Một câu Phật danh trọn đủ các thần lực chẳng thể nghĩ bàn, trị được hết thảy tâm bịnh phiền não. Mỗi khi nghịch cảnh xảy tới, tâm sanh phiền não, hãy liền kinh hành niệm Phật, cứ bốn bước là một câu Phật hiệu, giáp vòng như thế. Niệm được mấy vòng thì sẽ dần dần thấy cõi lòng thanh lương, nhiệt não tự biến mất.
Có lúc lắm việc tâm bị khuấy động, đêm đã khuya vẫn chẳng ngủ được thì cũng nên chuyên xưng Phật hiệu, chừng khoảng chốc lát thân tâm an định sẽ ngủ được, không có các mộng tưởng.
Lúc đang chép kinh thì mỗi một nét bút là một câu Phật hiệu, tinh thần chẳng tán loạn, vọng niệm chẳng khởi, viết lâu cũng chẳng thấy khổ sở.
Nếu thật sự tin được một pháp Niệm Phật này, chuyên tâm xưng niệm chẳng hề gián đoạn, niệm đến mức tâm không, cảnh lặng thì phiền não không có cách nào phát sanh được!
Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nhiếp tâm là giới”, Niệm Phật chính là pháp để nhiếp tâm vì lấychánh niệm của việc niệm Phật để ngưng dứt các vọng niệm vin nắm. Nếu như dùng cái tâm thường vin nắm các duyên sắc trần để chuyên niệm A Di Ðà Phật, tịnh niệm tiếp nối thì sẽ tự chẳng bị sắc trần xoay chuyển, nhiếp quy về chánh niệm niệm Phật. Các duyên vin nắm theo thanh trần, hương trần v.v… đối với mỗi duyên đều giống như thế thì chẳng đến nỗi tự mình phá giới, làm ác!
Niệm Phật đến mức niệm nào cũng tương ứng với Phật thì lẽ đương nhiên các niệm chẳng khởi, liền có thể thanh tịnh ý nghiệp, tự nhiên đầy đủ các giới. Hai nghiệp thân, khẩu cũng đều do ý nghiệp phát khởi. Ý nghiệp chẳng nghĩ đến giết, trộm, dâm, chẳng tưởng đến nói dối, nói thêu dệt, nói ác, nói đôi chiều thì thân nghiệp, khẩu nghiệp chẳng phạm giới. Vì thế Niệm Phật là pháp môn thanh tịnh các nghiệp; một câu danh hiệu Phật thanh tịnh cả ba nghiệp. Ðiều này chứng tỏ một cách rõ ràng rằng Niệm Phật có đủ cả Giới Học.
Nhận định:
Niệm Phật thanh tịnh được cả ba nghiệp, trị hết thảy tâm bịnh phiền não. Xin hãy nhiếp tâm chuyên niệm, niệm đến mức tâm không cảnh lặng; phiền não, nghiệp chướng sẽ tự nhiên tiêu trừ.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu Pháp Vựng của đại sư Thao Quang Viên Anh thời Dân Quốc
dạ thưa thầy có nhiều thai phụ đi siêu âm,xét nghiệm thấy bác sỹ nói bất thường hoặc khuyên bỏ thai. vậy chúng con phải làm sao ạ?
A Di Đà Phật! Có nhiều trường hợp chuyển được nghiệp do thành tâm niệm Phật sám hối hồi hướng cho thai nhi, oan gia trái chủ và thai nhi sẽ trở lại bình thường chứ đừng nên bỏ thai chỉ khiến tạo thêm oan trái.
A Di Đà Phật
Bạn tham khảo bài Pháp này cùng các Phúc đáp bên dưới đó của các vị Liên Hữu để mạnh mẽ tín tâm
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/06/niem-phat-hoa-giai-oan-gia-con-sinh-ra-khong-bi-hoi-chung-down/
A Di Đà Phật
Thưa thầy con 21 tuổi.con có chồng được hai năm và chồng con cũng 21 tuổi.và con có con được hai tuổi. Nhưng mới lấy con về thì được hạnh phúc dài tháng.rồi sao đó chồng con cứ đi nhậu ăn trơi quậy hoạn.con khỗ lắm vù con biết con mắt nợ không thể bỏ được…xin thầy chỉ con cách để cho tâm con bình an cho đỡ khỗ được ko vậy thầy con chào thầy ak..!
con cảm ơn 2 thầy.con hỏi thầy THIỆN NHÂN và TRUNG ĐẠO câu này.
phàm những gì có tướng đều chẳng thật.con không hiểu nếu chẳng thật thì tai ương bệnh hoạn từ đâu.? tâm của PHẬT thế nào mà cõi nước của TÂY PHƯƠNG ĐẸP.còn ở đây sao nhiều phiền phức,bệnh tật,đói kém.v.v….
A Di Đà Phật
Pháp thế gian là do nhân duyên mà thành,vì nhân duyên mà thấy có sanh có diệt,vì có sanh diệt nên gọi là huyễn tướng.
Khi duyên tụ lại thì gọi là sanh,khi duyên tán ra gọi là diệt.Ví như mây,khi các giọt nước ngưng tụ tại một chỗ ở khí quyển thì gọi là đám mây.Đám mây là do duyên sanh mà thành.Khi các giọt nước tản ra và rơi xuống đất,thì đám mây cũng không còn nữa
-Đám mây là huyễn tương,các pháp trong thế gian này cũng đều như thế.
2.Con không hiểu nếu chẳng thật thì tai ương bệnh hoạn từ đâu.?
Vì các pháp thế gian là huyễn tướng,nhưng lại cứ chấp huyễn tướng ấy là có thật nên trên cái huyễn tướng khởi tâm tham muốn chiếm hữu,tham mà ko được sẽ sanh ra sân hận,khi đã sân hận rồi thì sẽ có những hành động ngu si
-Vì có tham,sân,si nên tạo đủ các nghiệp sát,đạo,dâm.Đã tạo nghiệp thì phải nhận quả báo,giống như trồng cây thì ắt phải ra quả
-Vì lòng tham của chúng sanh tích tụ lâu dần thì thế giới sẽ chiêu cảm nạn nước,lũ lụt
-Vì có tâm sân của chúng sanh tích tụ lâu dần thì thế giới sẽ chiêu cảm nạn lửa
-Vì có tâm si của chúng sanh tích tụ lâu dần thì thế giới sẽ chiêu cảm nạn gió bão
-Vì có tâm ngạo mạn của chúng sanh tích tụ lâu dần thì thế giới sẽ chiêu cảm nạn động đất
-Vì tạo nghiệp sát nên thân hay bị bệnh
-Vì tạo trộm cướp nên phải đói kém
-Vì tạo tà dâm nên thọ mạng giảm xuống
-Nói tóm lại là do chúng sanh tạo 10 bất thiện nghiệp,các loại bất thiện nghiệp khi có đủ duyên hội tụ lại thì sẽ biến hiện ra đủ mọi tai ương.
-Ngược với thế giới này là thế giới Cực Lạc.Thế giới này là huyễn tướng,thế giơi Cực Lạc là thật tướng,mỗi tướng ở thế giới Cực Lạc đều là bất sanh bất diệt,không tăng không giảm,đều là bình đẳng,đều là Vô lượng quang,đều là Vô Lượng Thọ
-Bởi vì thế giới chúng ta là do nghiệp lực,bất thiện nghiệp của chúng sanh mà thành, giống như một cái công ty công phần,do chúng sanh góp nghiệp vào đó mà thành.Còn thế giới Cực Lạc là do nguyện lực,48 đại nguyện của Phật A Di Đà mà thành
3. Tâm của PHẬT thế nào mà cõi nước của TÂY PHƯƠNG ĐẸP ?
Tâm của PHẬT chính là 48 đại nguyện.Đúng là vài lời ko thể nói hết,bạn muốn biết rõ thì hãy dành thời gian mà xem các bài dưới đây
https://www.youtube.com/watch?v=WV-2YqBBjYM&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=4
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxM3dDWHpvTVBQVXM/view?usp=sharing
A Di Đà Phật
Bài viết hay !
Cảm ơn liên hữu Hãy Niệm A Di Đà Phật !
A Di Đà Phật
Kinh Kim Cang Phật dạy:
“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”
Nghĩa:
“Phàm tất thảy những gì có tướng đều là hư giả
Biết là hư giả đừng chấp nó sẽ thấy Như Lai”
Tai ương, bệnh tật là giả hay chân? Từ đâu khởi?
Tai ương, bệnh tật là giả hay chân? Vừa giả vừa chân. Giả bởi nó được hình thành và kiến lập trên thân tứ đại (đất, nước, gió, lửa) còn gọi là tứ đại giả hiệp nên có thể nói tai ương, bệnh tật giả hiệp. Chân bởi cái đau (bệnh) mắc trên thân là thật, chẳng phải giả, nhưng cái chân này là chân của giả bởi như đã nói nó hình thành từ sự giả hiệp của tứ đại. Tuy nhiên nếu không có cái giả đó hình thành thì chúng ta chẳng thể nhận biết nó là chân hay giả. Do vậy giả-chân tuy hai mà là một, tuy một mà là hai, bởi thiếu cái nọ, cái kia không thể hình thành.
