Người đời phần nhiều niệm Phật nhưng không hiểu ý nghĩa, hoặc hỏi: “Anh niệm Phật tinh tấn thế là để cầu gì?”. Ðáp rằng: “Ðể cầu phước báo đời sau”. Những người như thế là nguyện lực đã sai rồi. Ðức Thích Ca sở dĩ lập pháp môn niệm Phật, là vì chúng sinh ở cõi Ta bà này bị các thứ khổ não bức bách thân tâm, nên dạy niệm Phật cầu sinh Tây phương để thoát ly Ta bà khổ, được niềm vui Cực lạc. Nay niệm Phật không nguyện vãng sinh Tây phương mà lại cầu đời sau làm người để hưởng phước lạc thế gian thì thật là đáng tiếc. Không biết rằng ở thế gian, hết thảy đều là khổ, không, vô thường, nào có niềm vui chân thật? Dù được giàu sang vinh hiển, được những điều khoái lạc của ngũ dục thế gian như tài, sắc, danh, thực, thùy đi nữa thì những khoái lạc này đều chẳng phải là chân lạc. Người xưa dạy rằng: “Chỉ sắc thân này, ai tin thân là gốc khổ? Tham đắm dục lạc ở đời, không biết niềm vui ấy là nhân của khổ!”. Lại có kinh nói rằng: “Tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ là năm điều căn bản để đọa vào địa ngục, nếu không trừ tận ngũ dục thì không bao giờ ra khỏi trần lao. Nếu cầu phước báo đời sau, sinh vào gia đình giàu có, hưởng thọ phước lạc, nhưng nào có biết công danh phú quý ở đời phù hư như hạt sương đầu ngọn cỏ, như bong bóng mặt hồ, rồi trong phú quý không tu hành, phước báo hết ắt phải đọa tam ác đạo, ngày hưởng phước thì ngắn, ngày chịu khổ thì dài”. Sư Tử Phong dạy rằng: “Luyến sắc tham tài ham mọi thứ, là con đường tắt mất thân người; ngày nào cũng ê chề rượu thịt, là nhân địa ngục đã trồng sâu; trước mắt cầu khoái lạc nhất thời, chết xuống chịu đắng cay muôn kiếp”.
Tôi thường dạy người niệm Phật nhất định phải cầu sinh Tịnh độ mới lìa khổ được vui. Cõi Tịnh độ của Phật A Di Ðà là cõi không có các khổ, chỉ có an vui, vượt hơn các quốc độ Phật khác. Người niệm Phật không những không được nguyện đời sau làm người để hưởng phước báo mà còn không được nguyện thân sau sinh lên cõi trời hưởng lạc. Phước báo cõi trời cũng có một ngày sẽ hết, gọi là “tám vạn kiếp rốt cuộc cũng không, ba ngàn cõi không đâu tồn tại”. Thiền sư Vĩnh Gia nói: “Bố thí, trì giới được phước sinh lên cõi trời, giống như bắn mũi tên lên không vậy; khi sức bắn đã hết thì lại phải rơi xuống đất và lại tiếp tục luân hồi trong ba cõi”. Nên biết cầu sinh Tịnh độ, kinh nói không phải được chút ít phước lành mà được sinh lên cõi ấy. Ðại sư Tỉnh Am nói: “Nói phước nhiều, không bằng trì danh hiệu Phật; nói thiện nhiều, không bằng phát quảng đại tâm. Trì Thánh hiệu, phước hơn bố thí trăm năm; phát đại tâm, phước hơn tu hành muôn kiếp. Niệm Phật là kỳ hẹn làm Phật mà không phát tâm rộng lớn thì niệm Phật ích gì. Phát tâm là gốc của tu hành mà Tịnh độ không sinh thì rất dễ bị thoái chuyển. Gieo hạt giống Bồ đề, cày bằng cày niệm Phật thì đạo quả ắt được tăng trưởng; đáp con thuyền đại nguyện vào biển lớn Tịnh độ thì Tây phương quyết định vãng sinh”. Nên khuyên người niệm Phật chớ cầu phước báo trời người. Như đem viên minh châu, đổi lấy sự no ấm bằng bữa ăn chiếc áo, há không đáng tiếc sao? Hãy nên nguyện sinh như kinh A Di Đà khuyến phát nguyện rằng: Chúng sinh nghe xong, hãy nên phát nguyện, nguyên sinh về nước Cực Lạc.
