Một pháp Niệm Phật là phương tiện bậc nhất trong các phương tiện để dứt niệm. Chẳng niệm gì khác ngoài niệm Phật cũng là một cách để hoán chuyển mỗi ý niệm. Niệm Phật xem ra rất gần với quán tưởng.
Niệm Phật chính là tịnh niệm, đem một niệm thanh tịnh để đối trị các niệm nhiễm trược. Và nhất tâm mà niệm lại chính là dùng cái niệm thuần nhất để đối trị những niệm tạp loạn.
Vả lại, Phật là Giác, niệm niệm đều là Phật thì niệm niệm đều là Giác. Giác là biết tự tánh vốn vô niệm; vì thế bảo là càng thân thiết. Nhưng nếu có thể siêng năng, khẩn thiết Nhất Tâm thì sẽ có thể đạt tới mức niệm mà vô niệm. Phải biết rằng mục đích của niệm Phật phải quy về vô niệm, tức là quay về với Chơn Như, thì chẳng nói đoạn mà tự đoạn, chẳng cầu chứng mà tự chứng vậy. Phương tiện ấy hay đến mức như thế đó!
Tuy công phu niệm Phật chưa thể đạt tới niệm mà vô niệm, nhưng nếu hạnh nguyện chơn thật, thiết tha, nương vào bi nguyện lực của Phật Di Ðà cũng sẽ được tiếp dẫn vãng sanh, liền giống như bậc A Tỳ Bạt Trí, Hán dịch là Bất Thối, tức là địa vị Sơ Trụ. Nếu tu các pháp khác thì cần phải trải qua nhiều kiếp số lâu xa, nay pháp này được thành tựu ngay trong một đời nên bảo là pháp phương tiện nhất trong các pháp phương tiện.
Nhưng để đúng là hạnh nguyện chơn thật, thiết tha thì ắt phải cả đời niệm Phật cầu sanh thì mới đúng là chơn thật, thiết tha. Nếu một mặt niệm Phật, một mặt lại khởi lên những ý tưởng trần trược thì hạnh nguyện chẳng chơn thật, thiết tha vậy.
Vì thế, người niệm Phật phải đoạn một tầng ý niệm. Nếu như chưa thể dễ dàng làm được thì phải nên cố thực hiện cho được hai câu: “Chẳng trụ vào sắc mà sanh tâm, chẳng trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sanh tâm”.
Nếu chẳng được vậy thì nguyện chẳng thiết, hạnh chẳng chơn, làm sao được Phật tiếp dẫn đây? Trần trược khí nặng hết sức chẳng tương ứng với hai chữ Thanh Tịnh nên Phật cũng chẳng biết làm sao được nữa!
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu tác phẩm Kim Cang Kinh Giảng Nghĩa của cư sĩ Thắng Quán Diệu Hú Giang Vị Nông thời Dân Quốc
KHI LÂM CHUNG THẦN TRÍ KHÔNG TỈNH TÁO, CŨNG KHÔNG CÓ AI TRỢ NIỆM, CÓ ĐƯỢC VÃNG SINH KHÔNG?
Nếu lúc bình thường tín nguyện bất định, Niệm Phật không chuyên thì trong tình huống này rất nguy hiểm.
Nếu bình thường tín nguyện chuyên tu, thì gặp tình huống này cũng không chướng ngại việc vãng sinh.
Tuy bề ngoài nhìn thấy thần trí người này không tỉnh táo, nhưng thật ra khi Đức Phật A-di-đà đến tiếp dẫn thì họ nhìn thấy rất rõ ràng. Ngay cả khi não bộ và các bộ phận trong thân đều suy kiệt, ý thức không còn tác dụng, nhưng thần thức vẫn không suy kiệt, vẫn sáng tỏ rõ ràng.
Bình thường chuyên tu Niệm Phật, việc vãng sanh đã nắm chắc, cho nên nói là ”bình sanh nghiệp thành” (nghiệp vãng sanh đã được thành tựu ngay khi còn sống). Khi lâm chung, bất luận là chết kiểu nào, Đức Phật A-di-đà nhất định hiện đến tiếp dẫn, người lâm chung nhất định nhìn thấy Ngài hết sức rõ ràng, dù có hay không có người trợ niệm cũng đều vãng sanh.
