Tại sao lại có hiện tượng công phu ngày thì được đắc lực câu Phật hiệu niệm được rất sung mãn, ngày thì uể oải chẳng thể tập trung được vào câu Phật hiệu? Đa phần những người niệm Phật đều mắc phải hiện tượng này mà chẳng thể tìm được câu trả lời. Đây là do công phu vẫn chưa đi đến chổ thuần thục, câu Phật hiệu niệm đó chưa đủ lực, và thêm 1 nguyên do nữa chính là nghiệp lực chiêu cảm. Từ vô thỉ kiếp đến nay chổ tạo tác ác nghiệp chúng ta đã tích lũy quá nhiều, ngày nay tuy rằng chúng ta mỗi ngày đều niệm Phật rất chăm chỉ, nhưng vẫn chẳng đủ sức để đoạn trừ những ác nghiệp này, vẫn là tuỳ nghiệp chiêu cảm.
Nhà Phật có câu: “Lễ Phật 1 lễ phước sanh vô lượng, niệm Phật 1 niệm tội diệt hà sa”. Vậy sao chúng ta đã niệm Phật rất lâu rồi mà lại chẳng thấy tội lỗi ác nghiệp được diệt trừ, vẫn là bị các ác nghiệp chiêu cảm gây chướng ngại trên con đường tu hành? Niệm Phật quả thật là có thể đem những tội lỗi nghiệp chướng của chúng ta diệt trừ 1 cách sạch sẽ, nhưng phải biết cách niệm. Nếu như chỉ là niệm Phật 1 cách rỗng suông trên miệng mà thôi thì không được, niệm như vậy không thể đem tội lỗi nghiệp chướng tiêu trừ. Vậy phải niệm như thế nào mới đúng? Một câu Phật hiệu khi niệm ra đó tất cả thân, tâm thế giới thẩy đều phải buông xuống triệt để, tất cả lực chú ý của thân và tâm đều tập trung vào câu Phật hiệu, không để cho bất cứ 1 ý niệm nào khởi lên xen vào. Niệm như vậy mới có thể diệt được tội.
Khi gặp phải hiện tượng công phu chẳng đồng này, chúng ta không nên nản lòng thoái chí. Qua đây mới biết được công phu của chính mình hãy còn yếu kém, thì càng nên ra sức mà cố gắng niệm Phật để đi đến chổ thuần thục. Khi công phu đã đạt đến chổ thuần thục, câu Phật hiệu đã có lực thì hiện tượng này sẽ dần biến mất, đạt đến trạng thái mỗi ngày công phu đều đắc lực, pháp hỷ đều rất sung mãn.
Đại đa số người niệm Phật khi hỏi đến phần công khóa mỗi ngày, mọi người đều nói rằng mình không theo thời khoá nhất định, và cũng chẳng hạn lượng câu Phật hiệu mình phải niệm. Điều này thật không tốt chút nào. Vì sao? Vì chẳng thể giúp ta giữ vững được phong độ niệm Phật mỗi ngày, mà vô tình còn tạo cho tâm thói quen dãi đãi, niệm Phật như vậy công phu làm sao đi đến chổ đắc lực được. Do đó, bắt đầu từ ngày hôm nay hãy tập cho mình thói quen niệm Phật theo thời khoá nhất định. Trong ngày bất luận là làm gì, là nhàn rỗi hay bận rộn, cũng phải thực hiện cho đúng thời khoá mình đã đặt ra. Trong thời khoá này hãy tuỳ sức mà hạn định số lượng câu Phật hiệu mà mình phải niệm, và cố gắng niệm cho đủ số, hạn lượng tối thiểu phải là 1000 câu Phật hiệu niệm liên tục. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần sắm cho mình 1 xâu chuỗi niệm Phật 108 hạt. Vào thời công phu, niệm 1 câu Phật hiệu lần 1 hạt chuỗi, cố gắng niệm cho rõ ràng, tai lắng nghe cho minh bạch từng chữ một không để sót chữ hay bị trại tiếng đi, cứ như vậy lần hết 1 xâu chuỗi thì tính là 100 câu Phật hiệu. Người hạn định cho mình 1000 câu Phật hiệu thì niệm 10 xâu, người hạn định cho mình 2000 câu Phật hiệu thì niệm 20 xâu, cứ như vậy tính lần lên cho đến 10,000 câu, 20,000 câu Phật hiệu…
Nếu có thể thực hiện nghiêm cẩn thời khoá công phu mỗi ngày và số lượng câu Phật hiệu phải niệm không để thiếu mất, thì trong thời gian ngắn khoảng 2 tuần đến 1 tháng ta sẽ thấy được sự khác biệt so với trước đây. Khác biệt gì vậy? Công phu tiến bộ rất nhanh, câu Phật hiệu dần có lực hơn, tâm dần đi vào chổ an định, tinh thần no đầy sung mãn.
