Cư sĩ Dương Liên Hàng thời Dân Quốc, người huyện Dư Diêu tỉnh Triết Giang. Nhà nghèo, làm nghề buôn bán. Nghe lời ông Ðồng Giác Hàng tu Tịnh nghiệp, lâu ngày đối với giáo nghĩa giải ngộ siêu quần.
Ông tham dự Liên Xã niệm Phật. Vì bị bịnh nên lại sát sanh, dần dần xa lìa các liên hữu. Sau bịnh nguy kịch, liên hữu bảo ông ắt phải chết. Tự xét mình không thể nào qua nổi, ông hoảng sợ, hối hận, bèn gắng sức đến trước Phật, tận tình bày tỏ, dốc lòng thành sám hối, lại giữ Ngũ Giới, thề chẳng tái phạm. Từ đấy trở đi, ông buông bỏ vạn duyên, quét sạch ái dục, nhất tâm thầm niệm Phật hiệu đợi lúc lâm chung. Liên hữu biết công năng trì danh của ông nông cạn nên trước hết vì ông thỉnh người trợ niệm. Hai ngày sau, liên hữu cũng trợ niệm. Ông chợt thấy thần khí thanh sảng, mộng thấy quang minh. Ðến canh hai, liên hữu sắp ra về, chẳng biết rằng đến lúc đó, việc trợ niệm đã có hiệu lực. Ông liền bảo:
– Tôi chưa đến được Tây Phương, xin liên hữu lớn tiếng niệm Phật trợ niệm suốt đêm, đừng để lỡ!
Mọi người lại cao giọng niệm Phật, lại luôn luôn khích lệ ông. Chợt ông mỉm cười bảo:
– Tôi nay đã đến Tây Phương rồi, hoa sen đẹp quá! Ao báu đẹp quá! Quang minh đẹp quá!
Mắt ông nhìn chăm chú vào tượng Phật mà qua đời. Mọi người vẫn trợ niệm đến khi thân ông đã lạnh mới thôi, chẳng cho người nhà khóc than. Ðến trưa hôm sau, đảnh đầu ông vẫn còn ấm, thọ ba mươi tuổi!
(Theo Cận Ðại Vãng Sanh Truyện)
Nhận định:
Công phu trì danh nông cạn mà được vãng sanh là do sức liên hữu trợ niệm. Trợ niệm khẩn yếu như thế đó. Xin hãy đề xướng rộng rãi. Nếu như không có liên hữu thì xin hãy dùng băng niệm Phật để trợ niệm, tạm dùng làm phương tiện cũng có thể được hưởng đại lợi vãng sanh vậy!
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
Chào các bạn. Câu chuyện này rất hay, trong sách Đường về Cực Lạc của Ht Thích trí tịnh cũng có. Thật ra, câu chuyện bày không phải được trang web đường về cõi tịnh này đăng lần đầu. Mà đây là đăng lần thứ 2, với mục đích là để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trợ niệm. Theo tôi được biết, bài viết này được đăng lần đầu vào ngày 3 tháng 10 năm 2010, là vào cách đây 6 năm về trước.
Chào BBT quản trị điều hành, chào các liên hữu và các bạn. Trang web đường về cõi tịnh này có từng cho đăng một bài thuyết giảng của thầy Thích Trí Huệ và thầy Thích Chân Tính trong chương trình Ánh sáng Phật pháp tại Chùa Hoằng pháp.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/01/vi-sao-o-ac-gap-lanh-o-hien-gap-du/
Sau đó, tôi lại tiết tục xem một bài thuyết giảng khác nữa, cũng là của thầy Thích Trí Huệ và thầy Thích Chân Tính. Chính là trong chương trình Ánh sáng Phật pháp KỲ THỨ 22 tại Chùa Hoằng pháp.
Có một câu chuyện sau đây tôi rất thích. Nay tôi xin được đánh máy và copy (phiên tả) lại cho mọi cùng nghe. Nếu không đủ tiêu chuẩn để đăng mục chính, thì tôi xin phép được đăng ở đây.
Chú Ba, ở tỉnh An Giang, nước Việt Nam. Đã từng có một thời gian từng được đi thăm viếng cảnh Tây Phương Tịnh Độ, về nhà có thuật lại. Chú Ba An Giang là người tu hành tại gia được hơn 40 năm, tu một ngày 6 thời, tọa thiền niệm Phật, ăn chay trường, và ăn vào giờ ngọ trai.
Vào một lần nọ, Chú Ba đã được Đức Bồ Tát Quán Thế Âm báo cho biết rằng: “Ba ngày nữa, con sẽ được dẫn về cõi Tây Phương Tịnh Độ để du thăm”. Khi nghe như vậy, Chú Ba cũng còn hồ nghi, chưa tin liền vào điều đó. Nhưng qua đến ngày hôm sau, Chú Ba cũng được Đức Bồ tát Quán Âm thông báo y như vậy. Và lại tiếp tục đến một ngày thứ 3 nữa, Chú Ba cũng được báo y như vậy. Qua 3 lần được báo trước, Chú Ba mới thật sự khởi tâm tin thật vào điều đó.
