Sư Chí Thông họ Thạch, đời Tấn, người Phượng Tường. Một hôm, thấy nghi thức Tịnh độ của đại sư Trí Giả, sư không cầm được sự vui mừng và tự hứa là không xoay mặt về hướng tây khạc nhổ, không ngồi quay lưng về hướng tây, chuyên tâm niệm Phật. Sau này, sư thấy chim bạch hạc, khổng tước sắp thành hàng từ hướng tây bay xuống, lại thấy hoa sen hé nở ở trước mặt, sư nói: “Chim bạch hạc, khổng tước là cảnh Tịnh độ, tướng sáng của hoa sen là chỗ ta sẽ sinh về. Cõi Tịnh độ đã hiện ra rồi!” Nói dứt lời, sư đứng dậy lễ Phật và thị tịch. Lúc làm lễ trà tì có mây lành năm màu xuất hiện bay vòng quanh rồi trùm lên ngọn lửa và xá-lợi xếp lớp như vảy cá nơi thân sư.
- Ghi chú:
Khạc nhổ tránh hướng tây, ngồi không quay lưng hướng tây, hết lòng như vậy thì không việc gì không thành tựu! Nay dùng tâm khinh mạn, tâm hời hợt mà muốn vãng sinh Tây phương thì rất khó. Có người nói: “Sao mà chấp quá vậy!” Ôi! Quán mặt trời lặn ở hướng tây[*]. Vì việc vãng sinh trong kinh ghi chép rất rõ ràng. Vả lại, Trí Giả đại sư lúc mới sinh ra đã ngồi kiết-già xoay mặt về hướng tây, thậm chí các bậc hiền tu Tịnh nghiệp đều ngồi xoay mặt về hướng tây thị tịch, những trường hợp như thế, không chấp mà được như vậy sao! Người có tâm tham đắm cảnh ô trược, trọn đời an nhiên ở trong đó, vừa nghĩ đến cõi Cực lạc, lại lo là chấp trước thì quá điên đảo. Ôi! Sao kì lạ quá!
[*] Quán mặt trời lặn ở hướng tây: theo pháp quán đầu tiên trong kinh Quán Vô Lượng Thọ.
Trích Vãng Sanh Tập
Nguyên tác: Sa-môn Châu Hoằng ở chùa Vân Thê soạn
Việt dịch: Thích Nguyên Lộc – Thích Thọ Phước
Hiệu đính: Định Huệ
Người thế gian có khi quên mất những tội nghiệp mà mình đã tạo, có khi cố ý không nhìn nhận. Nhưng ở cõi âm, quỷ thần có sổ sách ghi chép, có câu nói rất đúng ‘ngẩng đầu ba thước có thần linh’. Trong kinh đức Phật nói khi một người sanh ra liền có hai vị thần theo sát bên mình, một thần gọi là ‘Đồng Sanh’, một thần gọi là ‘Đồng Danh’, hết thảy những hạnh nghiệp mà bạn đã tạo, họ đều ghi chép lại. Đến lúc lâm chung nếu gặp vua Diêm La, những hồ sơ ở chỗ vua Diêm La rất đầy đủ, từng ly từng tí trong đời bạn đều chẳng chối cãi gì được, thế nên phải đến đó để biện luận. Sau khi phán định thì sẽ ‘cư nghiệp thọ sanh’, bạn đến cõi nào đầu thai thì phải đi thôi. Trong kinh Địa Tạng nói rất rõ ràng, vua Diêm La có quyền tăng thêm tội của bạn không? Hoặc là xá miễn tội của bạn không? Chẳng có quyền lực, ngài rất công bằng, chánh trực, y theo những gì bạn đã tạo mà phân phát, ngài chẳng có quyền lực tăng thêm tội, và cũng chẳng có quyền ân xá cho bạn; nếu nói ngài tăng thêm hoặc ân xá tội của bạn thì ngài phạm pháp. Do đó tiền đồ cả đời của mình đích thật là do chính mình nắm lấy, chẳng phải do họ chủ tể, [chúng ta] nhất định phải biết việc này.
Đến lúc đó người chết ở âm ty gánh chịu những sự phán xử này, lúc còn chưa định án thì họ rất buồn khổ, ‘thiên vạn sầu khổ’, đó là lúc chưa định án. Sau khi phán xử xong nếu là ác nghiệp nặng thì chắc chắn phải đi vào tam ác đạo thọ sanh. Thọ sanh trong tam ác đạo cũng có nghiệp duyên, trong cõi súc sanh tìm cha mẹ, cha mẹ ấy trong đời trước đều có duyên phận với họ; trong cõi ngạ quỷ và địa ngục thì phần nhiều là hóa sanh, trong cõi ngạ quỷ cũng có thai, noãn, thấp, hóa sanh, trong địa ngục thì hoàn toàn là hóa sanh. Nếu chẳng là hóa sanh, mà là thai sanh, là noãn sanh thì nhất định phải tìm cha mẹ. Đức Phật đã dạy rất rõ ràng, duyên này nói chung chẳng ra ngoài bốn thứ: ‘báo ân, báo oán, trả nợ, đòi nợ’, nếu không giác ngộ thì nhiều đời, nhiều kiếp phải làm những việc như vậy. Sau khi giác ngộ rồi thì sẽ khác, sau khi giác ngộ thì trong vòng một niệm, chuyển nghiệp lực thành nguyện lực, chuyển nghiệp báo thành thị hiện. Chư Phật, Bồ Tát thị hiện ở cõi người, nên dùng thân gì để độ thì hiện thân ấy. Cho nên chuyển cảnh giới thật sự là ở trong vòng một niệm, một niệm này của chúng ta có thể chuyển trở lại hay không? Nói trên lý luận thì tuyệt đối có thể, trên sự tướng thì phải coi trình độ giác ngộ của bạn. Nếu bạn thật sự đã giác ngộ thì sẽ chuyển trở lại rất dễ dàng.
-Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký – tập 27
Pháp Sư Tịnh Không Giảng
Xin chào các bạn sen.
Mình có câu hỏi xin được hướng dẫn. Mình niệm phật có cảm ứng có thể là ma tới phá. Mình nghe tiếng nói trong đầu mình, ban đầu thì tâm bị loạn nghĩ lung tung. Sau này mình vẫn nghe tiếng nói chỉ dẫn mình niệm phật là giữ tâm như như, nhưng tiếng nói nhiều khi cứ nói hoài. Mình phải lên tiếng nói im đi trong đầu thì mới im. Sau này mình đã bỏ ngoài tai tiếng nói và tập trung vào nghe câu niệm phật mặc kệ nó có nói gì. Nhưng mỗi khi mình nghĩ Love là như có người hôn vào môi mình ba lần rất mạnh. Bây giờ mình biết nhưng không quan tâm lắm cứ mặc kệ. Ma ngoài phá cũng rất nhiều nó nói bóng nói gió mình cũng mặc kệ thôi. Nó cũng gá vào miệng người thân để gây chuyện để mình nổi tham sân si. Mình biết đây là thử thách mà người tu phải trải qua, xin tham khảo với các bạn đồng tu để nếu có người bị giống vậy thì biết cách giải quyết, không bị đi lạc vào ma đạo. Có phải mình cứ giữ tâm như thị và chỉ lắng nghe vào câu niệm phật là xong không dù có chuyện gì xảy ra, giống như trong nhà thiền có câu gặp phật sát phật, gặp ma sát ma. Đúng như phật nói thời mạc pháp tu thiền rất khó thành tựu. Tịnh độ vừa dùng tha lực và tự lực vói tín nguyện hạnh thì dễ thành công hơn, vì có phật A di đà gia trì. A di đà phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tìm về nhà xưa,
*Trường hợp của bạn là khá nan giải rồi đó, mong bạn thật tỉnh giác, hàng ngày phát lồ sám hối thật chân thành, thanh tịnh để hoá giải những nghiệp duyên đang gặp. Mong bạn tham khảo phương pháp sám hối TN đã chia sẻ với bạn Hoàng Vũ để hàng ngày sám hối (tối thiểu 21-49 ngày liên tục không gián đoạn), kết hợp thỉnh KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN và phát tâm trì tụng 21-49 ngày để hồi hướng cho những chư vị oan gia trái chủ đang tìm cách chống phá bạn thì mới an tâm để tu đạo được.
