Nói “chẳng cầu nhất tâm” ắt sẽ có kẻ nghi ngờ: “Nhất tâm bất loạn là giáo thuyết dạy trong kinh Di Ðà. Tán tâm niệm Phật là điều bị tổ sư quở trách, sao lại bảo là lấy chánh làm tà, lấy sai làm đúng?”
Xin đáp: “Ðáng tiếc là ông chưa thường niệm Phật lâu ngày. Nếu thường niệm Phật lâu ngày thì ắt sẽ biết là nhất tâm bất loạn quyết định là do tán tâm niệm Phật mà thành, lẽ đâu lại coi là chuyện tầm thường! Nếu đã chẳng tán tâm niệm Phật từ trước thì làm sao thành tựu nổi nhất tâm? Nếu ai quả thực có thể thường tán tâm niệm Phật lâu ngày chẳng lui sụt thì sẽ tự nhiên thành tựu nhất tâm.”
Ví như nho sĩ có mấy ai thành tựu được ngay tài văn chương, chẳng mấy ai là không phải đọc sách trước đã. Như vậy chẳng phải là lấy chánh làm tà, lấy sai làm đúng hay sao? Chẳng đọc sách trước thì làm sao kết thành tài văn chương; cho nên phải chịu đọc sách trước đã thì mới thành tài văn chương được nổi!
Ví như học nghề phải từ bỡ ngỡ cho đến khi thuần thục, hễ thuần thục rồi thì mới thành khéo. Không ai là chẳng phải chịu học nghề trước rồi mới thành thợ khéo sau!
Tán niệm với số câu nhất định mà còn chẳng chịu học thì sao mà thành tựu nổi nhất tâm bất loạn cho được! Tu học như vậy thì khác gì cây không rễ lại muốn tươi tốt, chim không cánh lại muốn bay được! Xin hãy suy nghĩ kỹ càng, xin hãy suy nghĩ kỹ lưỡng!
Tôi từng thấy nhiều vị thầy khác cứ đem chuyện Nhất Tâm Bất Loạn làm nản chí không ít kẻ học nhân, cứ bảo họ đời này nếu chẳng đạt được nhất tâm thì đừng mơ tưởng Tây Phương nữa. Ðó đều là vì thuyết pháp nhưng chẳng biết sự dễ, việc khó vậy! Tán tâm niệm Phật là dễ, nhất tâm là khó. Bỏ cái dễ lấy cái khó há chẳng phải là bàn xằng hay sao?
Chẳng trừ vọng tưởng là vì vọng tưởng chính là pháp thuộc về ý, bậc thánh nhân đã đạt quả vị còn khó trừ được, huống hồ là kẻ phàm phu làm sao có thể trừ được vọng tưởng ngay từ đầu nổi? Vì thế tôi có bài kệ như sau:
Cảm Phật thâm ân, tụng Phật danh,
Bất tu diệu quán, bất tham tâm
Nhậm bằng ý địa đa tư tưởng
Thệ đảo luân châu động khẩu thần
Tạm dịch:
Cảm Phật ân sâu, niệm Phật danh
Chẳng cần diệu quán, chẳng tham Thiền
Mặc cho ý khởi bao tư tưởng
Thề lần xâu chuỗi, niệm liên miên
Cần phải biết rằng: Phàm phu tu hành hoàn toàn nhờ vào thân, khẩu, ý chí thành thì tự nhiên công phu sẽ chẳng luống uổng! Bởi thế, sách Trực Chỉ viết:
“Nếu có thể dốc trọn thân miệng mà niệm thì chẳng cần biết là tán niệm hay không, chỉ cốt đừng gián đoạn thì sẽ tự có thể đạt được Nhất Tâm, mà cũng có thể gọi là Nhất Tâm. Chỉ lấy việc thực hành chẳng thôi nghỉ làm chừng, cho nên chẳng phải lo tâm tán loạn chi hết. Xưng danh là khẩu nghiệp thanh tịnh, lần chuỗi là thân nghiệp thanh tịnh, tâm ghi nhớ số lần niệm chính là ý nghiệp thanh tịnh; đích xác là tam nghiệp thanh tịnh. Thật là đại pháp môn cực viên đốn, cực thẳng tắt vậy!”
