Học đạo chẳng có tài khéo chi khác, chỉ cốt biến cái sống thành cái chín, biến cái chín thành cái sống; lâu ngày thuần thục đúc thành một khối: niệm niệm Di Ðà, khắc khắc Cực Lạc. Kẻ học đạo hiểu biết thiển cận chỉ biết tham cầu lẽ huyền diệu, chẳng biết hướng ngay đến chỗ căn bổn để dốc cả tánh mạng ra hạ thủ công phu. Gặp phải cảnh vinh, nhục, họa hoạn, sanh tử liền thấy chân tay cuống quít. Ðấy chẳng những là đã dối người mà còn là tự lừa mình nữa! Cội gốc của sanh tử chính là các thứ vọng tưởng hằng ngày của chúng ta: ta – người, ghét, yêu, tham, sân, si v.v… Các nghiệp phiền não nếu còn mảy may chưa dứt thì sẽ trở thành cội gốc sanh tử.
Nếu ai muốn tham thiền đốn ngộ giải thoát sanh tử thì xin hãy tự xét sức mình có thể thật sự trong một niệm đoạn ngay được phiền não trong bao kiếp như cắt đứt mớ tơ rối hay không? Nếu chẳng đoạn nổi phiền não thì dù có đốn ngộ cũng trở thành ma nghiệp, há có nên xem thường ư!
Xét ra, chư Tổ đốn ngộ đều là do đã tích lũy công hạnh, tu hành dần dần trong nhiều đời nên mới đốn ngộ một chốc. Nói dễ chứ thật rất khó, chứ nào có phải là một dạ công phu trong vòng hai, ba mươi năm là sẽ có thể ngay trong phiền não nhất niệm đốn ngộ được đâu! Cần phải biết rõ căn khí của mình như thế nào.
Còn như một môn niệm Phật thì người đời chẳng biết chỗ nhiệm mầu của nó, coi là thiển cận, chứ thật ra môn niệm Phật bước nào cũng đạp lên Thật Ðịa! Vì sao vậy? Do vì bọn ta từ lúc có cuộc sống đến nay, niệm niệm vin níu vọng tưởng, tạo nghiệp sanh tử, chưa hề một niệm hồi quang phản chiếu tự tâm, chưa hề có một niệm chịu đoạn phiền não. Nay nếu thật có thể chuyển cái tâm vọng tưởng thành tâm niệm Phật thì niệm niệm đoạn trừ phiền não. Nếu niệm niệm đoạn được phiền não thì niệm niệm thoát sanh tử. Nếu thật sự có thể nhất niệm niệm Phật chẳng thay đổi, nhất tâm bất loạn thì so ra còn hơn là tham thiền vì tham Thiền còn có thể bị đọa lạc.
Nói chung, chỉ cốt ở chỗ nhất niệm chân thành, thiết tha mà thôi! Nhưng tham Thiền thì nhất định phải diệt sạch cái tâm thế gian, chẳng dung một niệm vọng tưởng. Còn niệm Phật là dùng tịnh tưởng để hoán chuyển nhiễm tưởng, dùng tưởng trừ tưởng. Căn khí của bọn chúng ta có thể thực hành pháp thay đổi này dễ dàng!
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu Mộng Du Tập của đại sư Hám Sơn Ðức Thanh đời Minh
Nam Mô A Di Đà Phật! Cho con hỏi là sao nhiều vị niệm được Phật hiệu đến mấy chục nghìn câu được ạ, phải thực hành sao mới được thế, con niệm 400 câu mất 30phut.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phàm Phu Vô Minh,
*Con số 400,1000,10000 hay 100.000…mới chỉ là hình tướng. Câu hỏi bạn nên đặt cho mình: 400 hồng danh A DI ĐÀ PHẬT bạn niệm hàng ngày là niệm trong tịnh lặng hay niệm trong phiền não, điên đảo tưởng?
Chúng ta là người tu tai gia, bị chi phối rất nhiều chuyện: công việc, học tập, công tác, sinh hoạt…một ngày dành được hai thời công phu sáng-tối, đều đặn, tu học chân chân pháp niệm Phật, kết hợp lúc đi, đứng, nằm, ngồi…nếu có thể, đều nhiếp tâm niệm Phật, kể như sự lợi lạc đã không thể nghĩ bàn. Vì thế bạn đừng nên câu chấp vào con số mà gặp chướng ngại.
