Vào đời Tùy Văn đế (581-618), Sư Pháp Trí đến học ở Đông Việt. Những bậc am tường giáo nghĩa Đại thừa, Tiểu thừa, Sư đều lễ làm thầy, v́ vậy Sư trở thành người bác học đa văn, người đời ít ai sánh bằng. Cuối đời Tùy, Sư cho rằng pháp môn tu tập thẳng tắt nhất không gì bằng niệm Phật. Do đó, sớm tối Sư niệm Phật không gián đoạn suốt bảy năm.
Sư suy nghĩ:
– Phạm một tội đột-kết-la phải chịu tội trong một trung kiếp, điều này đáng tin, ý hẳn là thế. Nhưng xưng niệm một câu A-di-đà Phật sẽ diệt được vô lượng tội nặng trong ức kiếp, thì ta có chút nghi ngờ.
Có người bảo với Sư:
– Chớ có tự nghi ngờ, giáo pháp dạy niệm Phật lâu ngày sẽ có công đức, khi có công đức thì nghiệp chuyển hóa, nghiệp đă chuyển hóa thì tam-muội phát sinh. Nay ông không tin, tức là nghi ngờ giáo pháp của Phật. Nghi giáo pháp thì đức tin không có chỗ nương tựa, đă không có chỗ nương tựa thì tâm tự loạn, tâm đă loạn thì mất chính niệm. Đó là tội phỉ báng, là nhân đọa vào địa ngục, vậy thì sao lại khởi lên sự nghi ngờ như thế?
Nghe qua, Sư tỉnh ngộ, đến đài Đâu-suất ở chùa Quốc Thanh, tuyệt hẳn các duyên, nhất tâm niệm Phật, niệm đến chuyên nhất. Sư thường được cảm ứng, thấy bồ-tát Quan Âm và Thế Chí cùng hiện đến. Một hôm, Sư lại thấy ánh sáng của thiên quan[1], bảo bình[2], chiếu vào thân Sư. Sư báo cho tăng tục, người thân rằng:
– Ta sẽ vãng sinh Tịnh độ vào một ngày gần đây, ai có thể sắm sửa thức ăn để tiễn biệt ta không?
Mọi người đều cười, nói:
– Nếu đúng như vậy thì chúng tôi đâu có tiếc một bữa cơm! Chỉ ngại Sư không thể vãng sinh thôi!
Rồi họ hẹn ba ngày sau sẽ tổ chức bữa ăn. Ngày ấy, sau khi thụ trai xong, Sư cũng không bệnh gì cả, do đó, có người nghi ngờ việc Sư vãng sinh, và khởi tâm khinh nhờn. Đến chiều tối, mọi người ở lại chờ xem Sư vãng sinh. Khoảng gần nửa đêm, Sư ngồi trên giường dậy niệm Phật, rồi an nhiên viên tịch. Đêm ấy, có ánh sáng sắc vàng từ hướng tây chiếu xuống, tỏa sáng đến vài trăm dặm. Những người đánh cá ở trên sông tưởng rằng trời đă hừng đông, thuyền này ngóng thuyền kia, tất cả đều kinh ngạc. Thật lâu sau trời mới sáng.
Ghi chú:
Đức Phật dạy: “Lời nói của Ta như mật đựng trong chén, giữa và xung quanh đều ngọt, nên các ngươi phải tin nhận”. Cho nên tin một điều ác nhỏ sẽ đọa vào địa ngục, mà không tin niệm một danh hiệu Phật được sinh về Tây phương thật đáng gọi là tà kiến. Những năm gần đây, người thích trì chú, nghe nói công dụng của thần chú có thể dời núi lấp biển, sai khiến quỉ thần, cầu chi được nấy, ý thế nên vội tin; khi nghe nói đến công đức của cơi Tịnh độ, có thể thẳng tiến lên bậc Thánh, vượt qua ba cơi, thì thờ ơ không để ư đến. Đó là những người tà kiến. Thật là đáng thương!
[1] Thiên quan 天冠: Mũ bồ-tát Quan Thế Âm, trên mũ có hóa Phật.
[2] Bảo bình 寳甁: Trên mũ của bồ-tát Đại Thế Chí có bảo bình.
Trích: Bốn Chúng Vãng Sanh
Biên dịch: Chúc Đức và các thành viên
Con là người tại gia muốn tu pháp giải thoát sanh tử con đã tìm hiểu 37 phẩm trở đạo và con đã chọn bát chánh đạo.và con có nghe thầy thích nhật từ có giảng về bát chánh đạo trong khi đó thầy giảng người phật tử thật hành bát chánh đạo chỉ được phước hữu lậu còn người xuất gia thực hành bát chánh đạo mới có phước vô lậu.kg phải phật đã nói là chỉ cần diệt được tham sân si là đã được giải thoát rồi hay sao.cớ sao phải chấp vào hình tướng có quan trọng đâu.trong kinh phật cũng có nói là nếu ai thực hành theo bát chánh đạo sẽ có đệ nhất sa môn đệ nhị đệ tam đệ tứ hay sao
Bạn đã đến được nơi này nghĩa là đã có duyên với Tịnh Độ. Đã tìm thấy con đường tắt rồi thì hà tất chi phải tìm kiếm mãi con đường quanh co khác?
Bất luận tại gia hay xuất gia nếu hành pháp viên mãn thì đều giải thoát, không có sự phân biệt giữa người xuất gia hay tại gia. Mọi sự đều tuỳ duyên, người xuất gia nhưng tâm không trong sạch vẫn đầy rẫy tham thân si thì nghiệp tạo vẫn vậy, nếu chẳng mai mù quán để ái dục dẫn dắt lợi dụng hình ảnh người xuất gia mà trục lợi thì nghiệp càng thêm nặng, tại gia cũng vậy, nếu biết dụng tâm tu hành dù là xuất hay tại vẫn đều là đệ tử Phật. Xuất gia sẽ trợ duyên tốt hơn tại gia vì ta không dính vào chuyện thế gian quá nhiều. Căn bản cội gốc của việc tu hành là ở thân tâm mỗi người chứ chẳng do chiếc áo bên ngoài đánh giá. Người thế gian thì lại mắc tật lớn là thích đánh giá con người qua bề ngoài. Chiếc áo chỉ là chiếc áo, chiếc áo không nói lên điều gì, chỉ có sự vĩ đại trong nội tâm người mặc nó mới làm nên tất cả.
