Đức Phật thuyết pháp suốt 49 năm, kết tập thành Tam Tạng Kinh Điển, chính là nói gọn với chúng ta hai chữ “buông xuống”. Kinh Kim Cang nói rằng:
Tất cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt, bóng
Như sương cũng như điện
Nên quán đúng như thế.
(Hữu vi: sự vật gì cũng có tướng, thấy biết được qua cảm giác của sáu căn “mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý” luôn chuyển biến vô thường gọi là pháp hữu vi).
Lại nói rằng: Lìa hết thảy tướng tức là chư Phật. Tâm kinh nói rằng: ”Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp”. Kinh A-di-đà dạy chúng ta rằng: ”Chấp trì danh hiệu nhất tâm bất loạn”. Kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta: “Phát tâm bồ-đề một lòng chuyên niệm”. Kinh Hoa Nghiêm phần sau cùng là mười đại nguyện vương của ngài Phổ Hiền dạy chúng ta hồi hướng khắp tất cả, chỉ dạy quay về Cực Lạc. Toàn bộ đều dạy chúng ta cần phải ”buông xuống”.
Học Phật chính là cần phải xả, xả chính là được, có xả mới có được. Xả một phần được một phần lợi ích, xả mười phần được mười phần lợi ích. Giống như trên tay bạn có đồ vật mà bạn cứ luôn luôn nắm chặt không buông ra, làm sao bạn có thể lấy được một bảo vậy quý báu khác!
Trong Tâm Kinh, Bồ-tát Quán Tự Tại dạy chúng ta rằng: ”Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp” chính là dạy chúng ta phải xả. Xả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, xả bỏ sáu căn truy cầu; xả sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp.
Phương pháp xả trong kinh nói rất nhiều. Đặc biệt trong Lăng Nghiêm, chương Bồ-tát Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông có dạy: ”Thu nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục”. Dùng vạn đức hồng danh một câu Thánh niệm Nam mô A-di-đà Phật buộc chặt nơi sáu căn, đem danh hiệu Phật làm “bổn mạng nguyên thần” của chúng ta. Từ thuỷ đến chung, từ sáng đến tối không lìa câu Phật hiệu. Trong quá trình trì danh hiệu Phật, xả bỏ các duyên của sáu căn, xả bỏ sự tiêm nhiễm của sáu trần. Nương tựa vào nguyện lực đại từ, đại bi của Phật A-di-đà để thành tựu hạnh nguyện vãng sinh Cực Lạc, giải thoát luân hồi và chứng quả thành Phật.
Trích LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
THÍCH QUẢNG ÁNH dịch
Cầu mong cho tất cả chúng sinh đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, ý nghĩ lời nói việc làm hoàn toàn hiền lành lương thiện.
Nam mô quán âm bồ tát
Con đa làm 1 việc sai giờ giờ giờ con rất
Hôi hận sợ ngta oán thù
Con phải làm thế nào ạ
Xin cac thầy cô cô chỉ dạy con
Chào bạn Nguyễn Đăng Kiêm
Sai thì phải sửa thôi.
Bồ tát sợ Nhân. Chúng sinh sợ Quả
Chân thành sám hối những tội lỗi mình đã gây ra
Nguyện từ nay thực hành việc thiện
Chúc bạn 1 tuần làm việc vui vẻ
Mình cũng chẳng biết nói gì ngoài vài lời chân thành
Mong bạn sớm thực hiện
HÓA THÂN CỦA CÁC VỊ ĐẠI BỒ TÁT Ở CÕI TA BÀ
Từ khi đức phật Thích Ca Mầu Ni diệt độ đến nay, nhân loại bước vào thời kỳ mạt pháp, thiên tai, hỏa hoạn, bệnh dịch trở nên kinh khủng hơn bao giờ hết đó cũng là bởi vì nghiệp cảm của chúng sinh nên mới chiêu cảm ra vậy. Vào thời mạt pháp, chánh tà lẫn lộn, nhiều người dễ tin theo các tà phái đi ngược lại với giáo lý của đạo phật. Các vị bồ tát từ bi, thương xót chúng sinh, không muốn chúng sinh si mê lầm lạc, chịu đọa đày nơi tam ác đạo nên mới dùng trăm nghìn hiện thân và phương tiện thiện xảo để giáo hóa chúng sinh, lưu truyền kinh phật giúp cho chúng sinh đi đúng chánh pháp được sinh về các cõi thiên, cõi tịnh độ của chư phật hưởng sự an vui thù thắng vi diệu. Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện phẩm thứ 12 Đức phật Thích ca mầu ni đã nói với Quan Thế Âm Bồ Tát rằng: “Địa Tạng Bồ-tát có đại nhân duyên với chúng sanh ở cõi Nam Diêm Phù Đề. Nếu nói về những việc lợi ích nhờ được thấy nghe của các chúng sanh, thì suốt trăm ngàn kiếp cũng chẳng kể hết. Vì thế, Quán Thế Âm! Ông hãy dùng thần lực mà lưu truyền Kinh này và làm cho chúng sanh ở Thế giới Ta bà suốt trăm ngàn kiếp luôn hưởng mãi an vui”. Vì thế việc các vị đại bồ tát ứng thân nơi cõi ta bà để giáo hóa chúng sinh rất nhiều chỉ là chúng ta không biết mà thôi, vì các vị bồ tát đó sẽ không tiết lộ thân phận bởi một khi lộ ra họ sẽ phải rời đi. Nhiều người cho rằng các kinh đại thừa là do các tổ của Trung Quốc viết ra không phải do phật thuyết, mà không biết rằng các Tổ Sư đó cũng chính là hóa thân của các vị bồ tát hóa hiện nơi cõi ta bà để lưu truyền chánh pháp cứu độ chúng sinh vậy. Sau đây là một số câu chuyện về ứng thân của các vị đại bồ tát mà đích thân tôi sưu tầm tuyển lựa cẩn thận trên Internet vì những gì tôi viết ở bài này và ở page này nếu như không đúng với tinh thần chánh pháp của đạo phật sẽ phạm phải tội đại vọng ngữ sẽ bị đọa vào vô gián địa ngục, nhưng nếu viết ra thì rất nhiều người sẽ đạt được nhiều sự lợi ích bất khả tư nghị vì vậy tôi quyết định viết ra bài này đưa lên page , cái sự lợi ích vi diệu này chỉ có quý vị mới tự chứng thấy chứ bản thân tôi không thể biết thay quý vị vậy. Tôi xin được mạn phép viết ra như vầy:
1.HÓA THÂN CỦA QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT – TỔ SƯ BỒ ĐỀ ĐẠT MA
Truyện kể rằng, Bồ Đề Đạt Ma vốn có tên tục là Bồ Đề Đa La, là con trai thứ ba của quốc vương nước Hương Chí, nam Thiên Trúc. Mặc dù được xem là ông tổ sáng lập ra trường phái Thiền tông Trung Quốc, nhưng Bồ Đề Đạt Ma lại có gốc gác xuất thân từ tận bên Thiên Trúc.
