Phàm người lâm chung muốn vãng sanh Tịnh Ðộ thì chẳng được sợ chết, thường nghĩ thân này lắm khổ, ác nghiệp bất tịnh bao thứ vấn vương. Nếu thoát được thân dơ bẩn này, siêu sanh Tịnh Ðộ, hưởng vô lượng vui, thoát khổ sanh tử thì thật là điều vừa ý, như cởi cái áo rách đổi lấy y phục quý báu. Hãy nên buông thân tâm xuống, đừng sanh lòng luyến tiếc!
Hễ khi nào bị bệnh liền nghĩ đến vô thường, một lòng đợi chết, lại dặn dò người nhà và người chăm sóc mình: Bất cứ khi nào đến trước mình đều vì mình niệm Phật, chẳng được nói những chuyện tạp nhạp trước mắt hay chuyện lớn nhỏ trong nhà, cũng đừng dùng lời nhỏ nhẹ an ủi, cầu chúc an lạc. Ðó đều là những lời hoa hòe vô ích!
Nếu bịnh nặng sắp chết, thân thuộc chẳng được nhỏ lệ khóc lóc và phát ra tiếng than thở, áo não, hoặc loạn tâm thần khiến người bịnh bị mất chánh niệm. Chỉ nên đồng thanh niệm Phật để giúp người ấy vãng sanh. Ðợi đến lúc người ấy tắt thở lâu rồi mới nên buồn khóc. Hễ có chút mảy may tâm luyến tiếc thế gian sẽ thành trở ngại, chẳng được giải thoát. Nếu có người hiểu rõ pháp môn Tịnh Ðộ lui tới khuyến khích thì thật là may mắn lắm! Nếu làm đúng như lời dạy này sẽ quyết định siêu sanh.
Lúc đầu, dùng thuốc men chẳng trở ngại gì, nhưng nếu sát hại sanh mạng loài vật làm thuốc để chữa lành bệnh hay cúng tế quỷ thần cầu phước thì chỉ tăng tội nghiệp, ngược lại bị tổn mạng nữa! Tăng, tục, nam, nữ, người chưa niệm Phật dùng đến pháp này đều được vãng sanh. Chuyện lớn sống chết, cả nhà phải dốc sức mới được. Một niệm lầm lạc muôn kiếp thọ khổ, ai chịu thế cho? Hãy suy xét lấy!
- Nhận định:
Bài văn này trích từ phần cuối cuốn Niệm Phật Kính (Gương Niệm Phật) của đại sư Thiện Ðạo. Ðầu bài văn ghi rõ “Tri Quy Tử hỏi Thiện Ðạo Hòa Thượng”, nhưng tác giả không phải là ngài Thiện Ðạo. Tìm trong khắp bộ Thiện Ðạo Hòa Thượng Toàn Tập không thấy bài văn này. Thế gian lưu truyền bài này do ngài Thiện Ðạo viết là lầm. Xin hãy tinh tấn thọ trì pháp này và treo bài văn này ngay trước mắt để luôn luôn trông thấy hầu lúc lâm chung khỏi bị lầm lỡ.