Trích Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật
Biên soạn: Viên Anh Pháp Sư
Việt dịch: Thích Nguyên Anh
A Di Đà Phật ;
Xin Chư Vị Thiện Hữu Chi Thức cho con hỏi . Nếu có một vị cao niên Đạo Công Giáo mới mất vì Bệnh COVID cách đây mấy tuần . Con dâu của Bác ấy là bạn của bạn con , nhưng con không quen biết với họ chỉ nghe qua lời kể của bạn con . Nếu con phát tâm vì Bác ấy mà Trì Kinh Địa Tạng và lạy kinh Vạn Phật và hồi hướng cho Bác ấy . Như vậy Bác ấy có tiếp nhận và hưởng được không?. Có một chị bạn nói với con là không . Thứ nhất là con không quen Bác ấy , và Bác ấy lại khác đạo nên không được . Con không hiểu về việc này mong các vị Thiện Hữu Tri Thức Hoan Hỷ chỉ dạy cho con .
Xin Chân thành cám ơn mọi người.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Phượng Chung!
Phật dạy người tu hành nên phát Bồ đề tâm: trên cầu Phật đạo, dưới cứu độ chúng sanh. Chúng sanh thì nói chung hữu hình, vô hình; và độ chúng sanh cũng là độ số chúng sanh vô biên, chẳng phân biệt chúng sanh đó có phải thân bằng quyến thuộc với ta không, có cùng học Phật như ta hay không? Vậy nên, bạn không cần lo ngại, chỉ cần bạn thành tâm hướng về hương linh Bác ấy, trì Kinh, lạy Phật, nhất định không những Bác mà bản thân bạn cũng nhận được sự lợi ích không thể nghĩ bàn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin hỏi có vị đồng tu nào biết tạo website không?
Có người ở vn muốn lập trang web Phật pháp tựa như trang này
Nếu ai biết làm hoặc quen chỗ nào làm xin cho LN biết
Xin cảm ơn
A DI ĐÀ PHẬT
Nếu không phiền LN có thể nhờ sự giúp đỡ
của các QTV hoặc BĐH của dvct không ạ ?
Có thể chia sẽ cách nào tạo ra trang như thế này không?
LN xin cảm ơn ạ.
Bạn hãy thử đọc bài hướng dẫn này xem sao nhé vì nếu chỉ dẫn phải mất rất nhiều thời gian để viết ra trong giới hạn của phúc đáp. Sau đó bạn hãy vào YouTube học hỏi thêm với các từ khóa “tạo website với WordPress” nhé. Có nhiều thông tin hữu ích trên YouTube sẽ giúp bạn rất nhiều.
https://taowebsite.com.vn/cach-tao-mot-website-wordpress/
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật ;
Xin Chân thành cám ơn Cô Hạnh Nhân đã giải đáp , đó là động lực giúp mình tinh tấn trên bước đường học phật .
Nhân dịp Tết đến Phượng mến chúc Cô Hạnh Nhân và Gia Đình luôn vui khỏe, vạn sự kiết tường , bồ đề tâm tăng trưởng làm lợi lạc chúng sanh .
A Di Đà Phật!
5 điều cần tránh khi đi lễ đầu năm
Nhiều du khách vô ý có thể dẫm lên bậu cửa gỗ, mặc đồ hở hang, hay quay lưng vào tượng Phật khi đi lễ. Khi đi chùa đầu năm, điều đầu tiên du khách cần nhớ là không mặc quần áo ngắn. Ngay cả khi trời nắng nóng, bạn nên che kín chân và vai khi vào chùa. Trong nhiều tình huống bắt buộc, một trong những cách “chữa cháy” đơn giản là dùng một chiếc khăn choàng, bởi lớp vải mỏng vừa giúp bạn mát mẻ, vừa che chắn phù hợp. Trong dịp lễ Tết, trước nhiều ngôi chùa nổi tiếng, người ta cũng bán hoặc cho khách mượn tấm vải quấn quanh eo hoặc áo lam.