Đặc biệt thiết lập việc lâm chung cần trợ niệm là vì lúc bình thường người này chẳng chịu Niệm Phật. Khi còn sống, họ chẳng hiều Niệm Phật là gì, bây giờ sắp chết, nếu vẫn chưa hiểu được Niệm Phật ắt sẽ đọa lạc, cho nên khi họ sắp chết, chúng ta phải trợ niệm cho họ, hướng dẫn họ Niệm Phật; chứ không phải khăng khăng cho rằng một người bình thường chuyên tu Niệm Phật vẫn phải dựa vào việc trợ niệm khi lâm chung.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Pháp sư Tịnh Tông.
(Trích: Tư tưởng Tịnh độ của Đại sư Thiện Đạo – trang 797)
ĐỜI NGƯỜI ĐƯỢC CHIA LÀM 2 GIAI ĐOẠN VÀ NHỮNG QUẢ BÁO KHÁC NHAU TRONG 2 GIAI ĐOẠN
Trong xã hội ngày nay, chúng ta thấy được có rất nhiều người khi còn trẻ khởi nghiệp rất sớm và gặt hái được rất nhiều thành công, có thể nói là công danh sự nghiệp, phú quý tiền tài đều vượt bậc. Nhưng đến những năm về già, càng già càng lụng bại, công danh sự nghiệp cũng thành mây khói, có thể nói là rất khốn khổ, thậm chí có người khi chết vẫn không mua nổi 1 cổ quan tài để chôn. Cũng có người khi còn trẻ thì lao đao lận đận, công danh sự nghiệp tạo dựng đến đâu thì thất bại đến đó, thậm chí còn bị người phỉ báng khinh khi, vu khống hãm hại. Nhưng khi càng có tuổi thì cuộc đời dần chuyển biến tốt hơn, công danh sự nghiệp cũng theo đó mà lần tốt lên, tiền tài lần hồi dư giả hơn, đến những năm cuối đời thì hoàn toàn viên mãn, nguyên nhân do đâu?
Chúng ta phải biết rằng đời người đại khái tính là 80 năm, được chia ra làm 2 giai đoạn:
1. Từ lúc mới sanh ra cho đến năm 40 tuổi thì những gì ta thọ hưởng đó, từ miếng ăn, miếng uống, từ tiền tài vật chất, cho đến công danh sự nghiệp…đều là quả báo do tất cả những tạo tác mà ta đã gieo trong đời trước.
Cho nên, những người trước 40 tuổi mà công thành danh toại, giàu có phú quý đều là do đời trước họ đã tu phước mà được. Nhưng nếu đời này chỉ biết hưởng phước mà không chịu tiếp tục tu phước nữa, thì phước dù có nhiều đến đâu cũng sẽ có ngày tận, mà phước tận thì họa liền đến.
Ví như hằng ngày ta cố gắng làm lụng tích góp để giành nên ta có dư 1 số tiền lớn. Khi cơn vô thường bất chợt thổi đến làm sập mất căn nhà mà ta đang ở. Nhưng nhờ có số tiền mà ta để dành dụm được nên ta có thể xây cho mình ngôi nhà mới khang trang hơn, cao đẹp hơn để ở. Nhưng nếu khi vào căn nhà mới đẹp này để ở mà ta không tiếp tục cố gắng tích góp để giành tiếp nữa, thì số tiền do trước đây tích góp được đó sẽ có lúc dùng hết. Mà tiền hết rồi thì lấy gì để duy trì cuộc sống, nên bắt buộc phải bán đi căn nhà cao đẹp mà chuyển đến căn nhà nhỏ để ở. Cuộc sống cứ thế mà trược dài xuống, đến cuối cùng thì chẳng còn gì cả.
2. Từ năm 41 tuổi cho đến cuối đời thì những gì ta lãnh thọ được đó đều là từ những tạo tác mà ta đã gieo trong đời này, cũng tức là những lời nói, suy nghĩ, hành động của ta từ lúc mới sanh ra cho đến năm 40 tuổi.