*Người một ngày có thể niệm 3-40000 ngàn Phật hiệu phần lớn là người chuyên tu: chỉ có tu học, ngoài ra không bị chi phối bởi các sinh hoạt thế gian khác. Tuy nhiên bạn có thể phát huy công khoá niệm Phật của mình từng bước: 30 phút lên 45 phút, 1h, 1.30h rồi 2h…Quan trọng vẫn là bạn niệm gì trong khoảng thời gian đó? Nếu mỗi câu niệm Phật đều khởi lên từ tâm thanh tịnh=đầy lợi lạc; ngược lại, cho dù bạn ngồi niệm Phật cả ngày cũng chỉ là hành xác.
*Niệm Phật không quan trọng nơi số lượng, mà quan trọng nơi giác tâm của bạn trong mỗi hồng danh A DI ĐÀ PHẬT. Để trắc nghiệm tâm và định lực niệm Phật của mình bạn có thể phát tâm chọn 1 ngày cuối tuần, rồi thử niệm một buổi qua đêm cho tới sáng hôm sau thì sẽ rõ hiện trạng niệm Phật của bạn đang ở giai đoạn nào.
*Cổ Đức dạy: không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm. Bạn hãy lấy đó làm kim chỉ nam, quán chiếu tỉ mỉ trong các thời công khoá niệm Phật, bạn sẽ thấy con số niệm Phật của mình có thể hay không thể tiến xa hơn.
Chúc bạn thường tinh tấn.
TN
Nam Mô A Di Đà Phật! Con xin cảm ơn thầy Thiện Nhân chỉ bảo ạ!
ẤN QUANG ĐẠI SƯ DẠY RẰNG: Nơi nào thường xuyên gặp tai nạn, tai nạn giao thông, thiên tai, bệnh dịch, hỏa hoạn, lũ lụt…
HÃY VIẾT DANH HIỆU “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” Ở TẠI NƠI CÓ TAI NẠN, ĐỂ NHỮNG NGƯỜI Ở NƠI ĐÓ HOẶC NHỮNG NGƯỜI ĐI QUA ĐÓ AI CŨNG NHÌN THẤY VÀ GIEO VÀO CHỦNG TỬ THIỆN LÀNH CHO TẠI CHỖ ĐÓ… NƠI ẤY, MỘT THỜI GIAN TỪ TRƯỜNG SẼ THAY ĐỔI VÀ KHÔNG CÒN TAI NẠN NỮA…
KHẮC HOẶC SƠN SẼ BỀN HƠN…
Những nơi nào có nhiều tai nạn hãy khắc, vẽ hoặc viết thật nhiều danh hiệu “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” ở nơi đó để mong giảm bớt tai nạn, tiêu tai giải nạn cho tha nhân, tránh đau thương cho thân nhân. Có thể dán danh hiệu Phật lên tấm bảng, hoặc treo bảng, cắm bảng… miễn sao có danh hiệu Phật nơi đó để từ trường sẽ thay đổi không còn tai nạn đáng thương nữa.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nguồn : Quán Tự Tại
https://www.facebook.com/bich.lan.946/posts/2836165116611523
A di đà Phật.
Cho con được phép hỏi.
Trong “Niệm Phật Tông Yếu”, Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy:
“Thọ giáo và phát tâm không hẳn là cùng lúc, vì phát tâm thì gặp duyên mà phát khởi. Trước đây có một vị sơn tăng hỏi tôi rằng: “Tôi học pháp môn Tịnh Độ đã lâu, hiểu được đôi chút nhưng chưa phát khởi được tín tâm. Phải dùng phương tiện gì để thành lập tín tâm?”. Tôi đáp: “Hãy cầu nguyện Tam Bảo gia bị”. Vị tăng kia tuân theo lời dạy. Một hôm ông ấy đến chùa Đại Đông, gặp lúc đang gác cây đòn dông ở chánh điện. Ông bèn đứng xem, bỗng nhiên tín tâm phát khởi rồi tự nhủ rằng: “Nếu không có sự tính toán khéo của người thợ thì làm sao cây đòn dông lên đó được?! Người thợ tầm thường còn vậy huống gì sức thiện xảo không thể nghĩ bàn của Như Lai! Mình có cái chí nguyện vãng sinh, Phật có lời thề tiếp dẫn. Vãng sinh Tịnh Độ hẳn nhiên là tương ứng!”
