Ngày xưa Trương Thiện Hòa sống bằng nghề giết mổ trâu bò. Một ngày, Hòa lâm bệnh, khi sắp mạng chung, thấy bầy trâu bò đến đòi nợ, con thì lấy sừng móc mắt, con thì dẫm đạp lên thân, con thì húc vào bụng, Trương sợ quá gọi vợ thỉnh chư Tăng cứu độ. Một cao Tăng được thỉnh tới bảo với Thiện Hòa rằng: “Ðừng sợ! Ông đời này nghiệp sát quá nặng, không có pháp nào khác cứu được ông, chỉ có xưng niệm “Nam mô A Di Ðà Phật” mới có thể giải oan cho ông, mới có thể làm cho ông thoát khổ, hãy niệm theo tôi!”. Tăng nhân niệm lớn “Nam mô A Di Ðà Phật”, Trương Thiện Hòa cầm hương niệm theo “Nam mô A Di Ðà Phật”. Niệm được mấy tiếng, Trương Thiện Hòa nói: “Trâu đi hết rồi!”. Tăng khuyên niệm tiếp cầu sinh Tây phương, Trương Thiện Hòa lại càng khẩn thiết, một lát nói lớn: “Phật đến tiếp dẫn tôi”, bèn cắm hương, chắp tay, niệm Phật mà tịch.
Ðây tức chứng minh cho việc đới nghiệp vãng sinh, thiết tha khuyên mọi người, thấy được nhân duyên niệm Phật đới nghiệp vãng sinh, nên suy xét cho kỹ, chớ có hiểu sai. Nếu bảo niệm Phật có thể vãng sinh rồi lúc sống tha hồ tạo nghiệp, ỷ lại vào Phật, đợi lúc sắp mạng chung mới niệm Phật để cầu đới nghiệp vãng sinh, nhất thiết không được có tư tưởng như vậy. Nên biết niệm Phật lúc lâm chung là việc không dễ dàng, nếu không có thiện căn nhiều đời thì lúc lâm chung tuyệt đối không thể niệm Phật. Trương Thiện Hòa một đời sát sinh tuy ác nhưng chắc chắn đời trước có thiện căn; nếu không, thì không thể bảo vợ thỉnh Tăng cứu độ, cũng không thể gặp được đại cao Tăng dạy cho pháp môn niệm Phật. Mong chư hữu, trước cần ngăn ngừa điều ác, chớ đợi sau rồi cầu Phật, thường ngày nên niệm nhiều câu Phật hiệu, chớ chờ lúc chết mới cầu siêu. Lời xưa dạy rằng:
Cho ngựa phi nước đại
Đến vực mới kéo cương
Làm sao còn kịp nữa
Người ngựa ắt như tương!
Lại nữa lái thuyền ra
Đến giữa dòng sông kia
Mới bắt đầu vá lủng
Thân mạng có toàn không?
Trích: Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật
Biên soạn: Viên Anh Pháp Sư
Việt dịch: Thích Nguyên Anh
Con cảm tạ mọi người vẫn luôn đăng bài viết đều đặn cho mọi người cùng đọc. Kính chúc mọi người tinh tấn tu tập, an lạc, sớm giải thoát vãng sanh cõi Cực lạc!
Nam mô A Di Đà Phật
TÍCH ÂM ĐỨC CHO CHA MẸ
Lâm Thừa Mỹ người ở Phúc Kiến, mồ côi cha từ thuở bé, người mẹ ở vậy thủ tiết thờ chồng, vất vả nuôi con. Thừa Mỹ lớn khôn ngày đêm buồn khổ than khóc, không biết làm cách nào để báo đáp công ơn cha mẹ.
Nhân có một vị thiền sư bảo ông rằng: “Người con hiếu thảo nghĩ đến công ơn cha mẹ, buồn khổ khóc lóc cũng chỉ vô ích thôi. Phải tìm cách báo đáp mới được.” Rồi lại dạy rằng: “Làm việc thiện thì cha mẹ được lợi lạc, làm việc xấu ác thì cha mẹ phải buồn lo. Kẻ làm con muốn báo đáp công ơn cha mẹ, nên tự mình tránh việc giết hại, cứu vật phóng sinh, rộng tích âm đức, như vậy có thể báo đáp được công ơn cha mẹ.”
Thừa Mỹ nghe lời tỉnh ngộ, từ đó phát nguyện giới sát phóng sanh, rộng làm nhiều điều phước thiện. Sau ông sống thọ đến 96 tuổi, bình sinh trong việc khoa bảng cũng từng đỗ đầu ở Phúc Kiến.
Lời bàn: Ở đời có người khéo biết cách hiếu thuận, lại cũng có người không biết cách hiếu thuận. Nếu mình hết sức chí thành và có thể làm cho cha mẹ thật sự nhận được sự lợi lạc, như vậy gọi là khéo biết cách hiếu thuận. Nếu mình cũng hết sức chí thành nhưng không thể làm cho cha mẹ thật sự nhận được sự lợi lạc, như vậy gọi là không biết cách hiếu thuận.