Bởi thế, các vị Thiện Ðạo, Vĩnh Minh cực lực nhấn mạnh việc ghi số. Cả hai vị Tổ đều là hóa thân của Phật Di Ðà nên quyết phải lấy lời dạy của hai vị làm căn cứ vậy!
Trích Niệm Phật Tứ Ðại Yếu Quyết
Dịch theo bản in năm 2000 của Trầm Vượng Táo Tiên Sinh
Luyến Tây Ðại Sư Ngọc Phong Cổ Côn soạn
Chúng ta ngày nay tu học phần nhiều tâm chẳng thể an. Vì sao tâm chẳng thể an? Vì mãi bận lo cho con cháu, sợ rằng không đủ của cải để lại cho con cháu, con cháu vì thế sẽ phải lao đao khổ sở. Chúng ta sao không nghĩ thoáng hơn một chút, con cháu có thể làm ruộng, buôn bán, hoặc làm công chức vẫn có thể tự nuôi sống bản thân được. Hà tất gì phải có của cải trăm vạn? Để lại của cải cho con cháu mà con cháu không có phước để giữ thì số của cải đó cũng chẳng thể giữ lại được.
Vả lại xưa nay những kẻ vì con cháu mà mưu cuộc hiển vinh có ai qua được Tần Thủy Hoàng? Vị bạo chúa này dẹp yên 6 nước quy về 1 mối. Khi giang sơn đã thống nhất rồi thì ông làm những gì? Đốt sách, chôn học trò, thâu gom tất cả binh khí trong thiên hạ để đúc chuông. Bản ý là muốn cho người dân trở nên ngu yếu đặng không thể làm loạn, để cho con cháu sau này cai trị được dễ dàng thuận lợi hơn, để cho cơ nghiệp của dòng tộc được lâu dài hơn. Đâu dè khi Trần Thiệp đứng lên, anh hùng khắp nơi khởi nghĩa, cơ nghiệp thống nhất chưa đầy 13 năm bổng chốc tiêu tan, khiến cho con cháu đi đến bờ diệt vong, tuyệt cả giống nòi. Ấy đều là muốn cho con cháu được vinh hiển lại trở thành cảnh bại vong.
Từ trước đến nay trải qua biết bao nhiêu triều đại ngày xưa cung điện huy hoàng, ngày nay thẩy đều trả lại hết cho hư không. Biết bao nhiêu người vì mưu cuộc cho con cháu, nhưng đến cuối cùng đều đi đến cảnh bại vong, ngay đến bản thân mình còn chẳng thể giữ được, trải qua nhiều kiếp vẫn còn mãi trầm luân trong ác đạo không biết ngày ra khỏi, vậy làm sao có thể bảo toàn chung cuộc. Đây há chẳng phải là hại mình mà cũng liên lụy đến người khác hay sao?
Đối với người chưa biết Phật pháp thì đã đành, chúng ta là những người tu học chân chánh sao chẳng phân rõ thiệt hơn mà bỏ mê theo ngộ, một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, vượt nẻo luân hồi lên ngôi tứ Thánh. Đây chẳng phải là công nhỏ mà được phước to đó chăng? Phước này thì ta có thể để lại cho con cháu, để chúng có thể nhờ vào phước này mà được tai qua nạn khỏi, gia đạo bình an, sự nghiệp thăng tiến, phước lộc dồi dào.
Đường lối tu hành thật chẳng có chi là khó hiểu, chỉ cần 1 lòng buông bỏ vạn duyên, nhất tâm nhất ý mà niệm Phật. Trong tâm luôn nhớ đến A Di Đà Phật như con nhớ mẹ, chẳng lúc nào thôi cảm thương mẹ, quyết chẳng bao giờ có tâm niệm không tin và không muốn thấy bóng dáng từ thân. Nếu như chúng ta có thể niệm được như thế, thì trong 1 niệm A Di Đà Phật niệm ra đó đều đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh, thì vạn người tu, vạn người đều được vãng sanh Tịnh Độ.