Chúc bạn tỉnh giác.
Tham khảo: Sám Hối Tam Bảo Cầu Phật Lực Gia Hộ
Chào bạn Tìm Về Nhà Xưa,
Những chuyện xảy ra đối với thân, tâm mình đều là từ tâm mình mà ra. Tâm nghĩ đến ma thì ma tới. Tình trạng hiện giờ của bạn e rằng đều xuất phát từ tâm thức không thanh tịnh của bạn, chứ không hẳn là có chúng sanh khác quấy phá. PH xin được chia sẻ vài điều như sau, mong là sẽ giúp được bạn chút ít.
– Đầu tiên, cho rằng mình niệm Phật có cảm ứng nên ma đến phá, là không ổn rồi. Bạn có thể có cảm ứng, nhưng phải xả ngay. Đằng này bạn lại chấp vào đó (nghĩ rằng ta tu tốt, có cảm ứng), nên mới kéo theo tâm cho rằng có ma quấy phá. Nếu không có tâm chấp là mình có cảm ứng thì sẽ không có tâm nghĩ là bị ma phá. Nên bạn phải sửa ngay từ cái tâm này.
– Nghe tiếng nói trong đầu: Người không biết tu cho là ma, nhưng chúng ta có tu thì biết đó là do vọng tâm mà ra, và vọng tâm này rất vi tế, làm ta tưởng đó là ai khác, nhưng thật ra nó là từ tâm mình, chứ chẳng có ma nào hết. Trường hợp này giống như các bạn sen thấy trong đầu có khởi ý niệm, hoặc khởi ra thành tiếng phỉ báng Tam Bảo vậy, đều là từ tâm mình chứ làm gì có ma nào. Nên, bạn chỉ cần tỉnh giác nhìn cho rõ chân tướng đó là từ tâm mình, nên chả có gì phải sợ, thì ắt sẽ chẳng còn ma nào quấy phá. Nó chỉ tồn tại khi bạn cho đó là ma thôi. Nên bạn phải giác tỉnh ngay.
-Nghĩ tới Love là như có ai hôn: là do bạn đã và đang “tạo ra con ma và cho nó sức mạnh” nên mới có ảo giác đó.
– Gá vào miệng người thân: chả có ma nào nương gá hết, bạn chớ có tự mình hù doạ mình. Giống như một người sợ ma đi trong đêm tối, thấy bóng cây thì tưởng là ma, nghe tiếng chân mình đi thì tưởng là ai đó đang đi sau mình.
Tóm lại, đều là do tâm bạn dù niệm Phật nhưng hướng và chấp nhiều vào cảm ứng, các việc kỳ lạ, ma sự,..nên thành ra ảo giác như thế. Bạn cần sửa tâm lại. Phải giác biết cho rõ ràng là bất kỳ cảnh gì, ngoài thân hay trong tâm đều không ngoài cái Tâm của mình. Tâm thật hướng Phật thì sẽ chẳng có ma, nếu có, trong trường hợp của bạn đều là do cái chấp cho là có ma, có cảm ứng,.. của chính bạn. Xả đi tất cả những tâm này bằng cách thấy rõ chúng là sản phẩm của vọng tâm của chính mình, nên chẳng đúng, chẳng thật. Xả rồi thì chẳng có gì phải lo sợ, giữ tâm bình tĩnh mà niệm Phật. Nếu nó có khởi nghĩ, hoặc nghe tiếng nói thì cứ bình tĩnh, không lo, không sợ, biết ngay là vọng tâm đang trỗi dậy, chứ chẳng có ma nào hết, biết vậy rồi thì nó tự tan thôi.
Niệm Phật thì bạn hãy tập nhiếp tâm cho được. Nghĩa là khi niệm chữ A thì tâm chỉ biết chữ A, nghe cho rõ ràng, không nghĩ qua chuyện khác, cứ thế cho hết một câu Phật hiệu.
Chớ nên lo sợ ma quấy phá vì khi ta có tâm đó nghĩa là đang khởi động các chủng tử bất thiện, tà vạy trong Tàng thức của chính mình. Nếu có gì bất thường, cũng cứ giữ tâm bình tĩnh, thấy rõ nó chẳng ngoài tâm mình nên không sợ, cũng không quá vui mừng, bình tĩnh tập trung nghe cho rõ Phật hiệu là an ổn ngay.
Nên, bạn chỉ cần bình tĩnh, sửa tâm, xả các tâm tà đó đi thì an ổn thôi.
Chúc bạn tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT.Ôi!TP XEM VIDEO về Hòa Thượng Hải Hiền biểu pháp niệm Phật và sinh hoạt thường ngày, TP rất khâm phục, xem xong cảm thấy công phu tu của mình rất thâm sâu. các vị Liên hữu có thể xem video của Hòa THượng, có thể tra “Hòa thương Hải Hiền sẽ có các trang liên quan. TP nói ra để cho ai chưa biết thì bây giờ biết, những ai đã biết thì có thể cố gắng noi gương mà tu tập thì tốt rồi.Hòa ThượngTịnh Không cũng khuyên mọi người học tập theo gương Hòa Thượng Hải Hiền. TP khẩn thiết mọi người cố gắng niệm câu Phật hiệu này.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/04/hoa-thuong-hai-hien-112-tuoi-tu-tai-vang-sanh/
Xin chào các sư huynh , các vị đồng tu !
GH muốn biết các sư huynh nghĩ sao về việc đám cưới tại chùa ?
Chuyện ấy thời xưa không có, phong tục đó chỉ mới có gần đây .
Tiệc cưới ở một nơi trang nghiêm, ‘Phật môn cấm địa’..
Theo như ng thế gian thì vì họ muốn đc sự chúc phúc của Phật .
Còn theo cái nhìn của người tu hành theo chánh pháp …
các sư huynh nghĩ có thể ở trước tượng Phật kết thành phu thê không ?
*-GH
Chào bạn GH,
PH xin được chia sẻ với bạn như sau.
– Cô dâu, chú rể và gia đình đều là Phật tử, khi đối trước Tam Bảo, tượng Phật khởi tâm cung kính, nguyện cầu những điều tốt đẹp là những việc không trái chánh pháp.
– Đức Phật cũng không cấm việc kết hôn của người Phật tử tại gia, nên có lẽ Ngài cũng không “phiền hà” gì đâu.
Tuy nhiên, có những vấn đề khác có thể sinh khởi từ việc làm lễ kết hôn trong chùa.
– Liệu việc đó có ảnh hưởng đến công phu tu tập của chư Tăng, Ni không? Đối với các vị mới xuất gia, PH cho rằng họ rất cần môi trường thanh tịnh để tu tập. Nếu họ thấy các nam thanh, nữ tú trong một tình huống đặc biệt như vậy, e rằng có thể cũng sẽ bị những chướng ngại không nên có.
– Qua thời gian, liệu sự việc có bị đẩy đi xa hơn, ví dụ: ca hát chúc mừng trong chùa, hoặc đãi tiệc chay trong chùa luôn “cho tiện”. Nếu như thế thì vô tình biến chùa thành nơi không phải là chùa nữa.
– Qua thời gian, có thể sẽ có những quan niệm lệch lạc rằng “đến chùa làm đám cưới để được Phật ban phước”, như vậy là tà kiến, biến Phật thành ông thần mất rồi.