Pháp Sư Tịnh Không
Kính mời quý đồng tu nghe cô Lưu Tố Vân giảng kinh Vô Lượng Thọ lần thứ 2 tại đây ạ. A Di Đà Phật.
https://www.youtube.com/playlist?list=PLx-CFnKCccWackU_UEqv5C1juB6kDcqLs
Ngày giỗ hàng năm linh hồn ông bà cha mẹ có “về nhà” không? Có nhận được đồ cúng không?
https://www.youtube.com/watch?v=c6E5qspJGqg
https://www.youtube.com/watch?v=vsIyN2nK9-E
MUỐN CON CÁI KHỎE MẠNH ÍT ỐM ĐAU, NGOAN NGOÃN, HIẾU THUẬN THÌ CHA MẸ NÊN TỤNG CHÚ ĐẠI BI.
Bồ Tát Quán Thế Âm tầm thanh cứu khổ, linh ứng vô cùng. Chúng sanh khổ đau hoạn nạn mà chí tâm cầu đến Ngài, không ai chẳng được toại nguyện. Tôi mỗi lần đọc được những câu chuyện linh ứng về Ngài, lòng vẫn dâng lên những xúc cảm lạ thường, đôi khi trào nước mắt vì cảm lòng từ bi vô hạn của Ngài.
Trước khi biết đến Phật pháp, tôi từng có hơn 10 năm tu theo ngoại đạo. Sau này ngẫm lại thấy mình vẫn may mắn vì không dính vào tà đạo. Ngày đứa thứ hai ra đời, con vì sanh non nên bấy bớt, đau ốm quanh năm. Tháng nào cũng hơn 20 ngày đến viện thăm khám…
Vừa khổ, vừa thương con nên vợ chồng tôi đi khắp nơi cầu cúng.
Từ đồng bằng cho đến các tỉnh miền núi phía bắc, hễ nghe nơi nào linh thiêng là sắp xếp lễ lạt đến ngay. Suốt một năm ròng rã khắp các đền phủ mà chẳng thấy con chuyển biến gì. Kinh tế đi xuống, tâm lý vợ chồng đều nặng nề bất an…Một hôm tình cờ vào mạng, tôi đọc được bài viết về sự nhiệm mầu của Chú Đại Bi. Cũng chỉ biết có vậy, chẳng biết Phật là chi, Bồ Tát là gì, chỉ thương con mà phát tâm đọc tụng thuộc lòng.
Một lòng tin tưởng nơi Bồ Tát Quán Thế Âm và mặc kệ những tà thuyết về việc: Muốn tụng chú phải Quy y Tam Bảo, phải có bàn thờ Phật. Tụng chú ma đến, tụng chú phải thanh tịnh…
Vì tìm đường cứu con nên tôi cứ cắm đầu cắm cổ, nương theo cách tụng của Thầy Trí Thoát mà học thuộc lòng. Dù chưa phải là Phật tử, vẫn đầy rẫy tham sân si, vẫn tạo ác theo thói quen thế tục. Nhưng mỗi ngày tôi vẫn tụng 21 biến, thầm cầu Bồ Tát gia hộ cho con được khỏe mạnh. Quả nhiên, Quán Thế Âm Bồ Tát linh ứng vô cùng: Một thời gian ngắn sau khi trì chú, con khỏe mạnh và dần ít ốm đau hơn. Một năm sau, dưới sự gia trì âm thầm của Ngài, cả gia đình chúng tôi Quy y Tam Bảo, đoạn ác hành thiện. Các con từ đó đến nay gần như chẳng ốm đau, ngoan và hiếu thuận vô cùng.
Nhớ lại lúc con hơn một tuổi, có lần tôi tiếp khách công ty, vướng phải chuyện tà dâm nên kéo theo một đám quỷ hấp tinh về nhà. (Sau này tôi học Phật rồi mới biết họ là Quỷ hấp tinh. Đám này chuyên đi theo những người bồ bịch ngoại tình, hoặc người tìm gái).