Từ đó không còn tâm nghi ngờ nữa. Sau nầy ông có đến cho tôi biết. Ba năm sau thì được vãng sinh, điềm lành rất nhiều. Bởi thế nên thường cầu nguyện Tam Bảo gia bị.”
Con xin hỏi là “cầu nguyện Tam Bảo gia bị” như trên đây là như thế nào ạ? Có phải là phải đến chùa rồi làm lễ không ạ? Hay chỉ luôn nguyện cầu trong tâm là được ạ.
Con mong được thiện tri thức chỉ dạy cách cầu nguyện Tam Bảo đúng cách ạ. Bởi vì con đang muốn thành lập tín tâm.
A Di Đà Phật
Chào bạn Thanh Tịnh!
Hạnh Nhân không dám diễn nghĩa lời Tổ dạy, chỉ mạo muội nêu lên chút hiểu hèn mọn:
“Thọ giáo và phát tâm không hẳn là cùng lúc, vì phát tâm thì gặp duyên mà phát khởi.” Tổ lấy dẫn chứng từ Vị Sơn Tăng, Vị Sơn Tăng niệm Phật đã lâu= thọ giáo, nhưng chưa phát khởi tín tâm= chưa phát tâm => “Thọ giáo và phát tâm không hẳn cùng lúc”
Cho đến khi ông ấy đến chùa Đại Đông, gặp lúc đang gác cây đòn dông ở chánh điện, ông bèn đứng xem, bỗng nhiên tín tâm phát khởi= gặp duyên => gặp duyên phát khởi phát tâm. Phát tâm này là tín nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc.
Người niệm Phật muốn vãng sanh Tây Phương phải hội đủ 3 yếu tố: Tín, Nguyện (phát tâm tin sâu nguyện thiết), hạnh (thọ trì danh hiệu Phật). Chư Tổ dạy: niệm Phật được vãng sanh hay không đều do tín nguyện, phẩm vị cao hay thấp do trì danh sâu hay cạn. Ngày nay người niệm Phật nhiều, người vãng sanh không được bao nhiêu cũng vì chúng ta không có hoặc thiếu đi tín nguyện. Thành thật mà nói, nghĩ rằng lúc lâm chung muốn Phật dẫn đi hay quỷ dẫn đi, tất nhiên là muốn Phật tiếp dẫn, nên cũng muốn vãng sanh Tây Phương, nhưng vấn đề là nơi Ta Bà này cái gì cũng không buông được, vẫn còn tham luyến, không buông được, không rời Ta Bà thì làm sao đến Tây Phương.
Cho nên cầu Tam Bảo gia bị, đích thực chính trong tâm hành giả phải hướng mục tiêu học Phật để thành tựu Bồ Đề, khi trong tâm còn sự nghi hoặc. Lúc đó, hãy cầu Tam Bảo gia bị. Trước hay sau hai thời khóa chính, hãy nguyện cầu: mười phương chư Phật, A Di Đà Từ phụ gia hộ cho con niềm tin vào Tịnh độ kiên cố vững chãi, nguyện một đời này con được vãng sanh về đất Phật sau đó thừa nguyện độ sanh. Chỉ cần đối trước ban thờ Phật tại gia mà thành tâm khấn nguyện như vậy là được, không nhất thiết phải đến Chùa.
Còn lại trong tâm chúng ta cái gì cũng không buông được, tài- sắc- danh- thực- thùy cái gì cũng không xả bỏ được, cho dù hàng ngày có khấn vái thế nào, chỉ là chúng ta đang gạc Phật, gạc bản thân chúng ta mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà Phật.
Xin cảm tạ thiện tri thức Hạnh Nhân.
Nhà con hiện chưa có bàn thờ Phật, nếu con chỉ hướng về Tây thành tâm khấn nguyện thì có được không ạ?
A Di Đà Phật
Chào bạn Thanh Tịnh!
Đúng như bạn nói, tuy nhiên phải chọn nơi nào sạch sẽ trang nghiêm nhé!
Chúc bạn thân tâm an lạc, kinh cố niệm Phật, vãng sanh Cực Lạc!
