Phật có đại trí, biết cơ, biết căn. Chết lòng niệm Phật thì trong bảy ngày là không có ai chẳng đạt Nhất Tâm Bất Loạn. Chẳng chịu chết lòng niệm Phật thì chẳng thể thành tựu được. Tâm vốn hoạt bát, linh thông sao lại bảo là “chết?” Là vì đem cái tâm nghĩ tưởng nhân tình ân ái, thị phi, danh lợi đổi lấy tâm niệm Phật. Cổ nhân từng bảo:
“Ðánh chết được vọng tưởng,
Cứu được Pháp Thân sống”.
Ví như kẻ làm giặc, cái tâm làm giặc đã chết rồi, một dạ làm người đàng hoàng. Nếu tâm thật sự chết rồi thì còn ai niệm Phật? Mong muốn niệm đến mức Nhất Tâm Bất Loạn thì lại phải nhất tâm bất loạn mà niệm.
Niệm Phật cần phải dụng công thiết thực, niệm đến mức không có năng niệm lẫn sở niệm, cũng không có thân, tâm, thế giới, niệm chính là vô niệm. Tạp niệm một phen khởi lên liền thành chướng ngại. Há có phải là sáng niệm dăm câu, tối niệm vài câu là có thể niệm được thành hay sao? Cái niệm để niệm Phật đó phải giống như chổi sắt quét sạch hết thảy tạp niệm.
Tạp niệm dẫu nhiều nhưng chẳng ngoài: tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ, sắc, thanh, hương, vị, xúc v.v… Dùng chổi sắt quét thô niệm xong rồi quét tế niệm. Dù chẳng thể quét sạch hết trong một lúc nhưng cũng giảm ít, lo quét sao cho hết thì mới thấy thái bình.
Cần phải tự mình xét nghiệm minh bạch coi mình niệm Phật mà đã có thể hay chưa thể quét sạch ân ái trói chằng, lôi kéo. Nếu quét chưa hết thì cần phải sanh lòng hổ thẹn lớn. Ðấy là nói: tin phải chơn thật, nguyện phải thiết tha, hạnh phải là thật hạnh thì mới đúng là dụng công chơn thật.
Chữ “chết” trong câu “chết lòng niệm Phật” (tử tâm niệm Phật) tuyệt diệu nhất. Vọng tâm: tài, sắc, danh, ăn uống v.v… chưa chết thì làm sao đạt được nhất tâm bất loạn đây?
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu Pháp Vựng của đại sư Từ Châu Phổ Hải thời Dân Quốc
Cố hòa thượng Thích Trí Tịnh đã dạy rằng:
“Các vị đắc đạo lên bậc Thánh, cái ngủ không có, thùy miên tâm sở bị trí lực làm cho thế lực của nó yếu hẳn hoặc mất đi. Người bình thường, thùy miên tâm sở còn nguyên, hễ nằm nhắm mắt thì khởi lên ngủ mê, còn trằn trọc không ngủ là bị bệnh mất ngủ. Còn người được đạo, thùy miên tâm sở yếu hoặc không còn. Vì sao? Vì có trí lực chế phục. Như lâu rồi cho đến bây giờ, mấy tháng nay tôi không ngủ. Mấy chú thị giả nói: “Con không ngủ một đêm thì ngày sau không làm gì được! Sư ông mấy tháng không ngủ tinh thần vẫn tỉnh sáng, còn phấn chấn mạnh hơn lúc trước kia”. Thỉnh thoảng tôi cũng ngủ nhưng ít lắm, đến đỗi chỉ khi có chiêm bao mới biết mình ngủ.”
Các vị thiện hữu trí thức cho tui hỏi ngốc nghếch một chút, rằng thùy miên tâm sở là gì vậy?
A Di Đà Phật.
Chàng ngốc vãng sanh
Trước đây, có một chàng ngốc chăn dê cho địa chủ. Tại khu đất trống mà anh thường đến chăn dê, có một ngôi miếu cổ, đổ nát bị bỏ hoang, trong miếu có một pho tượng A Di Đà Phật tiếp dẫn. Chàng ngốc nhìn thấy pho tượng rồi bèn nói:
– Lão huynh, anh cũng chăn dê à?
Chàng ngốc đói rồi, mang ra màn thầu và củ cải mặn, anh lấy một cái màn thầu và một ít củ cải mặn đặt trước tượng Phật A di đà và nói:
– Lão huynh, tôi đói rồi anh cũng đói, hai đứa mình cùng ăn!
Từ đó về sau, chỉ cần anh đến nơi này chăn dê thì đều đến chào hỏi tượng Phật và lên tiếng gọi lão huynh. Đến giờ trưa anh cũng mang phần cơm của mình ra chia cho tượng Phật một nửa.
Một năm sau. Chàng ngốc ngã bệnh không có người chăm sóc, bệnh tình tiến triển đến lúc không còn chữa trị được nữa. Trước lúc lâm chung anh nhìn thấy tượng Phật A Di Đà mà anh từng gọi là lão huynh xuất hiện trước mặt anh. Phật Đà ôn hoà thân thiết nói với anh:
– Lão huynh, anh cứ mời tôi ăn cơm hoài, hôm nay đến nhà tôi làm khách nhé!
Chàng ngốc rất vui vẻ nhận lời. Thế rồi chàng ngốc vui vui vẻ vẻ đã vãng sanh!
Như vậy, việc vãng sanh rất là đơn giản, thật rất dễ dàng! Chỉ khó là phải “khờ khờ, ngốc ngốc” đơn thuần mà TIN TƯỞNG!
Sưu tầm