Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, bên nhà Phật cho rằng con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, hai là đến để đòi nợ, ba là đến để trả nợ, bốn là đến để báo oán. Nếu không có nợ nhau thì không có gặp gỡ, hãy cùng xem câu chuyện dưới đây để hiểu hơn về điều này.
Ở một ngôi làng kia có một cặp vợ chồng nông dân. Hai vợ chồng họ mãi mới sinh được một cô con gái. Nhưng con gái họ vừa chào đời đã có nhiều bệnh tật, thường xuyên ốm yếu. Cũng chính vì có một đứa con mà con lại ốm yếu nên hai vợ chồng họ rất sủng ái đứa con này, đứa trẻ muốn gì được đấy.
Vì để chữa bệnh cho con gái, tiền của và tài sản trong nhà họ lần lượt ra đi. Vào năm con gái họ tròn 18 tuổi, tài sản trong nhà chỉ còn lại 1 con ngựa duy nhất. Một ngày, con gái họ lại chỉ vào con ngựa này và nói: “Con muốn ăn thịt ngựa, cha mẹ hãy làm thịt con ngựa này đi.”
Hai vợ chồng người nông dân nhìn con ngựa khỏe mạnh, là tài sản duy nhất trong nhà, giúp làm việc đồng áng nên không lỡ lòng giết nó. Nhưng nhìn cô con gái duy nhất đang nằm trên giường thoi thóp thì trong lòng lại thấy đáng thương.
Trong lúc hai người họ còn đang phân vân thì cô con gái kia lại nhắc lại một lần nữa: “Con đang rất muốn ăn thịt ngựa. Cha mẹ không giết thịt con ngựa này đi thì con sẽ chết mất.”
Hai vợ chồng họ thấy con gái nói như vậy liền vô cùng luống cuống hoảng loạn liền mang con ngựa ra giết thịt. Sau khi làm thịt con ngựa, vợ chồng họ làm món hầm cho con gái ăn. Nhưng thật không ngờ, chỉ nửa canh giờ sau khi ăn, con gái họ nằm trên giường mà chết.
Hai vợ chồng người nông dân gào khóc thảm thiết. Hàng xóm láng giềng đến an ủi động viên nhưng cũng không thể làm vơi đi nỗi đau mất con trong lòng họ.
Con gái chết đi là một sự đả kích rất lớn đối với họ. Mặc dù họ biết rằng, từ khi con gái ra đời đều là mang đến vô cùng nhiều họa nạn, đến mức mà ngay cả tiền làm tang chôn cất cũng không còn. Nhưng vì thương con, vợ chồng họ cũng không còn thiết sống, cả ngày thẫn thờ.
Thấy thương cho tình cảnh của hai vợ chồng họ, một người đàn ông trong làng đã tìm đến nhà nói với họ rằng: “Ở ngôi chùa ở phía nam của ngọn núi kia có một lão hòa thượng. Ông ấy có thể giải phá được rất nhiều chuyện ly kỳ. Hai người thử lên núi tìm gặp lão hòa thượng để hỏi về chuyện của con gái hai người xem.”
Thế là, hai vợ chồng người nông dân này trèo đèo lội suối tìm đến gặp lão hòa thượng để thỉnh giáo. Sau khi kể hết sự tình về con gái từ khi ra đời đến lúc mất đi, người chồng cất lời hỏi: “Thưa thầy, không biết nhân duyên kiếp trước của vợ chồng con và đứa con gái này là như thế nào ạ?”
Vị lão hòa thượng nghe xong không nói gì mà nhắm mắt lại ngồi thiền nửa ngày. Sau đó, ông chậm rãi nói: “Ở kiếp trước, thí chủ còn nợ con của thí chủ một khoản nợ nên kiếp này phải hoàn trả. Hai người có muốn biết kỹ càng về khoản nợ này không?”
Hai vợ chồng họ phủ phục trước mặt lão hòa thượng rồi nói: “Chúng con muốn biết nguyên nhân thực sự là gì? Xin lão phương trượng nói chi tiết ạ!”
