Đời Thanh có một lão bà tên là Lý Hiển Trinh, hàng ngày bà chuyên thích niệm Phật và đến bái lạy thánh tượng Quán Thế Âm bồ tát trong làng. Một ngày nọ bà chợt hướng lên không trung mà bái lạy. Bà cũng vội gọi con trai bà đến cùng lạy bồ tát Quán Thế Âm đang hiện diện trước nhà. Bà còn cho biết bồ tát đã bảo rằng đã đến lúc bà vãng sanh. Nghe thế chàng trai vội vã lên đường vào làng để sắm lễ vật về cúng dường bồ tát. Nhưng khi về đến nhà chàng đã nhận ra mẹ mình đang ngồi trang nghiêm trong nhà và đã được Phật tiếp dẫn lên liên đài.
KIÊN TRÌ ĐỌC CHÚ ĐẠI BI, NIỆM THÁNH HIỆU BỒ TÁT QUAN ÂM MÀ THOÁT CHẾT TRONG MƯA BOM.
Tôi là Mao Lăng Vân, cùng với anh Mao Cẩm Đường( mọi người thường gọi là Tề Gia) là anh em chú bác, đều ở trên đường Bắc Môn – huyện Thông Thành – tỉnh Hồ Bắc.
Anh Đường mở tiệm bán dụng cụ học tập và văn phòng phẩm, anh buôn bán rất thành thật, với mọi người đều ân cần, niềm nở.
Khi về già anh bắt đầu học ngồi thiền, phát nguyện trì giới không sát sinh, thường trì tụng“ Bạch Y Thần Chú” và niệm thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, anh luôn vui vẻ thực hành bố thí, tuy lớn tuổi nhưng rất nhiệt thành…
Tháng 10/1938, ngày quân đội Nhật tấn công Vũ Hán, phi cơ Nhật oanh tạc dữ dội đường Việt Hán Thiết và đường Tương Ngạc Công, huyện Thông Thành trở thành tiêu điểm tấn công của Nhật, vì chiếm được Thông Thành có nghĩa là chiếm được Hồ Bắc, nên quân Nhật không tiếc bom đạn khi thả vào đây. Họ Càng ra sức càn quét, càng muốn chiếm Thông Thành thì quân Trung Quốc càng quyết tâm bảo vệ chừng ấy. Và như thế người dân vô tội phải chịu cảnh tang thương, vì thế chính phủ Trung Quốc lập tức sơ tán dân tức tốc để tránh thương vong…
Anh Đường liền hối hả dọn nhà đến nhà họ Vương ở Nam Khu để lánh nạn.
Một ngày nọ, anh dẫn người con trai đầu vào thành có việc, đúng lúc ấy phi cơ Nhật kéo đến oanh tạc, phần lớn nhà trong thành đều bị bom đạn phá hủy, xác người nằm la liệt như rạ…
Anh vội dẫn đứa con vào trong một cái nhà gần đó trú ẩn, trong nhà chỉ còn một lão bộc đang bị thương nằm co ro dưới bàn. Anh liền gật đầu với ý xin phép lão bộc cho anh trú ẩn, lão cũng gật đầu đáp trả. Anh và con cùng ngồi xếp bằng sát vách tường thành tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.
Bất ngờ, một quả bom bi rơi trúng mái nhà anh đang trú ẩn, mái nhà bị sức công phá của trái bom phá tung lên, vách tường cha con anh đang dựa liền đổ xuống. Thật may, nó không đổ về phía anh và con anh, mà nó đổ ra hướng ngược lại, và nó cũng chỉ sụp đổ một nửa.
Ngay sau đó, cột, kèo, đòn rong, ruôi mè …đổ ụp xuống. Nhưng nhờ còn một nửa vách tường chống đỡ, nên chúng không đổ lên đầu cha con anh Đường mà chỉ chạm đến vách tường rồi dừng lại, thế là cha con anh thoát đại nạn, lại có một chỗ trú an toàn để nương náu.
Đây là phước báu của việc giữ giới không sát sinh, cộng với việc thường trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát nên trong mưa bom đạn nổ mà hai cha con không xây xát gì cả.
Qua đây xin mọi người hãy phát tâm giữ giới không sát sinh và niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, chắc chắn sẽ được phước báo rất lớn.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Trích: Nhân Quả Báo Ứng – Những Điều Mắt Thấy Tai Nghe
Cư Sĩ Tịnh Tùng
Nhờ câu Phật hiệu cứu mẹ thoát cảnh địa ngục
Sau khi đức Phật chứng quả vô thượng, rất nhiều người xuất gia học đạo với Ngài và chứng quả A La Hán, thoát khổ sinh tử, tự do, tự tại dạo chơi qua lại khắp nơi chẳng chút chướng ngại.