Bát Nhã Đa La, vị tổ thứ 27 của nhà Phật trong một lần đến nước Hương Chí và gặp Bồ Đề Đạt Ma, thoạt nhìn vị vương tử này có rất nhiều nét đặc biệt, Bát Nhã Đa La mới bảo Đạt Ma cùng hai anh của mình bàn luận về chữ Tâm. Bát Nhã Đa La thấy Bồ Đề Đa La là người có ngộ tính cao, nhỏ tuổi nhưng đã nói được những điểm quan trọng của chữ Tâm, Bát Nhã Đa La khuyên Đạt Ma rằng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Ðạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Cũng kể từ đó, vị hoàng tử thứ 3 của Hướng Chí quốc lấy tên thành Đạt Ma, xuất gia làm sư và bái Bát Nhã Đa La làm thầy. Sau nhiều năm tu hành, với trí thông minh và ngộ tính tuyệt vời của mình, Bồ Đề Đạt Ma được Bát Nhã Đa La lựa chọn là người kế thừa của mình, trở thành vị tổ thứ 28 của Phật giáo trên đất Thiên Trúc. Chuyện kể rằng, trước khi truyền pháp cho Đạt Ma, tổ thứ 27 Bát Nhã Đa La cho gọi Đạt Ma đến và hỏi: “Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?” Bồ Đề Đạt Ma đáp: “Vô sinh vô sắc”. Bát Nhã Đa La lại hỏi tiếp: “Trong mọi thứ, cái gì vĩ đại nhất?” Bồ Đề Đạt Ma lại đáp: “Phật pháp vĩ đại nhất”, nghe xong, Bát Nhã Đa La quyết định chọn Đạt Ma làm truyền nhân thứ 28 của nhà Phật.
Sau khi Bát Nhã Đa La qua đời, Đạt Ma nhớ lời thầy dặn, phải xuất dương truyền pháp thì mới nên sự nghiệp vĩ đại nên khi tuổi đã cao mới xuống thuyền ra khơi đến đất Đông Thổ. Đó là vào khoảng những năm 520 sau Công nguyên, tức đời Vũ Đế nhà Lương. Vũ Đế vốn nổi tiếng là một người sùng Phật, xây biết bao nhiêu là chùa chiền cho nhà Phật, ngay khi nghe tin có vị đại sư từ Thiên Trúc tới Đông thổ truyền giáo, Vũ Đế liền mời đến kinh đô nước Lương là Kiến Nghiệp để gặp mặt và bàn chuyện Phật Pháp. Đạt Ma nhận lời mời và đến gặp Vũ Đế.
Cuộc gặp gỡ giữa Bồ-đề-đạt-ma và Vũ Đế được các ngữ lục ghi lại như sau:
Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, bảo tháp.
Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ: “Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?”
Đạt Ma đáp: “Không có công đức.”
– “Tại sao không công đức.”
– “Bởi vì những việc vua làm là nhân “hữu lậu”, chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật.”
– “Vậy công đức chân thật là gì?”
Sư đáp: “Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được.”
Vua lại hỏi: “Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?”
– “Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh.”
– “Ai đang đối diện với trẫm đây?”
– “Tôi không biết.”
Đó là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng, nhưng Vũ Đế không lĩnh hội.
Lương Vũ Ðế sai người tiễn khách. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma băng qua sông Giang Bắc, thẳng đường qua nước Ngụy, lên núi Tung Sơn.
Tương truyền, sau khi ngài Bồ Ðề Ðạt Ma ra đi, Lương Vũ Ðế gặp hòa thượng Chí Công( là người soạn ra bộ Lương Hoàng Sám mà ngày nay quý vị vẫn thường đọc), bèn kể lại câu chuyện. Hòa thượng Chí Công hỏi:
– Bây giờ bệ hạ đã biết người ấy là ai chưa?
Vũ Ðế đáp:
– Không biết.
Hòa thượng nói:
– Ðó là đại sĩ Quan Âm tới truyền tâm ấn Phật.
Vũ Ðế hối tiếc, sai sứ đi thỉnh, nhưng ngài Bồ Ðề Ðạt Ma không quay trở lại. Sau này hồi tưởng chuyện cũ, Lương Võ Ðế tự soạn văn bia như sau:
Hỡi ôi!
Thấy như chẳng thấy
Gặp như chẳng gặp
Ðối mặt như chẳng đối mặt
Xưa đâu nay đâu
Oán bấy hận bấy . .
Tại sao mà đến nỗi vua Lương Võ Ðế mang hận như vậy?
Ðó là vì nhà vua không phân biệt được giữa phước đức hữu lậu do làm việc thiện sẽ được hưởng phước báo trong vòng nhân quả tương đối và công đức vô lậu do tu hành có công năng vượt qua được dòng sông sinh tử.Vì sự hiểu lầm này mà nhà vua coi trọng vấn đề bố thí làm phước, tưởng như thế là đã đủ trên con đường tu hành, mà không quan tâm đến vấn đề tu chứng.
Về phần ngài Bồ Đề Đạt Ma, ngài là một thiền sư đắc đạo, ngài dạy cái cốt tủy, thuộc về Phật thừa. Ngài dạy người tu để giác ngộ thành Phật. Cho nên Lương Vũ Đế không hiểu được ngài.