A Di Đà Phật
-37 trợ đạo theo thứ tự từ trước đến sau thì bao gồm:tứ niệm xứ,tứ chánh cần,tứ ý túc,ngũ căn,ngũ lực,thất bồ đề phần,bát chánh đạo.Bát chánh đạo là 8 trợ phẩm cuối cùng,muốn học được nó thì trước tiên phải học 29 phẩm trợ đạo kia trước.Chúng ta áp dụng cụ thể 37 trợ đạo vào pháp môn niệm Phật cho dễ hiểu
1.Để hiểu rõ thêm bạn có thể tham khảo về 37 trợ đạo,mình xin trích cắt gọn một phần trong A Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa-HT.TK giảng
Kinh: Lại nữa, Xá Lợi Phất! Cõi ấy thường có các loài chim kỳ diệu, đủ màu: Chim Bạch Hạc, chim Công, Vẹt, Xá Lợi, Ca Lăng Tần Già, Cộng Mạng. Các loài chim ấy, ngày đêm sáu thời, tiếng hót hòa nhã. Âm thanh ấy diễn nói lưu loát Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần, các pháp như thế.
– Kế đó cũng là trong vô lượng pháp môn, đức Phật chỉ nêu ra cương lãnh. Cương lãnh ấy thường được gọi là Ba Mươi Bảy Đạo Phẩm (Saptatriṃśad bodhipāk-ṣikā dharmāḥ). “Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần” đều thuộc về Ba Mươi Bảy Đạo Phẩm. Ba Mươi Bảy Đạo Phẩm chia thành bảy khoa, tức là bảy loại, trước đó còn có ba khoa, “Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc”. Trong kinh [A Di Đà], chẳng có ba khoa này, kinh chỉ nói bắt đầu từ Ngũ Căn và Ngũ Lực. Vì sao đức Phật chẳng nói ba khoa ấy? Nói thật ra, phàm là người đã sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, ba khoa ấy đều đầy đủ, đều viên mãn, cũng có nghĩa là “đều đã tốt nghiệp ba khoa ấy”. Dẫu là hạ phẩm hạ sanh, quý vị thấy giống như là “quán thân bất tịnh” trong Tứ Niệm Xứ, Đại Kinh cho biết người hạ phẩm hạ sanh sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, “thanh hư chi thân, vô cực chi thể”, há còn có bất tịnh?
Vì thế, cả ba khoa trước đều đã tốt nghiệp. Tứ Như Ý Túc (Catvāra-ṛddhipādāḥ) là nói tới thần thông, kinh dạy: Đã sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, (Thiên Nhãn thấy thấu suốt, Thiên Nhĩ nghe thông suốt, Tha Tâm biết trọn khắp), quý vị có thần thông gần giống như A Di Đà Phật! Vì lẽ đó, ba khoa kia chẳng cần thiết, học bắt đầu từ Ngũ Căn và Ngũ Lực; nhưng ba khoa này đến phần sau vẫn phải nêu ra bổ sung. Vì người Tây Phương Cực Lạc thế giới đã tốt nghiệp, nhưng đối với chúng ta trong hiện tiền, ba khoa ấy vẫn khá trọng yếu. Đoạn này có ý nghĩa rất sâu, đại sư chú giải rất nhiều, rất phong phú.
(Sớ: Ngũ Căn: Một là Tín, hai là Tấn, ba là Niệm, bốn là Định, năm là Huệ, có thể sanh thánh đạo, nên gọi là Căn. Lại như luận Câu Xá nói Căn có ba ý nghĩa.
Sao: Căn có hai ý nghĩa: Một là có thể Trì, Trì cái đã có, nhưng chính mình chẳng để mất. Hai là nghĩa có thể sanh những điều sau đó, sanh những cái chưa đạt được, lại còn tiến lên cầu cao hơn).
(Sao: Nói đến Tín Căn, nghĩa là đối với Đế Lý bèn thâm nhẫn, ưa muốn, nên gọi là Tín Căn).
Đây là cách giảng theo Pháp Tướng Duy Thức Tông. Nói đơn giản, Đế Lý là Tứ Đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo, bốn thứ chân thật. Khổ Tập là nhân quả thế gian, Diệt Đạo là nhân quả xuất thế gian, chúng ta phải nên giác ngộ, phải nên tin sâu chẳng nghi. Đức Phật nói hai tầng nhân quả thế gian và xuất thế gian, nói pháp thế gian thì nói quả trước, nói nhân sau. Vì sao? Quý vị nói “nhân” với hết thảy chúng sanh, do nhân vẫn chưa có kết quả, họ sẽ xem thường, chẳng để ý. Quý vị nói quả báo với họ, quả báo ở ngay trước mắt, họ sợ hãi, sẽ đặc biệt chú ý, nên nói quả trước. Quả là gì? Khổ! Trong Tứ Niệm Xứ đã nói “Quán Thọ là Khổ”. Thọ là gì? Cảm nhận, hoặc có thể nói là hưởng thụ. Sự hưởng thụ của quý vị trong hiện tại là khổ, đó là sự thật. Trong tam giới chẳng có lạc, đức Phật đã nói rõ những nỗi khổ nơi thân tâm chúng ta, quy nạp thành ba khổ, hoặc tám khổ, tổng cương lãnh là ba loại lớn. Ba loại lớn ấy là Tam Giới Khổ (các nỗi khổ trong ba cõi): Khổ Khổ, Hoại Khổ, Hành Khổ, chúng sanh trong Dục Giới thảy đều có; đến Sắc Giới Thiên, chẳng còn Dục, nên chẳng có Khổ Khổ, nhưng họ có Hoại Khổ và Hành Khổ. Dẫu đạt đến Vô Sắc Giới Thiên, chư thiên Vô Sắc Giới chẳng cần đến thân thể, rất tự tại, nay chúng ta gọi [Vô Sắc Giới Thiên] là Linh Giới, họ còn có Hành Khổ. Tuy chẳng có Hoại Khổ, nhưng còn có Hành Khổ, vẫn chẳng lìa khỏi khổ. Dục Giới của chúng ta khổ nhất!