Lão hòa thượng vừa nhắm mắt lại vừa chậm chạp nói: “Ở kiếp trước, con gái của hai người là thiên kim tiểu thư của một gia đình giàu có. Vào năm thiên kim tiểu thư này 18 tuổi, cha mẹ họ cùng cô con gái của mình đi thăm người thân. Không ngờ giữa đường lại gặp một toán cướp. Thủ lĩnh của toán cướp đó chính là con ngựa của nhà thí chủ ở kiếp này, còn hai thí chủ khi đó là đám thuộc hạ của nó. Ba tên cướp này đã cướp sạch tài sản của nhà họ, giết chết cha mẹ cô gái, đánh đuổi người nhà họ, tên thủ lĩnh còn cưỡng hiếp cô ấy. Cuối cùng, vị tiểu thư này đứng trên vách núi thề rằng: “Kiếp sau nhất định ta phải lấy đầu tên thủ lĩnh này để trả mối hận trong lòng mình.” Nói xong, vị tiểu thư này nhảy xuống núi tự vẫn. Về sau, tên thủ lĩnh vì cướp bóc quá nhiều chết bị đầu thai thành súc sinh, còn hai thí chủ về sau có làm việc thiện nên vẫn được đầu thai làm người nhưng phải hoàn trả khoản nợ kia. Vị tiểu thư kia chuyển sinh làm con gái của hai người chính là để đòi nợ kiếp trước.”
Hai vợ chồng họ nghe xong nửa tin nửa ngờ: “Hòa thượng! Những lời ngài nói là thật sao?”
Lão hòa thượng nhìn hai vợ chồng họ rồi nói thêm: “Thí chủ hãy nghĩ lại tất cả mọi chuyện xảy ra với bản thân và cô con gái của mình thì sẽ thấy rõ điều này. Tất cả tài sản của thí chủ đều dùng để chữa bệnh và nuôi dưỡng con gái, đây chính là tài sản mà thí chủ lấy của người ta ở kiếp trước nay phải trả lại. Đến năm 18 tuổi, con gái thí chủ nhất định đòi giết thịt con ngựa kia, chẳng là ứng với lời thề kiếp trước sao?”
Hai vợ chồng người nông dân này bấy giờ mới ngẫm nghĩ lại thì thấy quả đúng là mọi chuyện đều y như lời vị hòa thượng nói. Họ lập tức bái lạy rồi thỉnh cầu: “Xin phương trượng chỉ bảo cách để chúng con thoát khỏi nghiệp lực này?”
Lão hòa thượng trả lời: “Chỉ có vứt bỏ cái ác, một lòng hành thiện, làm một người lương thiện thì mới có thể hóa giải hết được. Nếu làm việc ác thì kiếp này không trả, kiếp sau sẽ vẫn phải trả hết.”
Hai vợ chồng họ cung kính cảm ơn vị lão hòa thượng rồi ra về. Cũng từ đó, hai vợ chồng họ một lòng hướng Phật, làm việc tốt để mong sám hối cho những tội ác ở kiếp trước của mình và cũng là để gieo trồng phúc báo cho kiếp sau.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Thưa thầy.con thấy nhiếu người gửi phúc đáp xem xong vô cùng bất nhẫn.
Xin thầy chỉ dạy chúng con phải an trụ tâm mình như thế nào?
Hãy an trụ vào câu Phật hiệu: A Di Đà Phật.
Bạn hãy giữ trung đạo mà xem đừng để tâm dính vào những phúc đáp khiến mình phiền não kia, là phúc đáp tốt thì ta hoan hỉ, không thì cũng hoan hỉ. tâm cứ chạy theo những suy nghĩ được, mất, vừa ý, không vừa ý thì chắc chắn sẽ co phiền não. Buông bỏ nó đi nhe bạn, biết nó gây bất nhẫn thì đừng giữ nó, đây là lúc phải nỗ lực, tự mình phải làm, phải tự buông bỏ, nếu không buông bỏ được thì phiền não cứ chạy theo. Nếu nó vẫn chướng thì tạm thời đừng đọc đến, tuy nhiên muốn diệt tận gốc thì phải từ tâm mình. Mọi thứ không do người tạo cho ta mà do ta cứ ôm lấy những điều không hay vào lòng mình. Đừng để cái ngã chấp lừa mình, buông bỏ, dùng từ bi buông bỏ.Mình có đôi lời góp ý với bạn.
A Di Đà Phật
Bạn Nhiệt Não,
Chúng ta tu học nên thường quán chiếu tâm lượng của mình. Chúng ta để ý thấy ngoài xã hội, chúng ta chứng kiến có những người có tâm lượng thật rộng mở, họ thường chẳng chấp chước, phiền não sân si với ai bao giờ, thế nào cũng hoan hỉ, dù trong hòan cảnh nào môi trường nào. Điều đó cho chúng ta có những ấn tượng thật sâu sắc về họ. Đó mới thật là những người có phước báu lớn. Chúng ta nên học tập theo họ, thường hướng mở rộng tâm lượng mình ra, thì phiền não sân si tự nhiên tan biến, mọi thứ hoan hỉ ngay. Khi đụng chuyện gì không vừa ý, nên nghĩ đến họ, học tập bắt chước theo cách ứng xử của họ, rồi từ từ tâm mình cũng được như họ hoặc gần như họ 🙂 Người có tâm lượng rộng mở thường thăng tiến thật dễ dàng trên đường Đạo, còn đường đời thì họ thật thoải mái tự tại.
