Trong thế giới này có nhiều người niệm Phật khi vãng sanh có thoại tướng ấy: trên không trung trỗi âm nhạc. Không chỉ người vãng sanh nghe thấy, mà người trợ niệm bên cạnh, thậm chí chẳng phải là người trợ niệm, những người ở gần đó đều có thể nghe thấy. Do vậy có thể biết, chuyện này là thật, chẳng giả. Lần này tôi ở Mỹ, đến Dallas. Ở Washington DC, có một vị đồng tu lâu năm là cư sĩ Cung Chấn Hoa, ông Cung là một người niệm Phật kiền thành nhất, cũng chuyên niệm kinh Vô Lượng Thọ, chuyên niệm A Di Đà Phật. Trong nhà ông ta có Phật đường, Phật đường ấy rất lớn; hai vợ chồng đều học Phật, chuyên tu, chuyên hoằng, hết sức khó có! Ông ta gọi điện thoại kể cho tôi nghe chuyện vừa mới xảy ra gần đây nhất. Ở DC có tiên sinh Châu Quảng Đại là chủ tiệm bánh mì. Ông Châu bị ung thư gan, bệnh ấy hết sức đau đớn, suốt đời chẳng nghe Phật pháp, chưa hề tiếp xúc Phật giáo. Đến lúc sắp lâm chung, bác sĩ đã ngừng trị liệu, chẳng có cách nào chữa trị. Khi ấy, vợ ông ta rất lo lắng, đi khắp nơi lạy thần cầu cảm ứng vì thấy chồng đau đớn dường ấy! Vợ ông Cung Chấn Hoa mở quán cơm tại Hoa Thịnh Đốn, nói chung, thường đến chỗ họ mua bánh mì, rất thân thiết với bà Châu. Bà Châu liền đem tình hình bệnh tật của chồng kể cho bà Cung biết, hỏi bà Cung có cách nào cứu chữa hay không. Bà Cung về nhà kể chuyện với Cung cư sĩ, bảo Cung cư sĩ hãy đến thăm.
Ông Cung Chấn Hoa cũng rất sốt sắng, đến thăm một phen. Sau khi trông thấy [tình trạng bệnh nhân], ông ta nghĩ thầm: “Căn bệnh này chẳng thể nào lành được”. [Đối với chuyện] cầu Phật, cầu Quán Âm Bồ Tát gia hộ cho ông Châu lành bệnh, Cung cư sĩ nói chẳng thể nào có chuyện ấy được. Ông ta liền rành rẽ khuyên ông Châu Quảng Đại: “Chớ nên cầu lành bệnh, hãy cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Ông sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới làm Bồ Tát, làm Phật, sau đó, lại quay trở lại đây độ vợ ông, độ con cái, người nhà quyến thuộc của ông. Đấy chẳng phải là chuyện tốt lành ư?” Tiên sinh Châu Quảng Đại vừa nghe liền tiếp nhận, rất khó! Rất chẳng dễ dàng! Cả đời chưa hề nghe Phật pháp, vừa nghe người ta khuyên cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, ông ta không chỉ chẳng tức giận, mà rất hoan hỷ tiếp nhận, bảo vợ và con cái niệm A Di Đà Phật giúp ông ta sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, bắt đầu niệm Phật, phát nguyện cầu vãng sanh.
Ông Cung Chấn Hoa trợ niệm cho ông ta, mặt khác báo tin cho hội Phật giáo DC, tức là Hoa Phủ Phật Giáo Hội, có mười mấy vị đồng tu thay phiên nhau tới trợ niệm. Niệm đến ngày hôm sau, niệm cảm được Địa Tạng Bồ Tát hiện tới, Cung cư sĩ liền bảo ông ta: “Bất luận Phật, Bồ Tát nào đến, đều chớ đi theo, vẫn nhất tâm niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ”. Câu khai thị ấy vô cùng trọng yếu, mấu chốt ở đó. Tôi chẳng ngờ ông Cung Chấn Hoa có bản lãnh ấy; đó cũng là Phật, Bồ Tát cảm ứng. Ông ta nói: “Điều gì chúng ta cũng không cầu, chỉ cầu A Di Đà Phật, cầu sanh Tây Phương”. Niệm đến ngày thứ ba, A Di Đà Phật tới, Tây Phương Tam Thánh, Quán Âm, Thế Chí, A Di Đà Phật từ trên mây giáng xuống tiếp dẫn, bọn họ mười mấy người đều trông thấy. Lại nữa, kể từ lúc Châu cư sĩ phát tâm niệm Phật, chẳng còn đau khổ, điều này rất chẳng thể nghĩ bàn! Đến cuối cùng, khi ra đi, ông ta niệm mấy chục câu Phật hiệu, trung khí[1] vẹn mười. Cung cư sĩ kể ông Châu nằm trên giường, niệm Phật trong phòng ngủ, ở ngoài đường còn nghe tiếng.
Vì vậy, ông Cung gọi điện thoại cho tôi, kể:
– “Hoặc từ một ngày cho đến bảy ngày”, trước đây, con thấy sách viết như vậy, chẳng ngờ tại Washington trông thấy thụy tướng ấy, [niệm Phật] ba ngày mà thôi!
Ba ngày niệm Phật, nói thật ra, hoàn toàn tương ứng với kinh Vô Lượng Thọ đã dạy: “Phát Bồ Đề tâm, một mực chuyên niệm”. Ý niệm phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ của ông ta là Vô Thượng Bồ Đề tâm, ba ngày ba đêm chẳng gián đoạn. Từ lúc mới phát tâm cho đến khi vãng sanh, Phật hiệu chẳng gián đoạn, một mực chuyên niệm, ông ta đã làm được. Tại DC còn có chẳng ít người học Mật, thấy tình hình ấy, nay đã khăng khăng một mực niệm A Di Đà Phật, thật sự chính mắt trông thấy mà! Vì lẽ đó, chuyện này chẳng giả, chúng ta phải nghiêm túc, phải nỗ lực, vì lúc lâm chung thấy thiên hoa, thiên nhạc, Phật, Bồ Tát đến tiếp dẫn, hoàn toàn tương ứng với những điều kinh đã nói, hoàn toàn giống hệt. Duyên quá tốt đẹp, ông ta trọn đủ ba duyên sau đây:
– Duyên thứ nhất là khi lâm chung, thần trí sáng suốt; tuy rất đau khổ, nhưng chẳng mê hoặc.
– Thứ hai là gặp thiện tri thức, vừa được chỉ dạy, liền lập tức tiếp nhận, liền thật sự niệm.
– Điều thứ ba là nhất tâm nhất ý chuyên niệm.
Trọn đủ ba điều kiện ấy, kinh dạy “bảy ngày vãng sanh”. Chẳng ngờ trong thời đại này, trong một xã hội như vậy, chúng ta vẫn còn thấy sự thật này!
Chú thích :
[1] “Trung khí” có nhiều cách hiểu, nhưng ở đây có nghĩa là lượng khí hô hấp, vận động khi nói, ca hát, hoặc xướng niệm. Do người Hoa quan niệm, khi nói, hát, hay đọc tụng, nếu chúng ta dùng luồng khí xuất phát từ phần Trung Tiêu (từ dưới ngực đến Đan Điền) thì giọng đọc hoặc giọng hát sẽ rền vang, mạnh mẽ, ấm áp, lưu loát, không ngắc ngứ, không bị cụt hơi.
Trích A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa quyển 6
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
1. Niệm Phật tuy quí tâm niệm, nhưng cũng không nên bỏ sự đọc tụng ra tiếng, vì thân, miệng, ý giúp đỡ lẫn nhau. Dù rằng tâm có thể nhớ nghĩ, song nếu thân không lễ kính, miệng chẳng trì tụng, thì cũng khó được lợi ích. Như người đời khi khiêng đồ vật nặng còn phải dùng tiếng giúp sức, huống là việc muốn nhiếp tâm để chứng Tam Muội hay sao? Cho nên Kinh Đại Tập nói: ‘Niệm lớn thấy Phật lớn, niệm nhỏ thấy Phật nhỏ.’ Cổ đức cũng bảo: ‘Niệm lớn tiếng thì thấy thân Phật cao lớn, niệm nhỏ tiếng thì thấy thân Phật bé nhỏ.’ Với hạng phàm phu, tâm thường hôn trầm, tán loạn, nếu không nhờ sức thân lễ miệng tụng, tất khó được nhứt tâm.
2. Chỗ chân lý thực tế mới không còn sanh diệt, ngoài ra, trong Phật sự có pháp nào chẳng phải là sanh diệt? Bậc Đẳng Giác Bồ Tát phá bốn mươi mốt phẩm vô minh, chứng bốn mươi mốt phần bí tạng cũng không ngoài sự lấy, bỏ, sanh, diệt, huống nữa là việc niệm Phật đối với phàm phu ư? Nhưng sanh diệt tuy là cội sanh tử, mà cũng là gốc Bồ Đề, có sanh diệt hay không, chỉ do nơi người mà thôi. Nhiếp cả sáu căn, nối liền tịnh niệm, chính là đem sự sanh diệt bỏ giác hiệp trần, đổi thành sự sanh diệt bỏ trần hiệp giác, để kỳ chứng được Phật tánh chơn như không sanh diệt vậy.
3. ‘Niệm niệm * Tịnh Độ mới được vãng sanh’ là thuộc về thân phận của bậc vãng sanh thượng phẩm. Nếu chấp định nghĩa này tự cầu thượng phẩm thì còn chi hay hơn, bằng chấp định để dạy hạng căn cơ trung, hạ, tất cả sẽ làm trở ngại sự thăng tấn của người chẳng ít. Tại sao thế? Vì lẽ họ cho pháp này quá cao, rồi cam phận thấp kém, không chịu tu trì. Lại, phép niệm Phật tuy thuộc ý thức, nhưng cũng đủ cả các thức, trong kinh văn há chẳng nói: ‘nhiếp cả sáu căn’ đó ư? Sáu căn đã nhiếp thì sáu thức để làm gì? Tức như chuyển câu niệm Phật vào hàm tàng thức cũng không ngoài công dụng của sáu thức.
4. Đoạn luận vấn về mục ‘Niệm Phật tương tục, dao chém chẳng đứt’ vẫn không còn ngờ; nhưng vì các hạ chưa phân biệt giới hạn của Thiền Tông, Tịnh Độ, và tự lực, tha lực, nên thành một khối hoài nghi. Pháp môn Niệm Phật là nương nhờ sức Phật ra ba cõi, sanh về Tịnh Độ, nay đã chẳng phát nguyện tất cũng không có lòng tin. Nếu không tín nguyện, chỉ niệm danh hiệu Phật, vẫn thuộc về tự lực, và bởi thiếu tín nguyện nên không thể thông cảm với sức hoằng thệ của đức A Di Đà. Thảng như trừ được phiền não kiến, tư, còn có thể vãng sanh, nếu chưa trừ, hoặc trừ chưa hết, thì gốc nghiệp vẫn còn và phải bị luân hồi. Về điều này ông Ngũ Tổ Giới, Thảo Đường Thanh là những bằng chứng xác thật. Phải biết, nếu bỏ tín nguyện mà niệm Phật, thì có khác nào sự tham cứu của nhà tu thiền. Và nếu được vãng sanh, chẳng hóa ra nhân quả không phù hợp hay sao? Ngài Ngẫu Ích bảo: ‘Được sanh cùng chăng, toàn do nơi lòng tín nguyện có, không; phẩm vị cao thấp, đều b*i công trì danh sâu, cạn’ là một luận án chắc chắn không thay đổi. Trong Kinh A Di Đà, câu: ‘Một lòng không loạn’ là nương theo đoạn công đức y, chánh, * văn trước khuyên sanh lòng tin, và nối theo đoạn: ‘Nếu có chúng sanh nào nghe kinh này, phải nên phát nguyện cầu sanh về nước kia’ chính là bảo phải phát nguyện. Hơn nữa, về điểm tín nguyện, trong mấy đoạn văn sau cũng lập lại nhiều lần. Các hạ cắt đứt mấy đoạn văn ấy, chỉ nhìn vào câu ‘một lòng không loạn’ xem sự nhất tâm có tín nguyện cùng không tín nguyện đồng như nhau, nên mới thắc mắc về chỗ: ‘Niệm Phật đến trình độ dao chém chẳng đứt tức là thuần nhứt rồi, tại sao lại không được vãng sanh?’
5. Ngoài câu niệm Phật, nếu có niệm khác tức là xen tạp. Những niệm ấy rất nhiều khó kể hết được, chỉ nêu phần chánh như: niệm cầu đại triệt, đại ngộ, niệm mong được đại tổng trì, v.v… chớ không phải chỉ cho sự phát nguyện là xen tạp. Nên biết pháp môn Tịnh Độ lấy Tín Nguyện, Hạnh làm tông chỉ. Hạnh như cỗ xe, Nguyện như người phu xe, Tín như kẻ dẫn đường, đủ cả ba mới thành tựu sự tấn thú của xe. Vì thế người tu Tịnh Độ hôm sớm phải phát nguyện. Lại chớ nên chấp nê rằng những lúc không niệm Phật, hoặc khi phát nguyện là cắt đứt, xen tạp, tịnh niệm không thành. Thử hỏi: tâm niệm ấy có từng trải qua những cảnh thấy, nghe, mặc áo, ăn cơm, cùng các sự cử động khác hay không? Nếu có, với mấy điều này đã không thấy cắt đứt, xen tạp, sao lại cho những việc kia là tạp loạn? Cho nên, dù niệm Phật đến cảnh cảnh giới ‘một niệm muôn năm’ cũng không ngại gì tới sự kh*i cư hằng ngày. Bằng tuyệt nhiên không cả, hoặc ra chỉ có pháp thân Bồ Tát mới đảm đương nổi. Nhưng các bậc Đại Sĩ tuy * yên một chỗ mà hiện vô số thân trong cõi vi trần, làm vô lượng Phật sự, nếu quả có xen h* tạp loạn, thì chắc không biết là bao nhiêu? chư Phật, Bồ Tát có thể đồng thời khắp đến mười phương, song đây chỉ là một việc, thật ra tâm ta vẫn đủ các lý, ứng muôn sự, không phải như thế mà thôi đâu!