Trong số A La Hán này, có một vị phát nguyện cứu độ những ai có nhân duyên cùng Ngài, đời quá khứ hoặc hiện tại, bất kể đang sinh làm người hay là vật; Ngài nguyện sẽ dốc sức giúp đỡ, giải khổ cho. Mới vài tháng, Ngài đã hóa độ rất nhiều người. Đa số đều quy y theo Phật, trở thành tín đồ của Phật giáo.
Duy chỉ có người mẹ hiện đời của Ngài vẫn còn đọa trong địa ngục mà Ngài vẫn chưa tìm được cách cứu. Bởi mẫu thân Ngài lúc sinh tiền chẳng tôn kính đạo, hủy Phật báng tăng… cho nên chết rồi bà rơi vào địa ngục, thọ khổ triền miên, do tội nghiệp quá sâu; tuy bà có con là A La Hán cũng không theo cứu được.
Song, người con hiếu hết lòng muốn cứu mẫu thân. Ông quan sát thấy vị quốc vương của một nước nhỏ, tuổi còn trẻ; nhưng tính hung ác, đã giết chết cha của mình để chiếm đoạt vương vị. Tội giết cha, soán ngôi nhất định quả báo khổ vô cùng. Vị La hán vận dụng thần thông,biết rõ tên hôn quân vô đạo này chẳng còn sống quá bảy ngày, sau khi chết hắn sẽ rơi vào địa ngục chịu khổ chung một chỗ với mẫu thân mình.
Vì muốn cứu mẫu thân, vị quốc vương nọ và tất cả chúng sinh khổ đau trong địa ngục, vị La hán liền bay vào vương cung, hiện nửa thân mình treo tòn ten ngay trước mặt vị vua ác. Vua nhìn thấy Ngài thì hoảng kinh, liền rút dao ra chém Ngài, song không sao chém được, hễ vung dao lên là nó cứ vuột khỏi tay, rơi xuống đất. Nhà vua vừa sợ vừa ngạc nhiên, định mở miệng hỏi thì nửa thân treo lủng lẳng kia đã lên tiếng quở trách:
– Vương vị này của ngươi há chẳng phải do cướp đoạt mà có? Giết phụ thân, đoạt ngôi, ngươi có biết là tội đó nặng như núi không? Ngươi chỉ còn sống được có bảy ngày nữa thôi, nếu chẳng mau hối lỗi thì khi chết đi sẽ đọa ngay vào địa ngục! Vì thương xót nên ta đến đây nói cho ngươi rõ, mong ngươi sớm hối cải để khỏi thọ khổ.
Nhà vua nghe nói vừa thẹn vừa sợ, biết vị thánh tăng này không lường gạt mình, được cảnh báo cái chết sắp đến, ông tỉnh ngộ, ăn năn. Biết mình sẽ phải đọa địa ngục, nhà vua mặt buồn rười rượi, khóc lóc cầu vị La hán cứu giúp.
Vị La hán bảo:
– Thọ mạng của ông chỉ còn bảy ngày, dù có muốn tạo công đức gì cũng chẳng kịp nữa. Giờ chỉ còn cách là bảy ngày này ông phải từ bỏ tất cả, thành khẩn niệm thánh hiệu: “Nam Mô A Di Đà Phật !” cho thật miên mật, khi tâm sạch hết tạp niệm, thì sức gia hộ đại từ đại bi của Phật A-Di-Đà mới hiển hiện, giúp ông thoát khỏi địa ngục.
Nhà vua răm rắp làm theo lời chỉ dạy của vị La hán, không còn dám nghĩ gì ngoài việc niệm thánh hiệu A-Di-Đà, nhờ vậy ông biết trước giờ chết của mình, lâm chung với thần trí tỉnh táo, điềm nhiên đi thẳng một mạch vào địa ngục, song câu niệm Phật không hề rời khỏi ông.
Nhờ niệm Phật chuyên nhất, lúc đến cửa ngục, lòng ông chẳng mảy may sợ hãi, vẫn mải miết niệm Phật. Tiếng niệm Phật nối tiếp nhau phát ra từ tâm tư chí thành khẩn thiết của ông khiến cho địa ngục biến thành chốn mát mẻ, thanh lương, những khí cụ hình phạt cũng không cánh mà bay.
Lúc này các tội nhân trong địa ngục, gồm cả mẫu thân của vị A La Hán thấy cảnh tượng kì diệu này, liền phát thiện tâm, cùng niệm Phật vang rền theo quốc vương, lòng thành khẩn của mọi người và nguyện lực của Phật A Di Đà cùng tiếp sức, tương trợ, giao cảm… Nhà vua và mẫu thân vị La hán cùng tất cả tội nhân trong địa ngục, nội trong ngày ấy đều được giải thoát, siêu thăng.