Trích lục bài Lâm Chung Chánh Niệm Vãng Sanh của đại sư Thiện Ðạo
Trích NIỆM PHẬT PHÁP YẾU
Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân sưu tập
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
Khi Lâm Chung Mê Man Không Tỉnh Táo Là Người Lúc Sống Không Biết Tích Phước
Làm sao chúng ta có thể đảm bảo bản thân mình một niệm sau cùng là niệm Phật? Đây là vấn đề quan trọng nhất của chúng ta hiện nay. Chúng ta ở niệm Phật đường niệm ngày đêm không gián đoạn, tại sao vậy? Huấn luyện, luyện tập, hy vọng lúc sắp mạng chung có thể dùng được. Nhưng có rất nhiều sự thật cho chúng ta thấy, lúc sắp mạng chung bị bệnh ngặt, rơi vào hôn mê, không biết gì cả, thì làm thế nào? Đây là ngưỡng cửa nguy hiểm nhất. Con người ở trong tình trạng này, trợ niệm cũng không thể giúp được. Cho nên, không thể không có phước. Phước là thường ngày chúng ta phải tu tích, tích lũy công đức, đây là tu phước. Tích đức chính là giữ tâm tốt, niệm niệm lợi ích chúng sanh, lợi ích xã hội. Tích công, công chính là làm việc tốt, nói lời hay. Chúng ta ngày nay đề xướng bốn tốt. Phải làm cho thật nghiêm túc, thật nỗ lực, vì chúng sanh, không nên vì mình. Có sức thì toàn tâm toàn lực giúp đỡ người khác. Mong điều gì vậy? Chẳng mong điều gì cả, chỉ mong lúc sắp mạng chung tinh thần thật tỉnh táo, thật sáng suốt, không điên đảo, không mê hoặc, đây là đại phước báo. Vì bạn thật rõ ràng, thật sáng tỏ, mười pháp giới là do chính bạn lựa chọn, bạn có năng lực lựa chọn. Lúc này mà mê hoặc điên đảo thì bạn không có năng lực lựa chọn. Không có năng lực lựa chọn thì nhất định là tùy theo nghiệp chuyển, bị nghiệp lực của bạn lôi kéo đi, bản thân bạn không làm chủ được, người đó gọi là người không có phước báo. Lúc còn sống hưởng hết vinh hoa phú quý, phước báo của họ hưởng hết rồi, khi sắp đi không có phước báo. Chúng ta hiểu rõ những đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật, chúng ta ở trong một đời phải học đại thánh đại hiền, đời sống phải tiết kiệm, phải giản dị. Phước báo chúng ta tích lũy, lúc sắp lâm chung hãy hưởng thụ. Đây là nói rõ, đi đầu thai vào giới nào trong mười pháp giới là có thể tự mình chọn lựa. Tự mình lựa chọn sẽ quyết không lựa chọn đường ác. Đâu có người nào khờ như vậy? Nhất định lựa chọn nơi mà bản thân bạn thích đến. Nhưng ở trong đây có điều kiện, chúng ta cần phải chuẩn bị những điều kiện này. Những điều kiện này thường ngày phải tu tích. Bình thường người không biết tích lũy công đức, người chỉ biết ham mê hưởng thụ, không cần nói đến lúc sắp mạng chung, mà lúc về già phước báo đã hưởng hết rồi, đời sống về già vô cùng bần hàn, không có ai chăm nom. Thậm chí như chúng ta cũng thường nghe nói, có một số người già đã chết mấy ngày rồi hàng xóm mới phát hiện. Bạn thấy điều này đáng thương biết bao! Lúc sắp mạng chung bản thân biết rõ, không đau ốm, có bạn bè tốt, đồng tu tiễn đưa, trợ niệm giúp bạn, đây đích thực là đại phước báo. Sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, điều này trong kinh nói rất rõ ràng, những lời này chúng ta không được phép lơ là một chữ nào.