6. Ước theo nghi thức xưa nay, sự phát nguyện thường * vào khoảng sớm mai và tối. Nhưng cũng có người khi niệm Phật xong thời nào, liền hồi hướng phát nguyện ngay lúc ấy. Các hạ đã hiểu sâu tánh, tướng mà còn cho rằng: ‘niệm Phật và niệm cầu sanh không thể đi đôi’, thì dường như đối với viên lý sự vô ngại, chưa được tin chắc. Lại bảo: ‘Nếu có thể đi đôi tất tâm niệm sẽ chia làm hai: một nửa về Phật, nửa về nguyện, thế thì một người ưng thành hai vị Phật.’ Xin hỏi, cơn bình thường, có lúc nào các hạ đương lúc mắt thấy sắc mà tai vẫn nghe tiếng cho đến ý vẫn suy nghĩ hay không? Nếu quả có thế, tại sao riêng với việc này các hạ hãy còn ngờ? Vậy nên biết, tâm niệm công dụng không lường; tám thức há chẳng phải là thể dụng của một tâm ư? Kia đã không thành tám vị Phật, tại sao đây lại thành hai vị Phật?
7. Bình sanh tuyệt không tín nguyện, khi lâm chung khó được nhờ sức Phật. Đã nói: ‘Lúc nghiệp lành dữ đồng thời đều hiện’, thì chẳng những câu niệm Phật không hiện không được vãng sanh, dù có hiện cũng không được vãng sanh. Tại sao thế? Vì không phát nguyện vãng sanh, vì không cần Phật tiếp dẫn. Kinh Hoa Nghiêm nói: ‘Giả sử nghiệp ác có hình tướng, mười phương hư không chẳng thể dung chứa.’ Cổ đức bảo: ‘Tâm nghiệp rất nhiều, ngã về mối nặng như người mắc nợ, chủ mạnh kéo đi.’ Nay nghiệp lành dữ đều hiện, b*i không tín nguyện, tất phải bị nghiệp lực lôi cuốn mất sự chủ trương. Thế thì biết, nương cậy sức mình, dù hoặc nghiệp còn một mảy tơ cũng không thoát khỏi sanh tử, lựa là nhiều ư? Niệm Phật đến nhứt tâm mà không tín nguyện, trong vô số người, hoặc may có được một vài kẻ vãng sanh. Rất không nên đem điều ấy giáo hóa làm mất căn lành Tịnh Độ của tất cả chúng sanh đời sau. Vì nếu chỉ nương tự lực niệm cho đến nghiệp dứt tình không, chứng Vô Sanh Nhẫn thì khắp thế gian khó được một đôi người. Thảng như ai nấy đều y theo thuyết này mà tu trì, không chú trọng đến tín nguyện, tất vô lượng chúng sanh sẽ nổi chìm trong biển khổ, bặt nẻo thoát ly, ấy cũng vì một lời nói gây nên tổn hại. Mà người chủ trương thuyết trên kia lại còn nghênh ngang tự đắc cho rằng lời mình rất cao; đâu biết đó là cuồng ngôn làm dứt mất huệ mạng Phật, khiến chúng sanh lầm lạc nghi ngờ! Thương thay!
Pháp môn Tịnh Độ phải xem là đặc biệt, không nên đem sánh với giáo nghĩa thông thường. Ví như đức Phật chẳng mở môn này, chắc trong đời mạt pháp không có ai thoát khỏi đường sanh tử! Bộ Di Đà Yếu Giải của ngài Ngẫu Ích, lý sự đều đến chỗ cực điểm, nếu các hạ y theo đó hành trì, thì ngày kia trên phẩm vị vãng sanh không ai sánh kịp. Người xưa tu hành đều có thể chứng đạo, trái lại người đời nay ít kẻ minh tâm. „y b*i căn cơ có thấp kém ư? Hay là do lòng cung kính, khinh mạn khiến nên như thế? Tôi xem nhiều truyện ký, thấy những bậc cao nhân đều trọng kinh tượng như Phật sống, sự kính sợ của các Ngài dù cho tôi trung, con thảo, cũng không thể phư*ng phất được một đôi phần. Vì lòng thành kính cùng cực, nên các vị ấy có thể dứt hoặc chứng chơn, vượt thẳng lên cõi thánh. Thử xem một việc Nhị Tổ Thần Quang đứng hầu dưới tuyết, chặt cánh tay cầu pháp * Thiếu Lâm, cũng đủ thấy lòng thành kính của Ngài dường nào! Người đời nay xem tượng Phật như gỗ đất, kinh Phật như giấy cũ, dù có lòng tin thọ trì, chẳng qua là đọc tụng làu thông nơi đầu mồm mà thôi, có điều thật ích gì đáng bàn luận! Tuy rằng như thế cũng gieo được viễn nhân, nhưng tội khinh lờn thật không thể tư*ng nghĩ! Các hạ là bậc luận giỏi học nhiều, khi đề xướng Phật Pháp, xin nhắc nhở điều này, để mọi người cùng được lợi ích. Như thế, pháp môn và chúng sanh sẽ hân hạnh biết bao!
– An Quang Dai Su
Người vợ đau khổ
Cát cư sĩ tuổi gần 60, tin Phật đã nhiều năm, lúc bà gặp Hòa Thượng Diệu Pháp, thì mắt lệ tuôn trào, do quá bi ai cho bản thân.
Hai mươi tuổi bà lấy chồng, nhưng tới giờ vẫn chưa biết hạnh phúc phu thê nồng ấm là chi. Vợ chồng tuy sống chung nhưng chỉ đem lại cho bà toàn khủng hoảng. Điều khiến bà thống khổ và vô phương kham nhẫn nổi chính là, tuy hiện thời đã ở vị bà nội, song lắm lúc vẫn bị chồng đánh, mắng, … mấy mươi năm nay hôn nhân của bà toàn nếm mùi đánh đập, mắng chửi,… bị khổ đau mài luyện. Nhưng ngược ngạo thay, cái ông chồng vô tình vũ phu này, ở bên ngoài ai cũng tấm tắc khen ổng là người tốt.
Sau khi tin Phật rồi, bà nghĩ: “Chắc đời trước mình còn thiếu nợ ổng, cho nên cũng ráng tùy duyên đón nhận cảnh thuận nghịch, rang mà sống với nhau”… cho đến hôm nay. Thế nhưng bà rất muốn biết giữa mình với chồng có nghịch duyên oan trái gì, mà đến giờ vẫn chưa trả xong?
Hòa thượng Diệu Pháp chìu theo nguyện vọng của bà (đây có lẽ nhờ bà niệm Phật nhiều năm mà được dịp hiểu rõ nguyên nhân).
Hòa thượng kể:
“Ngày xưa có một phú thương, đã có rất đông thê thiếp, nhưng còn tham lam để mắt tới đứa tớ gái tên Lan có nhan sắc trong nhà. Thế là ông cưỡng ép chiếm đoạt Lan, còn dùng lời tiếng ngọt gạt lường, dụ dỗ, hứa hẹn rằng có dịp thuận tiện sẽ nạp Lan làm thiếp. Nữ nhân ngày xưa rất coi trọng việc chung thân, Lan nghĩ “mình đã là người của ông chủ rồi, nên một bề vọng ngóng đến ngày được vẻ vang mày mặt” như ông hứa hẹn.
Nhưng phú gia này không thực tâm giữ lời. Lúc cao hứng thì y tìm Lan thỏa mãn thú tính, khiến nữ tỳ này luôn bị thống khổ, muốn chết mà chẳng thành, muốn đi mà không được! Do ước mơ cả đời cô không bao giờ thành sự thực, nên trong lòng oán hận phú ông đến tận xương tủy.
Đời này, oan oan tương báo, bọn họ lại kết thành vợ chồng danh tánh ngôn thuận (đúng như nguyện ước của cô tỳ nữ xưa), song vai vế vị trí đã đổi. Phú ông thuở ấy phải chuyển thành thân nữ là Cát cư sĩ đây, còn cô tớ gái từng nhận chịu nhiều nhục nhã thồng khổ nay được thăng làm đàn ông, ở vào vị người chồng. Những oán hận tích chứa thời xa xưa, kiếp này được dịp phát tiết, trút cả vào Cát cư sĩ. Đây gọi là “nhân duyên hội đủ quả báo đến liền thọ”.
Cát cư sĩ nghe Hòa thượng Diệu Pháp kể xong câu chuyện, mắt đầy lệ, bà tỉnh ra và khởi tâm sám hối. Bà nói bà tin điều sư phụ giảng là thật, bởi bà cảm thấy tính cách mình rất hướng ngoại, giỏi giao thiệp, năng lực làm việc mạnh mẽ hệt như đàn ông.
Còn chồng bà tính lại kỹ lưỡng, có trách nhiệm bổn phận, ưa làm những việc dọn dẹp lau chùi, những công việc tỉ mỉ như đàn bà con gái. Trừ việc cư xử rất tồi với bà ra, ông giao hảo với mọi người thật tốt, dịu dàng như nữ nhân.
Bà nói hiện này bà thọ khổ đúng là tự làm tự chịu, hết còn trách ai. Từ rày về sau bà chẳng dám khởi tâm oán hận chồng nữa, một đời quyết chí tu tinh tấn để về Cực Lạc, không muốn luân hồi đau khổ nữa.
Hòa thượng Diệu Pháp bảo bà hằng ngày phải âm thầm sám hối và tụng một bộ “Kinh Địa Tạng” hồi hướng cho cô tớ gái tiền kiếp, nếu như bà tin sâu và kiên nhẫn thực hành, nhất định ác duyên sẽ tiêu trừ, thiện duyên tăng trưởng, quan hệ phu thê sẽ được cải thiện.
Trích từ quyển “Báo ứng hiện đời 3”
Ấn Quang Đại Sư Pháp Ngữ Tinh Hoa
* Là Phật tử, tin vào thể tánh bình đẳng của pháp giới, hiểu rõ tướng trạng nhân – quả, khổ – vui, biết công dụng tự – tha (ta – người), cảm – ứng, khởi vô duyên đại từ, đồng thể đại bi, ngày nào nỗi khổ của chúng sanh chưa trừ thì ngày đó trách nhiệm của kẻ thất phu chưa tận, nên trong ngày ấy, các sự nghiệp thỉnh pháp, tùy học, sám hối, cúng dường chưa thể ngưng nghỉ được.
* Mục đích của pháp hội lần này là hộ quốc tức tai, nhưng làm sao mới đạt được mục đích ấy? Tôi cho rằng phương pháp căn bản là Niệm Phật vì sát kiếp và hết thảy tai nạn đều do ác nghiệp của chúng sanh chiêu cảm. Nếu ai nấy đều niệm Phật thì sẽ xoay chuyển được nghiệp này. Nếu chỉ có một ít người niệm Phật thì [nghiệp ấy] cũng có thể giảm nhẹ.
* Pháp môn Niệm Phật tuy là vì cầu sanh Tịnh Ðộ, liễu thoát sanh tử mà lập ra, nhưng sức tiêu trừ nghiệp chướng của nó quả thật cũng cực kỳ lớn lao.
* Đại kiếp ngay trước mặt, ai có thể thoát khỏi được? Chỉ mong đại chúng nhất tâm tu thiện, dốc hết lòng thành niệm Phật, xót xa cầu Phật lực gia bị.
* Đời này bạc ác, xã hội rối loạn, thiên tai, nhân họa liên tiếp xảy ra. Muốn tính chuyện cứu vãn, ai nấy phải tận lực giữ vẹn luân thường, tận hết bổn phận, hiếu dưỡng cha mẹ, thương yêu trẻ nhỏ, yêu người như yêu chính mình, hoàn toàn vì lẽ công, chẳng tư lợi, thì mới có thể [cứu vãn được]! Do nhân tâm hòa bình, thế giới tự yên, quốc nạn tự dứt.
* Rất mong mọi người phát tín tâm rộng lớn, nương vào đức của cha trời, mẹ đất, giữ lòng nhân “coi mọi người và ta là ruột thịt, xem loài vật cũng giống như ta”. Phàm đối với [hết thảy những gì] trong vòng trời đất đều thương xót, nuôi dưỡng, bảo vệ. Lại còn đem lẽ nhân quả báo ứng, đạo niệm Phật cầu sanh Tây Phương để chỉ bảo, khuyến hóa. Nếu như ai nấy đều thực hành thì nước chẳng mong bảo vệ mà tự được bảo vệ, tai nạn chẳng mong dứt cũng tự dứt vậy!
https://tinhtongvn.blogspot.com/2017/11/an-quang-dai-su-phap-ngu-tinh-hoa.html
a Di Đà Phật,
Xin hỏi có phải đường truyền mạng đang có vấn đề hay không mà HVCL thấy Trang bị “đứng hình” mấy hôm nay!
Đoạn khai thị đầu tiên mà Tiền bối GH chia sẻ thực là hay!
A Di Đà Phật!
Nếu bạn thích đoạn ấy thì có thể tiếp tục đọc hết những lá thư khai thị của Ấn Quang Đại sư ở đây: https://thuvienhoasen.org/a14854/la-thu-tinh-do
Đọc xong có thể hiểu rõ ràng hơn về Pháp môn niệm Phật và những điều nghi hoặc trong khi tu tịnh độ sẽ đều được giải rõ. A Di Đà Phật
Ngoài việc niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ ra, chúng ta không có con đường thứ hai để đi, đó là lời nói thật. Đại kinh đại luận chúng ta đã đọc rồi, cũng đã giảng rồi, có làm được không? Làm không được. Đừng nói những việc cao làm không được, Tiểu Thừa sơ quả Tu Đà Hoàn, Đại Thừa sơ tín vị Bồ-tát, chúng ta có đủ tư cách chăng? Không đủ. Quý vị có năng lực, chúng tôi khâm phục, ngũ thể đầu địa (lạy năm vóc sát đất), bản thân tôi làm không được. Thân kiến không phá được, biên kiến, kiến thủ kiến, giới thủ kiến, tà kiến đều phá không được. Trong Kinh Kim Cang có nói “Vô ngã tương, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”, đó là điều kiện gì? Chính là Tu Đà Hoàn, chính là sơ tín vị Bồ-tát. Chúng ta hễ so sánh thì không được, không được thì nên chân thành niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, có thể thành tựu, trong kinh có nói với chúng ta. Nửa bộ cuối Kinh Kim Cang là tiêu chuẩn Đại Thừa, tiêu chuẩn Đại Thừa là vô ngã kiến, vô nhân kiến, vô chúng sanh kiến, vô thọ giả kiến, đó là mức độ cao rồi, đó là gì? Ý nghĩ gì đều không có, trước là Tiểu Thừa bất chấp tướng, sau là Đại Thừa thậm chí ý niệm cũng chẳng còn. Đó là cảnh giới gì? Viên giáo sơ trụ, biệt giáo sơ địa, đó là cảnh giới thực báo trang nghiêm Tịnh độ, Đại sư Huệ Năng nhập vào cảnh giới này. Bộ sách Kinh Kim Cang này, vào thuở xưa ở Trung Quốc, không những là Phật, học Nho, học Đạo đều phải đọc, không có một người nào là không đọc. Cho nên tiêu chuẩn của Phật bày ra trước mắt chúng ta, chúng ta cần hiểu được.