Chưa rõ tác giả
Bồ tát Kim Tú Bối biết trước ngày giờ (dự tri thời chí) tự tại vãng sanh
Đây là Bồ Tát Kim Tú Bối của Niệm Phật Đường. Dưỡng lão nghĩa công (người làm công quả) niệm Phật giỏi nhất, năm nay 74 tuổi, niệm Phật đã được 16 năm rồi, mỗi ngày niệm Phật 5 vạn câu. Hôm nay, Bồ tát ở nhà mặc áo hải thanh ngồi mà vãng sanh. Lâm mạng chung thời, thân vô bệnh khổ, được Phật tiếp dẫn vãng sang Tây Phương Tịnh Độ.
Bồ Tát Kim Tú Bối lai tác chứng minh
Niệm Phật thành Phật nhất định thành
Nhìn thấu buông xả tâm vô ngại
Niệm Phật thanh tịnh thoát trần ai
Quy y Tam Bảo phát Bồ đề
Tín nguyện niệm Phật sanh Cực Lạc
Thế sự vô thường không như hẹn
Duy hữu niệm Phật hữu chân đế
Niệm Phật pháp môn phương tiện nhanh chóng, tuỳ duyên tự tại liên hoa khai.
Thầy Cô ơi con lỡ miệng chửi bậy chỗ đông người có cả ông chú con ở đấy, các thầy các cô bảo con phải làm gì? Con sợ bị khẩu nghiệp lắm, nam mô quán âm bồ tát
Chú ngỗng theo sư đi khất thực. Cúng dường chư tăng hành khất – nét đẹp của Phật giáo Nam tông tại Thái Lan.
Có một số người băn khoăn: Tôi mà in những điều này lên báo, người ta đem tờ báo xé nát rồi ném vào thùng rác, đây không phải là có tội rồi sao?
Tôi khuyên bảo đồng tu, chúng ta không cần phải lo ngại gì, không nên sợ tạo tội nghiệp, tôi thì thấy không có tội nghiệp, các vị in hình tượng Phật đăng lên các loại báo chí, đăng tải danh hiệu của Phật, danh hiệu của Bồ Tát, chữ càng to thì càng tốt, càng rõ càng tốt. Vì sao vậy? Khiến cho người xem vừa nhìn thấy thì mãi mãi thành hạt giống đạo. Có một số người băn khoăn: “Tôi mà in những điều này lên báo, người ta đem tờ báo xé nát rồi ném vào thùng rác, đây không phải là có tội rồi sao?”. Phải học “Địa Tượng Bồ Tát”, “ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục? Ta mà vào địa ngục thì biết bao nhiêu chúng sanh đã thành Phật”, rất đáng mà, cho nên không có do dự.
Tịnh Tông chúng ta có tổ thứ sáu là Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ. Trước khi chưa xuất gia, Ngài là một tài vụ cho Cục thuế quốc gia, là một viên chức nhỏ. Ngài trộm lấy tiền ở trong ngân khố nhà nước, đó thật sự là trộm cắp. Trộm cắp để làm gì? Để phóng sanh, thường xuyên trộm cắp, thường xuyên phóng sanh. Về sau bị người ta mật báo tố giác, bị xử tội tử hình. Khi tra xét hỏi có phải đã trộm tiền không, Ngài thừa nhận rất là thành thật: “Tôi đã trộm và trộm rất nhiều lần”. “Để làm gì vậy?”. “Phóng sanh”. Thế là viên quan thẩm phán đem vụ án này gửi đến chỗ của hoàng đế. Hoàng đế xem qua cũng cảm thấy rất buồn cười, bèn dặn dò cứ chiếu theo pháp luật mà làm, phán quyết chém đầu tử hình, nhưng mà hoàng đế căn dặn quan giám trảm, nếu như ông bị trói ở ngoài pháp trường đến lúc phải chém đầu mà ông không hoảng sợ thì hãy đưa về để Ngài gặp mặt, còn nếu như ông sợ hãi hoảng hốt thì cứ việc giết đi là xong. Đại Sư Vĩnh Minh bị trói lại đem đến pháp trường, sắc mặt không thay đổi, một chút hoảng sợ cũng không có. Quan giám trảm hỏi ông: “Vì sao mà ông không sợ?”. Ngài nói với quan giám trảm: “Tôi lấy một mạng này mà cứu được muôn ngàn mạng khác, xứng đáng mà”. Cho nên Ngài rất hoan hỷ, một chút hoảng sợ cũng không có. Hoàng đế triệu kiến, tha tội cho Ngài, hỏi Ngài muốn làm việc gì? Ngài muốn xuất gia, hoàng đế làm hộ pháp cho Ngài, về sau trở thành vị tổ thứ sáu trong Tịnh Độ Tông chúng ta. Vậy chúng ta ngày nay đăng một bức hình lớn của Phật A Di Đà ở trên báo, hay danh hiệu của Phật A Di Đà, có biết bao nhiêu là người đều xem thấy. Cho dù họ đem quăng vào đống rác hay bỏ xuống hầm xí, ta cũng không để ý. Bạn đã trồng thiện căn cho biết bao nhiêu người, bạn độ biết bao nhiêu người, bao gồm cả những người không tin vào Phật, những người hủy báng Phật, những người chống đối Phật, tất cả đều đã được trồng thiện căn, bạn đều đã độ tất cả họ.