Vài dòng chia sẻ, chúc bạn tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình cũng vậy. Rất hoan hỉ đọc các phúc đáp của các quý anh chị, cô chú đồng tu thường gặp trong ĐVCT vì họ giúp ích rất nhiều cho con đường tu tập của mình. Nhưng vẫn thường thấy những phúc đáp làm mình cảm thấy khó chịu cực kỳ. Có lẽ chúng ta cần dụng công nhiều hơn nữa để tăng cường định lực trước cảnh giới xung quanh.
A Di Đà Phật.
Khi đọc những phúc đáp còn nặng chấp thấy có thuận có nghịch, chỉ nên hổ thẹn là tâm (Tín-Nguyện) mình còn yếu.
Nam Mô A Di Đà Phật..
Cho con hỏi, con có đọc người tự tử sau khi chết thì đọa địa ngục còn nhẹ làm ngạ quỷ vậy sao cô gái trong truyện trên lại được làm người ạ. Vấn đề thứ hai là trong các truyện NHÂN QUẢ GIẢI THEO PHẬT GIÁO của sư cô Hạnh Đoan có truyện cô gái quỷ tự tử chết nên mỗi ngày phải diễn cảnh chết lại y như vậy, nhưng Ngài Tịnh Không có giảng cứ 7 ngày mới lại diễn cảnh tự tử lại một lần, vậy cái nào đúng ạ. Con mới bắt đầu học Phật nên tâm nghi chưa bỏ được, con hỏi có gì sai xin sám hối ạ, xin các vị chỉ dạy con ạ. Con cám ơn A DI ĐÀ PHẬT.
Thầy TỪ TÂM đúng là người chuyên tu TỊNH ĐỘ.
Thưa thầy con muốn thầy chỉ cho con nên làm gì trong hoàn cảnh này.thưa thầy con đã nên duyên vợ chồng được 3 năm nhưng con vẫn chưa được làm mẹ.lần thứ nhất vợ chồng con cũng chạy chữa âm dương còn mới có bầu nhưng không may thai bị lưu.nhà con cũng có thờ phật và thờ mẫu tại gia,ngày đầu con cũng có lên đọc kinh cùng mẹ chồng con để siêu thoát cho bé nhưng tầm được 3 tháng thì con không lên đọc nữa.con cũng từng đọc kinh diệu pháp liên hoa kinh phẩm phổ môn con cũng biết đến sự nhiệm mầu của QUAN THẾ ÂM.Con cũng lên mạng tìm hiểu và con đọc được nhiều bài viết có hoàn cảnh như con từ ngày đó con kiên trì trì niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát mãn nguyện ước cầu con cái,sau đó không biết Ngài đã cảm ứng hay không con có mang trở lại từ ngày có tin vui con cũng vẫn trì niêm nhưng không may con lại bị sảy sớm.Từ đó tâm con luôn tự trách bản thân đã gây nghiệp từ kiếp trước nên kiếp này con phải trả.hằng ngày con vẫn tiếp tục trì niệm danh hiệu của Ngài và thỉnh thoảng đọc kinh Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Phẩm Phổ Môn.xin thầy chỉ cho con cách con làm như vậy có giúp con giảm nghiệp chướng sớm được như cầu không ạ?!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Thị Chiến,
*Không con, sanh con khó, khó mang thai, mang thai rồi chết… tất cả những chuyện này đều liên quan đến nghiệp lực (nghiệp sát sanh) của anh chị và của chính thai nhi muốn thụ thai vào anh chị. Trong đạo gọi là cộng nghiệp. Muốn chuyển hoá được nghiệp lực bất thiện này, anh chị phải phát tâm tu đạo: Thọ Tam Quy Ngũ Giới, hàng ngày tu học theo đúng chánh pháp và phải nên ăn chay.
*Nên phát tâm phóng sanh theo đúng chánh pháp. Tại sao phải theo chánh pháp? Bởi nhiều người hiện đua nhau phóng sanh nhưng chi đề cầu tài lợi, cầu sức khoẻ…chứ thực không nghĩ tới những chúng sanh mà mình mua về để phóng thích. Vì thế nếu có, phước cũng rất ít ỏi, chưa tính nhiều khi còn tổn thêm phước.