Thứ hai là phải tin tưởng sâu xa nhân quả xuất thế gian. Đức Phật cũng là nói quả trước, quả là gì? Quả là Diệt. Chữ Diệt này còn được gọi là Niết Bàn, hoặc còn gọi là Viên Tịch. Diệt là gì? Diệt là diệt phiền não, diệt khổ nhân, diệt khổ quả, tiêu diệt khổ nhân lẫn khổ quả. Hiện thời, rất nhiều người dùng sai ý nghĩa này, ngỡ là gì? Người xuất gia chết bèn gọi là Viên Tịch, nực cười thay! Viên là công đức viên mãn, Tịch là tâm địa thanh tịnh, thanh tịnh tịch diệt, mang ý nghĩa này. Viên Tịch rõ ràng là sự chứng đắc trong khi còn sống. Thuở ấy, Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện dưới cội Bồ Đề, đêm trông thấy sao Mai bèn thành Tối Chánh Giác, Tối Chánh Giác là gì? Là chứng đắc Viên Tịch. Thích Ca Mâu Ni Phật ba mươi tuổi chứng đắc Viên Tịch. Nếu người đã chết bèn gọi là Viên Tịch thì có ai chẳng viên tịch? Ai nấy đều viên tịch, cần gì phải tu nữa? Viên là nói tới chuyện “nhân viên, quả mãn”, tu hành viên mãn!
Ở đây nói “vị ư Đế Lý” (nghĩa là đối với Đế Lý), [Đế Lý là] Tứ Đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Chư vị phải biết Tứ Đế có Tạng, Thông, Biệt, Viên. Nay Tứ Đế được nói trong Tịnh Độ Tông là Viên Giáo Tứ Đế. Tịnh Độ Tông là đại pháp viên đốn. Cổ đức đã nói, như trong sách Yếu Giải, Ngẫu Ích đại sư đã nói: Kinh Di Đà là “Hoa Nghiêm áo tạng, Pháp Hoa bí tủy”. Ông Bành Tế Thanh nói kinh Vô Lượng Thọ là Trung Bổn Hoa Nghiêm, kinh A Di Đà là Tiểu Bổn Hoa Nghiêm. Vì thế, kinh này là thuần viên, cực viên, là viên nhất trong các pháp viên. Do đó, Ba Mươi Bảy Đạo Phẩm được nói trong kinh này là Viên Giáo Đạo Phẩm.
Đối với điều này, chúng ta phải “thâm nhẫn”, “nhẫn” (忍) là tin tưởng, chẳng hoài nghi. Nhẫn có nghĩa là “an trụ”, tâm an trụ nơi đạo lý ấy, trọn chẳng hoài nghi, trọn chẳng lay động, đó là “thâm nhẫn”. “Nhạo” (樂) là ưa thích, yêu chuộng. “Dục” (欲) là dục vọng (ham muốn, mong mỏi). Ta muốn nương theo lý luận và phương pháp này để tu học, rất hoan hỷ chiếu theo lý luận và phương pháp ấy để tu học thì gọi là “nhạo dục”. Như thế gọi là Tín Căn, lòng tin của quý vị mới có cội rễ.
Chữ Tín chẳng dễ dàng! Nay chúng ta muốn tu pháp môn Tịnh Độ, nghe người ta giảng Thiền Tông ở bên kia, trong tâm hâm mộ, vẫn mong được học. Nghe nói ở chỗ nọ có quán đảnh Mật Tông, cũng muốn tới tham gia, đó là gì? Tuy có Tín, chẳng có Căn! Tín mà chẳng có cội rễ, bèn giống như bèo trôi trên nước, bị gió thổi giạt, chẳng thể có thành tựu. Vì lẽ đó, Tín có Căn đáng quý, quý vị rất có thể thành tựu. Tín mà chẳng có Căn, chỉ gieo phước đức trong tám thức điền mà thôi, chẳng thể nào thành tựu trong một đời này. Do đó, các đồng tu hãy nên tự mình kiểm điểm đôi chút, cũng có thể quan sát các đồng tu học Phật, người nào có thành tựu, kẻ nào chẳng có thành tựu, trong tâm chúng ta đều nhận biết, cũng có thể nói rất rõ ràng: Phàm là kẻ tâm địa dao động, thấy lạ, nghĩ khác, kẻ ấy chẳng thể có thành tựu trong một đời này. Phàm là người kiên trì tin tưởng, chẳng nghi ngờ, trọn chẳng dao động, người ấy sẽ thành tựu trong một đời này.
Trong Ngũ Căn, Tín Căn quan trọng nhất. Vì chẳng có Tín Căn, những điều tiếp theo là Tinh Tấn, Niệm, Định, Huệ đều chẳng thể có, chẳng thể nào phát sanh. Do vậy, những điều sau như Tấn, Niệm, Định, Huệ đều do Tín mà thành tựu. Do vậy, có thể biết, Tín trọng yếu ngần ấy! Đại Luận có nói: “Tín vi đạo nguyên, công đức mẫu” (Tín là nguồn đạo, mẹ công đức). Tín là cội nguồn nhập đạo, là mẹ của hết thảy công đức. “Mẫu” mang ý nghĩa tỷ dụ “có thể sanh”, Tín có thể sanh hết thảy công đức, điều này đã nêu rõ tầm quan trọng của Tín.
(Sao: Tấn Căn là đã tin lý này, siêng cầu chẳng dứt, bèn gọi là Tấn
Tấn là trong các sự tu tập nhằm đoạn các thứ thiện ác, dùng sự mạnh mẽ, can đảm làm tánh để đối trị giải đãi, chú trọng viên mãn các điều thiện)
(Sao: Đã cầu lý ấy, niệm tại đâu, nghĩ tại đó, nhớ rõ chẳng quên, bèn gọi là Niệm).. Niệm y báo và chánh báo trang nghiêm trong Tây Phương Cực Lạc thế giới; đó là chánh niệm. Niệm những chuyện khác đều là vọng niệm, đều là tạp niệm, gây chướng ngại rất lớn cho người tu Tịnh nghiệp chúng ta.
