Trì danh niệm Phật thì cần phải tin chơn thành, nguyện thiết tha, hạnh thuần thục. Trước hết phải buông bỏ những tư tưởng hồ đồ, lộn xộn, hết thảy tạp niệm, chỉ giữ chánh niệm, đem bốn chữ Phật hiệu hệ niệm trong tâm.
Chẳng cần phải niệm lớn tiếng một lúc lâu, chỉ e tổn thương nguyên khí đến nỗi bị đau họng. Nếu lúc bị hôn trầm, buồn ngủ thì nên niệm lớn tiếng để trừ hôn ám. Cũng chẳng nên niệm Phật nhỏ tiếng một thời gian dài, e dễ bị tán loạn, hôn trần, kẻo lo nghĩ lại nổi lên. Nếu lúc các ý nghĩ khởi lên thì tự biết tâm chẳng quy nhất, nên gom tâm về chánh niệm, niệm lầm thầm. Câu niệm từ miệng thoát ra, tai đón nghe lấy thì gọi là tai miệng truyền nhau, tự – tha chẳng cách trở. Cách này dễ thực hành nhất, lại dễ thuần thục, lâu ngày thành Niệm Phật Tam Muội.
- Nhận định:
Kinh Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã chép: “Như người học bắn, tập lâu ngày thành khéo. Sau này tuy vô tâm mà bắn ra phát nào cũng trúng”.
Xin hãy chỉ giữ chánh niệm, âm thầm mà niệm, lâu ngày thuần thục tự thành tam muội như tập bắn lâu ngày thành quen, dẫu vô tâm vẫn bắn trúng.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu Ngữ Lục của đại sư Trác Tam Ðế Nhàn thời Dân Quốc
Xin hỏi chú đại bi kết hợp như thế nào với 42 thủ nhãn ấn pháp ạ
A Di Đà Phật
Gửi bạn Tịnh Hoà,
Nếu bạn không phải hàng thượng căn, thì hành trì Chú Đại Bi và 42 Thủ Nhẫn Ấn Pháp phải được sự truyền thừa từ một vi tôn túc có đạo lực, lúc đó bạn chỉ chuyên tu theo pháp này thì không gặp ma chướng. Còn nếu bạn tự tu thì theo thiện ý của TN bạn chỉ cần chuyên tu theo Nghi Thức Trì Chú Đại Bi và hàng ngày hành trì thanh tịnh tối thiểu từ 21-49-108 biến bạn sẽ thấy được năng lực của câu chú.
Chúc tỉnh giác tu học.
TN
Câu chuyện có thật về vị cư sĩ thấy Phật A Di Đà qua lời kể của ca sĩ Võ Hạ Trâm.
https://www.youtube.com/watch?v=hLKI1rcza50
Chị Trâm ơi,
Chị xinh lắm. Em góp ý với chị tí nhen. Mình là Phật tử và phụ nữ, khi uống nước hay tu bình thì mình nên dùng vạt tay áo bên này che miệng, trong khi tay kia cầm bình nước uống, như thế sẽ nhã nhặn hơn nhiều đó chị. 🙂
Cảm ơn chị đã chia sẻ nhiều bài pháp Tịnh Độ rất hay, làm tăng trưởng tín tâm cho liên hữu đồng tu rất nhiều.
A Di Đà Phật.
Con cảm ơn duongvecoitinh, từ trước đến nay vẫn luôn phát triển và là nơi để con đc đặt những câu hỏi.
Mọi người xin cho con hỏi: nếu giả sử 1 người không có tiền nên đi “huy động vốn” từ các nhà đầu tư để kinh doanh, nhưng chẳng may thương vụ thất bại và tiền bị lỗ mất. Vậy có phải là mình đã nợ họ không ạ?
Con xin cảm ơn!
A Di Đà Phật
Quả đúng là đã mắc nợ. Món nợ về tiền bạc và món nợ về niềm tin với người giúp vốn để kinh doanh. Nợ tiền bạc có thể dùng sức lao động chân chánh để trả, nhưng nợ niềm tin thì thật là khó trả.
TĐ
Bạn có họ Thích. Chỉ người xuất gia mới mang họ Thích. Bạn là tu sĩ?
Ừa, mang nợ kiếp này nếu bạn trả chưa xong là kiếp sau lại trả tiếp đấy. 🙂
A Di Đà Phật!
Mọi người cho con hỏi:
Nếu khi mình muốn mở kinh cho người cõi giới khác nghe, mình bật và để đó rồi đi nghỉ hoặc đi làm chuyện khác thì có đc ko ạ?