Qua cổng Tam quan vào chùa, bạn nên đi vào Giả quan (cửa bên phải) và đi ra bằng Không quan (cửa bên trái). Trung quan (cửa chính giữa) chỉ dành cho bậc cao tăng.
Du khách hãy bày tỏ lòng thành nơi linh thiêng bằng cách bỏ mũ, tháo kính râm khi vào điện thờ.
Trước khi bước vào bên trong gian thờ, bạn luôn phải để giày dép ngoài cửa dù nhiều ngôi chùa không ghi rõ quy định này. Chú ý không dẫm lên bậu cửa, mà phải bước qua. Không đứng lễ hay quỳ chính giữa trước ban thờ, vì đó là vị trí của trụ trì, bạn nên chọn vị trí chếch một chút sang hai bên. Nếu lễ cùng các nhà sư, hãy đảm bảo bạn không ngồi cao hơn họ.
Nhiều đền chùa vẫn cho phép khách chụp ảnh, song để chắc chắn, bạn nên xin phép người quản lý hay sư thầy trước và không bật đèn flash. Hãy hỏi ý kiến người khác khi ghi lại khoảnh khắc họ đang cầu khấn, cúng bái. Ngoài ra, không ai muốn bị làm phiền khi họ đã tìm đến chốn thanh tịnh, do đó bạn nên chuyển điện thoại sang chế độ im lặng, hoặc tắt máy và tận hưởng giây phút bình yên trong đền chùa.
Quay lưng ngay lại với tượng Phật bị coi là một hành vi thô lỗ. Sau khi chiêm bái, bạn nên lùi lại vài bước trước khi chuyển hướng đi hoặc ra ngoài điện thờ.
Vào đầu năm mới, đền chùa đều rất đông người đến lễ bái, bạn hãy cố gắng để ý những người xung quanh, tránh cản trở lối đi chung, chen lấn hay xô đẩy. Đặc biệt, bạn cần lưu ý đến tư trang, cất tiền hoặc những vật dụng có giá trị trong túi đeo trước ngực, tránh đeo trang sức quá phô trương.
Vân Phạm
Không biết các đạo hữu có cảm nghĩ ra sao vào ngày đầu năm lễ Phật của mọi người như thế này nhỉ?
https://m.youtube.com/watch?v=kvmDXEnoUhk
Buồn Làm Chi Em Ơi, Bài pháp thoại CỰC VUI và hài hước giúp hết buồn hết mọi sầu đau – Thầy Pháp Hòa
https://m.youtube.com/watch?v=EX9HgPjLM7s
PHẬT TỬ KHÔNG NÊN ĐEO TRANG SỨC CÓ HÌNH TƯỢNG PHẬT HAY BỒ TÁT
Dân Quốc năm thứ hai, Pháp sư Đạo Giai ở chùa Pháp Nguyên – Bắc Kinh tổ chức hội kỷ niệm Phật đản, dùng hình tượng Thích Ca Mâu Ni Phật làm huy chương, Quang hoàn toàn không biết việc này. Sau đó, Pháp sư Đạo Giai đến Phổ Đà, tặng Quang một huy chương, Quang lên án mạnh mẽ như vậy là không tôn kính Phật. Nhưng đến Dân Quốc năm 12, Đạo Giai vẫn làm như vậy. Thượng Hải cũng theo vậy mà làm, hiện nay cư sĩ cũng làm theo, tội chế tác hình tượng như vậy bắt đầu từ Pháp sư Đạo Giai. Pháp sư Đạo Giai còn có thể giảng kinh, nhưng hoàn toàn không giảng về cung kính và tôn trọng, cũng khiến người khác phải thở dài. Tất cả nhân viên đến hội này, mỗi người phải đeo một huy chương… Nếu đeo huy chương hình tượng Phật mà lạy Phật, đã không phù hợp; mà đeo huy chương xá lạy người khác, thì ta và người đều giảm phước.
