Người học Phật cần thường xuyên quán chiếu lại chính mình, xem xét lời nói, hành động và cử chỉ trong cuộc sống hằng ngày của bản thân. Nếu có những ý nghĩ không tốt, phải luôn hổ thẹn sám hối. Bằng không, chúng ta vẫn mãi là kẻ phàm phu còn trói buộc, luôn làm và nói những điều phạm phải sai lầm. Vậy quán chiếu chính mình, lo tu sửa cho tốt mới có khả năng tiến bộ trên đường học Phật, ngày càng có thêm công đức và dần dần hướng đến cảnh giới tốt.
Quả từ nhân đem đến. Người có trí tuệ nếu gặp sự không tốt, với vấn đề này phải biết kiểm thảo lại chính mình để tìm ra nguyên nhân, phải tìm ra chỗ thắc mắc không giải quyết được để sửa lỗi lầm. Phải biết nhân chánh thì quả tròn. Người ngu si ở trên quả báo tính toán, tìm tòi, cuối cùng chỉ uổng công vô ích, một việc nhỏ cũng không thành, cho nên Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả. Người học Phật cần phải phần nhiều từ nơi nhân hạ thủ công phu.
Học Phật là để đạt đến sự giác ngộ, chứ không phải hướng theo dpuyên ngoài. Nhà chúng ta ở chính là đạo tràng tu học. Công tác sinh hoạt bản thân thể hiện sự tu hành. Trong sinh hoạt nỗ lực thật tốt làm tròn bổn phận. Hiếu thuận với cha mẹ, tôn kính các bậc sư trưởng. Tuỳ thời, tuỳ chỗ quán chiếu chính mình, quay về xem xét những ý nghĩ, lời nói, hành động và cử chỉ của bản thân. Từ đó, gia sức hành trì đúng đắn, sửa việc xấu thành tốt. Đây chính là người chân chánh học Phật.
Thông thường, có thể ở ngay cương vị và công tác, chúng ta hết lòng làm tốt bổn phận, đồng thời có thể trong sinh hoạt, tuỳ thời soi xét lại thân tâm, theo đó nên hổ thẹn sám hối lỗi lầm. Dùng tâm khiêm tốn đối với người. Trong sinh hoạt phải thưởng trì tụng một câu Thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật. Nên hết lòng chân thật chấp trì danh hiệu Phật, mới xứng đáng là người học Phật gương mẫu.
Trích Liên Trì Cảnh Sách
Thích Quảng Ánh dịch
500 Vị Ăn Mày Đắc Đạo
Một thời đức Phật ở nước Xá Vệ, tại vườn cây của ông Cấp Cô Độc và Thái Tử Kỳ Đà, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị đại Tỷ Khưu ơ đó.
Khi bấy giờ có năm trăm người ăn mày, bằng ngày cứ theo Phật và chư Tăng xin ăn, ngoài ra không xin ai hết, đã lâu năm vẫn không thôi. Khi đó tự bảo nhau rằng:
– Lũ ta sống nhờ dưới bóng Phật và chư Tăng, đã lâu ngày, xét rằng: Cứ như thế này mãi cũng vô ích, ngày qua tháng lại, không lại hoàn không, một mai quỷ Vô Thường tới bắt, chúng ta nhờ thế lực gì cứu thoát, chi bằng chúng ta xin Phật xuất gia tu đạo, cầu giải thoát là tối diệu.
Bàn xong họ đến lễ Phật bạch rằng:
– Kính lạy đức Thế Tôn, chúng con bạc phúc sinh nơi hạ tiện, mong ơn cao cả hàng ngày được sống dưới bóng Từ Quang, hôm nay bọn chúng con tất cả năm trăm người một lòng thành kính cầu xin xuất gia tu đạo, cúi mong từ bi tế độ! Sợ rằng chúng con là kẻ ăn xin, vào chúng tu hành làm nhơ tiếng của ngôi Pháp Vương, việc đó có được xin Ngài chỉ giáo?
Phật dạy! Pháp của ta thanh tịnh, không phân biệt giàu, nghèo, sang , hèn, cũng ví như nước trong sạch, đem rửa những đồ nhơ bẩn thì các vật quý vật hèn, của tốt của xấu, trai hay gái đều trong sạch cả. Pháp của ta ví như lửa cháy, tất cả núi, sông, đá, đất, hoặc trên trời dưới biển muôn vật bất luận lớn nhỏ, nếu đốt đều cháy tiêu tan. Pháp của ta cũng như hư không, con trai, con gái, giàu nghèo, sang hèn, ai cũng có thể vào được.
Nghe Phật nói xong, tất cả bọn đều vui mừng! Cúi đầu lạy sát đất đồng thành xin nhập đạo tu hành.
Phật nói: – Thiện Lai Tỷ Khưu!
Tất cả năm trăm người đều rụng hết tóc, áo Cà Sa thấy mặc tại mình, biến thành những Vị Sa Môn tu hành không bao lâu đã dứt hết lậu nghiệp, thành ngôi A La Hán.
Khi đó trong nước các nhà hào trưởng và nhân dân hay tin Phật cho những người ăn mày xuất gia nhập đạo, họ rất không bằng lòng và nói:
– Những kẻ ăn mày hèn hạ, Phật cũng cho họ xuất gia đứng vào hàng Tăng chúng. Chúng ta có tác phúc mời Phật và chư Tăng, quyết không cúng dàng bọn họ, và cũng không thể cho họ ngồi giường chiếu của nhà mình được.
Thái Tử Kỳ Đà biết thế, sửa soạn cơm chay chu đáo, sai người đi mời Phật, dặn rằng:
– Anh đi mời Phật và chư Tăng, chứ không mời bọn ăn mày.
Người đó đến lễ Phật và bạch rằng:
– Kính lạy đức Thế Tôn! Thái Tử Kỳ Đà ngày mai xin mời Thế Tôn và chư Tăng đến vương cung thụ trai, cho Hoàng gia được ân triêm công đức, song Thái Tử có dặn con, không mời những ông ăn mày, xin Ngài từ bi hỷ xả cho?
Phật mỉm cười nhận lời!
Sáng mai lúc sắp đi phó trai, Phật bảo năm trăm Khất Sĩ rằng:
– Hôm nay ta và các Thánh Tăng đi phó trai tại nhà Thái Tử Kỳ Đà, các ngươi đi sang xứ Uất Đan Việt ở bắc phương, lấy thứ lúa tám cánh, mang về nhà Thái Tử, nơi ta phó trai, rồi cứ theo thứ tự mà ngồi!
– Dạ lạy Đức Thế Tôn, chúng con xin thụ giáo.
Khi Phật đi khỏi các vị La Hán dùng thần túc bay đi lấy lúa, trở về như đàn chim nhạn trên hư không, tới vương cung từ từ hạ xuống, oai nghi đĩnh đạc, bước vào thứ tự ngồi nghiêm chỉnh.
Thái Tử thấy các vị này có thần túc tướng mạo oai nghiêm, phúc đức đầy đử, khen thầm trong bụng! Tự nghĩ: Hôm nay nhà ta có phước lắm! Mừng lắm!
Tới trước Phật quỳ thẳng chắp tay bạch rằng:
– Kính lạy đức Thế Tôn! Các vị Hiền Thánh Đại Đức từ đâu lại, cúi xin Ngài chỉ giáo?
– Phật nói: Kỳ Đà! Chắc ông không biết! Các vị Tỷ Khưu này trước đây là người ăn mày, mới theo ta tu học đã chứng thánh quả, bữa qua Thái Tử không mời, hôm nay sang xứ Uất Đan Việc lấy lúa tám cánh về ăn đấy!
– Thế Tôn công đức vô lượng vô biên khó tả xiết, những người ăn xin đứng vào hàng hèn hạ nhất còn được đặc ân cao quý, đời hiện tại an lạc, lai sinh nhàn cư đạo Vô Vi. Lòng đại bi vô cùng cực không bỏ sót một chúng sinh nào.
Bạch rằng: Kính lạy đức Thế Tôn! Các vị Tỷ Khưu quá khứ trồng nhân lành gì? Tu công đức gì? Nay được gặp Thế Tôn! Và không rõ tại tội gì sinh nơi nghèo khổ phải đi ăn mày, kính xin Ngài chỉ giáo cho!
Phật dạy: Kỳ Đà ông nên biết: Đời quá khứ không biết lượng nào kiếp số, cũng Châu Diêm Phù Đề này, có một nước lớn tên là Lợi Ba La Nại, nước ấy có một quả núi rất lớn tên là Tiên Sơn. Trước những thời cổ xưa, có các Đức Phật tu trong núi này, thời nào không có Phật lại có các vị Bích Chi Phật, hoặc có các vị Tiên Sĩ, chứ không bao giờ vắng các vị Hiền Thánh.
Thời đó, núi này có hai ngàn vị Bích Chi Phật, gặp lúc hỏa tinh xuất hiện kéo dài mười năm, đồng ruộng khô khan, không cày cấy gì được, nhân dân bị đói khát đau khổ. Lúc ấy có ông Trưởng giả tên là Tán Đàn Ninh, nhà giàu thóc gạo nhiều, ông thường cung cấp cho các đạo sĩ. Hôm ấy có một ngàn vị Bích Chi Phật đến nói với ông rằng:
– Thưa Trưởng giả! Chúng tôi ở trong núi, gặp lúc hạn, nhân dân đói thiếu, đi xin không được, Trưởng Giả có thể cung cấp cho chúng tôi ở tại đây tu hành được không? Bằng không chúng tôi sẽ đi nơi khác!
Đáp: – Kính xin quý vị ngồi chơi để chúng tôi trả lời sau!
Ông gọi người coi kho hỏi:
– Thủ kho! Gạo còn nhiều không? Có thể cúng dàng được một ngàn tu sĩ ở tại đây được không?
– Dạ! Thưa Trưởng giả! Số thóc gạo còn rất nhiều, có thể cúng dàng được.
Ông ra đáp lời rằng:
– Dạ! Thưa quý vị, chúng tôi xin thành tâm cúng dàng, quý vị hoan hỷ và xin ở luôn tại nhà tôi cho tiện.
Hôm sau lại có một ngàn vị nữa đến thưa với ông rằng:
– Thưa Trưởng giả! Chúng tôi có một ngàn vị tu tại núi này, Ngài có thể cúng dàng được, thì quý hóa lắm, bằng không phải đi nơi khác.
– Dạ! Xin quý Ngài ngồi chơi!
Trưởng giả gọi thủ kho hỏi:
– Anh xem có thể cúng dàng được một ngàn vị nữa không?
– Dạ! Thưa Trưởng giả đủ.
Ông ra đáp lời quý vị rằng:
– Dạ! Thưa quý Ngài chúng tôi xin thành tâm chúng dàng!
Ông cúng dàng hai ngàn vị Bích Chi Phật, thuê năm trăm người hàng ngày để thổi cơm gánh nước giặt giũ quần áo, hầu hạ các vị đầy đủ, và một người coi đúng giờ đi mời các vị ăn cơm.
Bọn năm trăm người thấy sự hầu hạ mỏi mệt, phát giận nói với nhau rằng:
– Chúng ta chịu sự cực khổ buổi sớm ban hôm không được lúc nào nhàn rỗi cũng chỉ vì bọn ăn mày này.