Ví dụ một về tai ương: dao cứa đứt tay, máu chảy, đó là chân (thật). Nếu chúng ta bảo: nó là hư giả thôi, quan tâm làm gì, và để máu tiếp tục chảy, chúng ta sẽ chết. Chết lúc này là thân giả hiệp chết, nhưng nghiệp thức còn nguyên: nghiệp ngu si.
Ví dụ hai về bệnh tật: có người mắc bệnh ung thư. Chúng ta bảo: Ôi, bệnh giả hiệp đó mà, quan tâm làm gì. Bệnh cũng chết, không bệnh cũng chết. Người mắc bệnh chẳng cần xét đoán, không chữa chạy cũng không tìm cách hoá giải và sống trong cảnh đớn đau, quằn quại cho tới chết. Tương tự như trên chết lúc này là thân giả hiệp chết, nhưng nghiệp thức còn nguyên: nghiệp ngu si.
Nghiệp ngu si này sẽ là một tiến trình triển chuyển không ngưng nghỉ trong những cuộc sống mới nếu nó không được lý giải và tư duy một cách chân chánh. Trong Bát Chánh Đạo Phật gọi là chánh tư duy: nhìn nhận, đánh giá và hành sự không sai kiến, thiên lệch.
Chúng ta nhận thấy điều gì trong 2 cái chết này? Đều vì vô minh mà chết.
Thời Phật tại thế, khi nghe Phật nói về cái thân vô thường bất tịnh này, nhiều đệ tử của Phật sau khi quán tưởng thân tướng bất tịnh của mình đã thấy ghê tởm và chán ghét nó. Nhiều người đã hoặc tự mình kết liễu, hoặc thuê, bảo người khác kết liễu giúp thân mạng mình. Khi thấy đệ tử ngày một vắng, Phật đã nhận ra nguyên nhân và bèn triệu tập, khiển trách các đệ tử và cho chế giới cấm sát sinh: “Tỳ-kheo nào, cố ý tự tay dứt sinh mạng người, cầm dao đưa người, khen ngợi sự chết, khuyến khích cho chết, nói:‘Này nam tử, ích gì cuộc sống xấu ác này, thà chết còn hơn sống!’ Với tâm tư duy như vậy, dùng mọi phương tiện khen ngợi sự chết, khuyến khích cho chết; tỳ-kheo ấy là kẻ ba-la di, không được sống chung”. (Trích Kinh Tứ Luật Phần)
Qua đoạn kinh văn vừa rồi chúng ta nhận ra: Nó tương ưng với hai ví dụ trên vậy: cùng chấp tướng, nhưng chấp một cách tiêu cực, nói khác đi là tư duy thiên lệch về một hướng.
Tới đây chúng ta sẽ nhận ra sự mâu thuẫn thậm chí có sự đối kháng của Phật pháp? Nếu chúng ta không quán chiếu sâu sắc lời Phật dạy chắc chắn chúng ta sẽ mắc sai lầm như những vị để tử nọ. Phật nói thân này là vô thường, và khuyên mọi người phải biết chán ghét cái thân đó, bởi nó vừa bất tịnh, lại không lâu bền, nghĩa là: đừng tìm cách bám víu, nương chấp vào nó, chứ không phải tìm cách để huỷ hoại nó, giúp nó mau chóng hoại diệt bằng mọi cách, bởi Phật dạy: tuy đó là thân vô thường nhưng trong đó có chứa chủng tử Phật nghĩa là Phật tánh. Tìm cách huỷ hoại hay bức hại thân vô thường đồng nghĩa huỷ hoại hay bức hại phật tánh, tức bức hại Phật vậy. Chư Phật ba đời cũng phải nương nhờ cái thân vô thường, bất tịnh này để tu đạo nơi nhân địa, từ đó mới giác đạo và thành đạo. Thành đạo nghĩa là thành Phật. Phật là thường, bởi không còn sanh-diệt, nhưng nếu rời cái thân sanh-diệt trước đây tất không thể kiến tạo thân không sanh diệt sau này. Vì thế huỷ hoại thân vô thường đồng nghĩa đánh mất cơ hội để để kiến tạo thân bình thường là bất sanh, bất diệt. Vô thường-thường, chúng sanh-Phật, giác-mê, trí-đụn, thượng căn-hạ căn… tuy nói hai nhưng chỉ là một, thiếu cái nọ, cái kia không thể thành tựu.
Vậy ý nghĩa đích thực của tướng hư giả là gì?
Trở lại ví dụ 1: Tai nạn đứt tay! Phản ứng thông thường, khi đứt tay, ngay lúc đó chúng ta phải tìm cách cầm máu. Khi cầm máu xong sẽ có hai tâm đối kháng: Một là chúng ta hoảng sợ và từ chối cầm dao, vì dao đồng nghĩa gây tai nạn; Hai là chúng ta sẽ tự dằn vặt bản thân, ôm ấp cái đau đó, bị cái đau đó hành hạ tới mất ăn, mất ngủ. Cả hai lối tư duy này đều không phải chánh tư duy vì nó thiên lệch. Tai nạn chỉ là nhất thời, nhất thời đồng nghĩa có sanh, có diệt, nhưng nếu ta nương chấp vào cái tướng sanh diệt đó tất bị nó nhấn chìm.
Điều này có thể liên hệ khi niệm Phật: nhiều người gặp những hình ảnh ma mãnh, quỷ quái, nhiều người lại thấy Phật, thấy Bồ tát, thấy hào quang hay nghe thấy tiếng người nọ, người kia giảng kinh, thuyết pháp hay niệm Phật bên tai… Kết quả là: người gặp ma quỷ thì hoảng sợ, bỏ cuộc hay đổ cho tu đạo Phật, cho tụng kinh, niệm Phật, trì chú; kẻ gặp thắng cảnh thì hoan hỉ, bám chấp vào những thắng cảnh đó không muốn rời.
Những cảnh huống này là giả hay chân? Là giả-chân. Giả bởi nó khởi lên từ tâm vọng tưởng, phân biệt và chấp trước. Biết tâm mình đang vọng, vì vọng nên đủ thứ cảnh giới biến hiện và ngay lúc biết đó là vọng bèn nhiếp tâm niệm Phật, tức thì những vọng cảnh đó liền tan biến. Như vậy nhờ giả mà thấy chân.
Bước đầu tu đạo chúng ta phải luôn nương vào đó để nhận diện, nhưng đó còn là pháp đối đãi: có giả-chân. Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật nói: Nước có tánh trong, đất bụi có tánh ngăn ngại. Nếu đem đất bụi hoà trộn vào nước tất tánh trong của nước bị vẩn đục. Muốn nước trong lại, buộc phải để nước yên vị một chỗ, bụi đất sẽ tự lắng xuống. Nước trong dụ cho tự tánh Phật. Bụi đất dụ phiền não. Hoà trộn dụ cho duyên trần. Muốn nước thường trong đừng tạo duyên cho nước.
Trở lại ví dụ 2:
Mắc bệnh ung thư phần lớn đều liên quan tới nghiệp: sát sanh, tính sân hận và tham chấp. Những chủng tử này huân tụ nhiều đời, nhiều kiếp, nay gặp duyên thì trổ quả. Nếu ngay lúc trổ quả nghiệp này người mắc bệnh có thể tỉnh ngộ để quán chiếu được cái nhân bất thiện từ vô thỉ của mình là do mình, chính mình gây tạo chứ chẳng phải ai khác; cái thân này là vô thường giả tạm, nay còn mai mất, Phật ví người đó đang đi từ bóng tối ra ngoài ánh sáng, đồng nghĩa người đó đã thấu rõ lý nhân-quả, biết giác ngộ. Từ sự thấu nhân quả và giác ngộ đó cơ hội để chuyển hoá nghiệp bệnh là có thể đặt ra. Chuyển hoá nhanh hay chậm, một phần hay toàn phần vốn phụ thuộc vào nghiệp lực sâu hay cạn cùng sự tỉnh giác và tinh tấn tu đạo: sám hối, niệm Phật, trì giới, bố thí, phóng sanh, cúng dường…hồi hướng sanh về Tịnh Độ. Được vậy người đó biết dụng tướng hư giả để kiến lập thân bất sanh bất diệt: dụng giả mà đạt chân. Ngược lại, cũng ngay lúc thân trổ quả bất thiện lại than trời, trách đất, kêu mình bị hàm oan rồi hoặc tìm cách kết liễu thân mạng, hoặc buông xuôi trông chờ định mệnh, hoặc cầu xin, van vái trời, Phật, Bồ tát, hay đấng thần linh ban cho phép màu để khỏi bệnh, tiếp tục sống đắm nhiễm trong ngũ dục lục trần…đó chính là sự nương chấp vào thân tướng hư giả để kiến lập một cuộc sống, một thân tướng hư giả không kém: giả trong giả mà muốn thấy chân là điều chẳng thể. Người này Phật nói: là người đi từ tối vào tối vậy.
Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật chỉ cho Ngài A Nan cùng đại chúng: “Nếu quí thầy chắc chắn muốn phát tâm bồ đề, sinh lòng đại dũng mãnh đối với Bồ-tát thừa, và quyết định rời bỏ các tướng hữu vi, thì phải xét rõ cái gốc rễ của phiền não, từ vô thỉ đến nay, đó chính là nguyên nhân phát sinh ra nghiệp, rồi các duyên hội họp tưới tẩm để kết thành quả báo. Vậy ai là kẻ tạo nghiệp? Và ai là kẻ thọ quả?”
Tới đây chúng ta đã có thể nhận biết: tai nạn nghiệp bệnh từ đâu khởi?
TN
dắ con chẳng đọc đâu.cám ơn thầy hn a di đà phật.hi vọng thầy thường xuyên gửi bài ở đây ạ.
Một ngày trôi qua gặp nhiều người,nhiều tâm trạng.có người vui vẻ,có người sân nộ.
nếu coi được là mộng thì tốt quá. Giấc mộng….
sao không là giấc mộng TÂY PHƯƠNG.Tin TÂY PHƯƠNG.NGUYỆN về TÂY PHƯƠNG.
Đúng là ở nhà lửa tình chấp thật nặng nề,cha mẹ,vợ con quấn chặt đến chằng chịt.
nếu hôm nay không buông sợ mai khó thoát .vậy thì chúng ta chỉ có 1 việc là niệm PHẬT.không có niệm thứ hai,chỉ có một việc NGUYỆN về TÂY PHƯƠNG. không có việc thứ hai. Niệm vợ con,cha mẹ,nhà cửa tiền nong rồi thì bỏ thân họ cũng không mãi bên mình.chẳng mãi ở bên mình
chúng con chẳng phải là người xuất gia.Vậy khi ở nhà cùng vợ con,anh em ,cha mẹ và tiếp xúc đủ thứ,hủ tục,công việc,thậm chí gặp đồ tể,bọn trộm cắp,những người bán hoa.đủ thứ dục lạc,giáo điều.Thậm chí gặp những người chống đối,chửi bới,và những người cho rằng PHẬT pháp là mê tín,sát sinh,bói toán,vàng mã.v.v…., giờ càng nhiều.
những sự biến tướng như vậy ăn sâu vào trí nhớ chúng con. Xa những vị tu hành chân chính .Nói không niệm nhà cửa,cha mẹ,vợ con,tiền nong …con sợ buông thì rất vô tâm.
Là buông chứ chẳng chấp buông, nếu chấp buông thì sẽ vô tâm, nhưng là buông thì chẳng phải vậy, cái gì cũng cần, nhưng biết đủ, biết vừa, chẳng đắm chìm trong nó, biết dừng, biết lúc nào cần biết lúc nào nên thả, người chấp nặng vào dục lạc sinh trưởng đù thứ phiền não, tâm luôn động, không lúc nào an lạc, người chấp nặng vào buông cái gì cũng chẳng để tâm,trở thành hời hợt như kẻ vô hồn, chẳng phải là pháp Phật, pháp Phật là pháp sống động, khi nào cần buông ta buông, khi nào cần nắm ta nắm cố giữ tâm như vậy thì mới cảm nhận pháp vị mà Phật pháp đem lại cho chúng ta.
rất may ở đây cũng có nhiều vị tại gia như chú HUỆ TỊNH,THIỆN NHÂN,TRUNG ĐẠO,HNA DI ĐÀ PHẬT,MỸ DIỆP,TỊNH THÁI.V.V….các vị ấy tiên phong làm mô phạm cho chúng ta xem,cho chúng ta hiểu.chỉ bày giảng giải.
hình như mình nhớ không nhầm trước nghe vị nào nói thời ĐỨC PHẬT cũng có hai vị PHẬT là THÍCH CA MÂU NI thị hiện xuất gia.vị PHẬT thứ hai là ngài DUY MA CẬT thị hiện tại gia.
Có những điều gì bạn lo lắng không hiểu cứ hỏi .các vị ấy cũng rấ vui vẻ chỉ bày.
gặp phải những chuyện phiền phức cũng tốt.trước mình không nghĩ ra nếu có ai mắng chửi bạn bạn phải cảm thấy là tốt lành.nếu không trả nghiệp lúc này ít nữa cũng lại ở TAM ÁC ĐẠO mà trả tiếp.
thầy THIỆN NHÂN dạy con nhiếp tâm niệm PHẬT.
chúng con ngày nay chẳng ĐỊNH được như các QUÝ THẦY. Học PHẬT thật gian nan quá ạ.
lời thầy dạy con phải nhâm nhi từ từ.con cám ơn các thầy
Con xin các thấy chỉ giúp
Em bé nhà con năm nay 1 năm 15 ngày tuổi. Con và bà nội muốn em bé sau này sớm giác ngộ phật pháp, lúc mang thai bà nội cũng có tụng kinh Địa tạng cho e bé, khi cho em bé ngủ bà cũng niệm to a di đà phật thay lời ru. Con có mấy điều muốn hỏi. Con muốn em bé ăn chay nhưng con chưa làm đc vì bản thân con chưa ăn chay trường đc, vì nh vấn đề nữa mà chưa thể làm thế được. Ở nhà con chỉ có bà nội em bé là ăn trường chay. Con muốn hỏi bây giờ con cần làm gì, đọc bộ kinh nào để công đức và giữ gìn phật tính cho em bé.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Kính chào các quý Đạo Huynh. Mong các Đạo huynh vui lòng cho tôi lời khuyên.
Khoảng một năm gần đây, tôi nhận thấy hầu hết các kênh truyền hình đều hay chiếu các bộ phim với nội dung nhiều Mưu mô, Thủ đoạn , Tàn nhẫn, Giar dối … các tình tiết nhiều khi khong hợp logic, vô lý đến mức Cực đoan ( mà ít khi biểu hiện những cái Hay, cái Đẹp của Tâm hồn một cách sâu sắc ) . Tôi không thể xem được những bộ phim này vì nó thường gây cho tôi Tâm trạng xấu ( tức giận, chán ghét… ) . Tôi nghe các Thầy giảng là cần phải ” tránh cảnh Động ( gây phiền não cho Tâm ), tìm đến Cảnh Thanh tịnh ( dễ An Tâm, định tâm, hướng Thiện cho Tâm …” ) . Tôi vẫn đang trên con đường học Phật, lại thêm tính cách nhạy cảm nên không thể ép mình ở trạng thái ” đối cảnh vô tâm ” . Nhưng mẹ tôi thì khác – đối với những cái tôi coi là Ngộ độc Tâm hồn này ( tôi khuyên mẹ tôi không nên xem nhiều) thì mẹ tôi vẫn có khả năng xem 3-4 bộ phim khác nhau hàng ngày , xem cho đến khi Phim kết thúc mà vẫn thấy vui vẻ, an nhiên, không bị tác động gì cả. Mẹ tôi năm nay 74 tuổi, tuy không Tu tập chăm chỉ, nhưng tính cách dịu hiền, hoà nhã, vẫn yêu cháu, thương con, sinh hoạt điều độ. Vậy nên, tôi cũng không có lý do chính đáng gì để Khuyên nhủ Bà, mặc dù tôi biết Bà vẫn chưa buông bỏ được Tham , Sân , Si, Buông xả vạn duyên để dốc lòng Tu Tập Giải thoát.
Tôi băn khoăn phải chăng tôi còn Chấp Mê quá sâu nặng nên không thể Đối Cảnh Vô Tâm. Nhưng mà tôi chỉ bị Cảm giác Nặng nề khi xem phim Truyền hình thôi, trong cuộc sống, tôi cũng giống như mẹ ( hoà nhã, thân thiện, an vui…) luôn hướng về đúng những điều Thày dạy để tu sửa Thân Tâm.
Nhưng tôi thường hay dùng phương pháp Thu nhiếp 6 căn, chi tiếp xúc với cái Hay, cái Tốt, xa lánh Thị phi, người xấu, sự ồn ào, náo nhiệt…
Tôi thấy mình như thế là né tránh, là kém cỏi, là kỳ lạ, là bất bình thường. Nhưng việc thu mình vào thế giới riêng của nội tâm như thế tôi mới thấy Bình Yên, cảm thấy An toàn…
( nhưngx người tiếp xúc với toi nhiều một chút, đều nhận xét toi thân thiện, hoà nhã…nhưng thật sự, nếu tôi chỉ thấy họ có biểu hiện ghê gớm, sắc sảo, tính toán…là tôi sẽ tìm cách rời xa, càng lịch sự, càng nhã nhặn, lại càng là biểu hiện tự vệ. Dù có nhận ra sự khiêu khích, tôi thường hay giả vờ Ngốc nghếch rồi tránh xa.
