Tham quân Lưu Di Dân người Bành Thành đời Tấn, là hậu duệ của Sở Nguyên Vương nhà Hán. Ông mồ côi cha từ thuở nhỏ, một lòng lo lắng phụng dưỡng mẹ, ông nổi tiếng là người có hiếu. Ông tự phụ cho mình tài ba nên không giao du với bọn người tầm thường. Ông làm Tham quân ở phủ, chẳng được bao lâu lại vội lui về ở ẩn. Tạ An, Lưu Dụ nhiều lần tiến cử ông, nhưng ông cự tuyệt không vào triều. Vì thế, ông được vua ban tấm biển hiệu là “Di Dân”. Sau đó, ông vào Lô Sơn tham dự đạo tràng Bạch Liên xã của ngài Huệ Viễn. Ông trứ tác “Niệm Phật tam-muội thi” để bày tỏ lòng chí thành của mình. Nhiều lần ở trong định, ông thấy hào quang của Đức Phật chiếu xuống đất và làm cho đất có màu vàng. Mười lăm năm sau, cũng tại Lô Sơn, ông lại thấy Phật A-di-đà phóng hào quang giữa hai chặng lông mày, rồi duỗi tay xuống vỗ về ông. Lúc ấy, Di Dân cầu nguyện: “Làm sao để được đức Như Lai xoa đầu và lấy y trùm cho con!” Cầu nguyện vừa dứt lời, bỗng chốc Phật duỗi tay xoa đầu và lấy y trùm lên người ông.
Vào một ngày khác, ông lại thấy mình vào ao bảy báu[1], trong ao có hoa sen xanh, sen trắng, nước ao trong suốt. Lúc ấy, bỗng xuất hiện một người, trên đầu có vòng hào quang, giữa ngực có chữ 卍 chỉ nước trong ao và nói: “Đây là nước đủ tám công đức[2], ông có thể uống”. Di Dân liền múc uống, nước mát và ngọt. Sau khi tỉnh dậy, ông vẫn còn nhớ rất rõ và có hương thơm lạ phát ra từ các lỗ chân lông. Ông nói với mọi người: “Đã đến lúc tôi về Tịnh độ rồi”. Nói xong, ông đến trước tượng đốt hương, lễ Phật và khấn nguyện: “Con nhờ Đức Thích-ca chỉ dạy, mới biết có Phật A-di-đà; hương thơm này trước hết con dâng cúng dường Đức Thích-ca Như Lai, sau là cúng dường Phật A-di-đà và kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nguyện cho tất cả chúng sinh đều được sinh về Tịnh độ!”. Khấn nguyện xong, ông ngồi xoay mặt về hướng tây, chắp tay qua đời. Lúc ấy, nhằm niên hiệu Nghĩa Hy thứ sáu (năm 410).
Lời tựa của kinh Quán Vô Lượng Thọ ghi: “Chính nhân của tịnh nghiệp là lấy việc hiếu dưỡng cha mẹ làm đầu”. Vì thế nên biết, người bất hiếu dù niệm Phật suốt ngày Phật cũng không hoan nghinh. Nay Di Dân ngay từ lúc còn rất nhỏ đã biết hiếu dưỡng mẹ, chẳng những thế, ông còn trụ sâu trong thiền định và nhiều lần cảm ứng hiện điềm lành. Do đó, có thể biết ông ta nhất định sẽ được vãng sinh vào phẩm vị cao. Người tại gia tu Tịnh nghiệp phần đông đều cho ông là gương sáng của muôn đời.
[1] Bảy báu七寶(S: sapta ratnāni): bảy thứ ngọc báu ở thế gian. Các kinh nói bảy thứ báu khác nhau, theo kinh A-di-đà và luận Đại Trí Độ 10 thì bảy thứ báu là: Vàng, bạc, lưu li, pha-lê, xa cừ, xích châu, mã não.
[2] Nước tám công đức八 功德水: nước có tám đặc tính thù thắng. Ở cõi Tịnh độ của Phật A-di-đà có ao thù thắng, nước trong ao có tám thứ công đức. Tám đặc tính đó là: Trong trẻo, mát mẻ, ngọt ngon, mềm nhẹ, thấm nhuần, an hòa, trừ đói khát, nuôi lớn các căn.