Người mời này nuôi một con chó, mỗi khi đi mời cũng cho nó đi theo, một hôm mải chơi quên không đi mời, con chó có linh giác, biết rằng chủ quên mời nó tự đi đến chỗ các vị Bích Chi, cắn lớn mấy tiếng. Các vị hiểu nó đến mời, chú nguyện cho nó thoát khỏi thân súc sinh, sớm được gặp gỡ ngôi Tam Bảo.
Hôm đó thụ trai ngọ xong, các vị nói với ông Trưởng giả rằng:
– Thưa Trưởng giả, trời sắp mưa ông nên cấy lúa là được.
– Dạ! Các Ngài dạy bảo chúng tôi xin thọ giáo.
Ông sai canh điền bắt trâu cày ruộng, quả nhiên trời mưa, trồng các thứ lúa đều được tốt tươi. Nhưng lạ thay, những cây lúa ấy sinh ra những quả bầu, ông Trưởng giả cho làm lạ, đến hỏi các vị, các vị nói rằng:
– Trưởng giả không lo! Cứ tưới bón vun sới cho nó, một mai nó sẽ kết thành thóc gạo.
Sau ngày bầu chín, người ta mang về bổ xem, quả nhiên thấy lúa ở trong đầy ăm ắp.
Ông Trưởng giả vui mừng, nhân dân cho là điềm lạ! Vụ lúa này ông Trưởng giả được rất nhiều thóc, chứa đầy kho đụn, còn thừa phân cấp cho nhân dân, từ đó mỗi người được no nê sung sướng, mưa thuận gió hòa, được mùa lúa tốt.
Khi đó bọn năm trăm người nói với nhau rằng:
Năm nay được mùa lúa tốt no nê sung sướng là do nơi các vị Đại Sĩ. Trước đây chúng ta nói xấu các vị, phải đối trước quý Ngài tạ lỗi, kẻo lại sinh chịu quả báo đau khổ.
Mọi người ai nấy đều sợ nghiệp báo, nên cùng nhau đến trước các vị Bích Chi Phật, thụp lạy thiết tha sám hối.
– Các vị thấy họ đã phát thiện tâm, cũng vui lòng! Hỷ xả cứu tế.
Họ thấy các vị đã hoan hỷ rồi, mọi người đồng thanh phát nguyện rằng:
– Nguyện cho chúng con được thoát ba đường ác, lại sinh tri ngộ Hiền Thánh đắc quả giải thoát!
Tới đây Phật nhắc lại rằng:
Thái tử ông nên biết: Năm trăm người nói xấu các vị Bích Chi Phật thuở đó nay là năm trăm vị ăn mày, vì một lời nói ác nên trong năm trăm đời, phải đi ăn mày, cũng do có lòng sám hối phát nguyện, ông Trưởng giả Tán Đàn Ninh, chính là tiền thân của ta, người coi kho này là ông Tu Đạt, người đi mời hằng ngày, nay là vua Ưu Điền, con chó lúc ấy vì cắn mấy tiếng, nên đời đời được âm thanh tốt, nay là ông Mỹ Âm Trưởng giả.
Thái Tử Kỳ Đà và tất cả trong Hoàng cung dân chúng nghe Phật nói xong, ai nấy đều cảm mến lòng từ bi thương đời của Ngài một cách bình đẳng tuyệt đối, nên nhiều người phát khởi lòng hướng theo tâm cao cả, tiêu trừ tâm ngã mạn kiêu căng.
Lúc đó có người đắc sơ quả cho đến tứ quả. Tất cả đều tạ lễ lui ra.
Trích Kinh Hiền Ngu
BỒ TÁT XẢ THÂN CHO CỌP ĂN
Một lần Phật ở nước Xá Vệ, tại vườn cây của ông Cấp Cô Độc và Thái Tử Kỳ Đà.
Tới thời khất thực, đức Phật mặc áo mang bát và tôi (A Nan) đi theo hầu. Khi vào tới thành gặp một bà lão và hai cậu con trai; hai cậu này trộm cắp ngang tàng, không có nhân cách. Giữa hôm ấy sa lưới chánh quyền bị đem đi xử tử.
Giờ phút hãi hùng này thì tôi và Phật vừa tới, ba mẹ con đều cúi đầu lễ Phật và kêu Phật cứu mạng. Phật bèn sai tôi (A Nan) đến xin vua tha cho, sau khi tôi đến nói với nhà vua, vì có lời Phật đến để xin vua phóng thích cho ba mẹ con bà lão, nên nhà vua tuân lời dạy tha cho tội chết.
Mong ơn cao cả của đức Phật, ba mẹ con bà này đến tạ ơn, tới nơi cúi đầu làm lễ và bạch Phật rằng:
– Kính lạy đức Thế Tôn! Mong ơn sơn hải mẹ con được thoát chết, không biết lấy gì để đền đáp ơn đức cao dầy ấy. Kính lạy Đức Thế Tôn, mẹ con một lònh thành kính cúi đầu bái tạ, xin từ bi hoan hỷ nhận tấm lòng thành kính của mẹ con chúng con.
Phật dạy: – Quý hóa! Tội phúc do mình tạo tác gây nhân kết qủa, từ nay chăm tu thiện nghiệp, lai sinh hưởng phúc lâu dài.
– Dạ, kính lạy Đức Thế Tôn! Mẹ con xin tuân lời chỉ giáo! Và xin cho cả ba mẹ con chúng con được nhập đạo tu hành.
Phật dạy: – Quý hoá! Muốn trút bỏ những trần duyên ràng buộc của thế tục, để tìm đường giải thoát thì ta cũng cho.
Nói xong ngài gọi lên rằng: – Thiện Lai Tỳ Khưu!
Ngài gọi xong, cả ba mẹ con, tự nhiên rụng tóc, áo mặc tại mình biến thành áo cà sa, lòng tin vững chắc, sau khi nghe Phật thuyết pháp, những trần cấu phiền não đều tiêu mất, tâm ý sáng tỏ, hiểu thấu đạo chân thật. Lúc đó hai người con được chứng quả A La hán, còn người mẹ chứng quả A Na Hàm.
– Thấy việc như thế tôi (A Nan) cũng khen ngợi, và cũng lấy làm kỳ ngộ, không biết nhân duyên của ba mẹ con người này, đời trước thế nào? Nên tôi quỳ xuống bạch Phật răng:
– Kính lạy Đức Thế Tôn! Không hay ba mẹ con người này, đời trươc có phước gì, nay được gặp Ngài cứu cho thoát nạn, hơn nữalại được chứng đạo Niết bàn? Xin nói cho chúng con được rõ nguyên nhân.
Phật dạy: – A Nan! Ông hãy để ý nghe Ta nói.
Dạ, con xin chú ý nghe.
A Nan! Ông nên biết, cách đây đã vô số kiếp, ở Châu Diêm Phù Đề này có một ông vua tên là Ma Ha La Đàn Na, cai trị ba ngàn nước nhỏ, vua có ba người con trai, người thứ nhất tên là Ma Ha Phú Na Binh ; người thứ hai tên là Ma Ha Đề Bà ; người thứ ba tên là Ma Ha Tát Đỏa.
Người con thứ ba Ma Ha Tát Đỏa, có phúc đức lớn, lòng từ bi quảng đại, chí khí cao cả, nhân hiền hiếu thảo, có lòng thương dân giúp vật. Một hôm nhà vua đưa phu nhân thể nữ (nàng hầu ) và ba người con vào rừng chơi. Nhân lúc nhà vua nằm nghỉ dưới gốc cây, thì ba Hoàng tử đưa nhau đi chơi, đi tới rừng kia chợt gặp một con hổ mẹ và hai hổ con; con hổ mẹ nằm gục đầu vào tảng đá gầy còm, da sát xương, hơi thở thoi thóp, hai mép phung ra hai bãi bọt lớn, tựa như bọt xà bông, còn hai con nằm chui đầu vào hông mẹ, tuy nhìn thấy người nhưng không hề cử động, vì bị đói lâu ngày khí lực bạc nhược. Song có ý muốn ăn thịt con. Thấy thế, Thái tử Ma Ha Tát Đỏa nói với hai anh rằng:
– Thưa anh! Con hổ mẹ, em thấy đói khát quá, lại thêm nuôi hai con nhỏ, em xem ý nó muốn ăn thịt con, có phải chăng?
Đáp: – Phải! Anh cũng nghĩ thế.
– Thưa anh! Vậy nó hay ăn những thứ gì?
Đáp: – Nó hay ăn những thứ thịt tươi máu nóng.
– Thưa anh! Bây giờ phỏng có ai cứu được nó không?
Đáp: – Việc ấy khó lắm.
Khi đó Thái tử Ma Ha Tát Đỏa động lòng thương! Thầm nghĩ rằng: – Ta bị sống thác trong bao kiếp tới nay, bỏ thân cũng đã nhiều, song những thân ấy chỉ gây thêm những tội nghiệp, tham, sân, si, chứ chưa từng đem thân ấy mà làm lợi ích cho nhân vật bao giờ; ta hãy bỏ thân tham, sân, si, này cho hổ ăn, để đổi lấy thân từ bi trí tuệ bất diệt.
Nghĩ xong rảo đi trước hai anh, đi chưa được bao xa, quay lại nói với hai anh rằng: – Hai anh hãy đi trước, em có chút việc riêng.
Nói rồi cứ nhắm thẳng con đường cũ, đi tới chỗ ba con hổ nằm, tới nơi gieo mình vào cho hổ ăn thịt. Hổ bị đói lâu ngày run rẩy không thể há mồm ăn được. Thái tử dùng cây nhọn đâm vào cổ họng cho phọt máu, hổ thấy máu lè lưỡi liếm, dần dần tỉnh táo, mới có sức ngồi dậy để ăn thịt, ăn xong thân thể được khoẻ mạnh, mẹ con dẫn nhau đi nơi khác trú ẩn, chỉ còn để lại đống xương trên mặt đất.
Hai người anh ngồi chờ mãi không thấy em về, tự nhiên ruột nóng như lửa đốt, nước mắt chảy dạt dào. Rồi đi tìm em và tự nghĩ rằng: “Em ta có ý định cứu hổ đói”. Cứ thẳng lối tìm đến chỗ con hổ, quả nhiên không thấy hổ mà chỉ thấy đống xương và cái đầu nằm trơ trên bãi đất, quá thương em, nên hai người anh ngất đi hồi lâu mới tỉnh lại!
Đoạn nầy nói đến nhà vua và Hoàng hậu nằm nghỉ mát dưới bóng cây, Hoàng hậu nằm chiêm bao thấy ba con chim cáp bay vào rừng, con chim thứ ba bị chim ưng bắt ăn thịt, sực tỉnh dậy bà sợ quá! Liền đem chuyện đó nói với vua:
– Tâu Bệ Hạ tôi vừa mộng thấy ba con chim cáp bay vào rừng, con chim thứ ba bị chim ưng bắt ăn thịt, tôi nghe lời ngạn ngữ nói: Chim cáp thuộc con cháu, cáp nhỏ bị chết tất nhiên con yêu của tôi gặp sự bất tường.
Bà nói vừa dứt lời thì thấy hai cậu con lớn đã về, bà lật đật hỏi:
Em đâu? Em đâu? Hai con?