Qua lần nói chuyện đó, Đạt Ma biết rằng, lý tưởng Phật giáo của Vũ Đế không giống với mình, khó có thể phát huy được những tư tưởng của mình, nên quyết định cáo từ. Chuyện kể rằng, sau khi từ biệt Vũ Đế, Đạt Ma lấy một cọng cỏ ném xuống sông rồi đứng trên cọng cỏ mà qua sông Dương Tử, đi về phía bắc, đến thành Lạc Dương, kinh đô Bắc Ngụy. Năm Hiếu Xương thứ 3 đời vua Hiếu Minh Đế nhà Bắc Ngụy (tức năm 527), Đạt Ma lên Tung Sơn đến Thiếu Lâm Tự truyền bá Thiền tông. Đó là thời điểm diễn ra sự tích 9 năm thiền định nổi tiếng của Bồ Đề Đạt Ma. Chuyện kể rằng, khi đến chùa Thiếu Lâm, Bồ Đề Đạt Ma ngồi quay mặt vào vách đá thực hành thiền định, suốt 9 năm liền không nói gì. Ngoài ra trong quá trình hành đạo của mình ngài Bồ Đề Đạt Ma đã rất nhiều lần thị hiện thần thông mà hóa độ chúng sinh, quý vị có thể tìm thêm trên Internet.
2. HÓA THÂN CỦA ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT – ẤN QUANG ĐẠI SƯ
CHUYỆN THỨ I:
Trích theo lời Hòa Thượng Tuyên Hóa kể:
Bây giờ chúng ta nói thêm về Lão Pháp Sư Ấn Quang. Ngài vốn người tỉnh Sơn Tây; sau khi thọ Cụ Túc Giới, Ngài đến núi Phổ Ðà “bế quan.” Trong suốt thời gian “bế quan” này, từ sáng đến tối Ngài ngồi ngay ngắn, chuyên chú xem tạng Kinh một cách hết sức cung kính. Mỗi khi ra nhà vệ sinh Ngài đều thay y phục và mang dép khác. Sau khi đi vệ sinh và tẩy tịnh xong, Ngài lại thay bộ đồ ấy ra, rồi mặc lại y phục mà Ngài thường mặc lúc xem kinh. Cho dù nhà vệ sinh rất sạch sẽ, Ngài vẫn thay đổi y phục như thế—y phục mặc lúc xem kinh thì không mặc khi vào nhà vệ sinh, còn y phục mặc khi vào nhà vệ sinh thì không mặc lúc vào phòng xem kinh. Từ sáng đến tối, Ngài đều xem kinh sách với một thái độ hết sức cung kính, cẩn trọng. Ngài tu ở đạo tràng Quán Âm Bồ Tát trên núi Phổ Ðà suốt mười tám năm ròng, và ngày ngày đều chuyên tâm xem kinh sách, không hề xao lãng.
Sau mười tám năm miệt mài tu học, Lão Pháp Sư Ấn Quang đến Nam Kinh giảng Kinh A Di Ðà; quý vị có biết thế nào không? Một bậc cao tăng thạc đức như thế, mà giảng kinh lại không có ai đến nghe cả; ngoại trừ một người duy nhất, ngày ngày chăm chỉ đến và ngồi ở băng ghế. Thấy vậy, Lão Pháp Sư nghĩ rằng người này hẳn rất thích nghe giảng, nên một hôm Ngài vui vẻ hỏi han ông ta: “Ông nghe tôi giảng có hiểu hết không?” Sở dĩ Ngài hỏi như thế là vì Ngài vốn người Sơn Tây, khẩu âm hơi khó nghe.
Người ấy trả lời: “Ồ! Thưa Pháp Sư, tôi không hiểu gì cả!”
-“Ông không hiểu ư!? Thế ông ngồi đây làm gì?”
Người ấy đáp: “Tôi đợi Pháp Sư giảng kinh xong để tôi cất dẹp các băng ghế. Tôi là kẻ có phận sự thu dọn băng ghế ở đây chứ không phải đến nghe giảng!”
Chao ôi! Lão Pháp Sư nghe qua thì trong lòng vô cùng đau xót, tự nhủ rằng từ nay sẽ không đến thuyết giảng ở đất Nam Kinh này nữa! Quý vị xem, Ngài giảng kinh chẳng ai đến nghe, có được một người đều đặn đến thì lại không phải để nghe giảng, mà là chờ Ngài giảng xong để cất dẹp các băng ghế!
Về sau, Hội Cư Sĩ Lâm ở Thượng Hải cung thỉnh Lão Pháp Sư Ấn Quang đến giảng Kinh A Di Ðà; Ngài nhận lời và lần này, khi Ngài thuyết giảng ở Thượng Hải, thì có rất nhiều người đến nghe. Bởi Phật Giáo ở Nam Kinh bấy giờ không được hưng thịnh lắm, cho nên mặc dù Ngài là bậc thạc đức cao tăng, nhưng vì không có người thông báo, phổ biến tin tức, nên chẳng ai biết để đến nghe Ngài thuyết pháp cả. Còn Thượng Hải là nơi có đông đảo đệ tử quy y của Ngài cư ngụ; những người này biết Sư Phụ mình sắp đến giảng Pháp liền loan báo khắp nơi, nên mọi người nô nức rủ nhau đến nghe Pháp rất đông. Trong số thính chúng đó có một cô học sinh trạc mười tám mười chín tuổi, và chưa phải là tín đồ Phật Giáo. Có một đêm nọ cô nữ sinh này nằm mộng, thấy có người mách với cô rằng: “Ngươi nên đến Cư Sĩ Lâm để nghe giảng kinh. Ðại Thế Chí Bồ Tát đang hoằng dương Phật Pháp ở đó, và Ngài hiện đang giảng Kinh A Di Ðà!”
Sáng hôm sau, cô đọc báo, quả nhiên thấy có đăng tin giảng Kinh A Di Ðà ở Cư Sĩ Lâm và người giảng là Lão Pháp Sư Ấn Quang. Cô kinh ngạc tự hỏi: “Thật kỳ lạ! Sao đêm qua mình nằm mơ lại nghe nói là Ðại Thế Chí Bồ Tát giảng Kinh A Di Ðà kia mà?” Thế là cô ta liền rủ thêm một số bạn học và cùng nhau háo hức đi nghe giảng; và cô còn kể cho họ biết rằng cô chiêm bao thấy vị Pháp Sư này chính là Ðại Thế Chí Bồ Tát!