Cho nên trước mắt là không sao, nhưng về lâu dài chưa hẳn là ổn. Tuy nhiên, PH cho rằng chư Tăng, Ni của các chùa tổ chức lễ hằng thuận có lẽ đã có những suy gẫm và kế sách cho việc này nên chúng ta không phải “lăn tăn”. Về phần mình, để tránh những việc không hay có thể xảy ra, PH xin được gợi ý về lễ cưới cho người Phật tử tại gia như thế này. Lễ cưới hỏi cứ tổ chức tại nhà như bình thường. Nếu nhà chưa có bàn thờ Phật thì gia đình thiết lập bàn thờ Phật rồi cung kính làm lễ (Phật ở nhà hay trong chùa đâu có khác nhau). Và nếu muốn, gia đình hãy mời một vị Tăng, Ni có đạo hạnh đến để giảng một bài pháp về những bổn phận, cách hành xử nên có của vợ, chồng mà Phật đã từng giảng dạy và chúc phúc đến đôi trẻ.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cô GH thân mến,
Lựu muốn có ý kiến về lễ Hằng Thuận nhưng không đủ kiến thức để viết nên xin mượn bài trên trang mạng (Lựu rất đồng tình) để gởi cô, mong cô suy xét:
http://phatgiao.org.vn/doi-song/201310/Le-hang-thuan-Net-van-hoa-dac-thu-trong-le-cuoi-cua-nguoi-con-Phat-12349/
https://baomoi.com/le-hang-thuan-nghi-thuc-cuoi-trong-chua/c/15201999.epi
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cám ơn chị Lựu đã chia sẽ.
Cám ơn huynh PH đã cho biết ý kiến.
Sỡ dĩ GH hỏi là muốn biết ý kiến các đồng tu như thế nào, vì mỗi người mỗi ý.
GH thấy hình trên mạng chụp lúc làm lễ, thì thấy có vài đều khiến GH cảm thấy không hợp đễ tổ chức lễ tại chùa, và đương nhiên đó chỉ là ý kiến riêng dựa vào sự tu tập thấp kém của GH mà thôi. Còn như bạn Tìm về nhà xưa cho rằng mọi vật đều là tượng Phật nên chẳng sao thì GH chưa giữ tâm niệm đc tới cao như vậy. Vì GH là hạng độn căn nên thường chấp chặt vào sự cung kính dù chỉ là những điều vi tế, nhỏ nhặt để hòng không gây thêm nghiệp bất kính chòng lên cái núi nghiệp sẵn có. GH còn ở sát đất nên khi thấy tượng Phật thì mới cư xữ như trước Đức Phật thật , … chứ chưa có nghĩ đc như bạn. : )
Trở lại vẫn đề, GH chỉ xem qua đc hình của 4,5 buỗi lễ, thấy có 2,3 là đặt ghế cao đầy khắp trong chánh điện, rồi bên đàn trai, gái ngồi đó dựa lưng để xem buỗi lễ. Có nhiều ng cung kính hơn, nên họ ngồi đưới đất. GH còn là phàm phu nên không thể thấy cảnh mà không động tâm, nên GH nghĩ rằng việc ngồi trên ghế cao đối diện với Đức Phật là không phải đã trái lại với lời dạy ”Thấy tượng như thấy Phật thật” rồi hay sao? Vì nếu Đức Phật thật thì mình đâu có ngồi ghế đối diện với Phật nhỉ?
Và còn những việc như quay lưng với tượng, selfie hình ảnh đủ kiểu, GH nghĩ nếu xem Đức Phật là thật thì không có như vậy. Rồi còn việc ca hát om xòm trước Phật để mừng lễ thành thân, GH thấy như vậy thì nghĩ chùa là nơi tu hành để đạt đến sự giác ngộ cho đệ tử xuất gia và tại gia, hay là nơi tổ chức lễ đám hỏi cưới tiệc nhỉ? Mà sao có ca sĩ hát, rồi đãi tiệc chay cho lễ cưới..vv
GH đâu có sợ Phật “phiền hà”? GH biết Thế Tôn như như bất động, không có sanh tâm động niệm, lẽ nào còn phiền não ? : ) GH chỉ là nói về phía người phàm thôi, vì thuở xưa không có lễ hằng thuận, giờ thời mạt pháp thì mọc ra đủ thử lạ trên đời, đến cả chỗ tu viện, chùa cũng tỗ chức đám cưới, nên không biết sau này người đời còn tổ chức điều gì trong chùa nữa. Vì xưa kia chùa là nơi nhằm giúp người giác ngộ, hoặc dạy người hiểu về sự tu hành tại gia, chớ không có những việc của phàm trần lẫn vào nơi chùa như giờ. Tuy đạo Phật không cấm kết hôn, nhưng việc hôn lễ không liên quan gì đến sự giác ngộ mà phải xảy ra tại chùa? Thấy lạ quá nên GH hỏi xem các bạn đồng tu có suy nghĩ gì thôi. GH không nói điều gì là đúng hay sai, chỉ là nói ra ý kiến riêng mà thôi. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn GH,
1. Khi bạn đặt ra hàng loạt câu hỏi thì tâm bạn đã động rồi. Vì động nên có phân biệt, chấp trước. Đã có chấp trước ắt có sai đúng, tà chánh, thiện ác, phải quấy. Người sơ tu chúng ta phải nên thực hành Quán Tự Tại chứ đừng quán tha nhân.
2. Phật đã nhập diệt cách chúng ta 2562 năm, những điều thời Phật không có, nhưng thời này lại có, đó cũng là pháp tuỳ duyên trong Phật pháp.
3. Đám cưới trong chùa là gọi theo ngôn từ thế gian, trong đạo gọi là Lễ Hằng Thuận. Ý nghĩa của Lễ này đã hướng cho đôi tân uyên ương cùng nhau kết duyên, kết nguyện trước Tam Bảo, nguyện đem chánh pháp của Phật làm lẽ sống trong đời, giúp cho cuộc sống vợ chồng đều hướng tới con đường giác ngộ và giải thoát, vì vậy lời khai thị của vị Trụ Trì trong Lễ Hằng Thuận là vô cùng quan trọng và chuyển tải những giáo lý của Phật về vai trò, trách nhiệm cao cả của người chồng, người vợ khi kết hôn để tạo dựng một mái ấm bình an, hạnh phúc, đồng đem sự bình an, hạnh phúc đó hướng đến cộng đồng, xã hội. Liệu những khai thị quan trọng này có được diễn ra đúng pháp hay không còn phụ thuộc vào phước duyên của đôi bạn trẻ và vị trụ trì nơi họ làm lễ hằng thuận.
4. Xướng, ca, đàn, hát trong chốn thiền môn thanh tịnh là hoàn toàn không nên, nhưng nếu diễn ra trong ánh sáng từ bi của đạo Pháp thì không phạm giới. Thời Phật tại thế, có một tích chuyện như sau: “Vua Càn Thát Bà vì Thế Tôn cúng dường âm nhạc. Lúc ấy sơn hà đại địa đều phát ra tiếng đàn, Ca Diếp đứng dậy múa vũ.
Vua hỏi Phật: Ca Diếp là bậc A la hán, tập lậu đã sạch, tại sao còn có tập khí sót lại vậy?
Phật nói: Thật chẳng có sót lại, chớ nên phỉ báng pháp.
Vua lại đàn thêm ba lần, Ca Diếp cũng múa vũ ba lần. Vua nói: Ca Diếp múa vũ như thế, há chẳng phải tập khí sao?
Phật nói: Ca Diếp thật chẳng múa vũ.
Vua nói: Sao Thế Tôn lại vọng ngữ?
Phật nói: Không vọng ngữ. Lúc ngươi đàn thì sơn hà đại địa, gỗ đá đều phát ra tiếng đàn phải chăng?
Vua nói: Phải.
Phật nói: Thì Ca Diếp cũng như thế. Cho nên nói thật chẳng múa vũ.
Vua mới tín thọ”.
Tại sao Ca Diếp múa vũ bạn thử quán xét xem.
5. Đãi tiệc chay trong chùa trong Lễ Hằng Thuận đó là việc nên khuyến khích, bởi một tiệc chay mở ra có thể cứu độ vô lượng chúng sanh, người sống cũng được lợi lạc. Điều đáng nói là lễ chay có diễn ra trong chánh pháp hay không?
