Pháp môn niệm Phật tuy được hoành siêu tam giới, nhanh chóng liễu sinh thoát tử, nhưng lúc sắp mạng chung là quan trọng nhất. Nếu thường ngày tín nguyện thâm sâu, thành tựu tịnh hạnh, hoặc được lý nhất tâm bất loạn, hoặc được sự nhất tâm bất loạn, tự mình biết trước giờ đi, chánh niệm hiện tiền, vô ngại tất cả, thì ắt vãng sinh, như vào thiền định, chỉ trong búng tay, thác sinh hoa sen, nghiệp tại Ta bà, thần thăng Cực lạc, chứng đủ tam bất thoái.
Nếu ba món tư lương tín nguyện hạnh đầy đủ mà chưa được sự nhất tâm bất loạn, lý nhất tâm bất loạn thì lúc mạng chung cần phải có người trợ niệm. Ðáng lo ngại nhất là lúc mạng chung bị các duyên trói buộc, tâm người sắp chết ưu não, không có chánh niệm thì sẽ trở ngại cho việc vãng sinh. Là thân hữu, bà con, đồ quyến nên hiểu rõ lý này, sự trợ niệm cho người mạng chung rất là cần thiết.
Như những người niệm Phật tại gia, một đời niệm Phật quyết cầu vãng sinh Cực lạc, tốt nhất là nên đem việc nhà, cho đến việc tang lễ sau khi chết, sắp xếp giao phó rõ ràng; hoặc lập di chúc để tránh lo lắng lúc sắp mạng chung. Ðồng thời nên dặn dò gia quyến, lúc lâm chung nên cùng nhau trợ niệm, không được nói chuyện thế sự. Kỵ nhất là khóc lóc làm não loạn người chết. Lúc mạng chung nếu không nhất niệm hiện tiền thì không được vãng sinh, quan hệ trọng đại xin chớ xem thường. Rất mong những người thân quyến, nên lấy trợ niệm làm hiếu, đừng đem tình ái gia duyên mà làm lỡ đại sự vãng sinh. Là người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ chúng ta, phải biết một đời cần khổ, rốt cuộc kết quả tốt đẹp hay không là ở chỗ giây phút sau chót này, lúc mạng sắp chung, chính là lúc quyết định phàm thánh. Lúc này cần phải buông hết muôn duyên, nhất tâm chuyên niệm Thánh hiệu A Di Ðà Phật, cầu thấy Phật Bồ Tát cùng đến tiếp dẫn, cầu sinh thượng phẩm Liên hoa, một niệm hiện tiền thì việc vãng sinh là điều tất yếu, chỉ trong thoáng chốc lìa khỏi Ta bà ngũ trược, nên gọi là niệm Phật mau được liễu sinh thoát tử vậy.
Trích Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật
Biên soạn: Viên Anh Pháp Sư
Việt dịch: Thích Nguyên Anh
Ký Sự Vãng Sanh: Sư Ông Thích Thiện Huệ Niệm Phật Thấy Phật Vãng Sanh
https://www.youtube.com/watch?v=A6RdKQicvm8
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HUỆ – NIỆM PHẬT BIẾT TRƯỚC NGÀY GIỜ VÃNG SANH.
Sư Ông (Hòa Thượng Thiện Huệ) nói với Thầy Hoằng Niệm cách đây 4 năm tại Chùa Vạn Đức lúc Lễ Đại Tường của Sư Ông Vạn Đức (Cố Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh).
Sư Ông nói: 4 năm nữa, vào tháng 11 âm lịch Sư Ông sẽ về với Phật A Mi Đà.
Và đúng như lời Sư Ông nói sau 4 năm vào tháng 11 âm lịch Sư Ông đã an tường thị tịch, nhẹ gót về Tây.
Sự thị hiện và biểu pháp của Sư Ông cho hàng hậu học của chúng con thêm vững niềm tin vào pháp môn Tịnh Độ.
Hàng hậu học chúng con xin niệm ân trên Sư Ông đã luôn luôn khuyên răn chúng con: chuyên tâm niệm Phật, thẳng một đường đi mà về quê hương Cực Lạc.
Đại lão Hòa Thượng Thích Thiện Huệ – thế danh Nguyễn Văn Xem (7/1923) đã thâu thần thị tịch vào sáng ngày 02.11.Canh Tý (15/12/2020) tại Vạn Phật Đại Tòng Lâm Tự l, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Ngài trụ Thế: 98 năm.
Nam mô Lạc bang Giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cửu phẩm hàm linh mông thát hóa.
Đại từ đại bi Tiếp dẫn Đạo sư A Mi Đà Phật thùy từ tiếp độ!
