Trong Phật giáo, pháp tu đơn giản nhất chính là một câu Nam mô A-di-đà Phật. Pháp tu sâu xa nhất cũng là một câu Nam mô A-di-đà Phật. Rất đơn giản chỉ dành cho hạng người buôn bán nhỏ, người bình dân, kẻ tôi tớ. Quá sâu xa thì trên đấng Bồ-tát Đẳng giác cũng không thể hiểu hết. Một câu Nam mô A-di-đà Phật cũng rất đơn giản, rất sâu xa, tột cùng viên mãn những thuần thục, hết sức bình thường nhưng huyền diệu, dễ hành trì nhưng cũng khó giải thích. Một câu Nam mô A-di-đà Phật là mục đích chủ yếu mà Phật thị hiện nơi cõi đời ô trược này cũng là đại pháp vô thượng thông suốt bổn nguyện của đức Phật. Đó cũng là tinh hoa trí tột của ba tạng giáo điển. Một câu Nam mô A-di-đà Phật vượt lên tất cả pháp Giáo, Thiền, Mật và Luật học, nhiếp hết tất cả pháp môn. Do đó Đại sư Ấn Quang bảo: ”Chúng sinh trong chín cõi lìa phương pháp niệm Phật trên sẽ không thể thành Phật, mười phương chư Phật xả bỏ phương pháp niệm Phật dưới không thể độ khắp chúng sinh”.
Đã biết pháp môn Tịnh độ rất thù thắng lại khó gặp, nếu bạn là người chần chừ trông trước dòm sau, đến chỗ này tham thiền, đến chỗ kia nghiên cứu giáo lý mà không chịu thành thật tin nhận, không chịu an tâm nương tựa vào một câu Nam mô A-di-đà Phật là đại si cuồng. Si là ngu si chẳng biết trước mắt. Một kết quả thù thắng mà Phật A-di-đà đã trải qua nhiều kiếp tư duy và khổ hạnh, khó thành đạt mà nay đã thành đạt, đó chính là một câu thánh hiệu này, là thệ nguyện độ sinh của Phật A-di-đà, là vua trong các đức Phật, là pháp bảo nhiệm mầu mà mười phương chư Phật cùng tán thán, ngàn kinh vạn luận đều tuyên dương. Cuồng là rồ dại không biết chính mình là phàm phu thấp kém, nghiệp chướng nặng nề, đắm chìm trong bùn lầy ngũ dục không có cách nào ra khỏi. Còn tự cho là hay, dối nói nương tự lực mới có thể giải thoát. Không chịu nương tha lực, không chịu tin pháp môn Tịnh độ.
Trích Liên Trì Cảnh Sách
THÍCH QUẢNG ÁNH dịch
TU THẾ NÀO MỚI ĐƯỢC LỢI ÍCH ?
Tu hành là chịu khổ. Khổ vì phải nhẫn điều khó nhẫn. Lại giống như người nuốt độc dược mà muốn nôn ra vậy. Nhưng bạn vĩnh viễn không thể mong bụng người khác nôn giùm độc dược của minh – nghĩa là tập tánh của mình phải do mình sửa. Tu hành không nên gấp, không nên nôn nóng cầu mau thành. Chư Phật Bồ-tát đều tùy thời, tùy duyên từ bi gia trì cho bạn. Nhưng các bạn trước tiên phải đem tam độc (tham, sân, si) lỡ nuốt vào từ vô thỉ kiếp đến nay nôn hết ra, mới có thể nếm được mỹ vị cam lộ. Đây gọi là “ói cái cũ nạp cái mới”, cho nên học Phật trước phải phá ngã chấp, không nên thấy toàn thị phi, mắt chỉ lo nhìn lỗi người. Phải biết các oán ghét đối nghịch trong đạo đều do nghiệp chướng bản thân từ nhiều kiếp đến nay chiêu cảm nên. Phải chí thành sám hối mới có thể bình lặng tất cả. Còn những phản ứng kình chống ngang ngược giống như sóng trước đẩy sóng sau, chỉ làm khơi thêm oán hận, không thể giải thoát.