Học Phật nhất định là phải khai trí tuệ, không nên chết cứng với những giới điều. Trong các giới điều là nói như vậy, không sai, tại vì sao? Đó là bạn có tâm ác ý, khinh thường, hủy báng hình tượng Phật, đây là có tội, còn chúng ta hiện nay dùng cái tâm không như vậy, chúng ta muốn lợi ích chúng sanh, là muốn giúp đỡ chúng sanh trồng hạt giống Phật vào trong A Lại Da Thức. Giới điều, thực tế nếu dùng lời hiện nay mà nói là vô cùng dân chủ, vô cùng mở cửa, vô cùng tự do, cho nên Ngài chế định ra giới điều, mỗi một giới cấm đều có khai duyên. Khai duyên chính là có thể khai mở ra, khai giới chứ không phải phá giới, không phải phạm giới. Chúng ta ngày nay đăng tải hình Phật ở trên báo chí tạp chí, đăng tải danh hiệu Phật Bồ Tát, đây là khai giới, không phải phạm giới, không phải phá giới. Nhất định phải hiểu cái đạo lý này. Tâm của chúng ta thuần túy là lợi ích cho chúng sanh, thuần túy là giúp đỡ tất cả chúng sanh, trồng hạt giống Phật Bồ Tát vào trong A Lại Da Thức. Họ trong đời này không thể thành tựu, đời sau kiếp sau họ có duyên với Phật, rộng kết thiện duyên.
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 253)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Khởi giảng năm 1998
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
NIỆM PHẬT CHUYỂN HÓA ĐƯỢC CON HƯ
Có lẽ đối với bậc làm cha mẹ, ai cũng mong ước con mình trưởng thành, ngoan ngoãn vâng theo lời cha mẹ, có công ăn việc làm, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, nếu không may, cha mẹ nào có đứa con ngỗ nghịch, hung dữ thì cũng đành ngậm đắng nuốt cay, chứ mọi lời khuyên bảo dường như nước đổ lá khoai. Nhưng thông qua câu chuyện dưới đây, hi vọng quý vị sẽ tìm được hướng giải quyết cho bài toán nan giải này.
Bác Nguyễn Định Kế sinh năm 1940, sống tại Lâm Hà, Lâm Đồng. Con trai bác, pháp danh Diệu Âm Quảng Hiền, sinh năm 1971, là tài xế chạy xe tuyến đường từ Bắc vào Nam, nhưng anh rất ngỗ nghịch, thích nhậu nhẹt và đánh nhau. Trong cốp xe anh luôn có thủ sẵn kiếm, dao, gậy v.v. bản tính anh dữ tợn, lúc nào cũng nóng nảy, sẵn sàng đâm chém, đánh người và tự hủy hoại mình.
Cha mẹ anh rất khổ tâm vì có người con ngổ ngáo như anh, trong xóm ai cũng gọi anh là “Tí điên”. Mỗi khi nghe nói đến anh, ai cũng lắc đầu ngán ngẩm và tránh xa.
Mặc dù, anh nhậu nhẹt nhiều, nhưng chủ các quán nhậu rất sợ anh đến quán, bởi vì khi anh đến là họ mất khách, hoặc đánh khách hàng của họ. Anh còn lôi kéo cả đàn em nhậu để đi đánh người và không hề xem việc tù tội là việc đáng sợ.
Vợ chồng bác Kế vô cùng khổ tâm về đứa con hung bạo như thế. Bản thân bác tu học theo Phật pháp rất lâu, cũng hướng cả gia đình quy y Tam bảo với Hòa thượng Thích Thanh Từ. Bác đã từng tu học qua các pháp môn Thiền tông, Mật tông v.v. nhưng cuối cùng bác tu theo pháp môn niệm Phật.
Một hôm, bác xem đĩa giảng pháp của thầy Giác Nhàn. Bác cảm nhận được sự vi diệu câu Thánh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật !” , nên về sau thường tham gia những ngày chuyên tu tại tịnh thất. Bác tâm sự với Thầy về hoàn cảnh người con trai hư hỏng của mình, nên rất buồn khổ vì con.