(HT Tịnh Không Pháp ngữ)
Thưa thầy Thiện Nhân cho con hỏi.
Ban thờ nhà con vừa thờ phật vừa thờ gia tiên.cấp trên con thờ phật,cấp dưới con thờ gia tiên.
Ban thờ con dùng 1 bát nhang ở giữa,3 chén nước ở giữa.
Cho con hỏi con đặt như vậy có được ko?
Xin thầy chỉ dạy giúp con cách bày ban thờ phật cùng gia tiên chi tiết.
Con xin cảm ơn nhiều.
A di đà phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Đức Nhẫn,
Trong một gian thờ nhất là không gian nhỏ hẹp mà thờ quá nhiều ban thực là không nên. Gia đình bạn chọn giải pháp như vậy là rất hợp lý. TN chỉ xin mạo muội góp ý cùng bạn đôi điều:
*Bát hương phải là bát nhang thờ Phật chứ không phải bát nhang thờ tổ tiên, bởi khi gia đình bạn thắp hương cúng Phật, đồng nghĩa tổ tiên cũng có cơ hội về đó nghe kinh, thỉnh pháp và đều được lợi lạc.
*Vì bàn thờ tổ tiên bên dưới, do vậy việc cúng giỗ, ngày rằm, ngày tết… mọi đồ dân cúng tâm đều phải trước là dâng cúng Phật, sau mới là dâng cúng tổ tiên và mọi đồ dâng cúng đều phải là đồ chay tịnh, tuyệt đối không nên dâng cúng đồ mặn, bởi như thế là bất kính với chư Phật và tổ tiên cũng sẽ không được lợi lạc.
*Một bàn thờ thông thường chỉ cần một ly nước là đủ. Ly nước này bạn nên mua loại nước tinh khiết không ga để dâng cúng Phật thì tốt nhất. Ly nước là một biểu pháp để dụ cho tâm thanh tịnh, không cấu uế của mỗi chúng ta, vì thế, khi dâng nước lên bàn thờ Phật, đồng nghĩa chúng ta phải quán xét cái tâm của chính mình, sao cho luôn được trong, lặng, đủ đầy như ly tịnh thuỷ vậy. Được vậy thì ly nước đó mới thực có nghĩa.
TN
Con xin cảm ơn thầy Thiện Nhân nhiều.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật!
Kính gửi các Thầy,các vị Tiền Bối,Thiện Tri thức!
Hôm vừa rồi là lần thứ 2 HVCL được tham dự khóa tu Bát quan trai 1 ngày. Cảm giác sau khi về đến nhà thấy nhớ,lưu luyến Chùa quá đỗi.Nỗi nhớ này giống như nỗi nhớ người mình thích ngày xưa vậy. Rất vui khi nghĩ về và sẽ buồn trống trải nếu không được gặp. HVCL ko cố ý đưa cái tình thế gian vào đây,nhưng để diễn đạt tâm trạng của mình bây giờ để cho mọi người hiểu và khuyên thì phải dùng hình ảnh đó mới diễn tả đúng. cơ hội đi vào những lần sau là rất ít ,vì Bát Quan Trai vào ngày 8 hàng tháng,mà phần nhiều ko vào ngày nghỉ.Mặc dù Pháp hành ở chùa là tứ niệm Xứ, nhưng HVCL vẫn theo để tu tập công đức 1 ngày Bát Quan Trai. ko biết HVCL nghĩ như vậy có đúng không!. HVCL quyết ko để điều này ảnh hưởng đến Tín-Nguyện-Hạnh về Tịnh Độ của mình,nhưng HVCLl thấy mình “không bình thường”.Chùa thì HVCL đi cũng nhiều, nhưng tham gia khóa tu thì ở “đây” là lần thứ 2( cũng là lần thứ 2 đến đó). Trươc sđây HVCL đã luôn thấy mình rất kính trọng và rất muốn gặp gỡ các vị Tăng.Bây giờ được nghe Pháp,được tu tập, trực tiếp gặp gỡ các vị ấy,một cảm giác hoan hỷ thường trực đến có thể bỏ hết mọi thứ công việc,quên hết mọi thứ xung quanh. xin các thầy ,các Vị cho HVCL lời khuyên!
A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
*Trong Kinh Duy Ma Cật có tiết chuyện như sau: Ngài Duy Ma Cật đi từ ngoài thành vào, một vị tu sĩ thấy Ngài, bèn hỏi: Ông mới từ ngoài thành vào ư?
Ngài Duy Ma Cật đáp: Không! Tôi từ đạo tràng tới.
Chúng ta thấy gì qua tình tiết trên? Tâm đời vốn nghĩ ngoài thành là nơi, chốn ồn ào, huyên náo, đầy thị phi và phiền não. Tâm đạo thì khác. Nơi nào tâm an, nơi đó là đạo tràng.
Vị tu sĩ nọ để dụ cho tâm chúng sanh chúng ta hễ khởi tâm động niệm là khởi phân biệt, chấp chước, vì phân biệt, chấp trước nên có nhân, có ngã, có người, có ta, có vui, có buồn, có hay, có dở, có chánh, có tà…; Ngài Duy Ma Cật để dụ cho chân tâm thường tịnh lặng, vì luôn tịnh lặng nên dẫu ở nơi đâu, hoàn cảnh, không gian nào tâm ấy vẫn không khởi phân biệt, chấp trước.
*Trở lại chuyện của bạn qua khoá tu Bát Quan Trai. Bạn thấy nhiều cảm giác chộn rộn, vui, phấn chấn, xen lẫn đôi chút thắc mắc, bùi ngùi, luyến tiếc, nhớ nhung, mong nguyện khi phải chia tay. Tất cả những cảm giác này đều là phiền não, đều là tâm phân biệt và chấp trước khi đối cảnh, tiếp vật. Bạn phải cảnh giác.
*Ngài Duy Ma Cật dạy câu này: Trực tâm là đạo tràng! Trực tâm là nhìn vào (chỉ nhìn) vào chính tâm mình, quán chiếu cái tâm đó khi đối cảnh tiếp vật, nếu như không khởi phân biệt, chấp trước=đạo tràng. Đạo tràng là sự tịnh lặng của tự tánh, vì thế hệ bạn đang ở nhà, ở công sở, ở đường, ở siêu thị, ở party… mà tâm bạn không khởi phân biệt, chấp trước=tâm bạn đang ở đạo tràng hay còn gọi tâm bạn đang ở chùa.
*Nhiều người thường nghĩ: phải tới đạo tràng, phải tới chùa, phải tới niệm Phật đường, phải cộng tu… thì tu mới dễ an, mới có nhiều năng lượng, nhiều công đức. Điều này chỉ đúng về lý, nếu như ai ai đến nơi tu đó đều giữ được tâm thanh tịnh, trái lại thì chính nơi chốn đó là đường, là chợ, là công sở, là party, nghĩa là chúng ta đã đem tất cả những phiền não đến nơi tu học. Đó là sự thật, nhưng ít người nhận ra và chịu nhận ra.
Niệm Phật – Niệm tâm – Tâm niệm Phật! Hàng ngày bạn phải luôn nhắc nhở mình: Ai là người đang niệm Phật?
TN
A Di Đà Phật!
Xin mọi người hoan hỷ bỏ qua cho nếu HVCL nói điều gì không hay. Khi tu tập mà có vấn đề phát sinh ,ko biết hỏi ý kiến ai, thì đầu tiên HVCL nghĩ đến DCVT với các Thầy,các Tiền Bối, các bạn trên đây. Chỉ có mọi người mới giúp được cho HVCL. Mọi người lại thân thiết như ngôi nhà thứ 2 của HVCL vây, giống như quyển NK để HVCL thoải mái chia sẻ tâm tư suy nghĩ của mình.Lẽ ra HVCL ko nên làm như vậy! A Di Đà Phật!
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
PH nghĩ bạn đâu có nói điều gì không hay đâu, có lẽ các bạn sen đang bận nên chưa chia sẻ, góp ý với bạn thôi. Có thể thấy bạn đã có duyên tốt với các vị Tăng ở chùa đó, và chư vị ấy cũng có đạo hạnh cho nên bạn có được cảm giác hoan hỷ thường trực khi tiếp xúc, cũng như có thể tập trung cao độ để tu tập. Hành Bát Quan Trai và Tứ Niệm Xứ đều là chánh pháp Phật dạy, đem lại công đức rất to lớn, nên bạn đừng quá băn khoăn nữa. Bạn chỉ cần đem công đức tu tập đó hồi hướng cho việc vãng sanh Cực Lạc là được.
Bạn thấy “không bình thường” bởi vì đã quá chấp vào việc tu Tịnh Độ thì không tu những pháp khác được, đó là điều cần tránh. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến các vị Tăng đó, trình bày với họ, trong lúc thực hành, thay vì hành Tứ Niệm Xứ, thì bạn nhiếp tâm niệm Phật có được không. Trong trường hợp chư vị không đồng ý thì bạn cứ hành Tứ Niệm Xứ như mọi người. Vì Tứ Niệm Xứ giúp hành giả nhận biết rõ thân, tâm mình, cũng như tập cho mình nhiếp tâm nên sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc nhiếp tâm niệm Phật.
Tứ Niệm Xứ, cũng như các pháp khác mà Phật dạy, đều rất hay, rất tuyệt vời. Tứ Niệm Xứ là một trong những pháp đưa hành giả nhập vào dòng Thánh nên có sức thu hút rất cao. Nên, bạn cần để ý giữ vững nguyện cầu vãng sanh Cực Lạc của mình nhé.
Bạn đừng quá băn khoăn về hình thức, hãy chú trọng phần tâm, sẽ nhẹ nhàng hơn.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
HVCL đa tạ Cư sỹ -Thầy Phước Huệ rất nhiều ạ!
Ở đó có rất nhiều phật tử chưa biết đến Pháp môn Tịnh Độ, HVCL cứ băn khoăn mãi,sao Chùa có rất nhiều khu thờ Tây Phương Tam Thánh,nhưng khi khuyên các phật tử tù hành ,Thầy lại hầu như không nhắc đến Pháp môn Tịnh Độ. Tịnh Độ hợp với mọi căn cơ nên sẽ dễ hơn Tứ niệm xứ đúng ko ạ? HVCL nói vậy để thỉnh ý mọi người xem có nên ” viết tâm thư” hỏi Thầy xem tại sao ko,vì rất rất nhiều người ko biết ,lại đi mồng cầu phước báo đời sau.. Nếu HVCL làm như vậy thì thầy có hoan hỉ không? Có phạm lỗi gì không? Có bị nói là không biết lượng sức mình không? Ko biết Thầy Phước Huệ có hiểu ý của HVCL không?? Nếu được thì ở lần bát quan trai sau HVCL có ý định sẽ làm như vậy đó.
A Di Đà Phật!
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
PH không phải là thầy, chỉ là một người đang tập tu giống như bạn vậy. PH xin được chia sẻ vài điều về băn khoăn của bạn như sau.
– Pháp môn Tịnh Độ mặc dù dễ hành trì, nhưng đó là dễ với người có duyên với Tịnh Độ. Trong kinh A Di Đà, đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã dạy đây là pháp môn rất khó tin. Nên, mình tu Tịnh Độ là duyên của mình, người tu Tứ Niệm Xứ, Thiền, Mật, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm,..là duyên của họ. Chúng sanh đủ chủng loại, căn cơ, duyên nghiệp khác nhau, tuỳ duyên mà chọn pháp môn tu tập cho phù hợp.
– Các vị Tăng, giảng sư Tịnh Độ (có cả ngài Tịnh Không), khi đến đạo tràng tu Thiền thì cũng khuyến khích, tán thán Thiền tông, chứ không bảo người ta phải chuyển qua tu Tịnh Độ. Bạn có biết vì sao không? Vì phải tuỳ duyên, không thể phan duyên được. Vả lại, các pháp môn tu tập của Phật dạy đều hướng đến giải thoát, đó là mục đích cuối cùng, thì mình “lăn tăn” làm chi cho loạn tâm.
– Bạn chưa tự mình thực hành Tứ Niệm Xứ, thì sẽ không biết khó, dễ thế nào, cũng như không hiểu được sự thù thắng của Tứ Niệm Xứ. Mình chỉ biết Tịnh Độ, rồi đem Tịnh Độ ra mà khuyên người bỏ Tứ Niệm Xứ, e rằng có khi mình được người tu Tứ Niệm Xứ “độ” lại cho mình chuyển hướng luôn đó.
– Bạn hãy thử nghĩ, nếu một người tu một pháp môn, gặp bất kỳ ai tu pháp môn khác đều cố chuyển cho được qua pháp môn mình đang tu thì có phải sẽ rất “loạn” không? Mặc dù bạn có ý muốn hoằng dương Tịnh Độ, nhưng nên tập cho được sự cung kính, tôn trọng đối với các pháp môn khác, cũng như tôn trọng lựa chọn phương pháp tu tập của các chúng sanh khác, như thế tâm mới an mà tu tập. Bạn chỉ nên khuyến người tu Tịnh Độ khi có đủ duyên, ví dụ: với những người chưa tu tập theo một pháp môn nào hết, hoặc họ muốn chuyển pháp tu, hoặc tự họ đến hỏi mình nên tu theo pháp môn nào.
– Với người tu chỉ mong cầu phước báo đời sau, PH cho rằng không phải các vị Tăng ở chùa đó không nhận ra điều đó, biết đâu chư vị ấy biết là hiện tại, duyên, căn cơ của các vị đó chỉ đến đó thôi. Cái ý chí xuất ly giải thoát không phải dễ khởi, cho nên, cũng phải tuỳ duyên. Ngoài ra, PH nghĩ rằng các vị Tăng ở đó mới là người có trách nhiệm chính trong việc dẫn chúng, hướng dẫn đạo tràng đó tu hành như thế nào.
– Người tu tại gia chúng ta cần hiểu đa phần các vị Tăng về phần pháp lý, nhận thức, tu chứng, giới luật,.. đều hơn chúng ta rất nhiều. Người tại gia chúng ta đến chùa tu, gặp Tăng là để “cầu pháp” chứ không phải “ban pháp”, nên bạn càng cần phải dè dặt. Dĩ nhiên, cũng có một ít trường hợp ngoại lệ, nhưng PH cho rằng nó không nằm trong trường hợp của bạn. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn có thể khéo léo hỏi ý quý Tăng ở đó xem họ nghĩ thế nào về Tịnh Độ, không nên viết “tâm thư” vì cách tiếp cận đó hơi “nghiêm trọng”. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc vì trong trường hợp chư vị đó bác Tịnh Độ thì có khi bạn sẽ bị lung lay bởi những lý giải sắc bén của họ.
