Tiếng niệm Phật đã thuần thục, trong Lục Trần chỉ có Thanh Trần [mạnh mẽ nhất], công dụng của sáu căn toàn nhờ vào tai. Thân cũng chẳng tự nhận biết nó xoay chuyển như thế nào, lưỡi cũng chẳng tự nhận biết nó chạm, đụng ra sao, ý cũng chẳng tự nhận biết nó phân biệt thế nào, mũi chẳng tự biết nó hô hấp ra sao, mắt cũng chẳng tự biết nó nhắm mở ra sao. Hai thứ viên thông của ngài Quán Âm và Thế Chí chỉ là một. Căn tức là Trần, Trần tức là Căn. Căn hợp với Trần là Thức. Mười tám giới hòa tan thành một giới. Lúc mới thì chưa điều hòa được, lâu ngày sẽ tự nhập.
Phàm khi niệm Phật thì chọn chỗ đất sạch rộng chừng bốn năm thước, đi kinh hành xoay theo chiều phải một vòng, sau đó mới từ từ cất tiếng niệm, dần dần niệm lớn hơn.
Niệm như thế hết ba vòng xong, tự biết tiếng phát xuất từ tâm mình thấu suốt tâm linh, xoay chuyển khắp hư không, bao trùm trọn vẹn mười phương, trọn khắp pháp giới. Ðây là an trụ thân, tâm và thế giới trong câu niệm Phật để niệm Phật vậy. Ðây là một cảnh thù thắng để diệt trừ những cấu nhơ trong tâm, hãy nên siêng tu tập.
Tiếng là tiếng của tâm (tâm thanh), ánh sáng cũng là ánh sáng của tâm (tâm quang). Chỗ tâm thanh vang vọng cũng chính là chỗ tâm quang chiếu thấu. An trụ trong tâm thanh niệm Phật chính là an trụ trong quang minh niệm Phật. Ðây cũng là cảnh giới thù thắng có thể diệt được cấu nhơ trong tâm, hãy nên siêng tu tập.
Tâm thanh xoay chuyển, tâm quang chiếu rực, tâm thể tự nhiên hiển lộ. Một phiến chơn tâm này như bức gương tròn lớn, suốt tỏ không gì che lấp. Mười phương, ba đời, ta, Phật, chúng sanh, đời trược, chốn khổ, cõi tịnh, đài sen đều là hình ảnh in bóng trong gương. Thanh ở trong quang, quang lại phát xuất từ gương. Ðây là cảnh giới thù thắng nhất có thể vĩnh viễn diệt trừ được cấu nhơ trong tâm, càng phải nên lưu tâm tu tập.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu sách Bốn Mươi Tám Pháp Niệm Phật của đại sư Diệu Không đời Thanh
Nam Mô A Di Đà Phật! Người bị vong nhập phải làm sao mới hết ạ, mong quý đạo hữu chỉ giùm.
Chào bạn,
Xin hãy thử theo cách này bạn nhé:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/01/niem-phat-giai-oan-ket-vong-hon-theo-quay-pha/
Nam Mô A Di Đà Phật! Đa tạ liêm hữu Mai Thị Đoan Trang ạ!
Người âm nhập có 2 loại..một là oan gia trái chủ đến đòi nợ..hai là người âm tần số trùng với tần số dòng điện quang tâm linh của người dương..
..nếu là ma qủy bình thường….tụng chú đại bi..lăng nghiêm sẽ hết
..còn oan gia trái chủ phải sám hối trả nợ..bạn mua tiền vàng mã..nhà cửa ..quần áo..hương đẻn..cau trầu..muối gạo..đồ ăn chay cúng trả nợ…tụng kinh địa tạng..trai tăng hồi hướng phước duyên cho họ…họ tha thứ sẽ khỏi
Người niệm Phật một thoáng mà còn khiến ma quỷ kính nể
Mỗ là người dân thôn Hải Xương, có mụ già chết, hồn ốp vào người nhà kể về các chuyện lúc sống cùng sự báo ứng ở âm phủ rất là rành rẽ. Người nhà xúm quanh mà nghe. Mỗ ở giữa đám ấy, bỗng nhiếp tâm niệm Phật.
Hồn mụ bèn bảo: Ngươi cứ thường xuyên như vậy, lo gì mà chẳng thành Phật Đạo.
Hỏi vì sao? Đáp: Vì ngươi tâm niệm Phật A Di Đà.