HT Diệu Pháp
KHÔNG THAM DỤC
Ở đời, có 5 món dục lạc, mà người ta tham muốn nhất là: tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ (Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy). Ngũ trần dục lạc ấy, vui ít mà khổ nhiều.
– Như tham tiền của phải đày đọa thân sống, đôi khi còn dùng những phương tiện bất chính để thâu tóm về mình, và khi mất đi thì lại vô cùng đau khổ.
– Tham sắc thì tốn tiền nhiều mà lại mất sức khỏe và hao tổn tinh thần, nhiều khi lại tìm những mưu chước tồi tệ để thỏa lòng ước muốn, nếu không được, lại đem ra ghen tuông, thù hận, giết chóc.
– Tham danh vọng, quyền tước thì phải vào luồn ra cúi, lao tâm khổ trí, mất ăn bỏ ngủ, đôi khi lại còn làm trò cười người chung quanh.
– Tham ăn uống cao lương mĩ vị, thì bị nhiều bệnh khó trị, thân thể mệt nhọc, mạng sống không thọ.
– Tham ngủ nghỉ, ngủ sớm dậy trưa thì trí não hóa đần độn, tối tăm.
Ngũ dục lạc chính là những nguyên nhân ràng buộc kiếp người vào vòng sinh tử, luân hồi, sa đọa.
Người không ham muốn những thứ ấy, là người biết tu hành Thiểu dục và Tri túc. Thiểu dục là muốn ít và Tri túc là biết đủ. Người Thiểu dục, Tri túc thì có một đời sống giản dị, thanh cao và an nhàn.
Xã hội nếu chỉ gồm những hạng người ấy, thì những thảm trạng: kẻ mạnh hiếp người yếu, kẻ giàu đàn áp người nghèo, người nghèo oán hận kẻ giàu, không còn tiếp diễn, và cõi đời cũng được sống trong cảnh thanh bình, an lạc.
Theo Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không tham muốn thì được thành tựu những điều tốt đẹp sau đây:
1. Ba nghiệp (thân, khẩu, ý) được tự tại, vì nhân các căn đều đầy đủ.
2 Của cải không bị mất mát, hay bị cướp giật.
3. Phúc đức tự tại.
4. Những sự tốt đẹp sẽ đến với mình, mặc dù mình không mong muốn.
Nếu đem công đức ấy mà hướng về quả Phật vô thượng bồ-đề thì tương lai thành Phật, tức là được ba cõi đặc biệt tôn trọng, tất cả đều cúng dường. (Ba cõi là cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc).
Trích Kinh Thập Thiện Nghiệp
Người hiểu đạo phải biết tiếc phước
Đại sư Ấn Quang suốt đời dạy người tiếc phước (tiếc: mến tiếc). Bất cứ gặp ai, luôn luôn răn bảo:
_ Khi ăn cơm, ăn cho thật sạch, một hạt cũng không chừa, đều không phung phí, đây là tiếc phước. Khi mình ăn cơm, phải nghĩ đến người khác, thế gian còn có rất nhiều người bị nạn không có cơm ăn.
_ Quần áo phải mặc cho sạch sạch sẽ sẽ, chỉnh chỉnh tề tề, đây là tiếc phước. Quần áo mặc rách rồi không sao, có thể sửa, có thể vá, cần thiết giặt cho sạch, cần thiết có thể che thân, đủ ấm là được. Thế gian khổ nạn, chúng sanh, kẻ không có quần áo mặc vẫn còn rất nhiều.
Niệm niệm nghĩ đến chúng sanh, và toàn tâm, tận lực giúp đỡ tất cả chúng sanh, luôn luôn lập tâm, xem định bụng như vậy là lòng thiện.
Trong đời sống hằng ngày, cần thiết để ý. Người tu hành thật sự, một tờ giấy cũng không phí. Tuy khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển, vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày được làm ra rất dễ dàng. Nhưng cũng cần phải e ngại, dè dặt, không thể phung phí. Những gì có thể tiết kiệm, dùng hết khả năng mà tiết kiệm. Như thế, bạn có thêm phước, do đó thọ hưởng không hết.