Nam Mô A Di Đà Phật
Hỏi: Kinh Vô Lượng Thọ và Phẩm Phổ Môn đều dạy chúng ta trong lúc nguy nan thì niệm Bồ Tát Quán Âm. Hiện nay con nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật, trong lúc tâm đang tưởng đến A Di Đà Phật thì có giống như Quán Âm Bồ Tát cứu người trong lúc nguy nan khẩn cấp không ạ? Hay là vẫn phải niệm Quán Thế Âm Bồ Tát?
Hòa Thượng Tịnh Không trả lời: Người chuyên tu Tịnh Độ (Pháp Môn Niệm Phật) chúng ta không sợ nguy nan. Nguy hiểm và gian nan đối với chúng ta mà nói thì chẳng đáng được xem là việc lớn. Chỉ cần nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật là được. Vì sao trong kinh Phật khuyên chúng ta niệm Quán Thế Âm Bồ Tát? Đó là đối với người ý niệm vãng sanh vẫn chưa kiên định, vừa muốn vãng sanh mà vẫn còn lưu luyến thế gian này, vẫn chưa muốn đi. Đối với loại người này niệm Quán Âm Bồ Tát thì được, Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn. Ngoài ra còn có những Phật tử không tu Tịnh Độ, thuộc các tông phái khác, tu Thiền, tu Mật, tu học những pháp môn tông phái khác, bao gồm người tu học Tiểu Thừa, gặp tai nạn niệm Quán Âm Bồ Tát thì nhất định có cảm ứng.
https://www.facebook.com/nammoduocsuphat/posts/3197101410385866
https://www.facebook.com/AnSiToanThu/photos/pcb.1596883923815742/1596881787149289/
https://www.facebook.com/AnSiToanThu/photos/pcb.1596883923815742/1596881770482624
https://www.facebook.com/AnSiToanThu/photos/pcb.1596883923815742/1596881847149283
https://www.facebook.com/AnSiToanThu/photos/pcb.1596883923815742/1596881780482623
TẤM LÒNG CỦA CHỦ CÂY XĂNG!
Bảng 1 (phía cây xăng): MỜI QUÝ KHÁCH ĐI NHÀ VỆ SINH, KHÔNG CẦN PHẢI HỎI, KHỎI MUA XĂNG DẦU, CÓ PHÒNG ƯU TIÊN CHO NGƯỜI GIÀ VÀ NGƯỜI TÀN TẬT.
Bảng 2 (phía quán chay bên cạnh cây xăng): NHÀ VỆ SINH QUÝ KHÁCH ĐẾN ĐI TỰ DO VÀ TẮM CHO MÁT, KHÔNG CẦN PHẢI ĂN UỐNG GÌ HẾT.
(Ảnh chụp vào tháng 8/2020 tại cây xăng Thuận Bình Yên, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. fb.com/AnSiToanThu)
Kính chúc chủ cây xăng và tất cả mọi người, mọi loài sức khỏe, bình an!
Thưa chư vị tiền bối cùng quý cô chú, liên hữu trên Đường về cõi Tịnh.!
Bản thân con có lẽ nghiệp chướng sâu nặng, tập khí xấu ác chưa chuyển hóa nên cứ sanh phiền não. Có lúc siêng năng dụng công tu tập, có lúc lại dãi đãi. Con xin được phép hỏi chư vị là con nghe nói trong kinh Nhân quả có để ai mà đi ngang qua tượng Phật không cúi đầu thì kiếp sau sẽ bị lùn, thấp, bé. Con đã lập bàn thờ Phật trong phònh sách mà chồng con đi ngang không cúi đầu, mặc dù con đã dùng bình phong ngăn che lại. Nhưng con vẫn thấy bất an vì con đã tạo nhân không tốt cho chồng con, có đúng vậy không ạ? Có vị cư sĩ kia bảo tại con thờ Phật mà không được sự đồng ý của chồng con, con gieo nhân cho chồng con mang tội không tôn kính Phật nên con cũng bị quả báo là tâm tôn kính Phật của mình bị lung lay. Có đúng như thế không ạ? Chồng con bảo con là tới khi con của con học lớp 4 là phải dẹp hết vì đây là phòng sách học nên không được để đây. Hồi chiều con hỏi lại lần nữa là có nhất thiết phải dẹp không thì ổng bảo là tùy con nhưng ổng không vui. Con định gửi tượng Phật về chùa và quý Thầy trên chùa cũng đã đồng ý nhận. Nhưng mà tâm con cảm thấy tiếc nối. Khó xử quá ạ!
