Ngọc Phong Pháp Sư tự là Luyến Tây, do đó người đời cũng gọi là Luyến Tây Ðại Sư, người ở huyện Quảng Tín, tỉnh Giang Tây. Xuất gia tại chùa Phổ Ninh từ lúc chỉ mới hơn mười tuổi. Thầy thế độ dạy đọc tụng các kinh Ðại Thừa, do linh căn đã gieo sẵn, thảy đều thông suốt. Sau khi thọ giới Cụ Túc nơi chùa Quốc Thanh ở Thiên Thai, Ngài lập chí tu tập theo tông chỉ kinh Phạm Võng. Kế đến lại nỗ lực dụng công Tham Thiền, ngày nọ lúc canh khuya nghe tiếng chuông ngân vang, chợt hoát nhiên tỏ ngộ.
Một hôm nhân xem đến quyển Viên Trung Sao của ngài U Khê Truyền Ðăng, thấy khế hợp với tâm mình, Ngọc Phong Pháp Sư vui mừng lập thệ nguyện gìn giữ giới luật trang nghiêm và chuyên tâm niệm Phật để cầu sanh Tịnh Ðộ. Ngài tự tu và khuyến hoá cho người rất là thành khẩn, nên hàng Tăng tục hưởng ứng theo ngày càng đông. Khi giảng đến sự khổ trong vòng sinh tử luân hồi, lời nói của Ngài rất thống thiết, khiến cho thính giả phải rơi lệ. Ngọc Phong Pháp Sư cũng giảng thuyết và viết nhiều sách hoằng dương Pháp Môn Tịnh Ðộ, đại khái khen ngợi đó là đường lối dễ tu dễ thành, công năng siêu hơn các hạnh, nếu tuân hành theo tất sẽ được sự lợi ích rộng to nhanh chóng.
Sự giáo hoá về Tịnh Ðộ của Ngài rất thiết thực. Ði ngay vào đường lối hành trì, giải tỏa những khúc mắc thường có nơi Tịnh Ðộ hành nhân. Xin được ghi lại đôi thi kệ của Ngài:
Chuyên niệm A Di Ðà
Chẳng cần trừ vọng tưởng
Chỉ cần tiếng chẳng dứt
Quyết định sanh An Dưỡng.
Chuyên niệm A Di Ðà
Chẳng cần tầm phương tiện
Chỉ cần tâm thường nhớ
Quyết định thành một phiến (nhất tâm).
Chuyên niệm A Di Ðà
Chẳng cần trừ phiền não
Chỉ cần tiếng Phật hiệu
Quyết định phiền não giảm.
Ngài lại thuê thợ khắc bản đá kinh A Di Ðà để ấn tống, ban hành các kinh luận Ðại Thừa, làm những thắng hạnh khác để trợ tu khuyên người, lưu thông Phật Pháp, đền đáp bốn ân.
Năm Quang Tự thứ mười lăm (1889), trụ trì chùa Tây Phương ở Minh Châu là Hòa Thượng Tịnh Quả, gởi thư mời về tu tại bản tự, vì thấy tên chùa phù hợp với bản nguyện của mình nên Ngài nhận lời cầu thỉnh.
Từ khi phát tâm cho đến lúc lâm chung, mỗi ngày Ngọc Phong Pháp Sư niệm Phật sáu muôn câu, hai thời hồi hướng, dù tiết trời lạnh nóng cũng không trễ bỏ, lấy đó làm định khóa.
Năm Quang Tự thứ mười tám (1892), vào ngày mùng sáu tháng Bảy, sau thời ngọ trai, Ngài cảm thấy hơi thở ngăn uất khó khăn. Ngày kế Hòa Thượng Tịnh Quả cho mời danh y đến chẩn trị. Sau khi xét nghiệm, y sĩ bảo:
“Mạch đã hoàn toàn kiệt mất, không còn dùng thuốc chi được nữa”. Nhưng Ngọc Phong Pháp Sư vẫn ngồi kiết già hướng về Tây mà niệm Phật, không nói năng chi, tinh thần xem có vẻ khang kiện hơn lúc bình thường. Y sư thấy thế than thở, ngợi khen, cho là điều ít có. Hòa Thượng Tịnh Quả hỏi: “Xin thỉnh chư Tăng đến xưng hồng danh để trợ niệm có được chăng?” Ngài gật đầu. Khi đại chúng đứng hai bên niệm thánh hiệu Di Ðà, ước chừng tàn một cây hương thì Ngọc Phong Pháp Sư chắp tay gắng sức niệm Phật độ vài trăm câu, rồi an vui mà thoát hóa.