Cho nên, những người khi còn trẻ luôn lao đao lận đận trong tất cả hoàn cảnh đều là do đời trước họ không tu phước thiện, họ tạo tác đó cả thẩy đều là ác nghiệp nên kiếp này họ phải chịu quả báo khó khăn nghèo khổ. Tuy là đời này họ khốn đốn nhưng họ biết chia sẻ, biết bao dung, biết giúp đỡ và ái hộ tất cả mọi người, mọi vật, họ biết tự tạo phước điền cho bản thân. Nên đến năm 40 tuổi thì những ác báo của đời trước đã trả xong, mà ác báo trả xong thì phước lộc đời này liền đến. Dẫn đến năm 41 tuổi thì cuộc đời dần chuyển biến tốt hơn, càng về sau thì hoàn cảnh càng thêm tốt, công danh sự nghiệp càng vững chắc hơn.
Do đó, đối với công danh sự nghiệp, thăng quan phát tài thì phát càng trễ càng tốt, vì càng trễ thì mới có thể giữ cho vững chắc.
Bởi vậy, các vị trẻ tuổi mà công danh sự nghiệp, hoàn cảnh không như ý nguyện thì cũng đừng lấy đó mà nản lòng thoái chí. Các vị hãy an nhãn vượt qua những giai đoạn khó khăn này mà tiếp tục cố gắng phấn đấu cho ngày mai. Bên cạnh đó cố gắng làm thật nhiều điều phước thiện để gây dựng phước điền cho mình. Để khi cái khổ đã qua thì hạnh phúc vui sướng liền đến.
Thế mới biết chính chúng ta tu phước chính chúng ta thọ dụng, chính chúng ta gây tạo ác nghiệp thì chính chúng ta phải nhận lấy quả khổ đau, đây gọi là tự làm tự chịu. Là hạnh phúc, là khổ đau đều được quyết định bởi 1 niệm là thiện, là ác của chúng ta. Đối với chân tướng sự thật này, chúng ta cần phải nắm cho chắc để chúng ta biết được bây giờ mình cần phải làm gì, tu phước thiện thế nào, đối với ngôn ngữ và tạo tác của mình cần phải dừng bước ra sao để tự cầu đa phước cho chính mình.
A Di Đà Phật!
Tài liệu tham khảo: Pháp ngữ của pháp sư Tịnh Không
VÌ SAO ĐỨC THẾ TÔN ĐỘ CHO CHA MÌNH, KHÔNG NÓI NHỮNG PHÁP MÔN NÀO KHÁC, MÀ CHỈ KHUYÊN PHỤ THÂN NIỆM PHẬT?
Đức Thế Tôn đại từ chí hiếu khuyên phụ vương, chỉ khuyên niệm Phật. Ý này rất thâm sâu, đoạn này chúng ta cần nên lãnh hội một cách sâu sắc, bạn xem đức Phật Thích Ca Mâu Ni độ cho cha mình, không nói những pháp môn khác, chỉ khuyên niệm Phật. Cho thấy, vô lượng pháp môn chẳng pháp nào là không thù thắng, nhưng phàm phu chúng sanh chẳng thể tu được, pháp môn đại thừa thật sự thù thắng không gì bằng. Vì sao đức Thế Tôn không cho phụ thân tu những pháp môn khác, không khuyên cha tu thiền, không khuyên cha trì chú? Không khuyên cha nghiên cứu giáo lý, mà chỉ khuyên cha niệm Phật. chúng ta nên suy nghĩ xem. Chỉ có pháp môn chuyên lòng niệm Phật, là thích hợp nhất, và nương vào pháp môn niệm Phật, quyết có thể được vãng sanh. Vãng sanh về thế giới Cực Lạc, chính là thành Phật, tuy ở trong đồng cư độ chưa thành Phật, ở trong phương tiện độ cũng chưa thành Phật, nhưng chắc chắn một đời thành Phật, được vô lượng thọ, thọ mạng dài, chắc chắn thành tựu. Hơn nữa thiện căn phước đức nhân duyên thâm hậu, đến thế giới Tây Phương Cực Lạc cũng không đổi pháp môn nào khác, cũng không muốn tu pháp môn khác, chỉ một câu danh hiệu Phật niệm đến cùng, chóng thành Phật! Nguyên nhân gì vậy? Người này được niệm Phật tam muội. Đức Phật giảng dạy trong giáo lý đại thừa rất nhiều: “niệm Phật tam muội, tam muội trung vương”, các vị còn nhớ câu này hay không? Tam muội là thiền định. Niệm Phật tam muội, là vua trong các tam muội, không gì thù thắng bằng, được định, định có thể sanh huệ, vua của tam muội là người này có trí huệ, chắc chắn là trí huệ Bát Nhã cứu cánh viên mãn. Có trí huệ rồi, mười phương tam thế nhất thiết chư Phật, đã nói vô lượng vô biên pháp môn, chẳng phải người này đã thông đạt được hết hay sao? Đạo lực thần thông của chư Phật Như Lai, vạn đức vạn năng, chẳng phải đồng thời đầy đủ hay sao? Đây thật sự là con đường tắt thành Phật.