Trích Vô Lượng Thọ kinh giảng ký lần thứ 10 – tập 105
Lão pháp sư Tịnh Không chủ giảng
A Di Đà Phật
Dạo này mình có 1 cái bệnh lạ , nếu ko chữa được thì mình sẽ phạm vào tội hủy báng chánh pháp. Xin các Liên Hữu có thể chỉ giúp mình 1 con đường sáng không ạ
Tối mình niệm Phật xong thì xem video bài giảng về Tịnh Độ của Pháp Sư Tịnh Không . Pháp Sư Tịnh Không nói pháp môn Tịnh Độ màu nhiệm như thế nào , Phật A Di Đà đại từ đại bi như thế nào , nhưng những lúc nghe đến đoạn đó thì mình lại nổi lên vọng tưởng sân si tật đố với Phật , giống như người thế gian thấy ai khen 1 người khác mình nức nở thì ganh tị , mình biết cái niệm đó không tốt , mình giật mình sợ hãi không dám xem tiếp, mình phải niệm phật liên tục đến mệt lả người để diệt cái ý niệm đó , bây giờ mình còn khỏe mạnh , còn tỉnh táo nên phát hiện nó , nhưng đến thời điểm mình xả báo thân này bệnh mê mờ nếu ý niệm đó nổi lên thành cận tử nghiệp thì mình sẽ theo niệm đó tái sanh vào A Tỳ địa ngục , không được vãnh sanh . Mình phải làm sao bây giờ ạ
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Trần Hà Đức
Mình có đọc 1 số kinh điển và thông qua nghe giảng pháp từ quý thầy thì có biết rằng các loài ma có thể tác động vào tư tưởng của chúng ta để phá hoại sự tu tập của ta. Nên trường hợp của bạn có 2 trường hợp: 1 là do các đời trước bạn đã tạo các nghiệp phá hoại Phật pháp, thường theo tà kiến hủy báng chánh pháp nên còn dư sót lại các tư tưởng đó đến đời này. 2 là do các loài ma phá hoại khiến ta thường nghĩ đến những ý nghĩ đó. Cả 2 trường hợp bạn đều nên thường sám hối các tội lỗi do các đời kiếp quá khứ vô minh, và thường tác phước cúng dường cho các vị cao tăng có giới đức, có tu chứng để hồi hướng cho các loài ma đang quấy phá bạn mong họ hồi đầu hướng thiện hộ trì cho Phật pháp.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
NHIẾP TRỌN SÁU CĂN, TỊNH NIỆM TIẾP NỐI!
Kính gửi các Đạo Hữu.
Ta hiểu và thực hành thế nào (cả lý và sự) cho đúng về câu: Nhiếp trọn 6 căn, tịnh niệm tiếp nối.
Và câu: Tâm không tán loạn ạ.
PT: Diệu Hậu
Nam mô a di đà Phật.
Trân trọng được nghe chỉ dạy.
Chào bạn Diệu Hậu
Dựa vào phàm trí thiển ý thì mình nghĩ rằng nhiếp trọn 6 căn là luôn luôn thu thúc lục căn canh chừng như con mèo rình chuột như công an rình bắt bọn trộm cướp, giữ cho 6 căn không bị phóng dật không bị phóng ra bên ngoài để rồi duyên theo các cảnh trần mà bị các cảnh lôi đi như con cá bị móc vào lưỡi câu. Về phương pháp để thu thúc lục căn thì Đức Phật đã giảng nói trong suốt quá trình hành đạo của mình như bố thí, trì giới, thiền định, bát chính đạo, tứ diệu đế, oai nghi,… Khi đã thu phục được 6 căn thì định tuệ phát sinh, tâm tâm niệm niệm thường nghĩ về Phật, về Pháp, về Tăng, về ân đức của Tam Bảo đối với mình. Tâm tâm niệm niệm đều thường tư duy về Pháp, tư duy về khổ, vô thường, vô ngã, bát chính đạo như vậy nên có thể xem như tịnh niệm liên tục không bị các ác niệm xen vào nữa.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Chị Diệu Hậu hãy tham khảo những bài này sẽ thấy có câu trả lời của chị trong ấy nhen.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2021/05/niem-phat-neu-nhiep-duoc-3-can-tai-mieng-y-thi-nhiep-duoc-6-can/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/10/niem-phat-nhu-the-nao-moi-dung-tong-chi-tinh-tong-tri-danh-niem-phat/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/05/nhiep-tai-lang-nghe-ky-tieng-niem-phat-chinh-la-bien-phap-de-thau-nhiep-sau-can/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/07/cach-nhiep-tam-niem-phat-khong-loan/
Bạn ăn chay nhưng người nhà không ăn chay phải làm thế nào?
