Niệm Phật thì đừng nên dùng pháp quán tâm mà hãy dùng pháp nhiếp tâm. Trong kinh Lăng Nghiêm, Bồ Tát Ðại Thế Chí dạy: “Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc tam ma địa; ấy là bậc nhất”.
Lúc niệm Phật, cái niệm trong tâm (ý căn) cần phải rõ ràng, phân minh, câu niệm nơi miệng (thiệt căn) phải phân minh, rõ ràng; tai (nhĩ căn) phải nghe sao cho rõ ràng, phân minh. Ba căn: tai, miệng, lưỡi, căn nào cũng dốc hết vào câu Phật hiệu thì mắt chẳng thể lườm Ðông, nguýt Tây, mũi chẳng thể ngửi các mùi hương khác, thân chẳng thể lười biếng, giải đãi. Ðấy là “nhiếp cả sáu căn”.
Nhiếp cả sáu căn thì dù chưa thể hoàn toàn hết vọng niệm nhưng so với kẻ chẳng nhiếp sáu căn thì tâm thanh tịnh hơn rất nhiều. Vì thế gọi là “tịnh niệm”. Nếu có thể giữ cho tịnh niệm thường liên tục, chẳng có lúc gián đoạn thì tâm sẽ tự có thể quy về một chỗ, cạn thì đắc Nhất Tâm, sâu thì đắc tam muội. Nếu thật có thể nhiếp cả sáu căn mà niệm thì nghiệp chướng quyết định tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, chẳng cần phải quán tâm mà tâm tự thanh tịnh, minh bạch, đâu lại đến nỗi mắc phải căn bịnh tâm hỏa nóng nảy?
Quán tâm là cách tu quán căn bản của bên Giáo, chẳng thích hợp với căn cơ người niệm Phật. “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” mới là pháp thâm diệu thích hợp với hết thảy các căn cơ: thượng, trung, hạ, hoặc thánh hoặc phàm.
Cần phải biết là việc “nhiếp trọn” đó chuyên chú nơi cái nghe, tức là niệm thầm trong tâm cũng phải nghe vì trong tâm khởi niệm là đã có thanh tướng. Tự tai mình nghe tiếng của chính tâm mình, nhưng phải sao cho rành rẽ, rõ ràng, sao cho thật sự nghe được từng chữ, từng câu rõ ràng thì lục căn mới quy về một chỗ.
So với tu những các pháp quán khác thì cách tu này ổn thỏa, thích đáng nhất, ít tốn sức nhất nhưng lại khế lý, khế cơ nhất.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu sách Văn Sao Chánh Tục Tam Biên đại sư Ấn Quang Thánh Lượng thời Dân Quốc
Nằm bệnh niệm Phật suốt 2 năm được vãng sanh
Vợ ông Ôn Tịnh Văn, người Tinh Châu, nằm bệnh dây dưa không mạnh, Tịnh Văn dạy niệm Phật A Di Đà, bà nghe lời. Từ đó đến trọn hai năm sau, mặc dầu bệnh khổ trên thân, bà thầm niệm danh hiệu của Phật không ngớt.
Một hôm bà nói với Tịnh Văn rằng: “Tôi đã được thấy Phật chắc chắn sẽ về Cực Lạc ở tháng tới”.
Trước giờ lâm chung ba ngày, có hoa sen lớn sáng như mặt đất mới mọc hiện ở trước giường của bà. Đến ngày, bà sắm sửa thức ăn đến dâng cho cha mẹ mà thưa rằng: “Nay con may mắn được vãng sanh Tịnh Độ, trông mong cha mẹ và ba nó chuyên niệm A Di Đà Phật, tất sẽ được gặp nhau ở Cực Lạc”. Thưa xong bà lễ Phật, rồi đoan tọa mà mất.
Trích: Tịnh Độ Văn
PHẬT GIÁO CAO TĂNG TRUYỆN: CUỘC ĐỜI ĐẠI SƯ LIÊN TRÌ
https://www.youtube.com/watch?v=RXiSmn7fuEs
Nam mô A di đà Phật
Quý thiện tri thức cho con hỏi thêm thông tin, tiểu sử về một vị Tổ thứ 98 dòng thiền Pháp Nhãn-ngài Thanh Tịnh Hải Tạng ở Quán Thế Âm thiền viện ạ. Nguyên do là sau khi con đọc được “Cực Lạc Di Luận Đạo” nên muốn biết thêm về ngài.
Nam mô A di đà Phật