(Sao: Định Căn là đã niệm lý ấy, duyên chắc chắn nơi một cảnh, tương ứng chẳng tán loạn thì gọi là Định).
Chúng ta quy nạp toàn bộ vào Tịnh Độ để nói thì tâm định nơi A Di Đà Phật, định nơi Tây Phương Cực Lạc thế giới, suốt đời quyết định tu học pháp môn này.
(Sao: Huệ Căn là tâm đã định nơi đạo, lại còn chánh quán phân minh, quyết trạch đúng sai, bèn gọi là Huệ).
Huệ do đâu mà có? Huệ do Định mà có. Tâm đã thật sự định, thật sự thanh tịnh, liền sanh trí huệ.
(Sao: Có thể sanh thánh đạo. Do năm pháp ấy điều hòa, đối trị cái tâm, ví như Âm và Dương hòa hợp, khiến cho hết thảy hạt giống đều được sanh thành)
Nếu áp dụng năm pháp ấy vào tu đạo, đạo nghiệp nhất định thành tựu. Vận dụng năm pháp ấy vào bất cứ chuyện gì, [chuyện ấy] chắc chắn thành tựu.
(Sớ: Ngũ Lực là năm căn trên đây tăng trưởng, có sức mạnh to lớn, nên gọi là Lực).
Điều thù thắng của Căn là nó có thể tăng trưởng, nhưng sức mạnh của nó khá yếu. Giống như một hạt giống, có thể sanh trưởng, nhưng lúc mới mọc chỉ là một cây non mà thôi, chẳng phải là một cội đại thụ. Cây non gặp phải gió to, liền bị thổi trốc rễ, vì nó chẳng có sức. Nó ắt phải tăng trưởng không ngừng, sau khi trưởng thành, nó sẽ có sức, vững bền, chẳng bị bật trốc. Ngũ Lực là Ngũ Căn tăng trưởng; khi ấy, nó thật sự có tác dụng.
(Sao: Lực có hai nghĩa: Một là chẳng bị kẻ khác khuất phục, hai là lại có thể khuất phục kẻ khác).
(Sao: Tín Lực. Tin sâu Đế Lý, càng thêm tăng trưởng. Có thể ngăn che nghi hoặc, chẳng bị dao động. Có thể chống lại tà thuyết, ngoại đạo. Chẳng bị mê loạn. Có thể phá phiền não, chẳng bị xâm hại.).
(Sao: Tấn Lực: Tấn Căn tăng trưởng, có thể phá các thứ giải đãi nơi thân tâm, thành tựu các thứ sự nghiệp xuất thế.
Diễn: Tấn Căn tăng trưởng: Trước kia, tuy có Tấn Căn, nhưng nếu chẳng có Lực, ắt các thứ chủng tử giải đãi chẳng tu Tam Học, Lục Độ từ vô thỉ đến nay vẫn có thể phát sanh, [khiến cho] các thứ sự nghiệp xuất thế bị thoái đọa. Nay đắc Tấn Lực, ắt mãnh tướng tinh tấn có thể hàng phục ma quân giải đãi, thành tựu các sự nghiệp Tam Học, Lục Độ)
(Sao: Niệm Lực là Niệm Căn tăng trưởng, có thể phá tà niệm, thành tựu hết thảy chánh niệm xuất thế).
(Sao: Định Lực: Định Căn tăng trưởng, có thể phá hết thảy các tạp loạn tưởng, phát khởi các thứ Thiền Định Sự và Lý).
(Sao: Huệ Lực là Huệ Căn tăng trưởng, có thể phá hết thảy các kiến giải tà vạy, ngoại đạo, có thể đoạn hết thảy những chấp trước Thiên,
Tiểu v.v…).
(Sớ: Thất Bồ Đề Phần chính là Thất Giác Chi. Cũng là do Căn và Lực trên đây mà đạt được tác dụng này của Huệ. Nghĩa là: Một là Niệm, hai là Trạch Pháp, ba là Tinh Tấn, bốn là Hỷ, năm là Y, sáu là Định, bảy là Xả. Một thuyết khác nói là: Một là Trạch Pháp, hai là Tinh Tấn, ba là Hỷ, bốn là Trừ, năm là Xả, sáu là Định, bảy là Niệm. Nay dựa theo thuyết sau để giải thích)
Do vậy, có thể biết: Chẳng có Căn và Lực, Thất Bồ Đề Phần tuyệt đối chẳng thể dùng được. Điều thứ nhất trong Thất Bồ Đề Phần là Trạch Pháp. Chẳng có trí huệ, quý vị làm sao có thể chọn lựa pháp môn cho được? Chọn lựa pháp môn phải cậy vào trí huệ. Trí huệ có lớn, nhỏ, cạn, sâu, thiên, viên khác nhau, quý vị quyết trạch (chọn lựa, quyết định) pháp môn sẽ khác nhau, tùy thuộc quý vị chọn lựa pháp gì trong biển cả Phật pháp?
(Sao: Một là Trạch Pháp, khi quán các pháp, có thể khéo giác liễu, phân biệt chân và ngụy).
Nghiêm túc tu học pháp môn này, quý vị sẽ có con mắt Trạch Pháp. Quý vị có con mắt Trạch Pháp, thì nói cách khác, Căn và Lực của quý vị tự nhiên thành tựu. Quý vị chẳng có Căn và Lực, làm sao có thể có con mắt Trạch Pháp cho được? Chỉ có Căn và Lực kiên cố thì quý vị mới có con mắt Trạch Pháp.
(Sao: Hai là Tinh Tấn, khi tu đạo pháp, khéo có thể giác ngộ, hiểu rõ, chẳng lầm lạc hành khổ hạnh vô ích).
Đối với Tinh Tấn trong Thất Bồ Đề, sau khi chọn lựa pháp môn, chuyện khẩn yếu nhất là Tinh Tấn. Tinh Tấn thì nhất định phải chuyên ròng. Thiện căn của Bồ Tát gồm một điều là Tinh Tấn.
(Sao: Ba là Hỷ. Khi tâm đạt được pháp hỷ, bèn khéo có thể giác ngộ, hiểu rõ, chẳng vui theo pháp điên đảo).