Nếu lấy sự buồn đau khóc lóc mà gọi là hiếu thuận, thì ví như có khóc đến hai mắt tuôn lệ thành sông, liệu có ích lợi gì cho cha mẹ chăng? Nếu lấy việc mặc áo vải thô để tang cha mẹ mà gọi là hiếu thuận, thì ví như có gom những tang phục bằng vải thô đó thành núi lớn, nằm ngồi đều ở trong đó, liệu có ích lợi gì cho cha mẹ chăng?
Cho nên, những việc như khóc thương hay để tang cha mẹ chỉ là phương cách để người con hiếu biểu lộ tình cảm đối với cha mẹ, còn nếu thực sự muốn báo đáp công ơn trời biển của cha mẹ, ắt phải dùng theo cách thiền sư đã chỉ dạy như trên, chứ không thể dựa vào những hình thức thường tình của thế tục.
Trích: An sĩ Toàn Thư
Phật học thâm sâu nhưng không tu Tịnh Độ lúc lâm chung lo sợ không biết về đâu
Tôi nói về hiện tượng cuối đời khi lâm chung của hai nhân vật nổi tiếng trong lịch sử.
Vị thứ nhất là cư sĩ Tô Đông Pha, một nhà đại học vấn của thời Bắc Tống, ông cũng là nhà Phật học. Trong Phật giáo có một bộ sách gọi là Diệm Khẩu, do Tô Đông Pha viết, trong đó ngôn từ rất phong phú mượt mà.
Năm Dân Quốc 72 (1983) suốt thời gian ba năm, mỗi năm vào tháng bảy tôi đều cúng cô hồn ở chùa Phổ Môn, khi xướng lên vài ba câu trong văn Diệm Khẩu, cảm thấy vô cùng hoan hỷ.
Khi lâm chung tâm trạng của Tô Đông Pha như thế nào? Cảm nhận thế nào? Nói chung trong lòng ông vẫn còn bất an lo sợ, nhưng suy cho cùng ông cũng là người học Phật nên khi có người hỏi ông:
– Ông có tin Tịnh độ không? Ông có muốn vãng sinh Tịnh độ không? Ông có ý nguyện mong cầu vãng sinh Tịnh độ không?
Ông đáp:
– Có Tịnh độ, nhưng không trụ được!
Nghĩa là, khi ấy ông chỉ vào ngực mình, chứng tỏ ông tin có Tịnh độ, nhưng trong lòng ông không tin chắc được vãng sinh, ông không biết tu như thế nào mới có thể vãng sinh Tịnh độ. Từ trước đến này Tô Đông Pha không quan tâm đến pháp môn Tịnh độ lắm, ông chỉ quan tâm Thiền định, nhưng người ta đến cuối đời khi đậy nắp quan tài mới luận định. Cả đời ông tu hành có thể giúp ông nương tựa, an tâm, giúp ông giải thoát hay không thì lâm chung là một chứng nghiệm.
Khi lâm chung, Tô Đông Pha không vượt qua được cửa ải sanh tử luân hồi này, đến nỗi chẳng bằng một kẻ quê mùa thất học suốt đời thật thà niệm Phật, đến khi lâm chung thường được an nhiên tự tại, thậm chí biết trước ngày giờ mạng chung.
ÂU DƯƠNG CÁNH VÔ
Thời cận đại cũng có một vị học Phật tên là Âu Dương Cảnh Vô, ông chuyên nghiên cứu về Phật học, đặc biệt là về phương diện Duy thức học, ông được mệnh danh là đại sư.
Ở miền bắc Trung quốc đại lục, có thể nói ông là nhân vật học Phật nổi tiếng nhất, nhưng khi Âu Dương Cảnh Vô lâm chung rất đau khổ, ông bộc lộ tâm tình của mình: “Than ôi! Lại chẳng bằng một người quê mùa thất học niệm Phật”. Do đó, ông nói với người bên cạnh: “Cả đời học Phật, đến khi lâm chung không có năng lực”, rồi khuyên mọi người thật thà niệm Phật.
Trình độ học Phật của Âu Dương Cảnh Vô rất uyên bác, có thể nói là bậc tôn sư của thời đại, nhưng ông dụng công học Phật chủ yếu trên phương diện học vấn mà không mượn giáo quán tâm, y giáo mà hành, cho nên tuy nói cả đời nghiên cứu học Phật, nhưng chỉ là “thông thạo trên sách vở”.
Vì thế, người học Phật không mượn giáo quán tâm, ý giáo mà hành thì chẳng khác nào tự tăng thêm vọng tưởng tạp niệm, đến cuối cùng khi đối mặt với cái chết lại lúng ta lúng túng.
(Trích: Huệ Tịnh Pháp sư giảng diễn tập I, trang 452)