Xin các quý Đạo huynh giúp đỡ những đóng góp , cho tôi vững bước trên đường Tu Tập.
Thái độ Gần Lành, Lánh Ác của tôi như thế có phải là quá Cực đoan? Có phải là sai lầm ?
Tôi nghĩ ” yếu thì đừng ra gió ” như thế có là sai? Tôi nên thay đổi tích cực hơn như thế nào ?
Xin cảm ơn tất cả. Nam mo A Di Đà Phật !
Liên hữu mến! Có 1 ng cha có 2 đứa con trai. Ng cha này nát rượu đánh đập vợ con. Ng con lớn nhìn cha mìh như vậy sah tâm bắt chước, tập uốg rượu để bạo hành, gia trưởng. Đứa con út nhìn thấy lại biết đc đó là xấu, là sai phải tránh đi,nên hiếu thuận vs mẹ, trân trọng vk con. Cùng 1 hoàn cảnh nhưg 2 ng khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau, do nghiệp sai biệt.
Huynh ơi huynh à. Huynh có thể làm ơn viết cho đúng ngữ pháp và đừng viết tắt cho dễ đọc hơn không huynh? Cảm ơn huynh nhiều ạ. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chị Diệu Tiến,
HN xin có vài chia sẻ với chị.
Chúng ta tu học là tập trung ở hai vấn đề này: Tu tâm dưỡng tánh và Thọ trì Chánh Pháp. Hành trì Chánh Pháp thì là niệm Phật, lạy Phật, đọc kinh, nghe Pháp…Còn tu tâm dưỡng tánh là điều phục thân tâm mình. Hai vấn đề này rõ ràng bổ sung kết hợp với nhau nhưng cũng phải có những nổ lực một cách riêng biệt.
HN xin nói về vấn đề đầu. Thực ra tu tâm dưỡng tánh là cố gắng điều phục cái tâm mình, hay một cách cụ thể nhất đó là chính là dần dần dẹp trừ cho được cái Ngã của mình. Trong Niệm Phật Cảnh, Đại Sư Thiện Đạo nói “Niệm Phật nếu không dẹp trừ được Nhân ngã. Bao giờ mới thành Tịnh Độ nhân”. Ban thứ tam độc: Tham-Sân-Si là xuất phát từ cái này. Rồi những tần thứ chúng sanh Vọng tưởng – Phân biệt – Chấp trước cũng ‘xuất xứ’ từ cái này. Phiền não tập khí, nghiệp chướng chúng sanh cũng từ đây mà ra. Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta dẹp trừ cái nhân ngã này bằng cách nào? Thu mình về một chỗ, lánh xa những thế sự, phiền nhiễu rối loạn điên đảo của thế gian, như bạn có đề cập bên trên, để khỏi bị liên lụy ‘truyền nhiễm’. Điều này chẳng sai, không phải không tốt. Có những thứ hoàn toàn vô lợi ích đối với chúng ta trong tu học, hay có những nơi chốn đầy dẫy sự cám dỗ cạm bẫy. Đối với những ‘nai tơ’ như chúng ta, Đạo tâm Định lực còn sơ siểng thì tốt nhất thì hãy tránh xa. Trong đó toàn ‘hầm hố’ không đó, chúng ta biết đâu mà lường được. Như bạn nói ‘yếu thì đừng ra gió’, mình tán đồng với ý kiến này.
Nhưng đó chỉ là một khía cạnh để bảo vệ mình thôi, nó không là tất cả, nó không giúp Đạo tâm mình tăng thượng được lên. Hay nói cụ thể hơn, chúng ta tu học thời đại này không đủ phước báu để làm điều đó, để luôn né tránh được mọi thứ xấu tốt. Cõi này là Ngũ ác trược, Đức Phật nói “Tu mười ngày đêm ở cõi này hơn làm lành ngàn năm ở các cõi Phật khác’ là vậy. Vậy mấu chốt để giải quyết vấn đề ở đây là gì? Một lời nói ngắn gọn: Vì người, chẳng vì ta. Chỉ đơn giản có vậy, nhưng mà chúng ta phải tu học cả đời không biết đã thành tựu chưa! Nói vậy thì sẽ thắc mắc rằng, vậy chúng ta sống như thế nào đây, chúng ta lấy gì mà sống lấy gì mà ăn để tu tập, cái gì cũng nhường cho thiên hạ hết rồi còn mình thì ra đường ở, uống nước lã để ..vãng sanh chăng? Không phải là như vậy, chúng ta vẫn sống tốt sống khỏe vẫn hành trì tốt. Nghĩa lý này chúng ta phải hiểu rộng ra một chút. Tức là hãy đặt lợi ích của Người lên trên lợi ích của mình, hãy nghĩ đến lợi ích của Người trước khi nghĩ đến lợi ích của mình, chứ không phải là chúng ta đủ khả năng mà dứt bỏ mọi thứ ‘của mình’.
Vậy lại hỏi, thế thì thiệt thòi rồi, thua lỗ rồi. Chính xác là như vậy. Chúng ta tu học phải chấp nhận điều này, không chấp nhận điều này chúng ta không thể tiến lên được. HT Tịnh Không nói, vẫn còn cái tâm Tự tư tự lợi thì tiến lên đường Đạo nữa bước chúng ta cũng không tiến nỗi. Người thế gian thì luôn muốn dành phần hơn về mình, hay chí ít thì cũng đòi hỏi một sự công bằng, còn chúng ta những người học Phật thì không cần, có thua lỗ thiệt thòi nhiều ít cũng được. Đó là đức hy sinh, vì chúng sanh. Vì chúng sanh mà không chịu thiệt thòi về mình thì làm sao vì chúng sanh được. Đừng nghĩ đơn giản chúng ta nhường nhịn hết là chúng ta chấp nhận thụt lùi một chút để sau đó tiến lên, đó là suy nghĩ kiểu thế gian. Mà là chúng ta càng hy sinh vì chúng sanh là chúng ta đang tiến bước trên con đường Bồ Đề đấy, chẳng phải ‘lùi một bước để tiến ba bước’ gì cả đâu. Luôn luôn nhường, luôn luôn trao tặng, chẳng phải đợi đến lúc nào rồi sẽ tiến lên, ‘dành lại’ cả đâu. Càng hy sinh mình cho chúng sanh là chúng ta đang càng tăng trưởng Đạo tâm.
Chúng ta nghe HT Tịnh Không nói, ‘Người khác không đối tốt với ta, ta đối tốt với họ. Người khác chê bại chỉ trích ta, ta tán thán họ’. Nếu không có đức hy sinh làm sao chúng ta thực hiện nỗi điều này. Chính xác là chúng ta không cần, không chấp vào những thứ đó, những thứ danh lợi viễn vọng. Họ cần ư ? Chúng ta tặng họ. Thế nên dù hoàn cảnh nào, họ đối xử xấu hay tốt với ta thì ta cũng chân thành vì họ, phục vụ cho lợi ích của họ. Luôn thật lòng với họ, đối xử với họ bằng chân tâm. Chúng ta thường xuyên ‘luyện’ cái tâm này thì khi đối truớc Phật chúng ta cũng sẽ có sẳn cái tâm chân thành nhất để nguyện cầu thoát ly. Như thế mới thật là chân tín-chân nguyện.
Tông yếu tông chỉ trong Kinh Vô Lượng Thọ đó là: Phát tâm Bồ Đề, Một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật. Rõ ràng nếu chúng ta không phát khởi dụng tâm hàng ngày vì lợi ích mọi người, buông xả tự tư tự lời thì làm sao chúng ta phát khởi được tâm Bồ Đề. Trong bước đường học Đạo chúng ta không thể rời xa Kinh điển,giáo Pháp. Hàng ngày phải thọ trì đọc tụng Kinh điển để bồi đắp Thiện Căn. Thời mạt pháp càng về sau thì Thiện căn ngày càng lui sụt, không liên tục bồi đắp thì còn cách nào đây. “Một bộ Kinh, một câu A Di Đà Phật” HT Tịnh Không luôn nhắc nhở chúng ta là vậy.
Vài dòng sơ luợc phàm phu thôi. Các Liên Hữu, Sư Huynh sẽ có nhiều chia sẻ hay hơn đến chị.
Chúc chị tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin lỗi Mỹ Mỹ nha. Tại quen tay rồi. Với lại muốn nhanh, gọn, lẹ. Hi. Thành thật xin lỗi nha! A Di Đà Phật!hi
Nam Mô A Di Đà Phật !
Cảm ơn những chia sẻ Tâm Huyết của Đạo huynh Hữu Nghĩa !