Hai cậu quỳ xuống thưa rằng:
– Thưa Phụ vương cùng Mẫu hậu! Em con bị hổ ăn thịt. Nhưng không biết bị hổ ăn, hay em con thương nó đói mà cho nó ăn, việc đó chưa tường.
Được tin như sét đánh bên tai; ông bà chết ngất giờ lâu mới tỉnh lại! Đồng thời vua cùng Hoàng hậu và quan quân đi đến chỗ thái tử, chao ôi! Chỉ còn đống xương trắng phơi dãi trên mặt đất, ai nấy đều than khóc tiếc thương! Hoàng hậu tự mang lấy cái đầu lâu, còn vua mang hai ống xương tay, trong lòng rầu rĩ xót đau, ngơ ngẩn! Tâm hồn như mơ như mộng, chứa chan rơi lệ!
Đoạn này nói đến thái tử, vì lòng từ bi cứu hổ đói, sau khi trút khỏi xác, được sinh về Trời. Tự nghĩ rằng:
– Ta được phép thiên nhãn, coi xa năm cõi như coi vật trên bàn tay, chắc đời trước đây ta làm phúc gì, nên mới được quả báo như vậy.
Nghĩ xong nhìn xuống nhân gian, thấy mình là thái tử, vì hy sinh cứu hổ đói, tử thi nằm ở rừng xanh, phụ mẫu hãy còn đương than khóc, Thái tử động lòng thương cha mẹ, ngu si mê muội, khóc thương quá chừng như vậy, hoặc nhân thế mà táng mất thân mạng, liền từ trên Trời bay xuống, đứng trên hư không thưa rằng:
– Kính thưa Phụ hoàng cùng Mẫu hậu! Xin hãy khoan tấm lòng, đừng quá thương Thái tử nữa! Nên trở về hoàng cung trị quốc an bang tu thiện nghiệp.
Thấy thế nhà vua liền hỏi rằng:
– Ông là vị thần nào xin chỉ bảo cho chúng tôi được rõ.
Đáp: – Con là Thái tử Ma Ha Tát Đỏa đây, bởi con xả thân cứu hổ nên con được sinh lên cõi trời Đâu Suất, kính thưa Phụ vương tất cả muôn vật cho đến nhân sinh, có hình tất có hoại, có sinh tất có tử, có rồi phải không, tạo ác thì sa địa ngục, làm lành được sinh lên trời, sống chết là một luật nhất định cho tất cả chúng sinh, Phụ vương không lo buồn làm chi, cho tổn tâm can, nên tỉnh ngộ để tu đạo hạnh.
Nhà vua nòi: – Người làm hạnh đại từ tế độ cho khắp muôn loài, bỏ ta mà chết! Lòng ta thương nhớ, đến nỗi quặn lòng đứt ruột, đau đớn không tả xiết vậy người tu hạnh đại từ có xứng hay không?
Nghe nhà vua nói, Thái tử dùng vô ngại biện tài, đem những ý nghĩa nhiệm mầu thiện đức, cao siêu xuất phàm để báo tạ và khuyên vua.
Khi đó nhà vua mới nguôi nguôi tấm lòng, và tỉnh ngộ tâm thức, rồi sai người làm hòm thất bảo thu bỏ hài cốt làm lễ an táng và xây tháp cúng dàng.
Tới đây cha con từ biệt: Thái tử hóa thân về thiên cung; vua, phu nhân và quan quân trở về kinh thành.
Phật nói tới đây rồi Ngài nhắc lại cho tôi:
– Này A Nan! Nhà vua thuở đó là cha của ta ngày nay, Hoàng hậu thuở đó, nay là mẫu thân ta bây giờ, ông Ma Ha Phú Na Ninh nay là ông Di Lặc, Thái tử Ma Ha Đề Bà, nay là ông Bà Tu Mật, còn Thái tử Ma Ha Tát Đỏa chính là ta đây. Hổ mẹ bấy giờ, nay là bà lão này, hai hổ con tức là hai người con trai nầy. Thời đó ta đã cứu sống cho ba mẹ con được an toàn tánh mạng, tới nay ta thành Phật ta lại cứu cho khỏi tội chết và được thoát sinh tử luân hồi.
Phật thuyết xong thì tôi và tất cả mọi người trong đại hội hoan hỷ kính mến đức cao cả của Ngài, ai nấy đều cúi đầu lễ tạ lui ra.
Trích Kinh Hiền Ngu
A MI ĐÀ PHẬT
Hoà Thượng Hải Hiền hoàn thành viên mãn, Ngài đã để lại thân Kim Cang bất hoại
https://www.youtube.com/watch?v=nV9VkTk9UB8
A MI ĐÀ PHẬT
ĐẠI LỄ CẦU SIÊU CỨU ĐỘ NHIỀU VONG LINH
Trước đây ở Vancouver mọi người tin vào Phật không nhiều, nên ở đây số lượng nghe Phật Pháp chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Nhưng bây giờ tiến triển rất khả quan, lần đầu tiên trong lễ Vía Mẹ Quan Âm ở Vancouver đã có hơn 1.800 người đến lễ Phật nghe Pháp, vốn là điều chưa từng có ở đây và đa số là người Hoa, còn lại là người Tây phương cũng tham dự không ít.
Cách mấy ngày, lần đầu tiên Giáo Hội Phật Giáo tổ chức đại lễ” Mông Sơn thí thực” suốt ba ngày, do lão pháp sư Trúc Ma chủ trì, và các cư sĩ giàu đạo tâm cùng góp công sức phụ siêu độ các vong linh đói lạnh, cô hồn ngạ quỷ bơ vơ khốn khổ lang thang ở khắp mọi miền Canada.
Đây là một việc làm có công đức rất lớn. Đại lễ cầu siêu này đã làm chấn động toàn Vancouver và được đăng lên báo của Anh, khiến độc giả Tây phương bắt đầu hiểu được Phật Pháp có thể siêu độ vong linh, rất nhiều người tò mò hiếu kì đến xem rồi sinh lòng kính ngưỡng, đối với cộng đồng xã hội Canada đã có ý nghĩa giáo dục rất lớn trong tương lai.
Khi đại lễ” cầu siêu cứu độ vong linh Mông Sơn” tiến hành ngày đầu tiên, hằng đêm phải có hàng chục ngàn cô hồn, ngạ quỷ, các vong linh tổ tiên thuộc thổ dân da đỏ trước đây, các vong linh da trắng, vong linh người Hoa, và cả những vong linh mới mất gần đây …tìm đến tụ hội xung quanh đại điện nhận thọ và dự lễ cầu siêu của Phật Giáo.
Tôi ở tại nhà nhìn xa xa cũng có thể thấy được các vong linh họ vô cùng đông đúc kéo đến, hoan hỷ rời đi. Điều kì lạ sau đại lễ là các trường hợp tai nạn giao thông và số người chết ở Vancouver đột nhiên giảm hẳn.
Trước đây, thông thường vào mùa hè, người dân thường lái xe đi chơi, nên tai nạn phát sinh rất nhiều. Nhưng mùa hè năm nay, tai nạn rất ít sảy ra. Ngay cả cơ quan địa phương sau khi kiểm tra tình hình và tra xét dữ liệu hồ sơ tai nạn xong cũng phải ngạc nhiên công bố: Năm nay tai nạn giao thông đã giảm hơn năm ngoái đến 52%!
Nếu nói là nhờ “đại lễ cầu siêu vong linh Mông Sơn” cũng được, hay đổ cho sự trùng hợp ngẫu nhiên cũng tùy vào các bạn, nhưng tai nạn giao thông giảm tới hơn một nửa so với năm trước là có thật.
Rồi đến lễ Vu Lan, Phật Giáo lại tổ chức lễ” Cầu siêu vong linh Mông Sơn” lần nữa, kéo dài ba ngày.
Lần này, sư Trúc Ma đã quay về chùa của mình ở Malaysia, nên đại lễ được một cao tăng khác đảm nhiệm thay, cùng với sự trợ giúp của nhiều cư sĩ.
Đại lễ lần hai, người dân Canada bất kể có đạo hay không? có theo Phật hay không? dù là người Tây phương hay người Hoa, họ đều hoan hỷ tới tham dự lễ, mọi người nhiệt tình lập bài vị để cầu siêu cho vong linh tổ tiên, thân nhân quá cố, thậm chí có những người vì quá yêu thương thú cưng của mình cũng xin lập bài vị cầu siêu cho chúng như: Mèo Mi Mi, chó Bốp Bi…vv.
Đông tới mức không còn chỗ để đặt bài vị. Vong linh đến thọ pháp vẫn rất đông, lần này tôi còn thấy cả vong linh ở rất xa cũng tìm đến.
Để tôi kể cho các bạn nghe về tình hình cô hồn ngạ quỷ ở đây:
Trước cổng vào đại học British Columbia là một đại lộ dài, âm u, rợp bóng cây, chỉ có xe chạy qua lại chứ khách đi bộ rất ít. Các người lái xe thường thấy có một cô gái Tây đứng bên lề đường, đưa tay ngoắc người lái xe xin đi nhờ, nhưng khi cô lên xe rồi, thì tài xế quay lại không thấy cô đâu nữa.
Đây là ” Ma nữ đại học” nổi tiếng nhất mà báo chí Vancouver thường nhắc đến, vì tên cô có trong danh sách mất tích thuộc hồ sơ của trường. Nhưng gần đây các lái xe không còn thấy cô nữa, có thể cô đã được siêu độ tại đại lễ Mông sơn”.
Trước năm 1980, thành phố Vancouver địa thế rất nhỏ hẹp, chỉ khoảng vài km, sau đó khu đô thị này không ngừng mở rộng nên đến nay những nghĩa trang trước đây thuộc vùng ngoại ô, giờ đã nằm gọn trong thành phố. Ở đây có hai nghĩa trang lớn và một nghĩa trang dành cho quân đội đó là:
+ Nghĩa trang cảnh núi: Tọa lạc ở phía nam vùng ngoại ô, là khu nghĩa trang cũ xưa xây theo lối cổ, các ngôi mộ nằm chen chúc, mộ bia bằng đá có khắc cây thánh giá và hình thiên thần, vườn hoa, cả chữ Anh lẫn Hoa. Cảnh tượng cũ kĩ, rêu phong ở đây khiến người nhìn vào( dù là ban ngày) vẫn có cảm giác rờn rợn vì quỷ khí bao phủ dày đặc. Ban đêm thì khỏi nói, đáng sợ hơn nhiều.
Hàng ngàn ngôi mộ của người Hoa nằm tại đây, vào mấy thập kỉ đầu do chịu ảnh hưởng từ phong trào” bài Hoa” của Canada, nên đa số mộ của người Hoa bị người da trắng ác ý ra tay phá hủy, hoặc ác ý đào lên, ném thây cốt ra đất, mặc cho chó hoang gặm nhấm, thú vật phóng uế lên… vì vậy các vong linh không con cháu thân nhân họ vẫn quyến luyến bên mộ của mình , bi ai, than khóc.
Người đi đường ở đây thường xuyên nghe được những âm thanh này, những tài xế vào đêm khuya lái xe đi ngang nghĩa trang, họ còn thấy có người từ trong mộ đi ra, băng qua đường, tài xế phải vội vã đạp thắng tránh tông người, nhưng khi định thần lại nhìn trên đường không hề có ai.