Trích Vãng Sanh Tập
Nguyên tác: Sa-môn Châu Hoằng ở chùa Vân Thê soạn
Việt dịch: Thích Nguyên Lộc – Thích Thọ Phước
Hiệu đính: Định Huệ
Tôi muốn hỏi là sao giữa tên bài viết và nội dung bài viết không liên quan gì đến nhau vậy
NHờ niệm Phật mà họ có thể sửa đổi tâm tính!! Học Phật mà học biết rõ hơn về nhân quả để ko làm điều bất hiếu nữa!! Tại sao tiêu để lại nói rằng:” Người Bất Hiếu Dù Niệm Phật Suốt Ngày Phật Cũng Không Hoan Nghinh”
Bạn Tiến Cường va Vô Danh thân mến,
Hai bạn nói nghe cũng có lý, nhưng theo mình hiểu thì tiêu đề:”Người Bất Hiếu Dù Niệm Phật Suốt Ngày Phật Cũng Không Hoan Nghinh” cũng tương đương với “người có hiếu dù niệm Phật một phút cũng được Phật tán thán”. Chắc là dịch giả muốn dịch thoát nghĩa chăng!? Hihi..
A Di Đà Phật. Theo ý thiển cận của đệ thì đệ hiểu cái tựa đề và bài viết như thế này các huynh đệ tỷ muội ạ. Người muốn vãng sanh thì phải noi theo gương hiếu hạnh như ngài Lưu Di Dân ở trên. Bởi nhờ có tâm chí hiếu nên khi ngài niệm Phật dễ cảm thông với Phật. Ngược lại, người niệm Phật mà tâm không hiếu, hay cãi lời mẹ cha thì khó lòng được vãng sanh. Điều này đức thế tôn cũng đã dạy trong Quán Kinh, một trong Tịnh Nghiệp tam phước của chánh nhân vãng sanh gồm có “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”. Như vậy đó thưa các huynh đệ.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bổn nguyện của A Di Đà Phật là độ tận hết thảy chúng sanh. Nếu chúng sanh nào tha thiết muốn về cõi nước Ngài, lúc lâm chung niệm danh hiệu Ngài từ một đến mười niệm đều được như nguyện. Nhưng người bất hiếu niệm Phật chẳng được Phật hoanh nghênh? Pháp môn niệm Phật là pháp môn đới nghiệp vãng sinh, song chỉ được mang theo nghiệp cũ chứ không phải nghiệp mới.
1.Có thể trước đây ta từng phạm tội bất hiếu. Tuy nhiên từ khi giác ngộ tu hành niệm Phật, ta sữa chữa lỗi lầm và không tái phạm nữa và hạng người này Phật dạy là một trong hai hạng người tốt => chắc chắc được Phật hoan nghênh.
2.Từ trước đến giờ ta phạm tội bất hiếu dù miệng niệm Phật nhưng không biết ăn năn, chẳng biết gột rửa thân tâm. Tu là sửa. Không sửa thì chẳng phải là bậc tu hành chơn chánh.
Phật dạy: bách thiện hiếu vi tiên; lại xem cha mẹ như hai vị Phật sống; tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu. Nếu chúng ta rơi vào trường hợp 2, thì dẫu chúng ta có niệm Phật suốt ngày Phật cũng không hoan nghênh là vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Trong thời loạn thế này, được thân người còn có thể nghe Phật pháp, còn có thể học Tịnh độ, biết niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Đây là điều may mắn lớn trong sự bất hạnh! Thế nào mới có thể thành tựu công đức? Thứ nhất phải hạ thấp dục vọng bản thân, tâm thanh tịnh liền hiện tiền.
Một điều kiện quan trọng nhất để vãng sanh Tịnh độ, chính là tâm tịnh tức cõi Phật tịnh, đây là mấu chốt của việc vãng sanh. Nếu tâm địa thanh tịnh, một niệm mười niệm đều có thể vãng sanh. Tâm không thanh tịnh, một ngày 10 vạn tiếng niệm Phật cũng không đáng tin cậy.