Chú Ba liền mời các vị bạn đồng tu đến, để cùng hộ niệm, đưa tiễn Chú Ba đi thăm viếng nơi Tây Phương Tịnh Độ. Đồng thời, gia đình Chú Ba cũng có mời luôn cả một vị Y Sĩ đến để kiểm tra từng mạch cho Chú Ba. Chú Ba nói rằng: “Vào đúng 11 giờ, thì sẽ được Đức Bồ Tát Quán Âm đến rước”.
Quả thật, khi gần đến 11 giờ, mạch của Chú Ba yếu từ từ. Càng lúc, nhìn thấy Điện Tâm Đồ của Vị Y Sĩ nhỏ dần lại từ từ, và đến lúc tim của Chú Ba cũng ngừng đập hẳn hoi. Khoa học gọi trạng thái này là chết lâm sàng. Nhưng tại vì đã được báo trước, nên gia đình không ai sợ gì cả. Những người bạn đồng tu vẫn còn tiếp tục đang hộ niệm. Đó cũng chính là lúc Đức Bồ Tát Quán Âm dẫn thần thức của Chú Ba lên Tây Phương Tịnh Độ.
Khi lên Tây Phương Tây Độ, Chú Ba được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp. Chú Ba nhìn thấy có ao sen bảo trì, nước bát công đức, chín phẩm hoa sen. Ánh sáng rực rỡ, cảm giác rất mát mẻ và trong lành. Cảnh giới nơi đây được miêu tả y hệt trong kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà, không hề sai gì hết.
Và có một điều rất mầu nhiệm: Mỗi khi ở cõi Ta Bà có ai đang niệm Phật, dài ngắn ra sao, biếng trễ ra sao, thì ở trên cõi Tịnh Độ, Chú Ba hoàn toàn nghe được hết, nghe rõ từng người một. Cho dù cách xa 10 muôn ức cõi Phật, nhưng vẫn nghe được hết.
Khi người tu tịnh độ ở cõi Ta Bà phát tâm tu hành, thì ở Tây Phương Tịnh Độ có nở ra những hoa sen. Có những hoa sen nở ra phát hào quang, nhưng cũng có những hoa sen bị héo úa. Nếu ai tinh tấn tu hành, thì hoa sen sẽ càng lớn và sáng ra. Nếu lúc trễ nãi, lui sụt, thì hoa sen sẽ gầy và rủ xuống. Do đó, ai đang tu Tịnh Nghiệp như thế nào, thì ở Tây Phương Tịnh Độ hiện ra hoa sen y như vậy.
Khi về nhà, chú Ba thuật lại y hệt những gì mình đã nhìn thấy, và thuật lại y hệt mức độ tu hành của từng người bạn đồng tu. Ai tu niệm tinh tấn hay biếng nhác đều được Chú Ba chỉ ra y hệt.
Trích từ Ánh sáng Phật pháp kỳ 22
Thích Trí Huệ & Thích Chân Tính.
A Di Đà Phật
Rất cảm ân công đức Đạo hữu Hoàng Trí!
Cảm ơn bạn rất nhiều.
A Di Đà Phật
Câu chuyện Chú Ba ở An Giang thăm viếng cõi Cực Lạc qua lời kể của Thầy Thích Trí Huệ gợi cho chúng ta có nhiều suy nghĩ.
Chúng ta hiện tại còn ở đây, cõi Ta bà này, vậy mà ở Tây Phương đã có hoa sen của mình rồi. Dĩ nhiên là nói những người đã phát tâm hành trì tu tập cầu giải thoát. Rồi chúng ta hành trì nhiều ít, niệm Phật siêng hay biếng trễ, hoa sen ấy cũng lớn nhỏ theo, tươi hay héo úa. Vậy câu hỏi được đặt ra là, nếu chúng ta khởi tưởng những thứ độc hại phiền não như Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến thì sao? Hoa sen ấy chắc cũng héo úa đi rồi hoặc là kém tươi hơn, hay nhỏ lại một chút. Vì sao vậy? Vì điều này làm giảm công đức của chúng ta rồi. Hoa sen ấy phải chăng là ‘hình tướng’ của công đức Tịnh Nghiệp mà chúng ta tu tập được vậy.