Về sau, cô nữ sinh này cũng quy y với Lão Pháp Sư Ấn Quang. Trong giấc chiêm bao ấy, cô còn được cho biết là vị Ðại Thế Chí Bồ Tát này chỉ còn ở lại thêm ba năm nữa mà thôi, và sau đó thì Ngài phải trở về, không ai còn gặp được Ngài nữa. Quả nhiên ba năm sau, nhằm năm Dân Quốc thứ 33, Lão Pháp Sư Ấn Quang viên tịch. Sau khi Ngài viên tịch mọi người mới biết Ngài là Bồ Tát Ðại Thế Chí. Sinh thời, Lão Pháp Sư Ấn Quang rất thích chép chương “Ðại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông” trong Kinh Lăng Nghiêm; và rất nhiều cư sĩ vẫn còn giữ được những bản chép tay đặc biệt này với chính bút tích của Ngài.
Như vậy, Lão Pháp Sư Ấn Quang là điển hình của một bậc cao tăng thạc đức được khai ngộ trong thời cận đại; cho nên không thể nói là sau khi Phật diệt độ năm trăm năm thì không có bậc A La Hán xuất thế! Kỳ thực, chẳng những A La Hán mà cao hơn cả A La Hán cũng có nữa! Sau khi Lão Pháp Sư Ấn Quang viên tịch và nhục thân được thiêu hóa, thì còn lại rất nhiều Xá Lợi. Người chưa chứng quả hoặc chưa khai ngộ thì không bao giờ có Xá Lợi; có Xá Lợi thì không phải là người thường.
Thuở trước, các Pháp Sư từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa hoằng Pháp như Tôn Giả Ma Ðằng, Tôn Giả Trúc Pháp Lan, và cả Tổ Sư Ðạt Ma (xuất thế sau khi Phật diệt độ cả ngàn năm) nữa, các ngài đều có thần thông.
Gần đây thì có Lão Hòa Thượng Hư Vân, Luật Sư Hoằng Nhất và Lão Pháp Sư Ấn Quang—các ngài đều là những bậc cao tăng thời cận đại của Trung Hoa và là những bậc A La Hán, những bậc Bồ Tát. Ðặc biệt hơn nữa, mọi người đều công nhận Lão Pháp Sư Ấn Quang chính là hóa thân của Ðại Thế Chí Bồ Tát! Như vậy, sau khi Phật nhập Niết Bàn, ở nước Trung Hoa vẫn có rất nhiều bậc đại đức cao tăng xuất hiện.
Cho nên, dù Phật vào Niết Bàn đã năm trăm năm, một ngàn năm, hay một vạn năm đi chăng nữa, hễ người nào có thể y theo Phật Pháp mà chân chánh tu hành, thì người đó cũng sẽ được khai ngộ và chứng quả vị như thường.
CHUYỆN THỨ II:
Ngày 23 tháng 9 năm 1950 Bổn Không pháp sư nhân kỷ niệm 10 năm viên tịch của Ấn Quang đại sư định viết một bài hoài niệm về ân sư. Trước khi đặt bút viết sư đã thành tâm thắp hương trước di ảnh của thầy. Tối ngày thứ hai trong giấc mộng lạ kỳ sư đã gặp lại vị thầy của mình với tướng mạo cao lớn, hào quang sáng ngời. Sư không khỏi thắc mắc nên đã hỏi:
– Con thấy tướng thầy hào quang chiếu rọi. Chẳng lẽ thầy là Đại Thế Chí Bồ Tát?
– Phải! Đúng rồi.
3. HÓA THÂN CỦA PHẬT A DI ĐÀ, VĂN THÙ VÀ PHỔ HIỀN BỒ TÁT
Cố Hoà Thượng Tuyên Hoá giảng tại Thiền Thất, tháng 12, 1980
Đời Đường có hai vị Đại-sư, một vị là Hàn Sơn, một vị là Thập Đắc. Ngài Hàn Sơn là hóa thân của Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, còn ngài Thập Đắc là hóa thân của Đức Phổ Hiền Bồ-tát. Cả hai vị, Hàn Sơn và Thập Đắc, vốn là bạn đồng tu rất tốt với nhau. Ngài Thập Đắc (được Hòa thượng Phong Can đem về nuôi ở chùa Quốc Thanh từ nhỏ và dạy dỗ nên người) thì chuyên lo việc nấu nướng trong nhà trù (nhà bếp ở chùa).
Mỗi ngày ngài Thập Đắc góp nhặt các thức ăn thừa rồi cho vào ống trúc, đem cúng dường ngài Hàn Sơn. Ngài Hàn Sơn thì ngụ ở động Nguyệt Quang trên núi Thiên Thai, hằng ngày tới chùa Quốc Thanh nhận đồ thừa để ăn. Bởi vì hai vị “chí đồng, đạo hợp”, thường cười đùa chuyện trò với nhau, nên cả chùa ai cũng cho hai vị là hai tên điên cuồng, do đó chẳng đếm xỉa gì tới họ cả. Không ai ngờ rằng hai vị là Bồ-tát hóa thân “du hí nhân gian” để độ những chúng sanh cần được độ!
Một hôm, quan Thái-thú Lã Khưu Yên tới gặp Hoà thượng Phong Can (hóa thân của Đức A Di Đà), hỏi rằng:”Bạch Thiền-sư, trong quá khứ chư Phật và chư Bồ-tát thường hóa thân tới thế giới này, thế hiện nay chư Phật và chư Bồ-tát có còn hóa thân tới cõi này chăng?”
Ngài Phong Can đáp: “Có chớ! Vì quan Thái thú không nhận ra mà thôi. Bây giờ tại nhà trù của chùa Quốc Thanh trên núi Thiên Thai có vị sư chuyên nấu nướng, chính y là Phổ Hiền Bồ Tát đấy! Ngài có một người bạn là Hàn Sơn, tức là Văn thù Bồ Tát. Sao quan Thái thú nói chẳng có ai?”
Vị Lã Thái thú nghe xong mừng rỡ, mới bái biệt, nhắm chùa Quốc Thanh gấp gấp tiến tới, với lòng thành khẩn lễ lạy hai vị Bồ Tát Hàn Sơn và Thập Đắc. Khi thầy Tri khách thấy quan Thái thú quang lâm chùa Quốc Thanh thì ân cần tiếp đãi vô cùng. Nhưng khi thầy Tri khách nghe quan Thái thú muốn bái phỏng hai ngài Hàn Sơn và Thập Đắc, thì ngạc nhiên vô cùng; thầy chẳng hiểu vì sao quan Thái thú lại muốn gặp hai thằng điên.