Như người học bắn, tập lâu ngày thành khéo. Sau này tuy vô tâm nhưng bắn ra phát nào cũng trúng. Xin hãy chỉ giữ chánh niệm, âm thầm mà niệm.
Như tập bắn lâu ngày thành quen, dẫu vô tâm vẫn bắn trúng.
Khởi Lên Một Ác Niệm Thì Trong Âm Tào Địa Phủ Lưu Giữ Một Án Kiện
(Pháp Sư Tịnh Không )
https://www.youtube.com/watch?v=a0QOh6MbsGI
NÊN DÙNG THÁI ĐỘ GÌ ĐỐI VỚI VIỆC ĐỐT GIẤY TIỀN VÀNG BẠC
Còn có những người chẳng tin Phật, hoặc vừa mới tiếp xúc đến Phật pháp cũng nằm mộng thấy quỷ thần đến tìm họ. Lúc trước tôi có một người bạn, vợ ông liên tục nằm mộng ba lần trong một tuần nên bà ấy rất thắc mắc.
Bà mộng thấy gì?
Mộng thấy một bà hàng xóm vừa qua đời khoảng nửa năm. Nằm mộng [thấy bà hàng xóm] ba lần xin tiền, nhờ giúp đỡ, nói đời sống bà rất khốn khổ. Trong mộng cũng chẳng nghĩ là bà hàng xóm này đã qua đời. Bà cảm thấy kỳ lạ và nói: “Bà khổ thì cũng đâu cần tìm tôi, bà hãy hỏi chồng bà xem sao”. Bà hàng xóm nói: “Chồng tôi không có tiền, xin bà giúp cho”.
Trong vòng một tuần nằm mộng thấy ba lần, bà ấy đến tìm tôi, tôi cũng quen thân với bà. Tôi suy nghĩ và nói: “Ồ! Họ là người Cơ Đốc Giáo, chẳng có tiền”. Tín đồ Cơ Đốc Giáo không đốt ‘giấy tiền’ (tiền âm phủ, đồ mã); tôi nói tiếp: “Không sao đâu, bà hãy đốt một số giấy tiền cho bà ấy đi”. Bà ta [sực nhớ và] hiểu được, sau khi đốt một số ‘giấy tiền’ thì chẳng nằm mộng [thấy bà hàng xóm nữa].
Tín đồ Cơ Đốc Giáo chẳng đốt giấy tiền, bà hàng xóm đang ở cõi quỷ, đốt giấy tiền cũng có thể dùng ở cõi quỷ. Cho nên việc đốt ‘giấy tiền’ này, Ấn Quang lão pháp sư có nói trong Văn Sao, đối với việc này ngài chẳng tán thành nhưng cũng chẳng phản đối, tại sao không tán thành?
Trong Phật pháp chẳng có việc này. Trong Phật pháp nói đến siêu độ chỉ là niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát, tụng kinh hồi hướng cho họ. Nhưng cũng không phản đối, người mất luân hồi đi vào sáu nẻo, chỉ có cõi quỷ mới dùng ‘giấy tiền’ được, những cõi khác chẳng dùng được. Nếu kẻ ấy sanh vào cõi quỷ, họ cần có ‘giấy tiền’, bạn không cho họ đốt thì không phải đã cắt đứt nguồn tiền tài của họ rồi sao? Việc này cũng phiền phức lắm vì họ sẽ hận bạn, thế nên ngài chẳng phản đối.
Chúng ta học thái độ này của lão pháp sư cũng tốt, không đề xướng nhưng cũng không phản đối. Đây là phong tục tập quán trong dân gian, chẳng liên quan gì đến Phật pháp, nếu thật sự học Phật thì chẳng cần những thứ này.
Trích từ: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, (Tập 23)
Chủ giảng: HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba.
https://www.facebook.com/100007881496873/videos/2614305955508762
HỎI: Hãy dạy cho biết làm sao niệm Phật để có sự nhất tâm?
ĐÁP: Nếu niệm Phật mà tâm khó quy nhất thì nên nhiếp tâm niệm khẩn thiết sẽ tự có thể quy nhất. Cách để nhiếp tâm không có gì hơn được chí thành, khẩn thiết; tâm chẳng chí thành thì không cách chi nhiếp nổi!
Nếu đã chí thành mà chưa thuần nhất thì nên thường lắng tai nghe, chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm đều phải là niệm phát xuất từ tâm, tiếng phát xuất từ miệng, âm nhập vào tai; tâm và miệng niệm sao cho rành rẽ rõ ràng, tai nghe sao cho rành rẽ, rõ ràng. Nhiếp tâm như thế thì vọng niệm tự dứt.