“Pháp hỷ”: Tu pháp tương ứng, tự nhiên có một niềm hỷ duyệt (vui sướng, thỏa thích). Niềm hỷ duyệt ấy chẳng do cảnh giới bên ngoài kích thích. Pháp điên đảo là pháp thế gian hoặc pháp ngoại đạo. Quý vị đạt được tiếng tăm, lợi dưỡng trong thế gian, bèn rất hoan hỷ, đó là do pháp điên đảo mà sanh hỷ.
(Sao: Bốn là Trừ, khi trừ các kiến giải và các phiền não, có thể khéo giác ngộ, hiểu rõ, đoạn dứt hư ngụy, chẳng tổn hoại thiện căn chân chánh).
(Sao: Năm là khi xả cảnh đã thấy hoặc nghĩ tới, có thể khéo giác ngộ, hiểu rõ lấy và bỏ là hư ngụy, vĩnh viễn chẳng nhớ lại).
Trong câu này, đã định nghĩa rất rõ ràng Trừ và Xả. Trừ là trừ nơi Năng (chủ thể), còn Xả là xả Sở (nơi đối tượng). Trừ là đoạn trừ phiền não của chính mình, Xả là chẳng chấp trước cảnh bên ngoài. Trừ là đối với Tâm (tám thức) và Tâm Sở trong nội tâm, tức là chẳng chấp trước tám thức và năm mươi mốt Tâm Sở, nên gọi là Trừ, [tức là] đoạn trừ. Xả là ứng với cảnh giới bên ngoài, đối với ngũ dục, lục trần, chẳng chấp trước ngoại cảnh. Một đằng nói theo phía Năng, một đằng nói theo phía Sở.
(Sao: Sáu là Định, khi phát khởi các Thiền Định, có thể khéo giác ngộ, hiểu rõ các môn Thiền là hư giả, chẳng sanh lòng yêu thích).
(Diễn: Nhưng do niềm vui Thiền Định có thể bồi bổ tinh thần, nên [hành giả] có thể sanh lòng mê đắm).
Thiền Định là chân lạc! Sự thụ dụng, niềm vui ấy, bất cứ sự vui sướng nào do hưởng thụ trong thế gian đều chẳng thể sánh bằng! Nhưng sự vui sướng ấy vẫn chẳng phải là thật, vì sao? Chưa kiến tánh! Bao nhiêu người tu hành đạt đến cảnh giới ấy liền chấp trước vào chỗ này, nên công phu chẳng thể tiến triển, vẫn biến thành giải đãi, đọa lạc, cho nên phải xả! Dẫu cho Tứ Thiền, Bát Định đã đạt đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên, vẫn đều là Thiền Định thế gian, chẳng thể đột phá, rất khó thành tựu. Người có công phu định lực sâu, có thể hễ ngồi xếp bằng bèn ngồi hai tuần hoặc ba tuần chẳng xuất định, thậm chí ngồi đến hai, ba tháng; công phu càng sâu hơn có thể ngồi hai ba năm chẳng xuất định. Hữu dụng hay không? Chẳng thoát khỏi tam giới. Nếu là người tu pháp môn Tịnh Độ, có công phu như vậy, quyết định vãng sanh! Pháp môn này thù thắng.
(Sao: Bảy là Niệm, khi tu đạo xuất thế, có thể khéo giác ngộ, hiểu rõ, thường khiến cho Định và Huệ quân bình).
“Niệm” có nghĩa là Định và Huệ giữ cân bằng, Định và Huệ phải bình đẳng. Bất bình đẳng sẽ mắc khuyết điểm gì?
Huệ nhiều, Định ít! Huệ nhiều là vọng niệm, phân biệt là huệ, chẳng phân biệt là Định. Định và Huệ phải cân bằng thì công phu cũng rất đúng nề nếp, lệch về bên nào sẽ đều không được. Huệ nhiều hơn Định là dấy vọng tưởng, vọng tưởng rất nhiều. Định nhiều hơn Huệ bèn buồn ngủ, tinh thần không thể phấn chấn nổi. Đây là hai căn bệnh thường thấy nhất, rất nhiều đồng học mắc phải. Mắc phải cũng đừng sợ. Từ xưa tới nay, vào thời Thích Ca Mâu Ni Phật, các đệ tử cũng như vậy. Vấn đề là bản thân chúng ta phải biết điều hòa cái tâm. Ví như trong lúc hôn trầm, kinh hành hoặc lạy Phật là phương pháp, còn có một phương pháp nữa là lớn tiếng niệm Phật. Khi vọng niệm nhiều, ắt phải dùng công phu Định, hoặc là niệm Phật. Chúng ta thường nói là “truy đảnh niệm Phật”, có thể niệm Phật hiệu với tốc độ nhanh hơn. Câu này nối tiếp câu kia, khiến cho vọng niệm chẳng dễ dàng dấy lên; những cách ấy đều là phương pháp.
(Sớ: Bát Thánh Đạo còn gọi là Bát Chánh Đạo. Do trước đó đã chọn lựa pháp, nên nhập Chánh Đạo, tức là: Một là Chánh Kiến, hai là Chánh Tư Duy, ba là Chánh Ngữ, bốn là Chánh Nghiệp, năm là Chánh Mạng, sáu là Chánh Tinh Tấn, bảy là Chánh Niệm, tám là Chánh Định. )
(Sao: Một là Chánh Kiến, luận Tạp Tập nói: “Nếu khi tu giác chi, đã đạt được chân giác, dùng huệ để kiến lập vững vàng, hiểu rành rẽ đế lý, chẳng bị sai lầm”).
Tâm trí của quý vị an trụ trong pháp môn này, ý nghĩa này nhằm nói tới sự chuyên tu. Sau khi đã chọn quyết định pháp môn này bèn chuyên tu. Chuyên tu là trí huệ. Chẳng có trí huệ, sẽ không thể chuyên. Có trí huệ thì người ấy mới có thể chuyên tu, biết pháp đã được chọn chẳng sai lầm, chọn lựa rất chánh xác. Vì sao biết là chánh xác?