Nam Mô A Di Đà Phật
Con bỏ tu niệm Phật một thời gian rồi và cảm thấy trong đầu nhiều thứ linh tinh quá, nên con hay bị căng thẳng.Lúc trước học Phật, niệm Phật, nghe kinh con thấy xúc động cùng cực.Nhưng giờ con thấy xa lạ và không có cảm giác gì.
Con muốn học lại nhưng con không biết làm thế nào để có thể tự mình thôi thúc mình học, bắt mình phải nghe kinh mỗi ngày:((((
Xin cô chú hãy cho con lời khuyên.
Con cảm ơn nhiều!
” Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Con về nương tựa Phật, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.
Nay con đã về nương tựa Phật, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.
Nay con đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hoá thân tâm.
Nay con đã về nương tựa Tăng, con đang được Tăng thân soi sáng, dìu dắt và nâng đỡ trên con đường tu tập.
Về nương Phật trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được giác tính, sớm mở lòng Bồ Đề.
Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hóa.
Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài.”
Trên đây là những lời đã giúp tôi Tỉnh Thức, khai sáng Tâm tôi trong buổi đầu đến với Phật Pháp. Nay tôi chia sẻ với em với mong muốn em cũng có thể ” bừng tỉnh ” sau giấc ngủ mê .
Lúc đầu, tôi chưa biết niệm Phật, tụng Kinh , hay Trì chú nào cả. Tôi chỉ đơn giản ngồi đó, Cảm nhận Tình Yêu Thương của Người …và thấy mình …có một nơi nương tựa, một chốn để trở về …Sáng nào tôi cũng Thắp hương lạy Phật , nói những lời này bằng tất cả Tình Yêu Thương ( nói bằng cả Trái Tim ) Những lúc rảnh rỗi, tôi lại khe khẽ hát những bài hát về Phật Pháp. Tôi nghe những bài Pháp của các Thầy trên YOU TUBE , theo những chủ đề phù hợp với hoàn cảnh. Những lời giảng của Thầy như Vị Thuốc chữa Tâm bệnh, như Vòng tay ấm áp an ủi, động viên, xoa dịu Vết thương Lòng, …
Lời tôi muốn nói cùng em là ” hãy làm những điều theo sự mách bảo của Trái Tim” . Dù mỗi ngày niệm một niệm, lạy một lạy bằng tất cả tấm lòng chân thật hơn mọi việc làm chỉ bằng hình thức
Cầu mười phương Chư Phật , Bồ Tát gia hộ cho em tìm lại được ” con đường sáng đẹp trong cuộc đời ” !
Nam Mô A Di Đà Phật !
A Di Đà Phật
Cảm ơn chị Diệu Tiến đã chia sẻ bài Kệ thật hay và đầy tình yêu thương trên.
Mình xin chia sẻ với bạn Hằng về một khía cạnh khác, có vẻ khó chịu hơn một chút. Nhưng như người ta thường nói ‘Mất lòng trước, được lòng sau’.
Bạn tâm sự “Lúc trước học Phật, niệm Phật, nghe kinh con thấy xúc động cùng cực”, thật là tuyệt vời, mấy ai được như bạn, chứng tỏ bạn đã có thiện căn rất tốt. Thật sự như thế, không nhiều người có được cảm xúc như vậy đâu.
Rồi giờ bạn lại tâm sự “Nhưng giờ con thấy xa lạ và không có cảm giác gì. Con muốn học lại nhưng con không biết làm thế nào để có thể tự mình thôi thúc mình học, bắt mình phải nghe kinh mỗi ngày”
Trường hợp như bạn cũng không phải là hiếm, cõi này tu không khéo là thoái chuyển liền liền, Đạo tâm lui sụt ngay ngay.
Điều mình muốn khuyên bạn trước tiên là hãy tìm hiểu kỹ về cõi ..Địa Ngục. Tìm hiểu thật kỹ, nên xem nhiều lần các đoạn băng về Địa Ngục, ví dụ như đọan băng này: https://www.youtube.com/watch?v=C3D-utJf1Zc
Bạn nên nghe đi nghe lại nhiều lần. Rất có lợi ích cho bạn về sau đấy. Giúp mình giữ giới nghiêm minh, không dám phạm những điều xấu ác phải chịu quả báo. Nhưng hơn hết là giúp mình hiểu rõ các cảnh giới Địa ngục nó khủng khiếp thế nào mà phát tâm sợ bị đọa lạc vào, bằng mọi cách phải tránh xa nó. Thật sự xem những cảnh tượng đó không ai không kinh sợ mà tìm mọi cách để tránh xa. Mà muốn xa lìa chúng thì thứ nhất đừng phạm những điều ác, mà ‘Chúng sanh ở cõi Diêm Phù Đề này khởi tâm động niệm không có chi là chẳng tạo tội’ theo như Kinh Địa Tạng, bởi các điều xấu ác lẫn lộn khó phân biệt, đôi khi chúng ta cố gắng làm điều thiện nhưng thật ra là đang tạo tác ác nghiệp mà không hay. Vì sao vậy? Vì vô minh mà làm nên không biết phân biệt được đâu là thiện đâu là ác, mà ở cõi này duyên làm ác thì nhiều, duyên làm thiện quá ít.
Vậy thì ngòai việc giữ gìn giới cấm, chúng ta còn phải hành trì tu tập nữa mới được, giúp tích lũy công đức, tiêu trừ nghiệp chướng, và trên hết đó là một mục tiêu tối thượng: Vĩnh viễn liễu thoát sinh tử. Có như vậy chúng ta mới chắc ăn không có ngày bị đọa vào vạc dầu hầm lửa. Cổ đức nói “Mạt pháp về sau, các Kinh diệt hết, chỉ còn lưu bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sanh. Nếu kẻ nào không tin, tất sẽ bị đọa Địa ngục”
Chúng ta hãy nghe lời khai thị của Ngài Ấn Quang Đại Sư:
* Đối với những điều như: Muốn tâm chẳng tham sự vật bên ngoài, chuyên niệm Phật nhưng chẳng thể chuyên, cứ toan chuyên chuyện khác; chẳng thể niệm, cứ muốn niệm những sự khác; chẳng thể nhất tâm, cứ muốn nhất tâm nơi chuyện khác v.v… thì chẳng có pháp tắc kỳ đặc, áo diệu nào khác cả; cứ lấy một chữ Tử dán ngay trên trán, rủ xuống tận lông mày, tâm luôn nghĩ:
“Ta là người nào mà từ vô thỉ mãi cho đến đời này đã tạo ác nghiệp vô lượng, vô biên. Giả sử ác nghiệp có thể tướng thì tận mười phương hư không chẳng thể chứa đựng nổi. Đời trước do may mắn nào, nay được thân người, lại được nghe Phật pháp. Nếu chẳng nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương, khi một hơi thở ra chẳng trở lại, quyết sẽ phải thọ khổ trong vạc sôi, lò than, rừng gươm, núi đao nơi địa ngục, chẳng biết phải trải qua mấy kiếp.
Dù thoát địa ngục, lại đọa vào ngạ quỷ, bụng to như biển cả, họng bé như chiếc kim, đói khát bao kiếp dài lâu. Trong họng lửa cháy, chẳng được nghe đến tên chất tương hay nước, khó được no lòng chốc lát. Từ ngạ quỷ ra, lại làm súc sanh: bị người cưỡi cổ, hoặc gieo thân vào bếp núc nhà người. Dù được làm người, cũng ngu si, vô trí, coi tạo nghiệp là đức năng, coi tu thiện là gông cùm. Chẳng qua mấy mươi năm lại bị đọa lạc; trải qua kiếp số nhiều như cát bụi luân hồi lục đạo. Dù có muốn xuất ly, cũng chẳng biết làm sao!”.
Nghĩ được như thế thì những việc mong muốn nói trên sẽ thành tựu được ngay”
—
Chúng sanh đời mạt Pháp này căn tánh thấp kém mà không lấy cái tâm khiếp sợ sanh tử luân hồi thì làm sao phát khởi tín tâm mong cầu Phật Đạo được. Ngài Ngẫu Ích Đại Sư khai thị:
“Thật vì sanh tử, phát lòng Bồ Đề
Dùng tín nguyện sâu, trì danh niệm Phật”
—
Cuối cùng là những lời thống thiết của Đức Thích Ca Như Lai trong Kinh Vô Lượng Thọ
“Hỡi những kẻ học rộng trí cả
Nên tin lời như thật của Ta
Diệu pháp này may phước được nghe
Nên vui mừng hãy chuyên niệm Phật.
Thọ trì quyết thoát biển sanh tử
Phật gọi người này thật bạn lành”
—
“Vậy phải hết sức siêng năng tinh tấn tu tập quyết chắc được vãng sanh về cõi vô lượng thanh tịnh Phật A Di Đà, chấm dứt năm thú, đóng kín ác đạo, đạt đạo không khó, vãng sanh há lại không được sao! Cõi kia không trái lẽ, thuận theo tự nhiên, bỏ tất cả như hư không, siêng năng niệm Phật cầu sanh quyết đến Cực Lạc, thọ mạng an lạc không cùng, há lại tham đắm thế sự, toàn là vô thường, sầu khổ cả?”