ẤN QUANG ĐẠI SƯ KHAI THỊ TÍN NGUYỆN NIỆM PHẬT CẦU SANH TỊNH ĐỘ
Câu hỏi lớn trong đời của chúng ta
Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đây là việc trọng đại của mỗi người chúng ta, đó gọi là sanh tử đại sự. Chúng ta có nỗ lực, thận trọng suy xét hay chăng? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi? Người xưa thường nhắc chúng ta sanh tử sự đại (sanh tử là việc lớn) nhưng tình trạng hiện nay của chúng ta là như thế nào? Trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Thế Tôn nói “Người đời tranh nhau những chuyện không đâu, chẳng cần thiết”, cả ngày chúng ta bận bịu những sự việc chẳng cần thiết, đảo lộn gốc và ngọn, đối với những chuyện chẳng liên quan tới sanh tử thì tranh giành hơn thua, chưa hề coi trọng việc lớn sanh tử, và cũng chẳng sợ nỗi khổ luân hồi trong lục đạo, càng chẳng nghĩ tới sau khi chết sẽ sanh về đâu. Hoặc lâu lâu cũng nghĩ tới việc đó một lần, hoặc có lúc nhìn thấy người thân hoặc bạn bè đột nhiên qua đời, lúc đó xúc động trong chốc lát, nhưng chẳng lâu sau lại bị những chuyện thế gian chẳng cấp bách che lấp mất. Miệng tuy cũng niệm được vài câu Phật hiệu, niệm xong có thể vãng sanh hay không? Chỗ này [chúng ta phải] đặt một câu hỏi lớn.
Trích Báo cáo tâm đắc của học sinh lớp Vô Lượng Thọ Kinh Khoa Chú.
Thích Tự Liễu soạn
Hòa thượng Tịnh Không giám định
Nam Mô A Di Đà Phật! Cho con hỏi ạ, con xem thấy mấy clip hộ niệm thường hay bảo người mất theo vị Phật A Di Đà áo đỏ trong hình, nhưng nếu người mất bình thường thích nhìn hình Phật A Di Đà khác ví dụ có hình áo vàng, áo xanh thì nếu 2 vị hiện ra cùng lúc thì ta theo vị nào ạ. Con xin cám ơn. ^^
Chào Liên Trì !
Câu hỏi của bạn rất hay.
Phật A Di Đà là rất từ bi bạn à, sẽ không làm khó chúng sanh như bạn nghĩ đâu. Đặc biệt là lúc lâm chung ngàn cân treo sợi tóc này. Sinh thời nếu người đó cũng tu pháp môn niệm Phật thì lúc lâm chung Phật sẽ hiện tứớng giống như hình hoặc tôn tượng người đó thờ và hành trì mỗi ngày. Nếu là người từ nhỏ đến lớn chưa từng học Phật nhưng lúc lâm chung gặp thiện tri thức khai thị người đó tin tưởng và niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ thì Phật sẽ hiện ra tứớng giống như hình hoặc tôn tượng hiện tại đang trợ duyên cho người sắp lâm chung đó.
Chúc bạn tín, nguyện kiên cố , đời này quyết định vãng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Con xin cảm ơn đạo hữu Tiến Hưng rất nhiều, chúc bạn tinh tấn tu học quyết định Vãng Sanh đời này.
Bị bóng đè khi ngủ có phải là oan gia trái chủ nhân lúc thần thức ta mê man tìm đến trả thù không các vị ? Nó có hút dương khí của ta không ạ?
Nam Mô A Di Đà Phật .
Mong các vị đồng tu giải đáp dùm ạ?
Bạn niệm Thánh Hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát nhé
Bạn có thể đọc bài này để hiểu thêm về bóng đè nhé. A Di Đà Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2018/02/vi-sao-doi-khi-dang-ngu-chung-ta-bi-bong-de/
Quý vị có biết chiêu bài trước cửa nhà cũng có thể độ chúng sanh không?
Treo trước cửa nhà quý vị chiêu bài Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”, “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát” để chúng sanh thấy được Thánh hiệu đó, đây chính là giúp cho họ gieo trồng giống Phật. Gọi là “Một lần mắt được thấy qua, mãi mãi thành giống đạo”. Nhất là buổi tối treo cái đèn lồng có Phật hiệu, như thế vừa ấm áp và mạnh mẽ biết bao, lại còn như hào quang Phật chiếu khắp. Hãy thay Phật tuyên truyền độ chúng sanh như vậy, chuyện này chẳng phải là việc khó làm đúng không quý vị? Hãy làm nhanh lên!
Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên
https://www.facebook.com/100017089051928/videos/pcb.630717230841240/630717147507915/
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2708348482608277&id=521218541321293
Chúng con xin cảm ơn đường link của Tín Nguyện Niệm Phật ạ !
đường link là bài khai thị về bóng đè của Lão HT Tịnh Không rất hay.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nếu Thiếu Cái Tâm Này Chúng Ta Niệm Phật Sẽ Không Vãng Sanh (Rất quan trọng)
Pháp sư Oánh Kha đời Tống, người thợ vá nồi, và gần đây nhất là lão hòa thượng Hải Hiền, thật ra bao gồm hết những người vãng sanh có chép trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, họ đều có một điểm giống nhau; lý do họ niệm Phật thành công đều ẩn kín một đại tiền đề dễ bị mọi người coi thường. Chúng ta coi kinh nghiệm của họ, chuyện nào cũng có chung một điểm, đó là tâm sanh tử của họ đều khẩn thiết. Nếu tâm sanh tử khẩn thiết, nhất định là tâm cầu mong vãng sanh cũng rất khẩn thiết. Nếu tâm cầu vãng sanh khẩn thiết, nhất định sẽ mong cho mình sớm có ngày được vãng sanh. Thế giới này khổ không nói nổi, tôi còn muốn ở lại nơi đây làm gì? Tốt nhất là vừa nhắm mắt, đức Phật A Di Đà liền tiếp dẫn tôi đi, dù một khoảnh khắc cũng chẳng muốn lưu lại, không thể chờ lâu được. Lão hòa thượng Hải Hiền là như vậy, đó gọi là chân tín thiết nguyện.
Chúng ta đọc thơ của người xưa bèn có thể hiểu được tâm trạng này. Mọi người đều rất quen thuộc với quốc sư Trung Phong, Ngài nói:
“Dù cho thành Phật hôm nay,
Lạc bang hóa chủ cũng chê trễ rồi,
Nếu còn bàn luận khơi khơi,
Luân hồi giữ chặt đến đời nào buông “.
Lại xem bài thơ của Nhật Quán đại sư trong tập Hoài An Dưỡng có ghi:
“Trong mộng khóc thưa Phật,
Nguyện sớm được vãng sanh,
Đóa sen nho nhỏ nở,
Vĩnh viễn thoát tử sanh”.
Ý bài này là nói dù trong mộng, tôi cũng không ngừng khóc trước đức Phật A Di Đà cầu xin cho tôi sớm được vãng sanh, sớm thoát lìa thế giới Sa Bà. Không cần nói chi cao xa, chỉ cần đóa hoa sen nhỏ của tôi nở ra, từ lúc đó liền siêu thoát sanh tử, được giải thoát vĩnh viễn. Qua mấy câu này liền thấy nguyện vọng lớn nhất của Ngài là vãng sanh Cực Lạc thế giới, dùng chân tâm cầu nguyện vãng sanh.
Chúng ta coi hai đoạn nguyên văn của lão hòa thượng Hải Hiền:
“Nay tôi đã hơn trăm tuổi, muốn vãng sanh tới thế giới Cực Lạc tây phương, Lão Phật Gia (tức đức Phật A Di Đà) là cái cội gốc của tôi! Tôi đã cầu xin Lão Phật Gia mấy lần, muốn đi theo Phật, nhưng Lão Phật Gia chẳng cho tôi đi theo, [Phật] nói tôi tu tập tốt đẹp, phải sống thêm hai năm nữa, làm một tấm gương cho mọi người thấy”,
“Tôi phải gấp rút niệm Phật, cầu A Di Đà Phật đến tiếp dẫn tôi”.
Mọi người đừng coi thường những lời nói này. Chúng ta hãy thật lòng tự hỏi, cả đời mình có mấy lần đã thật sự từ đáy lòng phát nguyện muốn vãng sanh? Lại có bao nhiêu câu Phật hiệu là niệm ra từ chân tín thiết nguyện. Do vậy niệm Phật chẳng thể vãng sanh là một vấn đề vô cùng nghiêm túc trước mắt, và cũng là một vấn đề rất phổ biến.
Ấn Quang đại sư dạy: “Người vãng sanh ít ỏi, lý do thật sự là vì tín nguyện chẳng chân thật, chẳng thiết tha mà ra. Nếu tín nguyện chân thật, thiết tha, dù lúc lâm chung mới bắt đầu niệm cũng được vãng sanh”.
