Cư sĩ Vương Nhật Hưu hiệu Hư Trung đời Tống, người huyện Long Thư. Ðược cử vào chức Quốc Học Tấn Sĩ, ông bỏ quan chức chẳng nhận. Ông bác thông kinh sử, nhưng một bữa kia buông bỏ hết, bảo:
– Ðều là những thứ tạo thêm nghiệp, chẳng phải là pháp rốt ráo, ta lấy Tây Phương làm chỗ quay về!
Từ đấy ông tinh tấn niệm Phật. Năm sáu mươi tuổi, ông mặc áo vải, ăn rau, nhật khóa lễ một ngàn lạy đến nửa đêm mới nghỉ. Trong tác phẩm Long Thư Tịnh Ðộ Văn, từ hạng vua, quan cho đến những kẻ đồ tể, nấu rượu, hạng người tội lỗi, ông đều khuyên trì danh niệm Phật, phổ khuyến tu trì.
Ba ngày trước khi mất, ông từ biệt tất cả thân hữu, khuyên họ nên tinh tấn Tịnh nghiệp, bảo: mình sắp có việc phải đi, không gặp lại nhau nữa. Ðến kỳ, ông giảng sách cho học trò xong, lễ niệm như thường, chợt cao giọng niệm Phật mấy tiếng, bảo: “Phật đến đón ta!”, đứng trơ trơ mà hóa.
(Theo Tịnh Ðộ Văn)
- Nhận định:
1. Một là được sắc thân đẹp đẽ.
2. Hai là nói ra được người khác tin tưởng.
3. Ba là ở giữa đại chúng không sợ hãi.
4. Bốn là được chư Phật hộ niệm.
5. Năm là đầy đủ oai nghi.
6. Sáu là mọi người thân cận.
7. Bảy là chư thiên kính yêu.
8. Tám là đủ đại phước báo.
9. Chín là chết đi sẽ vãng sanh.
10. Mười là mau chứng Niết Bàn”
Huống hồ là nhật khóa ngàn lạy ư? Tác phẩm Tịnh Ðộ Văn của ông tuy lời lẽ đơn giản, nhưng thí dụ sâu xa đều là do ông bác thông kinh luận và thân hạnh cùng tột mà thành. Phổ khuyến tu trì thật là thiết tha, khẩn khoản. Ai đọc đến mà chẳng phát khởi tín tâm? Xin hãy ấn hành lưu thông rộng rãi tác phẩm ấy để khuyên khắp mọi người lễ niệm, đồng sanh Tịnh Ðộ.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
KINH NGHIỆM PHÓNG SINH
Tại Thẩm Quyến, có một nhóm cư sĩ trẻ học Phật, họ nghiêm trì giới luật, chuyên tu Chú Lăng Nghiêm, thường tổ chức phóng sinh, chủ yếu là thả rắn và các loài động vật hoang dã. Phóng sinh thường có nhiều cảm ứng hay, xin kể vài câu chuyện có thật như sau:
RẮN MẮT KÍNH
Mùa đông năm ngoái một nhóm thanh niên Phật tử từ sáng sớm đã đến trang trại mua rắn, tháy trong chuồng vô số rắn, có một con rắn mắt kính khí thế hung dữ, người nhát gan vừa nhìn là ớn lạnh, sợ đến muốn chạy trốn.
Chủ trại rắn thấy vậy bèn vạch miệng nó ra cho mọi người xem, thấy nó không còn cái răng nào, vì đã bị nhổ sạch rồi. Cả nhóm thấy vậy đồng ý mua nó cùng các con khác đem thả ở nơi thâm sơn xa người ở.
Hôm đó thời tiết rất lạnh, trời vốn đang âm u, nhưng lúc phóng sinh thi vầng thái dương bỗng xuất hiện chiếu ánh sáng chói lọi khiến mọi người đều cảm thấy ấm áp. Một anh trong đoàn nhìn thấy con rắn mắt kính không răng nọ đã ngạc nhiên kêu lên:
– Chính con rắn này nè, nó giống hệt con độc xà đã báo mộng cho tôi tối qua.