(Sao: Hai là Chánh Tư Duy, khi thấy lý ấy. Tương ứng với tâm vô lậu, suy nghĩ, trù tính, nhằm tăng trưởng nhập Niết Bàn).
Chánh Tư Duy là tư duy vô lượng hạnh nguyện của A Di Đà Phật, tư duy công đức tiếp dẫn hết thảy chúng sanh của A Di Đà Phật, tư duy khi A Di Đà Phật tu nhân đã phát đại tâm. Những điều ấy hoàn toàn có trong kinh Vô Lượng Thọ và kinh Di Đà; chúng ta đọc tụng kinh điển là Chánh Tư Duy.
(Sao: Ba là Chánh Ngữ, không chỉ là tâm không suy nghĩ tà vạy, mà còn dùng vô lậu trí để khéo nhiếp bốn nghiệp nơi miệng, khiến chúng trụ trong bốn thiện ngữ).
Bốn thiện ngữ là không nói dối, không nói đôi chiều, không ác khẩu, không nói thêu dệt; đó là bốn thiện nghiệp thuộc về khẩu trong Thập Thiện Nghiệp Đạo. Chánh Ngữ (Samyag-vāk) của người niệm Phật là một câu “nam-mô A Di Đà Phật”, câu này là Chánh Ngữ.
(Sao: Bốn là Chánh Nghiệp, dùng vô lậu trí trừ hết thảy [những nghiệp thuộc về] ba loại tà nghiệp nơi thân, trụ trong thân nghiệp thanh tịnh).
ba tà nghiệp nơi thân là giết, trộm, dâm. Chánh Nghiệp (Samyak-karmānta): Nghiệp là tạo tác. Trong lúc đang tạo tác thì gọi là Sự, sau khi đã tạo tác xong, kết quả [của sự tạo tác ấy] được gọi là Nghiệp. Quý vị tạo chuyện tốt, kết quả là thiện nghiệp; quý vị tạo chuyện bất hảo, kết quả là ác nghiệp. Có nghiệp bèn phải chịu báo, thiện nghiệp đạt thiện báo, ác nghiệp ắt là ác báo, quả báo thiện ác chẳng sai mảy may. Do đó, đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật được coi là nghiệp gì? Trong ba thiện đạo của lục đạo chẳng có A Di Đà Phật, trong ba ác đạo cũng chẳng có A Di Đà Phật, chúng ta tạo nghiệp ấy không ở trong lục đạo luân hồi, vì lục đạo luân hồi chẳng có nghiệp ấy. Nghiệp ấy tương ứng với Tây Phương Cực Lạc thế giới, nên Phật môn gọi nghiệp đã tạo của người niệm Phật là “tịnh nghiệp”. Quý vị tạo nghiệp Tây Phương Tịnh Độ, đã tạo thành, đương nhiên quả báo ở tại Tây Phương Tịnh Độ, tốt lắm! Thế gian có rất nhiều chuyện tốt, việc thiện, kinh Vô Lượng Thọ nói rất hay: “Túng nhiên cúng dường Hằng hà sa số Phật, Bồ Tát, thánh nhân, bất như nhất niệm cầu Chánh Giác” (Dẫu là cúng dường Hằng hà sa số Phật, Bồ Tát, thánh nhân, chẳng bằng một niệm cầu Chánh Giác). Cúng dường Phật, Bồ Tát nhiều ngần ấy là tu thiện nghiệp. Thiện nghiệp thì quả báo trong tương lai là ở trong ba thiện đạo, không thoát khỏi tam giới. Kinh Vô Lượng Thọ nói “kiên dũng cầu Chánh Giác” (kiên quyết, dũng mãnh cầu Chánh Giác) nghĩa là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi. Đó mới là đại thiện chân chánh, đại thiện bậc nhất. Hy vọng các đồng tu phải giác ngộ; trong hết thảy các thiện pháp, niệm Phật là điều thiện bậc nhất, chẳng còn tạo những nghiệp khác nữa!
(Sao: Năm là Chánh Mạng, dùng trí vô lậu để trừ năm thứ tà mạng nơi ba nghiệp).
(Diễn: Năm thứ tà: Một là vì lợi dưỡng bèn dối trá hiện tướng đặc biệt, lạ lùng. Điều này thuộc về thân nghiệp).
(Diễn: Hai, vì lợi dưỡng mà tự nói công đức).
(Diễn: Ba là xem tướng, cát hung).
(Diễn: Bốn là lớn tiếng ra oai khiến cho kẻ khác kính sợ).
(Diễn: Năm, khoe [chính mình] đã được cúng dường khiến cho người khác động tâm, điều này thuộc về ý nghiệp).
(Sao: Sáu là Chánh Tinh Tấn (Samyag-vyāyāma), do trí vô lậu, hãy nên siêng hành tinh tấn, nhằm tiến đến đạo Niết Bàn).
(Sao: Bảy là Chánh Niệm (Samyak-smṛti), do vô lậu trí. Đối với pháp chánh đạo và pháp trợ đạo đáng nên niệm, tâm chẳng lay động, mất chánh niệm).
Các vị tổ sư đại đức khác nói: Một câu A Di Đà Phật là chánh đạo, lục độ vạn hạnh là trợ đạo. Lấy niệm Phật làm chủ, coi những pháp môn khác là phụ trợ.
(Sao: Tám là Chánh Định, do tương ứng với vô lậu trí, nên chánh trụ nơi lý, quyết định chẳng đổi dời. Đều nói là Chánh, vì chẳng lệch lạc, tà vạy, nên gọi là Chánh, có thể đạt tới Niết Bàn nên gọi là Đạo).
(Sao: Nếu xét theo phẩm Ly Thế Gian trong kinh Hoa Nghiêm thì Bát Chánh Đạo đều là Bồ Tát đạo. Chánh Kiến là xa lìa hết thảy các tà kiến. Chánh Tư Duy là bỏ cái tâm phân biệt hư vọng, tùy thuận Nhất Thiết Trí. Cho đến Chánh Định là khéo nhập môn giải thoát chẳng thể nghĩ bàn của Bồ Tát, từ trong một tam-muội mà xuất nhập các tam-muội. Giải rằng: “Lấy đoạn văn ấy làm chứng, há [Bát Chánh Đạo] chẳng sâu mầu ư?” Dựa theo đó để suy ra, Thất Giác, Ngũ Căn, Ngũ Lực, ba mươi bảy phẩm đều là thuận theo căn cơ, kiến giải của chúng sanh khi tu nhân mỗi người mỗi khác mà chứng đại quả hay tiểu quả, nhưng ai nấy đều có sở đắc).