Nam Mô A Di Đà Phật
Người Không Lo Xa Ắc Có Hoạ Gần
Trên kinh Pháp Hoa, Thế Tôn Ngài nói lời thành thật, Ngài đã thành Phật từ kiếp lâu xa. Trên kinh Phạm Võng nói, lần này Ngài đến thế gian thị hiện làm Phật tám tướng thành đạo là lần thứ tám ngàn, thế giới phương khác thì không tính, chỉ riêng đến cõi này là lần thứ tám, khi đến vẫn phải làm ra như vậy, dường như một phàm phu không hiểu biết thứ gì, làm Thái Tử ra ngoài du ngoạn, xem thấy tất cả người vật trong xã hội, xem thấy sanh lão bệnh tử xúc động tới tâm tu hành, đều là giả làm như vậy, đều là đang diễn kịch cho chúng ta xem. Chúng ta ngày ngày xem thấy sanh lão bệnh tử không hề cảm xúc, dường như không có việc gì, bất tri bất giác liền đến trên thân chúng ta, thời gian qua được rất nhanh, bất tri bất giác liền đến, đến khi chính mình sanh lão bệnh tử tới hối hận không còn kịp.
Ngạn ngữ đã nói, “người không lo xa ắc có họa gần”, ý nghĩa của câu nói này rất sâu, cái gì gọi là lo xa? Có nghĩ đến lúc bạn già hay không? Có nghĩ đến lúc bạn bệnh hay không? Có nghĩ đến lúc bạn chết hay không? Có nghĩ đến đời sau hay không? Nếu con người có thể nghĩ đến việc này mới gọi là lo xa, chúng ta phải hiểu rõ những vấn đề này, chúng ta phải làm thế nào mới có cách nghĩ chính xác? Nếu như có thể dạy cho chúng ta ngay trong một đời này, không già không bệnh không chết, đó gọi là chánh tri chánh kiến.
Không nên cho rằng, tương lai chúng ta sẽ già, ta phải chuẩn bị một ít tiền, nghĩ ra một cách để tương lai dưỡng già. Tôi tương lai phải có bệnh, tương lai cần phải có một khoảng tiền để làm phí thuốc than, rồi còn phải chết, khi chết còn phải mai táng như thế nào đó, còn phải dự bị một ít, nếu như bạn có cái cách nghĩ này đó không phải là nghĩ xa lo gần, bạn đã hoàn toàn sai rồi.
Hiện tại bạn chưa có già thì bạn đã chuẩn bị già, bạn sẽ già rất nhanh, bạn rất nhanh sẽ già đi, bạn đã chuẩn bị rồi mà. Hiện tại bạn không có bị bệnh, bạn đã chuẩn bị phí thuốc than ở nơi đó chờ bị bệnh thì bạn làm sao mà không bệnh chứ? Thậm chí đến tương lai khi chết còn phải tìm một nơi phong thủy tốt, thì bạn sẽ chết rất nhanh, cả thảy đều sai hết. Chân thật nghĩ đến những sự việc này phải mau tu học đại thừa, Phật pháp đại thừa kinh Vô Lượng Thọ thành thật mà nói chính là dạy chúng ta làm thế nào không già, làm thế nào không bệnh, làm thế nào không chết, ba vấn đề lớn này Phật pháp đích thực vì chúng ta giải quyết, giải quyết cứu cánh viên mãn, vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc không phải chết, sống mà ra đi.
Trong những năm gần đây ở Singapore và Malaysia, người niệm Phật vãng sanh không ít. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên đi đưa người vãng sanh, ông đã đưa rất nhiều, e rằng không có người nào có thể so được với ông, ông tiễn vãng sanh, chính mắt xem thấy hiện tượng, tướng lạ vãng sanh là sống mà ra đi, không phải chết rồi mới ra đi, thấy được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, cùng nói với người hai bên, “Phật đến rồi tôi theo ngài đi đây”, là đi theo Ngài, túi da này không cần nữa, bỏ đi, thân tâm thế giới tất cả buông bỏ, đến sau cùng cái túi da này cũng phải buông bỏ, cũng không cần, theo Phật A Di Đà đi đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc hóa sanh trong hoa sen, được cái thân tướng đó là thân kim cang bất hoại, bạn xem trên kinh nói, đều là thân sắc vàng tử ma, tướng mạo đẹp giống như A Di Đà Phật vậy. Không chỉ 32 tướng 80 mươi sẽ đẹp.
Vì sao họ có thể đi được vậy? Bởi vì họ có thể buông bỏ, họ buông bỏ lúc nào? Hiện tại liền buông bỏ, không phải đợi đến khi lâm chung mới buông bỏ, buôn bỏ ngay hiện tại. Bởi vì hiện tại đã buông bỏ cho nên bạn sẽ không già, sẽ không bệnh. Lý Mộc Nguyên hảo tâm muốn tìm mấy người đến chăm sóch cho tôi, cho rằng tôi già rồi, tôi không cần, tôi không chịu lổ đâu. Học Phật phải hiểu được đạo lý của Phật pháp, đó là chân lý.