Những vong linh ở khu nghĩa trang này, mấy thập kỉ trước họ từng vượt biển đến đây để kiếm sống. Lúc đó người Hoa chưa được nhập quốc tịch, nên không được phép đón thân nhân sang Canada. Những lao công này, lại không thể kết hôn, bằng mồ hôi nước mắt của mình họ gian khổ làm việc kiếm tiền, dành dụm gửi về quê hương cho cha mẹ, vợ con, còn bản thân họ thì ở Canada sầu não đến cuối đời, nên thường ôm mối hận khó tiêu. Do vậy mà mấy chục năm nay họ vẫn ôm mộ khóc than, không chấp nhận siêu thoát…
Chuyện vong linh ở ” Nghĩa trang cảnh núi” thường xuyên có bóng ma hiện ra ngáng đường là tin nóng nổi tiếng vùng này, nhưng khoảng vài tháng nay, sau đại lễ “Mông Sơn thí thực” thì tình trạng này ít xuất hiện nữa.
+ Đối diện với “Nghĩa trang cảnh núi” chính là “Nghĩa trang quân đội”:
Xung quanh giờ những dãy nhà mọc lên san sát, dày đặc. Đây là nơi chôn cất của những quân nhân bị chết trong thời kỳ đại chiến. Người dân xung quanh nơi đây kể: Vào nửa đêm mùa đông, mưa gió thê thảm, họ còn nghe có những tiếng nói, nhìn thấy binh sĩ không đầu, không tay chân, toàn thân bê bết máu, xếp hàng tập trận trong nghĩa trang, có lúc còn nghe được âm thanh hỏa pháo bắn ầm ầm, đạn bay vun vút.
Thế nhưng năm nay họ không còn nghe hoặc nhìn thấy những cảnh như thế nữa.
+ Cuối cùng là” Nghĩa trang cảnh biển”, ở đây có chôn hai người bạn thân của tôi:
Người đầu tiên là Bác sĩ Nguyên: Hơn 15 năm trước, anh 31 tuổi, là một cô nhi, vì thời chiến tranh Trung Quốc đại lục ba mẹ anh mất, anh lưu lạc sang Đài Loan vừa làm vừa học rồi tốt nghiệp trường Y loại giỏi và được xuất ngoại du học.
Tại Vancouver anh hoàn tất việc học, rồi thuê một tòa nhà làm văn phòng. Đêm đó là Giáng Sinh, anh được bạn bè mời đến dự lễ hội khiêu vũ, ngay trong đêm anh trở về thì gặp tai nạn.
Trước đêm anh mất, anh có kể tôi nghe tối qua anh thực tập tại Bệnh viện St. Paulo, do bài vở gấp, nên tối anh ráng ở lại một mình trong phòng giải phẫu xác. Đến khoảng 3h đêm, đột nhiên các thi thể bỗng xúm lại ngồi dậy hết, làm anh kinh hoảng xô cửa mà chạy ra ngoài.
Anh hỏi tôi:
– Việc này có điềm gì không?
Lúc này tôi vẫn chưa khôi phục khả năng thiên nhãn tiền kiếp, nên chưa nhìn ra được nhân quả. Tôi chỉ biết khuyên anh đó không phải là điềm lành, lễ hội khiêu vũ đêm mai tốt nhất anh đừng đi.
Anh hỏi tiếp:
– Một người sau khi chết rồi, có linh hồn không?
Tôi đáp:
– Có !
Anh ngồi trên ghế trầm ngâm rất lâu không nói gì, tôi bắt đầu khuyên anh nên tin Nhân Quả Phật Pháp, anh phát biểu một câu:
– Tôi cảm thấy Phật giáo quá mê tín…
Tôi thấy không tiện nên không bàn luận với anh nữa.
Sau khi anh chết, hoàn toàn không có ai đến thăm. Chỉ có tôi hằng năm mang hoa đến thăm viếng, mỗi lần tôi đến đặt bó hoa lên bia mộ bằng đồng của anh , thì luôn có một lực vô hình tỏa ra từ bia đồng hút tay tôi để lên bia mộ( giống như có người dùng tay kéo tôi vậy), tôi khóc nước mắt tôi lăn dài và bảo:
– Bác sĩ Nguyên! Nguyên đại ca ơi! anh thật là khổ mà!
Sau này, có một năm tôi bị bệnh phải nhập viện không thể đến thăm anh nữa. Nửa đêm tôi đang nằm, bỗng nhìn thấy anh đi lên lầu đến thăm tôi, ân cần chào hỏi, an ủi tôi:
– Em sẽ nhanh chóng khỏe lại, đừng có buồn!
Tôi giật mình tỉnh dậy, nhìn xung quanh mà không thấy anh đâu… Xuất viện tôi lại mang hoa đến thăm anh, bia mộ đồng vẫn hút chặt tay tôi như những lần trước.
Đại lễ ” Cầu siêu cứu độ vong linh Mông sơn” lần hai này, tôi mong ngóng anh đến lãnh thọ, nhưng không hề thấy anh đến.Vì quá tham luyến xương cốt của mình mà anh không chịu dời đi.
Tôi hy vọng trong tương lai, sẽ có một ngày anh giác ngộ hết quyến luyến thân xác mà chấp nhận siêu thoát đầu thai.
Người bạn thân thứ hai nằm tại nghĩa trang này nữa là một người Tây phương. Em tên Stephen, là con trai cưng của một bác sĩ quen biết với tôi. Gia đình em theo đạo Ki Tô giáo. Anh em của em rất đông nhưng em lại rất thích tôi, cha mẹ em thì xem tôi như con của họ và muốn tôi dọn về ở chung. Nhưng tôi không muốn làm phiền họ nhiều, vì vậy tôi ra ngoài thuê phòng để sống với mẹ.
Stephen lúc này đang học đại học năm thứ tư ngành Địa Lý, rảnh là em lại đến thăm tôi, em kể là nghỉ hè muốn lên miền Bắc để kiếm việc làm tự lo cho bản thân, không muốn lấy tiền chu cấp của cha nữa.
Tôi khuyên em đừng đi, nên chuyên tâm học hành thành tài, thì tương lai mới có thể tự lập được, nhưng em đã không chịu nghe tôi khuyên, mà cứ đi lên miền Bắc, làm công tác đo đạc đường lộ.
Vào một ngày sẩm tối, có một chiếc xe lu đang chạy, tài xế vì không nhìn thấy em nên đã cán nhẹp em dưới trọng tải mấy tấn của chiếc xe, chưa đầy mấy phút em tắt thở. Đáng thương hơn là toàn thân em bị nghiền nát! Từ một người vô cùng anh tuấn, mặt mũi anh tú, cao to, đẹp trai mà giờ đây thi thể em đã biến thành một đống thịt nát.
Quan tài em được chuyển về Vancouver. Phong tục của người Phương Tây họ thường nhờ bạn thân khiêng quan tài, em có năm anh em, mà di quan cần tới sáu người, còn thiếu một người nữa, nên mẹ em đã mời tôi với danh nghĩa anh kết nghĩa để tham gia khiêng quan tài.
Năm người anh em của Stephen thuộc hạng hùng tráng, có sức khỏe kết hợp với tôi gia sức khiêng linh cữu của em đến trước cổng giáo đường. Nhưng bất ngờ là linh cữu trở nên quá nặng, chúng tôi cố gắng dốc sức khiêng đặt lên xe tang.
Sau khi xe chạy đến ” Nghĩa trang cảnh biển”, thì sáu người chúng tôi cùng khiêng quan tài xuống để hạ huyệt, nhưng thật bất ngờ, quan tài trở nên cực kì nặng, không một chút nhúc nhích, làm thế nào cũng không khiêng lên được.
Tôi nhìn quanh thì thấy mẹ của em lúc này lệ rơi đầy mặt, bà khóc đến ngã quỵ trên đất. Tôi cảm thấy là Stephen không muốn rời xa mẹ của mình, tôi liền nói:
– Thưa bác, Stephen đang rất bịn dịn không muốn rời xa bác, bác hãy đến khuyên cậu ấy đi, như vậy mới hạ huyệt được.
Mẹ của em nghẹn ngào nói:
– Cậu hãy thay tôi khuyên dùm, tôi… tôi…bà lại khóc nấc lên.
Tôi quay lại, vỗ nhẹ tay lên quan tài nói:
– Stephen! tất cả chúng tôi đều yêu em, không muốn xa em, nhưng cuối cùng em phải được hạ huyệt mới ổn, hãy làm một đứa con ngoan, đừng khiến mẹ em quá thương tâm nữa! Tôi sẽ tụng Kinh niệm Phật cho em…
Ngay sau đó, tôi và cả năm người anh em của em đều nghe thấy có một tiếng thở dài, nức nở trong quan tài. Anh cả của em bật khóc nức nở, bốn người còn lại đều sợ hãi bỏ chạy.
Sau đó tôi phải điều khiển năm người quay lại để cùng nhau nâng quan tài. Lần này, quan tài di chuyển vô cùng nhẹ nhàng để hạ huyệt.
Sau đám tang, toàn thể gia đình em chuyển đến Hoa Kì sinh sống, vì vậy mà mỗi năm tôi cũng một mình mang hoa đến thăm em.
Mộ em và bác sĩ Nguyên nằm gần kề nhau, nên mỗi lần đến là tôi thăm mộ cả hai. Điều kì lạ là mộ của Stephen cũng toát ra một lực hút giữ lấy tay tôi giống như mộ của anh Nguyên.
Đọc đến đây, có thể có bạn nghĩ tôi bị điên, hoặc cho rằng tôi viết xằng viết bậy…Nhưng các bạn nên biết rằng, người chết rồi họ vẫn biết, vẫn cảm nhận được tất cả…
California có hai nhà khoa học nổi tiếng: Một là nhà Vật Lí học, một là nhà Tâm Lí học.
Cả hai đã từng tuyên bố rằng: Họ hoàn toàn không tin là có vong linh tồn tại vì vậy họ đã mang theo máy ghi âm vào nghĩa trang để xác nhận xem vong linh có thật hay không. Họ đặt máy ghi âm vào ban ngày, sau 15p kết quả thu được: Đủ loại âm thanh ma quỷ. Những âm thanh xào xạc, tiếng thở dài, khóc rên , có một giọng nói yếu ớt của người đàn ông than rằng” Nơi này rất buồn”.
Lúc này hai đài truyền hình nổi tiếng của Hoa Kì và Canada cũng phái người đến quay phim, chụp ảnh và cho chiếu trực tiếp.
Hàng triệu khán giả của cả hai nước khi xem phát trực tiếp đều vô cùng kinh ngạc, còn hai nhà khoa học đã phải thốt lên: – Quả thật vô phương giải thích tình huống bất thường này…
Đoạn phim khó tin ấy đã được nhiều nước trên thế giới công chiếu, đông đảo khán giả đón xem .
Tin tức này từng làm chấn động một thời, tôi không hề bịa đặt.
Theo tôi, việc thổ táng không hay bằng hỏa táng của đạo Phật, vì khi thổ táng dễ khiến cho linh hồn bám chấp, luyến tiếc thân xác mà không chịu đi siêu thoát đầu thai. Còn hỏa táng thì rất sạch sẽ, linh hồn sẽ không còn gì để bám chấp, luyến tiếc nên dễ giải thoát mà nương nhờ vào Phật Pháp hỗ trợ vãng sanh.