(Sớ: Nói “các pháp giống như vậy” thì “đẳng” là Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, thành ba mươi bảy phẩm, và hết thảy các pháp khác).
(Sao: Tứ Niệm Xứ… Nghĩa là quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã).
(Sao: Tứ Chánh Cần: Xem giải thích trong đoạn văn thuộc phần trước. Do sanh thiện, diệt ác, chẳng lười nhác, buông lung. Siêng năng những chuyện đáng nên siêng năng, do hợp lý nên gọi là Chánh Cần).
(Sao: Tứ Như Ý còn gọi là Tứ Thần Túc).
(Sao: Do Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần mà tinh tấn tăng thêm nhiều, Định tâm khá yếu, tu bốn thứ Định lực này để nhiếp tâm, ắt Trí và Định sẽ cân bằng, có thể đoạn kết sử, sở nguyện đều toại, nên gọi là Như Ý Túc. Hợp bảy loại này sẽ thành ba mươi bảy phẩm).
Như Ý có ý nghĩa gì? Đầu của cây Như Ý cong ngược lại, nhìn thấy thứ ấy, bèn nghĩ: “Ta phải tri túc, phải quay đầu. Đủ rồi! Chớ nên mong nhiều hơn nữa”. Quay đầu như ý, hễ quay đầu bèn như ý. Nhà Phật nói: “Quay đầu là bờ”. Phú quý đến một mức độ nào đó, chớ nên tăng hơn nữa. Tăng hơn nữa, họa hại sẽ đưa tới! Do đó, đã đạt đến một mức độ kha khá, người có trí huệ bèn quay đầu, chẳng cầu nữa
Nói thêm, ba khoa trước hết sức quan trọng đối với sự tu học của chúng ta. Thế giới được nói trong kinh là Tây Phương Cực Lạc thế giới, chẳng phải là thế giới của chúng ta. Đối với Tây Phương Cực Lạc thế giới, A Di Đà Phật chẳng cần nói tới ba khoa trước, vì sao chẳng cần nói? Quý vị ngẫm xem, có kẻ nào vãng sanh mà chẳng trọn đủ? Chẳng trọn đủ điều kiện nơi ba khoa trước thì về căn bản là chẳng thể vãng sanh, chư vị ngẫm xem có đúng hay không? Chắc là có kẻ nói: “Có rất nhiều người vãng sanh chưa hề học Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc trong phần trước, họ cứ niệm một câu A Di Đà Phật mấy năm bèn vãng sanh!” Chẳng sai! Họ chưa hề học; nhưng quý vị hãy quan sát cặn kẽ một phen, một câu A Di Đà Phật có trọn đủ ba khoa phía trước hay chăng?
Tứ Niệm Xứ là thấy thấu suốt! Nếu họ chẳng thấy thấu suốt thế giới này, có thể vãng sanh hay không? Chẳng thấy thấu suốt thế giới này, còn lưu luyến thế giới này, sẽ chẳng thể vãng sanh! Tuy chẳng hề học Tứ Chánh Cần, quý vị thấy người vãng sanh ấy khi còn sống có phải là đoạn ác tu thiện hay không? Họ không chỉ chẳng làm chuyện xấu, mà ý niệm xấu cũng chẳng dấy lên, một bầu thiện tâm chịu giúp đỡ người khác, vậy thì Tứ Chánh Cần đâu cần học, bản thân người ấy đã trọn đủ. Tứ Như Ý Túc, nói đơn giản là chuyên ròng, như kinh Vô Lượng Thọ đã nói “một mực chuyên niệm”. Tâm người ấy cũng đã định rồi, nhất tâm nhất ý chỉ niệm A Di Đà Phật, Tứ Như Ý Túc liền trọn đủ. Tuy chẳng học, nhưng người ấy đích xác thảy đều trọn đủ, nên mới có thể vãng sanh! Nếu không trọn đủ, dẫu niệm Phật suốt đời vẫn chẳng thể vãng sanh.
Nói thật ra, người niệm Phật đông đảo, người vãng sanh hiếm hoi! Những kẻ niệm Phật mà chẳng vãng sanh, tức là tâm chẳng tương ứng với Niệm Xứ, Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, nên chẳng thể vãng sanh. Phàm là người niệm Phật vãng sanh, nhất định trọn đủ, bất luận người ấy có học hay không. Tuy người ấy làm được, quý vị hỏi người ấy Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần là gì, người ấy không biết. Tuy không biết, nhưng đều làm được, trong tâm hạnh chẳng có mảy may khiếm khuyết, thật sự làm được. Tuy làm được, người ấy chẳng hiểu, vì chưa hề học Giáo, nhưng người ấy quyết định vãng sanh. Do điều này ta có thể biết: Học Giáo hay không chẳng sao cả! Hiểu thì tốt, chẳng hiểu vẫn vãng sanh y hệt! Đạo lý ở chỗ này!
Sau khi đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, A Di Đà Phật giáo hóa các vị Bồ Tát vẫn từ Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo để dạy. Đương nhiên, Ba Mươi Bảy Đạo Phẩm được giảng trong Tây Phương Cực Lạc thế giới là Ba Mươi Bảy Đạo Phẩm của Viên Giáo, chẳng phải là Đạo Phẩm bình phàm!
A Di Đà Phật
Tiến sĩ Thích Nhật Từ nói đúng. Người tại gia tập thực hành Bát Chánh Đạo khó tiến xa, chỉ được phước hữu lậu!
A Di Đà Phật.
63) Hỏi: Thường nghĩ đến chuyện “Bỏ ác tu thiện” mà Niệm Phật, so với thường nghĩ đến ý chỉ của Bổn Nguyện mà Niệm Phật. Điều nào hay hơn?