Lão pháp sư Tịnh Không
Mỗi tối trước giờ lên giường ngủ, chúng ta cần phải hỏi lại lương tâm của mình: “Ngày nay việc lớn sinh tử của mình đã chuẩn bị được bao nhiêu? Hay là bỏ phí trọn ngày?”
Đời người luôn biến chuyển vô thường. Học Phật niệm Phật cần phải chuẩn bị trước, bởi lẽ đại hạn vô thường đều có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào. Vậy phải sớm lo tích cực chuẩn bị việc lớn sinh tử cho chính mình.
(Trích Liên Trì Cảnh Sách của Viên Nhân Pháp Sư-Chương VIII)
GƯƠNG VÃNG SANH – BẠCH CƯ DỊ ĐI ĐỨNG NẰM NGỒI NIỆM A DI ĐÀ
https://www.youtube.com/watch?v=bVUdtOXcXbQ
TẤM GƯƠNG TU HÀNH NIỆM PHẬT CỦA NGƯỜI XƯA
https://www.youtube.com/watch?v=-k12QKv71D8
𝐍𝐇𝐔̛̃𝐍𝐆 𝐁𝐈𝐄̂̉𝐔 𝐇𝐈𝐄̣̂𝐍 𝐂𝐔̉𝐀 𝐍𝐆𝐔̛𝐎̛̀𝐈 𝐍𝐎̣̂𝐈 𝐓𝐀̂𝐌 𝐂𝐎́ 𝐓𝐔 𝐓𝐀̣̂𝐏
Người tu đúng là tiền của, cái ăn, cái mặc tuy không giàu như người đời nhưng lúc nào cũng có đủ, người ấy không tham, không hưởng thụ, và lấy đời sống đơn giản và thanh bạch làm nguồn vui.
Tu tập, một cụm từ mà chắc hẳn quý vị nghe cũng đã nhiều, tuy nhiên cái biểu hiện rõ nhất của người có tu không phải là vốn kiến thức Phật Pháp tích lũy được, mà chính thái độ sống của người đó được toát ra từ ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý .
Đa phần chúng ta thực hành máy móc, nghe ai nói sao thì làm vậy, mà không có Chánh Kiến và sự suy xét, tư duy cho thấu đáo, để từ đó có thể rút ra kinh nghiệm trong việc dụng tâm và tu tập.
Ở bài viết này người viết không có đi vào cụ thể của từng pháp tu, mà chỉ trình bày về những dấu hiệu, hay kết quả hiện ra của một người tu đúng, gieo nhân đúng, công phu đúng qua một khoảng thời gian tu nhất định, kết quả tùy vào phước duyên và nỗ lực của từng người.
Người tu đúng thì qua thời gian các dấu hiệu sau thường hiện ra:
1. PHONG CÁCH ĐIỀM NHIÊN, NHẸ NHÀNG, BÌNH TĨNH, THƯ THÁI:
Vì qua một quá trình dụng tâm, kiểm soát tâm, giống như việc thuần hóa một con thú hoang dại, quen nhảy nhót, là tâm chúng ta. Sau một thời gian, nếu người ấy kiểm soát tâm tốt, buông bỏ cái tôi, xả ly sự kiêu mạn thuộc về..”sở trường, sở đoản” của bản ngã thì sự điềm đạm, điềm nhiên và thư thái sẽ hiện ra, nó là kết quả tự nhiên của một cái tâm đã được chế ngự và thuần hóa.