Té ra là trong mộng, con rắn mắt kính này đã hướng anh van cầu:
– Xin hãy cứu tôi! Xin hãy cứu tôi!
Qua đây có thể thấy, chúng sinh đều rất cólinh tính, ngàn vạn lần không nên ăn thịt chúng.
MẸ CON RẮN LỤC
Lần nọ một anh thường tham gia phóng sinh, kể chúng tôi nghe, tối nọ anh nằm mơ, thấy con rắn hóa thành một người già bảo anh:
– Xin hãy cứu con tôi, con tôi đang rất nguy hiểm – Nói xong thì biến mất.
Hôm sau anh hẹn với mấy pháp hữu đi mua rắn, phát hiện trong bầy rắn có một con rắn lục nhỏ, bèn mua phóng sinh.
Tối đó, anh nằm mơ thấy con rắn lục nhỏ nói:
– Rất cảm tạ ân các ngài đã cứu mạng. Giờ xin biếu tôn ông một xâu chuỗi Phật để bày tỏ lòng cảm kích.
HOA SEN CÁ
Hôm đó, mọi người phóng sinh rất nhiều cá chạch, khi tụng Chú Lăng Nghiêm và hồi hướng xong, thì bầy cá chạch lao xao ngẩng đầu nhẩy lên, rồi chúng tản ra xếp thành hình giống như hoa sen. Cảnh tượng cả bầy cá xếp thành hình những đóa hoa sen trang nghiêm trong nước khiến ai nhìn tâm tư cũng chấn động và kinh ngạc. Nhân đây đạo tâm càng thêm kiên định, cùng nguyện tinh tấn tu hành.
CHÚ RÙA XANH
Hôm sinh nhật Vương Tú, gia đình em mua mười mấy con rùa để phóng sinh, khi phóng sinh phát hiện một con rùa màu xanh bị thương trên lưng nên quyết định giữ nó lại đem về nhà chữa trị.
Cha Vương Tú săn sóc nó hai tuần, con rùa hồi phục rất nhanh. Tối đó ông Vương nằm mộng, thấy một người mặc áo xanh, hướng ông bày tỏ lòng cảm tạ và nói:
Tôi hiện giờ thân thể đã mạnh khỏe, xin hãy thả cho tôi về nhà.
Ông Vương thức dậy lấy làm lạ, tự hỏi:
“Người mặc y phục xanh này là ai, sao thuở giờ ta chưa gặp qua?”
Lúc này ông đột nhiên nhớ đến con rùa xanh, vội chạy đến giở thùng nhìn xem, thấy con rùa đang cố bò ra ngoài, ông Vương mới hiểu minh bạch:
– Té ra chú mày muốn về nhà ư? Được. Hôm nay ta sẽ thả chú.
Thế là ông cùng Vương Tú ra sông cẩn thận thả rùa xuống. Con rùa ngoái đầu nhìn họ, tỏ vẻ bịn rịn lưu luyến rồi chầm chậm bơi đi.
HAI NGƯỜI KHÁCH LẠ
Hôm đó là ngày vía Bồ-tát Quan Âm thành đạo, sáng sớm tôi đã đến chợ mua hai con rùa và một số cá để phóng sinh. Tụng kinh xong thì tôi thả chúng vào con sông gần đấy.
Tối đó tôi mơ thấy có hai người lưng đeo cặp sách, mời tôi đến hàn xá của họ uống trà.
Tôi theo họ đến một gian nhà, ngồi trước cái bàn tròn, uống trà xong, hai người tiễn tôi ra cổng, còn cảm tạ:
– Hôm nay may được ông cứu mạng, chúng tôi cảm ân vô cùng.
Họ nói xong tôi tỉnh giấc. Ngẫm nghĩ đến lời trong mộng đột nhiên nhớ đến hai con rùa mình đã thả hồi sáng. Đúng là chúng đã đến cảm tạ tôi.