Tuy không hiểu được lý do, thầy Tri khách cũng dẫn quan Thái thú tới nhà trù. Bấy giờ đúng ngay lúc hai vị Hàn Sơn và Thập Đắc đang bô bô cười nói, dáng vẻ điên tàng khiến ai cũng nực cười. Song le, Lã Thái thú vô cùng cung kính đảnh lễ hai vị, rồi cũng hết sức cung kính nói: “Đệ tử là Lã Khưu Yên xin thỉnh cầu hai vị đại Bồ Tát từ bi chỉ điểm chỗ mê muội.”
Ngài Thập Đắc hỏi: “Ông làm gì thế?”
Thái thú đáp: “Con nghe Hòa thượng Phong Can dạy rằng hai ngài chính là hóa thân của Đức Văn Thù và Phổ Hiền; bởi vậy con đặc biệt tới đây tham vấn bái phỏng, khẩn cầu hai ngài chỉ dạy.”
Ngài Thập Đắc nghe xong thì bước thụt lùi, nói: “Phong Can nhiều lời! Phong Can nhiều lời! Phong Can là hóa thân của Đức Di Đà, sao ngươi không lạy Đức Di Đà mà lại tới đây quấy rầy bọn ta?” Ngài vừa nói vừa đi lui, khi Ngài dứt lời thì cũng vừa tới cổng chùa, đến động Nguyệt Quang thì hai ngài ẩn vào vách đá và biến mất.
Quan Thái thú thấy vậy thì vô cùng thất vọng, bởi vì hai vị Bồ Tát đã ẩn mình trong vách núi, không ra nữa. Do đó quan lại nghĩ: “Thôi, hãy về lạy Đức Di Đà vậy!” Song, đến khi quan Thái thú về tới chùa thì Hòa thượng Phong Can đã viên tịch rồi! Đúng là “đang diện thác quá” (vuột mất cơ hội trước mắt)! Đó cũng gọi là:
“Đối diện bất thức Quán Thế Âm.”
(Gặp mặt Đức Quan Thế Âm mà lại không nhận ra Ngài.)
Qua những câu chuyện trên thì quý vị có thể tự biết được những điều tôi nói là đúng hay sai. Ngày nay có quá nhiều người giảng kinh, luận Pháp nhiều phật tử không biết nương theo đâu để mà tu tập chưa nói đến việc một số bài giảng sai chánh pháp mà bởi vì văn phong mỗi người nói mỗi khác, căn cơ thấp cạn thì rất khó hiểu và tiếp thu nên tôi xin mạn phép giới thiệu với quý vị một số cao tăng cận đại, quý vị y theo Pháp của các vị nầy mà tu tập thì chắc chắn đúng chánh pháp không bao giờ sai đường được:
Cố Hòa Thượng Tuyên Hóa
A Di Đà Phật. Kính gửi các cô, chú trên diễn đàn, con có một câu hỏi muốn mọi người giúp đỡ ạ. Tại sao con luôn suy nghĩ tích cực, có lẽ vì trong cuộc sống con gặp những điều không được như ý. Con rất muốn suy nghĩ tích cực để hướng tới 1 cái tôt đẹp nhưng không hiểu sao con vẫn tự trách mình vì những sai lầm trong quá khứ. Lúc nào trong đầu con cũng suy nghĩ những thứ tiêu cực buồn bã. con nên làm gì đây ạ. con xin cảm ơn ạ. A Di Đà Phật
Vô danh bạn, lúc trc mìn giống bạn lắm, hay để ý người khác hay nghĩ gì về mình, rồi nghĩ về những chuyện quá khứ và hay tự trách bản thân, dằn vặt ngày qua ngày, chuyện gì cũng suy nghĩ ko tích cực,mình nghĩ cái này chắc cũng do nghiệp nhân từ quá khứ, có lẽ do quá khứ, mình hay trêu chọc người khác, hay dùng lời nói ko tốt, vùi dập sự cố gắng của người khác nên kiếp này mới có suy nghĩ tiêu cực như vậy, còn việc nghĩ về quá khứ rồi dằn vặt bản thân, mình nghĩ cái đó cũng tốt mà cũng xấu,tốt vì nó giúp ta quán chiếu đc những việc ta đã làm sai, xấu vì tuy quán chiếu nhưng lại chủ dằn vặt bản thân mà ko thay đổi ở tương lai thì chỉ mệt thêm
Mình góp ý bạn như này việc việc dằn vặt về quá khứ thì mình nghĩ bạn nên down một app về take note về smartphone, hàng ngày ghi ra những việc xấu , lời nói xấu mà mình đã lỡ làm, lỡ nói, xong sau đó đọc đi đọc lại, quyết tâm trong tương lai cố gắng ko dính mắc, bên cạnh đó ,chúng ta nên phát tâm sám hối để tiêu nghiệp dần+ thường xuyên niệm phật để từ đó cuộc sống ngày càng đc cải thiện, suy nghĩ trở nên tích cực hơn, bớt nghĩ về quá khứ hơn
Dạ. A Di Đà Phật. mình xin cảm ơn bạn đã phản hồi giúp mình ạ, bạn nói rất đúng mình sẽ cố gắng sửa đổi ạ. A Di Đà Phật
Tinh tấn niệm Phật cảm Tây Phương Tam Thánh hiện thân
Đại Hạnh Pháp sư người Tế Châu, học Thiên Thai giáo quán rồi vào ở núi Thái Sơn, bện cỏ che thân, lượm trái đỡ dạ. Tu Pháp Hoa Tam muội cảm đức Phổ Hiền hiện thân. Một hôm, ngài tự than rằng: “Mạng người vô thường, giờ chết không lâu. Ta sẽ đi về đâu?”. Pháp sư vào trước Đại Tạng Kinh chí thành cầu nguyện. Rút nhằm bổn Kinh Di Đà. Bắt đầu ngày ấy, Pháp sư liền chuyên tâm niệm Phật, 21 ngày sau, đương lúc giữa đêm, bỗng tâm nhãn rỗng sáng thấy cõi đất lưu ly, lại thấy Đức A Di Đà Phật và hai vị Bồ Tát hiện thân đứng trên không. Từ đó đạo hạnh của Pháp sư mỗi ngày mỗi truyền rộng. Vua Hi Tông phụng hiệu là “Thường Tinh Tấn Bồ Tát”.