Nhưng hiện nay do Đạo Giai đề xướng đã trở thành phong trào phổ biến, Quang cũng biết việc này không dễ dàng chỉnh đốn lại, nhưng do cư sĩ yêu thích quá độ, không thể không nói ra việc này.
Trích: Ấn Quang Pháp sư Văn Sao tam biên quyển 2 – bức thư trả lời cư sĩ Ổ Sùng Âm
Lời bàn:
Bất kể là hình tượng Phật trang nghiêm bằng vàng, bạc, đồng, thiếc, gỗ, đá, xi măng, hình thêu, hình vẽ; chỉ cần thành hình tượng Phật thì đó chính là Phật, không sai không khác với tất cả chư Phật Bồ Tát mười phương ba đời, nên hình tượng Phật phải nhận được lễ kính, cúng dường, đảnh lễ, cung kính của tất cả chúng sanh mười phương.
Trong Phật giáo chánh tín, không kiến nghị bất kỳ ai đeo hình tượng Phật, chúng xuất gia chân chánh cũng đều không đeo hình tượng Phật Bồ Tát, “Đại Tạng Kinh” chánh tín cũng không có viết là có thể tùy tiện đeo hình tượng Phật Bồ Tát.
Thiện nam tín nữ là cư sĩ tại gia hiện nay, đa phần dùng trang sức hình tượng Phật, Quan Âm (làm bằng ngọc, hoặc vàng, bạc v.v…) làm bùa hộ mệnh, không chỉ không để ở ngoài áo, mà còn để sát trong da thịt, chảy mồ hôi không cởi ra, vào nhà vệ sinh không cởi ra, tắm rửa không cởi ra, tội khinh nhờn không hề nhẹ! Còn vọng tưởng theo đó mà trồng phước tiêu tai, làm gì có lý như thế?
Lại có lời đồn nói rằng “Nam đeo Quan Âm nữ đeo tượng Phật”! Đại sư Ấn Quang và các Cao tăng thời cận đại đã nói rõ ràng đối với khởi điểm của tệ nạn này, xét kỹ sự tràn lan của tệ nạn nay, ngưỡng mong đại chúng tiếc phước, đừng tạo tội nghiệp!
@nguyễnhùngdũng mong bạn chia sẻ thêm về việc đeo dây chuyền hình Phật với ạ.
Nếu bạn đeo hình hay tượng Phật, bồ tát thì lúc thay đồ hay vào nhà vệ sinh bạn sẽ bị tiêu hao phước báo, sau này còn mang thêm tội không cung kính Tam Bảo nữa bạn ạ. Hoặc nếu đeo tượng Phật lúc vợ chồng gần gũi nhau cũng mang tội bất kính. Vì vậy tổ Ấn Quang và chư cổ đức khác khuyên không nên làm thế.
A Di Đà Phật.
Điều này không những Ấn Quang Đại Sư chỉ dạy như vậy mà thượng tọa Thích Chân Quang cũng bảo thế. Việc này thì phàm phu như mình cũng hiểu phần nào.
Có điều chưa được thông suốt là hiện nay nhà khu chung cư cao tầng có nên thờ Phật không? Mình ở tầng dưới thờ Phật còn người ta ở tầng trên đi qua lại như vậy có phải vô tình vì sự thờ của mình mà làm họ tổn phước chăng? Thế nhưng có vị bảo rằng trong hằng hà sa thế giới đều có Phật chứ Phật đâu ở trong tượng hay trên bàn thờ không đâu. Ở tầng trên họ không biết nên không liên quan. Lời nói này có đúng không? Đây là vấn đề của nhiều người lo lắng không biết phải nên làm sao mới đúng, vào thời Ấn Tổ chưa có khu cao tầng, nếu có ắt sẽ được Ngài chỉ bảo.
Các bạn cho mình hỏi có bài giảng nào hay là có bài trả lời vấn đáp nào của Thầy Tịnh Không giảng về việc đeo dây chuyền hình Phật này không ạ ?
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nhờ Thế tôn mà chúng con biết được đúng con đường Chánh Pháp thoát khổ được vui, biết được Pháp môn Niệm Phật!
Con xin nguyện trọn lòng tôn kính Thế tôn và các Hiền Thánh Tăng.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!