A Di Đà Phật
Chào bạn Lê Kim Thúy!
Kinh Nhân Quả có ghi “Đời nay lùn bé do nhân gì. Kiếp trước xem kinh để dưới đất”, HN không thấy có nội dung mà bạn đã thắc mắc. Nhà của HN, bàn thờ Phật được đặt ở phòng khách, HN chỉ lưu ý mọi người tránh trung tiện khi ở nơi đây, thật sự chưa nghe nói khi đi qua tượng Phật, Bồ Tát phải cuối đầu.
Việc lập bàn thờ Phật trong phòng khách đúng thật bạn phải xem xét lại. Khi chồng, người nhà bạn không đồng ý, khiến họ khó chịu nên tâm bạn không hề an, họ cũng vì chuyện này mà mất phước. Chỉ cần có một bức ảnh A Di Đà Phật, lúc hành trì thì lấy ra, không thì cất vào; đơn giản như vậy, không phiền mọi người rồi. Nếu chúng ta học Phật, cái gì cũng quyết làm theo ý mình, mọi người không ưa thích sẽ có ác cảm với Phật pháp, làm sao mình có cơ hội độ cho họ. Thế nên hãy tùy duyên, tùy thuận, tâm tướng chúng ta mát mẻ, hiền hòa, mọi người xung quanh họ sẽ có thiện cảm với đạo Phật, cũng muốn gần gũi, học hỏi.
Phật ở trong tâm. HN thì tải hình A Di Đà Phật về máy điện thoại, đặt ở màn hình khóa, có lúc nửa đêm gặp ác mộng, liền bấm điện thoại một cái, A Di Đà Phật hiện ra ngay, vô cùng an tâm 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin cảm ơn liên hữu Hạnh Nhân đã chia sẽ! Còn vấn đề này nữa ạ! Mình lỡ phát nguyện mua 1 tấn gạo để tu phước trong tháng 7 này, nương nhờ Phật lực từ bi cứu độ cho ông bà ngoại và ông nội được thoát khỏi Tam Ác Đạo.thế nhưng giờ giá gạo lại lên và số tiền mình để dành lại không đủ mua 1 tấn vì vậy mình biết mình sai vì đã phan duyên, tháng trước hỏi thì nghe nói 1 tấn gạo 11triệu giờ thì 12 triệu, mình đang ở Hàn nên không biết tình hình giá cả bên Việt Nam diễn biến như vậy, mình cảm thấy có lỗi với chư Chư Phật Bồ Tát vì đã hứa mà không giữ được lời.
Thứ hai là tâm mình khi nhìn thấy tượng Phật không đẹp thì tâm lại sanh phiền não, buồn chán và cũng muốn gửi tượng Phật về chùa chứ không phải mình không tôn kính Phật. Mình biết như vậy là không đúng nhưng phải làm sao ạ?
A Di Đà Phật
Chào Kim Thúy!
*Chuyện mua 1 tấn gạo để bố thí, nếu không đủ duyên làm, bạn nên phát nguyện chuyển sang việc phước khác, đặt biệt là phóng sanh.
Có thể nói khi đã làm việc phước, không nên có tâm phân biệt. Song chúng ta còn là phàm phu sát đất, một miếng ăn không ngon đã phiền muộn rồi. Thế nên với việc phước, khi đã còn tâm phân biệt, nên ưu tiên cứu chuộc thân mạng cho chúng sanh. Tình hình ở Việt Nam hiện nay, có thể nói, người dân mọi miền có thể thiếu mặc, nhưng không bị thiếu đói. Nhà nước Việt Nam và các tổ chức từ thiện lưu ưu tiên cho việc đảm bảo người dân có cái ăn. Các nhà hảo tâm (số đông) họ không học Phật, nên chỉ chuyên giúp đỡ người nghèo khó, người nghèo khó đã có họ giúp; còn những chúng sanh kia hàng ngày bị giết mổ ăn thịt, nếu người học Phật chúng ta không cứu chuộc, chúng không có cơ hội nào nữa.