—
Trên đây là một vài chia sẻ thật chân tình với bạn. Mong rằng vài dòng ngắn ngủi này đánh thức được Thiện Căn tuyệt vời của bạn đã có sẳn, để phát khởi dũng mãnh tín tâm, một lòng một dạ từ giờ đến cuối đời chuyên tâm niệm Phật hành trì tu tập để về Tây Phương, liễu thoát sinh tử luân hồi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật ! Xin tri ân Đạo huynh Hữu Nghĩa !
Khi đọc những lời chia sẻ sâu sắc, phan tích giảng giải đầy trí tuệ của Huynh, tôi thực sự cảm phục nhiều lắm. Thực học của tôi vẫn còn sơ cơ , nông cạn , tôi thực tâm chỉ mong bằng những trải nghiệm rút ra từ thực tế bản thân, chia sẻ trên diễn đàn, mong nói Đúng thì giúp cho các em, các cháu ; nói Sai thì có các Huynh giúp đỡ, chỉ bảo. Một lời gọi Huynh , nhưng thâm tâm tôi Tri ân như Thầy. Hy vọng các quý Đạo Huynh đừng chê cười. Những bài viết của các Đạo Huynh , tôi cũng thường đọc đi đọc lại 3-4 lần cho thấm nhuần từng câu, từng chữ, thế mới biết Tâm Huyết cua các Đạo Huynh trên con đường Hoá Độ chúng sinh!
Nam Mô A Di Đà Phật !
A Di Đà Phật
HN phàm phu chẳng dám nhận những lời này của chị đâu.
Thật ra HN dùng chút hiểu biết nông cạn của mình chỉ mong sao mang lại được chút lợi lạc gì cho các bạn đồng tu thôi, đã đọc qua nghe qua thì bây giờ nói lại thế thôi, trí tuệ gì đâu :)Nhiều khi mọi người đã nghe qua cả rồi giờ chỉ là nhắc lại thôi. Chẳng là chúng ta đã được thân người, giờ được nghe Chánh Pháp, cơ hội đã ở trong tay, thế nên chúng ta hãy nắm thật chắc đừng làm rơi nó. Chỉ cần cố gắng, chân thực cố gắng. HN luôn tâm nguyện như thế nên cũng mong cầu tất cả mọi người như thế. Ở lại khổ lắm, chúng ta nhất định phải cùng hội ngộ về Tây.
HN cũng kính phục tâm chân thực mong cầu học Đạo của chị lắm.
Chúc chị ngày càng tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con xin cảm ơn cô chú Diệu Tiến và Hữu Nghĩa!
Cô chú nói hay lắm ạ:)))
Thật là khó chịu và đáng trách khi con lại bỏ hẳn việc tu như vậy:(((.Nghiệp đang tìm con:(((
Ngày qua ngày con chỉ thấy đầu óc mê mẩn, luôn luôn chứa tòan việc ác, khác xa so với con trước đây, không hiền lành, ngây thơ và giàu tình thương nữa, con không biết phân biệt đúng sai.Con sẽ cố gắng, cố gắng rèn luyện bản thân mình!!!
Nam mô a di đà phật
Con muốn hỏi các đạo hữu giúp cho con 1 câu hỏi , sao tâm trạng con luôn đau khổ, con hay mệt mỏi trong người , sao con thấy chán cõi ta bà này quá . Con xin quý đạo hữu giúp đỡ cho con , con đã quy y rồi con cũng thường xuyên đi niệm phật ở chùa . Khi niệm phật thì thấy an lạc, không thấy mệt mỏi , nhưng về tới nhà lại thấy mệt. Con xin các bạn đạo hữu hãy khai thị. Cứu giúp cho con . Nam mô a di đà phật . Quy mạng lễ a di đà phật ở phương tây thế giới an lành , cúi xin đức từ bi cứu độ
Sao lại đau khổ, điều gì đã làm bạn như vậy, hãy chia sẻ điều gì đã khiến bạn mệt mỏi để mọi người có thể hiểu hơn và sẽ giúp bạn. Hãy nhẹ lòng, thả lỏng ra bớt mọi thứ, đừng đặt nặng quá điều gì, việc gì rồi cũng sẽ qua, không có gì là quá to lớn cả, rồi mọi việc sẽ đâu vào đấy, nên đừng để phiền não kéo mình đi. Cố lên nhe bạn.
Chào bạn Muốn về Tây phương,
Xin được chia sẻ vài điều với bạn.
– Nếu về tới nhà thấy mệt mà niệm Phật thì thấy an lạc, vậy sao bạn không tiếp tục niệm Phật khi ở nhà? Không niệm ra tiếng được thì cứ nhiếp tâm niệm thầm. Niệm Phật mà thấy an lạc thì quá tốt rồi, cứ nhiếp tâm niệm Phật mọi lúc mọi nơi (chứ không chỉ lúc trong thời khoá ở chùa), bạn làm được vậy thì chắc chắn sẽ không mất phần vãng sanh đâu.
– Bạn hay mệt mỏi trong người thì nên xem lại chế độ ăn uống có đủ dinh dưỡng không, ngủ nghỉ có điều độ, hợp lý không. Và nên đi đến gặp bác sĩ để họ khám xem thế nào.
– Thường khi cơ thể mệt mỏi thì tinh thần cũng “mệt” theo. Vậy nên hãy nhiếp tâm niệm Phật thường xuyên thì chẳng còn thời gian đâu mà nhớ tới “tâm trạng luôn đau khổ” nữa. Bạn muốn về Tây Phương mà không chú tâm thường xuyên niệm Phật, lại cứ để tâm buông lung sầu khổ thì sao mà về được. Tóm lại là bạn chỉ cần nhiếp tâm niệm Phật mọi lúc, mọi nơi, làm được vậy thì tâm thường an vui thôi. Mỗi một niệm Phật là hoa sen bên ao thất bảo của bạn mỗi lớn, cho nên hãy thường niệm hoài để được mau về Cực lạc nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Muốn Về Tây Phương,
*sao tâm trạng con luôn đau khổ?
Điều gì khiến tâm bạn luôn đau khổ? Tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước? hay là tài, sắc, danh, ăn uống, ngủ nghỉ? Bạn phải tìm cho ra cái nhân sanh đau khổ thì mới hoá giải cái quả đau khổ được.
*con hay mệt mỏi trong người:
Đây là dĩ nhiên. Tâm an thế giới an. Tâm bạn chất chứa đầy mầm đau khổ mà bạn muốn an lạc là trái nhân-quả.
*sao con thấy chán cõi ta bà này quá: Ta bà có điều gì khiến bạn chán?
*con đã quy y rồi con cũng thường xuyên đi niệm phật ở chùa. Khi niệm phật thì thấy an lạc, không thấy mệt mỏi , nhưng về tới nhà lại thấy mệt.
Bạn đang chấp vào nơi chốn tu hành: Chùa thì an lạc; nhà không an lạc. Sự an lạc hay không an lạc vốn chẳng đến từ chùa cũng chẳng do nơi nhà, trái lại từ nơi tâm phiền não của bạn. Vì tại nhà bạn luôn thấy phiền não nên bạn tìm cách lên chùa để chốn tránh phiền não. Thời gian niệm Phật, cộng tu tại chùa chỉ giúp bạn nhất thời không khởi phiền não chứ không hoá giải được phiền não bạn đang có. Vì thế ra khỏi chùa những phiền não lại tiếp tục dấy khởi cho đến khi bạn về nhà.
Phiền não từ đâu tới? Bạn phải tìm cho ra nguyên nhân. Bạn ráng thử chia sẻ cụ thể để các liên hữu cùng góp ý nhé.
Chúc thường an lạc.
TN
Cảm ơn thầy thiện nhân rất nhiều . Nam mô a di đà phật
Cảm ơn Thiện Nhân và Nguyen phu đã góp ý. Con có phiền não do con đang mang bệnh dạ dày nặng , nhân quả đã báo ứng trước đây con chưa biết đến phật pháp con ăn nhậu, chơi bời nữa , tính cách con là 1 người hiền lương. Nhưng thời gian con đi chơi chung với đứa bạn xấu . Cuộc đời con đã rẽ đi 1 con đường hoàn toàn khác. Giờ con muốn sám hối hết mọi tội lỗi thì phải làm sao. Con quy y rồi nhưng bản thân phạm giới giờ phải làm sao thưa các đạo hữu. Con luôn thầm niệm a di đà phật, mẹ quan âm bồ tát cứu khổ cứu nạn cho con, lúc con làm có tiền bạn bè con nhiều lắm tung hô, khen ngợi con , đến giờ con đau ốm như thế này bạn bè đi đâu hết rồi, đúng là quả báo cho cuộc đời con rồi. Vợ con và đứa con của con ốm đau hoài phải chăng đó là quả báo mà con gây ra không. Sức khoẻ của con sao yếu quá. Đi làm như muốn xỉu. Vợ con ở nhà cũng ko đi làm . Đi khám bệnh bs cũng đưa nhiều thuốc nhưng uống hoài không bớt. Giờ này con chỉ cầu mong chư phật, mẹ quan âm cứu chúng con thôi. Nhiều lúc muốn giữ cho tâm mình không phiền não nhưng nhìn cảnh này phiền não cứ hiện hữu trước mắt. Xin các quý đạo hữu, các huynh đệ chia sẻ . Nam mô a di đà phật.