– Các vị ấy đang tu Tứ Niệm Xứ, là họ đã chọn một hướng tu tập rồi. Qua những chia sẻ bên trên, hy vọng bạn đã có đủ thông tin để bạn cân nhắc việc bạn định làm. Ngoài ra, như những chia sẻ trước đây, PH mong bạn đừng quay ra ngoài nữa, hãy tập trung nhìn tâm mình mà tu. Người mới tu chúng ta tâm rất loạn động, nếu cứ nhìn ra ngoài hoài thì sẽ không tu được, cứ muốn sửa người này, đổi vật kia, như vậy thì tu sẽ càng ngày càng loạn, càng chấp. Bạn hãy tập tĩnh tâm nhìn vào chính tâm mình mà tu. Bạn đi chùa tu tập Bát Quan Trai thì cứ an ổn mà tu mót chút công đức, để ý chi đến chuyện người khác tu pháp môn khác rồi “lăng xăng” nghĩ đến chuyện thay đổi người ta. Đừng nhìn ra ngoài nữa bạn nhé.
Chúc bạn tỉnh giác tu tập.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Kính gửi Cư Sỹ Phước Huệ!
HVCL coi Cư Sỹ và Cư Sỹ Thiện Nhân như những người Thầy của HVCL vậy, vì mọi người đã chỉ bảo ,uốn nắn HVCL rất nhiều, HVCL mới vững tâm và trưởng thành hơn như bây giờ ! Xin Cư Sỹ hoan hỷ nhận lời của HVCL!
Về những điều mà Thầy PH chia sẻ, HVCL đã hiểu ý rồi ạ! Chỉ là vì giữa hàng nghìn Phật tử căn cơ khác nhau mà ko thấy Sư Thầy giới thiệu Tịnh Độ, nên HVCL suy nghĩ. Vậy HVCL có thể giả là người chưa biết về Pháp môn Tịnh Độ, và hỏi Thầy về tượng Tây Phương Tam Thánh! qua đây có thể biết được ý của sư Thầy đúng không ạ? như vậy có phạm nói dối không ạ?
HVCL xin hỏi thêm là nghi thức lạy Phật có nhiều người dạy khác nhau vậy có gì phải băn khoăn không ạ? Nếu có thì phải học theo cách nào mới đúng ạ! HVCL tri ân các Thầy!
A Di Đà Phật!
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
PH thật không thể nhận, chỉ có thể là bạn đạo cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm tu tập thôi, mong bạn hoan hỷ với PH nhé.
Khi một người đến một đạo tràng nào đó để tu tập đều là do nhân duyên từ trước. Ví dụ, với các vị (trong đó có cả bạn) đang tu tập Bát Quan Trai, Tứ Niệm Xứ tại đạo tràng đang đề cập, thì có thể suy luận ra được rằng các vị đó có nhân duyên với Tam Bảo, với các vị thầy đó và pháp Tứ Niệm Xứ. Một vị thầy tuỳ theo nhân duyên mà chuyên tu theo một pháp môn nhất định. Người tu Thiền thì dạy Thiền, người tu Tịnh thì dạy Tịnh, không lẫn lộn qua lại vì họ không chuyên. Thành ra, nếu bạn khởi ý “sao thầy không dạy Tịnh Độ” trong một đạo tràng Tứ Niệm Xứ hoặc Mật, hoặc Thiền thì có phải kỳ lạ không? Vì nếu muốn (cái ý muốn này cũng là do nhân duyên, nghiệp lực), các vị Phật tử hoàn toàn có thể đến những đạo tràng Tịnh Độ để tu tập.
Nên, PH mong rằng bạn hãy buông cái ý muốn hỏi đó xuống, lắng tâm mà tu, đừng nên để ý những việc bên ngoài nữa. Điều cần thực hành hiện giờ của bạn không phải là hỏi thầy tại sao, mà là nhiếp “cái ý muốn hỏi tại sao đó” lại mà niệm Phật.
Về nghi thức lạy Phật, không quan trọng cách lạy thế nào, chỉ cần phải thật có tâm cung kính, năm vóc sát đất là được. Tâm thật cung kính là chính yếu.
Những ý như “nhìn tâm mình mà tu, giữ tâm thanh tịnh để tu học, không động tâm, không để ý đến việc bên ngoài,..”, ai nghe cũng hiểu hết, nhưng rất rất hiếm người thực hành được. Nếu bạn muốn tiến bộ, thì phải tập thực hành, chứ chỉ hiểu suông thì sẽ không tiến bộ được. Hiện giờ bạn chỉ hiểu suông thôi, hãy tập thực hành xem sao bạn nhé.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
Để giúp bạn chịu nhiếp cái tâm đó, bạn hãy tự hỏi mình và tự giải đáp những điều sau nhé.
– Tại sao các vị Tăng tu Tịnh Độ, khi đến đạo tràng Thiền, Mật,..thì tán thán khuyến khích người tu Tịnh Độ? Các vị đó không có từ bi độ chúng sanh chăng? Các vị đó không đủ giáo lý, thực chứng để tranh luận, thuyết phục người khác chăng? Ta có hơn các vị đó không?
– Trong tình huống của bạn, với ý muốn đó là phan duyên, hay tuỳ duyên? Đã đủ duyên chưa?
– Tại sao không nên để ý người khác tu thế nào, mà chỉ nên để ý nhiếp tâm mình?
– Tâm nào được vãng sanh? Tâm nào dẫn mình đi luân hồi?
– Mình tu để cho người, cảnh thanh tịnh hay cho tâm mình thanh tịnh?
Hy vọng sẽ giúp được bạn chút ít.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Kiếm gửi thầy Thiện Nhân!
HVCL xin được hỏi thầy!
Nếu vậy thì trong ngày Bát Quan Trai, hành giả tu tập vẫn đầy những phiền não đó, thì có ảnh hưởng đến công đức tu tập không ạ? Hay điều này chỉ để tính giác với hành giả niệm Phật?
Xin thầy hoan hỷ vì HVCL chậm hiểu mà có thể nói lại trong mấy câu, Hoặc ví dụ dễ hiểu về cụm từ”niệm Phật, niệm tâm, Tâm Niệm Phật” được không ạ? Ở mấy bài trước, HVCL có nghe mọi người bàn về vấn đề này, Nhưng vì không phải vấn đề của mình, nên HVCL không lưu tâm mà quên mất.
HVCL con thấy là luôn tỉnh giác thật khó, ngoài lúc công phu cố gắng buộc tâm, lúc bình thường tâm lại chạy nhảy, nên tâm yêu thích, phân biệt cứ tự nhiên xuất hiện, rồi mình lại bị cuốn theo. Nhiều khi chỉ tự bảo mình tỉnh giác được một lúc, xong do sinh hoạt, làm việc, Hay đi cùng mọi người, là HVCL lại bị cảnh chuyển!
A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
*Nếu vậy thì trong ngày Bát Quan Trai, hành giả tu tập vẫn đầy những phiền não đó, thì có ảnh hưởng đến công đức tu tập không ạ? Hay điều này chỉ để tính giác với hành giả niệm Phật?
Khi bạn đến bất cứ nơi nào tu học cho dù là đạo tràng hay tại gia, bạn chớ khởi nghĩ nơi này cần giữ giới, nơi kia chẳng cần hoặc giữ vừa phải là đủ; hoặc họ tu quán tứ niệm xứ, họ tu thiền, họ tu mật, còn mình tu niệm Phật, họ giữ giới theo hạnh tứ niệm xứ, mình giữ giới theo hạnh người niệm Phật… Giới của Phật trao và chúng ta đã thọ thì nơi nào và ai cũng đều phải giữ nghiêm minh cả, chẳng cứ đó là đâu, tu pháp môn nào; chẳng cứ là tu sĩ hay cư sĩ, nơi đó đang tu hay không tu, bởi tu ở nơi giác tâm của mỗi người. Do vậy khi bạn tới bất cứ nơi tu học nào, ai tu hay không tu, họ tu pháp gì bạn chớ nên động tâm, vì tu hay không là chuyện của họ, không phải chuyện của mình, mình đến tham gia cộng tu chỉ cần mình tuân thủ giới luật nơi đến tu là mình có công đức. Chuyện của mình là giữ tâm thật thanh tịnh để tu học, ngoài chuyện đó ra chẳng nên động tâm. Điều này với phụ nữ đặc biệt là VN thì khó vô cùng, đơn giản là hễ gặp nhau là chuyện như pháo nổ, chuyện ta, chuyện người tràn cung mây. Tu BQT vốn phải tịnh khẩu, nhưng chỉ cần rời bàn toạ ra là chuyện thế gian đã tràn vào đạo tràng. Như vậy thì công đức một chút cũng chẳng có.
*”niệm Phật, niệm tâm, Tâm Niệm Phật”
Điều này TN cũng đã chia sẻ khá nhiều, vì thế TN sẽ chỉ tóm lược:
– Niệm Phật: Phật=Giác. Niệm Phật=niệm giác
– Niệm tâm: Tâm là chân tâm, tự tánh thanh tịnh của mỗi chúng sanh. Niệm tâm: dùng tâm thanh tịnh để niệm.
– Tâm niệm Phật: Tâm=thanh tịnh; niệm=hằng nhiếp; Phật=giác. Tâm niệm Phật=dùng tự tánh thanh tịnh để niệm niệm A Di Đà Phật không ngưng nghỉ=niệm Phật trong tỉnh giác hay còn gọi niệm Phật không có xen tạp. Để đạt được cảnh giới này chúng ta phải có sự huân tập trong chánh niệm, mọi nơi, mọi thời, mọi hoàn cảnh chứ không phải chỉ khi nào đến đạo tràng hay ngồi công phu mới cần chánh niệm.
*HVCL con thấy là luôn tỉnh giác thật khó, ngoài lúc công phu cố gắng buộc tâm, lúc bình thường tâm lại chạy nhảy, nên tâm yêu thích, phân biệt cứ tự nhiên xuất hiện, rồi mình lại bị cuốn theo.
Ai cũng nói pháp niệm Phật là pháp dễ nhất trong các pháp, tại sao khi tu chúng ta lại nói khó tu? như vậy ngay từ bước khởi đầu chúng ta có mâu thuẫn không? Thực tế nói dễ là theo lý niệm Phật, nhưng đi vào sự (thực hành) thì thiền, mật, tịnh đều có điểm chung là: thân ở đâu, tâm ở đó; thân, khẩu, ý đều phải tương thông với nhau (trong đạo gọi là tam mật tương ưng), nghĩa là: thân-khẩu-ý (tâm) đều phải thanh tịnh thì mới có lợi lạc.
Việc hàng ngày niệm Phật, tâm luôn khởi phiền não, hay lăng xăng đây đó, TN nghĩ là chuyện thường tình của chúng ta, đơn giản vì chúng ta là phàm phu=phiền não. Biết rồi thì phải mau chuyển hoá thì mới kịp, bằng không khi vô thường ập tới chúng ta sẽ lại theo nghiệp phiền não để đi vào tam ác đạo.
Phụ nữ nói chung khi tu học sẽ vất vả hơn nam giới, bởi tâm tham ái của phụ nữ rất lớn, rất mãnh liệt, điều này là sự thật, vì lẽ đó mà các giới Phật chế cho nam và nữ (ý nói tu sĩ) cũng khác biệt. Do vậy khi tu học nữ giới sẽ phải tinh tấn và dõng mãnh hơn rất nhiều so với nam giới, đơn giản vì sự tham ái nhiều nên phải giữ giới nhiều, phải quán xét nhiều hơn. Nói vậy không có nghĩa nam giới tu dễ, nữ tu khó, khó hay dễ đều ở tâm mỗi người. Nếu chánh tâm tu thì nam hay nữ giới đều trọn đủ, nhưng nếu không chánh tu thì 1 giới cũng khó giữ, chưa nói tới 5 giới (tại gia), rồi 10 giới trọng, 48 giới khinh của Bồ tát giới…
*Tu=sửa lỗi. Vậy thì khi ăn uống, sinh hoạt, ngủ, nghỉ, làm việc, đối người, tiếp vật…đều phải tu cả, chẳng thể chờ ăn uống, sinh hoạt, làm việc xong mới tu. Tỉnh giác tâm (tâm đang tu) là ở chỗ đó.
TN
A Di Đà Phật!
Kính gửi thầy Thiện Nhân, Phước Huệ!
Vâng,HVCL đã nhận được phúc đáp, lời khuyên của các thầy con sẽ nghe theo, và sẽ buông mọi chuyện xuống. Chỉ là trước đó con chưa hiểu rõ, nay đã rõ rồi thì không còn băn khoăn gì nữa. Thực, nghe qua thì dễ đến khi gặp rồi mới thấy suy nghĩ của mình vẫn còn chấp nhiều quá. Lần này, con đã hiểu thêm được rất nhiều điều mà từ trước mình không biết, hoặc biết nhưng chưa áp dụng được. Nhưng điểm quan trọng nhất, điểm then chốt để tu hành, con xin mượn lời của thầy Thiện Nhân, đó là”niệm Phật, niệm tâm, tâm niệm Phật”(thầy giải thích dễ hiểu lắm ạ).
Vấn đề còn lại chỉ là hành thôi.
Nhiều khi cơ thể mệt mỏi, thay đổi thời gian làm việc, nghỉ ngơi, hoặc không biết có phải do tâm lý hay không, mà HVCL thấy tâm mình lúc thì rất định, lúc lại xao lãng, lúc thì dũng mãnh, lúc lại yếu mềm.
Như từ bữa qua đến giờ, HVCL thứ hai bị nghĩ về vấn đề người khác phái. Thật lòng con không muốn nghĩ đến nữa, và không hề xuất hiện ý định bất chính, nhưng sao những giờ phút này lại bị như vậy. Cứ nghĩ đến chỉ để cho họ thấy mình đang tồn tại, hay suy nghĩ đại loại như mình cũng đáng chú ý đấy chứ..HVCL đang nói Rất thật tâm trạng của mình.HVCL Để ý thấy nó xuất hiện theo từng thời điểm trong tháng, trong tháng. Trước đây đã báo cáo thầy Phước Huệ là mình bình thường với sắc rồi, giờ nó lại quay lại.HVCL thì mình cứ sau một thời gian dũng mãnh là y như rằng sẽ có vấn đề gì đó. Bây giờ cũng vậy! Tối qua sau khi đọc xong phúc đáp thầy Thiện Nhân, nay nữa là thầy Phước Huệ, HVCL chỉ muốn khóc. Sao mình kém cỏi, yếu đuối đến vậy! Ngay bây giờ con chỉ muốn Phật a di đà dẫn về Tây Phương. Ở đây ý chí dễ lung lạc, ái tình khó bỏ. Tin sâu, nguyện thiêt, Nhưng nhiều thời khắc lại không chứng tỏ được nguyện thiết.. Phật ơi cứu con!