Hôm đó 11h đêm tôi mới về đến nhà, tắm rửa xong vào phòng thì thằng bé vẫn chưa ngủ. Nhìn thấy Bố nó khóc thét lên, cả nhà dỗ dành kiểu gì cũng không nín. Điều kỳ lạ là mắt nó cứ nhìn chằm chằm nơi khoảng không phía trên đầu tôi mà khóc. Như thể nhìn thấy điều gì kinh sợ lắm…
Càng dỗ con càng khóc to. Nghĩ con bị ma quỷ trêu nên tôi ra phòng khách thắp nén nhang lên bàn thờ thần linh, xin các ngài gia bị. Tưởng sẽ ổn nhưng không, thằng bé càng gào to hơn… Gần 1 giờ sau, cả nhà chẳng biết làm thế nào để con hết khóc. Dù người vẫn chưa hết mùi rượu, tôi đánh liều ngồi xuống sám hối và tụng chú Đại Bi cầu Ngài gia hộ.
Nhiệm mầu thay, khi vừa tụng xong câu đầu tiên:
“Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da…” thì bé hết khóc. Tôi gắng tụng xong 3 biến rồi rơi nước mắt thầm sám hối với vợ con và cảm sự từ bi không ngằn mé của Bồ Tát! (Đây là Bồ Tát đặc cách từ bi, thương tôi ngu si. Chớ thực ra khi đã uống rượu thì không nên tụng chú Đại Bi. Sẽ không có cảm ứng và Chư hộ pháp dễ quở trách)
Phàm phu chúng ta, khi chưa hiểu Phật pháp, chưa thấu nhân quả, thì không ác nào chẳng làm… Chỉ mong lợi mình, mặc chuyện tổn người. Nghĩ lại thật vô cùng hổ thẹn! Biết bao nhiêu điều xấu ác mình đã làm mà Tam Bảo vẫn giang tay gia bị. Bồ Tát từ bi, vẫn thương xót tất cả chúng sanh, không vì ta xấu tốt… Chỉ cần ta khởi tâm sám hối, dứt ác hành thiện. Chỉ cần ta quay đầu, ánh sáng nhiếp hộ của các Ngài không bao giờ rời bỏ chúng ta.
Tuệ Tâm 2020
Nguồn: Kinh Nghiệm Học Phật
Cúng nước trên bàn Phật không nên dùng nước trà hay nước trái cây…
Nước rất quan trọng, nó tượng trưng cho thanh tịnh bình đẳng. Tâm ta trong sạch như nước, bình đẳng hệt như nước. Nước biểu thị những ý nghĩa đó. Trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, phải luôn giữ được thanh tịnh -bình đẳng – giác, chỉ cần tâm thanh tịnh tự nhiên sẽ có trí huệ, Giác là trí huệ.
Vật cúng nhằm biểu thị pháp, nước chẳng phải để cho Phật, Bồ Tát uống; phải hiểu ý nghĩa này. Chén cúng tốt nhất là dùng thứ trong suốt, biểu thị ý nghĩa vô cùng sáng rõ. Ngoài chén có thể nhìn thấy nước trong sạch đựng bên trong.
Chẳng được cúng trà, trà có màu, chẳng trong sạch, phải cúng bằng nước. Bởi thế, hiểu được ý nghĩa biểu thị pháp thì mỗi khi trông thấy chén nước cúng, liền nghĩ tâm ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng.
Từ việc cúng nước phải dẫn đến ý nghĩa biểu pháp. Bất luận nơi đâu, hễ trông thấy nước, như lúc quý vị đang khát, uống một chén nước, thấy nước bèn nghĩ đến “thanh tịnh – bình đẳng – giác”.
Giáo học Phật pháp dùng phương pháp này để thời thời khắc khắc cảnh tỉnh chúng ta, vừa trang nghiêm lại vừa đẹp mắt, lại bao hàm ý nghĩa thật phong phú.
Hòa thượng Tịnh Không
PHẬT THÁNH ĐẾN RƯỚC CẢ THÔN CÙNG THẤY
Vào thời đại Tùy Đường Phật pháp hưng thịnh nhất, liên hữu niệm Phật rất nhiều, giống như Đại sư Thiện Đạo khi đó hoằng dương niệm Phật ở thành Trường An, nguyên cả thành Trường An đều có thể nghe thấy âm thanh niệm Phật, có thể thấy sự hưng thịnh của niệm Phật. Ở thời đại đó, cũng chính là thời Đường Thái Tông, ở thôn Bát Long huyện Vĩnh An Lạc Châu, có một bà lão mắt mù, họ Lương.
