuyên tâm niệm A Di Đà Phật. Tuy nhiên, sự ”phân biết chấp trước” ấy có thể khiến ta thoát khỏi tam giới vĩnh viễn an vui, và cũng thời là làm theo lời dạy của mười phương Phật nên sự ”phân biệt” ấy đáng được tán thán. : )
Các câu hỏi của bạn;
1. Đúng vậy, kinh điển có thể bị chỉnh sửa, tuy nhiên GH tin rằng là dầu văn tự có chút ít khác biệt nhưng ý thì đồng nhau. Thí như dịch tiếng việt, cũng có vị dịch Tỳ Kheo, có vị dịch Tỷ Khưu, dầu khác mặt chữ nhưng điều mang ý nghĩa là ‘người xuất gia’ mà thôi. Bạn Ngọc Thủy không cần lo những việc như thế, vì dầu có việc ấy thời Đức Thích Ca dùng Thánh Trí của Ngài đã biết trước rồi. Nếu Ngài quán thấy sau khi Ngài niết bàn, kinh điển toàn là biên chép loạn xạ, không đúng ý Phật, thời đồng nghĩa như việc những người được độ chỉ là người sống thời Chánh pháp, còn Tượng pháp và Mạt pháp sẽ chẳng ai được độ, vì kinh điển chẳng phải Phật thuyết, thì những người trong Tượng pháp và Mạt pháp làm sao đây?! Nếu có như vậy Phật nhất định dùng Phật lực để gia trì, chớ không để chúng sanh đời sau tắm trong biển lửa đâu!
Phật từng nói ”Những người đáng được độ, Ta đã độ, những người đời sau Như Lai cũng đã tạo nhân duyên để họ được độ.” GH tin rằng ‘nhân duyên’ mà Phật nói một phần là những kinh điển, chính là báo vật, tài sản mà Phật để lại, còn gọi là Pháp Bảo để chúng sanh tu theo mà hòng thoát ra nhà lửa. Phật có từng nhắc đến thời kỳ ‘Kinh pháp diệt tận’, chính là mất hết tất cả kinh điển, tuy nhiên hiện đời chưa đến giờ ấy đâu! Phật lại nói, nếu chúng ta hành theo chánh pháp thì Pháp thân của Phật vẫn thường còn nơi đây. Nếu kinh điển toàn bị sửa mất hết lý lẽ của chánh pháp, thì sao Phật với Thánh Trí của Ngài lại bảo chúng ta làm theo? Hãy giữ tâm vững chắc đừng có nghi ngờ Pháp Bảo, cô phụ ơn Phật .
Còn một điều nữa là Kinh Điển chính là Pháp Bảo, có Thiên Long Bát Bộ hộ pháp, chẳng giống như ”sách bán chạy” mà bạn nói đâu. Kinh điển chẳng phải dễ có thể chính sữa làm loạn ý Phật được, các vị Hộ Pháp nhất định làm theo lời thề năm xưa mà hộ trì Chánh Pháp. Và còn có các bậc Thánh hóa thân vào Ta Bà để thuyết pháp như, Hòa thượng Tuyên Hóa, Ấn Quang Đại sư, cũng đã từng giảng kinh và nhắc đến tên của nhiều kinh điển, phải không? Nếu những bộ kinh kia do chỉnh sữa sai hết ý Phật, trái lại với Chánh pháp thì sao các bậc Thánh Tăng giảng làm gì? Nhưng nếu bạn còn nghi thì nên nhớ, chỉ cần có trạch pháp nhãn thì không cần sợ việc như vậy nữa.
2. Bạn Ngọc Thủy hỏi câu này làm mình nhớ tới một lần đọc pháp của Ấn Quang Đại sư, Ngài nói, thuở xưa có người hỏi Phật nói cách Diêm phù đề mười vạn ức cõi Phật có thế giới tên Cực Lạc, nhưng sao biết chắc là mười vạn ức ?! Sao không phải 9 vạn? Có vị nào đo qua chưa mà biết đúng mười vạn ?? Đại Sư kể như thế rồi quở là ngông cuồng điên đảo. Vì đã không hiểu Thánh Trí của Phật là viên mãn mà sanh lòng nghi ngờ.