Các bậc cổ đức xưa nay nói: “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn”, trong tâm vẫn suy nghĩ bậy bạ, vẫn còn tạp niệm, “hét hư cổ họng chỉ uổng công”, không tương ưng! Cho nên tâm thanh tịnh là đệ nhất. Con người chỉ cần có tâm thanh tịnh, trong tâm thanh tịnh sanh tín đức, quý vị sẽ thật sự tin. Có do dự, có hoài nghi, đều là tâm không thanh tịnh, tâm bị nhiễm ô. Nhiễm ô lớn nhất là gì? Chính là dục vọng, nếu có thể xả bỏ dục vọng, tâm thanh tịnh liền xuất hiện. Khi tín đức xuất hiện, là có nền móng của thiện pháp thế xuất thế gian. Quý vị sẽ tin vào luân lý đạo đức, tin vào nhân quả báo ứng, tin vào giáo huấn của thánh hiền, tin vào kinh điển của Phật Bồ Tát. Trong đời này quý vị sẽ không lạc mất phương hướng.
Niệm Phật cầu sanh Tịnh độ là chắc chắn vãng sanh, điều này thật sự đã giải quyết tất cả mọi vấn đề của chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay. Đến thế giới Cực Lạc, không được thấy Phật nghe pháp là điều khổ đau nhất. Trong kinh điển chúng ta đã thấy được, Phật A Di Đà ngày ngày giảng kinh thuyết pháp. Không những Phật thuyết pháp, chim chóc ở thế giới Cực Lạc do Phật Di Đà biến hóa cũng thuyết pháp. Cây cỏ hoa lá thuyết pháp, nước chảy trong ao thất bảo thuyết pháp, không có gì không thể thuyết pháp. Hoàn cảnh học tập thù thắng này, không tìm thấy trong cõi nước của tất cả chư Phật. Cho nên đến thế giới Cực Lạc thành tựu rất nhanh, ngày ngày đang học tập, từng giờ từng phút đều không bỏ qua. Cho nên con người là học mà được tốt, Phật Bồ Tát cũng là dạy mà ra. Có Phật A Di Đà, có Chư Phật Như Lai, có chư đại Bồ Tát dạy. Vãng sanh đến thế giới Cực Lạc đều là đi cầu học, tốt nghiệp ở đó là thành Phật, thật sự đạt được cứu cánh viên mãn. Thành Phật, tất cả trí tuệ, đức tướng trong tự tánh đều hiện ra, trong kinh điển đại thừa Đức Phật đều nói như vậy.
Ngài Huệ Năng đã chứng minh điều này cho chúng ta, tự tánh vốn đầy đủ vô lượng trí tuệ. Đừng cầu trí tuệ ở bên ngoài, kiến tánh sẽ đạt được tất cả. Vô lượng đức hạnh, vô lượng tài nghệ, vô lượng tướng hảo. Tướng hảo ngày nay chúng ta gọi là phước báo, được khôi phục hoàn toàn, không cầu ở bên ngoài. Hiện nay chúng ta đối với thế giới Cực Lạc, đại khái đã thấu hiểu được vài phần. Mọi thứ ở thế giới Cực Lạc không có ai thiết kế, không cần nhân công, hoàn toàn tự nhiên. Điểm này khi chúng ta mới học có hoài nghi, hoàn toàn tự nhiên. Muốn ăn gì thứ đó ở ngay trước mắt, muốn mang áo quần, áo quần có sẵn trên thân, điều này là thật ư?