Hỏi vì sao mà biết. Đáp: Vì thấy thân ngươi tỏa sáng.
Người dân quê ấy một chữ chẳng biết, mới chỉ niệm Phật một thoáng mà còn khiến ma quỷ kính nể, huống hồ là người tu lâu? Cho nên công đức niệm Phật chẳng thể nghĩ bàn.
Trích: Trúc Song Tùy Bút
Liên Trì Đại Sư trước tác
Việt dịch: Sa Môn Thích Viên Thành
Phương pháp niệm Phật – Khóa lễ sáng chiều đơn giản nhất
– Nam mô đại từ đại bi Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (niệm một lần, lễ một lạy, hoặc chỉ chắp tay).
– Nam mô đại từ đại bi A Di Ðà Phật (niệm một lần, lễ một lạy, hoặc chỉ chắp tay).
– Nam mô A Di Ðà Phật (không cần lễ bái, chỉ cung kính niệm. Quỳ niệm, ngồi niệm, đứng niệm đều được. Tối thiểu là trăm câu đến ngàn câu, vạn câu tùy theo công việc rảnh hay bận của mỗi người. Chỉ nên từ ít tăng lên nhiều, đừng từ nhiều giảm xuống ít).
– Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát (một niệm, một lạy).
– Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát (niệm một niệm, một lạy. Quán Âm, Thế Chí là hai vị hiệp sĩ [Bồ Tát thị giả thân cận] của đức A Di Ðà, thường gọi chung là Tây Phương Tam Thánh. Niệm Phật xong, lẽ đương nhiên nên lạy hai Ngài)
– Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát (một niệm, một lạy. Cực Lạc thế giới có rất nhiều vị Bồ Tát, tương lai đều là thầy bạn của mình nên cũng nên lễ bái)
Nguyện đem công đức này,
Trang nghiêm Phật tịnh độ
Trên đền bốn ân trọng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe,
Ðều phát tâm Bồ Ðề,
Hết một báo thân này.
Cùng sanh cõi Cực Lạc.
(Ðây là bài hồi hướng, cũng nói về nguyện lực niệm Phật của mình).
Lễ bái lui ra.
Lưu ý: Mỗi ngày sáng chiều hai lượt thực hành công khóa trên đây. Rửa tay, súc miệng, đối trước tượng Phật thắp hương, đảnh lễ, theo đúng pháp tụng niệm. Nếu không có tượng Phật hoặc chỗ mình ở không thuận tiện thì không đốt hương, không đảnh lễ cũng được, chỉ hướng mặt về Tây, trong lòng cung kính thì cũng có công đức tương tự. Ðừng niệm những chữ ghi trong dấu ngoặc.
Nam mô A Di Đà Phật con có câu hỏi mong được hoan hỉ giải đáp. Tu theo tịnh độ phát nguyện vãng sanh thì một trong nhũng điều quan trọng là hiếu dưỡng phụ mẫu. Hằng ngày mình đỡ đần, thuơng yêu lo lắng cho mẹ cha như thế, làm thế nào để không dính mắc phải vào cái tình cảm duyên nợ của thế gian để sau này được tự tại mà vãng sanh? (con cứ có suy nghĩ là nếu sau này vô thường đến, mình nhất quyết vãng sanh chuyện tốt như thế nhưng cha mẹ ắt sẽ đau buồn phiền não không sao nói được) Con rất muốn dứt bỏ, buông xả cái duyên nợ, tình cảm quyến luyến của thế gian xuống, nhưng nếu như vậy tâm ta sẽ coi việc hiếu dưỡng phụ mẫu như một trách nhiệm của người làm con, không có chút dính mắc tình cảm gì, không biết như vậy có gọi là bất hiếu không? Con không phân biệt được tình cảm thuơng yêu ghét bình thường của chúng sanh và tình thuơng nên có đối với cha mẹ của một người con phát nguyện vãng sanh, muốn dứt hẳn cái chấp trước, dính mắc ràng buộc của thế gian này. Con chưa dám nói việc con tu pháp môn niệm phật cầu vãng sanh cho người thân nghe, vì con cảm thấy chưa đúng lúc và chưa