Đường lối tu hành là như thế, sao chúng ta vẫn cứ bối rối mơ màng như ngây, như dại để cho ngày tháng trôi qua một cách vô ích? Sao ta còn chưa quyết tâm hạ thủ công phu? Nếu thật sự là vì lo cho con cháu, cũng là vì chính mình thì càng nên ra sức mà tu hành niệm Phật, tích thiện. Bởi chỉ khi nào bản thân mình được độ, được sanh về Tịnh Độ thì mới có thể vì con cháu mà ra sức ái hộ hết đời này sang đời khác.
Nếu bản thân mình vẫn chưa được độ, thì đến khi lâm chung dù có quyến luyến yêu thương đến đâu đi nữa, thì cũng phải chia lìa mỗi người 1 nẻo. Bản thân ta khi tiến nào luân hồi lục đạo còn chưa biết sẽ thác sanh đến cõi nào, thì làm sao mà lo cho con cháu chứ?
Bậc trượng phu cần phải vượt hẳn sự thường tình của thế gian, đừng để cho tình cảm làm lụy phiền đến tâm. Chúng ta tạm thời buông bỏ những tình cảm quyến luyến đó xuống, mà dốc sức niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ. Để trong 1 đời này có thể thuận lợi vãng sanh về Tịnh Độ xa lìa hẳn tất cả sự khổ, chỉ thuần hưởng niềm vui, khi đó thì mới nhấc lên.
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ
(hóa thân Đại Thế Chí Bồ Tát)
Người luôn tỏa mùi thơm nơi thân
Ngày xưa, sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn một trăm năm, có đức vua tên là A-dục. Ông rất kiêu sa tạo cung điện, nhà cửa ngang rộng đến mười dặm. Sau khi xây dựng xong, vua triệu tập các nhà điêu khắc, họa sĩ giỏi ở các tiểu quốc đến, ra lệnh cho họ tùy chỗ thích hợp mà đắp vẽ các hình tượng cho tuyệt đẹp.
Ở phía Bắc nước Kế tân có một nước nhỏ, có một họa sĩ được mời đến. Vì ở xa nên họa sĩ được đưa đến là người sau cùng. Anh ta đang phân vân, không biết sẽ vẽ gì đây?
Ông tự suy nghĩ: “Ta trên đường về đây, có đi ngang qua một thị thành nhỏ. Ta thấy ở bên thành ấy có một ao nước, trong ao nước có hoa sen nở đầy. Đứng bên hồ ao có một người con gái rất đoan chánh, xinh đẹp, có tướng xứng đáng làm mẹ trong thiên hạ.”
Đã hồi tưởng như thế, họa sĩ liền dùng bút mực vẽ hình ảnh thành trì ao sen, có hoa đang nở đẹp và cuối cùng là hình tượng người con gái. Vừa vẽ xong thì nhà vua cũng vừa đi đến. Ông chưa vào cung điện đã thấy họa phẩm ngay này. Vua hỏi người cận vệ:
–Người nào vẽ bức tranh này?
Người hầu thưa:
–Thưa, có một họa sĩ đến sau vừa vẽ xong.
Vua cho người mời họa sĩ đến. Vua hỏi người họa sĩ kia:
–Bức họa này ngươi thấy hình thật mà vẽ hay tưởng tượng mà vẽ?
Vị họa sĩ đáp:
–Thưa, hạ thần nhân thấy thật mà tạo hình, chứ không phải tưởng tượng.
Vua hỏi:
–Ngươi chỉ như hình thật mà tạo tượng, hay có vẽ vời thêm cho đẹp?
Vị ấy thưa:
–Thưa, thần không dám vẽ vời thêm, mà chỉ vẽ đúng như thật.