Thầy hướng dẫn bác cách tu tập tụng kinh, niệm Phật, lạy sám hối…đem công đức này hồi hướng cho con quay đầu, sửa đổi tâm tính. Bác tinh tấn tu theo được hai tháng vẫn không thấy chuyển biến gì, nên lên trình với Thầy. Thầy dạy bác phải kiên nhẫn tiếp tục tu tập. Khi bác tu chưa hết tháng thứ ba thì bác đã chuyển hóa thành công được tâm đứa con trai tưởng như bất trị.
Ngày hôm đó, bác hết sức bất ngờ thấy anh con trai tự nhiên xung phong chở bác lên chùa để gặp Thầy, cho anh tu học, niệm Phật, lạy Phật. Kế đến, anh tập ăn chay, niệm Phật thường xuyên; dần dần về sau, anh theo cha nhập thất chuyên tu một tuần. Không những bản thân anh tu học mà còn về nhà khuyên vợ tu theo.
Hiện nay, chẳng những anh tìm được sự an lạc bằng cách thực hành theo Phật pháp, mà còn ăn chay trường. Nếu có bạn bè xấu ngày xưa rủ rê, anh đều từ chối, lánh hết duyên xấu, chỉ theo cha lên Tịnh thất Quan Âm tu tập.
Khi kể lại chuyện này, bác Kế cảm động nước mắt tuôn trào nói: “Phật pháp thật nhiệm mầu, câu Thánh hiệu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ thật không thể nghĩ bàn!” Nhờ công đức tu tập mà bác chuyển hóa con trai hư hỏng trở thành Phật tử, biết ăn chay, tinh tấn tu học.
Đời này, chúng ta phải phát nguyện nương theo Phật lực để thoát khỏi sinh tử luân hồi, không còn con đường nào hay hơn. Một câu Thánh hiệu “ Nam Mô A Di Đà Phật !” có diệu dụng chứa vô lượng công đức. Chúng ta tu tập xưng danh hiệu Ngài, hồi hướng công đức này làm nhân vãng sinh về Cực Lạc thì không gì bằng!
Bác Nguyễn Định Kế và con trai
(Diệu Âm Lệ Hiếu kính ghi lại từ đĩa “Sự nhiệm mầu của pháp môn Tịnh Độ” – Tịnh Thất Quan Âm, Lâm Đồng)
Xin quý thầy cô thương xót. Con có điều nghi muốn hỏi. Con nay 24t lạy đang thất nghiệp, lại còn bị viêm xoang nặng, khi niệm Phật A Di Đà nhưng trong tâm thường hay lo này lo kia, sợ cái này cái nọ. Tóm lại là tâm không yên nổi. Rất muốn bỏ cuộc. Nhưng niệm Quán Thế Âm lại rất an lòng. Vì con nghe trong Phổ Môn này hay thí vô úy. Xin quý thầy cô cho con hỏi. Con chuyên tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được vãng sanh không ạ. Con thấy mình cũng đã cố gắng niệm Phật A Di Đà rồi mà không bình tâm nổi. Xin khai thị đôi lời cho con ạ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Gửi Minh Nhật,
Nếu thấy trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát mà cảm thấy an lạc là đã có nhân duyên tiền kiếp với Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Mỗi người mỗi nghiệp, nhân duyên lại khác nhau thì nên chọn cách tu nào cho phù hợp để tu tập thì được lợi ích lớn lao.
Lại, đại nguyện thứ 10 của Quán Thế Âm Bồ Tát:
Nam-mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quan Âm Như-Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện
(Tây Phương tiếp dẫn Tràng hoa thơm, kỹ nhạc, lộng tàn Tràng phan, bảo cái trang hoàng Quán Âm tiếp dẫn, đưa đàng về Tây.)
-Nếu ai cầu nguyện và tu hành theo Ngài chỉ dẫn, khi rời bỏ xác thân này thì sẽ có phướng dài đi trước, tàng lọng quý giá theo sau, để rước về Tây Phương. –
Chính Bồ-tát Quán Thế Âm vẫn luôn bên A-Di-Đà Phật (trên mão của Ngài có tượng A-Di-Đà Phật). Ngài đang ở cõi Tây phương, đức hóa chủ A-Di-Đà Phật phát đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh, thì vị Bồ tát nào trên cõi Cực lạc mà không hoan hỉ tùng theo đại nguyện của Phật. Hơn nữa, không những chỉ có Bồ Tát Quán Thế Âm phát tâm nguyện này, ngay cả chư Phật trong mười phương pháp giới đều có phát nguyện này, đều muốn tiến dẫn chúng sanh về cõi Tây phương Cực-lạc của đức A-Di-đà. Kinh A-Di-Đà nói: “Nhất thiết chư Phật sở hộ niệm”, chính là ý nghĩa này. Tiếp dẫn là giới thiệu, hộ trợ, hộ niệm, tìm mọi cách để quy tụ chúng sanh về đó để dễ thành tựu đạo quả.