đủ duyên (vì trong khoảng thời gian tụng kinh 49 ngày cho bà đã mất của con con phát tâm ưa thích tụng kinh niệm Phật học Phật, lúc đó mẹ con đồng thuận vì lợi lạc cho bà nhưng sau 49 ngày khi con tiếp tục tụng kinh thì mẹ con lại không cho nữa, mẹ nói không nên đào sâu, tập trung vào nó quá vì mẹ muốn con hành xử đúng với lứa tuổi chứ không phải như bà già lạy Phật tụng kinh, mặc dù mẹ con vẫn tin Tam Bảo tin nhân quả, dạy con giữ 5 giới. Con có thuyết phục và nói tu tập đâu đợi tuổi và những lợi ích của nó cũng không đựoc, con sợ gây tội bất hiếu vì cãi lời và đồng thuận mẹ, nhưng con luôn biết vô thường đến nhanh, có duyên gặp Phật pháp không tu bây giờ cứ hứa hẹn thì có khi không còn cơ hội. Từ đó con phát tâm chuyên tu Tịnh Độ, niệm Phật trong tâm, luôn cầu vãng sanh). Con không biết khi nào thì nói cho họ nghe được vì con sợ sẽ bị phản đối. Còn nếu cứ an phận buông xả mọi thứ nhất tâm niệm Phật đến khi vô thường đến họ sẽ không hiểu được và đau khổ, lúc đó sẽ chỉ ân hận vì sao không khai ngộ cho họ sớm. Con cảm thấy việc tu học, niệm Phật thật nhiều lợi ích nhưng rất bứt rứt khi không cảm hóa được gia đình, mình có được lợi lạc mà không cho những người thân cận mình thấu hiểu thì thật ích kỉ, thậm chí thấy cha mẹ phiền não hoài mà không giúp họ buông xả thì cảm thấy mình bất hiếu. Nam mô A Di Đà Phật con đều mong mỏi ước nguyện cả gia đình đều ăn chay niệm Phật cầu vãnh sanh cực lạc.
DIỆU CHÂN CẦU THỌ CHO MẸ.
Thời nhà Nguyên có một người con gái hiếu thảo, nàng họ Cát, tên gọi Diệu Chân. Năm nàng lên chín tuổi nghe thầy tướng số nói thân mẫu nàng chỉ sống đến tuổi năm mươi. Cát Diệu Chân vô cùng buồn bã, khấn nguyện với thần minh ở trên trời, bản thân tình nguyện trường trai, không kết hôn, đồng thời mỗi ngày đều tụng Kinh Quán Âm để cầu tăng tuổi thọ cho mẹ. Trong nhà, phàm là những thức ăn còn tươi sống đều không mang vào cửa. Đồng thời nàng còn dùng số tiền dành dụm từ công việc may vá của mình mà mua động vật phóng sanh, khuyên nhủ người thân và xóm giềng không sát sanh hại vật. Khi nhìn thấy trẻ em bắt chim, câu cá, nàng nhất định sẽ khuyên nhủ cha mẹ của các em bảo ban răn dạy các con. Lâu ngày dày tháng, hàng xóng láng giềng đều bị sự chân thành của nàng cảm hóa, khiến cho biết bao nhiêu tánh mạng của động được cứu sống. Sau này, mẫu thân của nàng sống đến tám mươi mốt tuổi. Đây chính là kết quả của việc giới sát phóng sanh và tấm lòng chí hiếu của Cát Diệu Chân đã khiến trời cao cảm động.
Lã Khôn có lời bình rằng: Cát Diệu Chân chỉ nghĩ đến ân tình của mẹ mà hy sinh hôn sự của đời mình, đây có thể nói là một việc làm hiếm có. Việc làm này xuất phát từ sự dụng tâm thuần nhất của nàng. Chỉ lấy việc phóng sanh để kéo dài tuổi thọ của mẹ, sau cùng đã đạt được thành công. Bởi vì phẩm đức lớn nhất trong trời đất đó là chính “sanh” (được sống), nên người có đức hạnh lớn nhất định sẽ được trường thọ. Lòng người an định, vui giữ bổn phận của chính mình thì sức mạnh phát ra có thể siêu vượt tự nhiên. Ai nói vận mạng con người không thế cải đổi được chứ?
Giáo Học Vi Tiên
A Di Đà Phật
Chào bạn Tịnh Độ!