Trích BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI 3
Thầy ơi cho con hỏi . con Lạy Phật sám hối hàng ngày . Cứ 1 lạy con niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT . Nhưng con không biết Niệm Phật như vậy có thiếu sót gì không . Hay là cứ 1 lạy mình niệm là CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. VẬY CÓ 2 CÁCH . cách nào đúng ạ. Con xin cảm tạ công đức ạ
Sao cũng được.A di đà phật cũng được.không thì bạn lên mạng gõ hướng dẫn cách lạy phật của đại đức thích giác nhàn là có đấy
Khi lạy Phật có nên dùng vật gì kê đầu gối không ạ?
A Di Đà Phật, Kim Thuý ghé các shop bán Văn hoá phẩm phật giáo mua 1-2 tấm nệm nhỏ dùng lót gối khi lạy Phật là được ha. Chúc bạn tinh tấn. A Di Đà Phật. _()_
Dùng đệm kê đầu gối khi lạy Phật có công đức giống như không kê đệm không ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Kim Thuý,
Công đức có hay không không ở việc quỳ lạy trên đệm gối hay trên nền nhà, mà ở nơi tâm bạn có thật sự thành kính và thanh tịnh hay không? Nếu bạn lạy Phật mà tâm thành kính và không vọng tưởng, thì mỗi mỗi lạy đều có lợi lạc; nhưng nếu mỗi mỗi lạy miệng niệm hồng danh, thân quỳ lạy, tâm tán loạn nghĩ đủ mọi thứ trần lao (trong đạo gọi là tâm phóng dật) thì dẫu bạn lạy cả vạn, triệu lạy cũng chỉ là hành xác và tạo thêm nghiệp luân hồi. Do vậy, niệm, lạy Phật chẳng trọng nơi hình thức mà trọng ở nơi tâm thanh tịnh của chính bạn.
Chúc thường tinh tấn.
TN
Bạn Thúy,
Tổ Ấn Quang có dạy rằng: ”Bồ đoàn chẳng được cao quá, cao là chẳng cung kính.” Bồ đoàn là cái nệm để ngồi thiền hoặc lót để quỳ lạy .
Theo lời của Tổ AQ, thì chỉ cần cái nệm không quá cao, để không mang tội bất kính, thì công đức sẽ như nhau. Lót 1-2 tấm nệm để không đau là đc, đừng chồng lên nhiều quá. A di đà phật
Tống Thế Tử
Ngụy Thế tử sống vào đời Tống, cả ba cha con Thế Tử đều tu pháp môn niệm Phật, chỉ có người vợ không chịu tu. Con gái của Thế tử qua đời năm lên mười bốn tuổi. Qua đời được bảy ngày thì bỗng nhiên cô sống lại và nói với mẹ: “Con thấy trong ao bảy báu ở Tây phương đã có hoa sen của cha và hai anh em con. Sau khi cha và hai anh em con qua đời sẽ sinh vào đó. Chỉ riêng mẹ chưa có hoa sen. Vì thế con mới trở về báo cho mẹ biết, mong mẹ để ý”. Nghe con gái nói như thế, bà vô cùng cảm động, liền phát khởi lòng tin niệm Phật không từ mệt nhọc. Sau khi qua đời, bà cũng được vãng sinh Cực Lạc.
Ghi chú:
Người mẹ ban đầu thiếu duyên ở Tịnh độ, nhưng cuối cùng cũng được sinh về Cực Lạc. Như thế, vãng sinh hay không là do tin hay không tin mà thôi. Trong Kinh ghi: “Chỉ trừ những người nào không có lòng tin thì không được vãng sinh”.
Học sĩ Trương Kháng
Trương Kháng sống vào đời Tống, hễ làm được bất cứ việc thiện gì ông đều hồi hướng lên Đức Phật. Ông phát nguyện tụng mười vạn biến Đại bi đà-la-ni để cầu sinh Tịnh độ. Năm 60 tuổi, bị mắc bệnh nặng, nên ông nhất tâm niệm Phật. Một hôm, ông gọi người nhà đến nói: “Tây phương Tịnh độ đang ở trước nhà; Phật A-di-đà ngồi trên hoa sen, có đứa bé đứng trên đất vàng lễ Phật”. Nói xong, ông niệm Phật rồi qua đời. Đứa bé là cháu của Trương Kháng đã qua đời năm ba tuổi.