Ngày mùng Chín, lúc nhập khám, mọi người kiểm thấy đảnh đầu còn nóng, sắc mặt hiện tướng sáng suốt tươi nhuần.
Rằm tháng Hai năm sau, khi thiết lễ trà-tỳ, hàng Tăng tục về dự hơn vài trăm người. Khi ngọn lửa vừa bốc cháy đều, cửa bảo khám sụp xuống trước, đại chúng thấy thi thể Ngọc Phong Pháp Sư vẫn còn ngồi kiết già, nghiễm nhiên tươi tỉnh như còn sống. Lúc lửa cháy to, mọi người lại thấy trên đảnh Ngài hiện ra mười vị Phật, nơi mỗi bàn tay hiện ra một đức Như Lai tướng tốt trang nghiêm. Ðó là lúc sanh tiền, Ngọc Phong Pháp Sư từng đốt mười liều hương nơi đầu cúng dường mười phương Phật. Và mỗi bàn tay lại đốt một ngón, một cúng dường đức Thích Ca, một cúng dường đức A Di Ðà. Do Ngài có lòng chân thành, nên lúc thiêu hóa mới hiện ra điềm lành hy hữu như thế. Nhìn công hạnh tự độ và độ tha, Ngọc Phong Pháp Sư hẳn được sanh về Thượng Phẩm.
Bị chú: Phần lược truyện Ngọc Phong Pháp Sư được biên soạn chủ yếu dựa theo Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục, bản dịch của H.T Thích Thiền Tâm. Chúng tôi chỉ bổ sung thêm một vài tiểu tiết.
Trích Niệm Phật Tứ Ðại Yếu Quyết
Dịch theo bản in năm 2000 của Trầm Vượng Táo Tiên Sinh
Luyến Tây Ðại Sư Ngọc Phong Cổ Côn soạn
A Di Đà Phật! Cho mình hỏi chữ “mạn, nghĩ” trong “Thâm, sân, si, mận, nghị.” là gì?
Cảm ơn các bạn đồng tu!
Nam Mô A Di Đà Phật . Cô/chú Tu thân mến !mạn la ngạo mạn, nghi là không tin tưởng
A Di Đà Phật! Cảm ơn đạo hữu Đặng Nguyệt Ánh ạ!
Nhưng mình không tin tưởng điều gì ạ, cái này làm Tu thắc mắc mãi!
Chào bạn Tu,
Bạn hãy xem thông tin trong đường dẫn bên dưới để biết thêm về “nghi” nhé.
https://vi-vn.facebook.com/permalink.php?story_fbid=149669305193111&id=316064805179966
PH nhớ là nếu một người chứng được quả Thánh đầu tiên, là quả Nhập lưu thì người đó đã dứt trừ được lòng nghi, có niềm tin thanh tịnh và vững chắc vào Tam Bảo, cho nên nếu muốn, bạn hãy tìm xem các thông tin có liên quan đến quả Nhập lưu để hiểu thêm về “nghi” nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Tu, xin chia sẻ thêm về chữ “nghi”.
Như bạn Đặng Nguyệt Ánh chia sẻ, nghi là nghi ngờ, không tin tưởng. Vậy, không tin tưởng gì? Trong kinh Phật nói rằng, niềm tin là gốc của đạo, là mẹ của tất cả công đức vô lậu, là cửa ngõ dẫn tới kho báu vô tận của Phật pháp. Niềm tin ở đây chính là tin vào lý nhân quả, tin vào lời Phật, Bồ Tát dạy trong Kinh điển. Tại sao lại có thể tin vào Kinh điển? vì Kinh điển do Phật, Bồ Tát thuyết, mà Phật, Bồ Tát thì do đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện mà thành Phật, thành Bồ Tát. Vì vậy, lời chư Phật, chư Bồ Tát dạy hoàn toàn là lời chân thật. Chính vì vậy nếu nghi ngờ lời Phật và Bồ Tát dạy là trái với đạo lý, là tự đoạn đi thiện căn của mình, là chướng ngại lớn trên con đường thoát ly sinh tử. Đó là chưa nói tới việc khi khởi tâm nghi ngờ đối với Phật pháp sẽ có lúc đem lời khinh chê, phỉ báng chánh pháp sẽ phải chịu đoạ lạc trong ba đường dữ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh không biết đến bao giờ mới ra khỏi. Chính vì vậy nghi là điều cần phải đoạn trừ. Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Tu xin cảm ơn Cư Sĩ Phước Huệ và Hoàng Ẩn Cư Sĩ nhiều ạ!