*Quán Thế Âm Bồ tát là đại diện cho lòng từ bi và trí tuệ. Chỉ cần hai bạn khởi niệm lên thôi, Ngài đã biết các bạn muốn gì và hành gì. Cho nên hai bạn đừng khởi tính chuyện trước mắt, nghĩa là cầu cho có con rồi thôi. Con cái đều có duyên nghiệp với cha mẹ. Muốn con cái ra đời hiếu đạo, ngay lúc này hai bạn hãy dừng ý nghĩ có con lại, thế vào đó phát tâm thanh tịnh tu học theo đúng chánh pháp. Hàng ngày tụng kinh, niệm Phật hay QTA Bồ tát đều được cả; kết hợp làm mọi phước thiện. Quan trọng: làm với tâm thanh tịnh, làm rồi hồi hướng cho các oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của hai anh chị và của các thai nhi đã bỏ mạng, nguyện cho họ buông bỏ oán thù, cùng tu đạo và nguyện sanh về Tịnh Độ. Khi thấy anh chị phát tâm thực tu đạo, QTA và chư Phật, chư Bồ tát, chư Hộ pháp sẽ có sự gia hộ, lúc đó anh chị mọi sở cầu, sở nguyện đều thành tựu.
*Anh chị chớ coi chư Phật, chư Bồ tát như chư Thần, nghĩa là mua ít lễ vật, dâng cúng rồi cầu xin đủ thứ. Làm thế là bất kính với chư Phật và chư Bồ tát, bản thân mình lại tổn phước. Vì thế mọi việc phải thanh tịnh, tuỳ duyên mà đúng pháp thì mới có lợi lạc.
Hữu cầu tất ứng. Ứng hay không ứng vốn nơi lòng thành kính của anh chị vậy. Nguyện chúc tinh tấn.
TN
Rất có thể trong người chị thiếu nội tiết.
Giới thiệu chị bs DUYÊN.
DT 0904703503
Chị thử hỏi xem
con xin cảm tạ thầy,con còn một số thắc mắc xin thầy giảng giải cho con ạ!
thầy cho con hỏi tiếp thọ tam quy y là gì,và ăn chay thì con phải ăn chay trường hay chỉ ngày mùng 1 hôm rằm ạ?Gia đình nhà chồng con trước đây cũng làm nghề sát sinh(thịt lơn),sau này mẹ chồng con cũng tin nhân quả không bán nữa,nhưng bố chồng con vẫn bán vào ngày tết,hai vợ chồng con cũng phụ giúp mặc dù không muốn nhưng phận làm dâu con không biết làm thế nào.Hơn nữa,chồng con rất thích bắt cua cá ếch nhái ,anh ấy sát các loài vô cùng lần nào đi bắt cũng được nhiều,con nói nhưng anh ấy không nghe.con không biết phải khuyên bảo chồng con như thế nào xin thầy cho con lời khuyên?!
thầy cho con hỏi rằng nghiệp ai tạo thì người đó phải trả hay người thân phải trả thay không ạ?!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Thị Chiến,
1. thầy cho con hỏi tiếp thọ tam quy y là gì?
Mong bạn hoan hỉ đọc kỹ bài Tam Quy Ngũ Giới Là Gì? để hiểu cụ thể: Tam Quy Ngũ Giới
2. ăn chay thì con phải ăn chay trường hay chỉ ngày mùng 1 hôm rằm ạ?
KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Phẩm thứ 6 Phật dạy như sau: “Lại nữa, này Phổ Quảng! Trong mỗi tháng, ngày mùng một, mùng tám, mười bốn, mười lăm, mười tám, hăm ba, hăm bốn, hăm tám, hăm chín và ba mươi là những ngày kết tập các nghiệp tội, thẩm định nặng nhẹ. Tất cả mọi cử chỉ, động niệm của chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Ðề không chi là không nghiệp, không chi là không tội, huống hồ là buông lung giết hại, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, trăm ngàn tội trạng.
Nếu sau này trong đời vị lai, có chúng sanh nào trong mười ngày trai này có thể đối trước hình tượng của Phật, Bồ Tát, cùng chư Hiền Thánh mà đọc tụng Kinh này một biến, thì chung quanh chỗ người đó ở, bốn hướng Ðông Tây Nam Bắc, trong khoảng một trăm do-tuần, sẽ không có các tai nạn. Còn ở chính nhà của người đó, hoặc già hoặc trẻ, về hiện tại và vị lai, trong trăm ngàn năm được vĩnh viễn xa lìa ác đạo.
Nếu trong mười ngày trai này có thể mỗi ngày đều tụng một biến thì ngay đời hiện tại, những người trong nhà không bị tai ương hoặc bệnh tật, đồ ăn đồ mặc lại được dư dật.”