6. Trước tượng Phật kết nghĩa phu thê: Nếu diễn ra trong chánh pháp như TĐ nói trên thì nên lắm chứ.
TĐ
Chào bạn GH,
Về lễ cưới tại chùa, PH chỉ xem mấy tấm hình chụp trên báo Giác Ngộ, thấý Phật tử đều ngồi dưới lễ Phật nên thấy cũng trang trọng, chứ không biết là cũng có ca sĩ hát mừng, đãi tiệc chay,… Bây giờ thì PH hiểu hơn sự ưu tư của bạn rồi. PH xin chia sẻ thêm vài ý liên quan.
– PH nghĩ ta cần phân rõ giữa giới luật và phương tiện. Phân rõ thế thôi chứ không khởi tâm chê bai hoặc tán thán, hoặc buồn, hoặc vui. Phật dạy ngay cả khi thấy người phỉ báng Thế tôn, đệ tử Phật cũng không nên khởi tâm khó chịu. Chỉ nên nhận biết rõ là vị này đang nói không đúng sự thật.
– Ca hát: với người xuất gia, trong luật là Phật không cho phép. Như vậy, là không đúng giới luật và đây chỉ là phương tiện. Phật chế giới là cho đệ tử chúng ta áp dụng, chứ không phải cho Ngài, bậc A La Hán, hay các vị Đại Bồ tát, vì các Ngài là Giới, các Ngài đã giải thoát rồi. Nhưng với người đang còn chưa giải thoát như chúng ta thì theo PH là không nên khuyến khích việc ca hát. Chúng ta còn đang là học trò thì phải nương theo giới luật mới mong khỏi bị chết chìm. Và PH hoàn toàn tán thành giới Phật cấm tỳ kheo không nghe ca hát vì quả thật nó rất hại cho sự tu tập của mình.
– Đãi tiệc chay: cũng là một kiểu phương tiện vì theo giới luật, Phật đâu cho đệ tử xuất gia của Ngài nấu ăn, tích trữ lương thực hay tiền bạc. Ngày xưa, Phật tử tại gia là người trang trọng chuẩn bị thức ăn, rồi cung kính thỉnh mời Phật và chư Tăng đến để được cúng dường. Chính cái tâm cung kính, cái công sức chuẩn bị đó mới tạo nên phước báo. Nay, nếu ta bỏ ra một ít tiền, rồi chư Tăng Ni cũng từ bi mà giúp ta làm tiệc thết đãi, PH e ngại rằng liệu ta có bòn được chút phước nào không hay là lạm dụng thời gian tu tập của chư Tăng Ni.
Cho nên, với việc này, với người tham dự, hoạ phước thế nào cũng khó nói. Ngồi ghế cao (do bệnh, già yếu,..) mà giữ tâm cung kính thì không sao, bằng ngược lại e rằng “thuận tay mở cửa ba đường ác”.
PH cũng giống bạn, trước một sự việc, nếu không rõ cũng suy gẫm xem có đúng chánh pháp không. Vì chúng ta chưa được đến mức tâm thường thanh tịnh nên cần tận dụng giới luật, giáo lý,..để biết rõ, để mình không làm sai chánh pháp, chứ không phải để khởi tâm khó chịu hay vui mừng (nhưng để không khởi cũng khó lắm!). Và trên hết, tất cả đúng hay không đúng chánh pháp, ta đều biết rõ là pháp duyên khởi, ta phải xả hết, không giữ lại nữa thì tâm mới yên để tu tập.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn GH
Mình xin góp thêm ý kiến để tất cả cùng tiến tu. Đám cưới ở chùa có giúp gì được cho việc giác ngộ không. Khi bạn hỏi thì bạn đã giác ngộ một phần nào rồi đó. Vì bạn thấy những chuyện đó đã làm động tâm người tu và của bạn. Bạn sẽ thấy đời là bể khổ nếu nhìn sâu hơn. Nên đám cưới cũng làm cho người đời được giác ngộ đó nếu mình có đủ duyên để nhận ra. Tất cả pháp đều là phật pháp. Tất cả tùy duyên mà thôi. Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi cho tất cả mọi người cùng chiêm nghiệm. Xin giữ tâm như như bất động, đừng khởi vọng niệm thiện, ác, đúng, sai dều không chấp nhưng chỉ biết mà thôi. Mình cũng đang trên đường tu tập để giữ tâm như vậy.
Cảm ơn huynh TĐ, PH và TVNX .
Như lời huynh PH nói, đúng là PH đã hiểu hơn về câu hỏi của GH rồi. Vì tất cả những điều huynh PH viết điều là những suy nghĩ của GH… vì có những suy nghĩ như vậy khi thấy ảnh cưới, lại nghĩ đến những điều không đúng trong giới luật như thế xảy ra trong chùa, nên mới đem ra để bàn hỏi cùng các đồng tu. Và cũng vì chưa từng nghe có việc như vậy nên lên hỏi để biết thêm về lễ hằng thuận này. Giống như h PH nói, GH chỉ muốn bàn để xem việc này có đúng pháp không, để chính GH không có những ý nghĩ sai, cũng như việc làm sai chánh pháp. Chứ không có ý niệm khó chịu, buồn vui..hoặc chê bai người khác.
GH thường chỉ học và nghe theo những vị Tổ, và những vị mà mọi người đều biết là Phật, Bồ tát thị hiện, còn ngoài ra GH một mực theo giới luật Phật đặt ra, không dám có ý nghĩ vượt ra khỏi giới. Vì ma thị hiện phá trong đạo Phật không ít. những đều không đc đặt ra nói trong kinh luật, hoặc các vị Tổ không nói đến đc phép làm, thì GH không dám coi nhẹ. Đến bậc Tỳ kheo, Tỳ kheo ni ý nghĩ về việc đúng sai còn chưa chắc đúng 100% vì vẫn là phàm tăng, không phải Thánh tăng, huống hồ GH là loại không trí nghiệp dày, nên ít dám thuận theo những điều mới đc đặt ra trong thời mạt pháp…vì những vị đặt ra chưa chắc là Thánh tăng. Tuy nhien, GH giữ tâm cung kính chẳng dám xem thường chê bai việc gì dù đúng hay không.
Gieo nhân nơi Phật môn, GH nghĩ nếu không có chắc chắn là đúng, thì họa phước khó lường. Như câu huynh PH nói, ”Ngồi ghế cao (do bệnh, già yếu,..) mà giữ tâm cung kính thì không sao, bằng ngược lại e rằng “thuận tay mở cửa ba đường ác” -GH rất đồng tình. Vì sai một việc nhỏ tại chùa cũng có thể là nhân của ác đạo.
Nay trong đạo Phật, chánh pháp suy, việc sai nhiều hơn đúng, nên mới gọi mạt pháp. GH sợ gieo thêm nghiệp ác nên thường chấp theo giới luật..cứng ngắt…khó nghĩ và làm đc 2 chữ tùy duyên như huynh TĐ và TVNX nói…
Cảm ơn các huynh đã trao đổi cùng GH về việc này. Gia Hữu chúc các huynh và các bạn đồng tu thân tâm thường an lạc. A DI ĐÀ PHẬT
*-GH
Câu hỏi này hơi hóc búa làm sao. Mình nghĩ sao thì nó làm sao, mình không nghĩ sao thì nó không có sao. Tất cả chỉ là bài học thôi, mọi người đang vào vai của mình đó mà. Khi đang ngủ mê thì thấy tất cả mọi việc trong cảnh mộng đều rất thật, tỉnh giấc rồi thì biết là mê. Còn mở mắt trong mộng, đóng cảnh trong mộng tốt xấu đều do mình cả thôi. Tất cả tùy duyên mà thôi. Vậy thì mình nói việc đã và đang xảy ra là thật hay giả là tốt hay xấu. Thí dụ có một sư thầy đi tu mà không có ăn, tình cảnh bắt buộc phải đi buôn bán ở chợ mới có ăn, thì hỏi xem vị sư đó có nhìn trang nghiêm và tâm còn thanh tịnh không? Còn cưới trước tượng phật làm sao thì GH đã có câu trả lời rồi. Tất cả mọi vật cái gì không là tượng phật? Nhất thiết duy tâm tạo. A di đà phật.
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.