Con thành kính tri ân các thầy Thiện Nhân, Phước Huệ. Xin các thầy luôn có bên cạnh Khuyến tấn chúng con tu hành tinh tấn.
A Di Đà Phật!
PS: Vâng nếu thầy Phước Huệ không muốn con xưng hô như vậy, con sẽ quay lại xưng hô như trước! A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
Mong bạn hoan hỉ đọc kỹ đoạn kinh văn bên dưới rồi chia sẻ cảm nghĩ của bạn cho các liên hữu cùng tỏ rõ nhé.
Nữ Sắc v.v…
1. Tôi nghe như vầy:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn bảo
các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo!
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
– Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
2. Ta không thấy một tiếng nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như
tiếng người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
3-5.Ta không thấy một hương… một vị… một xúc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm
người đàn ông, như hương… vị… xúc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và
ngự trị tâm người đàn ông.
6. Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc
người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn ông chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.
7-10. Ta không thấy một tiếng… một hương… một vị… một xúc nào khác. Này các Tỷ-kheo, xâm chiếm
và ngự trị tâm người đàn bà, như tiếng… hương… vị… xúc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, xúc người
đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.
(Trích Tăng Chi Bộ Kinh – Phẩm Nữ Sắc)
A Di Đà Phật!
Kính gửi thầy Thiện Nhân!
HVCL hiểu biết nông cạn lắm ạ , e mọi người sẽ cười chê. Nhưng thầy hỏi thì HVCL xin trả lời theo ý hiểu của mình, mong mọi người đừng cười HVCL ạ.
Trong đoạn kinh văn này, Đức Thế Tôn không ngừng lặp đi lặp lại, có lẽ để nhấn mạnh, rằng mọi sắc, Thanh, Hương, vị, xúc, Pháp, Nam sắc hay nữ sắc, cả người nữ và người nam đều bị dính chấp vào nhau. Có thể nói là thâu chiếm toàn bộ suy nghĩ và con người họ. Chỉ có Thế Tôn là không còn bị những thứ đó ràng buộc.
Nếu hiểu theo lời và chữ trên kinh văn, HVCL chỉ có thể hiểu đến đó thôi ạ. Xin thầy từ bi chỉ dạy thêm ạ!
A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
Mong bạn hoan hỉ và thanh tịnh tâm đọc tiếp một thời kinh ngắn Phật nói về sắc dục:
Kinh Lòng Ham Muốn Dẫn Đến Đau Khổ
Hán dịch: Tam Tạng Trúc Pháp Hộ
Tôi nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo sáng sớm đắp y ôm bát vào thành Xá Vệ.
Lúc này họ gặp các người ngoại đạo dị học, các vị này hỏi các thầy Tỳ Kheo: Này các Sa môn Cồ Đàm, nguyên nhân của đau khổ là gì? Làm sao để nhận ra được chữ khổ của sắc, thọ, tưởng, hành và thức? Đối với các pháp này có gì đặc biệt? Có động lực nào và nhân tố nào tạo thành các pháp đó? Hiện pháp của Sa môn Cồ Đàm là gì? Dùng nhân gì để khai hóa để thuyết giảng?
Các thầy Tỳ Kheo nghe ngoại đạo hỏi như trên thì bỏ đi không trả lời. Khi trở về mỗi vị đều nghĩ rằng: với lời nói như vậy ta phải đến thưa hỏi với Đức Thế Tôn, mong Ngài vì ta mà phân biệt, rồi ta theo đó mà phụng hành.
Lúc các thầy Tỳ Kheo đi khất thực về, dùng cơm xong, bèn sửa sang y phục đến chỗ của Đức Phật, đảnh lễ dưới chân ngài, rồi ngồi qua một bên, và bạch với Đức Thế Tôn một cách trình tự thứ lớp về những lời vấn nạn của các ngoại đạo.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các thầy Tỳ Kheo, điều mà ngoại đạo hỏi các ông là việc của ái dục, các ông nên hỏi lại rằng (vậy theo các người) ái dục có gì an lạc? có gì khổ não? Do đâu mà nó sinh khởi, và tại sao nó biến mất? như thế các ngoại đạo sẽ im lặng không thể trả lời.
Đức Phật bảo, ta không thấy ai có thể giải thích ý nghĩa trên, vì sao vậy? đây chẳng phải là lĩnh vực để người ta hiểu thấu.
Bấy giờ Đức Phật quán sát khắp các cõi chư ma, phạm thiên, phạm chí, chư thần và nhân gian hay phát khởi câu hỏi này, lúc này tâm họ trở nên vui vẻ và rất muốn được nghe.
Đức Phật dạy, vì dục làm ô nhiễm cho nên tai thích nghe tiếng hay, mũi thích mùi thơm, lưỡi thích vị ngon, thân thích trơn láng, ý niệm tham thích; vì dục khuyấy động, tâm tham các pháp… gồm năm món dục, từ nhân duyên khởi rồi tâm lấy đó làm vui.
Đức Phật bảo các thầy Tỳ Kheo, những gì là sự đau khổ của lòng ham muốn? như có một người vì phương tiện sống, lập nghiệp mưu sinh, khởi nhiều ý nghĩ, hoặc làm kỹ thuật, hoặc làm quan lớn, hoặc làm họa sĩ, hoặc đi bói toán, hoặc làm điêu khắc, hoặc làm thợ sơn, hoặc đoán thời tiết… gặp lúc lạnh cóng, hoặc thời tiết nóng đói khát đến chết, hoặc gặp mưa gió, hoặc gặp muỗi nhặng, thân thể biến đổi…họ hướng đến những việc này cũng chỉ vì bản thân tham muốn, mong ước tiền tài, đứng ngồi không yên, tâm ý để nơi của cải rồi buồn rầu khóc la, đấm ngực tức giận: ta đối với tài vật này rất là ngu si, chẳng có kết quả; dù là siêng năng xây dựng sự nghiệp, tạo lập nhà cửa và nhiều của cải, rốt cuộc tạo ra rồi không giữ được.
Người kia khởi không biết bao nhiêu là khổ não đau đớn khi bị vua chúa lấy mất, hoặc bị quan huyện, nước lửa, trộm cướp, oan gia trái chủ tước mất, của cải bỗng chốc tiêu tan, vô thường cuỗm hết, tan hoang nhà cửa, mất mát của cải… người kia vì thế ôm lòng phiền muộn. Lúc bị nước lửa đạo tặc oan gia…xâm đoạt, y bèn đau khổ khóc lóc không kềm chế được: cả đời ta lo gom góp của cải, nay đột nhiên mất trắng, làm sao sống được. Đây chính là nỗi âu lo của lòng ham muốn, bởi do tâm ý loạn động nên dẫn đến sự đau xót này.
Phật bảo các thầy Tỳ Kheo, lại nữa vì lòng ham muốn chấp trước phát sinh, tâm ý loạn động nên cha nói con sai, con nói cha sai, mẹ nói con sai, con nói mẹ sai, anh nói em sai, em nói anh sai, chị nói em sai, em nói chị sai, gia đình giòng họ nói xấu lẫn nhau, đây là sự khổ não của lòng tham dục. Nguyên nhân dẫn đến sự khổ sở đều do đa cầu, tâm ý buông lung, đắm chìm trong dục.
Đức Phật lại bảo các Tỳ Kheo, lại nữa sự đau khổ của lòng tham muốn đều có gốc từ tham ái, tâm ý buông lung, bởi do tham lợi nên cầm binh khí, dương cung nhắm tên, nhập trận chiến đấu, khởi bốn bộ binh: voi, ngựa, xe, bộ để đấu tranh nhau, đây là trận chiến la liệt, vì dục mất thân, thân thuộc cùng thân thuộc, hưng khởi nhân duyên với nhau.
Vì tham mà phạm tội, rong duỗi chẳng an, tìm cầu của cải, hoặc được tài vật, hoặc không đạt được, hoặc mất của cải, đau khổ buồn rầu, vò đầu đấm ngực tỏ ra uất ức: của cải của ta hôm nay mất sạch… Đây là sự khổ não của lòng tham dục, sự đau khổ của luyến ái, bởi tâm ý buông lung đắm chìm trong đó.
Đức Phật bảo các thầy Tỳ Kheo, lại nữa sự khổ đau của dục là vì chấp ái làm gốc, buông lung tâm ý, cha con trách nhau, mẹ con giận nhau, vợ chồng bỏ nhau, chị em hận nhau, anh em bất hòa, thân thuộc trong nhà phỉ báng lẫn nhau; đây là sự khổ não của lòng ham muốn, sự đau buồn của ân ái, bởi do tâm ý buông lung đắm chìm trong dục.
Đức Phật bảo các thầy Tỳ Kheo, lại nữa sự khổ đau của dục là vì chấp ái làm gốc, buông lung tâm ý, tay cầm kiếm sắc, hoặc cầm dao gậy xử lý lẫn nhau, hoặc nơi vắng vẻ đập phá tường thành, trong lòng bừng giận, muốn cướp mạng sống của người, hoặc ném vòng lửa, dầu sôi rưới người; với việc tạo ác này, hoặc gây nên sự thống khổ hoặc dẫn đến cái chết cho người. Đây là sự khổ não của lòng tham dục, sự đau buồn của ân ái, bởi do tâm ý buông lung, đắm chìm trong dục.
Đức Phật lại bảo các thầy Tỳ Kheo, lại nữa, sự đau khổ của lòng ham muốn là do chấp ái làm gốc, buông lung tâm ý, phá cửa nhà của người khác, cắt đứt đường đi, đục tường khoét vách, đêm làm ăn trộm, trốn mình nơi hẻo lánh, hoặc sau khi đấu tranh phóng hỏa thì trốn biệt tích; vua quan biết được, sai người bắt trói đem nhốt vào ngục, rồi bị tra khảo đánh đập, bị cắt tai mũi tay chân, hoặc bị chặt đầu, hoặc bị bắt đứng và dùng hình phạt xiềng chân…ném gạch đá, nhốt trong hang thỏ , hoặc bị bỏ trong nồi đất , hoặc bị nấu trong vạc nước sôi, hoặc bị dầu sôi rưới lên thân… Đây là kết quả khổ não của lòng tham dục, sự đau buồn của ân ái, bởi do tâm ý buông lung, đắm chìm trong dục.
Đức Phật bảo các thầy Tỳ Kheo, lại nữa sự khổ não của tham dục vì chấp ái làm gốc, buông lung tâm ý, thân ham muốn các việc xấu, miệng chửi rủa thô kệch, trong lòng thì độc ác, không hộ trì thân khẩu, không nghĩ đến đời sau…đến khi thọ mạng không còn , thần hồn vừa xuất thì rơi vào cảnh giới tối tăm đau khổ, đêm ngày bị đọa đày với hằng năm dai dẳng; đây là sự khổ não của lòng tham dục, nỗi đau buồn của ân ái, bởi do buông lung tâm ý, đắm chìm trong dục.
Đức Phật bảo các thầy Tỳ Kheo, vậy thì làm sao mà xả ly được dục và đoạn được điều ác? Đối với tất cả dục lạc, dứt hẳn hết lòng tham muốn, cắt đứt tơ tình, như thế là xả dục.
Nếu các bậc Sa môn Phạm chí nhận ra được lòng ái dục là nguyên nhân phát sinh đau khổ, và hiểu thấu lòng ái dục vốn như thế rồi thì nên khuyên bảo cho mọi người vượt khỏi sự ham muốn đó; chẳng hạn như khuyến khích cho người khác để tâm ý đến sự giải thoát, với lòng ham thích là muốn vượt đến bờ kia thì không gì hơn cả.
Nếu các bậc Sa môn Phạm chí còn tham đắm ái dục thì không quán được sự dơ bẩn của ái dục vậy. Nếu người thấu hiểu được dục tình, chẳng hạn như không chạy theo dục tình thì có thể khai hóa mọi người vượt đến được bờ kia, tự độ và độ tha, khi đạt được hai việc này rồi thì tâm an nhiên không cỏn hồ nghi, đó là người có trí.
Điều mà con người ưa thích như vợ của Trưởng giả, vợ của Phạm chí độ tuổi mười bốn, mười lăm, mười sáu, hai mươi, không cao không thấp, không mập không ốm, không trắng không đen, nhan sắc tuyệt đẹp như cây vừa trổ hoa…Phật bảo các thầy Tỳ Kheo, buổi đầu do mắt phan theo nhân duyên rồi khởi lên tâm lý ưa thích…đây là sự đam mê của dục.
Sự khổ đau nào mà sắc là nguyên nhân? ở đây là thấy được tuổi tác của nữ nhân, khi người già tuổi lớn, ở tuổi tám mươi hoặc chín mươi tuổi, một trăm tuổi, hoặc là một trăm hai mươi, đầu bạc răng rụng, mặt nhăn da xệ, thân nặng khí suy, chống gậy lê bước, ốm o mệt mỏi, bước đi khổ sở, thân thể bại hoại…Tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào khi chẳng còn gì đoan trang xinh đẹp, khi nhan sắc đến lúc đã như thế? Chư Tỳ kheo đáp: đúng vậy, thưa Thế tôn, đây là sự khổ não của sắc.
Đức Phật lại bảo các thầy Tỳ kheo, lại thấy nữ nhân sau khi chết rồi, một ngày hai ngày, cho đến năm sáu ngày, thân xác biến xanh, sình lên và hôi thúi, hiển lộ sự bất tịnh từ chín lỗ thoát ra, trong thân sinh ra sâu trùng, sâu trùng trở lại ăn thân đó, Tỳ Kheo, các ông nghĩ thế nào, trước kia thì đoan trang, nhan sắc xinh đẹp, nay không còn đẹp, đổi thay như thế đó? Chư Tỳ kheo đáp: Đúng vậy, Bạch Thế tôn. Đức Phật bảo, đây là sự thực đau khổ của sắc thân.
Đức Phật lại bảo, hoặc lại thấy nữ nhân, nằm thúi ở trên đất, chim quạ đến ăn, diều hâu đến mổ, hổ sói cáo chồn ăn thịt và còn rất nhiều loài sâu trùng khác từ thân kia sinh ra trở lại ăn thịt thân đó; Tỳ kheo, ý các ông nghĩ sao, trước kia đoan chánh, nhan sắc xinh đẹp, mất rồi còn đâu, kết cuộc của thân như thế phải không? Chư Tỳ kheo trả lời: Đúng vậy, bạch Đức Thế Tôn. Đức Phật bảo, đây là sự thực đau khổ cuả dục vậy.