Phung phí tuỳ ý, phước báo của bạn hưởng tận nhanh chóng. Hưởng tận rồi, dù còn thọ mạng, bạn cũng phải chết. Tại sao như vậy? Phước không còn, lộc tận, người vong.
Bạn có thọ mạng 100 tuổi, nhưng 60 tuổi đã hưởng hết phước báo, thì 60 tuổi bạn phải chết. Nếu như thọ mạng của bạn là 60 tuổi, bạn suốt đời thương tiếc phước báo. Khi đến 60 tuổi, phước của bạn vẫn chưa hưởng hết, thọ mạng thì kéo dài, cho đến khi phước báo đời này hưởng hết.
Thật thà mà nói, người đời nay hưởng thụ đều do phước báo còn lại của những đời trước. Trong đời này, họ chỉ hưởng phước, mà không tu phước. Đạo lý này, người đời nay không có ai tìm tòi, đến nỗi bạn có nói, người ta cũng không tin.
Chúng ta là người học Phật, thường hay tiếp xúc với Kinh giáo. Đối với lý luận này, cơ hội nghe được sự thật chân tướng nhiều hơn. Nhưng tại sao vẫn không thể quay đầu trở lại? Do bởi ảnh hưởng của toàn xã hội. Đại đa số mọi người không tin, cho là lời của Phật và Bồ Tát chưa hẳn là thật. Cho nên, chúng ta thấy được rất nhiều người học Phật với tấm lòng hoài nghi, tuy nghe rõ ràng, nghe Minh bạch, nhưng cảnh giới hiện tiền vẫn chạy theo cảnh giới trước mắt, không trở đầu lại được.
Do họ không trở đầu lại được, cho nên sau khi chết rồi còn có nạn. Nạn này là đọa lạc tam ác đạo: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đường ác đạo, vô thì dễ, ra thì rất khó. Tuyệt đối không phải chết là hết, chết là cái gì cũng không còn. Nếu thật sự chết rồi là hết, chúng ta đâu cần học Phật làm gì. Nhưng chân tướng sự thật là chết rồi thì rắc rối vô cùng, lời này là thật. Lời nói này của tôi, trên giảng đài nói hết mấy chục năm. Chết rồi thì không còn phương pháp cứu vãn được nữa. Cần thiết trước khi hơi thở chưa dứt, quay đầu trở lại vẫn còn kịp.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Xem clip này xong đố bạn dám tiếp tục cầm đũa ăn thịt.
Người Tu Hành Không Nên Đi Du Lịch
Ngày ngày phải đọc Kinh, ngày ngày phải nghe Kinh, ba ngày không nghe Kinh thì bạn đã thoái lui không biết là bao nhiêu. Vì sao chứ? Phiền não tập khí nặng, sức mê hoặc của ngũ dục lục trần quá lớn, bạn không thể nào không thoái chuyển. Lúc trước, cư sĩ Hứa Triết ở bên này đã nói với chúng tôi, người thông thường như chúng ta mà nổi giận một phút thì cái thân thể này mất ba ngày mới có thể hồi phục. Chỉ nổi giận một phút thôi, mà sự tổn hại đối với cơ thể đến ba ngày sau mới hồi phục trở lại. Bà nói lời này là thật, không phải giả. Chúng ta ba ngày không đọc Kinh, tùy thuận những phiền não tập khí này thì e rằng 30 ngày sau cũng không thể chuyển trở lại. Đây là thật, một chút cũng không giả. Bạn bình thường công phu đã đắc lực, Tịnh Tông thì gọi là công phu thành phiến, thành phiến là được đắc lực, tâm địa thanh tịnh, đem công phu tu hành của ba năm gác lại, đi nghỉ mát ba ngày, chỉ đi nghỉ mát ba ngày, bạn không tin, bạn trở về xem, trong một tháng có thể khôi phục trở lại như cũ hay không? Lời tôi nói không phải giả dối. Người tu hành không thể đi nghỉ mát, vừa đi nghỉ mát thì liền xong rồi. Thường thường đi nghỉ mát thì cả cuộc đời cũng không thể hồi phục trở lại. Người không dụng công thì không biết, người dụng công thì đều hiểu.