Hiện nay, chư tăng khắp nơi trong các chùa đều tổ chức ” Đại lễ siêu độ vong linh”, việc này tạo được công đức vô lượng.
Từ những sự thật đã kể ở trên, có thể thấy Phật Giáo siêu độ vong linh rất kì diệu, việc này rất cần thiết, vô cùng thực tế và càng không thể cho là MÊ TÍN.
Trích: Báo Ứng Hiện Đời 7
Tác giả: Phùng Phùng /1983
Biên dịch: Hạnh Đoan
Người Thường Tạo Khẩu Nghiệp Sẽ Có Hậu Không Tốt Trong Cuộc Sống
Từ thời xa xưa đến nay, những người hiểu biết đều khuyên bảo rằng, con người không chỉ cần hành thiện tích đức mà còn phải chú trọng tích” Khẩu Đức”. Bởi vì việc tu dưỡng này không chỉ tránh được việc tạo nghiệp, tổn hại đức mà còn có thể hóa giải điều xấu thành tốt một cách rất kỳ diệu.
Con người một khi đã tu được cái miệng của mình rồi thì sẽ xuất hiện “phong sinh thủy khởi” (tức là gió đi khắp nơi để mọi vật sinh ra, nước đến đâu thì mọi vật ở đó đâm chồi nảy lộc), vận may sẽ nhanh đến.
Có một câu chuyện về người nghệ sĩ nổi tiếng hồi xưa được lan truyền rộng khắp như thế này:
“Với khả năng biểu diễn tài ba, người nghệ sĩ này được mọi người ở khắp nơi ca ngợi. Tiếng lành cứ thế được đồn đi xa, khiến cho không một ai là không mến mộ tài năng, đức hạnh của ông.
Tuy nhiên, bấy giờ có một vị phóng viên ở một tòa soạn nhỏ lại làm theo cách ngược lại, đó là cố tình khiêu khích ông. Người phóng viên ấy muốn dựa vào cách này để bản thân được nổi tiếng. Nhưng, cho dù là anh ta có nhục mạ vị nghệ sĩ ấy như thế nào đi nữa thì người nghệ sĩ ấy vẫn một mực không quan tâm để ý.
Người phóng viên này đã viết ra nhiều bài báo bịa đặt, nói xấu người nghệ sĩ ấy, khiến cho tất cả người thân, bạn bè ở xung quanh ông không thể chấp nhận, nhưng riêng bản thân ông vẫn một mực nhẫn nại chịu đựng một cách bình thản. Không những thế vị nghệ sĩ ấy còn thuyết phục mọi người rằng:
“Đừng quan tâm, để ý đến lời anh ta!”
Mấy năm sau, người phóng viên kia thất nghiệp và trở nên nghèo khó, chán nản với cuộc đời, vay mượn tiền ở khắp nơi mà không được. Đã thế, anh ta lại nổi tiếng là người bịa đặt vì vậy mà xin việc ở đâu cũng không ai nhận.
Một ngày, anh ta gặp người nghệ sĩ kia. Nghệ sĩ nhìn thấy bộ dạng của anh ta, liền hỏi
“Cậu có chuyện gì mà trở thành như thế này?”
Người phóng viên này bấy giờ mới xấu hổ mà xin lỗi vị nghệ sĩ về những việc mà anh ta đã làm, đồng thời cũng kể lại cuộc sống túng thiếu hiện tại của bản thân mình.
Vị nghệ sĩ liền lấy ra một số tiền tặng lại cho anh ta coi như một khoản giúp đỡ.
Về sau này, vị nghệ sĩ luôn nhắc nhở người nhà và mọi người rằng nhất định phải chú ý đến “Khẩu Đức”.
Ông nói rằng:
“Miệng phải tích đức, không được tạo nghiệp. Hơn nữa cái miệng phải luôn nhường nhịn người khác, bởi vì cái miệng mà nhường nhịn được người khác thì cả đời sẽ được bình an. Một khi nghe thấy lời ác thì đừng đáp trả, nghe thấy những lời cay nghiệt thì đừng lưu lại bên tai là được!”
Quả thực, tu cái miệng, tránh tạo nghiệp luôn là điều mà cổ nhân thường hay dạy bảo con cháu. Nhưng học được việc tu khẩu, hẳn là phải bắt nguồn từ việc tu dưỡng đạo đức, tâm tính của mình. Bởi vì, một người có tâm tính tốt, coi trọng đạo đức sẽ tự biết kiểm soát bản thân, không nói những lời lộng ngữ thị phi, làm tổn thương người khác.
Kỳ thực, suy cho cùng thì hết thảy tài phú, danh dự, địa vị trong cuộc đời mỗi người đều là những thứ ở bên ngoài của con người. Đức hạnh mới là gốc rễ của con người, chỉ có đức dày mới nâng đỡ được vạn vật. Dù là ở thời nào thì những lời dạy bảo này thật hết sức đúng!
Biên dịch: Mai Trà
Nguồn: ĐKN
Nếu như mình không biết niệm Phật thì suốt ngày khi mở miệng ra là tạo nghiệp (thị phi : khen, chê, ngon, dở, đúng , sai…)rồi qua một đời, khi chết chắc chắn vào ba đường ác : địa ngục, ngạ quỹ và súc sanh, nghĩ thật đáng sợ, biết khi nào ta mới trả nợ xong đây .Vậy thì cố gắng tự nhũ lòng rằng từ nay trở đi :”Bớt một câu thị phi, thêm một câu niệm Phật .NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thầy, kính chư vị thiện tri thức,
Con có thắc mặc thế này về việc chép kinh điển.
Có vị đạo hữu thắc mắc rằng vị đạo hữu đó đang học thuộc chú đại bi nên chép chú cho thuộc. Nhưng do chưa biết về công phu chép kinh nên chỉ chép để thuộc và chữ viết khó đọc. Nên không đem cúng dường chùa hoặc nơi thiếu kinh điển được.
Đạo hữu đó cũng nói chùa không thiếu kinh điển nên khó nhận.
Vậy bây giờ cuốn kinh chép đó nên để nơi đâu và làm thế nào, xin thầy và quý thiện tri thức chỉ bảo để con và quý đạo hữu đó được giải đáp thắc mắc.
Xin kính ân thầy và các vị.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Thanh Tịnh!
Theo MD, bạn nên áp dụng cách thêu hủy Kinh sách đã cũ rách không thể dùng để thờ hay cất giữ được nữa của Ngài Ấn Quang Đại Sư “Hãy nên ở chỗ thanh tịnh trong nhà, dùng một cái nồi lớn hoặc một cái chậu sắt Tây to, phía dưới lót giấy thiết, đặt Kinh lên trên, phía trên lại phủ giấy thiết để khỏi bị bay lung tung. Chờ khi lửa tắt thu lấy tro ấy chứa trong đãy vãi mới, bên trong lại bỏ thêm cát sạch hoặc đá sạch, ngói sạch, bỏ nơi chỗ sâu trong sông hay biển để khỏi mắc tội. Nếu chẳng bỏ thêm cát đá bên trong, đãy tro sẽ nổi lên không chìm, lại trôi tấp vào bờ, rốt cuộc bị ô uế. Đốt Kinh mà dụng tâm như vậy ắt có công đức, ắt chẳng bị tội khiên. Nếu không tôi chẳng dám nói.”
Thanh Tịnh nên nhắc nhở người bạn đồng tu không nên học thuộc Kinh Chú bằng cách viết nháp vào giấy. Vì khi chúng ta viết nháp, không mấy lưu tâm trong việc chọn giấy sạch, chữ viết có phần ẩu tả – khiến tổn phước nếu không nói là mang trọng tội khinh nhờn Kinh Phật. Một chữ trong Kinh khi đã chép ra giấy phải hết sức cẩn trọng.
Chú Đại Bi không ngắn nhưng cũng không dài, nếu thành tâm trì tụng chỉ mất khoảng 10- 20 lần là thuộc. Thuộc Kinh Chú là điều tốt, không thuộc cũng không sao, điều trọng yếu vẫn là tâm người trì tụng. Có câu chuyện về một vị cư sỹ, trong lúc nguy cấp vì không thuộc chú Đại Bi, vị này chỉ nhớ đúng ba chữ “Ta Bà Ha” nhưng vẫn được Bồ Tát gia hộ, cứu giúp.
Nam Mô A Di Đà Phật
cảm ơn hai vị đã trả lời thắc mắc nhỏ nhoi của đệ tử.
nam mô a di đà phật
TÂM THẾ NÀO ĐỜI THẾ ẤY
Quy tắc 1: Bạn là người thế nào thì sẽ cho rằng người khác là thế ấy. Những điều bạn không thể tha thứ cho người khác là những điều bạn không thể tha thứ cho chính mình.
Một người có đạo đức không tốt sẽ nghi ngờ đạo đức của người khác; một người không trung thành với người khác cũng sẽ nghi ngờ sự trung thành của người khác; một người hay nổi nóng sẽ cho rằng người khác hay tức giận với mình… Liệu bạn có đang đổ tội và oán trách người khác chỉ vì nỗi oán giận của mình hay không? Cũng như vậy, những gì người khác dè bỉu bạn cũng phản ánh thế giới nội tâm của họ. Họ phê bình bạn, rất có thể là vì họ không hài lòng với bản thân, thậm chí bản thân họ chính là “cái kiểu người” mà họ phê bình.
Khi nội tâm an hòa, bạn sẽ dừng việc phê bình người khác và suy nghĩ về nỗi bất bình của mình với người khác. Một người thật sự thiện lương, dù cho bạn đối xử với họ ra sao, những gì họ bộc lộ sẽ chỉ là ôn hòa, lương thiện, bởi vì họ chính là con người như vậy.
Quy tắc 2: Nhìn bên trong từ bên ngoài, nhìn bản thân từ người khác. Thông qua người khác, bạn mới có thể thật sự hiểu được bản thân mình.
Những gì mà bạn nhìn thấy ở người khác thật ra chính là bản thân bạn. Mọi mối quan hệ của bạn đều là một tấm gương, thông qua chúng, bạn có thể thật sự hiểu được chính mình.
Nếu bạn cảm thấy người khác đang kiêu căng ngạo mạn, thì có thể là bạn đang đố kỵ. Nếu bị kẻ khác chọc ghẹo, thì có thể bạn đang muốn khoe khoang sắc đẹp của mình. Nếu bạn cảm thấy người bạn đời mất đi tình yêu thương, thì có thể là bạn đã không còn nhiệt tâm với họ nữa.
Đôi khi chúng ta yêu quý một ai đó, rồi lại đột nhiên cảm thấy chán ghét họ, bạn đã suy nghĩ là vì sao chưa? Có thể họ đang để bạn nhận ra mặt tối của chính mình đấy! Điều khiến bạn ghét nhất ở người khác có thể cũng là điều mà bạn không chịu nổi ở chính mình.
Quy tắc 3: Nội tâm như thế nào thì sẽ bị người như thế ấy thu hút. Những gì mà bạn bài xích chính là những thứ lòng bạn muốn chối bỏ.
Bạn sẽ tìm được ở những người mình yêu quý tính cách của bản thân, và cũng tương tự như vậy, bạn sẽ tìm thấy ở những người mình bài xích thứ bạn không muốn chấp nhận.