Vua là người giỏi tướng thuật, nhìn tướng biết người con gái này biết có thể làm mẫu nghi thiên hạ. Sau đó vua sai sứ đi tìm người đẹp ấy về làm hoàng hậu. Sứ giả vâng lệnh đi đến nước kia. Khi gặp cha mẹ của cô gái, sứ giả thưa:
–Vua sai chúng tôi đến đây mời rước hiền nữ của ông bà về làm hoàng hậu.
Cha cô gái nói:
–Con tôi đã gả đi lấy chồng rồi, làm sao đây?
Sứ giả liền đi đến nhà người chồng của cô gái và nói:
–Đức vua sai chúng tôi đi rước cô này, đường xa cách trở, ba năm mới đến được đây. Nếu anh chấp nhận vua là bậc chí tôn thì anh không nên thương tiếc, mà phải nhường vợ cho đức vua.
Người chồng này là một Cư sĩ, anh tự suy nghĩ: “Con người thường vì tài sắc mà phải bị tổn thương nguy hiểm đến thân mạng. Nay nếu ta không chấp nhận thì có thể ta và cả thân thuộc sẽ bị hại.”
Đã suy nghĩ như thế nên anh đành đem vợ giao cho sứ giả.
Khi sứ giả trở về, dẫn cô gái ấy đến gặp vua, nhà vua rất vui mừng, liền mở yến tiệc, dùng lệnh ép phong cô gái đó làm hoàng hậu. (Vì sợ chống lệnh vua có thể mất mạng, và liên lụy đến cả nhà, cô gái đành phải tuân theo)
Một hôm, hoàng hậu gặp bình hoa sen thơm đẹp, không dằn được lòng thổn thức liền bật khóc, nước mắt ràn rụa. Nhà vua thấy vậy, hỏi:
–Vì lý do gì mà ái khanh phải khóc?
Hoàng hậu thưa:
–Nếu đức vua tha thứ tội cho thì thần thiếp mới dám thưa.
Vua bảo:
–Ái khanh cứ nói.
Hoàng hậu thưa:
–Hoa này có mùi hương tợ như mùi thơm nơi thân của người chồng cũ. Vì lý do đó mà thần thiếp khóc vậy.
Vua giận nói:
–Khanh bây giờ là mẫu nghi của thiên hạ, vì sao còn nghĩ đến kẻ bần tiện? Như vậy, ta sẽ giao cho thái hậu có cách sửa trị ngươi. Nhưng ta cũng cho sứ giả tìm gặp người chồng cũ để biết mùi thơm ấy thực hư như thế nào. Nếu không thành thật thì ta sẽ trị sau.
Khi sứ giả đến thăm hỏi nhà người chồng cũ kia, người nhà thưa:
–Vị hiền giả khi đã nhường vợ, anh ta đến thưa với cha mẹ xin xuất gia làm Sa-môn, nay đã được đạo quả A-la-hán.
Sứ giả đến chỗ tinh xá xin gặp Sa-môn và thưa:
–Vua muốn gặp và xin cúng dường Đạo nhân.
Vị Sa-môn nói:
–Ta vốn không thật có, lấy gì để gặp ta?
Sứ giả thưa:
–Đức vua muốn cúng dường Đạo nhân.
Sa-môn theo sứ giả về cung, được dẫn vào yết kiến đức vua. Khi vua đã gặp Sa-môn, mùi trong thân của vị này còn thơm hơn cả hương của hoa sen. Vua cũng còn nghi là vị này có thể dùng dầu thơm thoa vào thân, nên ra lệnh đem nước ấm cho ngài tắm. Nhưng khi tắm xong, mùi thơm lại càng tăng thêm. Vua lại ban lụa mới để thế y cũ. Khi đắp vào, mùi thơm trong thân tỏa ra gấp bội. Lúc đó, vua mới chịu tin, thưa với Sa-môn:
–Ngài do nhân duyên gì mà mùi thơm đặc biệt như vậy? Xin ngài trình bày cho tôi được rõ.