Mọi chuyện đã qua thì hãy cho nó qua, hôm nay ta hãy bắt đầu làm lại, biết quay đầu thì không bao giờ là muộn bạn ạ. Hãy nhìn những việc đang đến với mình theo hướng tích cực hơn, xem nó như một nhân duyên một hồi chuông cảnh tỉnh mình, nhờ nó mà mình đã dừng lại đã nhận ra sai lầm, nhậu thì cũng đã nhậu, ăn chơi thì cũng đã ăn chơi, bệnh thì cũng đã đến dù muốn không bệnh cũng chẳng được, giờ thì dành nhiều thời gian ăn chay, nghe kinh sách, niệm Phật, thường lên diễn đàn để nghe những lời khuyên của mọi người. Mình đã biết cái nhân do mình gây ra thì mình dũng mãnh đón nhận cái quả đến, chẳng nao núng chẳng sợ, ta quyết sửa đổi bản thân, ai cũng phạm sai lầm, điều quan trọng là ta biết dừng lại biết quay đầu đúng lúc. Hãy thường niệm Phật, thường lên đây nghe chia sẽ của mọi người, hãy ăn chay, thực hành nhiều việc thiện, đừng đặt nặng mình quá nhiều, mọi việc rồi sẽ qua, hãy hết lòng sửa đổi, nghe kinh, nghe pháp, tu sửa chính bản thân mình, rồi mọi việc sẽ tốt hơn.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Muốn Về Tây Phương,
*Đau dạ dày ngoài chuyện ăn nhậu vô độ còn do áp lực cuộc sống quá lớn, những suy toan không được giải toả sẽ tạo áp lực lên thành dạ dày, khiến cho dạ dày bạn bị thương tổn. Cách đối trị đơn giản nhất dành cho bạn:
– Cắt bỏ vĩnh viễn chuyện ăn nhậu; ráng phát tâm thực hành ăn chay kỳ và không nên ăn những chất quá nhiều đạm hay có lượng a xít, bởi sẽ khiến cho dạ dày bạn thêm thương tổn.
– Hàng ngày khi công phu niệm Phật bạn thực hành theo phương pháp sau: quán tưởng vào nơi đau của dạy dày, niệm hồng danh A Di Đà Phật thật chậm, rõ từng chữ. Quán từng chữ A – DI – ĐÀ – PHẬT đều được khởi lên từ chỗ viêm loét đó. Bước khởi đầu sẽ khó, nhưng nếu bạn nhiếp được tâm, chỉ vài ba ngày sẽ thành thục. Quan trọng: chỉ một nơi đó nhiếp 4 câu hồng danh, sao cho từng chữ vang lên rồi lan toả ra khắp thân thể bạn; ngoài chuyện đó ra nhất quyết không quan tâm đến chuyện gì khác. Nếu bạn thực hành đúng, TN nghĩ chỉ ít thời gian sau sẽ khắc chế được cơn bệnh này và tiến tới khỏi bệnh mà không biết. Khi đi ngủ bạn cũng thực hành quán tưởng như vậy, niệm Phật tới khi ngủ thì thôi, nếu tỉnh lại tiếp tục niệm…
*Bạn đã Thọ Tam Quy Ngũ Giới, TN bạn phải thực hành giữ giới cho miên mật, chớ nên khởi nghĩ Quy Y và Thọ Giới xong là hết nghĩa vụ của người Phật tử; trái lại đó chỉ là bước khởi đầu của sự nghiệp tu đạo.
*Việc người thân cũng mắc bệnh, uống thuốc không khỏi đều có nguyên do. Bạn động viên vợ con, chớ nên khởi tâm lo nghĩ rồi đi cầu cúng quỷ thần mà tổn phước. Trái lại hai bạn nên phát tâm cùng ăn chay kỳ, hàng ngày đều niệm Phật, thực hành phóng sanh thường xuyên để hồi hướng cho các oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của mình, nguyện cho họ được sanh về Tịnh Độ.
*Khi phát tâm tu học thường có những thử thách từ:
– Chư Hộ pháp: nhằm kiểm chứng tâm đạo và tâm dõng mãn tu đạo của bạn.
– Của các oan gia trái chủ: vì họ nghĩ nếu bạn có công phu, có định lực tu hành, có sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ tát và chư Hộ pháp… họ sẽ không có cơ hội để báo oán, vì vậy họ sẽ tìm cách thanh toán trước những món nợ với bạn, và thân quyến của bạn, vì thế có thể tự nhiên bạn lâm bệnh, người thân lâm bệnh, gia đạo bất an, công việc làm ăn, kinh doanh thua lỗ; con cái quậy phá, hỗn hào…
– Kế đó là ma chúng sẽ đến ngăn cản đường tu. Nhưng trường hợp này chỉ khi nào bạn tu đã có định lực thì họ mới thèm để mắt tới, ngược lại bạn vẫn là đồ chúng của họ (vẫn tham luyến ngũ dục, lục trần).
Do vậy hai trường hợp đầu bạn nên nhận biết để hoan hỉ, dũng mãnh mà tu hành và cũng hoan hỉ mà trả nợ. Được vậy bạn đã chứng tỏ được niềm tin nơi đạo Pháp, khi niềm tin được củng cố, các chư Hộ pháp sẽ quay sang để hộ pháp cho các bạn; các oan gia trái chủ cũng sẽ dần được chuyển hoá và giác ngộ rồi tự giải thoát hoặc chính họ sẽ quay lại để ủng hộ việc tu đạo của các bạn.
*Tu đạo là khó, chẳng phải chuyện chơi đùa, do vậy bạn phải xác định lại tâm đạo của chính mình. Khi tâm đạo đã vững vàng thì cứ thẳng đường đến tiến, chẳng cần khởi nghĩ chuyện đông-tây-nam-bắc làm gì cho tổn sức. Niềm tin nơi chánh pháp và sự dõng mãnh tu đạo của các bạn sẽ chuyển hoá được mọi chướng duyên. Nhanh hay chậm, toàn phần hay từng phần phụ thuộc chính nơi bạn.
Chúc bạn tỉnh giác và tinh tấn tu học.
TN
Ồ,Lại nữã rồi ! Khi bạn “Muốn về Tây Phương”gửi bài thứ 2 thì CHưa nhìn thấy phúc đáp của cư sỹ Phước Huệ,nên chỉ viết cảm ơn đạo hữu Thiện Nhân & đạo hữu Nguyen Phu.
xin cám ơn 3 vị Thiện Nhân,NguyenPhu,cs Phước Huệ.
p/s : Thuba cám ơn hộ bạn “Muốn về tây phương” đó mà,nhưng Thuba cũng muốn cám ơn 3 vị,vì Thuba cũng thấy lợi ích khi đọc phúc đáp của các vị.
Nam mô a di đà phật cảm phước huệ , thu ba bản thân sẽ cố gắng theo lời khuyên của tất cả chư vị. Lời chia sẽ của Cư sĩ phước huệ thật hữu ích. Bản thân sẽ cố gắng thường niệm a di đà phật để sớm về tây phương cực lạc. Niệm phật nhiều thật an lạc phải dốc hết sức thôi . Chúc tất cả tinh tấn niệm phật nam mô a di đà phật .
Chào bạn Muốn về Tây Phương,
Xin được góp thêm ý về bệnh đau dạ dày của bạn. Nếu quả đúng bạn bị loét dạ dày, thì hãy thử uống thuốc mà PH và một số người bạn đã dùng và đã hết bệnh xem sao nhé. Đó là thuốc nghệ+mật ong. Bạn có thể mua viên nghệ mật ong ở các tiệm thuốc tây. Tuy nhiên, gần đây PH có nghe nói là thuốc đó có vẻ không còn tốt nữa do người ta pha chế không thiệt thà như hồi xưa. Cho nên, để chắc chắn có hiệu quả, bạn có thể mua nghệ tươi ở chợ về, làm sạch, xoay nhuyễn, trộn với mật ong để uống mỗi ngày (2 lần/ngày) Cách này thì hơi khó uống nhưng có hiệu quả hơn dạng thuốc viên. Ngoài ra, thuốc này hơi nóng, có thể gây ra táo bón, nên bạn cần uống nhiều nước. Và tránh ăn chua, cay để dạ dày mau lành. Thời gian đầu vì dạ dày bị loét nên tránh ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ (một số loại rau, trái,..), bởi vì dạ dày đang bệnh, nó không tiêu hoá tốt được. Đến khi thấy đã hết đau, thì bạn ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ trở lại, nhớ ăn ít, nhai kỹ, rồi từ từ tăng dần lên, chủ yếu là để dạ dày không bị quá tải trong thời gian phục hồi, thực phẩm giàu chất xơ rất cần cho sức khoẻ của bạn, nên khi đã lành bệnh thì nhớ ăn nhiều một chút. PH trước đây đã bị bệnh này, uống thuốc bác sĩ cho không thuyên giảm, nhờ người quen chỉ thuốc đó, uống vào chỉ trong vài ngày đầu tiên là hết đau rồi (PH bỏ hẳn không uống thuốc của bác sĩ cho nữa). Tuy nhiên mình cần phải kiên trì, uống đều đặn trong vòng 6 tháng-1 năm cho dứt hẳn bệnh. Khi hết bệnh thỉnh thoảng bạn vẫn có thể uống, tốt cho dạ dày.