Trở lại câu hỏi của bạn, GH nghĩ là bất kỳ nơi nào ở Diêm phù đây, mà hành giả ở nơi ấy hướng mặt về hướng Tây để lễ Phật, hoặc khi lâm chung hướng về Tây niệm thời chắc chắn vẫn được, vẫn đúng.. Nhưng dầu hành giả hướng về Đông Nam Bắc mà vẫn giữ ý niệm được 1-10 niệm thì vẫn vãng sanh thôi. không cần thiết phải tự tạo chướng ngại cho chính bản thân bạn bằng cách nghĩ tưởng những điều kỳ hoặc như vậy. Bạn thấy những hành giả hành theo pháp Tịnh tông đâu có nghĩ tưởng những việc nghi ngờ ấy? Dầu GH hiểu là pháp này là pháp khó tin nên không phải ai cũng dễ dàng tin tưởng, nhưng bạn cũng không nên làm người khác thối thất vì những sự nghi ngờ của bạn. bạn Ngọc Thủy có biết là những câu hỏi của bạn đều là nghi ngờ giáo pháp của Phật, và nếu những bạn mới chập chững bước vào tu hành, lòng tin cũng như phước báo kém, thì sẽ dễ bị bạn độ! Độ đi luần hồi đấy! Dù cố ý hay vô tình vẫn là đang tạo tội nghiệp chớ không phải pháp ”gieo ý niệm thiện lành” mà bạn đang theo đâu!
Nếu họ nói 92000 hay 72000 pháp môn đều được cả. Nếu ai muốn nhiễu loạn Phật Pháp thì quả báo ở A Tỳ mà vui chơi. Còn GH nói 84000 pháp môn, vì tất cả các vị Tổ đều công nhận như vậy, cũng như các bậc Bồ Tát hóa thân, các Thánh Tăng đều có nói như vậy. Nên GH không nghi ngờ.
Bạn hỏi vì sao các đạo hữu muốn thoát luân hồi, là để chấm dứt đau khổ?
Mọi người muốn thoát luân hồi để chấm dứt sanh tử, không thọ thai mẹ ô uế, mà hóa sanh từ hoa sen thơm ngát, để đến Tây phương tu hành, hòng chóng thành Chánh Giác mà nhập vào Vô Dư Niết Bàn. Lại cũng gọi là báo đáp ân Phật, lại dùng Phật lực rộng độ chúng sanh hữu duyên khắp pháp giới. Là có những lý do rộng lớn như vậy, còn gọi là Tâm Bồ Đề mới hòng thoát luân hồi, chứ chẳng phải duy nhất có một ý riêng là muốn tự thân dứt đau khổ không thôi đâu.
Câu bạn nói Chúng ta không khổ vì kiếp trước, chúng ta không khổ vì kiếp sau. Chúng ta khổ vì gây tạo nghiệp nhân xấu ác khiến mình nhận quả báo khổ. Vậy để hết khổ thì chúng ta chấm dứt đừng gây tạo nghiệp nhân xấu ác nữa.
Bạn Ngọc Thủy phải cẩn thận khi nói về pháp nhân quả, dù cố ý hay vô tình mà sai thì cũng sẽ chuốc quả thảm khóc. Bạn nói Chúng ta không khổ vì kiếp trước?! Thế kiếp trước, và kiếp trước đó, cũng như vô lượng kiếp trước có gây tạo nghiệp chướng mà quả báo chưa chín mùi, đến kiếp này nhân, duyên chín mùi, quả báo liền hiện tiền, sao gọi không phải khổ vì kiếp trước? Lại thí như con nít vừa sanh ra, có gây tạo nghiệp nhân ác gì đâu mà phải mang bệnh đau khổ, dày vò thân xác, máu mũ đầy người thế kia? Sao gọi không phải khổ vì kiếp trước?
Lại như có người mới biết về nhân quả, nhìn lại thấy mình cả đời tạo bao ác nghiệp nhất định đọa địa ngục! Người này dầu mới biết nhân quả nhưng không biết pháp Tịnh Độ. Nên nghĩ rằng mình không có cách chi thoát được nghiệp địa ngục ở kiếp sau rồi… thế chẳng phải gọi đau khổ vì kiếp sau hay sao? Hoặc có người tu hành cả đời phá giới, đến khi gần cuối đời, bệnh tật và địa ngục bắt đầu hiện ra, thời biết chẳng còn đường nào thoát, bèn sầu khổ vì biết kiếp sau phải đọa địa ngục, ôm lòng ăn năn sám hối, bị sợ hãi vì sự khổ của kiếp sau.