Sa-môn thưa:
–Tôi đời trước thuộc dòng dõi Bà-la-môn. Từ xa thấy có Đạo nhân đang nói kinh, tôi liền chắp tay, vui vẻ đến lắng nghe và hết lòng tán dương vị Bồ-tát ấy, lại còn dùng một ít hương thơm đốt xông cúng dường. Do nhân duyên này, cho nên nay được phước báo thân có mùi thơm và cũng được đạo quả vậy.
( Trích : CHÚNG KINH TUYỂN TẠP THÍ DỤ
Sưu tập: Tỳ-kheo Đạo Lược.
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập.)
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT! Cho phép con được hỏi chư vị tiền bối đang định cư ở nước ngoài chư vị giáo dục con cái mình ra sao trong giao tiếp thường ngày dùng ngôn ngữ bản xứ hay dùng tiếng Việt? Trong quá trình con mình hòa nhập với xã hội có bị hạn chế gì không? Có bị phân biệt vì đa văn hóa hay không? Sự thật con lấy chồng và đang sống ở Hàn được 8 năm rồi. Vấn đề phân biệt đối xử của người Hàn với gia đình đa văn hóa dẫn đến nhiều vụ việc thương tâm đáng tiếc xảy ra, bạo lực trong trường học vời con em người nước ngoài.v.v.. Con thấy rất buồn ạ. Xin chư vị cho con lời khuyên
Quý vị có biết bí quyết niệm Phật là gì không?
Bí quyết niệm Phật không gì lạ, chính là cần nhiều niệm. Niệm từ lúc thô sơ cho đến khi thuần thục, nuôi dưỡng thành thói quen niệm Phật. Đem một câu nam mô A-di-đà Phật hết lòng cung kính niệm, ứng dụng vào các việc như ăn mặc, đi đứng thường ngày. Lâu ngày như thế, tự mình có thể biết được sự mầu nhiệm trong câu niệm Phật.
Trích: Liên Trì Cảnh Sách
Xin các liên hữu và LH Xin Thường Niệm A Di Đà Phật giải thích giúp TC điều chưa hiểu được sau:
– Tánh nghe và cái nghe được khác nhau như thế nào?
– Có phải vì cái tâm vọng tưởng, phân biệt cái nghe được mà sinh ra nhĩ căn không? (và các căn còn lại).
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
1. Tánh nghe và cái nghe được khác nhau như thế nào?
Phật tánh là gì.Ở mắt gọi là tánh thấy,tại tai là tánh nghe,tại thân là tánh biết,….
Như vậy tánh nghe thuộc về chân tâm,không có một chút vọng tưởng phân biệt chấp trước nào giống như Vô Lượng Quang hoàn toàn bình đẳng chiếu khắp mười phương.
Tánh nghe thì bất sanh bất diệt,còn cái nghe là có chút hư vọng xen tạp vào trong đó rồi,nó là bất sanh bất diệt và sanh diệt hòa hợp với nhau,là chân vọng hòa hợp với nhau.
Cái nghe chính là kiến phần hay còn gọi là tinh thần của thức thứ 8 là tàng thức alaida.Nếu nó giác ngộ siêu việt đi lên thì nó sẽ thành tánh nghe hay còn gọi là Phật tánh.Nếu nó mê lầm đi xuống thì chuyển thành thức 7 thành tình thức của chúng sanh.
Cái nghe thì phải nương vào vọng tưởng phân biệt chấp trước thì mới hiện hữu.
2. Có phải vì cái tâm vọng tưởng, phân biệt cái nghe được mà sinh ra nhĩ căn không?
Theo mình hiểu là như thế này
Đầu tiên âm thanh đi thẳng vào tánh nghe kết dính với nó hòa hợp thành cái nghe.
Cái nghe này nương vào sự huân tập của trần cảnh bên ngoài vào chân tâm.Nên nếu lìa trần cảnh và chân tâm thì cái nghe này ko hiện hữu.