Bạn bị bệnh này trong thời gian dài như vậy dĩ nhiên là rất hao tổn sức khoẻ nên sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi. Bạn hãy thử ngay phương thuốc này xem sao nhé. Hy vọng bạn sẽ mau hết bệnh.
Huynh Thiện Nhân ở trên cũng đã góp ý tận tình với bạn rồi, PH chỉ nhắc thêm bạn một điểm, tu cầu Phật đạo nhớ phát tâm rộng lớn, nghĩa là tâm muốn độ hết thảy chúng sanh thoát khổ, và dĩ nhiên là trong đó có những người mình ghét nữa. Có thể bây giờ bạn chưa làm gì được cho họ, không sao cả, chỉ cần phát tâm thôi, cứ giữ cái tâm đó hoài thì từ từ bạn cũng sẽ thực muốn cứu độ họ và cứu độ họ. Hãy thường xuyên khởi tâm thương tất cả, từ cái bệnh khổ của mình mà thương tất cả chúng sanh cũng đang chịu nhiều bệnh khổ. Những tâm này rất quan trọng cho việc tu chuyển nghiệp của mình, nên hãy nhớ khởi tâm đó nhé bạn.
Phiền não nhiều, không sao hết, bạn đã có Phật A Di Đà. Cứ hãy nhớ niệm hoài, sẽ được an vui.
Chúc bạn thường tinh tấn và mau khỏi bệnh.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật . Xin cảm ơn cs phước huệ rất nhiều , bản thân cũng uống nhiều thuốc , trong đó có nghệ nữa , vừa rồi có đi kiểm tra qua nội soi dà dày bsi bảo bệnh thuyên giảm rồi , nghe nói vậy bản thân cảm thấy vui lắm, biết cuộc đời vô thường dữ lắm , bản thân phải tranh thủ từng giây phút để niệm phật. Bản thân thường xuyên đi chùa niệm phật và thọ bát quan trai. Khi niệm phật bản thân có lúc tức ngực khó thở mặc dù niệm phật không lớn phải chăng là nghiệp của mình hay là ma chướng làm sao để hết ạ . Mong các chư vị hoan hỉ chỉ dạy. Cho hỏi thêm ạ vì am hiểu phật pháp kém lắm mong chư vị đừng chê trách ( thọ bát quan trai theo lời phật dạy như thế nào ạ ) nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật
Chào bạn MVTP!
Vì cư sỹ Phước Huệ chưa có phần phúc đáp nên MD có vài lời chia sẻ.
*”thọ bát quan trai theo lời phật dạy như thế nào”
Bát quan trai giới là một phương pháp tu hành của người tại gia thọ trì 8 giới, áp dụng trong một ngày một đêm (24 giờ).
“Bát” là tám, “Quan” là cửa, cửa ngăn chặn 8 điều tội lỗi. “Trai” nghĩa là khi đã qua giờ ngọ (12 giờ trưa) không được ăn. Vậy “Bát quan trai giới” là sự giữ gìn cho thân tâm được thanh tịnh trong 24 giờ bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi, đó là:
1. Không sát sinh;
2. Không trộm cướp;
3. Không dâm dục;
4. Không nói dối;
5. Không uống rượu;
6. Không trang điểm, dầu thơm, múa hát và xem múa hát;
7. Không nằm ngồi giường cao rộng đẹp;
8. Không ăn quá giờ ngọ;
(Nguồn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam)
*”Khi niệm phật bản thân có lúc tức ngực khó thở mặc dù niệm phật không lớn phải chăng là nghiệp của mình hay là ma chướng làm sao để hết”
Nghiệp chướng hay ma chướng chỉ là khác nhau về tên gọi mà thôi. Cách đối trị là mặc nhiên niệm Phật, đừng để ý đến nó. Niệm Phật thì chỉ nghĩ là niệm Phật A Di Đà Phật… A Di Đà Phật… từng chữ từng câu nhẹ nhàng, miệng niệm tai nghe. Tránh tình trạng tập trung cao độ, vì các hành giả khi niệm Phật vì muốn giữ chánh niệm, loại trừ tạp niệm mà hay tập trung cao độ vào câu Phật hiệu lâu dần khiến đau đầu, khó thở…
Ngoài ra sau mỗi thời khóa bạn nên hồi hướng cho oan gia trái chủ, thành tâm khuyên nhủ họ cùng niệm Phật với mình, tất cả đều đồng vãng sanh Cực Lạc quốc. Chớ sanh tâm khởi nghĩ oan gia trái chủ là ma chướng, luôn luôn là kẻ chống phá, ngăn ngại mình, luôn là oan gia, đối đầu với mình => vô tình tự mình ngăn ngại, tự mình trói buột mình vào đó.
_()_
Chúc bạn tu hành tinh tấn!
Nam mô A Di Đà Phật
Con giờ rất bối rối, không thoát ra được, không thở được. con cứ suy nghĩ quá nhiều mà không biết làm sao để sống thoái mái, làm sao để có thể cảm thấy hạnh phúc. Con không tịnh tâm. Con mất lòng tin ở người khác, con sống trong nghi ngờ và sợ hãi. Không buông xuống được . Giờ con ước gì mình không tồn tại. Muốn sống một cuộc sống đơn giản sao khó khăn quá .
Chào bạn Thanh Hương,
Không biết bạn đã đọc bài viết ở phía trên chưa? Một câu “Nam Mô A Di Đà Phật” có thể chữa được hết các bệnh phiền não, thanh tịnh tâm mình, bạn có tin như vậy không? Tất cả những suy nghĩ của bạn, nghi ngờ, sợ hãi, mong muốn,…đều có chung một tên gọi là Vọng tâm. Vọng vì nó không thật, vì nó thay đổi liên tục, sinh diệt không ngừng. Nếu bạn đủ lòng tin, hãy bắt đầu niệm Phật, niệm ra tiếng hay niệm thầm đều được, nhưng phải chú tâm nghe rõ từng tiếng một, không nghĩ chuyện khác. Bạn hãy niệm như vậy trong mọi lúc, ở mọi nơi( lúc nằm hoặc ở nơi không sạch sẽ thì niệm thầm, không nên niệm ra tiếng), bạn hãy hành trì chăm chỉ như vậy trong một thời gian thì sẽ thấy hiệu quả. A Di Đà là danh hiệu của một vị Phật, có vô lượng công đức, phước báo; nhờ năng lực gia hộ của Ngài mà tâm bạn sẽ dần được an ổn, thanh tịnh. Song song với việc niệm Phật, bạn hãy tìm hiểu pháp môn Tịnh Độ nhé, để có thể được sanh về Cực lạc, vì khi mình bỏ công niệm Phật, mà không biết đến năng lực tiếp dẫn vãng sanh Cực lạc của đức A Di Đà thì rất là uổng phí. Nên bạn hãy tìm hiểu và hành trì nhé.
Còn nếu bạn không đủ lòng tin thì hãy đến gặp bác sỹ tâm lý để được tư vấn, giúp đỡ nhé, đừng nên chịu đựng nữa vì nó không tốt cho sức khoẻ và tinh thần của bạn, ngoài ra, nếu bạn không đủ tỉnh táo thì nó có thể gây hại cho bạn nữa.
Bạn hãy dành ra một ít thời gian để nghe bài giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm nhé. Nghe xong kinh này, nếu mà bạn hiểu và nhận ra được ý kinh thì tất cả những vấn đề của bạn đều không còn nữa, đó cũng là một cách trị tận gốc căn bệnh phiền não của bạn đó.
Chúc bạn sớm an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ! Con xin chào quý sư thầy. Hôm nay con lên Youtube có xem được một đoạn video rất hay giải nghĩa về Phật A Di Đà (bằng tiếng Anh). Tên của video là What is the meaning of “Namo Amitabha Buddha”? Con xin phép được chia sẻ lên đây để mọi người tham khảo. Con xin cảm ơn.
https://www.youtube.com/watch?v=CCLvaEJYrvg