Một hôm bà lão này gặp được một vị sư phụ, vị sư phụ này nói với bà, niệm Phật thì có thể tiêu nghiệp chướng, nghiệp chướng tiêu rồi thì mắt có thể nhìn thấy, đến khi lâm chung Phật A-di-đà sẽ đón bà đến thế giới Cực Lạc.
Bà lão này vừa nghe xong thì tin liền, không chút hoài nghi, từ đó về sau thì ngày ngày niệm Phật. Trải qua ba năm, hai mắt đã sáng, từ đó bà niệm Phật càng thành kính hơn. Lại trải qua bốn năm, bà đã muốn vãng sanh, thời khắc vãng sanh, người của cả thôn trang đều nhìn thấy trên trời chư Phật, Bồ-tát, cờ lọng đến đón bà.
Bà có được vãng sanh thù thắng như vậy, người nhà bà cũng không dám mai táng tùy tiện, mà xem bà như người tu hành, mang hỏa táng tro cốt của bà, hơn nữa xây một tòa tháp để cúng dường.
Người ghi chép lại sự việc này là ai? Là vị Pháp sư Già Tài, Pháp sư Già Tài cũng là người thời đó, vị ấy đã viết một bộ sách tên là Tịnh Độ luận, sự tích này chính là được ghi chép ở trong Tịnh Độ luận, vị ấy nói thời đó tòa tháp này còn ở bên đường, người trong thôn qua lại, đi ngang qua tòa tháp này đều hành lễ, bình thường cũng tới đây cúng dường.
Sự ghi chép này là rất minh bạch, rõ ràng, không thể hoài nghi, bởi vì nếu không có sự thực như vậy, không thể có sự ghi chép rõ ràng như vậy được, có thể thấy thời đại đó niệm Phật rất hưng thịnh. Tại sao vậy? Nghe kinh nghe pháp mười mấy năm, cũng không dễ dàng khởi tín tâm, tận mắt nhìn thấy sự tích cảm ứng lại tin tuyệt đối, vô cùng kiên định, thì sẽ mãi không thay đổi.
Lời bình: Chỉ cần xưng niệm Nam-mô A-di-đà Phật một cách thành kính, trong mỗi một niệm, có thể tiêu trừ tội nặng sinh tử luân hồi của chúng ta, cho nên bất luận là tiêu trừ nghiệp chướng cũng tốt, tăng phước huệ cũng tốt, đều cần chuyên niệm Nam-mô A-di-đà Phật, không có gì đơn giản lại thù thắng hơn chuyên niệm Nam-mô A-di-đà Phật.
Pháp Sư Huệ Tịnh – 慧淨法師- Dharma Master Huijing
Các huynh đệ ơi, sao trong kinh Bát Nhã nói “sắc tức thị không”, có cũng như không có, vậy mà trong Tịnh Độ môn lại khẳng định một điều chắc chắn là thật có thế giới Cực Lạc vậy? Các huynh đệ làm ơn giải thích giùm cho kẻ ngu muội này ít học nên ít hiểu.
Chào bạn Huỳnh Văn Đăng
Theo những kiến thức hạn hữu từ tìm hiểu Phật học và nghe quý thầy giảng kinh thì mình nghĩ như sau. Sắc tức thị không ý là tất cả những gì xung quanh chúng ta hay chính thân thể này đều chỉ là giả hợp do các nhân duyên hợp thành nên tồn tại, nếu hết nhân duyên thì sẽ tan rã, hoặc không đủ nhân duyên thì cũng không thể tồn tại được. Ví dụ như căn nhà nếu không đầy đủ nhân duyên là đất, cát, xi măng, cốt thép, thợ xây,… thì không thể tồn tại được. Mà trong Phật học thì có lý và sự, lý thì như vừa rồi mình vừa nói nhưng lý sự phải viên dung. Như trong ví dụ vừa rồi thì bạn cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của căn nhà khi nó đã đầy đủ nhân duyên và hiện tại bạn đang thấy căn nhà đó chính là sự.