Trước mắt bạn phát tâm ăn chay kỳ nhưng là trường chay trong 10 ngày mà Phật đã khuyên trên. Những ngày còn lại trong tháng nếu ăn mặn, phải tuyệt đối không giết thịt các loài trong nhà mà chỉ nên mua đồ mặn làm sẵn tại siêu thị về nấu. Khi làm đồ mặn này vợ chồng bạn nên tụng 3-7 biến Chú Vãng Sanh Tịnh Độ dưới đây, nguyện cho các loài gia súc bị giết thịt buông bỏ mọi oán thù và chấp trước thân mạng, cùng các bạn niệm Phật để vãng sanh Tịnh Độ.
Thần Chú Vãng Sanh Tiếng Việt:
Nam-mô a di đa bà dạ
Ða tha dà đa dạ
Ða địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ
A di rị đa tì ca lan đế
A di rị đa, tì ca lan đa
Dà di nị dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Muốn phát huy được công năng của câu chú, hai bạn phải thuộc và khi trì tụng phải khởi tâm từ bi muốn cứu độ tất cả các loài gia súc này không bị vì mình mà giết thịt, đồng thời nguyện cho chúng được siêu sanh về Tịnh Độ; Kế đó ráng thực hành quán tưởng những món đồ mặn đó chỉ là rau, đậu hũ chứ không còn là món đồ để nhâm nhi, thưởng thức nữa. Được thế, lâu ngày, tâm háo ăn mặn sẽ dần giảm và sẽ tiến tới ăn chay trường lúc nào không hay. Đây chỉ là phương tiện nhất thời trong quá trình mới phát tâm tu đạo, chứ không không phải là biện pháp đối kháng.
3. Gia đình nhà chồng con trước đây cũng làm nghề sát sinh(thịt lơn),sau này mẹ chồng con cũng tin nhân quả không bán nữa, nhưng bố chồng con vẫn bán vào ngày tết, hai vợ chồng con cũng phụ giúp mặc dù không muốn nhưng phận làm dâu con không biết làm thế nào?
Bạn và người nhà nên nghe những câu chuyện về sát sanh và báo ứng này rồi sẽ tự biết mình nên làm gì.
Báo Ứng Hiện Đời – Video 1
Báo Ứng Hiện Đời – Video 2
Báo Ứng Hiện Đời – Video 3
Báo Ứng Hiện Đời – Video 4
Báo Ứng Hiện Đời – Video 5
4. Hơn nữa, chồng con rất thích bắt cua cá ếch nhái, anh ấy sát các loài vô cùng lần nào đi bắt cũng được nhiều, con nói nhưng anh ấy không nghe.
Bạn hãy dùng video quay lại những cảnh chồng bạn giết thịt những con vật đó, rồi cho chồng bạn xem lại. Kế đó hãy thử hỏi chồng bạn: nếu vợ chồng mình lỡ bị đứt tay, đứt chân, chặt tay, chân, bẻ đầu, vặt cổ… liệu mình có chịu đựng nổi không? Khi sát sanh thú tính sẽ lấn át tính người, vì thế con nào lớn sẽ làm chủ tình thế. Khi mình còn sức khoẻ, giết con vật là chuyện nhỏ, vì mình quá to lớn với chúng, nhưng khi mình cạn kiệt sức lực, đau ốm, bệnh hoạn (quả báo hiện tiền), lúc này chúng sẽ trở lại để làm chủ tình thế.
Với người có tâm háo sát sanh, để ngay tức thì khiến họ hồi đầu, giác ngộ là điều không thể. Muốn cứu họ, bạn phải cứu mình trước. Bạn phải làm tấm gương cho họ soi vào. Nếu bạn và họ ngang bằng nhau: đều thích sát sanh, ăn mặn… thì chẳng ai độ được ai.
5. thầy cho con hỏi rằng nghiệp ai tạo thì người đó phải trả hay người thân phải trả thay không ạ?!
Không ai trả thế cho ai được cả. Câu „đời cha ăn mặn, đời con khát nước“ chỉ là câu thành ngữ răn đời mang tính nhân gian. Thực tế thì ai làm, kẻ đó phải gánh. Trong KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Phật nói: „chí thân như cha với con, khi bị đoạ lạc dẫu có gặp gỡ cũng chẳng ai bằng lòng chịu khổ thay cho nhau“. Cha con ruột thịt mà con vậy huống là vợ chồng? Tuy nhiên bạn và chồng bạn vì cộng nghiệp nên một người gây ra, người khác cũng bị hoạ lây. Muốn tránh hoạ, chi bằng ngay lúc còn khoẻ, trí lực còn dồi dào, còn trí tuệ, minh mẫn, hai bạn hãy mau tỉnh ngộ, phát tâm tu đạo vừa để chuyển hoá nghiệp lực tiền kiếp, vừa mang lại hạnh phúc an lạc cho cuộc sống hiện tại và khi xả báo thân không bị đoạ lạc vào 3 đường ác.