Đức Phật bảo các thầy Tỳ kheo, nếu lại thấy nữ nhân, da thịt rời ra, chỉ còn xương trắng, trước kia đoan chánh, nhan sắc xinh đẹp, nay mất đi không còn nữa, kết cuộc thân kia phải như thế không? Chư Tỳ kheo đáp, đúng vậy, bạch Đức Thế Tôn. Đức Phật bảo, đây là sự thực khổ đau của ái dục vậy.
Đức Phật bảo các thầy Tỳ Kheo, hoặc lại thấy nữ nhân các đốt xương rời khỏi tay chân đùi cẳng, mũi tai tréo ngược, khỉu tay đầu cổ…mỗi thứ một nơi; Tỳ kheo ý các ông nghĩ như thế nào, trước kia đoan chánh xinh đẹp, nay sao không thấy, hiện tình có phải là sự thực của khổ não không? Chư Tỳ kheo đáp: Đúng Vậy, bạch Đức Thế Tôn. Đức Phật dạy: Đây là sự thực khổ lụy của dục vậy.
Đức Phật bảo các thầy Tỳ kheo, thấy nữ nhân kia bị bỏ ở mồ cao trãi qua nhiều năm, xương cốt nát nhừ, trắng xanh như ngọc bích, vỡ vụn như bột…Tỳ kheo, ý các ông nghĩ thế nào, trước kia đoan chánh, nhan sắc xinh đẹp, nay sao không thấy, hiện tình có phải là sự thực của khổ não không? Chư Tỳ kheo đáp: Đúng vậy, bạch Đức Thế Tôn. Đức Phật dạy, đây là sự thực ưu khổ của tham dục vậy.
Đức Phật bảo các thầy Tỳ kheo, người nào mà có thể lìa dục, có thể đoạn được sắc dục, dứt trừ được tình sắc, bỏ tham không nhiễm, cho đến không dính mắc vào sắc thì người ấy chính là Sa môn, Phạm chí.
Biết sắc như thế để mà bình thản; nếu thấy được sự thực khổ đau của sắc thân kia thì thấy được khổ đau của sinh tử. Thấu rõ như vậy thì đối với sắc…thức không còn chấp trước và nhân đây mới hóa độ người khác giúp họ vượt đến bờ bên kia. Giả như có người muốn nương vào hình sắc kia để thoát ly nó, sự việc này có thể như vậy.
Nếu Sa môn, Phạm chí, tuỳ hỉ đối với sắc và các dục tình rồi thấy được sự thực đau khổ của sắc, muốn được lìa sắc, rời bỏ các tình thì thấy được như thực. Quán tất cả sắc, khuyến hóa mọi người đến được bờ kia. Biết sắc là đối tượng, vứt bỏ sự tham sắc thì có thể vượt qua đau khổ.
(…)
Thế nào gọi là sự ưu khổ của cảm thọ? Nhân cảm thọ mà phát sinh đau khổ, sự lo âu của phiền não, đây là sự ưu khổ của cảm thọ. Hơn nữa, khổ thọ là sự khổ của vô thường, là pháp biệt ly (vô ngã), các pháp này đều là cảm thọ, là sự sinh khởi của pháp vô thường, khổ, cho đến biệt ly (vô ngã), đây là sự đau khổ của các cảm thọ.
Thế nào là từ bỏ cảm thọ? đối với các cảm giác kia dứt hẳn lòng ham muốn, đây là ly dục.
Nếu Sa môn hay Phạm chí nào rõ thấu cảm thọ thì đạt được an lạc. Mọi sự sầu khổ bởi do không xả bỏ những ái dục. Khi đã biết rõ như thực rồi nương vào cảm thọ mà hóa độ mọi người đến được bờ kia, tự mình thành tựu và độ người khác cũng thành tựu được như vậy.
Nếu Sa môn hay Phạm chí nào thấy được chỗ yêu thích của cảm thọ, từ sự yêu thích dẫn đến đau khổ và lìa hẳn ái dục, thấu rõ như thực, quán các cảm thọ mà không bám víu thì khuyến hóa được mọi người vượt đến bờ kia. Tự mình thành tựu và dẫn dắt người khác có thể làm được việc này, đây gọi là sự xả ly ái dục và có được niềm an vui.
Các thầy Tỳ kheo nghe lời dạy như vậy thì rất hoan hỷ.
(Thích Nữ Tịnh Quang dịch)
A Di Đà Phật!
Vâng thầy, HVCL đã tập trung tâm mình đọc rồi ạ. Ở đoạn đầu Đức Thế Tôn nói về tham ái là gốc của khổ não và sanh tử. Từ đoạn giữa đến gần cuối, Thế Tôn dạy chúng sanh xa lìa ái dục bằng cách quán bất tịnh của sắc thân. Riêng đoạn cuối HVCL chưa hiểu rõ lắm. Xin thầy chỉ dạy!
A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
*Từ trước tới nay chúng ta thường nói với nhau: người tu Tịnh Độ chỉ cần một bộ kinh Vô Lượng Thọ cũng được, A DI ĐÀ kinh cũng tốt; Phát tín-nguyện-hạnh; nương vào 6 hay 4 chữ hồng danh A DI ĐÀ PHẬT, niệm tới cùng là đủ, ngoài ra không cần phải học thêm bất cứ một pháp nào khác cho mệt, cho loạn tâm. Điều này sai hay đúng? Đúng! Đúng với tông chỉ Tịnh Độ, nhưng tông chỉ tịnh độ khởi nguồn từ đâu? Từ giáo pháp của chư Phật mười phương, 3 đời đều diễn nói như vậy, trong đó Phật Thích Ca là người truyền pháp cho chúng ta. Các pháp đó dạy chúng ta điều gì? Phá mê-khai ngộ, lìa khổ-được vui, chuyển phàm-thành thánh.
Thế nào là phá mê-khai ngộ? Niệm và chỉ niệm A Di Đà Phật có thể phá mê khai ngộ không? Được, với điều kiện bạn là người thượng căn và hạ hạ căn như trong các chia sẻ trước TN đã chia sẻ. Ngược lại, nếu chúng ta không phải hai hạng như vậy mà chỉ nương vào 6, hay 4 chữ A Di Đà Phật thì chắc chắn có vấn đề. Vấn đề đó là gì? Chúng ta niệm Phật trong mê, niệm Phật trong phiền não, vì thế dẫu hàng ngày đều tu, đều rất tinh tấn nhưng phiền não không giảm, thân, tâm không an… Vậy lý do này từ đâu? Vì chúng ta chấp pháp, chấp lời chư Tổ dạy, chấp lời giảng Sư dạy, chúng ta giống như con tằm, hàng ngày lo bện tơ xung quanh mình, không cho mình cơ hội để thay đổi bản thân và kết cục đã khổ sở trong ổ kén do chính mình tạo ra.
Ái dục, tham ái dục là khổ hay sướng? Người học Phật (chớ nói chỉ dành cho pháp thiền, pháp mật hay pháp tịnh) ai cũng đều phải biết: tâm ái dục và tham ái dục là khổ, khổ cùng cực và đỉnh điểm của sự khổ là trôi lăn luân hồi. Vậy làm cách nào để biết mình đang tham ái, tham dục? Hàng ngày niệm Phật chúng ta có thể nhận ra không? Dĩ nhiên là có thể. Khi đối cảnh sắc, ví thử: người nam nhìn thấy người nữ; người nữ nhìn thấy người nam, rồi cả đôi bên nghe thấy tiếng nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, động niệm của nhau, chỉ cần ngần ấy thôi đã đủ khiến cho tâm của đôi bên trở nên điên loạn và đỉnh điểm của sự điên loạn đó là gì hẳn chúng ta đều đã rõ. Những lúc này dường như 6,4 câu A Di Đà Phật đã không còn giá trị nữa. Lý do? bởi tâm tham ái dục đã được khuấy tới đỉnh điểm rồi, nghĩa là cái tâm thanh tịnh thường còn, vốn có của chúng sanh chúng ta đã hoàn toàn bị che lấp, bị vẩn đục, vì thế dẫu miệng (có thể) vẫn thốt lên dăm ba câu hồng danh Phật, nhưng chỉ là sự gượng gạo, mang tính chống đối, để biết là mình cũng đang tu. Trong đạo gọi đó là tu miệng chứ tâm không tu. Điều này giống như một ly nước đang trong, có thể nhìn suốt đến đáy, nay bị thả đầy bụi đất rồi bị quậy lên cho tới ngầu đục vậy. Ly nước trong dự cho tự tánh tịnh lặng của chúng ta; bụi đất dụ cho sự tham ái dục; ngầu đục dụ cho tự tánh đã bị tham ái dục che lấp.
Điều chúng ta cần nhận biết là: vì tham ái dục mà tự tánh tịnh lặng nhất thời bị che lấp chứ không phải bị mất, vì thế chớ đi tìm tâm, đi tìm sự tịnh lặng ở một nơi khác, ngoài tâm.
Pháp nào để đối trị tâm tham ái dục? Trong pháp Phật dạy để trị tâm tham ái dục (ngũ dục) chúng ta phải thực hành 4 phép quán:
1. Quán thân bất tịnh
2. Quán tâm vô thường
3. Quán pháp vô ngã.
4. Quán thọ thì khổ
Tại sao người tu đạo (không có sự phân biệt thiền, mật, tịnh) lại phải thường quán 4 pháp này? Cụ thể:
1. Quán thân bất tịnh: bởi thân này Phật, chư Tổ ví nó giống như cái túi thịt thối di động, ngay từ khi thọ thai đã kết từ tinh cha, huyết mẹ, rồi lớn lên, bệnh, già, chết…trên nó, từ 9 khướu luôn tiết ra những đồ hôi thối, bất tịnh: Hai mắt luôn tiết ra ghèn; hai lỗ tai, hai lỗ mũi luôn có dỉ; miệng cũng thường hôi thối, nơi đại tiện, tiểu tiện cũng chỉ là nơi chất chứa, thải ra đồ hôi thối, bất tịnh. Muốn biết nó có thực hôi thối, bất tịnh hay không, chỉ cần chúng ta ngủ một hai tiếng, hay qua một đêm, không đánh răng, rửa mặt, không tắm rửa…ai trong chúng ta cũng nhận ra được điều đó. Vậy nhưng chúng ta thì luôn luôn tìm cách nâng niu nó, chiều chuộng, trang sức, bợ đỡ, cung phụng…nó, với mong muốn thoả mãn nó. Chúng ta có thực thoả mãn được nó không? Chẳng thể và không thể, bởi hãy ví đôi mắt, chỉ mệt một chút thôi là ghèn lập tức đã chèn ra khoé mắt rồi; miệng chỉ cần ngủ, mệt, ốm một hai tiếng hay một chút thôi, thức giấc đã hôi thối; thân, không tắm rửa một hai ngày cũng đã hôi thối rồi. Đó là nhìn vào những thực thể dạng thô, nhưng dạng vi tế thì mỗi mỗi niệm cái những tế bào trê nthân hôi thối đó cũng đang không ngừng sanh diệt nhưng chúng ta không hề nhận biết và vẫn miệt mài để bồi bổ cho cái sự sanh diệt đó=hàng ngày tiếp tục trang điểm cho cái túi thịt thối di động, mong cho nó không thối=không thể, bởi nó phi nhân quả, nghĩa là: bất tịnh mà cho là tịnh.
2. Quán tâm vô thường: Tâm là gì? Hàng ngày chúng ta thường khuyên nhau phải giữ tâm thanh tịnh để tụng kinh, trì chú, niệm Phật…Nếu có thể giữ tâm được thanh tịnh rồi thì cần gì phải tụng kinh, trì chú hay niệm Phật nữa cho khổ? Vậy cái tâm này là tâm gì? Thực tướng của nó ra sao? Chẳng ai có thể diễn nói chính xác cái tâm đó, bởi nó không có quá khứ, không có hiện tại cũng không có vị lai. Một niệm yêu, thương, nhớ-ghét-giận-quên khởi lên thôi (hiện tại), thì liền kề niệm đó đã là quá khứ và cũng đã là tương lai rồi bởi nó triển chuyển không ngưng nghỉ. Vì thế tâm mà chúng ta muốn nói, muốn quán là cái tâm vô thường: Chính là những phân biệt, chấp trước khởi lên khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần còn gọi là vọng thức hay vọng tâm.
Ví thử: nam-nữ-nữ-nam gặp nhau, niệm đầu tiên khởi lên sẽ là: đẹp-xấu, đáng yêu- đáng ghét, đáng nhớ-đáng quên, rồi từ đẹp-xấu, yêu-ghét, nhớ-quên đó mà khởi lên những niệm ân, oán, trả nợ, đòi nợ. Những thứ niệm này là thật hay giả? Là thật, nhưng là thật của vọng thức. Nó khởi lên khi có căn tiếp xúc với cảnh trần, nghĩa là nếu căn lìa cảnh trần, hay trần lìa căn tất không có vọng. Nay Nương theo vọng để tìm chân, nghĩa là đem sự đẹp-xấu, yêu-ghét, nhớ-quên, ân-oán, trả-vay để tìm an lạc, thì dẫu có tìm được chân chăng nữa, cũng chỉ là chân từ vọng. Điều này có thể lấy ví dụ hai túi thịt thối gặp nhau (cùng thối cả) vậy nhưng cả hai đều cảm thấy là đẹp, là đáng yêu, đáng nhớ, cái đẹp, yêu, nhớ này dù có mang lại sự an lạc nhưng là an lạc của sự hôi hám, nghĩa là lạc của vọng. Hàng ngày bám đuổi theo cái vọng đó mà muốn cầu chân lạc là điều chẳng thể, bởi nó trái nhân quả, nghĩa là: lấy vọng làm chân.
3. Quán pháp vô ngã: pháp là gì? Chẳng ai có thể lý giải được, bởi các pháp đều khởi lên từ duyên, duyên phải có nhân. Hễ có nhân-duyên ắt có sanh diệt và có quả. Các pháp lìa nhân duyên vốn không có thực thể. Phật nói các pháp đều hữu vi, tức không thực, nó như huyễn, như bọt, bóng, sương, điện, chớp… nhưng nếu rời những huyễn này chúng ta không thể học pháp Phật để giác ngộ, để giải thoát. Điều này tương tự thân tứ đại là bất tịnh, nhưng nếu lìa thân bất tịnh tất chẳng có người tu đạo và có người đắc đạo; các căn lìa trần tất không có huyễn, nhưng không có trần tất căn chẳng thể phát minh diệu dụng để thấy là huyễn vọng. Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật nói: “Nhân duyên hòa hợp, hư vọng hữu sanh, nhân duyên biệt ly, hư vọng hữu diệt” nghĩa là hễ có nhân duyên hoà hợp (nam-nữ gặp nhau, căn thấy cảnh trần) tất hư giả sẽ xuất hiện (xinh-xấu, yêu-ghét, nhớ-quên xuất hiện); nhưng nếu tách nhân duyên (tách nam-nữ, căn-trần) thì hư giả tự nó sẽ tan.