HN chỉ bày tỏ ý riêng như vậy.
*Phật, Bồ Tát tướng hảo vô cùng đẹp đẽ, đoan nghiêm. Những hình, tượng Phật, Bồ Tát được tô vẽ lại chỉ là phát họa trong sự tưởng tượng của chúng ta mà thôi. Nếu đã chọn được tướng hảo A Di Đà Từ phụ mà mình muốn chiêm ngưỡng, lễ bái thì nên chọn một tướng hảo ấy.
Thời bây giờ không khó, để tự tìm kiếm hình Phật tải về điện thoại, hoặc in hình Phật ra giấy- ép lụa/ép nhựa theo ý của mình. Bằng không bạn cũng có thể giữ lại tượng Phật, nếu hoàn cảnh không thể thờ cúng, bạn hãy cất tượng vào chiếc hộp sạch, khi nào đến thời khóa thì lấy ra chiêm ngưỡng bái lạy. Tuy nhiên tượng Phật dễ vỡ nên bạn phải hết sức cẩn thận.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Lê Kim Thuý,
PH nhận thấy tâm bạn có nhiều phiền não, có lẽ phần lớn là do bạn cưỡng cầu. Người tu tại gia nếu quá chấp vào hình thức thì sẽ sanh phiền não vì như bạn đã thấy, “gia” là nhà, không phải là chùa. PH nghĩ chồng bạn đã không vui thì tạm thời đừng thờ Phật nữa. Tượng Phật bạn nhìn thấy không hoan hỷ thì cứ mang lên chùa hoặc cất đi. Bạn muốn bố thí, có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, số còn thiếu thì sau này bù vào. Đây chính là “tùy duyên”, “đồng thuận chúng sanh”.
Điều quan trọng lúc này là tập trung tu tập cho tâm mình an. Tất cả việc đó đều là chướng nghiệp của mình, dù vậy bạn cũng đừng tự trách mình rồi sanh phiền não. Chấp nhận nghiệp của mình, rồi gắng tu tập để hoá giải. Bây giờ bạn hãy tăng cường tập trung niệm Phật, càng nhiều càng tốt. Không nên quá chú trọng việc phải ngồi trước bàn thờ hay phải có hình Phật, việc đó hãy tùy duyên, quan trọng là trong Tâm bạn phải nhớ, nghĩ đến Phật.
Bạn hãy quay vào, soi vào Tâm mình nhé.
Chúc bạn an vui, tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cách dụ trẻ nhỏ niệm Phật.
https://www.facebook.com/100022182962272/videos/766965840719508
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Con xin chân thành cảm ơn lời chỉ dạy của cư sĩ Phước Huệ cùng liên hữu Hạnh Nhân. Nhờ sự gia trì của Tam Bảo nên con đã có đủ và dư luôn số tiền mà mình đã phát nguyện, và con đã học được bài học là không nên phan duyên khi không biết mình có đủ khả năng hay không. Gian nan thử thách cứ không ngừng, không khéo con đã rơi vào tà kiến.
Con còn điều khó xử là chúng ta có nên mua bảo hiểm Nhân thọ, bảo hiểm ung thư, bảo hiểm tổng hợp cho con của mình không hay là nên gửi tiết kiệm? Lấy số tiền mua bảo hiểm đó đi gửi tiết kiệm với làm từ thiện sẽ tốt hơn mua bảo hiểm chăng? Bên Hàn và cũng như nhiều nước tư bản khác, có nhiều loại bảo hiểm. Chồng con mua cho con loại bảo hiểm tổng hợp 263 ngàn won/tháng. Hợp đồng 25 năm, vậy tổng số tiền đóng là khoảng 78triệu tiền Hàn(tương đương 76ngàn đô). Nội dung bảo đảm là sau khi đóng hết hợp đồng 25 năm thì sẽ được bảo đảm chữa trị đến 90 tuổi với điều kiện là không rút tiền ra. Còn nếu rút ra là chỉ được khoảng 50 ngàn đô thôi và mọi chi phí điều trị không được hỗ trợ nữa. Ý của con là mình là người học Phật thì có nên tham gia bảo hiểm như vậy không? Bản thân con thì thật sự không muốn nhưng chồng của con lo sợ con bị bệnh thì gánh nặng kinh tế lại càng khó khăn. Giờ con nên gửi tiết kiệm cho con của con hay nên mua gói bảo hiểm như vậy ạ? Con sống bên này một mình không tiếp xúc với người Việt nhiều nên tiếng Việt của con hơi có vấn đề thì phải, cứ viết lòng vòng. Kính mong chư vị thông cảm cho ạ
CÔNG ĐỨC NIỆM PHẬT VƯỢT HƠN BỐ THÍ TIỀN CỦA, GẤP TRĂM NGÀN VẠN LẦN.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Phổ Môn có đoạn: “Số Bồ Tát nhiều như cát sông Hằng, dù cúng dường nhiều gấp sáu mươi hai ức (6 triệu 200 ngàn) lần số Bồ tát, cũng chẳng bằng một thời lễ bái, cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm”.