Sướng hay khổ Trời, Phật, Bồ tát chỉ có thể chỉ cho hai bạn con đường tu, mà tránh, mà tự chuyển hoá chứ không thể giúp, làm thế hay chờ các bạn tạo nghiệp rồi giúp các bạn hoá giải.
TN
Con xin cảm ơn các chư vị đồng tu ở trang đường về cõi tịnh.thật hữu duyên khi con biết được trang.A ĐI ĐÀ PHẬT!
thưa thầy con thấy chú vãng sanh này có trong kinh A Di Đà có phải không ạ?
Ý của đoạn kinh “Nếu sau này trong đời vị lai, có chúng sanh nào trong mười ngày trai này có thể đối trước hình tượng của Phật, Bồ Tát, cùng chư Hiền Thánh mà đọc tụng Kinh này một biến,” tức là đọc kinh ĐỊA TẠNG một lần phải không thầy mong thầy chỉ giáo giúp con ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Thị Chiến,
*chú vãng sanh này có trong kinh A Di Đà có phải không ạ?
Đúng rồi bạn! Đây là câu thần chú do Phổ Hiền Bồ tát vì chúng sanh mạt pháp mà diễn nói trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật. TN xin chép lại đoạn này để bạn hiểu rõ ý nghĩa:
“Ngài Phổ Hiền Đại Bồ Tát bạch Phật rằng:
– Thưa Thế Tôn, con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời Mạt Pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú đà ra ni nầy để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực Lạc, gọi là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà Ra Ni. Liền nói thần chú:
Nam-mô a di đa bà dạ
Ða tha dà đa dạ
Ða địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ
A di rị đa tì ca lan đế
A di rị đa, tì ca lan đa
Dà di nị dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh khiết. Ngày đêm sáu thời, mỗi thời tụng hai mươi mốt biến. Như vậy, diệt được các tội: tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, và hủy báng Chánh pháp. Thường được đức Phật A Di Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Hơi thở cuối cùng, được tùy nguyện mà vãng sanh Cực Lạc. Hoặc tụng đến ba chục muôn biến, liền thấy Phật ngay trước mặt mình”.
*Ý của đoạn kinh “Nếu sau này trong đời vị lai, có chúng sanh nào trong mười ngày trai này có thể đối trước hình tượng của Phật, Bồ Tát, cùng chư Hiền Thánh mà đọc tụng Kinh này một biến,” tức là đọc kinh ĐỊA TẠNG một lần phải không thầy?
KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN gồm 3 quyển: Thượng-Trung-Hạ. Vì thế tụng một biến=tụng viên mãn cả 3 quyển nói trên.
Nguyện chúc bạn tinh tấn.
TN
Bài hay về nhân duyên vợ chồng, cha mẹ và con cái:
https://www.niemphat.vn/nhan-duyen-vo-chong-cha-me-con-cai/
Cảm tạ thầy đã chỉ đường cho con.Con cũng đã tụng kinh, hàng ngày con đọc kinh Diệu Pháp Liên Hoa Kinh và kinh A Di Đà ,thầy cho con hỏi kinh A Di Đà con tụng vào sáng tầm 6h30 được không ạ?
Lần thứ hai con bị hỏng thai mới tầm được 20ngày con nên đọc kinh gì cho thai nhi con sớm được sanh cõi lành ạ?
Hằng ngày,sau khi tụng kinh con ngồi niệm phật và niệm Quan Thế Âm có được không ạ?
con muốn hỏi tạ sao sau khi đọc kinh và niệm Phật lại phải hồi hướng ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Thị Chiến,
*Bạn nên chọn 1 trong 2 quyển Kinh để trì tụng thường xuyên thì sẽ tốt hơn, bởi nếu tụng quá nhiều kinh trong một ngày sẽ khiến tâm bạn bị rối. Pháp nào của Phật cũng là Phật pháp. Quan trọng bạn học, đúc kết được những gì từ những pháp đó để áp dụng vào cuộc sống mà thay đổi cái tâm chuyên tạo nghiệp của chính mình, bằng không dẫu bạn miệt mài trì tụng ngày này qua tháng khác nhưng không hiểu diệu dụng, cũng chỉ tổn công, vô ích.