Do vọng tưởng phân biệt, cái nghe dao động âm thanh dần trở nên thô kệch mà ánh lên thành sắc,sau đó kết sắc thành nhĩ căn.
Các căn khác cũng tương tự như vậy.
Một tấm gương niệm Phật quyết lòng vãng sanh của một nữ cư sĩ trẻ chúng ta nên học.
Học Phật mà quý vị mang bản mặt cau có là tu sai rồi
Học Phật, thu hoạch trong giai đoạn thứ nhất là pháp hỷ sung mãn, đấy là sự chứng đắc, hưởng thụ đầu tiên. Năm Dân Quốc 42 (1953), tôi thân cận tiên sinh Phương Đông Mỹ, hết sức khó có, cụ muốn tôi theo học ở nhà cụ, chẳng học ở trường. Vì thế, tôi học ở nhà cụ. Cụ giảng triết học khái luận, giảng tới cuối cùng bèn giảng triết học trong kinh Phật. Cụ đưa ra một nhận định đanh thép: “Triết học trong kinh Phật cao nhất trong toàn bộ triết học thế giới, là sự hưởng thụ cao nhất trong đời người”. Tôi bị rúng động bởi hai câu ấy. Vì thế, phát tâm học Phật, nghiên cứu Phật học. Tôi vô cùng cảm kích thầy, vì sao? Ngày nay tôi thật sự chứng thực sự hưởng thụ tối cao trong đời người, tôi đạt được.
Vì thế, học Phật thân tâm tự tại, khoái lạc. Tôi thấy rất nhiều người học Phật, học đến nỗi mặt mày cau có. Đấy là học Phật chẳng đúng phương pháp, chẳng đạt được lợi ích, giống như chúng ta mắc bệnh, uống thuốc vô hiệu! Mong mọi người hãy khéo kiểm điểm, nghiêm túc học tập, người học Phật sung sướng. Tôi ở ngoại quốc có pháp duyên tốt đẹp như thế, hết thảy mọi người đều mong theo tôi vì thấy tôi rất vui sướng, sự vui sướng của tôi do đâu mà có? Do niệm A Di Đà Phật. Tôi dạy họ: “Quý vị niệm như thế sẽ rất vui sướng!” Điều này có thể tiếp dẫn rất nhiều chúng sanh. Nếu tôi suốt ngày từ sáng đến tối đeo bản mặt cau có, chẳng có ai muốn học Phật hết! Quý vị thấy học Phật theo kiểu đó, thì có còn nên học Phật hay chăng? Chẳng nên học Phật!
Chư vị hãy gắng tích cực, nếu chúng ta chẳng học Phật pháp tốt đẹp, không chỉ chúng ta có lỗi với đức Phật, mà còn là phá hoại Phật pháp, vì sao? Chúng ta dọa lây người khác không dám học Phật, tội lỗi ấy vô lượng vô biên, khác nào phá hoại Phật pháp. Nói chung, chúng ta khiến cho người ta trông thấy, [liền nghĩ]: Học Phật tốt lắm, quý vị thấy người học Phật hạnh phúc, vui sướng dường ấy. Thứ nhất là nếu khiến cho người ta có ấn tượng ấy, như vậy là quý vị có thể phổ độ chúng sanh, có thể tiếp dẫn chúng sanh rộng khắp, rất quan trọng! Pháp hỷ từ trong nội tâm phát ra, chẳng phải do học được, nhất định chẳng do bị cảnh giới bên ngoài kích thích, mà thật sự từ nội tâm sanh ra hỷ duyệt, đó là pháp hỷ.
Pháp sư Tịnh Không
Cảm ơn Liên hữu Hãy Niệm A Di Đà Phật. Quả thật Liên hữu đã giải thích rõ ràng rồi nhưng với TC thì những vấn đề trên cao siêu quá, chấp nhận vấn đề đó là như thế để hiểu thôi.