MẮC BỆNH UNG THƯ TÔI KHUYÊN ĐỪNG NÊN SỢ CHẾT
Tôi kể câu chuyện hơi buồn cười nhưng có thật vì người ấy là tôi hãy nhìn tôi ai biết trong người có chứng bệnh ung thư mà xã hội đang lo sợ
Đây là phương pháp hiện hữu rất thật
Vì sao tôi tin vì tôi lấy bản thân tôi ra để tin tuyệt đối. Tôi và bốn người cùng quê. Họ cũng bệnh ung thư giống tôi. Vào nhà tôi ở Uống thuốc một thầy mà ra
Nhưng họ đã ra đi mãi mãi rồi chỉ còn lại tôi sống sót .tôi giật mình không biết vì sao tôi còn sống. vì tôi tin Nhân quả.
Tôi Tin rằng bệnh từ nghiệp mà ra. Bệnh từ miệng mà vào
Và Bệnh từ nhiều đời nhiều kiếp vô minh. Thì thuốc nào trị khỏi chứ .chỉ Duy nhất là thuốc A Di Đà Phật mà thôi
Nhưng tôi khuyên mà chẳng ai tin cả. Cũng đúng tôi là người uống nước hiểu cảm giác của nước nên tôi Tin. Chứ họ có uống đâu mà tin
Chỉ có niệm Phật lạy Phật xám hối. Phóng sanh _ Ăn chay làm phước thiện.giúp đời ,giúp người Tâm sanh hoan hỷ. Không quan tâm đến bệnh.
Không uống một viên thuốc. Không chịu xạ trị bỏ về.. bay thẳng ra phú yên hoàn thiện chuyến làm từ thiện giúp đỡ bà con vùng lũ lội nước mấy ngày
Nhưng không tin được là tôi từ từ bình phục và ăn được cháo .khi ăn được cháo là ổn định là tôi được các huynh đệ tỷ muội đồng tu của nhóm Cửu Liên Tịnh Độ đưa tôi về TỊNH THẤT QUAN ÂM. ĐỨC TRỌNG. NƠI SƯ PHỤ TÔI LÀ ĐẠI ĐỨC THÍCH GIÁC NHÀN .để dưỡng bệnh điều trị quý thầy quan tâm lo cho tôi từng chút chuẩn bị Y tá chuyền nước 24/24
Diệu Âm Liên An con biết diễn tả sao cái ơn các thầy và sư phụ. Không bút mực nào tả hết được. Cảm ơn các huynh đệ tỷ muội đồng tu Nên con quyết chí cố gắng tu tập để đền ơn người đã gầy dựng lên cái tịnh thất quan âm
A Di Đà Phật
Khi tôi khỏe xuống núi Hôm đó tôi đi tái khám. Anh Bác sĩ hỏi tôi cô còn trẻ mà không sợ chết à. Sao không nhập viện. Tôi trả lời sao phải sợ chết. Sợ có khỏi chết hay không. Ai rồi cũng chết sao phải sợ
Tôi chuẩn bị cho cái chết rồi. Tôi đã dặn dò ck tôi cả rồi .anh nếu như em qua không khỏi anh hãy vui vẻ đoán nhận. Vì đay là nghiệp. Nếu như em qua không khỏi anh hãy hộ niệm tiễn em về với Phật.khi em đi anh hãy hỏa thiêu cái Thân xác này rồi rãi xuống sông nhé. Ck tôi rất vui vẻ A Di Đà Phật. Anh biết rồi
thế là anh bác sĩ lắc đầu cười bảo thôi tùy cô. Nhưng cố gắng về ăn thịt nhiều vào cho có chất dinh dưỡng cho khỏi bệnh
Tôi hỏi lại bác sĩ rằng bác sĩ ơi. Sao ở bệnh viện này người bệnh hàng trăm người nhưng sao người ăn mặn số đông bệnh nhân nhiều vậy. Duy nhất. Chỉ có em với một hai người ăn chay.
Vậy chứng tỏ ăn chay tốt cho sức khỏe mới đúng chứ. Thế là anh bác sĩ bảo bó tay cô rồi ăn chay tốt cho sức khỏe được rồi tôi công nhận rồi. Cô về đi chứ đứng đây người ta nghe ăn chay tốt thì người ta ăn hết bệnh viện tôi ế là chết ấy
Nói thật ra, người bị bệnh ung thư không đến nỗi chết, vì sao họ chết? Vì sợ quá mới chết. Tôi nói như vậy cũng rất có đạo lý, bạn biết đây chẳng phải là lời nói dối, họ đều sợ đến chết, bạn nói như vậy oan uổng hay không?
Thế nên bệnh tật chẳng thể làm chết người, người chết đều là do sợ quá nên mới suy sụp. Tự mình cảm thấy rất sợ hãi, mỗi ngày đều sợ sệt, mỗi ngày đều sợ , mỗi ngày cứ nghĩ tới thì làm sao không chết cho được? Đương nhiên họ sẽ chết mau hơn.
Chúng ta nhất định phải hiểu đạo lý, biết làm thế nào có thể khắc phục bệnh khổ, bệnh chắc chắn là nghiệp chướng, khi nghiệp chướng khởi lên thì phải biết làm cách nào tiêu trừ nghiệp chướng.
Phương pháp tốt nhất để tiêu trừ nghiệp chướng là đoạn ác, tu thiện, tích lũy công đức, ăn chay rồi nhất tâm hướng về Phật. Phật là chí thiện, hết thảy thiện pháp thế gian và xuất thế gian chẳng có gì thiện hơn Phật,
niệm Phật là việc thiện lành hạn nhất. Niệm Phật đích thật có thể giải quyết hết thảy vấn đề, tại sao không niệm? Nếu nói niệm Phật là mê tín, phía trước nói bạn tạo nghiệp rất nặng. Mê tín niệm Phật cũng sẽ được phước, huống chi bạn có thể chánh tín, hiểu rõ, biết rõ lợi ích
A Di Đà Phật xin thường niệm
Mong nhiều người thấy bài đăng và cảm nhận sự vi diệu của câu A Di Đà Phật xin thường niệm
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1810365355938081&id=100008939029014
A Di Đà Phật
Con có một thắc mắc bấy lâu là đa số người phương Đông đều theo đạo Phật còn với người phương Tây như nước Mĩ…họ không theo đạo Phât thì họ có bị luật nhân quả chi phối không và có bị luân hồi trong sáu nẻo.Nêu có thì họ ko theo đạo Phật thì họ làm sao biết để mà tu tập giải thoát như vây là họ cứ luân hồi quài hay sao.
A Di Đà Phât!
Bạn Hạ thân mến,
Theo mình hiểu thì giáo pháp của đức Phật nói về sự thật của cuộc đời này – nó thực sự như là – chứ không phải như ta tưởng ta nghĩ ta tin; và sự thật nầy là vĩnh cữu, nó vượt qua mọi giới hạn của không gian, thời gian. Như nhân quả luân hồi chẳng hạn…, đó là một sự thật, dù ai đó có tin hay không tin, có theo hay không theo đạo Phật, có niềm tin tôn giáo hay không tôn giáo, và ở bất cứ nơi đâu, ở bất kỳ thời điểm nào cũng đều bị chi phối bởi luật luân hồi nhân quả; đương nhiên là theo nghiệp phải lăn lộn trong vòng sinh tử, trừ khi được giác ngộ giải thoát.
Thật ra người Âu Mỹ theo đạo Phật không phải là ít, chủ yếu là thành phần trí thức; có điều là họ ít khi tự động vỗ ngực xưng tên. Những năm gần đây cựu TT Bill Clinton cũng ăn chay, ngồi thiền, tụng kinh (nghe nói để chữa bệnh); cựu TT Barack Obama được báo giới xem là “người Phật tử tàng hình” sau khi nghe bài diễn văn nhậm chức TT trong nhiệm kỳ đầu tiên ( trong bài diễn văn ấy ông dùng rất nhiều khái niệm trong đạo Phật cũng như quan hệ nhân quả để giải quyết vấn đề). Trong làng điện ảnh Hollywood thì có Richard Gere, Oliver Stone, Keanu Reeves, Orlando Bloom, Kate Hudton, Uma Thurman, Kate Bosworth, Steven Seagal, Miranda Kerr, Leonard Cohen,…cùng nhiều tên tuổi khác trong ngành. Nếu bạn có xài phone Apple thì bạn cũng nên biết thêm là người sáng lập tài năng lừng danh Steve Jobs đã qua vãng là một Phật tử thuần thành.