*con nên đọc kinh gì cho thai nhi con sớm được sanh cõi lành ạ?
Bạn in bài Sám hối này để sám hối hàng ngày: Bài Sám Hối Với Thai Nhi
*Thời gian là do bạn sắp xếp sao cho phù hợp với sinh hoạt cuộc sống chứ Phật, Bồ tát không quy định chúng ta phải tu vào giờ nào mới là tu. Tu là sửa đổi chính mình, vì thế sau mỗi ngày tâm được an lạc thêm một chút, bớt hành ác, năng hành thiện một chút thì sự tu đã có tiến bộ; ngược lại là sai đường hay tụt dốc. Điều này vô cùng quan trọng bạn phải luôn quán chiếu thì mới nhận ra được.
*Sau mỗi thời tụng kinh, bạn niệm Phật hay hồng danh Quán Thế Âm đều tốt cả. Quan trọng là ở nhiếp tâm sau cho đừng tán loạn là được.
*Tại sao phải hồi hướng sau mỗi thời công phu, bạn hoan hỉ đọc kỹ bài sau: Tại sao khi tụng kinh niệm Phật phải hồi hướng
Chúc bạn thường tinh tấn để sớm vượt qua khổ nạn.
TN
A Di Đà Phật.
Gửi bạn Nguyễn Thị Chiến,
Trích từ Lá Thư Tịnh Độ – Ấn Quang Đại Sư.
“Đức Phật đã dạy: “Khi tụng kinh, trì chú, niệm Phật hoặc làm các công đức, nên hồi hướng cho pháp giới chúng sanh.” Lúc bình thời còn vì chúng sanh không can thiệp chi đến mình mà hồi hướng, huống chi mẹ mất đâu nỡ chẳng hết lòng niệm Phật cầu nguyện cho người ư? Nếu có thể vì chúng sanh hồi hướng, tức là hợp với thệ nguyện Bồ Đề của chư Phật, như đem một giọt nước gieo vào biển thì giọt nước ấy đồng sự sâu rộng như biển cả. Như chưa được dung hợp cùng biển, đừng nói một giọt nước, dù cho sông dài hồ rộng, đối với biển vẫn cách biệt như đất với trời. Thế thì, khi đem công đức hồi thí cho cha mẹ và tất cả chúng sanh, chính là bồi cội phước cho mình. Biết được nghĩa này, người hiếu thảo lòng hiếu càng tăng thêm, kẻ kém hiếu tâm cũng phát lòng thảo thuận.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
con chào thấy! Thưa thầy con thực sự đang rất hoang mang, con bị bệnh tuyến giáp và con đang chữa bằng thuốc tây, bác sỹ khuyên không nên có thai vì tình trạng con chưa ổn định, chồng con đi làm xa 1 năm về 3 tháng nên lúc ve con đã dùng cách phòng tránh mà vẫn có thai, khi biết mình có thai con vô cùng đau lòng vì thực tâm gia đình con cũng muốn thêm cháu bởi chúng con mới có 1 cháu gái 1 tuổi, nhưng trong lúc này con hoàn toàn k thể, bệnh tình con không cho phép mà muốn sinh con thêm con cần thời gian chuẩn bị cần thiết cho 1 đứa bé khỏe mạnh chào đời, bởi con gái đầu lòng của con đã bị ảnh hưởng ít nhiều từ con nên cháu phát triển khá chậm so với các bạn cùng trang lứa, hôm qua con đến gặp bác sỹ và họ nói vói con là phải bỏ đi, con không còn cách nào khác, có phải con xắp làm điều ác không hả thầy, nhưng sinh ra con mà không cho con 1 cuộc sống khỏe mạnh thì tội con còn lớn hơn phải không ạ?con vô cùng đau đớn nghi nghĩ về quyết định cuối cùng mà con phải là người thực hiện. Xin thầy cho con một lời khuyên!
A Di Đà Phật
Bạn Thu Huyền,
Bạn hãy giữ lại đứa con nhé, đừng vô minh phá bỏ mà tạo trọng tội sau này phải chuốt lấy quả báo rất thảm khốc.
Trong thời gian của thai kỳ này bạn hãy chí thành trì niệm hồng danh A Di Đà Phật cộng với kết hợp niệm Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát nhé. Công đức niệm Phật bất khả tư nghì cùng nguyện lực Đại từ đại bi của Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ giúp bạn ‘mẹ tròn con vuông’, con sinh ra thông minh khỏe mạnh bình thường. Hãy vì con mà siêng năng trì niệm. Bạn hãy đọc bài Pháp này cùng các Phúc đáp của các Liên Hữu bên dưới bài Pháp để vững tin mà thực hành nhé.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/06/niem-phat-hoa-giai-oan-gia-con-sinh-ra-khong-bi-hoi-chung-down/
Chúc mẹ con bạn bình an, hạnh phúc viên mãn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính thưa thầy,con đọc câu chuyên duyên nợ cha mẹ và con cái,sao cảm thấy có phần nào đang xảy ra trong gd con,mà sau này con phải gánh trách nhiệm này,con thấy mệt mỏi và bế tắc quá.