HT Tịnh Không
A Di Đà Phật
🙏
Đại sư Ấn Quang dạy: “Đời sau được làm người còn khó hơn lâm chung vãng sanh Tịnh Độ; không sanh Tây phương, chắc chắn rơi vào đường ác”.
Lại nói: “Lợi ích của vãng sanh Tây phương lớn hơn đắc đạo”.
Câu nói này tuy đơn giản nhưng có sức chấn động lớn. Mọi người đều cho rằng vãng sanh Tịnh Độ rất khó khăn, cho nên hi vọng đời sau được làm người, được học Phật tu hành, đây là sai lầm rất lớn. Bởi vì đời sau dù cho được làm người, nhưng có dám chắc được học Phật pháp không? Có gặp được pháp môn giải thoát không? Muốn đời sau làm người cần phải giữ ngũ giới, nhưng giữ được ngũ giới rất khó, mà vãng sanh thì như thế nào? Vãng sanh là nương vào sức của đức Phật A-di-đà, sức của Phật A-di-đà đã sẵn sàng, là rõ ràng ban cho chúng ta. Cho nên, pháp môn Tịnh Độ là con đường dễ đi, bất cứ người nào chỉ cần nguyện sanh, đều có thể nhẹ nhàng, thản nhiên bước đi. Đời nay, ngay đây chúng ta đã được làm thân người, đã gặp được pháp môn đạt được giải thoát, pháp môn mà ngay hiện tại đang sống đây đã thành tựu. Vãng sanh thế giới Cực Lạc nhất định thành Phật y như đức Phật A-di-đà, cho nên nói còn cao hơn cảnh giới của các vị a-la-hán.
Pháp sư Huệ Tịnh
🙏
Nam Mô A Di Đà Phật
Thật ra các pháp môn của Phật dạy điều là bực nhất, vì từ chính kim khẩu Đức Như Lai nói ra.
Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy như sau:
“Mật tông chuyên nghiên cứu về lời và ý nghĩa của thần chú. Phật giáo phân thành năm tông phái là: Thiền tông, Giáo tông, Luật tông, Mật tông và Tịnh Độ tông. Thiền tông chuyên về tham thiền tĩnh tọa; Giáo tông chuyên về giảng kinh thuyết pháp; Luật tông thì tu trì, nghiêm tịnh giới luật, làm mô phạm trong ba cõi. Về Mật tông, thì “mật” là bí mật, là “không biết lẫn nhau” (hỗ bất tương tri). Tịnh Độ tông thì chuyên trì danh hiệu, niệm sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Trong năm tông phái nầy, có người cho rằng Thiền tông là hơn hết; có người lại cho Giáo tông hay nhất; lại có người cho Luật tông là đứng đầu; người tu theo Mật tông thì nói Mật tông của mình là cao siêu nhất; người tu theo pháp môn Tịnh Độ thì nói pháp môn Tịnh Độ là số một, không gì sánh bằng. Trên thực tế, các pháp đều bình đẳng, không có cao thấp—“thị pháp bình đẳng, vô hữu cao hạ”. Cho rằng một pháp nào đó tối thắng, chẳng qua chỉ là cái thấy của cá nhân, mình thích tông nào thì cho tông đó là nhất.”
A DI ĐÀ PHẬT. Cho mình hỏi thầy Trần Đại Huệ trong bài giảng của mình có nói về trang web dạy học thánh hiền, dạy con trẻ thì không biết Đạo Hữu nào biết trang đó nói cho mình biết với.
A Di Đà Phật
Chào bạn Quê Nhà Cực Lạc!
Dạy trẻ học thánh hiền bạn có thể nương theo Sách Đệ Tử Quy. Trên Trang Đường Về Cõi Tịnh này hiện có sẵn sách Đệ Tử Quy http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/06/de-tu-quy/ Bạn vào địa chỉ này, trong đó đã có sẵn youtube, cả sách nữa, bạn có thể xem trực tiếp youtube hoặc tải sách về máy tính hoặc điện thoại thông minh.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn,
Bạn có thể vào trang web này có rất nhiều liệu dạy trẻ: https://detuquy.com
A Mi Đà Phật!