Hàng ngày khi đối người, tiếp vật chúng ta thường khởi nghĩ: ta là thực, ta đang hiện tồn. Ta cần phải được thế này, ta cần phải được thế nọ… Vì có ta nên tất có người (có nhân-ngã); vì có thực tất có giả; vì có tồn tất có diệt. Nhân-ngã, thực-giả, tồn-diệt đều là sự đối đãi của vọng thức khởi sanh khi căn và trần giao tiếp. Ví như người nữ chưa gặp người nam tất không có vọng: yêu-ghét, nhớ-quên, xinh-xấu, nhưng gặp rồi, tất những vọng trên lập tức khởi. Cũng giống như không ngủ thì không mơ, hễ ngủ là mơ, trong mơ tất cả đều diễn ra rất thật, nhưng chỉ cần chợt tỉnh thôi, chỉ thật đó lập tức tan biến. Hàng ngày chúng ta sống với những biến hiện không ngưng nghỉ đó và chấp đó là thật=lấy vô ngã làm ngã.
4. Quán thọ thì khổ: Thọ giản đơn là lãnh nhận, có nhận tất có khổ. Ngạn ngữ Việt có câu: của biếu là của lo, của cho là của nợ! Lo và nợ chính là sự lãnh nhận sự khổ. Những khổ này khởi lên khi đối người tiếp vật. Ví thử người nam gặp người nữ và ngược lại, đôi bên bị cuốn hút bởi dung diện của nhau, rồi tung, tán nhau, đủ thứ chuyện khởi lên sau khi gần gũi, xa lìa. Những cảm thọ đó tuỳ theo cung bậc mà khiến cho tâm chúng ta hoặc vui, hoặc buồn, hoặc thương, hoặc ghét, hoặc ân, hoặc oán…tất cả những buồn-vui-thương-ghét-oán-ân này đều khiến cho tâm chúng ta không an hay còn gọi là điên đảo rồi dẫn đến đau khổ, bất hạnh. Vậy nhưng hàng ngày chúng ta sống và thường sống với sự điên đảo (ngoại cảnh và nội cảnh) đó nhưng lại mong được hạnh phúc và an lạc=phi nhân quả, nghĩa là: Lấy khổ làm vui. Phật ví đó là nhận giặc làm con, nhận thù làm bạn vậy.
Trên đây TN khái lược về bốn pháp quán mà trong đạo gọi là tứ niệm xứ. Bốn pháp quán này là Phật tử ai cũng đều phải nắm vững, phải học hỏi cả, bởi nếu không nắm vững, không học kỹ, khi tu đạo, cho dù là thiền, mật, tịnh, chúng ta không thể chuyển hoá được khổ. Tu là để phá mê-khai ngộ, chuyển khổ-thành vui, nhưng càng tu càng mê, càng khổ, đó không phải là đạo Phật, không phải là sự giải thoát. Giải thoát hãy tóm gọn ở việc chuyển hoá tâm thức phiền não sang tâm thức an lạc. Mỗi ngày tu phải thấy mỗi ngày thêm an lạc=tu có chánh, có định. Đó chính là chúng ta đang niệm Phật, đang biết dụng công niệm Phật.
Như vậy niệm Phật không gì khác: chính là hàng ngày nghe, học, hành trì theo lời Phật dạy chứ chẳng phải đơn thuần niệm Nam Mô A Di Đà Phật là niệm Phật.
Chúc các bạn thường tỉnh giác.
TN
A Di Đà Phật!
Kính gửi thầy Thiện Nhân!
Từ trước tới nay con đọc hay tìm hiểu thì hầu như chỉ biết từng phần, từng phần, mà không có được sự lôgic, xâu chuỗi từ đầu như vậy. Nay được thầy chỉ rõ, HVCL đọc thấy rất đúng với suy nghĩ của mình. Giống như bây giờ mới được định nghĩa, gọi tên cho những thứ trước nay mình có vậy.
Nhưng (lại nhưng ạ) Thưa thầy, Có những lúc thấy mình mạnh mẽ, con thực hành được cách giữ tâm trung đạo. Về cách quán bất tịnh , con cũng có tìm đọc được. Đã có thời gian đưa vào nhắc nhở tâm hàng ngày, nhưng sao bây giờ Tâm yêu thích sắc thân vẫn Khởi? Tìm thầy tìm cách phá giải cái chấp này của con! Con “mắc bệnh”là cứ sau một thời gian quyết tâm, lại trở về trạng thái bình thường!
Thành kính tri ân thầy!
A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
*Hai vướng kẹt hiện bạn đang mắc phải: Một là bệnh giải đãi; Hai là ngã còn quá lớn.
*Bệnh giải đãi khởi lên trong mỗi chúng sanh chúng ta, chẳng riêng bạn, vì nhân của giải đãi là tham ngũ dục: tài, sắc, danh, ăn uống, ngủ nghỉ. Năm thứ tâm này hàng ngày phải thường quán chiếu:
– Liệu mình có tham tiền tài của cải không? Chữ tham này ngoài chuyện không muốn thí xả còn thể hiện ở việc hễ ai có gì tốt, đẹp, sang hơn mình, mình cũng tìm mọi cách kiếm tiền bằng được để sánh với họ. Trong đạo gọi là tham luyến bạc tiền. Vì tham nên có sự ganh đua, thắng-thua.
– Liệu mình có tham ưa sắc dục không? bạn hãy xem hàng ngày bạn bỏ bao nhiêu thời gian cho việc trang điểm, áo quần trước khi ra đường hay đến công sở bạn sẽ thấy cái tâm mình đang ở đâu? Kế đến là liệu mình có thích nghe những lời bóng bẩy, đường mật không? có thích mọi người phải thường quan tâm, để ý tới mình không? Nếu có và thường có, bạn phải biết cái nhân đoạ lạc đang lớn dần trong bạn.
– Liệu bạn có ham ưa danh lợi không? Ví như phải có quyền cao, chức trọng; lợi lớn nhỏ đều muốn vun vén cho mình, không muốn chia, nhường, san sẻ cho người khác… nếu có và thường có, bạn phải biết đó là nhân luân hồi đang bùng phát.
– Liệu bạn có ham ưa ăn uống, ngủ nghỉ không? Nếu có và thường có bạn phải biết nhân luân hồi đang trỗi dậy.
*Bệnh ngã tướng: TN kể bạn nghe câu chuyện của một vị nữ đồng nghiệp, vị này là một tín đồ thiên chúa rất ngoan đạo. Phòng làm việc có mỗi người một bàn, một bữa nọ vị đồng nghiệp có việc phải ra ngoài, lát sau vị này quay trở lại bèn thấy chiếc ghế của mình bị chuyển ra nơi khác. Thấy vậy vị đồng nghiệp này tỏ vẻ rất bức bối, sự bức bối thể hiện trên nét mặt và lời nói: Ai vừa ngồi ghế của tôi vậy? TN thấy vị này to tiếng bèn quay lại hỏi: Có gì chuyện gì mà bà căng thẳng vậy? Vị nọ sẵng giọng nói: Tôi muốn biết ai đã ngồi ghế của tôi thôi? TN cười, rồi vừa đùa vừa nói: Bà có chắc đó là ghế của bà không? Vị nọ đáp hùng hồn: dĩ nhiên! không phải ghế của tôi thì của ai? TN nói: Bà phải nghĩ thật kỹ rồi hãy đáp điều tôi vừa hỏi chứ. Vị này ngẩn người, giọng đã có phần bớt căng thẳng, nói: Tôi không hiểu ý ngài nói gì? TN cười và bảo: trong phòng này không có vật nào thuộc về chúng ta cả. Nghe vậy vị đồng nghiệp lại tỏ bực dọc, nói: Rõ là ghế của tôi, sao ngài nói nó không phải? TN nói: Không phải vậy, tất cả đồ vật trong phòng này đều do chủ hãng trang bị cho chúng ta làm việc, vì thế không có gì là của chúng ta cả. Vị nọ lại ngẩn người rồi nhỏ nhẹ nói: đúng vậy, nhưng rõ ràng là ghế của tôi, nay lại nói không phải, tôi vẫn không thể chấp nhận được. Thấy chiều hướng đã êm dịu, TN bảo vị nọ: không chỉ riêng cái ghế không phải của bà, mà tất cả những thứ trong phòng này, và ngay cả những gì bà đang có trên thân cũng không thuộc về bà nữa. Vị nọ trố mắt, nói: Chúa ơi! tôi nghe không nhầm chứ? Ngài xem này tay tôi, chân tôi, mắt… đều là của tôi, sao lại nói nó không phải của tôi? TN đáp: Đơn giản lắm, tôi sẽ ví dụ giúp bà hiểu. TN hỏi: Bà vừa nói tay là của bà? Vị nọ đáp: đúng vậy! TN hỏi: Bây giờ là giờ ăn, bà dùng phương tiện nào để đưa đồ ăn lên miệng? Vị nọ đáp: Dĩ nhiên là tay rồi! TN hỏi: Bây giờ bà hãy ra lệnh cho tay bà không được đưa đồ ăn lên miệng, xem tay bà thế nào? Vị nọ nhìn TN, đáp: Ngài nói kỳ vậy, bụng tôi đói tôi phải dùng tay lấy đồ ăn chứ? TN đáp: Không sai! Nhưng điều đáng bàn là bà nói tay này thuộc về bà, thực tế bà không thể ra lệnh cho nó làm theo ý bà; tương tự như bà thấy đói, bà có thể ra lệnh cho dạ dày không được đói không? Vị nọ ngẩn người một lát rồi đáp: Đúnng là vậy, nhưng thực tình tôi chưa thể lý giải nổi vì sao? TN đáp: Vì cái ngã của bà quá lớn, tới độ bà không chấp nhận bất cứ điều gì khác ngoài mình ra…
Tới đây thì bạn có thể hiểu mình nên làm gì để thay đổi mình?
TN
A Di Đà Phật!
Kính gửi thầy Thiện Nhân!
HVCL không đoán được ý thầy viết như vậy có cần mình phải trả lời không. Chắc Thầy cũng phải mệt mỏi vì HVCL rồi phải không ạ?
Mong Thầy hoan hỷ tiếp tục chỉ dạy!
Để thầy hiểu rõ hơn mà có lời khuyên xác đáng,HVCL sẽ đưa ra thang điểm và tình trạng mình đang ở.
Điểm 5: rất
Điểm 4: tương đối thích
Điểm 3: bình thường (lúc thích lúc không)
Điểm 2: cần, biết đủ (chỉ để phục vụ gia đình, nếu sống một mình thì sẽ về mức 1).
Điểm 1: không cần
Về ngũ dục mà thầy nói đến:
Tiền bạc của cải: 2
Danh lợi: 1, Nếu bây giờ thấy người khác hơn mình, con cũng không lấy làm quan tâm.
Ăn uống: 2
Ngủ nghỉ: 2
Ăn diện bản thân: 2-khi thật cần mới diện, hàng ngày đều giản dị.
*HVCL hay hát, tuy bây giờ không còn tham gia nhiều cuộc tiệc tùng bạn bè, chỉ thật cần mới góp mặt, không cần mọi người khen, nhưng nếu có khen cũng không sao, quan niệm đã hát thì phải hay (chắc vấn đề của con ở chỗ này). Hàng ngày,HVCL đã biết giảm chế sở thích này, chuyển sang hát nhạc niệm Phật. Nhưng hát mãi có lúc cũng thấy nhàm,nên HVCL lặng im lặng.
Về bản ngã:
HVCL muốn học tâm trung đạo, tình trạng hiện tại:
-được khen: 3
-bị chê: 2- không bị tức tối nữa, Nhưng vì chưa quen được, nên nếu đối tượng quá”áp đảo”,HVCL vẫn gượng gạo, vẫn phải thuyết minh gì đó.
Thầy ơi, HVCL muốn tập cho tâm mình được thanh tịnh, xa lìa được tất cả các dục, nhu hoà như các thầy vậy.
Mọi thứ cứ không ngừng biến chuyển cuốn theo ta, ta lại không thể dậm chân vì còn gia đình, lại là Phàm phu.HVCL nghĩ các thầy cũng là Phật tử tại gia, chắc chắn đã có những thời điểm trải qua những sự việc như thế này. Con đường thầy đi trước ra sao, thầy đã vượt qua thế nào? HVCL muốn được trực tiếp học hỏi thầy, xin thầy hoan hỷ xem HVCL có được toại ý chăng? Sdt của HVCL :0168.366.9930
Nếu không được thì HVCL cũng rất hoan hỷ ạ!
Trò đã có thêm nhiều kiến thức cơ bản để hiểu bản thân, cuộc sống, đường Đạo của mình. Chỉ là mình quyết tâm, tinh tấn đến đâu. Nhưng chắc chắn những kiến thức ấy vẫn chỉ nhỏ như giọt nước, trên đường đến với đại dương sẽ càng phải học và hỏi nhiều hơn nữa.
Nguyện cho tất cả những ai đã phát tâm tu hành đều tinh tấn, không bị thối chuyển, một đời này được sanh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
Về ái dục, như PH đã nhắc bạn trước đây là nó sẽ quay lại, và đó là rất bình thường vì phàm phu không thể nào trong một lần mà dứt được, và nó sẽ trở lại lần nữa, lần nữa.. Quan trọng là bạn nhận ra được (mà hiện giờ bạn đang làm rất tốt), giữ vững tâm ý, thực hành như lần trước bạn đã thực hành, thì nó sẽ mất (rồi sẽ lại xuất hiện dưới hình tướng khác). Nên người tu giống như chiến sĩ vậy, tâm phải thường giác tỉnh canh chừng để các niệm xấu, ác không dẫn mình đi, cứ phải siêng năng như vậy hoài cho tới khi thành Phật mới thôi. Bạn muốn người chú ý mình, đó là xuất phát từ tham ái, yêu thích bản thân (chứ không phải người khác phái) quá nhiều. Về điều này huynh Thiện Nhân đã chia sẻ rất kỹ với bạn rồi.