Thay vì dạy hai người làm thế nào để hòa hợp thì chi bằng hãy dạy họ cách làm cho lòng dịu lại, tự nhiên hai người sẽ hòa hợp. Dạy họ cách tăng cảm tình dành cho nhau chi bằng dạy họ tự trưởng thành, mối quan hệ đôi bên tự nhiên cũng sẽ trưởng thành. Muốn cải thiện một mâu thuẫn, đầu tiên bạn phải hiểu rõ lòng mình. Nếu vấn đề trong lòng bạn không được giải quyết, thì cố gắng hàn gắn cũng chỉ tạo nên nhiều rắc rối hơn mà thôi. Một người cố chấp, nếu khoảng trống trong lòng không được bù đắp, thì không thể bỏ qua cho người khác được, lại càng khó mà giải thoát được cho bản thân mình.
Mối quan hệ giữa bạn và bất cứ ai đều phản ánh nội tâm của chính bạn. Nếu bạn không ngừng giành giật với cái tôi của mình thì bạn cũng sẽ không ngừng xung đột với người khác.
Quy tắc 4: Bạn trói buộc người khác thì bản thân bạn cũng sẽ bị trói buộc.
Khi bạn điều khiển người khác, đồng thời bạn cũng sẽ bị điều khiển. Thử nghĩ mà xem, khi bạn khống chế người khác, không cho họ làm cái này cái kia, vậy nếu họ không làm theo những gì bạn nói thì sao? Bạn sẽ ra sao? Bạn sẽ không vui. Vui buồn của bạn sẽ là do người khác quyết định. Vậy mà bạn còn cho rằng họ bị bạn trói buộc ư? Thực ra chính tâm của bạn cũng đang bị họ điều khiển.
Vậy nên khi bạn đang suy nghĩ tiêu cực về người khác, đang oán hận người khác, đang tìm cách thay đổi hay tranh đấu với người ta, thì bạn cũng đang làm hại chính mình. Phải làm thế nào mới có thể loại bỏ được kẻ địch? Hãy xem kẻ địch là chính mình! Bạn sẽ nhận ra rằng, đó chính là người mà bạn cần phải tha thứ nhất.
Quy tắc 5: Hãy học hỏi từ những điều gây khó chịu cho bạn
Bất luận là sếp, đồng nghiệp, cấp dưới, bạn bè, vợ chồng hay con cái, thì những tính cách, suy nghĩ và hành vi mà bạn không thích ở họ hay những lời khuyên của họ đều là những điều mà từ đó bạn có thể học hỏi.
Dù lời khuyên đó là đúng là sai ở trên logic bề mặt, thì xin đừng lập tức công kích hay đáp trả. Hãy bắt đầu bằng việc tự hỏi bản thân. Nếu bạn có sai, thì thật sự nên sửa. Nếu bạn “không sai” thì hãy thử tìm xem liệu mình có sai ở những hành động tương tự không. Nếu bạn thật sự cảm thấy rằng mình “không hề sai”, thì riêng việc bạn phật ý, mất lòng đã là một thử thách để giúp bạn biết bao dung hơn rồi đó.
Yêu một người thích bạn, điều đó không phải là vấn đề. Yêu một người yêu bạn, bạn chưa học được gì cả. Yêu một người không thích bạn, nhất định bạn sẽ học được một vài điều. Yêu một người vô duyên vô cớ chỉ trích bạn, điều bạn thấu hiểu ra, chính là nghệ thuật sống.
-ST-
cho con hỏi, khi nghe về phật pháp có nói hạng người quá xấu sẽ làm thức ăn cho thiên ma. vậy sau khi bị thiên ma ăn thịt số phận họ sẽ ra sao ạ?
với lại 8 vạn 4 ngàn kiếp là con số tượng trưng cho điều gì vậy ạ?
CÁCH SIÊU ĐỘ CHO QUỶ ĐÓI
Trong Lương Hoàng Sám có đoạn: “Xan tham bỏn xẻn ăn một mình, bị đọa trong ngạ quỷ, sinh làm người thì bần cùng đói khổ.”
Giải thích: Do xan tham bủn xỉn giành ăn lén một mình, bị đọa vào cõi ngạ quỷ, ác báo hết thì chuyển sinh vào nhân gian, sống rất bần cùng, đói khổ.
Năm 1990, ngày nọ, một người bạn đến nhà tôi ( Quả Khanh – một cư sĩ có túc mạng thông, thiên nhãn thông, thấy được cõi siêu hình ) kể là chị dâu ông vừa chết, tang sự làm xong mới một tuần…
Ông mới nói đến đây thì tôi lập tức thấy ngay một ma nữ gầy như que củi, đầu rối bù, dập đầu cúi lạy như tế sao van cầu tôi cứu bà.
Tôi định tĩnh, dòm kĩ : hóa ra đây là bà chị dâu mới mất của ông bạn , đi theo ông bạn đến tận nhà tôi. Bởi bà biết rõ về tôi, nên mới đi theo chú em chồng mà đến, mục đích cầu xin tôi cứu bà ( những người ăn chạy niệm Phật đều có vầng kim quang bao phủ, hễ tu càng giỏi thì kim quang càng dày, càng tỏa ánh sáng ngũ sắc khiến bất kì yêu tà quỷ thần gì cũng đều phải kính sợ, không dám xâm phạm).
Tôi hỏi bà:
– Có biết vì sao mình bị đọa vào cõi quỷ chăng?
Bà kể sau khi mình được gả cho nhà đó , bình thường hay nhịn ăn nhịn thèm để có được danh tốt, khiến mọi người chấp nhận cảnh ăn uống đạm bạc. Nhưng tối đến bà với chồng thường lén dùng đồ ngon, ngay cả tết cũng chỉ cho mẹ chồng it đầu cá, cẳng gà.
Do mẹ chồng thoái hưu lương ít, nên hễ đưa ít tiền thì bà liền nổi nóng gây gổ cùng chồng, lại do bà sát sinh thái quá, nên mới 40 tuổi đã bạo tử tại nhà.
Sau khi chết bà đọa vào cõi quỷ, bây giờ chịu đói đến hai con mắt nổ lửa, khổ hết chỗ nói, chỉ biết cầu xin chúng tôi cứu bà.
Lúc này Quả Lâm ( con gái Quả Khanh, cũng có thiên nhãn thấy được cõi vô hình ) vừa nhìn thấy bà, thì đã nhận ra do phạm tội gì rồi, thế là nó liền dạy bà niệm “ Nam Mô A Di Đà Phật !” . Chỉ niệm ba câu thì bà được đi đầu thai.
Do lúc làm người ( kiếp trước ) sống tham lam, bỏn xẻn, nên dù được đầu thai vào nhân gian, nhưng kiếp sau bà phải sinh làm một người dân nghèo, cả đời sống túng thiếu. Nhưng có điều an ủi là : bà sẽ gặp được Phật pháp tu hành và nhờ đây mà chuyển biến vận mệnh.
Nếu như hồn bà không nhờ đi theo chú em chồng, được Quả Lâm dạy niệm Phật và ngay đó thoát thân ngạ quỷ, thì bà phải chờ đến lúc thọ báo kiếp quỷ tận, mới được sinh vào nhân gian, làm kẻ bần cùng khốn khổ, phải đi ăn xin.
Trích: Nhân quả phụ giải Lương Hoàng Sám
Tác giả: Quả Khanh
PHẬT ĐỘ HAI VUA XUẤT GIA
( Trích Kinh Bách Duyên)
Lúc ấy, Phật ở gần thành XátVệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Bấy giờ, vua nước Pan-Cha-La miền Bắc và vua nước Pan-Cha-La miền Nam chiến tranh đánh nhau liên miên, máu chảy đầu rơi, hại mạng nhân dân hai nước rất nhiều.
Vua Ba-Tư-Nặc ở thành Xá-Vệ, nước Câu-Tát-La thấy hai nước tranh nhau nhiễu hại dân chúng, không ai ngăn cản hòa giải được, liền đến chỗ Phật, lạy chào và thưa rằng:
– Bạch Thế Tôn ! Ngài là đấng Pháp Vương cao tột chẳng có ai hơn. Ngài là đấng cứu nạn cứu khổ cho chúng sanh và giải hòa cho những kẻ ghét nghịch nhau. Lúc này, vua nước Pan-Cha-La miền Bắc đang đánh nhau với vua nước Pan-Cha-La miền Nam, giết hại rất nhiều sinh mạng. Xin ngài từ bi giải hòa cho sự tranh chấp ấy.
Đức Thế Tôn im lặng nhận lời thỉnh cầu của vua Ba-Tư-Nặc. Vua biết rằng Phật đã nhận lời, liền cúi lạy và lui ra.
Hôm sau, đức Thế Tôn thức dậy sớm, đắp y, ôm bình bát đi qua thành Ba-La-Nại.( Bénarès) Đến nơi, ngài trụ trong vườn Lộc Uyển (là khu vườn có rất nhiều nai, ở gần thành Ba-La-Nại). Hai vị vua đều hay tin đức Phật đến đó.
Khi ấy, cả hai vua đang chuẩn bị quân binh mạnh mẽ, sắp sửa cùng nhau giao chiến. Vua nước Pan-Cha-La miền Bắc khi dàn binh ra rồi, không hiểu vì sao bỗng nhiên cảm thấy khiếp sợ, bèn đi trên một cái xe đến hầu chỗ Phật.
Đức Thế Tôn liền thuyết pháp với vua rằng:
– Này đại vương, ở đời chẳng có chi là thường tồn cả. Kẻ lên cao lắm ắt có ngày cũng phải rơi xuống thấp. Việc dẫu có kéo dài rồi cũng phải có lúc chấm dứt. Có sinh ra ắt có ngày chết đi, có hợp lại ắt có lúc ly tán vậy.
Vua nghe Phật thuyết pháp xong, tâm ý khai mở, liền đắc quả Tu-Đà-Hoàn. Vua đối trước Phật xin được xuất gia nhập đạo. Phật nói:
– Lành thay đó, tỳ-kheo!
Liền đó, râu tóc của vua tự nhiên rụng mất, y phục trên người hóa thành cà-sa, tức thì trở thành một vị tỳ-kheo oai nghi đức hạnh. Sau đó, nhờ tinh cần tu tập mà không bao lâu được chứng quả A-La-Hán.
Vua xứ Pan-Cha-La miền Nam nghe việc Phật đã độ cho vua kia xuất gia, được giải thoát không còn lo buồn, sợ sệt, tâm ý thanh thoát an nhiên, liền ngự giá đến chỗ Phật mà đảnh lễ nơi chân Phật, rồi ngồi sang một bên nghe Phật thuyết pháp.
Nghe pháp xong, lòng vua vô cùng vui sướng, liền thỉnh Phật với chư tỳ-kheo vào hoàng cung để cúng dường. Phật nhận lời.
Vua liền trở về soạn sửa các món cúng dường rất trọng hậu mà phụng cúng đức Phật và chư tỳ-kheo tăng. Lễ cúng dường xong, vua liền đối trước Phật lễ bái mà phát lời nguyện lớn rằng:
– Nhờ công đức cúng dường hôm nay, trong đời vị lai tôi nguyện sẽ có thể vì những chúng sanh mù lòa mà cứu giúp cho được sáng mắt, vì những chúng sanh chẳng quy y Phật mà độ cho quy y; tôi sẽ làm cho những chúng sanh không người cứu hộ sẽ được cứu hộ, những chúng sanh không được an ổn sẽ được an ổn, những chúng sanh chưa nhập Niết-Bàn sẽ được nhập Niết-Bàn.