Điều vướn bận của bạn: niệm Phật vãng sanh rồi, bỏ cha mẹ ở lại có coi là bất hiếu? Vậy nếu chẳng may vô thường đến, thân này mạng chung, có khiến cha mẹ đau buồn không? Bạn nên biết rằng ta và chúng sanh từ vô thủy kiếp đến nay đều là thân quyến của nhau, đồng nghĩa đã từng có vô lượng cha mẹ anh em… nếu được vãng sanh thành Phật sẽ độ được vô số chúng sanh- đó chính là đại hiếu, đại đức. Bằng không kiếp này bạn bỏ lỡ con đường niệm Phật vãng sanh thành Phật- trách nhiệm này một phần là do mẹ bạn cản trở, tội nghiệp là vô cùng nặng. Thế nên tâm tham luyến thân tình thế gian chẳng niệm Phật vãng sanh được- tâm này là tâm ma, chẳng phải tâm hiếu.
Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng; Phật còn chẳng thể độ kẻ vô duyên nữa là. Vậy nên cơ hội thành Phật đừng để mất đi, hiện tại vừa tu hành vừa tùy duyên mà nhắc nhở mọi người niệm Phật, không nhắc nhở được thì kiếp vị lai hãy quay lại mà độ họ.
Chúc bạn luôn tỉnh giác!
Nam Mô A Di Đà Phật
Chí tâm niệm Phật hết bệnh được Diêm vương tha về
Theo Minh Du Xác Ký, vào đời Thanh, Châu Triệu Canh ở Trường Châu, vợ là Trình Thị, vào năm Đạo Quang 12 (1832), bệnh gan bộc phát, liền nói giọng quỷ, khẩn cầu Triệu Canh hãy tụng chú Đại Bi để giúp siêu độ. Do vậy, hỏi quỷ có oán thù đời trước với người bệnh hay không? Đáp: “Không có!” Hỏi: “Bệnh không sao ư?” Đáp: “Chí tâm niệm Phật ắt sẽ được lành”. Tháng Tám năm sau, bệnh lại phát ra, hai mươi mấy ngày chẳng ăn uống gì được, bèn niệm Phật không ngớt. Sau đó, bà vợ hôn mê chẳng biết gì, hồn đi vào cõi âm, thấy Diêm Vương thẩm tra tù nhân, thiện ác đều rất rõ rệt. Do Trình Thị ăn chay niệm Phật, niệm Kim Cang Kinh, Đại Bi Chú, nên vua bèn thả về. Bà ta bèn kể tỉ mỉ những điều đã thấy, Triệu Canh ghi lại [thành bộ Minh Du Xác Ký] để khuyên đời.
Trích: Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích Cảm Ứng Tụng
Nhìn hình ảnh chú chim sẻ này vào những phút cuối của cuộc đời sao mà cô độc lạnh lẽo quá. Cuộc đời chúng ta rồi cũng thế. Chết mang theo được gì ngoài nghiệp mình đã gieo. Vậy nên chúng ta hãy ráng niệm Phật thật nhiều mới có thể mang chủng tử Phật theo được mà thôi.
Nam mô A Di Đà Phật.
https://www.facebook.com/hoathuongtinhkhong/videos/577665976280290
Cô ca sĩ, diễn viên, và người mẫu xinh đẹp ở Miến Điện (Myanmar) tên là Soe Pyae Thazin vừa quyết định bỏ lại hào nhoáng xa hoa chốn hồng trần để về nương náu nơi cửa Phật. Một vị Phật tương lai…
Soe Pyae Thazin được biết đến với vai trò là diễn viên, người mẫu và ca sĩ nổi tiếng, xinh đẹp và đa tài trong ngành công nghiệp điện ảnh Myanmar những năm trở lại đây. Bên cạnh tài năng của mình, Soe Pyae Thazin còn nhận được nhiều sự cảm mến từ người hâm mộ Myanmar bởi những nỗ lực lan tỏa tinh thần Phật giáo đến cộng đồng nước nhà.
A Di Đà Phật
https://www.facebook.com/PRBJOP2003/photos/pcb.145914823770751/145914773770756
https://www.facebook.com/PRBJOP2003/photos/pcb.145914823770751/145914760437424
https://www.facebook.com/PRBJOP2003/photos/pcb.145914823770751/145914657104101
https://www.facebook.com/PRBJOP2003/photos/pcb.145914823770751/145914650437435
https://www.facebook.com/PRBJOP2003/photos/pcb.145914823770751/145914707104096
https://www.facebook.com/PRBJOP2003/photos/pcb.145914823770751/145914693770764
https://www.facebook.com/PRBJOP2003/photos/pcb.145914823770751/145914753770758
https://www.facebook.com/b4wph/videos/1088803704664175