Nếu bạn có đọc các mẩu chuyện trong Tích truyện Pháp Cú hoặc Kinh Pháp Cú Thí Dụ thì trong đó có kể về các cõi trời như cõi trời của Đế Thích Thiên cũng do phước báu mà ông ấy tạo ra trong kiếp làm người mà tạo thành cõi trời đó. Mình có nghe thầy mình trong một buổi giảng pháp nói rằng phước báu của các cõi trời cũng chỉ bằng cọng lông chân của Đức Phật. Thế nên phước báu của Phật lớn như vậy thì việc ngài có một cõi riêng với đầy đủ các thứ đẹp đẽ là hoàn toàn có thể.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Huỳnh Văn Đang
“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách…” Đây là đầu bài kinh Bát Nhã, có phải không? Câu này nói lên điều gì? Tức là Bát Nhã Ba La Mật Đa là pháp tu của hàng bồ tát chứ không phải hạng phàm phu như chúng ta. Mình lấy ví dụ dể hiểu là như thế này : Bạn ngồi trước máy vi tính vào DVCT đọc pháp hay lướt web xem tin tức thì những người chung quanh biết bạn đang làm gì, bạn có thể chia sẽ những chuyện đó với người chung quanh nếu như những người đó đều biết sử dụng máy vi tính để lên mạng lướt web. Trong khi đó trong nhà bạn có con chó hay con mèo nhìn thấy bạn ngồi gỏ lốc cốc như vậy rồi chúng có biết bạn đang làm gì không? Bạn có thể chia sẽ những tin tức mà bạn đọc được trên mạng cho con chó con mèo hiểu được không? Thì cũng lại như thế, bát nhã là cảnh giới của hàng bồ tát, tu thêm để thành Phật, hạng phàm phu như mình làm sao có thể hiểu nỗi.
“…Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật đa cố đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề…” Câu này ý nói ba đời chư Phật đều nương nhờ vào Bát Nhã mà đắc thành Chánh Đẳng Chánh Giác tức là thành Phật. Như vậy rỏ ràng Bát Nhã là dành cho hàng Bồ Tát mà chỉ tấn tu thêm 1 nấc nữa thôi là thành Phật rồi. Nếu bạn là người mới học Phật mà lại học bài kinh này thì bạn nên biết là bạn đang học đỉnh cao nhất của Phật giáo. Ví như học trò lớp 3 thì chỉ nên học toán đơn giản là cộng trừ nhân chia là khá lắm rồi, nếu bạn mang tích phân, đạo hàm ra nói thì liệu có hiểu nỗi không?
Nếu như bạn vì câu nói:” sắc tức thị không ” này mà không tin có thế giới Cực Lạc thì mình sẽ dẫn chứng bài kinh khác có liên quan tới “sắc tức thị không” để bạn có khái niệm và định huớng cho rỏ một chút nhé:
Trong kinh Kim Cang có đoạn:” Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai “. Như vậy thì chữ tướng bên kinh Kim Cang cũng giống như chữ Sắc bên kinh Bát Nhã, có phải không? Câu này ý nói:” Phàm, những gì có hình tướng đều là hư vọng, nếu thấy tất cả tướng mà chẳng phải tướng tất thấy Như Lai”. Thấy Như Lai là thấy được Chân Tâm Phật Tánh hay Bản Lai Diện Mục gì đó thì ở đây mình không bàn. Mình chỉ tập trung phân tích câu:” Phàm sở hữu tướng giai thị hư vong” vì nó giống như câu “săc tức thị không” có phải không? Lúc xưa cũng đã có người hỏi mình như vậy, họ cho rằng Tây Phương Cực Lạc là có hình tướng nên cũng là hư vọng. Nhưng đâu biết rằng Tây phương Cực Lạc là thánh cảnh chứ đâu phải phàm cảnh. “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” là ý nói:” Đối với người phàm thì những gì người phàm nhìn thấy đều là tướng hư vọng “. Cho nên khi mình về Tây phương Cực Lạc rồi thì mình không phải người phàm, lúc đó những gì mình nhìn thấy nơi Tây Phương Cực Lạc là thánh cảnh chứ không phải phàm cảnh nên không thể cho là hư vọng và câu kinh Kim Cang đó không áp dụng với người ở Tây Phương Cực Lạc mà chỉ áp dụng với người phàm ở cõi phàm trần tục thế mà thôi.