Vài lời trao đổi cùng bạn, và chúc bạn luôn an lạc nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật…
Kính gởi đến sư huynh Thiện Nhân, Phước Huệ, Hãy Niệm A Di Đà Phật:
Câu hỏi như sau:
BỐ THÍ: Bố thí Tài? Bố thí Pháp? Bố thí Vô Uý?…
Tại sao mình lại nói cúng dường Tam Bảo, mà mình không nói bố thí Tam Bảo?
Xin các sư huynh lý giải dùm cho đệ. Chân thành cảm ơn…
A Di Đà Phật……….
Chào huynh Tịnh Độ,
PH xin được chia sẻ như sau.
– Bố thí Tài: là đem tiền của, vật chất, đến cho người cần. PH xin xếp phần công sức, thời gian, sự hiểu biết vào “Tài”. Ví dụ, một người đem hiểu biết của mình về nông nghiệp để giúp người nông dân có vụ mùa tốt, là đang bố thí tài. Hoặc một người bỏ thời gian đến chơi với người già cũng là bố thí tài. Hoặc một người dùng sức lao động của mình sửa chữa một khúc đường lầy lội cho nó được khô ráo, là đang bố thí Tài và cả Vô uý.
– Bố thí Pháp: là bằng các hình thức khác nhau đem Phật pháp đến cho người cần. Hình thức bố thí này thường thấy nhất là ở các đạo tràng quý Tăng Ni giảng pháp, hướng dẫn Phật tử tu học. Còn một hình thức khác nữa là “Thân giáo”. Ví dụ, một người thường thực hành hạnh bố thí, phóng sanh nên họ được giàu có, sống thọ, ít đau ốm; người xung quanh thấy điều hay nên bắt chước theo, như vậy, dù người kia không khuyên bảo, nhưng qua hành động, cuộc sống của mình đã thực hành bố thí Pháp, đưa giáo lý “nhân quả” đến người xung quanh.
– Bố thí Vô úy: là đem sự không sợ hãi đến cho người cần. Thông thường, ta dùng Tài, Pháp để thực hành bố thí Vô úy. Ví dụ: một người bệnh nặng không có tiền chữa trị, nên rất sợ bị chết; ta đem tiền cho họ chữa trị, họ hết bệnh và không lo sợ nữa. Hoặc một người đi trong đêm tối rất sợ ma, ta đi cùng họ để họ không sợ nữa, là dùng Tài để bố thí Vô úy; hoặc ta nói về “vạn pháp do tâm”, tất cả sự vật bên ngoài đều là ảnh hiện của chính Tâm mình, nghe vậy rồi người kia sực hiểu ma không ngoài tâm mình, nên không còn sợ nữa, đó là dùng Pháp bố thí Vô úy.
Tuy nhiên, khi hành bố thí, ta cần kèm theo cả trí tuệ nữa mới là trọn vẹn và thực sự giúp ích người.
Bố thí và cúng dường có sự khác biệt. Cúng dường thường là dùng Tài để cúng dường. Ở việc bố thí, ta vì thương cảm mà khởi tâm. Còn ở việc cúng dường, ta vì kính trọng, tán thán, ngưỡng mộ mà khởi tâm. Ta cúng dường Tài vật đến Tam Bảo không phải là do ta thấy quý Tăng Ni nghèo khổ quá (mặc dù quý Tăng Ni ở một số chùa sống rất cơ cực), mà là do ta hân ngưỡng sự giác ngộ của Phật, sự vi diệu đưa ta thoát khổ của Pháp, và cái hạnh thanh cao, ý chí giải thoát, sự am hiểu Pháp của chư Tăng. Từ tâm khởi như vậy nên ta cúng dường để thể hiện sự kính ngưỡng, tán thán và mong được chăm sóc chư vị, cũng như mong được chia sớt chút công đức, phước báu từ chư vị. Cho nên mới có câu “Tam Bảo phước điền”. Thành ra, khởi tâm của hai việc này hoàn toàn khác nhau nên không thể thay thế cúng dường bằng bố thí được.
Chúc huynh thường tỉnh giác, tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬt
Gửi Huynh Tịnh Độ,
Bố thí và cúng dường nói hai là nói về tướng, nhưng đi vào tánh thì vốn chỉ là một. Tướng thì thấy có bố thí, có cúng dường hay vì điều này mà bố thí, vì điều kia mà cúng dường; nhưng tánh (vốn không tịch)thì vốn chẳng có mảy may một niệm khởi, nghĩa là không có người bố thí, cúng dường, không có vật bố thí, cúng dường, không có người nhận bố thí, cúng dường. Do vậy theo thiển ý của TN: để năng hành bố thí, cúng dường là khó, nhưng hành mà không thấy sự hành, không bị kẹt trong sự hành mới là điều tối thượng và mỗi chúng ta phải vượt qua.
A Di Đà Phật…
Kính gởi Phước Huệ:
cảm ơn sư đệ đã hồi âm cho huynh.
Cho huynh hỏi:
Nguyện vãng sanh Tây phương cực lạc cần có ba tâm:
Một: chí thành tâm?
Hai: thâm tâm?
Ba: hồi hướng phát nguyện tâm?
Nhờ sư đệ lý giải dùm huynh. Chân thành cảm ơn sư đệ.
A Di Đà Phật………
Kính chào huynh Tịnh Độ,
Ba tâm đó được nhắc đến trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, là ba tâm cần có của bậc thượng phẩm thượng sanh. PH chưa đến mức đó nên kiến giải cũng chỉ dựa trên hiểu biết nông cạn về Phật pháp, rất mong các bạn sen sẽ góp ý thêm.
– Chí thành tâm: “chí” nghĩa là đến độ cùng cực, “thành” nghĩa là chân thật, gộp chung có nghĩa là tâm chân thật đến mức tột cùng. Tâm này không đơn giản là ta khởi nghĩ “tâm con chân thật đến cùng cực” là có. Tâm chân thật này sẽ chi phối và thể hiện trong tất cả ba nghiệp tác ý ở thân, khẩu, ý. Nghĩa là mọi hành động, sinh hoạt hằng ngày của người đó đều sẽ thể hiện ra rất rõ tâm chân thật cùng cực này, là tâm thành thật thực hành lời Phật dạy ở mức cao nhất. Ví dụ, Phật dạy phải giữ giới, thì vị này sẽ giữ giới ở mức cao nhất (là giới Tỳ kheo). Phật dạy vô thường, buông xả, thì vị này phải làm được việc không chấp trước đối với các pháp trong ngoài. Khi niệm Phật, thì vị này sẽ phải niệm được mức “nhất tâm bất loạn”, vì nếu niệm Phật mà nghĩ qua việc khác là “không chân thật đến cùng cực”.
-Thâm tâm: “thâm” là rất sâu, gộp lại nghĩa là tâm sâu. Tâm sâu là tâm thế nào? Trong một bài kinh Phật dạy về cách thức bơi qua sông của các loài thú, một số loài bơi lướt trên mặt nước để qua sông, một số loài bơi chân không chạm đáy, duy chỉ có loài voi là chân chạm đến đáy, bước trên đó mà qua sông; để diễn tả trí tuệ, mức độ chứng đắc của các bậc Thanh văn, Bồ tát, và Phật. Dù đều cùng bơi thoát qua được biển sanh tử luân hồi nhưng trí tuệ Phật là sâu rộng, rốt ráo nhất. Cho nên tâm sâu ở đây là trí tuệ Phật. Nghĩa là vị này phải thực chứng được tánh Phật.