Những ý niệm tham, sân,..sẽ thường khởi, bạn đừng ngạc nhiên, đừng cho rằng mình tu là dứt được nó liền. Bạn cần tập nhẫn với những chướng ngại như vậy để vượt qua chúng. PH cho rằng bạn đã biết phải nên thế nào, nhưng bạn lại không thực hành được. Thì, chỉ cần bạn thực hành thôi. Những lời này của PH cũng chỉ là lặp lại, không có gì mới. Điều bạn cần thì PH hay các bạn sen đều không thể đem lại cho bạn được, vì đó chính là sự thực tập. Và bí quyết để thực hành được là…thực hành cho thật nhiều, không có cách nào nhanh hơn đâu.
PH cũng thấy tâm bạn rất sôi nổi, bạn hãy tập lắng nó lại, chậm lại một chút để suy gẫm cho sâu hơn những giáo lý đã được nghe/ đọc, sẽ rất hữu ích.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
*Bạn chớ nên đặt (áp đặt) cho mình quá nhiều áp lực khi tu học. Tại sao chư Phật và Bồ tát hễ chúng ta nhắc đến các Ngài là mọi người đều khởi tâm kính ngưỡng? Đơn giản là đức hạnh của các Ngài. Đức hạnh này thể hiện ở tấm lòng vì tha nhân: từ-bi-hỉ-xả, không có oán, thân, tất cả đều bình đẳng. Để làm điều này các Ngài đều lấy lục độ: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ làm nhân. Vì thế khi chúng ta phát tâm tu đạo, bản thân mỗi chúng ta cũng đều phải nương theo 6 hạnh này mà hành trì.
Tại sao Phật lấy bố thí làm hạnh đầu trong 6 hạnh? Bởi người không có tâm thí xả sẽ chẳng thể giữ giới, giới không thì nhẫn nhục không, tinh tấn và thiền định đương nhiên cũng không và kết quả là trí tuệ chẳng thể nảy sinh. Do vậy điều chúng ta cần học ở Phật, Bồ tát chính là hạnh thí xả. Thí xả không có nghĩa chúng ta không quan tâm gì đến cuộc sống của chính mình và người thân của mình, mà thí xả được hiểu ở việc không bám chấp vào mọi hành vi, động niệm cho dù là thiện nhất, bởi còn bám chấp là còn sanh phiền não, mà phiền não sanh tất ác nghiệp sanh=chịu quả xấu. Điều này quan trọng lắm, chẳng phải cứ nói là chúng ta đã làm được, vì thế mỗi ngày chúng ta phải tìm cách để từng bước hoàn thiện chính mình.
Một người có giới đức, mọi hành vi, động niệm đều khiến cho những người xung quanh mình thấy an vui và lợi lạc, ngược lại họ nhìn thấy từ xa là đã tìm cách lảng đi nơi khác. Điều này chúng ta có thể trắc nghiệm bản thân ngay trong mối quan hệ đối người, tiếp vật thì sẽ biết giới đức của mình đang ở cấp độ nào.
*TN cũng là các bạn, cũng là phàm phu đầy dẫy phiền trược, hàng ngày cũng lo toan, đối mặt cuộc sống gia đình, đối đãi, quan hệ, cũng đủ thứ chuyện nhiều lúc chẳng đặng đừng. Khi mới bước vào tu học sóng gió từ những người thân cũng không ít, đơn giản nhất như chuyện ăn chay, ăn mặn; rồi chuyện sinh hoạt, ngủ nghỉ, vui chơi… tất cả đều bỗng dưng như bị đảo lộn, nhưng có lẽ nhờ sự phát tâm chân thành, nhẫn nhục và tinh tấn nên chư Phật, chư Bồ tát, chư Hộ pháp xót thương nên thường gia hộ, vì vậy những sóng gió trong gia đình cũng dần được chuyển hoá.
*Trong gia đình nếu bước khởi đầu chỉ có riêng mình tu thì sóng gió thường rất dữ dội. Những chuyện sinh hoạt như ăn, uống, giải trí, giờ giấc tu hành… đều khiến cho mọi người khó chịu hoặc không hài lòng. Điều này là đương nhiên, bởi thường ngày, lúc mình chưa tu, mình và họ là một – đều là những chúng sanh phiền não, đều ưa thích ngũ dục, ưa cảnh tối tăm (tham, sân, si). Nay mình tìm cách bứt khỏi họ, nghĩa là mình muốn vươn ra ánh sáng – giảm bớt tâm tham dục, giảm bớt tham, sân, si, đương nhiên họ sẽ không để mình yên. Chưa kể tới nghiệp lực bộc phát do oan gia trái chủ họ thấy mình tu đạo nên cũng tìm cách ngăn trở, báo oán; rồi sự thử thách của chư Hộ pháp cũng không phải ít. Nguyện lực càng cao, sự thử thách càng lớn, nếu không nói là thường xuyên. Bước đầu tu học chúng ta không nên phát những đại nguyện quá lớn, bởi giới đức chưa đủ sẽ rất dễ gặp trở ngại và gặp ma chướng. Những điều này nếu khi tu học chúng ta không tỉnh táo để nhận biết mà tìm cách khéo léo chuyển hoá để vượt qua, chắc chắn hoặc là thoái tâm, hoặc là giải đãi, hoặc là nghi ngờ Phật pháp, nghi ngờ, không tin rồi bài bác nhân quả, thậm chí sanh tà tri, tà kiến. Vì thế để đường tu vững trãi, tâm đạo không mỏi mệt bản thân mỗi chúng ta đều phải lấy lục độ hạnh, bát chánh đạo mà Phật dạy làm nền tảng. Thiếu những nền tảng Phật học cơ bản đó chúng ta giống như người mù đang lết trong bùn vậy.
*Phật dạy các đệ tử của Ngài: Các ông chớ nên tin vào tâm mình, bởi tâm ấy vốn chẳng thể tin được, trừ khi các ông đã chứng quả A La Hán (đoạn hết phiền não). Nguyên do? Vì cái tâm ấy giống như con khỉ chỉ lo lăng xăng chạy hết nơi này đến nơi nọ không lúc nào ngừng dứt. Hàng ngày chúng ta tu cho dù pháp môn nào thiền, mật, tịnh cũng không ngoài mục đích: để cái tâm lăng xăng của con khỉ dừng lại. Cách nào khiến nó dừng? Không phân biệt, không chấp trước; nhưng bước đầu vốn chẳng thể, do vậy phải dùng hồng danh A Di Đà Phật để khắc chế. Dừng lại là bước thứ nhất. Bước kế tiếp là không chấp vào sự dừng đó. Cụ thể: khi tâm loạn quá thì ta muốn an, nhưng khi an một chút lại cảm thấy không bình thường, nên lại tìm cách quậy cái tâm lăng xăng lên để sống với nó theo kiểu loạn cho đỡ buồn (tâm phân biệt, chấp trước lại khởi). Đó là bệnh của chúng ta. Khi tu và tiến tu, dần dần chúng ta phải tỉnh giác để không rơi vào tình trạng đó.
Tu là sửa, sửa trong từng ý niệm, do vậy nếu có nghi hoặc bạn cứ hoan hỉ chia sẻ. TN và các đạo hữu khác sẽ cùng giúp bạn vượt qua những thử thách để tâm đạo thêm kiên cố.
Chúc tinh tấn
TN
A Di Đà Phật!
Kính gửi cư sĩ Phước Huệ, thầy Thiện Nhân!
Những lời các thầy đã nhận xét, đều đúng với HVCL.CS Phước Huệ nói tâm của HVCL sôi nổi, nếu không muốn nói là khó định. Trước kia HVCL càng ít nói hơn bây giờ, chỉ hơn lầm lì một chút,cũng ko sôi nổi hoạt động.Mẹ của HVCL bảo lấy chồng rồi nhiễm đất, tính khí của mẹ chồng (bà theo đạo Long Hoa), lúc đó vì chưa hiểu gì về Phật pháp, nên con đã dần thay đổi chút xíu tính tình để bà khỏi lo lắng. Bây giờ trở thành người nói nhiều , vui vẻ hơn trước, lại trở nên hơi chướng ngại.HVCL sẽ nghe lời của cư sĩ, tập cho tâm mình lắng lại hơn trước. Thầy Thiện Nhân cũng nhận xét rất đúng, khi tâm loạn quá thì muốn an, lâu lâu thấy buồn tâm lại lăng xăng Quẩy lên cho khỏi tẻ…phải tỉnh giác, hết sức cẩn thận.
HVCL và tất cả các bạn sen , rất cần sự dìu dắt,khuyến tấn của tất cả các thầy, các vị tiền bối, thiện tri thức!còn 1 điều nữa mà HVCL nhận thấy,các Thầy ngoài việc đã thông hiểu giáo lý, an nhiên vận dụng được , thầy Thiện Nhân còn giống như tượng trưng cho sự trang nghiêm, Cư sỹ Phước Huệ lại như tượng trưng cho sự từ bi của cửa Phật vậy! Các vị thầy khác thì HVCL chưa có dịp nói chuyện nhiều nên chưa dám ý kiến. Những lời này không phải con nói ra để làm não loạn tâm của các thầy, Mà là lời cảm ơn chân thành của con.” Không thầy đố mày làm nên”. Trò muốn”nên”đạo, phải có thầy bên cạnh!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Gia Hữu nghĩ là chị HVCL đang tập tu hành, để như tên của chị, hướng về cực lạc, thì phải nên buông bỏ những câu ”từ ngữ” không thanh tịnh/lịch sự của nhân gian…phải không? Không phải GH chấp trước vào câu nói, mà là có những lời nói không thanh tịnh, đệ tử Phật nói ra thì…không còn oai nghi. Chị tưởng tượng đệ tử Phật năm xưa mà nói ra những câu thí dụ về thầy và trò như trên thì có hợp không? Không riêng đệ tử Phật mà có nhiều ng ngoài đời, đứng trước đám đông hay khách quý, họ nói những lời vô cùng khách sáo lịch sự, có nhiều câu giữ lại không giám nói.
Có nhiều câu từ ngữ, câu nói thường của nhân gian; khi chưa giác ngộ theo Phật thì nghe không cảm giác gì. Sau khi học Phật rồi có một xíu giác ngộ rồi, thì nghe vào thấy rất kỳ, không thanh tịnh, không hợp với người đang hướng tâm về cực lạc nói. 🙂
Rất nhiều ng bây giờ nói những điều còn thậm tệ hơn nhưng GH không nói một lời, trong lòng cũng không phê bình, nghe qua rồi quên. Nhưng vì chị cũng tu Tịnh nên GH mới giám nói như vậy. Mong chị hiểu ý GH, nếu có chỗ không đúng, mong chị tha thứ. GH xin lỗi vì GH đã chen ngang vào thư của chị viết cho những vị cư sỹ khác. A Di Đà Phật !
A Di Đà Phật!
kính gửi Thầy/Tiền Bối/cư sỹ GH(HVCL chưa biết xưng hô thế nào cho phải)!
HVCL xin sám hối và xin lỗi quý Thầy,các vị Cư sỹ,Tiền Bối,tất cả mọi người nếu như đã nói điều gì bất tịnh!
HVCL vô tâm hay vô ý mà thực lòng chưa biết mình đã phạm khẩu nghiệp!
Xin Thầy/CS/TB Gia Hữu hoan hỷ chỉ bảo để HVCL rút kinh nghiệm lần sau ko tái phạm nữa ạ!
HVCL chân thành nhận lỗi và cảm ơn!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật,
Chị HVCL cứ gọi GH bằng tên là đc rồi, GH cũng là nữ nhi như chị, nhưng thấy chị đã lập gđ nên đoán chắc GH nhỏ hơn chị nên gọi là chị cho thân. Theo như GH biết thì trên dvct không có ai xuất gia cả, nên không phải ‘thầy’ tỳ kheo, dường như tất cả những ng tu lên dvct toàn là cư sỹ tại gia giữ giới thôi 🙂
Chị cữ bình tĩnh, không phải chuyện chi lớn cả. GH không có nói chị phạm khẩu nghiệp gì cả.
HVCL nói rằng ”Trò muốn”nên”đạo, phải có thầy bên cạnh” thì không gì, tuy nhiên trước câu ấy, là một câu quen thuộc của nhân gian, nhưng GH nghĩ rằng ng tu tâm thanh tịnh nói ra thì không thích hợp. GH nghĩ những câu kiểu ‘mày tao tôi tớ’ là không mấy lịch sự, ng tu nên bỏ những câu nói ấy để trở thành ngày càng cao quý hơn. Chỉ là ý riêng của GH thôi. Chị không có gì sai cả, chị cứ yên tâm, không có gì đâu! Mong rằng các sư huynh khác không la vì GH nhiều chuyện quá 🙂 Thôi, chúc chị an lạc!
Thưa mọi người, con vừa đọc được trên báo câu chuyện về cảnh ngộ một cặp vợ chồng hiếm muộn, nhờ thụ tinh nhân tạo mà có thai. Tuy nhiên không may mắn rằng người mẹ tên là Hương mang thai được 6 tháng thì phát hiện ra mình bị ung thư đại tràng. Bác sĩ chỉ định bỏ cái thai để giữ tính mạng cho người mẹ nhưng chị từ chối và đã sinh ra một cặp sinh đôi một trai, một gái. Hiện giờ chị bệnh rất nặng và đang được chồng là Đặng Thái Sơn cùng chị gái chăm sóc. Ước mong duy nhất của chị là được sống thêm chút nữa với các con của mình. Con chia sẻ câu chuyện lên đây với hy vọng mọi người có thể giúp đỡ họ, đem Phật pháp đến với gia đình chị Hương, giúp chị sớm bình an. Mọi đóng góp hảo tâm xin được gửi về địa chỉ sau:
Đặng Thái Sơn
thôn Đông Quang, Xã Phố Văn, huyện Đức Phổ, Tỉnh Quảng Ngãi.
Phone: 01656-780197
Con mong ai đó có thể gửi cho gia đình chị Hương cuốn Báo Ứng Hiện Đời để giúp họ đến với Phật pháp cũng như niệm Phật hồi hướng cho chị Hương cùng gia đình. Mọi người có thể tìm bài báo nói về gia đình chị Hương trên trang Family với tiêu đề: “Cố gắng thụ tinh nhân tạo thì được mang thai đôi, người mẹ chưa kịp hạnh phúc đã chết lặng khi mình bị ung thư”.
Mong mọi người giúp đỡ.
Đường Về Cõi Tịnh: Mong bạn hoan hỉ gõ tiếng Việt đủ dấu để mọi người tiện theo dõi.
A DI ĐÀ PHẬT. Phải chăng là do niệm Phật ngày đêm chẳng gián đoạn nên cảm được Tây Phương Tam Thánh, còn TP còn việc này việc kia dù là cả vè sự lẫn lý cho nên thời gian kéo dài ra?