A Di Đà Phật.
Người đã gặp Phật trong tiền kiếp và có gieo trồng căn lành rồi là sẽ phát tín tâm liền khi gặp Phật pháp (căn lành – duyên lành gặp nhau = sự tương ứng).
Người đã không có gieo trồng căn lành dù gặp duyên lành (Phật pháp), dù chúng ta nói gì, họ cũng không nghe (nghi).
Pháp môn Tịnh Độ thù thắng rất dễ tu vì điều kiện giản dị thuận lợi (niệm Phật), nhưng rất khó tin vì không thể nghĩ bàn (chỉ có Phật với Phật thấu hiểu nhau thôi). Nếu tâm phàm chúng ta có lý luận giải nghĩa nhiều quá dễ sanh tâm kiêu mạn. Chỉ cần tự xem lại mình có gieo trồng căn lành tín tâm hay không. Nếu không chỉ nên hổ thẹn mình không có tín tâm (bỏ qua lợi ích trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp).
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Xin cảm ơn tiền bối Huệ Tịnh nhiều!
Nam mô A Di Đà Phật
Tịnh Lương xin hỏi một việc xin các liên hữu giúp đỡ TL nhé.
Cách lập công cứ niệm phật trong 1 ngày như thế nào chỉ rõ chi tiết giúp Tịnh Lương với.
Tịnh lương hành trì theo pháp thập niệm ký số nhưng không biết lập công cứ, cứ lúc nào dảnh là niệm thôi có khi được 15,10,5 phút lại phải để tâm đến làm việc nên trong một ngày không biết mình niệm phật được bao nhiêu nữa.
Xin các liên hữu hoan hỉ giúp TL nhé.
A Di Đà Phật! Liên hữu Tịnh Lương đi, đứng, nằm, ngồi niệm Phật là rất tốt.
Và nếu như mỗi ngày liên hữu Tịnh Lương có rảnh khoảng 1h – 2h thì lên thắp nhang ở bàn thờ Phật rồi ngồi niệm Phật xuyên suốt khoảng 1h – 2h như thế mỗi ngày đừng bỏ thời khóa! còn thời gian rảnh vẫn cứ niệm Phật khi đi, đứng, nằm, ngồi!
A Di Đà Phật! Cách của mình là vậy, mong các huynh tỷ khác chỉ dạy thêm!
A Di Đà Phật
Chào Tịnh Lương!
Nếu công phu là sự phân định thời khóa tu hành mỗi ngày không bỏ sót, thì công cứ được tính bằng số lượng (câu Phật hiệu, biến Kinh, biến chú) mỗi ngày và thường được ghi nhớ (thường ghi chép vào giấy gọi là sổ công cứ). Việc ghi chép này xem như là ghi lại thành quả công lao động (hành trì) mỗi ngày, nhìn thấy thành quả thì càng hăng hái niệm Phật tu hành hơn.
Tùy vào sức lực, hoàn cảnh mỗi người mà lập công cứ khác nhau. Dụ như đưa ra chỉ tiêu là 5000 câu Phật hiệu mỗi ngày, ngày thứ nhất niệm 5000 câu Phật liền ghi vào sổ, ngày thứ 2 niệm trên 5000 câu Phật ghi vào sổ, ngày thứ 3 niệm 4500 câu Phật ghi vào sổ, thì ngày thứ 4 làm sao phải niệm bù 500 câu Phật mà ngày thứ 3 đã thiếu. Có như vậy thì chúng ta mới hăng hái ghi chép “công niệm Phật” vào sổ mà không bị thoái chuyển.
Bạn niệm ký số nên rất dễ tính số lượng câu Phật bằng cách cộng dồn. Còn không thì tính bằng ước lượng; dụ như MD thường niệm Nam mô A Di Đà Phật (tốc độ vừa phải) 2000 câu mất 1h đồng hồ, vậy niệm 15 phút thì được chừng 500 câu Phật.
Vài dòng hạn hẹp. Chúc Tịnh Lương tinh tấn!
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Xin cảm ơn liên hữu: Bất và Mỹ Điệp đã hoan hỉ giúp Tịnh Lương.
Tịnh Lương cảm thấy mình vẫn còn giải đãi nên mới hỏi các liên hữu cách lập công cứ để tinh tấn niệm Phật nhiều hơn.
Chúc các liên hữu thân tâm An lạc, pháp hỷ sung mãn.
Nam mô A Di Đà Phật.