Khi vua phát nguyện rồi, Đức Phật liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.
Khi ấy, A-Nan bạch Phật rằng:
– Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho chúng con được biết.
Phật bảo A-Nan:
– Ông có nhìn vua Pan-Cha-La phát tâm cúng dường ta chăng?
– Bạch Thế Tôn, con đã thấy.
– Nhờ công đức cúng dường này, từ nay về sau sẽ không còn đọa vào ba nẻo ác (địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ), sinh ra trong chốn trời người thường hưởng nhiều khoái lạc. Trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp nữa sẽ thành Phật hiệu là Vô Thắng (Vijaya), hóa độ chúng sanh nhiều vô số. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Âm Thanh Niệm Phật Khiến Bóng Ma Biến Mất
Năm nay ( 1990 ), tôi 70 tuổi, nhớ lại bốn mươi mấy năm về trước tôi từng đến các nhà tinh tướng học nổi tiếng như ông Phổ Thiên Cầu ở hẻm Thành Đầu, Diệu Tường Lâm ở cầu Miêu Nhi xem bói toán. Họ đều nói thọ mạng của tôi không quá 51 tuổi.
Đối với khổ nạn của đời người, lục đạo luân hồi không dừng không nghỉ, tôi vốn cảm thấy tương lai mịt mờ, bó tay không có cách gì giải tỏa. Do vì lúc đó tôi có đọc qua quyển Kỳ đồ chỉ quy do Chiến Đức khắc trước tác ( tức là Giác Hải từ hàng bây giờ ). Khơi nguồn phát khởi, tôi tìm được phương pháp diệu kỳ để giải quyết ngọn nguồn, đó chình là phát Bồ Đề Tâm, nhất tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ. Từ đó về sau, tôi mỗi ngày kiên trì niệm ‘ mười câu danh hiệu Phật’. Vì thế, đối với dự đoán thọ mạng 51 tuổi, tôi cũng chẳng quan tâm, cũng không còn để bụng nữa.
Năm 1950, tôi vào làm việc tại công ty quốc danh lớn. Thời đó, làm việc, học tập, thể thao đều tương đối khẩn trương, nhưng tôi đối với ‘ mười câu danh hiệu Phật’ vẫn âm thầm kiên trì niệm không dán đoạn, có thể làm đến ‘sét đánh không lay, gió thổi không ngã’.
Năm 1971, cũng chính là năm tôi 51 tuổi, do trong lúc vận động bị thương, sức khỏe không tốt, nhịp tim thường đập cao đến 100, bệnh trĩ lại xuất huyết rất nhiều ; vì vận động, học tập khẩn trương, lại không thể tìm thầy trị bệnh.
Tối mùng 3 tháng 4 năm đó, là cái đêm mà cả đời tôi không quên. Đêm đó, khi tôi sắp ngủ, theo thói quen tôi ngồi trên giường chắp tay mặc niệm Thánh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Đột nhiên cảm thấy tim đập rất nhanh, dường như muốn nhảy ra ngoài, lồng ngực cũng cảm thấy ngột ngạt. Lẽ ra đèn điện ở ký túc xá đang sáng, bỗng nhiên trở nên tối sầm, trước mặt tôi mười mấy mét, chập chờn những bóng ma nhảy qua nhảy lại.
Lúc đó, không biết sức mạnh từ đâu đến, mà tôi không hề kinh hãi sợ sệt, vẫn tự mình niệm Phật. Khoảng hơn hai phút sau, trước mặt tôi hiện ra ánh vàng sáng chói, cảnh tượng trang nghiêm lúc đó thật khó mà hình dung. Lúc này, những bóng ma chập chờn chạy loạn xạ trong bóng tối liền tan biến mất. Từ góc phải phía trên, tôi nhìn thấy Phật A Di Đà toàn thân sắc vàng ròng, tay phải đưa xuống tiếp dẫn, tướng trang nghiêm. Tôi không có lễ lạy mà vẫn chắp tay niệm Phật như trước. Theo tiếng niệm Phật, tôi cảm thấy tim tôi dần dần chậm trở lại như bình thường.Đang lúc tôi nữa tỉnh nửa mê, thấy mình vẫn còn chắp tay, trong niệm lâm râm niệm Phật hiệu, bóng đèn điện ký túc xá vẫn đang cháy sáng.
Thật là không thể nghĩ bàn, ngay ngày hôm sau, đáng lẽ mụt trĩ chảy nhiều máu, bây giờ không thuốc lại ngưng chảy máu, nhịp tim giảm còn 80 nhịp một phút. Cuối cùng, tôi cũng được thoát khỏi nạn kiếp này dưới sự từ bi gia bị của Đức Phật A Di Đà.
Trước đây, tôi chỉ đơn thuần cho rằng, nhất tâm niệm Phật chỉ là để sau khi chết được vãng sanh về thế giới Cực Lạc, chứ chẳng biết rằng lòng đại từ đại bi của Đức Phật là không giới hạn, những người nhất tâm niệm Phật trong cuốc sống hằng ngày, khi gặp phải tai nạn lớn, bệnh đau, khổ ách, đều được Phật A Di Đà cảm ứng gia bị cho họ thoát khỏi ách nạn. Do đây có thể biết, người niệm Phật nguyện sanh Tịnh Độ, đương nhiên sẽ được Phật tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Đúng như lời khai thị của Đại Sư Ấn Quang : “Pháp môn niệm Phật, vạn người tu, vạn người đi, vạn người chẳng sót một người”. Giờ đây tôi càng tin sâu không nghi ngờ gì nữa.
( Vương Giới Bồi trong Tịnh Độ văn trích )
Lời bình :
Quần ma loạn múa,
Như dã can sủa,
Âm thanh niệm Phật,
Như sư tử hống.
Sư tử mà ra,
Trăm thú ẩn mất,
Tiếng Phật niệm ra,
Quần ma lẫn trốn.
Cái thân phiên não,
Cái đời vô thường,
Nên nương Di – Đà,
An thân lập mạng.
Thân, tâm, tánh mạng,
Phó thác Di – Đà,
Bất cứ lúc nào,
Bất cứ nơi đâu,
Nhớ Phật niệm Phật.
Xin thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật
Tránh làm các điều ác, vâng làm các điều lành
Trích : 100 chuyện niệm Phật cảm ứng của pháp sư Huệ Tịnh
A DI ĐÀ PHẬT. TP là một học sinh cấp 3, biết Pháp môn niệm Phật này từ hồi cấp 2, hiện tại vẫn lắm lúc rảnh rang, hoặc lúc nào thích hợp thì niệm Phật để không lãng phí thời giờ quý báu, tự thấy nếu chẳng dùng thời giờ mà niệm Phật, lại đi nói chuyện Phiếm, cười cợt nhiều quá, e rằng tâm này sẽ sớm sanh phiền não, các cuộc vui có kéo dài là bao. Có lúc đương ngồi trong lớp niệm Phật trong lòng ( bởi lúc đó, nhiều bạn trong lớp, không niệm lớn tiếng được), cố nhiếp tâm, nghe rõ câu Phật, thành tâm hòa mình vào cảnh giới của câu Phật hiệu, có bạn nhìn thấy TP ngồi có vẻ gì suy tư, liền hỏi han, có bạn thấy thế nói đùa là TP đang nhớ người mình thích. TP thấy thế cũng chẳng nói gì nhiều, các bạn đâu biết trong lòng TP lúc đó chỉ có A Di Đà Phật đâu chứ. Nhiều lúc nhớ lại mới thấy, mặc dù trong tâm luôn nghĩ về Phật, nhưng sự nghĩ nhớ này thuộc về niệm Phật, nhớ Phật, vả lại Phật đâu phải người yêu của TP đâu chứ, phải không
A Di Đà Phật…
TTB nhiều lúc cũng thấy vậy, mọi người nhìn vào cứ nghĩ mình đang bị tâm trạng gì đó… (có thể do mình suy tư, cố gắng dụng tâm để câu niệm Phật được rõ ràng khi niệm Phật nên mặt bị căng ra hay gì đó)…
TTB thì nghĩ, do niệm lực chưa sâu, chưa biết tạo ‘an nhàn, khi niệm Phật nên mới vậy.
Các liên hữu góp ý thêm để TTB hoàn thiện trong quá trình tu tập.
TTB có thêm một điều mong được góp ý.
Trong quá trình niệm Phật, TTB thấy niệm thì thầm nhép môi thì thấy nhanh khoảng gấp đôi so với khi mình ngồi lặng lẽ niệm Phật. Vậy mình nên niệm theo cách nào? (đây là nói trong khoảng thời gian mình có thể dùng 1 trong 2 cách niệm này, vì không phải lúc nào mình cũng có thể ngồi lặng lẽ niệm Phật được).
TTB thấy ngồi lặng lẽ để niệm Phật thì thấy khá thoải mải, bình lặng… tuy nhiên câu niệm Phật thì bị chậm hơn khi niêm Phật có se sẽ động môi.
Rất mong nhận được chia sẻ của các liên hữu
A Di Đà Phật…
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trí Tấn Bửu,
*HT Tịnh Không luôn dạy người niệm Phật phải: Nhìn thấu-buông xả-tự tại-tuỳ duyên-niệm Phật!
Đi vào hành trì, bạn thấy “niệm Phật” đứng hàng sau chót. Tại sao vậy? trong khi ai cũng biết niệm Phật là chánh tu? Điều này chúng ta phải tỉ mỉ tư duy và quán chiếu thì khi tu pháp niệm Phật sẽ không bị kẹt trong pháp.
– Niệm Phật mà không nhìn thấu=giả niệm. Nhìn thấu điều gì? điều này chúng ta phải tường tận lý giải.
– Niệm Phật mà không buông xả=giả niệm. Buông xả là gì, buông xả những gì? điều này chúng ta cũng phải tường tận lý giải.
– Niệm Phật mà không tự tại=giả niệm. Tự tại là gì, tại sao phải tự tại khi niệm Phật?
– Niệm Phật mà không tuỳ duyên=giả niệm. Tuỳ duyên là gì, tại sao phải tuỳ duyên khi niệm Phật?
– Niệm Phật là gì? tại sao phải niệm Phật?
Đó là những điểm trọng yếu mà một hành giả niệm Phật phải nắm vững, nếu chúng ta nắm không vững yếu chỉ này mà hàng ngày cho dù là 6 thời, trong bốn oai nghi chúng ta niệm phật không ngưng nghỉ=pháp kết duyên, nếu không nói là phiền não, nghiệp chướng vẫn không thể chuyển hoá.
Câu: Niệm Phật nhất thinh tuệ khai vô lượng! chính là nói lên yếu chỉ này.
Mong các bạn tỉnh giác khi niệm Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thanh Tịnh xin thêm một cách Niệm Phật mà Thanh Tịnh hay dụng nơi nhiều người hoặc ồn ào.
Nhiều người thì ta nhìn ai ai cũng là A Di Đà Phật. Việc họ làm xấu hay tốt đều làm làm gương cho ta, đều là giáo huấn ta.
