Bồ Tát tại gia thờ Phật giữ giới, suốt ngày lo liệu gia duyên chưa thể nhất tâm tu hành thì sáng dậy nên đốt hương, lễ bái Tam Bảo, tùy ý niệm Phật. Mỗi lúc hoàng hôn cũng lễ niệm như thế; lấy đó làm thường khóa. Nếu như ngày nào bỏ sót thì ngày hôm sau nên đối trước Phật bày tỏ sám hối. Pháp môn này cốt yếu chẳng gây trở ngại đến công việc mình: chẳng trở ngại kẻ sĩ đọc sách luyện văn, chẳng trở ngại nhà nông cấy cày, chẳng ngại kẻ làm thợ làm lụng, chẳng trở ngại thương gia bán buôn.
Ngoài việc sáng lễ, chiều lạy, trong mười hai thời nên dành chút công phu niệm trăm câu, ngàn câu danh hiệu Phật, lấy chí thành làm công lao để cầu sanh Tịnh Ðộ.
Phàm là người tu Tịnh Ðộ thì rõ ràng là phải chống chọi sanh tử, chứ chẳng phải nói suông rồi thôi. Hãy nghĩ tới vô thường nhanh chóng, thời gian chẳng đợi ai, phải hoàn thành sự nghiệp cho xong. Nếu đã tin tưởng được rồi thì từ ngày nay trở đi phải phát đại dũng mãnh, tinh tấn, chẳng cần biết là hiểu hay chẳng hiểu, kiến tánh hay chưa kiến tánh, chỉ chấp trì một câu Nam Mô A Di Ðà Phật giống hệt như dựa vào một tòa núi Tu Di, dẫu lay lắc cũng chẳng động.
Chuyên tâm, nhất ý để hoặc là tham niệm, hoặc quán niệm, hoặc ức niệm, hoặc thập niệm, hoặc thầm niệm, chuyên niệm, hệ niệm, lễ niệm. Niệm ở đâu chú tâm vào đó, thường nhớ thường niệm. Sáng cũng niệm, tối cũng niệm. Ði cũng niệm, ngồi cũng niệm. Tâm niệm chẳng để luống qua, niệm Phật chẳng lìa tâm. Ngày ngày giờ giờ chẳng muốn buông bỏ, miên miên mật mật như gà ấp trứng luôn giữ cho hơi ấm được liên tục. Ðấy chính là “tịnh niệm tiếp nối” .
Lại còn vận dụng trí để quán chiếu biết Tịnh Ðộ chính là tự tâm. Ðấy chính là công phu tấn tu của bậc thượng trí. Giữ được Ðịnh, làm chủ được hành động, đạt được chỗ nương dựa ổn thỏa, thích đáng như thế thì dù có gặp cảnh giới khổ, vui, thuận, nghịch xảy ra cũng chỉ niệm A Di Ðà Phật, không hề có một niệm sanh tâm biến đổi, tâm thối đọa, tâm tạp tưởng. Cho đến hết đời, trọn không có niệm nào khác thì sẽ quyết định sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Nếu có thể dụng công như thế thì vô minh, nghiệp chướng sanh tử trong bao kiếp sẽ tự nhiên tiêu sạch, trần lao tập lậu tự nhiên hết sạch, được gặp Phật Di Ðà, chẳng lìa bổn niệm; công thành, hạnh mãn. Nguyện lực hỗ trợ nhau, khi lâm chung quyết sẽ sanh trong Thượng Phẩm.
- Nhận định:
Ðối với thường khóa sớm tối, người tại gia niệm Phật nhất định chẳng thể bỏ sót. Nếu như có lúc bỏ sót thì sao chẳng ngủ trễ, dậy sớm? Ðừng vin vào đó để gián đoạn thường khóa. Chỉ khi nào bận rộn suốt tối hôm trước thì sáng hôm sau mới đối trước Phật bày tỏ, sám hối, niệm bù. Thường nhật nên dùng thời gian rảnh rang để niệm Phật, niệm càng nhiều càng hay, cũng chẳng hạn định trong trăm câu, ngàn câu. Lâu ngày thuần thục thì tam muội sẽ dễ hiện tiền.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu sách Liên Tông Bảo Giám của Hổ Khê Tôn Giả Ưu Ðàm Phổ Ðộ đại sư đời Nguyên
Nếu ông thần Tài có thật chắc cũng buồn vô cùng vì hễ tới ngày này là biết bao nhiêu cá lóc bị xiêng họng đem đi nướng. Không biết ai bày ra cái ngày vía thần Tài thiệt là tội vô cùng.
Gia đình nướng 3.000 con cá lóc ngày vía Thần tài
TP HCM – Suốt đêm, gần 30 người trong gia đình ông Lê Văn XXX (60 tuổi, quận Tân Phú) tất bật nướng cá lóc để kịp bán trong ngày vía Thần tài.
Từ đêm 2/2, ông Lê Văn XXX cùng gia đình tất bật nướng cá lóc ở khu đất trước nhà cho ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng). Ở miền Nam, trong mâm cúng, ngoài vàng, hoa quả, thịt heo quay… thì không thể thiếu cá lóc nướng.
“Hai chục năm theo nghề này, ngày nào tôi cũng bán hơn trăm con nhưng dịp này nướng đến 3.000 cá lóc. Ngày thường thì chỉ vài người làm nhưng nay phải huy động anh em từ quê ở Vũng Tàu lên”, ông Lê Văn XXX nói.
Ở TP.HCM, cá lóc nướng tập trung ở đầu đoạn đường Tân Kỳ Tân Quý hướng từ Trường Chinh đi vào. Cá lóc nhập từ chợ và đã chết (bằng cách đập đầu), sau đó người ta xiêng khúc mía qua thân để nướng
So sánh với các loài khác, như cắt cổ gà, chặt đầu lột da ếch, chích điện và cắt cổ heo…thì loài nào cũng phải chịu đựng sự thống khổ vô cùng tận cả.
Đây là một hủ tục mê tín cần dẹp bỏ. Nếu ông Phạm Lãi (nhân vật được người Trung Hoa tôn xưng là Thần Tài) còn sống chắc chẳng vui vẻ gì khi thấy mỗi năm vào ngày sinh nhật của mình mà vô số sinh linh phải bị giết thịt để cúng cho mình. Như vậy chẳng phải bắt ông gánh thêm sát nghiệp sao? Cầu Thần Tài cho may mắn đâu chẳng thấy mà chỉ thấy mang thêm nghiệp vào thân sau này phải trả nợ mạng.
Nhờ Phóng Sanh Lươn Sống Thọ Hơn Trăm Tuổi
Hay.hay quá ! Tất cả đều đang biểu Pháp !
A Di Đà Phật !
Tôi già thật rồi!
A di đà Phật.
Làm cách nào để không còn những cảnh tượng tội lỗi này. Cả nhà nghĩ xem.
Nhìn mà thấy thương cho những chú cá. Nhưng những con người vì mưu sinh mà dang tạo nghiệp kia cũng thật đáng thương. Nhìn thấy địa ngục mà chẳng biết giúp những chúng sinh kia thoát nghiệp chướng bằng cách nào.
Hai Tiêu Chuẩn Của Người Niệm Phật Là Gì?
Trưởng Giả Cấp Cô Độc Sau Khi Chết Sanh Về Đâu?