Trong kinh điển đại thừa chúng ta thấy được, cõi dục giới, khoảng cách chúng ta không xa. Tầng trời thứ năm Hóa lạc thiên của cõi dục chính là như vậy, thế giới đó hoàn toàn do biến hóa ra. Giới khoa học biết được đạo lý này, nhưng không biết làm thế nào mới có thể biến nó thành sự thật. Họ biết vật chất và năng lượng là một vấn đề, vật chất có thể biến thành năng lượng, năng lượng có thể biến thành vật chất. Nếu điều này tùy theo tâm ưa muốn của mình, vậy thì thế giới Cực Lạc sẽ làm được, tôi muốn biến thành gì thì nó liền biến thành điều đó. Năng lượng là biến pháp giới hư không giới, khắp nơi đều có. Tôi dùng năng lượng biến thành y phục, biến thành thực vật, biến thành cung điện, biến thành lầu các, có thể tùy theo sở thích của mình. Bom nguyên tử cũng căn cứ đạo lý này mà phát sinh, là biến vật chất thành năng lượng, đây là luận lý của bom nguyên tử. Nhưng làm sao biến năng lượng thành vật chất thì họ không biết, không có cách nào. Tầng trời thứ năm cõi dục biết, họ làm được. Hay nói cách khác, khoa học kỷ thuật của đệ ngũ thiên trong cõi dục, nhân gian chúng ta thua xa. Phước báu trời thứ sáu càng lớn hơn, họ muốn thứ gì, ý niệm vừa khởi lên đệ ngũ thiên liền biết, đệ ngũ thiên biến hóa ra để cúng dường, đến biến hóa họ cũng không cần biến.
Tôi nhìn thấy điều này, liền nghĩ đến thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc ai biến hóa ra? Không phải trời hóa lạc biến, mà là Phật A Di Đà biến hóa ra. Chúng ta đến thế giới Cực Lạc, tất cả nhu cầu cần thiết, Phật A Di Đà đều biến hóa ra để cúng dường chúng ta. Bản thân chúng ta là phàm phu, không có năng lực này. Phật A Di Đà ở đó bố thí cúng dường, mỗi người đến thế giới Cực Lạc ngài đều cúng dường, hưởng thụ vật chất không thiếu thứ gì. Đây là Phật A Di Đà tu tài bố thí. Ngày ngày Phật A Di Đà giảng kinh thuyết pháp là tu pháp bố thí. Đến được thế giới Cực Lạc, mỗi người đều là vô lượng thọ, đều là thân kim cang bất hoại, đây là cúng dường vô úy của Phật A Di Đà. Ba loại bố thí đạt đến cứu cánh viên mãn, điều này chúng ta phải tin.
__(((卍)))__ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
__(((卍)))__ Tập 555
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
“Nhất môn huận tập – Trường thời huân Tu”
Mời Chư vị đồng học xem và chia sẻ ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=w18GVyXC2QY Tập 1 trên Youtube
Trọn bộ 600 tập MP3 viên mãn.http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/tinhdodaikinhgiai.htm
Bản chú giải: MDF
http://amtb.vn/download/tai-lieu/vo-luong-tho-lan-11/
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.
GÓC SUY NGẪM
Vào thời vua Minh Mạng, có hai cha con kia, nhà ở gần nhau. Cha thì nghèo, mà con thì rất giàu. Đêm khuya nọ, cha lén sang nhà con xúc trộm gạo. Con thức giấc tưởng là kẻ trộm, vội vác gậy đánh ở đằng sau lưng, khổ thay, cha ngã lăn ra chết. Lúc đó con mới nhận biết là cha mình. Các tòa án Làng, Xã Huyện đều xử là ‘ngộ sát’ (giết lầm). Vụ án được xét là ổn và gởi tường trình về kinh đô Huế.
Khi vua Minh Mạng duyệt đến vụ này, người bỏ ra cả một đêm đọc đi, xem lại và cuối cùng vua bác bỏ bản án, buộc xử lại và truyền lệnh tử hình người con. Vua Minh Mạng phân tích rằng: “Không phải chỉ xét việc giết người, mà phải xét việc ăn trộm. Tại sao người cha phải đi ăn trộm? Lại là ăn trộm của con? Một người con giàu có, mà để cho cha mình đói khổ đến nỗi đêm hôm sang nhà con ăn trộm gạo, thế thì người con đó là gì? Có đáng là con không? Tội ‘bất hiếu’ như thế thật đáng phải chết. Trước khi đã giết lầm cha bằng gậy, thì đứa con đã để cha chết nhục và chết đói rồi”.
Nguồn: Tinh hoa TV