– Hồi hướng phát nguyện tâm: Vị này dù thấy được tánh Phật, kiến tạo vô lượng công đức, nhưng phải kèm theo phát nguyện sanh về Cực Lạc, vì nếu không có ý nguyện muốn sanh về đó thì sẽ không sanh về đó. Lại có công đức gì cũng đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh 10 phương được Phật quả, được an trụ trong hồng danh Phật A Di Đà. Và các việc này cũng phải “chân thật đến mức cùng cực”, nên đối với vị này, sẽ phải không bao giờ để xảy ra việc thối tâm, hoặc có ý nguyện khác.
Vì đây là điều kiện của bậc thượng thượng nên thật quá cao đối với phần đông hành giả Tịnh Độ. Chúng ta chỉ cần chân thật Tín, Nguyện, Hành thì ắt sẽ được sanh về. Và chân thật này không có nghĩa là chỉ khởi ý “con thành thật phát tâm”, mà phải là chi phối ở cả ba nghiệp thân, khẩu, ý.
Chúc huynh thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Không biết hướng tây có gì vui thế ạ, sao cứ phải tìm đường tìm hướng về phía Tây, sao cứ phải tìm đường về tây phương cực lạc vậy ạ, câu hỏi này của con cũng là vớ vẩn, sao lại không để cho nó tự nhiên theo số phận đi ạ, người nào có số phận về với tây phương thì đi đâu cũng về đó thôi, con người trần mắt thịt chỉ muốn thoát hết tội gây ra từ nhỏ tới giờ thôi, lên thiên đàng hay xuống địa ngục cũng đc, xuống địa ngục mà tội lỗi của con chưa được các bậc tối cao tha thứ thì con cũng cam chịu số phận trả nợ ở dưới vậy, con là một kẻ ngốc vốn dĩ hiền lành nhưng chẳng có gì cả, số phận đã vậy rồi cũng chẳng cầu điều gì nữa, mong muốn lấy vợ nhưng số phận cho con một cái giá khá là khó lấy vợ, con cũng cam chịu chẳng thay đổi được gì, ước muốn vẫn là ước muốn, cũng giống tây phương vậy, muốn đến tây phương nhưng chẳng được, sao lại không nghĩ mình đang ở tây phương cực lạc rồi đi ạ, đây là Tây phương cực lạc đấy, người Trần mắt thịt là người tây phương cực lạc đấy, công việc hàng ngày mình làm là Tây phương cực lạc đó, mình cười là lúc làm việc tốt đấy, mình khóc là lúc mình làm việc xấu đấy, còn ước muốn và hình dung tây phương cực lạc thế nào nữa ạ, con không xuất gia, không tu nhưng cảm thấy đây là Tây phương cực lạc rồi, chẳng hình dung hay mộng tưởng một cái gì đó thật là đẹp như internet vẫn nói về tây phương cực lạc, tìm gì và đi đâu khi mình đang ở tây phương cực lạc ạ
A Di Đà Phật
Chào bạn Đăng Kiêm!
Bạn cho rằng mình chẳng phải là người tu hành, song bạn thi thoảng bạn vẫn lên Trang chứng tỏ bạn có duyên với Phật pháp chỉ là nhân duyên chưa chín mùi thôi. Có câu “Tâm tịnh thì cõi Phật thanh tịnh”, bạn nói đúng nơi này cũng là cõi Tây Phương Cực Lạc nếu như tâm của chúng ta hoàn toàn thanh tịnh, vì tâm có vọng tưởng, tham, sân, si, phân biệt, chấp trước nên phải thọ sự đau khổ.
Chúng ta muốn cõi này là Cực Lạc, tâm của chúng ta không tương ưng, chỉ tương ưng với lục đạo mà đặc biệt là tam ác đạo. Chúng ta muốn cái này muốn cái kia “cầu bất đắc khổ”, chỉ đơn cử vậy thôi thì cảnh này chẳng phải là Cực Lạc rồi. Chúng sanh từ vô thỷ kiếp đến nay ác nghiệp sâu dày, nếu chẳng phải là bậc thượng trí thì hạng hạ căn như chúng ta lưu lại thời Mạc pháp này là những chúng sanh chướng sâu huệ cạn, lại sống giữa thời đại não loạn này mà không sanh phiền não là điều rất khó, càng phiền não càng bị vô minh che lắp thì con đường tìm về tự tánh thanh tịnh càng gần như không còn nữa.
Phật từ bi, trí tuệ đã nhìn thấy nỗi khổ này mà phát lòng từ bi rộng lớn cứu độ chúng sanh. Dù chúng sanh còn nghiệp chướng, chỉ cần lúc lâm chung có 10 niệm thanh tịnh A Di Đà Phật một lòng muốn sanh về cõi Tây Phương Tịnh độ liền được sanh. Phật có đầy đủ sức thần thông nhưng “Nhân quả Phật không thể thay đổi” do đó không thể ân xá tội lỗi cho bất kỳ chúng sanh nào, chúng sanh gieo nhân nào phải gặt quả ấy, tự làm tự chịu. Lỡ làm ác thì phải hành thiện mà chuộc lỗi, chính chúng ta mới cải tạo được vận mệnh của chúng ta, Phật chỉ thắp lên ngọn đèn trí tuệ, chỉ dẫn đường cho chúng sanh và rồi đi đâu, đến đâu mỗi chúng sanh phải tự quyết định thực hiện.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Kính mong Thầy và các Cư sĩ giải thích cho con,
Mẹ con mất đã hơn 9 tuần, vì công việc nên con không ở trong nước để làm từ thiện và phóng sinh cầu siêu cho Mẹ con.
Tuy nhiên, con ăn chay và tụng kinh cho Mẹ con hàng ngày, cho đến tậ 49 ngày. Vậy
1/ con phát nguyện làm từ thiện và những việc cần thiết sau khi con về nước có được không?
2/ con không nhớ rõ, nhưng trong giấc mơ con thấy Mẹ con, nhưng Mẹ không nói gì, im lặng, như chưa biết nhau bao giờ.. Như vậy Mẹ con có siêu thoát chưa?
3/ con ở nước ngoài đọc kinh cho Mẹ con có được không? Mẹ con có nghe được tiếng cầu nguyrejn của con không?
Kính mong quý Thầy giả thích cho con rõ.
Chân thành cảm ơn quý Thầy
A DI ĐÀ PHẬT
Chào bạn Mỹ Tú
Trong Phật giáo có câu: ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Thời đức Phật còn sống Phật cũng không thể cứu dòng họ Thích tránh bị thảm sát nữa là. Phật là đấng từ bi, nếu Phật cứu được hết thì phật đâu có bảo mình phải tu theo Phật nữa đâu, giòng họ Phật cũng còn phải tu nữa là. Mình tu theo Phật thì phải có chánh tín, nên biết cái nào đúng cái nào sai. Nếu một người thân tâm đầy tội lỗi và có nhiều tiền sau khi chết nhờ nhiều người tụng kinh và làm từ thiện người ấy sẽ được giải thoát hay sao nếu tâm người đó không chuyển được. Vậy thì đâu có ai cần tu nữa làm gì cho mệt, còn bạn muốn làm việc tốt thì vẫn cứ nên làm, nhưng luôn luôn phải làm trong chánh tín. Bạn có thể vào đây để tham khảo thêm về việc cầu siêu cho mẹ ban.
https://thuvienhoasen.org/a16416/cau-sieu-co-phai-la-nghi-le-cua-phat-giao-khong
A di đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT,
Cảm ơn TVNX đã giải thích cho MT.
Bạn Mỹ Tú thân mến,
Trước hết mình xin chia buồn về sự ra đi của mẹ ban, và cũng xin chia sẽ về sự lo lắng của bạn; cầu mong hương linh mẹ bạn được tái sanh về cảnh giới an lành. Những điều bạn đã làm sau khi mẹ mất theo mình nghĩ là quá tốt, tốt cho mẹ bạn cũng như cho chính bạn. Nếu điều kiện cho phép, hãy tiếp tục làm như vậy thì càng hay.
Về câu hỏi thứ nhất, sau mỗi lần thực hiện những việc thiện lành, bạn nên phát tâm hồi hướng công đức ấy cho mẹ bạn cùng mọi loài chúng sanh trong mười phương pháp giói, thì mẹ bạn dù đang ở bất cứ cãnh giới nào cũng được lợi ích (bạn được 6 phần, mẹ bạn được 1 phần).