Có rất nhiều đồng tu tại gia tự mình học Phật, phát tâm ăn chay, nhưng người trong nhà không học Phật. Thọ Bồ Tát giới rồi, người ấy có nên nấu những món thịt thà cho cha mẹ ăn hay không? Đã nói là cắt thịt cũng phạm giới mà, điều này không sai! Quý vị cúng dường cha mẹ, lúc cha mẹ vẫn chưa tin Phật thì đó là “khai duyên”, chứ không phải phá giới. Quý vị phải từ chỗ này mà cảm hóa người trong nhà quý vị. Muốn cảm hóa người ta, trước hết quý vị phải làm cho họ có cảm nghĩ tốt đẹp đối với Phật giáo, sanh tâm hoan hỷ đối với Phật pháp thì quý vị mới có thể cảm động họ được.
Nếu quý vị “làm như thế này không đúng, làm thế kia cũng không đúng”, bảo họ: “Ngươi ăn thịt chúng sanh, tương lai ngươi phải đền mạng”. Quý vị càng nói người nhà càng phiền não, càng nói càng nổi nóng hơn, chẳng những không giáo hóa, cảm hóa được họ mà trái lại còn tạo khá nhiều khẩu nghiệp, vậy là sai lầm lớn rồi! Như vậy là thiếu trí huệ. Quý vị thuận theo hết thảy, người ta cảm thấy Phật giáo tốt đẹp, Phật giáo thật sự tốt đẹp! Cách một thời gian sau sẽ dần dần cảm hóa được họ, phải vận dụng trí huệ. Thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào phương tiện thiện xảo của quý vị, mà cũng tùy thuộc thiện căn, phước đức của người nhà quý vị. Do vậy, phải có tâm nhẫn nại, phải có phương tiện, làm như vậy mới đúng. Tự nhiên người ta sẽ hồi đầu, sẽ hướng thiện, muôn vàn chẳng được cậy mình học Phật mà đối địch với người nhà, làm vậy là sai, hoàn toàn sai lầm.
Phật pháp được kiến lập trên cơ sở hiếu đạo. Câu thứ nhất trong Tam Phước là “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”. Câu đầu tiên là “hiếu dưỡng phụ mẫu”. Vì thế, phải có trí huệ, phải có phương tiện thiện xảo, phải có tâm nhẫn nại để cảm hóa người nhà, quyết định chẳng được đối lập. Trước khi người ta chưa hiểu rõ, chưa thấu suốt, người ta muốn gì đều nên tùy thuận. Trong lúc tùy thuận, chúng ta có tâm nhẫn nại, có trí huệ, có phương pháp để dần dần chuyển biến họ, vậy mới là đúng. Đây gọi là hiếu dưỡng chân chánh.
(Trích: Sa Di Luật Nghi Yếu Lược, HT. Tịnh Không chủ giảng, năm 1994)
Các đoạn khai thị của hòa thượng Tịnh Không rất bổ ích vô cùng. Xin cúng dường quý vị. A Di Đà Phật.
https://www.youtube.com/watch?v=r1L-NeJ2FOI
Quý huynh đệ đồng tu nào có kinh nghiệm làm băng đĩa niệm Phật như sau: cứ máy niệm xong một câu thì im lặng một câu để người nghe niệm theo và tiếp diễn kéo dài như thế. Xin vui lòng chia sẻ với ạ. Xin tri ân rất nhiều. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Bạn dùng phần mềm GoldWave cũng dễ sử dụng.
– Copy file niệm Phật thành file mới, mở file niệm Phật dùng chức năng tắt âm thanh trong phần mềm rồi lưu lại -> được file niệm phật và file không tiếng thời gian giống nhau.
– Dùng Merge Tool trong phần mềm ghép 2 file lại -> được file niệm phật và khoảng thời gian tắt âm.
A Di Đà Phật.
Cảm ơn bạn NT. Hình như GoldWave phải mua phải không bạn? Không biết còn có phần mềm nào làm âm thanh mà cho miễn phí không bạn nhỉ?
Điều gì sẽ xảy ra giữa quả cam có câu phật hiệu và quả cam không có câu phật hiệu sau 3 tuần?