Qua năm sau, cõi lưu ly lại hiện. Pháp sư bảo đại chúng rằng: “Hôm nay bửu địa lại hiện. Đã tới ngày tôi về Cực Lạc!”. Và trong ngày ấy Pháp sư xoay mặt về hướng Tây, chắp tay mà tịch.
Trích Tống Cao Tăng Truyện
Xuống địa ngục được Diêm Vương tha mạng tinh tấn niệm Phật được vãng sanh
Hùng Tuấn Pháp sư họ Châu, người Thành Đô, giảng diễn giỏi, nhưng không giới hạnh. Pháp sư từng thôi tu đi lính, rồi xuất gia làm Tăng lại. Tự xét biết lỗi, nên Pháp sư thường niệm A Di Đà Phật cầu tiêu tội vãng sanh.
Năm Đại Lịch nhà Đường, một hôm bỗng ngã ra chết, bị bắt dẫn đến Diêm Vương, Vương kể tội phá trai phạm giới v.v… rồi truyền quỷ sứ giải vào địa ngục. Pháp sư liền tiếng kêu rằng : “Trong Quán Kinh có nói : “Người phạm tất cả điều ác, nhẫn đến tội ngũ nghịch, đến lúc lâm chung chí thành niệm Phật trong mười niệm, mỗi niệm diệt vô lượng tội, liền được vãng sanh”. Hùng Tuấn này dầu có tội nhưng chưa phạm đến ngũ nghịch, mà lại đã có lòng ăn năn niệm Phật vô số. Tôi dầu có bị đọa vào địa ngục cũng không ân hận gì, nhưng có lẽ nào lời Phật thành vọng ngữ !”.
Diêm Vương bảo cho về, nhơn đó Pháp sư được sống lại bèn vào ở Tây Sơn, ngày đêm chuyên chí niệm Phật.
Bốn năm sau, một hôm Pháp sư họp đại chúng lại để từ biệt và dặn rằng : “Xin nói với những thân hữu của tôi ở dưới thành rằng Hùng Tuấn nhờ chuyên tâm niệm Phật mà được vãng sanh, chớ không phải là kẻ tội lọt lưới”. Dặn xong, Pháp sư đoan tọa vui vẻ mà tịch.
Trích Tục Cao Tăng Truyện, Phật Tổ Thống Kỷ
Triều nhà Đường, Tri Huyền Pháp Sư họ Trần, là người ở Hồng Nhã,
xứ Mỵ Châu. Pháp sư thường tuyên thuyết, diễn giải Kinh Luận Đại thừa.
Hàng Phật tử cả Tăng lẫn tục đều hoan nghênh ngưỡng mộ hết mình. Tuy
vậy, Pháp sư vẫn thường tự giận mình có giọng nói không đúng với thổ
âm địa phương nên hiệu quả không như ý nguyện. Sau đó, Pháp sư lên
núi Tường Nhĩ, ngày đêm chuyên tụng trì Chú Đại bi. Một hôm, Ngài nằm
mộng thấy một vị Thần Tăng đến cắt lưỡi của mình, rồi thay vào chiếc lưỡi
khác cho Pháp sư. Đến sáng hôm sau, bổng nhiên khi vừa cất giọng thì
Ngài nhận ra âm thanh của mình đã trở thành thổ âm của người nước Tần.
(Trích Cao Tăng truyện – Tập 3)
QUÝ VỊ CÓ BIẾT CHIÊU BÀI TRƯỚC CỬA NHÀ CŨNG CÓ THỂ ĐỘ CHÚNG SANH KHÔNG?
Treo trước cửa nhà quý vị chiêu bài Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”; hoặc “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát” để chúng sanh thấy được Thánh hiệu đó, đây chính là giúp cho họ gieo trồng giống Phật. Gọi là “Một lần mắt được thấy qua, mãi mãi thành giống đạo”. Nhất là buổi tối treo cái đèn lồng có Phật hiệu, như thế vừa ấm áp và mạnh mẽ biết bao, lại còn như hào quang Phật chiếu khắp.
Hãy thay Phật tuyên truyền độ chúng sanh như vậy, chuyện này chẳng phải là việc khó làm đúng không quý vị? Hãy làm nhanh lên!
Nam Mô A Di Đà Phật.
(Trích Pháp ngữ khai thị của HT Diệu Liên)
FB: https://www.facebook.com/bich.lan.946
Cho con hỏi ạ. Gần đây mỗi khi con niệm Phật hay trì chú, hay là thỉnh thoảng nhớ nghĩ đến Phật thì trong đầu con lại xuất hiện những câu phỉ báng Phật và những hình ảnh xấu với Phật nhưng con không hề muốn như thế. Những thứ đó toàn là những câu chửi, những hình ảnh làm việc phỉ báng kinh thiên động địa lắm ạ. Con vô cùng hoảng sợ khi những câu phỉ báng như thế khởi lên, con liên tục nghĩ trong đầu là: “Con xin sám hối, những loạn tưởng xấu đó là giả, lòng con luôn tôn kính chư Phật” nhưng đó không có hiệu quả. Con hoảng sợ vô cùng, lúc đó trong đầu con lại liên tưởng đến hình ảnh mình rơi vào địa ngục vì tội phỉ báng thì thần trí con hoảng loạn vô cùng. Con rất sợ hãi, không biết làm sao để thoát khỏi tình trạng này. Mọi người giúp con với ạ.