Nơi nhiều tiếng ồn thì quy về Danh hiệu Phật. Ví dụ tiếng lò rèn thì cứ quy về 4 tiếng đập của bác thợ lò là một câu A Di Đà Phật. Nghĩa là tuy nó là tiếng “đạch đạch đạch đạch” nhưng ta nghe lọc vào não quy về là “A Di Đà Phật” (cái lò đang niệm A Di Đà Phật), tương tự như vậy, tiếng xe đạp,tiếng máy móc,…
Thanh Tịnh thấy dụng tâm cách đó làm nguôi cơn giận rất nhanh khi người khác mắng/ chửi mình, vì họ là Phật, họ đang dạy ta, thì cớ chi phải tức giận. Lại dễ thực hành nơi nhiều tiếng động, nơi ồn ã, vì đó không phải nơi ồn ào mà là hẳn một đạo tràng đang cất tiếng niệm Phật. A Di Đà Phật!
Mong thầy và quý thiện tri thức góp ý.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT. Xin Đạo Hữu Thiện Nhân phát tâm Bồ Tát,có thể giảng nói kỹ thêm về phần này được không? Để TP đối chiếu, xem xem mình còn gì sai sót. TP xin cảm ơn ạ.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thượng Phẩm,
Chủ đề này xen kẽ trong các trao đổi từ một vài năm qua các đạo hữu cũng đã chia sẻ rồi, có thể bạn không để ý nên chưa nhận rõ được yếu chỉ của cụm từ “nhìn thấu-buông xả-tự tại-tuỳ duyên-niệm Phật”. TN xin được trao đổi thêm một chút:
– Niệm Phật mà không nhìn thấu=giả niệm. Nhìn thấu điều gì? điều này chúng ta phải tường tận lý giải.
– Niệm Phật mà không buông xả=giả niệm. Buông xả là gì, buông xả những gì? điều này chúng ta cũng phải tường tận lý giải.
– Niệm Phật mà không tự tại=giả niệm. Tự tại là gì, tại sao phải tự tại khi niệm Phật?
– Niệm Phật mà không tuỳ duyên=giả niệm. Tuỳ duyên là gì, tại sao phải tuỳ duyên khi niệm Phật?
– Niệm Phật là gì? tại sao phải niệm Phật?
*Nhìn thấu điều gì? và những gì?
Nhân-quả là điều tối yếu hàng đầu chúng ta phải nhận biết, tôn trọng và không được xa rời nhân-quả. Thứ đến là 8 nỗi khổ của thế gian: sanh, lão, bệnh, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ. Kế đến phải thường quán được:
– thân này là bất tịnh (có 9 khướu luôn chảy rỉ những đồ hôi thối, bất tịnh)
– hễ có cảm thọ là khổ
– Tâm này là vô thường và
– các pháp đều là hư giả, không thật.
Đây là những điều khi bước vào cửa đạo, học Phật, cho dù là pháp môn nào chúng ta đều phải nắm vững thì khi tu học sẽ không lạc bước và không gặp ma chướng mà không biết.
*Buông xả là gì và buông những gì?
Đây là điều rất quan trọng, khi tu học chúng ta cũng cần phải nắm vững. Bởi nhiều người cho rằng khi tu, niệm Phật (tức nguyện vãng sanh) thì phải buông bỏ hết tình thân, ruột thịt, buông hết nhà cửa, công việc, chồng, con… Điều này là sai lầm. Chúng ta sống thân cư sĩ, tu tại gia, vì thế cuộc sống vẫn còn sự ràng buộc bởi tình thân, nhà cửa, vợ, chồng, con cái, công ăn, việc làm, học tập… Nhưng, khác với người không tu là chúng ta sẽ từng bước chuyển hoá những tâm: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước. Kế đến chuyển hoá tâm tham ưa ngũ dục, thăm đắm lục trần. Những nhân này là nhân của khổ, đưa chúng ta trôi lăm trong sanh tử luân hồi. Đây là bước kế của nhìn thấu. Có thấu được thì khi tu mới phát tâm để buông xả. Tâm không nhìn thấu, ắt không thể buông xả.
*Tự tại là gì? Tại sao cần tự tại?
Tự tại là sự an lạc của tâm. Muốn tâm tự tại thì nhìn thấu, buông xả phải tiên phong. Nếu hai điều trên chúng ta không làm được, ắt không thể tự tại. Tâm không tự tại (tự tại ngay trong vô thường) – ắt niệm Phật chỉ là giả niệm.
VD: bạn ngồi trong lớp, nếu trong lúc nghe thầy cô giảng bài mà bạn lại nhiếp tâm để niệm Phật=tâm bạn chẳng tự tại. Tại sao? Bởi bạn đã dụng sai pháp. Tự tại pháp là ngay khi đối cảnh, tâm bạn không tán loạn, tức khi nghe giảng, bạn chỉ nhiếp tâm lắng nghe lời thầy cô giảng=bạn đang niệm Phật. Chẳng phải bạn vừa nghe giảng, vừa niệm Phật mới là nhiếp tâm niệm phật. Vì như vậy là xen tạp giữa hai pháp. Hễ có xen tạp=chướng ngại và phiền não khởi. Do vậy hai chữ “niệm Phật” và “niệm không xen tạp” bạn phải nắm cho vững. Niệm=thường. Phật=giác. Thường giác=thường niệm Phật. Thầy cô giảng, bạn nhiếp tâm, tiếp thu hết thảy kiến thức, thi, đạt kết quả tốt=tâm tự tại=tâm biết niệm Phật. Ngược lại, khi học, bạn chỉ lo gián đoạn công phu niệm Phật, bỏ nghe giảng, hoặc lúc nghe, lúc không=tâm đang bất an=không tự tại.
Hai chữ tự tại chúng ta phải phân định thật tỉ mỉ trong từng hành vi, động niệm, kẻo sẽ dẫn tới xen tạp mà cứ ngỡ mình đang niệm Phật.
*Tuỳ duyên là gì? Tại sao phải tuỳ duyên?
Các pháp đều do duyên khởi. Hễ có khởi (sanh), ắt có dứt (diệt). Sống giữa sanh-diệt mà chúng ta không nhận biết đó là sanh-diệt=chúng ta kẹt, chấp trong sự sanh-diệt=không biết tuỳ duyên.
VD: Giờ ra chơi, các bạn ngồi trò chuyện giải khuây=duyên khởi. Vì bạn nghĩ mình là người tu, người niệm Phật nên bạn hoặc tìm một chốn riêng, ngồi niệm Phật, hoặc ngồi trong đám bạn, nhưng lẩm nhẩm hoặc ngồi thần người để nhiếp tâm niệm Phật. Làm vậy là sai hay đúng? Sai, vì bạn không biết tuỳ duyên. Duyên khởi là giải lao. Các bạn chơi, mình cũng chơi. Khác ở chỗ: các bạn thích nói thị phi, nhân ngã, sát, đạo, dâm vọng…, bạn nhất quyết không nói, không làm theo. Ngay lúc đó bạn đã nhìn thấu, bạn đã biết buông xả, bạn đang tự tại và bạn cũng biết tuỳ duyên. Trong đạo gọi là đối cảnh mà chẳng sanh tâm, nghĩa là giữa chốn trần lao mà tâm không khởi một vọng=bạn đang biết đô nhiếp lục căn=đang niệm Phật. Chẳng phải vì các bạn nói phiếm, thị phi nhiều quá, bạn phải ráng kiếm một nơi khác, hay ngồi lầm rầm niệm Phật để át đi những thị phi xung quanh. Làm vậy là bạn đang chấp cảnh và đang kẹt trong cảnh. Điều này rất vi tế, bạn phải khéo thường quán chiếu nhé.
*Niệm Phật là gì? Tại sao phải niệm Phật?
Như chúng ta đã nói: niệm=thường; Phật=giác. Tâm thường giác=tâm thường niệm Phật. Nhưng vì tâm chúng ta không thường giác=không nhìn thấu, không buông xả, không tự tại, không tuỳ duyên nên chúng ta phải học cách niệm Phật. TN nói niệm Phật đứng “sau chót” là ý: niệm Phật vừa là gốc, vừa là ngọn. Gốc bởi nó là pháp dẫn tới an lạc tâm. Ngọn bởi thiếu “nhìn thấu-buông xả-tự tại-tuỳ duyên” thì niệm Phật không thể thành tựu. Do vậy muốn pháp niệm Phật thành tựu chúng ta phải nhận rõ chân tướng của pháp. Nhận rõ thì sẽ chuyển được pháp=tâm an lạc, ngược lại sẽ bị pháp chuyển=đối phó pháp, kẹt trong pháp.
Chúc các bạn tinh tấn và tỉnh giác để niệm Phật.
TN
A DI ĐÀ PHẬT. Thì ra là vậy, những lời nói của Đạo Hữu đã nhìn thấu TP, thực ra trong lớp thì không Phải lúc nào TP cũng niệm Phật mà có lúc TP vẫn hay nói chuyện và luôn cười với các bạn, để cho họ đỡ bị chán, là một người niệm Phật, học Phật thì TP vũng nghĩ lắm lúc nên tùy duyên, không nên quá cố chấp; nếu mà bản thân mà cũng cố chấp, chẳng chịu nói chuyện gì thì mặc dù học Phật nhưng để cho các bạn ghét bỏ thì cũng không được, sẽ mất mất cơ hội độ thoát cho họ; TP ở trường luôn điều chỉnh mình sống cho thân thiện và tốt bụng, đối đãi với người khác bằng tâm chân thành, bình đẳng, có bạn khen TP tốt, hỏi sao cậu tốt thế, lại thêm nữa là khi mà mình làm việc tốt thì bạn nhìn thấy mà cũng muốn làm theo.
A Di Đà Phật
Cám ơn góp ý của liên hữu Thiện Nhân, Thanh Tịnh và các liên hữu.
TTB sẽ cố gắng quán chiếu và hành trì thêm để sự niệm Phật được tốt lên.
A Di Đà Phật
Cho mình hỏi mình đang 17t mình có nhiều lần mơ thấy trong giấc mơ có chuyện tình cảm giữa mình và ai đó hoặc đôi lúc mình có mơ tới sex nhưng là người lạ với nhau trong mơ chứ mình không làm và rồi mình bật tỉnh và có cảm giác kiểu mình là người làm vậy và y như rằng sáng hôm sau mình bị động tâm. Mình 1 phần nghĩ là do tuổi dậy thì nên mình vẫn cố kiềm hết sức có thể nhưng vẫn rất khó kiềm được cái tâm bên trong. Nên cho mình hỏi mất bao lâu mới hoàn toàn dứt trừ thói quen xấu. Kể từ ngày hành trì theo Phật có nhiều thói quen mình thừa nhận mình đang chỉ có thể gọi là hạn chế hết sức nhưng vẫn còn lúc bùng phát.
A DI ĐÀ PHẬT. Đạo Hữu Thiện Nhân ơi, TP không niệm Phật là y như rằng sẽ mất tránh niệm, nghiệp chướng bủa vây, trong lớp học mà TP không niệm Phật là khả năng tạo nghiệp bất tịnh là rất cao, chỉ khi niệm A Đi Đà Phật mới giữ được chánh niệm, thân ngữ ý mới đúng đắn được. Nhưng lại bảo niệm vậy là xen tạp thì TP sẽ phải làm sao, lại niệm quen rồi nên lúc không được niệm thấy khó khó sao ấy.