Bố mất khi con chào đời vì bệnh đột ngột nên cũng k kịp biết mặt cha,mẹ đi bước nữa k lâu sau đó,chính là người bạn thân của cha,giờ là cha dượng.Dượng có 1 cô con gái,chính là nguời em cùng mẹ khác cha bây giờ.Nhưng từ lúc mang thai cho tới khi chào đời bệnh tật thường xuyên,ốm đau liên miên,bác sĩ hết trong và ngoài nước chạy chữa liên tục bệnh tình cũng vẫn thế.Lúc đầu gd nhà dượng và bản thân dượng đổ lên đầu mẹ nên bé mới sinh ra thế,nhưng rối sự thật bác sĩ kết luận do dượng gien nhiễm sắc thể,nên k thể có con tiếp nữa..Giờ bé 12 tuổi vẫn nằm 1 chỗ,vệ sinh ăn uống toàn do mẹ chăm sóc,me càng ngày càng lớn tuổi,ngoài 50 rồi, không biết sk còn đủ mà chăm bé.
Bạn trai con đến nhà tìm hiểu gd nhà dượng đã nói anh ây phải có trách nhiệm với cô e nếu lấy con.Thật sự nhiều lúc bản thân hoang mang,hp của bản thân mà phải suy sét tới chuyện này.Con đi học xa nhà về thăm nhà,dượng soi sét chăm con gái dượng có đúng ý k,k đúng thì tỏ vẻ k hài lòng.Con đã mở thuyết pháp các thầy trên mang,đã gửi bài báo này cho me,nhưng mẹ k nói j.Duợng k tin phật pháp,còn nói Chúa và phật pháp do con người nghĩ ra.
Xin thầy cho con lời khuyên
Con chào Thầy! Bây giờ con đang muốn ăn chay niệm phật đầu tiên là để hóa giải nghiệp chướng cho bản thân. Sau là con muốn cầu cho ba và ông nội con (đã mất) được siêu thoát. Nhưng con không biết làm thế nào, con mong thầy chỉ dạy cho con. Bà nội con trước đây cũng tin vào đức phật. Bà ăn chay niệm phật nên khi mất đi hết sức thanh thản, để lại phúc đức cho con cháu. Con mong thầy hướng đẫn con ạ.
A Di Đà Phật
Bạn Thu Hường!
“Bây giờ con đang muốn ăn chay niệm phật”- đó là điều tốt bạn nên thực hành ngay từ lúc này.
*Về ăn chay: Nếu bạn chẳng thể ngay lúc ăn chay trường thì có thể tập ăn chay. có thể ăn chay 2 ngày/tháng (ngày mùng 1, 15) rồi từ từ tăng lên 4 ngày (ngày 30, 1, 14, 15), 6 ngày (mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30- nếu tháng thiếu thì 28, 29), 8 ngày (mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24 và 30), 10 ngày (mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30) rồi tiến đến trường chay.
*Về cách thức niệm Phật: bạn thao khảo tại
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/cac-phuong-phap-niem-phat/
———-
Chúc bạn tinh tấn tu hành!
Nam mô A Di Đà Phật- xin thường niệm
Bạn Hường thân mến,
Trong những ngày ăn chay bạn sẽ ko ăn thịt,trứng…và những thứ hôi nồng như : hành,hẹ,tỏi,củ kiệu.
Mỗi ngày bạn hãy thiết lập 2 thời khóa niệm Phật sáng và tối trước bàn thờ Phật. Nếu chưa có bàn thờ Phật thì ngồi trước bàn thờ gia tiên,hoặc mặt hướng về hướng Tây cũng đc.
Trước khi vào thời khóa nên tắm rửa,đánh răng súc miệng,rửa tay,quần áo trang nghiêm.
Phần hồi hướng bạn có thể hồi hướng thêm đến ng thân đã mất,ng thân còn đang hiện tiền,hồi hướng đến oan gia trái chủ,tất cả chúng sinh trong pháp giới…
Ngoài thời khóa ,bạn cũng nên niệm thầm danh hiệu Phật bất cứ lúc nào,bất cứ nơi đâu.
Nam mô A Di Đà Phật.