Điều này bình thường ai mới bắt đầu niệm Phật hầu như cũng bị cả bạn ạ. Hãy chú tâm vào câu Phật hiệu lâu ngày sẽ hết thôi. A Di Đà Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/07/vi-sao-ta-niem-khoi-len-manh-me-luc-moi-phat-tam-tu-hanh-va-cach-khac-phuc-ra-sao/
Những việc đó làm con càng ngày càng sợ hãi, càng ngày càng sợ Phật Pháp không dám tu tập, con không biết phải làm sao. Con thử cách này, mỗi khi những câu chửi và hình ảnh làm việc xấu đối với Phật khởi lên, con tự nghĩ là: “Những loạn tưởng đó là giả, không phải sợ” nhưng đó không phải là cách. Những hình ảnh xấu ác đến mức mọi người không thể tưởng tượng ra được luôn ạ. Con không hiểu sao bây giờ tự nhiên con bị vậy.Con rất sợ mình đang tạo nghiệp phỉ báng, con rất sợ đọa địa ngục. Con muốn mình thoát khỏi trạng thái loạn tưởng xấu ác tán loạn như thế này. Con một lòng tôn kính chư Phật. Nhiều lúc đang sinh hoạt trong cuộc sống mà loạn tưởng kiểu này khởi lên là con hoảng loạn vô cùng. Con muốn được bình thường như lúc trước, lúc mới tìm hiểu Phật Pháp, lòng con cảm thấy vô cùng ấm áp và bình yên, được che chở khi đến với Phật chứ không phải loạn tưởng ghê tởm như thế này. Con biết con đã lỡ tạo một nghiệp gì đó mà giờ quả của nó đang trổ ra. Nếu cứ tiếp tục như thế này con phát điên lên mất. Mong mọi người cứu giúp con ạ. Con phải tư duy quán xét như thế nào để không sợ hãi nữa, thoát ra khỏi trạng thái xấu này và không bị đọa lạc. Con rất sợ như thế, mong mọi người cướp giúp con.
A Di Đà Phật
Gửi Bạn Tín,
Hiện tượng niệm Phật một hồi rồi bị vọng tưởng lôi kéo, khiến tâm khởi đủ những cảnh giới bất thiện: đây là hiện tượng bình thường của người mới phát tâm niệm Phật. Quán chiếu gốc từ vô thỉ của chúng ta thì vô lượng kiếp tới nay không có nghiệp bất thiện nào chúng ta chưa từng làm. Do vậy việc khởi tâm phỉ báng Phật, chửi Phật, hay thấy những cảnh tà dâm trước Phật… đều là do những chủng tử bất thiện từ vô thỉ khởi lên.
Khắc chế:
– Không cần sanh tâm hoảng sợ hay lo ngại, bởi khi tâm hoảng sợ, lo ngại khởi, đồng nghĩa triệt tiêu tâm dõng mãnh, tinh tấn và tỉnh giác của chính bạn.
– Khi cảnh bất tịnh, bất thiện khởi, chỉ cần nhận biết: đó là vọng=không thật=hư huyễn. Nhận biết đó là huyễn thì không nên chạy theo huyễn, tất huyễn chẳng thể quấy phá. Sở dĩ huyễn quấy phá được bạn là do bạn tức tốc chạy theo huyễn rồi bị nó chi phối. Nhận biết rồi, chỉ cần bình tĩnh, tỉnh táo nhiếp tâm niệm Phật. Nếu huyễn khởi trùng trùng thì tiếng niệm Phật nên nhanh hơn bình thường một chút để đè huyễn xuống, không cho nó khởi. Nói là “đè” nhưng thực tế là không quan tâm tới nó, ắt nó tự lặng. Giống như bạn gặp con chó dữ, nếu bạn tảng lờ không mảy may sợ sệt, con chó không dám lao tới bạn, nhưng chỉ cần bạn hoảng hốt, ắt chó sẽ lao về phía bạn. Vọng cũng giống vậy. Điều này phải năng hành thì bạn sẽ có khái niệm và sẽ nhận ra pháp khắc chế.
– Vọng nói chính xác nó cũng là giác, bởi nhận thấy vọng mà không theo vọng, tức đang giác. Do vậy thấy vọng mà tâm không theo vọng, tức tâm đang giác. Thấy cảnh tà dâm mà tâm không khởi tà dâm thì thân, khẩu chẳng thể hành tà dâm.
Cho nên niệm thiện, niệm ác cũng đều ở một một tâm bạn dấy khởi cả.
Chúc bạn tinh tấn và tỉnh giác
TN
Thân gửi bạn Tín!
Những gì tiền bối Thiện Nhân chia sẽ với bạn ở trên là về lý và sự của các nghiệp mà chúng ta đã tạo trong vô lượng kiếp vừa qua. Đã rất đầy đủ nên với sự hiểu biết của phàm phu như tôi thì không có thêm lời gì nữa, chẳng qua là thời gian trước tôi cũng đã đọc được câu hỏi của bạn với nội dung tương tự như vầy. Lúc đó tôi cũng có lời khuyên bạn và tôi cũng đã bị như bạn nên tôi cũng hiểu được phần nào tâm trạng của bạn. Tôi nghe được Phật pháp vấn đáp phần 1 của Hòa thượng Tịnh Không, ở phút thứ 29. Bên lên youtube tìm nghe xem nhe, Hòa thượng Tịnh Không trả lời cho người kia cũng bị tương tự như vậy, Ngài chỉ daỵ là nếu không khắc phục được thì nên lạy Phật sám hối.
Thời gian qua tôi cũng loay hoay sợ tội, đủ thứ hết…nhưng mà có một ngày tôi nhận được lời khuyên của một vị Thầy dạy rằng là mình nên nhìn thật vào chính con người mình. Tôi mới hiểu ra, à! Bao lâu nay tôi chạy theo hình tướng bên ngoài mà không dám đối diện với con người thật của mình. Mình vẫn còn tham, còn sân, còn si và còn cống cao ngã mạn và cái ngã còn quá lớn. Tôi muốn nói với bạn rằng bạn nên biết rằng à! Trong quá khứ con đã từng phỉ báng Phật, hầu như chưa có tội ác nào mà con chưa dám làm, con đã từng bị đọa Tam ác đạo trong quá khứ, nhờ sự từ bi gia hộ của Phật mà con mới được như ngày hôm nay, gặp Phật được tu tiếp. Con biết con đã sai, bây giờ ý niệm này lại khởi lên trong tâm nhưng con quyết sẽ không bao giờ theo ác niệm này. Vì những ác niệm này mà khiến con từng đọa lạc cho nên ngày nay con quyết không theo nữa, xin Phật chứng minh và gia hộ cho con sớm vượt qua chướng ngại này.
Nên khởi tâm Tôn kính Phật một cách tuyệt đối, “Ngài là bậc tối tôn tối thắng
Con đời đời xin đãnh lễ Ngài
Từ bi trí tuệ tuyệt vời
Đi theo đường Phật
Con rời cõi mê”
Bạn có thể trì thêm chú Đại Bi với danh hiệu QUÁN ÂM để cầu xin Ngài gia hộ cho bạn thêm.