Giấc mơ phần nhiều là do tâm thức của mình chiêu cảm ra, nhưng cũng có thể là do người quá vãng cho mình thấy. Tuy nhiên, để biết chắc chắn hương linh hiện đang ở cãnh giới nào thì phải nhờ đến những bậc có chứng đắc, chứ hàng phàm phu như chúng ta khó mà biết được, nếu không nói là không thể.
Khi bạn vì mẹ mà đọc kinh với tâm thành kính và nhất tâm bất loạn, thì không có lý do gì mẹ bạn không đến để nghe (mẹ và con rất tương thông) ngoại trừ mẹ bạn đã tái sanh vào cõi không tương ưng (cõi người, cõi suc sanh và địa ngục).
Vài lời cùng bạn và chúc bạn thân tâm thường an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
quý gởi chị/bạn Nguyễn Thị Lựu,
Cảm ơn những chia sẻ của chị/bạn,
Vì MT nghe nói rằng những việc thiện nguyện được thực hiện trong vòng 49 ngày sẽ là động lực tốt giúp hương linh người đã khuất thanh thản và nhẹ nhõm hơn khi bước vào thế giới khác. Nhưng vì điều kiện nên MT chưa thực hiện ngay được điều này, dó là điều làm MT áy náy nhiều
Lúc sanh thời Mẹ và MT cũng hay làm thiện nguyện, vì vậy việc làm thiện nguyện không phải là vấn đề mới đối với MT..
Chúc chị mọi điều an lành
MT
Chào bạn Mỹ Tú
Mình mới đọc qua bài này rất hay, bạn có thể vào đây để tham khảo. Bạn hãy đọc hết các lời bình của độc giả hy vọng bạn sẽ tìm thấy câu trả lời để tâm hồn bạn thanh thản hơn. Bạn tu là phải giữ cho tâm được như như bất động, chỉ nhận biết mà thôi và đừng chạy theo vọng tưởng. Hãy giữ tín hạnh nguyện niệm phật cho nhiều vào và cố gắng làm việc tốt, chánh, tà lẫn lộn. A di đà phật.
http://tapchivanhoaphatgiao.com/tac-gia/bang-an/xuat-xu-va-y-nghia-cua-ngay-vu-lan-bao-hieu.html
*Thời Phật tại thế có câu chuyện như sau:
Một ngày nọ có một thanh niên đến hỏi đức Phật: “Kính bạch Tôn giả, cha con vừa chết. Xin đến cầu nguyện cho ông, vực hồn ông lên để ông có thể lên thiên đàng. Các thầy đạo Bà la môn có làm những nghi thức như vậy nhưng Ngài là Phật có nhiều quyền năng hơn họ. Nếu Ngài chịu làm thì chắc chắn linh hồn cha con sẽ bay thẳng lên thiên đàng.”
Đức Phật trả lời: “Được rồi, con đi đến chợ mua giúp ta hai chậu đất nung và ít bơ.” Chàng thanh niên mừng rỡ vì đức Phật đã chịu làm bùa phép để cứu linh hồn của cha mình. Anh lật đật xuống phố mua những vật được yêu cầu. Rồi đức Phật chỉ dẫn: “Bỏ bơ vào một chậu và bỏ đá vào chậu kia. Xong ném cả hai chậu xuống nước.” Chàng thanh niên làm theo và cả hai chậu đều chìm xuống đáy hồ. Rồi đức Phật nói tiếp: “Bây giờ lấy một cây gậy và chọc vào hai chậu ở đáy hồ.”
Chàng thanh niên làm theo. Hai cái chậu bị vỡ và chất bơ vì nhẹ nên nổi lên mặt nước, trong khi đá nặng nên vẫn nằm dưới đáy hồ. Đức Phật lúc đó nói: “Giờ lẹ lên, đi mời hết các thầy tu đi. Nói với họ đến đây tụng sao cho bơ chìm xuống đáy và đá nổi lên trên.” Chàng thanh niên nhìn đức Phật sửng sốt. Anh nói: “Kính bạch Tôn giả, bộ Ngài giỡn sao. Dĩ nhiên không ai tin bơ nhẹ thì chìm mà đá nặng lại nổi. Điều đó trái ngược với luật tạo hóa.”
Đức Phật cười và đáp: “Vậy con không thấy sao, nếu cha con sống một cuộc đời tốt lành thì các việc làm của ông sẽ nhẹ như bơ. Do đó, bất kể tình huống nào cha con cũng sẽ được chuyển lên cõi thiện lành. Không ai có thể ngăn cản được điều đó, ngay cả chính ta. Vì không ai có thể cưỡng lại luật nghiệp báo. Nhưng nếu cha con sống một cuộc đời xấu xa thì cũng như hòn đá nặng kia, ông sẽ chìm xuống địa ngục. Không có số lượng cầu nguyện nào của mọi giáo sĩ quyền năng trên thế gian này có thể làm ngược điều đó.”
Bạn Mỹ Tú thân mến,
Mình thấy bài viết dưới đây cũng hay hay nên xin gởi đến bạn để tham khảo thêm.
Nam Mô A Di Đà Phật!
https://giacngo.vn/phathoc/luockhao/2018/03/22/72E09B/
MT cảm ơn sự chia sẻ của chị Lựu và TVNX
A DI ĐÀ PHẬT, kính mong chư Thầy và các Cư Sĩ giải đáp giúp ạ:
Con có duyên biết được 16 pháp quán tưởng mà đức Phật đã nói trong kinh A Di Đà, khi đọc xong con vui mừng vô cùng, con mong muốn được thực hành tu tập để có thể vãng sanh về cõi tịnh độ của Đức Phật A Di Đà. Nhưng do tính chất công việc của con không thể rãnh rang, thoải mái để thiền định và quán tưởng hết tất cả 16 phép quán tưởng đó. Vậy cho con hỏi là nếu con có thể quán tưởng 1 hoặc 2 phép quán tưởng trong 16 phép quán tưởng đó có được hay không vậy ạ? Hay là bắt buộc phải quán tưởng hết tất cả 16 phép quán tưởng, và thuần thục hết tất cả 16 phép quán tưởng ấy mới có thể vãng sanh về tây phuơng cực lạc ạ. Con chỉ là người mới học và tu tập theo phật pháp thôi ạ. Mong chư Thầy và các đạo hữu giải đáp giúp con ạ. Con bối rối quá.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT. TP thấy Đạo Hữu đọc Kinh mà sanh tâm vui mừng vậy thật tốt, thật tình chúng ta là phàm phu nghiệp chướng sâu nặng, khó có thể quán hết 16 phép quán được, vả lại phép quán thường dành cho bậc Thượng căn, Thượng trí chứ phàm phu tâm niệm toàn vọng tưởng xen tạp, thật khó thực hành quán rõ ràng. Chính vì như thế, TP khuyên Đạo Hữu cứ tín nguyện trì danh, thành tâm trì danh niệm danh hiệu Phật A Di Đà, có thể ăn chay càng tốt hơn, để chuẩn bị tư lương vững vàng mà vãng sanh Tịnh Độ. Pháp trì danh niệm Phật đã là pháp dễ thực hành nhất cho chúng ta rồi, Đạo hữu cố gắng trì dánh nhé, mới đầu nên lập thời khóa niệm Phật riêng, nếu quá bận rộn thì không phải không niệm được mà ít nhất cũng niệm được 10 câu Phật, như thế là tốt rồi, thực hành theo thời khóa, tu dần dần đến khi làm quen được rồi, Đạo hữu có thể niệm trong 4 oai nghi: Đi, đứng, nằm, ngồi, như lúc dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm,…Cứ lúc nào rảnh, hay trước khi đi ngủ nên niệm Phật nhé. Cố gắng lên, có vị niệm Phật mỗi ngày 10 câu Phật, 30 năm vãng sanh Tịnh Độ rồi đấy, đó là thật không giả, trên trang cũng có bài viết đó, Đạo hữu có thể đọc.