Kinh Thập Luận nói: “Một trăm kiếp niệm Quán Thế Âm, chẳng bằng khoảng thời gian một bữa ăn niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng”
Tịnh Độ Quần Nghi Luận nói: ” Một Đại kiếp niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng, chẳng bằng niệm một câu A Di Đà Phật”.
Kinh Niết Bàn nói: ” Một tiếng niệm Phật phân làm mười sáu phần công đức. Nếu có một người bố thí cho chúng sanh khắp cả một thế giới trải qua ba tháng nhưng chỉ cần đem 1 phần 16 công đức của một tiếng niệm Phật cũng hơn công đức của người bố thí kia”.
Thế nên phải biết công đức niệm Phật hơn cả sự bố thí tiền của gấp trăm ngàn vạn lần. Danh hiệu Phật A Di Đà vốn đầy đủ vô lượng vô biên hằng hà sa công đức, vô lượng vô biên hằng hà sa ý nghĩa, vô lượng vô biên hằng hà sa lực dụng, cứu cánh, cảnh giới, giác tánh… dẫu trăm ngàn muôn ức Na do tha vi trần Đại kiếp, cũng không thể diễn nói hết được. Vì thế bản thân mỗi hành giả tu học nên thời thời nhớ niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT chớ để luống quên.
Xin thường niệm A DI ĐÀ PHẬT
HT. Tịnh Không
Nguồn facebook Nguyen Thuy
A di đà Phật.
Con xin được thưa hỏi quý thiện tri thức:
– Vọng ngữ có quả báo gì?
– Người không vọng ngữ được lợi ích gì?
– Xin quý thiện tri thức giới thiệu cho con những lần Phật quở trách, răn nhắc đệ tử khi phạm tội vọng ngữ, và những lần Phật ngợi khen ngợi đệ tử khi giữ trọn giới hạnh không phạm vọng ngữ.
– Vì sao lời Phật thuyết ra lại được trời người tôn kính vâng làm?
– Vì sao lời Phật thuyết ra lại được tán thưởng, ngợi khen rằng là lời chân thật, không hư dối, là lời đem lại lợi ích chân thật cho muôn loài chúng sanh?
Nguyện quý thiện tri thức thường tinh tấn và an lạc.
A di đà Phật.
Cháu chào các cô chú, cháu sau 1 khoảng thời gian tìm hiểu về Phật pháp thì cháu mới thực hiện phóng sinh và ăn chay 2 ngày là mồng 1 và ngày 15 thôi ạ, thỉnh thoảng cháu giúp đỡ mọi người ! Còn về việc niệm Phật thì cháu lơ mơ lắm ạ, cháu thỉnh thoảng lúc sắp ngủ thì niệm Nam Mô A Di Đà Phật , cháu mong các cô chú cho cháu 1 bài chú cho cháu niệm 10-15 phút vào buổi sáng ạ, vì cháu lười lắm 🙂
A Di Đà Phật
Chào Lê Kim Thúy!
HN nhớ đến một đoạn pháp của Ân Sư Tịnh Không “Tôi cả đời không bị bệnh vì số tiền chữa bệnh đã bố thí thuốc men rồi”. Ngày nay mọi người đều đi mua bảo hiểm y tế để phòng khi đau bệnh. Vậy chúng ta có trông chờ mình được đau bệnh để nằm viện hay không, nếu không mong chờ thì để dành quỹ chữa bệnh làm gì? “Tâm nghĩ sự thành”, đừng nghĩ mình đau bệnh, hãy nghĩ mình khỏe mạnh, thế nên tiền chữa bệnh hãy phóng sanh, bố thí thuốc men. Vô thường đến không hẹn trước, đã là người niệm Phật nên nguyện Phật đến khi nào sẽ đi lúc đấy, chúng ta muốn vào bệnh viện là vẫn mong chờ có cơ hội sống. Nên biết rằng chết sống đều đã định, mạng sống hết, có vào viện cũng vậy, không kéo dài được.