Nói thật! Bạn phải khởi tâm tôn kính Phật một cách chân thành, tha thiết. Các bậc tôn túc hòa thượng các Ngài không nói nhiều nhưng điều các Ngài nói là sự chứng đắc thực sự.
Với bản thân tôi việc chuyển hóa được vấn đề này mặc dù chưa hết hoàn toàn, 10 phần đã hết 8 đến 9 rồi ạ!
Cầu xin mười phương Tam Bảo gia hộ cho bạn vượt qua chướng ngại này!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT🙏🙏🙏
Dạ, trước kia con cũng đã từng hỏi một lần, cũng được các bậc thiện tri thức tận tình chỉ dạy cách để vượt qua. Nhưng do con ngu si nên đôi khi con đọc lời dạy của mọi người mà vẫn không hiểu và con thực hành cũng chưa tới nên con vẫn chưa trị được những ý niệm động trời đó, con vẫn luôn luôn mong chờ các bậc thiện tri thức giải đáp cho con, dạy con nhiều phương pháp nữa để đối trị với nó, con luôn luôn mong sự chỉ dạy của mọi người. Có bệnh thì vái tứ phương, cách nào phù hợp con cũng muốn thử qua để thoát khỏi những loạn tưởng này. Từ khoảng thời gian đó đến nay, hằng ngày con vẫn sống trong nơm nớp lo sợ, mỗi lúc mà loạn tưởng nặng quá, sợ quá thì con lại ghé qua trang web này để đọc lại những dòng giải đáp của mọi người, những lúc đó con được trấn tĩnh một lúc. Những lúc mà những lời phỉ báng Phật đang phát khởi lên trùng trùng thì con cố bình tĩnh, dõng mãnh tinh tấn như lời Thiện Nhân dạy, nhưng không vững được, chỉ cần thoáng nghĩ đến: “À, mình đang có ý nghĩ phỉ báng, mình sẽ bị đọa địa ngục”, cái ý đó vừa lóe lên là con không bình tĩnh được nữa. Loạn tưởng điên đảo, sợ hãi vô cùng. Con vội tư duy tiếp như lời dạy: “vọng=không thật=hư huyễn. Nhận biết đó là huyễn thì không nên chạy theo huyễn, tất huyễn chẳng thể quấy phá. Con xin sám hối, những loạn tưởng xấu đó đều là giả, mong chư Phật, Bồ Tát hiểu cho con, tha thứ cho con mọi lỗi lầm, phù hộ cho con thành tựu mọi điều tốt lành.” Sau đó thì con đỡ sợ hơn một chút, con cứ sợ bị quả báo nhãn tiền, cảnh mình bị bất kì một tai nạn nào đó, chết xong đọa địa ngục thì lại loạn trở lại. Ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và học tập rất rất nhiều. Về đêm việc đó còn nặng hơn, con bị những lời phỉ báng đó quấy phá, không thể nào ngủ ngon. Đến khi con cố định tĩnh, nghĩ Phật, Bồ Tát thương xót chúng sinh, không quở trách hay trừng phạt chúng sinh. Con hình dung chư Phật, Bồ Tát thương chúng sinh hơn con, hơn bản thân mình thì lúc đó con cảm thấy dịu lại và xúc động có khi khóc rồi chìm vào giấc ngủ. Chỉ có khi đó con mới tạm không bị những ý niệm xấu đày đọa. Con vẫn hay mơ ước, một ngày quay lại trang, thấy một bậc thiện tri thức nào đó khẳng định với con rằng việc này con không có lỗi vì con không cố ý. Con bị chấp nặng quá, tự làm mình mãi không thoát khỏi tình trạng này. Mong mọi người thương xót bỏ qua cho những lỗi lầm của con, chỉ dạy con cách để thoát khỏi những lời phỉ báng trong đầu ạ.
Chào bạn Tín,
Bạn cần phải vượt qua tâm lý sợ hãi để tinh tấn tu hành. Nếu cứ sợ, cứ suy nghĩ miên man để rồi dãi đãi, vậy khi thọ mạng chung sẽ đi về đâu? Tu hành cần phải đủ: BI-TRÍ-DŨNG.
Hãy nghĩ rằng, trước sau gì mình cũng chết, nằm trong hòm ở 1 nghĩa trang lạnh lẽo hoang vắng, khi đó mình là Ma. Vậy giờ mình hãy cố gắng công phu tu hành, nếu khắc chế tâm Ma thành công thì mình về cõi Phật, bại thì chấp nhận làm Ma. Quyết không sợ hãi.
Khi các ý niệm xấu khởi lên, bạn hãy lặng lẽ quan sát chúng rồi tác ý rằng Đây chỉ là vọng tâm, chỉ là giả, các pháp sinh diệt trong từng sát-na (tức là, trong suy nghĩ, tin rằng tại thời điểm hiện tại [t] mình phát khởi tà niệm, vì nó là giả nên không chấp và buông xả, thì thời điểm [t+1] nó sẽ biến mất). Sau đó, co lưỡi chạm nướu răng trên, răng kề răng, miệng ngậm, và trì niệm Lục Tự Di Đà, ý tập trung trên đỉnh đầu. Khi ý niệm xấu đã biến mất, bạn có thể quay về trì niệm Di Đà như lối thông thường.
Để không bị dãi đãi, bạn cần phải nhìn thấu hồng trần và lập hạnh giải thoát. Phước Huệ song tu. Mỗi ngày, dù bận rộn, phải sắp xếp thời gian công phu (tùy sở thích của bạn, niệm hồng danh Bồ Tát Quan Âm hoặc Lục Tự Di Đà, hoặc trì chú, hoặc lạy Phật..) để giải trượt khí. Ăn chay càng nhiều càng tốt (giúp thanh lọc cơ thể giải trượt khí).
Bạn có thể tập thêm bài Vẫy tay Đạt ma dịch cân kinh để giúp giải thêm trượt khí https://youtu.be/WdmC8JgrJVM
chú ý, khi tập thì 10 ngón chân bám nhẹ nền, lưỡi co lại chạm nướu răng trên, răng kề răng, miệng ngậm, hơi thở điều hòa.
Nên nhớ rằng, bạn phải chân thành nỗ lực trước. Các Đấng bên trên sẽ quan sát và tùy duyên trợ lực thêm cho bạn.
Chúc bạn thành công.