Câu cuối bạn nói cũng không đúng, vì để hết khổ Phật nói phải thoát luân hồi. Chỉ cần ngày nào còn lại trong nhà lửa thời nhất định sẽ còn đau khổ. ‘Chấm dứt nhân ác’ chẳng phải dễ như bạn nghĩ. Vì trong mỗi sát na, ‘Chúng sanh Diêm phù sanh tâm động niệm không chi là chẳng phải tội.’
Dầu có người có thể chẳng tạo ác chăng nữa, thì khi quả của nghiệp xưa chín mùi, vẫn phải chịu thọ báo! Thánh Nhân như A La Hán còn thế, huống hồ là kẻ phàm phu ? Sao có thể gọi dứt ác là hết khổ ? Thí như bài kệ ;
Giả sử bách thiên kiếp
Chúng sanh tạo nghiệp bất vong
Nhân duyên hội tụ thời
Quả báo hoàn tự thọ.
GH thấy Ngọc Thủy là một người thiện chứ không phải ác, đừng để nghiệp chướng nó làm mê hoặc tâm bạn mà sanh ra nhiều sự nghi ngờ như vậy. Hãy trở về với Chánh pháp, phát tâm Bồ Đề mà cầu vãng sanh, ra khỏi tam giới, thời sẽ được đầy đủ lục thông, tự tại hiện thân khắp mười phương, đừng cầu ở lại cõi Ta Bà này nữa. Hãy thức tĩnh lại đi Ngọc Thủy, hãy thức tĩnh lại. Nếu tiếp tục ở lại lửa sẽ cháy đến bạn. Bỏ hết những sự nghi ngờ và bắt đầu vào pháp Tịnh Độ lại nhé. GH cầu mong mười phương Phật đồng gia trì cho bạn, nương vào oai thần Phật mà sớm ngày có lòng tin chân chánh nơi giáo pháp của Phật, để vĩnh viễn rời xa khổ nạn.
Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn Đạo Sư A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Ngọc Thủy ơi, mình nghĩ việc trước mắt là bạn tự độ bản thân cho thật rốt ráo. Vì khi đi trên một con đường nếu bạn dừng chỗ này chút dừng chỗ kia chút thì lâu đến đích. Khổ vui của mỗi người mỗi người sẽ tự biết sẽ tự lo mà. Chúc bạn tinh tấn!
A di đà phật! Cho mình hỏi:mình khó niệm phật trong tâm lắm… Ai chỉ cho mình cách niệm phật được trong tâm được không?
Mình nghĩ, tu theo pháp môn nào mà mình biết chắc chắn sẽ thành tựu trong pháp môn đó thì tu thôi.
Nam mô a di đà phật, có ai có bản chú giải kinh sanghata không ạ?
mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, hiểu rõ nhân quả của tất cả tội lỗi, chấm dứt tất cả tội lỗi.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Liên hữu GH chia sẻ thật ngắn gọn , súc tích, dễ hiểu và vô cùng thuyết phục . Cảm kích công đức bố thí pháp vô lượng vô biên của liên hữu
NAM MÔ HOAN HỈ TẠNG BỒ TÁT MA HA TÁT?♀️?♀️?♀️
Suy cho cùng, mọi người tu theo pháp môn Tịnh Độ cũng là tốt chứ không sao cả. Vì thà niệm Phật còn hơn để tâm rong ruổi theo những vọng tưởng.
Cảm ơn các đạo hữu từ trước đến giờ đã hồi âm cho mình rất nhiều. Mình cảm nhận các đạo hữu là những người rất giàu tình thương.
Mình tin rằng các đạo hữu có cầu nguyện Phật gia hộ để tu đúng đường đúng hướng.
Chúc các đạo hữu luôn an lạc, tinh tấn, viên thành Phật đạo.
Thân ái
Chào tạm biệt