Ghi chú:
Tâm tịnh thì Tây phương hiện ra trước mắt, tâm uế thì địa ngục theo bên mình. Tâm của Trương Kháng đã hoàn toàn thanh tịnh nên thấy Phật ở trước nhà, sao lại còn nghi ngờ?
Tư sĩ Vương Trọng Hồi
Vương Trọng Hồi sống vào đời Tống, làm quan đến chức Tư sĩ tham quân ở Quang Châu. Một hôm, ông hỏi Vô Vi Tử Dương Kiệt: “Vì sao trong kinh dạy người cầu sinh Tịnh độ, nhưng tổ sư lại dạy tâm là Tịnh độ, không nhất định phải cầu?”.
Dương Kiệt đáp: “Ông thử tự suy nghĩ, nếu ở cõi Phật thì không có tịnh, không có uế, cần gì phải cầu sinh! Còn ngược lại, nếu chưa thoát khỏi cảnh chúng sinh, đâu thể không chí tâm niệm Phật để xa lìa cõi uế mà cầu sinh về cõi tịnh!”. Tư Sĩ vỡ lẽ, vui vẻ cáo từ.
Hai năm sau, lúc Dương Kiệt làm Thái thú ở quận Đan Dương, bỗng một hôm, ông nằm mộng thấy Tư sĩ Vương Trọng Hồi nói: “Trước kia nhờ ông chỉ bảo, nên tôi đã được vãng sinh, hôm nay đặc biệt đến tạ ơn ông”. Vài ngày sau có tin báo tang đến, nội dung nói: “Tư sĩ Vương Trọng Hồi biết trước bảy ngày nữa sẽ mạng chung nên ông từ biệt bà con họ hàng rồi qua đời”. Quả thật, đúng như những gì Dương Kiệt đã mộng thấy!
Trích TỊNH ĐỘ VÃNG SANH TRUYỆN
Cho đệ hỏi không biết hành giả tu Tịnh Độ có được phép nuôi ong lấy mật không các huynh đệ tỷ muội? A Di Đà Phật.
Dành trọn 1 ngày trong tháng buông bỏ niệm Phật công đức vô cùng thù thắng
Nếu ta quá bận rộn, không thể chuyên tâm niệm Phật, mỗi tuần nên chọn một ngày, một tuần một ngày không được thì một tháng dành một ngày, hai mươi bốn giờ phải thực sự thâm nhập bốn câu: “Thường nhớ thường niệm, mỗi chữ rõ ràng, câu trước câu sau, không để gián đoạn”. Dành một ngày trong một tháng để làm đến nơi đến chốn, thì tâm thanh tịnh sẽ hiện tiền, không thể nghĩ bàn. Đừng nên coi thường một tháng chỉ có một ngày, một năm tu mười hai ngày, hiệu quả của nó rất thù thắng. Phải buông bỏ, đó là tăng thượng duyên, không thể không thực hiện. Vì sao vậy? Sẽ tránh được tất cả những nhiễu loạn, không bị phiền não tham sân si quấy nhiễu. Đây chính là việc chúng ta buông bỏ tâm tham lam, năm đại phiền não là tham sân si mạn nghi phải buông bỏ. Gặp thuận cảnh không tham, gặp nghịch cảnh không sân, cảnh duyên trước mặt ta nhận thức rõ ràng minh bạch, không si mê, lẫn lộn. Khiêm tốn, đó là đức tính rất tuyệt vời, cần phải học, không những thay đổi tập khí ngạo mạn của mình, mà cùng lúc giáo hoá những người khác, tự hành hóa tha. Đối nhân xử thế tiếp vật, lúc nào cũng kính nể người khác, tự mình phải khiêm tốn.
Lão hoà thượng Tịnh Không