Đức Quán-Thế-Âm là vị Đẳng Giác trên cõi Tây Phương Cực Lạc. Đức Phật A-Di-Đà phát 48 lời đại thệ cứu độ tất cả chúng sanh vãng sanh về Cực-lạc, thì Bồ Tát Quán-Thế-Âm chắc chắn cũng phát tâm tiếp dẫn chúng sanh. Khi Đức A-Di-Đà (thường là Hoá Thân) đến tiếp dẫn chúng sanh về Tây-phương thì Đức Quán-Thế-Âm chắc chắn là hoan hỉ, Ngài (Hoá thân) cũng sẽ tùng theo A-Di-Đà Phật đến tiếp dẫn chúng ta.
Lại, Tâm chúng sanh như nước, nếu nhất tâm chuyên niệm Bồ Tát, Bồ Tát liền ngay trong niệm ấy, sẽ ngầm hoặc hiển nhiên gia hộ khiến người đó được lợi ích. Nếu tâm chẳng chí thành, chẳng chuyên nhất thì cũng khó cứu hộ.
Điều quan trọng nhất là phải thiết tha phát NGUYỆN vãng sanh về Cực lạc. Nguyện là một trong những yếu tố quan trọng để thành tựu vãng sanh. Nếu niệm danh hiệu Bồ tát cho đến nhất tâm mà không “nguyện sanh về Cực lạc” thì vãng sanh Tây phương không thể thành tựu. Do vậy khi đã phát nguyện rồi, cùng với niềm tin sâu sắc (Tín) vào thần lực Bồ tát Quán Thế Âm và sự chuyên cần trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Ngài (Hạnh) cho đến chỗ nhất tâm, chắc chắn sẽ thành tựu vãng sanh.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Bạch thầy, bạch các vị,
Con có câu hỏi thế này,giả như có một vị phật tử buông lời nói không tốt liên quan đến chính trị, về nhà nước, phân chia vùng miền và những thứ khác liên quan. Con liền nói rằng “Nên tránh điều thị phi thế gian, vạn sự đều tùy duyên. Buông suống thành tâm niệm phật. Lại chúng ta là người phật tử, thấy người khác làm sai nên rủ lòng thương chờ cơ duyên mà bảo ban khuyên nhủ họ, chớ nên ganh ghét , đố kị mà gây sân hận, mâu thuẫn vậy”.
Sau đó 2 vị đó nói là do sợ mà không dám đứng lên. Ngày xưa có các vị tăng, sư còn tự thiêu phản đối chiến tranh. Họ nói vậy con biết như thế là sân hận không nên. Con nên trả lời hai vị đó thế nào cho hợp đạo lý mà không gây sân hận.
Kính mong thầy cùng chư vị thiện tri thức cho con lời khuyên. Con xin kính ân các vị
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Thanh Tịnh,
1/ Phật tử mỗi người đều có thiện, căn, phước nghiệp khác nhau vì thế cách nhìn nhận, quán xét thế giới xung quanh cũng bất tương đồng. Có người khi chưa tu đạo, mọi chuyện thế gian họ không màng tới, nhưng khi bước vào tu đạo một thời gian thì mọi chuyện thế gian đều khiến họ quan tâm hết. Tại sao vậy? Chướng duyên tu học bắt đầu khởi. Trong đạo gọi là sở tri chướng, nghĩa là đem những tri thức Phật học của mình để soi rọi vào thế giới xung quanh, và từ đó thấy nơi nào cũng tồi tệ, cũng có lỗi, sai quấy cả, duy nhất mình đúng, mình thiện, mình có tâm huệ. Đó là một đại chướng ngại cho người muốn tu đạo Phật chân chánh. Với những người như vậy mà bạn muốn khuyên nhủ họ, muốn họ buông xuống những chướng duyên là điều không thể. Cho nên cách tốt nhất là bạn nên chọn giải pháp im lặng. Thời Phật tại thế, khi gặp những câu hỏi mang tính chỉ trích, thế trí biện thông, gây tranh luận vô nghĩa, không mang sự lợi lạc cho việc tu học, đức Thế Tôn đều chọn cách im lặng. Khi học pháp của Phật chúng ta cũng nên học theo cách ứng xử như vậy, bởi nếu không khéo, hoặc chúng ta sẽ đồng tạo nghiệp, hoặc sẽ gây tranh biện vô ích, hay tạo những bất thiện duyên, gây oán đối với người khác.