Sở dĩ mình nói đến điều này để làm gì? Chúng ta những hành giả Tịnh Độ cần ở điều gì? Nhất định là phải siêng năng chăm chỉ niệm Phật đọc Kinh, làm các công đức, để tích lũy công đức, tiêu trừ nghiệp chướng, để ‘hoa sen thêm lớn’, để đủ Tư lương mà Về. Nhưng chúng ta đừng quên để tích lũy được công đức thì chúng ta phải đừng để tổn thất công đức, làm mất công đức. Những thứ phiền não độc hại kia sẽ làm tổm hại công đức chúng ta. Chúng ta một mặt tích lũy công đức, nhưng mặt khác đừng để ‘chảy’ hết công đức mới được. Hằng ngày thọ trì đọc tụng miên miên mật mật tích chứa vào ‘thùng công đức’ nhưng ra ngoài sân si cùng mình thì dưới đáy thùng bị rỗng, hở thì thôi rồi, làm sao bao giờ cho thùng đầy đây. Vậy làm sao đây? hãy thường xuyên nghĩ đến hoa sen này của mình. Những lúc sân si chợt trào dâng hãy nghĩ đến nó, chi vậy? Để hướng mục tiêu đến đó. Cái mục tiêu thật sự của mình là đó, còn những thứ khác ở thế gian này mình không cần. Sở dĩ mình tham sân si nổi lên là mình còn cần. Hết cần, không cần nữa thì mọi thứ ổn ngay, buông xả được, tâm trở lại phẳng lặng. Vậy làm sao để ‘không cần’? Không có cách nào khác là hướng mục tiêu đến chổ khác, chổ đích thực mình cần, tương lai mãi mãi của mình nơi Cực Lạc. Mà ở đó hoa sen của mình thật là một ‘hình tướng’ quá đỗi thực tiển để răng nhắc việc tu học của mình. Rằng phải siêng năng chăm sóc nó, tuyệt đối đừng quên ‘tưới tẩm’ nó nuôi nó lớn dần bằng câu Phật hiệu. Hàng ngày, hàng giờ, hàng khắc hãy luôn nhớ niệm Phật, cho hoa ngày một lớn.
Vài dòng ‘tản mạn cuối tuần’ thôi. Có gì các Đạo hữu hoan hỉ bỏ qua cho.
Chúc Quý vị tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin tán thán công đức của đạo hữu Hoàng Trí! Hay quá!
ng cư sĩ tại gia nhuộm tóc , xài dầu thơm hoặc là makeup thì có cho là k nên hoặc là phạm vào giới nào k ạ ?
có ai biết về những chuyện đó thì dạy mình biết với.
a di đà phật
Chào bạn!
Điều mà bạn nói, là thuộc về nhu cầu muốn hưởng thụ, chứ không phải là thuộc về nhu cầu cơ bản thiết yếu.
Đối với người tại gia, trong đời sống bình thường, thì điều này, Đức Phật không cấm. Nhưng điều này hoàn toàn không hề được khuyến khích và ủng hộ.
Xét trên cơ bản, thì, đừng trang điểm quá mức, cũng đừng để cho con người mình trở nên héo úa sầu thảm, mà rất nên làm sao cho mình đẹp dễ coi. Đây chính là tự tôn trọng mình, tôn trọng người khác.
Vậy là bạn vẫn được trang điểm để đi chơi, sinh nhật, siêu thị … Để tôi nói Phật pháp một chút. Nhưng có một điều, là khi bạn trang điểm xong, nói theo lý nhân duyên của đạo Phật, thì: trong đầu bạn đừng bao giờ khẳng định rằng tóc này, mặt này, thân này là của bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng vẻ đẹp này, thân xác này là của bạn. Nghĩ được vậy, thì trang điểm này không phạm giới.
Vậy sự thật là thế nào? Xin thưa, Bạn phải biết rằng chỉ có tâm chơn tánh giác của bạn, là nó đã khởi diệu dụng ra: cái linh hồn nghiệp thức này của bạn, thì mới là cái thật của bạn. Còn cái mái tóc, gương mặt và cơ thể này, là do sự vay mượn từ nhiều yếu tố nhân duyên đã trộn lại với nhau một cách tạm thời. Vay mượn từ tinh cha trộn với huyết mẹ, ăn cơm, uống nước, hít gió … hoà trộn lại … tạm thời trong khoảng thời gian là chưa đầy 100 năm, rồi cũng sẽ già, bệnh, chết. Chỉ có cái tâm hồn dòng nghiệp của mình là qua kiếp khác chứ không mất.
Bạn hiểu được vậy thì hãy trang điểm sao cho phù hợp, trong tâm thì đừng nên quá cố chấp, đừng nên quá dính mắc. Trên tướng, thì vãy cứ mạnh dạn tự làm đẹp cho cơ thể mình, cũng là làm đẹp cho người người trong xã hội.
cảm ơn bạn đã chỉ dạy them cho mình. vì mình có nghe nói rang Thế Tôn k có dùng dầu thơm, nên mình tưởng trong đạo phật là k đc dùng nc hoa . vậy ngoài những thứ này thì về những chuyện như trang phục thì có những giới hoặc điều gì phải giữ k ạ?
Chuyện trang phục thì người Phật tử ăn mặc bình thường một cách hòa hợp hòa nhập chung với người đời, ở những nơi đông đúc hội chợ, thì cứ ăn mặc đẹp dễ nhìn, trông dễ thương là được.
Khi đi dự lễ chùa, không được ăn mặc hở hang. Khi đi dự lễ chùa, nếu có áo tràng thì càng quá tốt.