Lão hòa thượng Hải Hiền cả đời chỉ trì niệm sáu chữ hồng danh, từng giờ từng phút, từng ngày từng tháng, từng năm chưa hề gián đoạn. Vì sao Ngài có thể làm được như vậy? Đừng nói ngày nay chúng ta niệm Phật từ đầu năm tới cuối năm, ngay cả niệm Phật chỉ một ngày thôi chúng ta cũng niệm không được tốt đẹp. Lúc tinh thần tỉnh táo bèn khởi vọng tưởng, lúc tinh thần uể oải bèn ngủ gục. Niệm được một lát bèn không chịu niệm tiếp, không muốn niệm nữa, có đúng như vậy không? Vì sao lão nhân gia có thể niệm hai mươi bốn giờ đồng hồ không gián đoạn? Nguyên nhân là vì lão nhân gia có tâm sanh tử khẩn thiết. Có tâm sanh tử khẩn thiết, nhất định tâm cầu vãng sanh sẽ khẩn thiết. Có tâm mong cầu vãng sanh khẩn thiết, nhất định sẽ niệm miết câu Phật hiệu này ngày đêm không ngừng, không thể nào ngừng được.
Gương tu hành của người xưa:
Chúng ta hãy xem những người chân tâm tu hành đời xưa, ngày đêm tinh tấn:
Hoài Ngọc pháp sư cả đời thường ngồi chẳng nằm, tụng kinh Di Đà ba mươi vạn biến, mỗi ngày niệm Phật năm vạn tiếng.
Bảo Tướng pháp sư mỗi ngày tụng kinh A Di Đà bảy biến, niệm Phật sáu vạn tiếng.
Đạo Xước đại sư mỗi ngày niệm Phật bảy vạn tiếng.
Tư Chiếu pháp sư đời Tống mỗi ngày canh tư (từ 1 tới 3 giờ sáng) thức dậy bắt đầu niệm Phật, ba mươi năm như một ngày.
Liên Tông thập nhất tổ, Tỉnh Am đại sư đời Thanh, từ khi ngài thọ Cụ Túc giới năm hai mươi bốn tuổi, suốt đời mỗi ngày ăn một bữa, đêm ngồi không nằm. Đến cuối đời mỗi ngày niệm Phật mười vạn tiếng. Ngài viết một bài minh[2] Thốn Hương Trai đặt trong phòng tiếp khách như sau:
“Tôn khách tương phùng, vật đàm thế đế
Thốn hương vi kỳ, duy đạo thị ngữ
Bất cận nhân tình, bất câu tục lễ
Tri ngã tội ngã, thính chi nhi dĩ”
(Khi tiếp khách đừng bàn chuyện đời
Hạn chế một tấc hương, chỉ nói chuyện đạo
Chẳng cận nhân tình, chẳng nệ lễ tục
Hiểu tôi hay trách tôi, chỉ im lặng nghe mà thôi. )
Vì sao người xưa tu hành có thể ngày đêm dụng công chẳng ngừng, chẳng nghỉ? Vì tâm sanh tử của họ khẩn thiết. Nghĩ tới sanh tử là việc lớn, nghĩ tới vô thường nhanh chóng, một tích tắc cũng không chịu buông lỏng. Lý do chúng ta muốn bắt chước theo người thợ vá nồi chẳng được, niệm Phật không được lâu, Phật hiệu thường bị gián đoạn giữa chừng, nguyên nhân chính là vì tâm sanh tử không tha thiết.
Trích từ lớp học Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú kỳ thứ 4 (tập 83 )
23-9-2014 Tịnh Tông Học Viện Úc Châu 02-042-0083
Báo cáo tâm đắc của học sinh lớp Vô Lượng Thọ Kinh Khoa Chú.
Thích Tự Liễu soạn
Hòa thượng Tịnh Không giám định
Bích Ngọc chuyển ngữ. Như Hòa giảo chánh
https://youtu.be/bOVvdLPrfX4?list=PLhN8P9CVr_Ug88w7czW9JNZ0bUt_zRYNe
A DI ĐÀ PHẬT. cho con hỏi chồng con bị bỏ bùa ngãi làm cho tâm nóng nãy miệng thốt ra lời sát nhân. công việc làm ăn không được, con có khuyên chồng con nên trì chú đại bi và niệm phật nhưng chồng con không nghe. có phải đây là oan nghiệp do chồng con gây ra từ kiếp trước, xin các thầy, anh chị đồng tu chỉ giúp con với làm cách nào để giải oan nghiệp này.