Thế nên đồng tiền trong túi để dành một phần, một phần lo cuộc sống, một phần hãy làm từ thiện. Chúng ta cứ học theo Ân Sư Tịnh Không chắc chắn không sai đâu 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà Phật.
Con xin được thưa hỏi quý thiện tri thức:
– Vọng ngữ có quả báo gì?
– Người không vọng ngữ được lợi ích gì?
– Xin quý thiện tri thức giới thiệu cho con những lần Phật quở trách, răn nhắc đệ tử khi phạm tội vọng ngữ, và những lần Phật ngợi khen ngợi đệ tử khi giữ trọn giới hạnh không phạm vọng ngữ.
– Vì sao lời Phật thuyết ra lại được trời người tôn kính vâng làm?
– Vì sao lời Phật thuyết ra lại được tán thưởng, ngợi khen rằng là lời chân thật, không hư dối, là lời đem lại lợi ích chân thật cho muôn loài chúng sanh?
Nguyện quý thiện tri thức thường tinh tấn và an lạc.
A di đà Phật.
Chào bạn Thanh Tịnh,
Bạn xem hai trích dẫn bên dưới nhé.
Trích từ Kinh giáo giới La Hầu La
“Khi Đức Phật đến thăm, La Hầu La bưng nước rửa chân cho cha mình. Rửa chân xong, Đức Phật đổ nước, rồi chừa lại trong thau một chút. Sau đó Ngài hỏi La Hầu La:
– Này La Hầu La, con có thấy còn một chút nước hay không?.
La Hầu La thưa:
– Bạch Đức Thế Tôn con có thấy.
Đức Phật Ngài nói:
– “Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối. Này La Hầu La đời sống đạo đức của một con người, nếu con nói láo mà không biết hổ thẹn tội lỗi thì lợi ích và hữu dụng nó ít như ở trong thau còn một ít nước vậy” .
Sau đó Đức Phật Ngài đổ hết nước trong thau ra ngoài, rồi hỏi:
– “Này La Hầu La, con có thấy trong thau này hết nước chưa?” –
– “Bạch thế tôn con thấy’’. La Hầu La thưa.
Đức Phật dạy:
– “Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.” Này La Hầu La, đời sống đạo đức của một con người nó rỗng không giống như một con người nói láo mà không có tàm, không có quý, thì nó rỗng không và nó vô tích sự giống như cái thau không còn nước .
Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói:
-“Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.”
Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói:
-“Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.”
Sau đó Ngài dạy con:
“Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.””
Hết trích.
Trích từ Kinh Mười Nghiệp Lành.
“Lại nữa, long vương! Nếu ai không nói dối thì liền được tám điều mà chư thiên tán thán. Những gì là tám?
1. Miệng luôn thanh tịnh như hương thơm của hoa sen xanh.
2. Được mọi người trong thế gian tin tưởng và khâm phục.
3. Lời nói chánh trực và trời người kính mến.
4. Luôn dùng ái ngữ để an ủi chúng sanh.
5. Được niềm vui thù thắng và ba nghiệp thanh tịnh.
6. Lời nói không nhầm lẫn và tâm thường hoan hỷ.
7. Lời nói ra được trời người tôn trọng và phụng hành.
8. Trí tuệ thù thắng và chẳng ai có thể chế phục.
Đây là tám điều. Nếu có thể hồi hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì họ sẽ được lời nói chân thật của Như Lai và cuối cùng sẽ thành Phật.”
Hết trích.
Chúc bạn an vui, tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nhờ Giáo pháp của Thế tôn mà chúng con biết được con đường thoát khổ được vui, chúng con biết được đúng Chánh Pháp.
Con vẫn thường niệm Phật A Di Đà và niệm Đức Thế Tôn, dâng lòng thành kính đến Người, nhờ Người mà chúng con biết được con đường như ngày nay.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!