2/ Pháp Sư Tịnh Không thường khuyên Phật tử: Học Phật phải học cách làm người ngu chứ không nên học làm người khôn. Nghĩa 2 từ “ngu” và “khôn” là gì? Người “ngu” là: niệm niệm lão thật học Phật, lão thật niệm Phật để một đời vĩnh ly sanh tử, sanh về Tịnh Độ. Người “khôn” là: niệm niệm tăng trưởng tham, sân, si, mạn, nghi, là tham đắm dục lạc thế gian, tà tri, tà kiến, vì thế họ sẽ chọn cách ở lại cõi này để tiếp tục trôi lăn trong dòng sanh tử luân hồi.
3/ Việc các vị Tăng đấu tranh vị pháp thiêu thân chúng ta không nên dùng phàm nhãn để nhìn nhận. Bởi hễ nơi nào có tâm tranh đấu, nơi đó không có pháp Phật tồn tại.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thầy,
Con vô cùng hoan hỷ, qua hồi âm của thầy không những con biết nên làm thế nào ở vấn đề này mà còn hiểu được rất nhiều vấn đề khác đang khúc mắc.
Do dạo gần đây con rất hay gặp vấn đề bàn luận chính trị thế này, con đều dùng lời lẽ ôn hòa, hiền dịu cùng những trích dẫn lời của các vị tổ để giảng giải. Có một số người lắng nghe và hoan hỉ tin làm theo (con cũng tặng họ chuỗi hạt niệm phật và sách niệm phật để gieo duyên), có một số người thì im lặng, lại có một số người thì phản biện lại. May thay có thầy giải đáp, con hiểu ra rất nhiều. Xin kính ân thầy.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát
*************************************************************************
Bớt đi lời nói thị phi,
Bớt đi tội lỗi sân si đau buồn,
Thêm câu niệm Phật nhiều hơn,
Phước điền thêm lớn, tâm hồn thêm vui.
A Di Đà Phật
NIỆM PHẬT HẾT BỆNH UNG THƯ – SAU 2 NĂM, BIẾT TRƯỚC NGÀY GIỜ VÃNG SANH (Chuyện linh ứng có thật ở Việt Nam)
Gia đình bác Trần Thị Thúy Nga, pháp danh Liên Nga hiện đang ở ấp Phước Bình, xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Bác gái là một Phật tử thuần thành. Khi còn nhỏ, bác đã tin Phật pháp và nhiều lần bác cảm ứng đến Bồ-tát Quán Thế Âm.
Bác lập gia đình với bác Nguyễn Văn Voi có được sáu người con, chồng bác không tin Phật, nhưng ông không cản trở vợ con tu học.
Một hôm, bác Nguyễn Văn Voi thấy trong người không khỏe, gia đình đưa bác đi khám thì phát hiện bác bị ung thư gan. Điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy hơn một năm, đến lần sau cùng, bác sĩ bảo bác ung thư vào giai đoạn cuối, di căn qua phổi, vỡ tĩnh mạch thực quản, máu trào ra miệng không điều trị được nữa chỉ chờ chết. Về nhà, nếu bác còn đau nhức thì cho uống thuốc giảm đau.
Từ khi bác trai bị trả về nhà, sức khỏe rất yếu, lại ăn uống không được, theo bác sĩ tiên đoán bác sống khoảng hơn ba tháng.
Bỗng nhiên một hôm, bác nói với vợ con chở bác lên chùa Hoằng Pháp xin quy y, làm đệ tử Phật để khi chết có chỗ nương tựa tâm linh. Cả nhà đều vui mừng khi thấy bác hướng về Phật pháp.
Con gái bác liền liên lạc trình bày với Thượng Tọa Chân Tính. Nhưng chở bác đến chùa Hoằng Pháp bốn lần vẫn không đủ duyên gặp được Thượng tọa. Sau đó, cô con gái cầu khấn Bồ-tát Quán Thế Âm cho cha được toại nguyện.
Quả thật linh ứng, lần này cô liên lạc được với Thượng tọa. Thượng tọa từ bi, vì bệnh tình bác nguy ngập, nên cho quy y ngoại khóa ngay lúc đó, đặt pháp danh là Tịnh Tín.
Khi chưa quy y, sức khỏe bác rất yếu do ăn uống không được, đi đứng không nổi. Nhưng thật kỳ lạ! Bác vừa quy y xong, bỗng nhiên bác đi đứng được, ăn hết một hộp cơm chay, rồi lên xe ngồi vui vẻ về đến nhà.