TC vẫn tâm niệm rằng không nên tìm hiểu quá nhiều, nhất là những vấn đề khó, nên để thời gian, công sức để Niệm Phật thì hơn.
Cho TC hỏi thêm một vấn đề nữa:
– Khi Niệm Phật lắng nghe âm thanh phát ra từ miệng, qua nhĩ căn rồi vào tâm, tức là cố gắng nghe bằng tâm.
– Lắng nghe bên trong của mình.
Như trên là đã dùng TÁNH NGHE để nghe chưa hay đang còn là cái nghe được?
– Nếu một hành giả NIỆM PHẬT tâm không còn tán loại nữa thì tại thời điểm ấy TÁNH NGHE đã phát khởi chưa ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Đôi điều chia sẻ.
Tánh nghe thì phải từ sơ trụ bồ tát trở nên mới dùng tánh nghe mà không phải cái nghe.
Còn phàm phu thì vẫn là cái nghe.Khi cái nghe loại bỏ vọng tưởng,phân biệt chấp trước đi thì mới thành tánh nghe.
Chúng ta niệm Phật là đang luyện tập dần dần,chứ một lúc thì làm sao mà đã thâm nhập vào được tánh nghe.
Nhưng việc niệm Phật có khác biệt mà bạn cần biết là
Cái nghe là nương vào âm thanh bên ngoài mà hiện hữu,ví dụ bạn nghe tiếng côn trùng kêu thì âm thanh đó là cái nghe được.
Còn âm thanh niệm Phật không phải đến từ bên ngoài.Đó là từ trong tánh nghe,từ trong thần lực của Phật chiếu đến hết thảy pháp giới chúng sanh.Tâm của bạn cảm ứng được sau đó qua miệng phát thành tiếng niệm Phật.Nếu không có thần lực của Phật thì sẽ chẳng có một người nào có thể niệm Phật được cả.
Bạn nghe âm thanh từ lục trần thì phải hết chấp trước thì mới hết luân hồi.Còn âm thanh niệm Phật thì trong đó có thần lực của Phật gia bị thì chưa cần tới mức phải đạt như vậy.
Niệm Phật đến lý nhất tâm bất loạn thì đã dùng tánh nghe để niệm Phật,đây là bậc thượng căn,là bồ tát sơ trụ rồi
Vì thế nên đây là phương pháp dựa vào tha lực là chủ yếu,còn tự mình đạt được tánh nghe là cực kỳ khó.Chúng ta chỉ đang tập dùng tánh nghe thôi,có thể giảm được vọng tưởng được phần nào thì hay phần đó thôi.
Nên bạn cũng ko cần thiết phải quá quan tâm rằng là mình đang dùng tánh nghe hay cái nghe để niệm Phật đâu.Chỉ cần trong cuộc sống không nói thị phi nhân ngã,đối xử bình đẳng mọi người,ăn mặc đơn giản,biết sống vừa đủ.Sống như thế mà niệm Phật là được rồi.
Nam mô A Di Đà Phật.
TC nhờ các LH giúp bài văn cúng + nghi lễ Phập pháp để thay bàn thờ gia tiên cũ, chuyển 02 bát hương sang 01 bát hương. Gia đình chỉ có 01 bàn thờ gia tiên này, và đang cúng mặn. TC muốn làm lễ cúng chay theo nghi lễ Phật giáo.
TC là con trưởng nhưng không am hiểu về việc này. Theo lịch thì ngày CN tới 28/07 là tiến hành. Chọn ngày nghỉ chứ không xem ngày giờ.
Nhờ các LH hoan hỷ giúp đỡ.
Nam mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn LH Hãy Niệm A Di Đà Phật đã giải thích tường tận và dễ hiểu, logic.
Khi quyết tâm NIỆM PHẬT chắc rằng đến lúc nào đó trong tâm sẽ có những thay đổi, cảm ứng. Với những người đã vững vàng, hiểu rõ đạo lý thì an nhiên để tấn tới. Nếu không sẽ chấp vào những cái đó TC nghĩ sẽ rất nguy hiểm. TC hình dung đó như là những ngã 3,4 đường, chọn nhầm rối rẽ thật đáng tiếc.