(Trích từ trích đoạn 164 của Hòa Thượng Tịnh Không)
Câu chuyện rất ý nghĩa: Dấu chấm đen trên tờ giấy trắng
Tôi lớn lên như bao chàng trai khác, vẫn hỷ nộ ái ố cuộc đời; biết yêu, biết ghét, biết giận, nhưng chưa bao giờ tôi biết tha thứ cho lỗi lầm của ai và … tôi nhìn cuộc đời, nhìn mọi người bằng lăng kính của riêng mình ! Tôi có cái nhìn rất tinh tế nên tôi dễ nhận ra những điểm không tốt của người đối diện mình và cũng chính vì thế khiến tôi không có bạn nhiều.
Tôi quý mến tất cả, nhưng tôi không tha thứ cho ai dù vô tình hay cố ý chơi không đẹp với mình, và tôi sẽ tìm cách đối xử lại như chính họ đã làm với tôi …. Có thể như thế mà tôi trở thành người khó tánh nhất xóm.
Và một ngày…. Mọi suy nghĩ của tôi thay đổi hết khi một vị Sư về trú tại chùa.
Xóm tôi có một ngôi chùa nhỏ nằm chơi vơi giữa đồng. Ngôi chùa nền đất vách lá ngày ngày chỉ có một vị sư già trông coi. Ngoài việc làm đồng áng, trông coi mảnh vườn và sau những giờ học tôi rất thích đến ngôi chùa này. Giữa không gian yên tỉnh, tiếng chuông, tiếng mõ, hòa cùng tiếng tụng kinh của Sư âm vọng giữa không gian tĩnh mịch, khiến lòng tôi yên bình lắm.
Một hôm có một vị sư trẻ về trú tại chùa. Vị sư trẻ có một đôi mắt sáng, sáng đến nỗi bạn có thể soi đường trong bóng đêm và thầy có một nụ cười rất hiền, nụ cười chứa đựng niềm hạnh phúc vô biên. Tôi thích nói chuyện với thầy, vì ở Thầy tôi không tìm thấy được điểm xấu nào. Như hiểu được mọi suy nghĩ trong đầu tôi, một hôm sau buổi tan trường tôi không về nhà mà chạy thẳng vào chùa để được tụng kinh cùng Thầy khi Thầy cúng chiều. Tôi yên lặng lắng nghe từng lời Thầy tụng vì thầy có một giọng tụng rất hay như cuốn hút lòng người vào từng lời kinh, lời chú nguyện của thầy khi thầy cúng thí thực. Sau thời kinh, khi mà thầy đã yên vị tọa cụ, Thầy nắm tay tôi dẫn ra sau vườn ngồi vào chiếc bàn gỗ. Thầy rót cho tôi một tách trà nhạt, rồi Thầy hỏi tôi:
– Con có nhiều bạn không, sao trẻ em trong xóm thì nhiều mà chỉ mình con vào chùa, mấy em đó đâu sao không đi cùng con?
– Dạ không, con không có bạn nhiều vì họ ai cũng xấu !
– Sao con nghĩ vậy ? Thầy hỏi với vẻ ngạc nhiên
– Vì họ chửi thề, họ hổn hào, họ lười học, họ lười suy nghĩ. Thầy xoa đầu tôi cười rồi nói:
– Để Thầy chỉ cho con điều này .
Rồi Thầy lấy ra một tờ giấy trắng, giấy trắng học trò, Thầy dùng bút lông nhỏ lên tờ giấy một chấm đen thật đen; Thầy giơ tờ giấy lên và hỏi:
– Con có thấy gì không?
Tôi nhanh miệng đáp mà không cần suy nghĩ:
– Dạ bạch Thầy một chấm đen ạ.
Thầy cười hỏi lại: Con nhìn rõ chưa nè?
Dạ con nhìn thật rõ rồi, bạch Thầy – Tôi khẳng định lại
Thầy cười tươi, nụ cười hiền hòa như chứa đựng cả tam thiên niềm an lạc vô biên:
– Sao con chỉ nhìn thấy chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy tờ giấy lớn trắng tinh thầy đang cầm?
Tôi lặng im không nói được lời nào. Thầy tiếp: Con người cũng vậy, không ai là hoàn thiện, cho nên Đức Phật mới thị hiện cõi đời này để giúp chúng sanh hoàn thiện tâm mình, giúp chúng sanh thánh thiện hơn, đạt được phật tánh (ngộ nhập Phật tri kiến) vì thể tánh chúng sanh và Phật không khác, chúng sanh cũng sẽ là những vị Phật của tương lai (ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành).
Nếu con chỉ chầm chầm nhìn vào cái xấu của họ, con sẽ bỏ lỡ nhiều điểm tốt của họ, cũng như con chỉ nhìn thấy chấm đen trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy được tờ giấy trắng có chứa chấm đen nhỏ! Nếu con nhìn thấy điểm tốt của họ, con sẽ thấy ai cũng đáng yêu, ai cũng đáng kính cả, đó là tâm Phật trong mỗi con người luôn hiện hữu.
Niềm an lạc, sự yêu mến không phải người khác ban phát cho con mà chính con phải tạo ra nó.
Sưu tầm