Dường như do bác phát tâm quy y Tam bảo mãnh liệt, nên được Phật gia hộ giúp bác thay đổi đời sống thật sự.
Sau đó, bác bàn với vợ con thỉnh tượng Bồ-tát Quán Thế Âm cao hơn hai mét, đứng trên đài sen thờ trên lầu để bác tu tập tại nhà. Hàng ngày bác đều lạy sám hối, niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà và Bồ-tát Quán Thế Âm.
Bác nguyện xả báo thân này được vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Lạ thay! Trái với lời tiên đoán của các bác sĩ, bác Tịnh Tín vẫn sống khỏe mạnh và tinh tấn tu hành như thế suốt hai năm.
Một hôm bác bảo bác gái:
– Bà ơi ! Chắc vài bữa nữa tôi đi. Bà ở lại đi chùa, niệm Phật sống vui vẻ với con cháu nhé !
Bác Liên Nga nói:
– Ông cứ nói xàm, mạnh khỏe như vậy sống với con cháu chứ đi đâu !
– Hai ngày nữa tôi đi !
Nghe chồng nói có vẻ nghiêm túc, bác Liên Nga nghĩ có lẽ ông nói thật, nên liền gọi điện cho tất cả con cháu đều về.
Hai hôm sau, từ sáng đến chiều bác vẫn ăn được chút ít. Đến chiều, bác thấy mệt và bắt đầu đau; đến lúc đau đớn quằn quại, nhưng bác cương quyết chờ vãng sanh về Cực Lạc, không chịu cho con đưa bác đến bệnh viện, dù con gái là bác sĩ.
Khi cơn đau này hết, lại đến cơn đau khác thì các con đưa bác vào phòng nhắc bác nhớ niệm Phật. Tất cả con cháu đều trợ niệm cho bác, bác cố gắng niệm ra tiếng. Niệm được một lúc thì bác không còn thấy đau. Huyết áp bác cứ tụt dần tụt dần, con gái bác luôn hỏi:
– Ba ơi ! Có thấy Đức Phật A-di-đà cầm bông sen đến tiếp dẫn chưa ?
Bác lắc đầu trả lời to:
– Chưa đến !
Cả nhà lại tiếp tục niệm Phật. Sau đó bác gái lại hỏi:
– Ông ơi ! Có thấy Đức Phật A-di-đà cầm bông sen đến tiếp dẫn ông chưa ?
Lúc này, bác không nói được nữa, chỉ gật đầu há miệng nói “Có”.
Cảm nhận của bác Liên Nga lúc này là đầu óc trống rỗng, Đức Phật và Thánh chúng tiếp dẫn bác Tịnh Tín đầy khắp cả phòng. Cả nhà đều quỳ xuống, không khóc đồng thanh niệm Phật, trợ niệm liên tục cho bác suốt mười tám tiếng. Bác ra đi an lành trong tiếng niệm Phật của con cháu trong gia đình lúc 2g30 sáng.
* Điềm lành đầu tiên, khi bác vừa mất là có khoảng năm, sáu chục con chim sẻ bay về đậu đầy trên nóc nhà hót vang lừng. Bầy chim này thường bay đến nhà mỗi buổi sáng để bác cho ăn, nhưng lạ lùng là lúc đó chúng lại bay về tiễn bác mất lúc gần sáng – bình thường chim sẻ không bay vào giờ này. Sau lần này chúng bay đi luôn không hề quay trở lại.
* Điềm lành thứ hai là cây mai do chính bác trồng phía trước phòng, bỗng nở hoa và sau đó những cây mai nhà hàng xóm xung quanh đều nở, cho dù chưa đến tết. Kỳ diệu thay người niệm Phật đủ Tín, Nguyện, Hạnh thì xuất hiện điều lành lúc vãng sanh.
Bác Tịnh Tín tuy là bệnh ung thư vào giai đoạn cuối, chuyển qua di căn; nhưng trồng thiện căn từ nhiều đời ở quá khứ, nhờ căn bịnh nan y này mà bác lại quay về Phật pháp, quyết chí niệm Phật tu hành cầu vãng sanh Tây phương Cực Lạc.
Bác tính tấn niệm Phật, cầu vãng sanh mà không cầu cho hết bệnh. Nhờ công đức niệm Phật mà tiêu trừ được nghiệp lực, bác biết trước ngày ra đi, vãng sanh an lành về thế giới Cực Lạc.
Phật pháp thật nhiệm mầu không thể nghĩ bàn. Đây là tấm gương đáng để mọi người noi theo.
Nam Mô A Di Đà Phật !
(Diệu Âm Lệ Hiếu kính ghi lại từ đĩa Quan Âm Cứu Khổ kỳ 4 – Chùa Long Phước – Giảng sư Thích Trí Huệ)