2. MẶT MŨI, TƯỚNG MẠO NHÌN TƯƠI VÀ SÁNG:
Vì giữa tâm và thân tướng, chúng có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Một người mà trong tâm an vui, có tu tập và chuyển hóa được các nghiệp chướng thì dần dần diện mạo bên ngoài của người ấy nhìn sẽ rất sáng, mặt lúc nào cũng rất tươi vui, không có u sầu, đau buồn, lúc nào cũng tràn đầy sức sống. Người nào có được những điều như vậy, thì đây là một dấu hiệu của người tu.
3. GIỌNG NÓI CÓ ÁI NGỮ, NỒNG HẬU:
Đây là do bên trong tâm người ấy tu qua thời gian đã có sự tăng trưởng tâm từ tâm bi, một tình thương bình đẳng, và rộng lớn với tất cả muôn loài. Từ sự thương yêu chân thành cho dù giọng nói mộc mạc, chất phác mà vẫn đầy nhân văn, ấm áp, nồng hậu và đến được lòng người.. Và hơn nữa, cũng do sau một quá trình tu và kiểm soát khẩu nghiệp, biết cân nhắc trước khi cất lời, nên những lời nói của họ dần trở nên rất chuẩn mực. Như họ không nói dối, không nói ác khẩu, không nói hai lưỡi, không nói chia rẻ, không nói xấu, viết xấu đả kích, bộ nhọ sau lưng người …
4. ĐỜI SỐNG TINH THẦN MÃN TÚC, CUỘC SỐNG VẬT CHẤT ỐN ĐỊNH KHÔNG BỊ THIẾU THỐN:
Nhiều người tu, nhưng càng tu mà càng càng nghèo túng, lúc nào cũng bị những nhu cầu vật chất căn bản bức bách. Đây là dấu hiệu của tu mà không có phước, thiếu phước, vì không biết làm phước. Nên người tu đúng là tiền của, cái ăn, cái mặc tuy không giàu như người đời nhưng lúc nào cũng có đủ, người ấy không tham, không hưởng thụ, và lấy đời sống đơn giản và thanh bạch làm nguồn vui.
5. MỌI VIỆC ĐỀU CHUYỂN TỪ XẤU THÀNH TỐT:
Trong cuộc sống, khi sinh hoạt, giao lưu và làm ăn trong xã hội, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp toàn thuận lợi cả. Có những lúc cũng khó khăn, hoặc bị đặt trong những tình huống khó xử, khó giải quyết, rất nan giải. Thế nhưng người tu tốt, chắc chắn sẽ chuyển được nghiệp cũ và có được sự gia hộ của Chư Phật, nhờ đó họ sẽ từ từ tháo gỡ ra được mọi bế tắc. Mọi việc xấu sẽ biến thành tốt dần dần như ý nguyện. ”Phước tùy tâm sanh. Cảnh tùy tâm chuyển” là thế!
6. TRONG GIA ĐÌNH THÌ THUẬN HÒA, AN VUI:
Do tâm được huân tu tốt, tâm từ lan tỏa tốt nên tâm của người tu ấy sẽ lan tỏa những nguồn năng lượng tốt ra xung quanh, và những người sống chung cùng, sống gần sẽ dần bị thay đổi theo, là cũng hiền lành, và thánh thiện dần. Một khi cảm hóa đươc ai cũng hiền lành, tức là họ cũng đang gieo nhân lành, tức có quả thiện quả may mắn hạnh phúc. Hơn nữa, khi một người tu tốt từ trường của họ sẽ tự động thu hút quý nhân giúp đỡ cho gia đình và quyến thuộc cuả người.
Nên gia đình người đó cũng sẽ gặp được nhiều may mắn hạnh phúc. Trên đây là những dấu hiệu cơ bản của người tu đúng hiện ra, bạn có thể viết thêm những đặc điểm khác dựa trên trải nghiệm cá nhân. Còn nếu chúng ta tu thời gian mà không có dấu hiệu nào trên đây hết, cần nên xem xét lại cách tu. Có thể mình đang tu sai, tu trật điều gì đó.
Tu có nghĩa là chuyển hóa tư tưởng và hành vi và sống có hạnh phúc hơn, và tu có nghĩa là sửa đổi tính xấu ác thành ra tốt đẹp.
St Thích Tánh Tuệ