Cũng trong kinh Kim Cang lại có bài kệ rằng:
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán
Khi đến đoạn này thì cụm từ “hữu vi pháp” này cũng giống như chữ “tướng” hay chữ “sắc” mà mình vừa mới nói. Tại sao nói:” sắc tức thị không “? Là bởi vì nó là hư vọng. Thế thì nó hư vọng như thế nào? Thì đến đoạn này không phải đã giải thích rỏ hơn về tướng hư vọng đó hay sao? Tất cả pháp hữu vi đều là:
– Như Mộng: Trong giấc mơ thì tất cả những gì bạn nhìn thấy đều là có, nhưng khi tỉnh lại thì không còn gì cả cho nên có mà cũng như không, sắc tức thị không. Nếu như bây giờ bạn đang là 100 tuổi và sắp chết vậy thì nhìn lại những gì diển ra từ lúc 1 tuổi tới bây giờ có phải là như một giấc mộng hay không?
– Như Giọt sương: Lúc sáng sớm thì trên đầu ngọn cỏ còn đọng một giọt sương là CÓ nhưng khi nắng lên thì giọt sương bốc hơi tan mất nên trở thành KHÔNG. Tuy nhiên không phải đợi nắng lên thì giọt sương mới tan mà lở như có ai chạm tay vào thì giọt sương đó cũng sẽ tan chảy mất thôi, không nắm bắt được. Cho nên cũng không phải ai cũng sống đúng 100 tuổi mà có những người bị bệnh hay bị tai nạn, họ chết bất kỳ lúc nào khi tuổi đời hãy còn quá trẻ.
– Như Điện: Tức là cũng giống như sấm chớp vậy, chỉ sẹt qua một cái rồi liền biến mất. Như vậy thì có mà cũng như không có, “sắc tức thị không”. Lại còn có thêm “không tức thị sắc” nữa, cũng đều là như vậy.
Chính vì thế cho nên muốn hiểu được chỗ này, bạn phải xem một trăm năm của kiếp người chỉ như trong một tích tắc thì sẽ thấy rỏ. Một trăm năm thì dài lê thê nhưng một tích tắc thì chỉ là một giây đồng hồ. Tại vì Phật biết được vô lượng kiếp về trước cho nên 100 năm nếu so với vô lượng kiếp thì cũng giống như một tích tắc mà thôi. Đây chính là Phật tri kiến, cảnh giới mà chỉ có Phật mới biết thôi. Hạng phàm phu như mình nghe qua để có chút khái niệm hay ấn tượng vậy thôi chứ không thể thấy và biết giống như Phật được.
Bạn đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì thiết nghĩ bạn nên tìm đọc nhiều gương vãng sanh từ xưa đến nay. Trong Quyển Đường Về Cực Lạc của HT Thích Trí Tịnh, quyển “Những Chuyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe” của Lâm Khán Trị để góp phần tăng trưởng niềm tin vì niềm tin là lối vào cửa đạo. Bạn cũng nên xem nhiều clip hộ niệm vãng sanh của các Ban Hộ Niệm thời nay để niềm tin càng thêm vững chắc:” Nếu không có Phật A Di Đà cùng với thế giới Cực Lạc vậy thì làm sao người ta biết trước ngày giờ ra đi, lại còn hoan hỉ mỉm cười, và còn có thêm mùi huơng lạ phảng phất… Bên cạnh đó bạn cũng nên làm thêm nhiều việc thiện lành để tích công dồn đức vì pháp môn niệm Phật còn gọi là nan tín chi pháp, chỉ có những ai trong những đời quá khứ đã tích lũy nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên thì đời nay mới có thể gặp được và tin được. Do vậy nếu bạn gặp được pháp môn niệm Phật mà chưa vững niềm tin thì có thể là bạn còn thiếu phước nên mới sanh hoài nghi như vậy.
Vài dòng chia sẻ, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ chư vị đồng đạo nhé!
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Cảm ơn hai sư huynh Đạt Châu và Viên Trí đã giải thích cặn kẽ cho kẻ sơ cơ như mình có thể hiểu và tin sâu hơn về sự hiện hữu của thế giới Tây Phương Cực Lạc. Trí tuệ 2 huynh thật cao. Xin tri ân công đức 2 huynh rất nhiều. 🙂
Câu Phật hiệu thật là vi diệu không thể nghĩ bàn.
Trích từ FB của Trúc Trần: https://www.facebook.com/truc.tran.12