Vì chưa hiểu và băn khoăn nên đã nêu ra các câu hỏi trên và nhận được phúc đáp quý báu của các LH.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Xin các LH giúp Tịnh Châu nghi thức (nghi lễ) thay bàn thờ gia tiên với. Cận thời gian rồi mà vẫn chưa tìm hiểu được làm thế nào cho đúng pháp.
TC xin cảm ơn.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Tịnh Châu,
Bạn có thể thực hành theo nghi thức An Vị Phật bên dưới. Trong phần CẦU NGUYỆN “Hôm nay, đệ tử chúng con nguyện ngôi Tam Bảo thường trú trong mười phương, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đức Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, chứng minh cho Phật tử: Tên họ……….pháp danh….
lâu đời lâu kiếp, tâm tánh hôn mê,
chẳng kể chánh tà, gây nhiều tội ác,
tổn người hại vật, báng Phật, Pháp, Tăng, hôm nay một dạ chí thành, cung thỉnh và an vị tôn tượng Đức (Phật A Di Đà; Quán Thế Âm…)….
ngưỡng mong đấng Từ Bi, nhủ lòng lân mẫn, gia hộ cho Phật tử:……………….đương đời tội chướng tiêu trừ, căn lành thêm lớn, giới chúng sanh, tu Đạo Bồ Đề, trang nghiêm phước huệ, một thời đồng chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát
tác đại chứng minh.
(1 tiếng chuông, xá 1 xá, đứng dậy)
Xin lưu ý: Phần chữ in nghiêng tôn tượng Đức (Phật A Di Đà; Quán Thế Âm…)…. bạn đổi thành an vị lại bàn thờ Tổ tiên là được.
TĐ
Nghi Thức An Vị Phật” rel=”noopener” target=”_blank”>Nghi Thức An Vị Phật
Cảm ơn LH Trung Đạo.
Nam mô A Di Đà Phật.
DÙNG CÂU PHẬT HIỆU ĐÁNH TAN MỌI TẠP NIỆM
Nói thật, người tu Tịnh Độ rất nhiều, nhưng người biết niệm câu Phật hiệu này không nhiều, vì sao vậy? Vì họ chưa đoạn tận vọng tưởng phân biệt chấp trước của mình, họ chưa đoạn hết tự tư tự lợi của mình, họ chưa đoạn hết danh văn lợi dưỡng, họ chưa đoạn hết tham sân si mạn, tức là họ không biết niệm.
Người biết niệm sẽ như thế nào? Như các cổ đức trong tông môn nói: Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm. Tịnh Tông nói đến Phật hiệu chính là giác, mắt tôi thấy sắc động tâm tham, liền A Di Đà Phật, trở về với Phật Di Đà, tâm tham sẽ không còn. Niệm thứ nhất không sợ, chỉ sợ niệm đó niệm liên tục, như vậy là tạo nghiệp. Niệm thứ hai chính là A Di Đà Phật, đây gọi là biết niệm. Dùng câu Phật hiệu này, đánh tan mọi tạp niệm. Đem tất cả những ý niệm không cần thiết, không liên quan, quét sạch sẽ, đây gọi là biết niệm.
Cách niệm, niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng, niệm nhanh, niệm chậm, thanh điệu gì, điều này không liên quan, không liên quan gì. Liên quan là quý vị đã thật sự đoạn tận ác niệm, tạp niệm chưa, đó gọi là chánh niệm. Niệm Phật suốt một đời, vẫn không đoạn tận được tạp niệm, gọi là không biết niệm, uổng phí, niệm Phật cũng biến thành một loại vọng tưởng, quý vị nói có oan uổng chăng?
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
HT Tịnh Không Giảng
—————————-
Nam Mô A Di Đà Phật