Đáp: Bỏ ác tu thiện tuy là lời răn chung của chư Phật, nhưng hạng phàm phu thời mạt pháp như chúng ta thường làm ngược lại!
Nếu chỉ tự mình mà chẳng nương vào Bổn Nguyện thì e rằng khó mà ra khỏi sinh tử.
64) Hỏi: Thiện Đạo Hòa Thượng cho rằng Thánh Đạo môn là giáo pháp phương tiện, xuất phát từ đâu?
Đáp: Cuốn PHÁP SỰ TÁN chép:
“ Như Lai xuất hiện nơi ngũ trược.
Tùy nghi phương tiện dạy chúng sanh.
Hoặc nói “đa văn” mà được độ.
Hoặc thuyết “tiểu giải” chứng tam minh.
Hoặc dạy “phước huệ” cùng trừ chướng.
Hoặc giáp “thiền niệm” ngồi tư duy.
Tất cả pháp môn đều giải thoát.
Không hơn Niệm Phật vãng Tây Phương”.
Hỏi: Đã nói rằng: “Tất cả pháp môn đều giải thoát”, sao lại lấy đoạn văn nầy làm chứng cứ?
Đáp: Ở trên nói: “Tùy nghi phương tiện dạy chúng sanh”, kế đến là “Tất cả pháp môn đều giải thoát”, và cuối cùng là “Không hơn Niệm Phật vãng Tây Phương”. Rõ ràng là ngoài Niệm Phật vãng sinh ra, tất cả đều là phương tiện. (hãy suy ngẫm thật kỹ lưỡng lại đoạn này)
65) Thánh Đạo Môn (các tông phái khác) đều tu cái “nhân” của tam thừa, tứ thừa để được cái “quả” của tam thừa, tứ thừa. Do đó không thể so sánh với hạnh Niệm Phật. Còn trong Tịnh Độ Môn thì các hạnh (đọc tụng kinh điển, lễ bái, quán tưởng, quán tượng…) và hạnh Niệm Phật đều là “nhân” để vãng sinh nên có thể so sánh.
Nhưng các hạnh đều chẳng phải tương ưng với A Di Đà Phật Bổn Nguyện, do đó quang minh của Đức A Di Đà chẳng thu nhiếp, mà Đức Thích Ca cũng chẳng phó chúc. Bởi thế Thiện Đạo Đại Sư dạy: “Tất cả các hạnh khác tuy gọi là thiện, nhưng nếu so với Niệm Phật thì hoàn toàn không thể so sánh nổi”.
66) Các Đại sư hoằng dương Pháp môn Tịnh Độ thời nào cũng có nhiều, tất cả đều khuyên người tu Tịnh Độ phát Bồ Đề Tâm và đều lấy hạnh “Quán Tưởng” làm chánh. Chỉ duy một mình Đại sư Thiện Đạo cho rằng không phát Bồ Đề Tâm cũng được vãng sinh và nhận định rằng hạnh “Quán Tưởng” chỉ là trợ nghiệp cho hạnh “Xưng Danh” mà thôi. Theo thiển ý, người tu Tịnh Độ nếu không tuân theo ý của Ngài Thiện Đạo thì e rằng khó được vãng sinh. Hãy ghi nhớ!
67) Một đệ tử hỏi: Nếu trí tuệ là điều cần yếu để vãng sinh thì con người minh mẫn theo thầy học. Còn nếu chỉ cần xưng danh là đủ thì không mong gì khác. Xin Thầy từ bi khai thị cho, con sẽ tuyệt đối vâng theo như lời Phật dạy vậy.
Ngài đáp: Chánh nghiệp vãng sinh thì trọng yếu là xưng danh. Rõ ràng là chẳng phân biệt có trí tuệ hay không có trí tuệ, cần gì phải học hành cho lắm! Chi bằng cứ lo Niệm Phật, thì sẽ mau được vãng sinh Tịnh Độ, gặp mặt Thánh chúng, được nghe pháp môn. Hơn nữa cõi kia trang nghiêm, ngày đêm thuyết pháp sâu xa, do đó sẽ tự nhiên khai phát thắng giải mà chứng Vô Sinh Nhẫn. Nếu chưa biết ý nghĩa của Niệm Phật vãng sinh thì học cho biết, đơn sơ là đủ. Nếu ham học rộng, biết bao nhiêu cho cùng. Hãy siêng năng Niệm Phật là hơn cả.
9) Kinh QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ chép rằng: “Quang minh soi chiếu khắp mười phương thế giới, thâu nhiếp không rời các chúng sinh niệm Phật ”. Quang minh của Đức A Di Đà chỉ soi chiếu người niệm Phật, chẳng soi chiếu người tu các hạnh khác. Bởi thế người cầu sinh sang cõi Cực Lạc phải biết Niệm Phật là trọng yếu.
10) Bổn Nguyện thâm trọng sau năm kiếp tư duy chép trong kinh PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ là: “Chẳng kể thiện hay ác, chẳng quản trì giới hay phá giới, chẳng tính tại gia hay xuất gia, chẳng luận có trí hay không có trí. Chỉ pháp Đại Bi Bình Đẳng, nay đã thành Phật ”. Trụ vào cái Tâm Tha Lực ( nguyện lực của Đức A Di Đà) mà Niệm Phật thì chỉ trong khoảnh khắc, đã được dự vào sự nhiếp thọ của Đức Phật A Di Đà.
*** Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân ***
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thầy thích trí huệ có giảng bát chánh đạo chỉ cần thực hành chánh kiến và chánh tư duy là đã chứng sơ quả rồi.với lại con chỉ thực hành 5 chánh kiến đầu thôi và quán chiếu pháp vô thường khổ vô ngã để diệt các kiết sử
A Di Đà Phật.
Chạo bạn Tieu Nhi,
Hám Sơn Đại Sư có nói: “Đạo nói thì dễ, khó tỏ thông”.
Khi gặp bất ngờ về những chuyện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày (khảo nghiệm), thường thì mấy ai chánh kiến tỏ thông?
Hãy cố gắng siêng năng “Niệm Phật” là hơn cả.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thành thật cảm ơn phúc đáp của liên hữu Huệ Tịnh!
A DI ĐÀ PHẬT!
Niệm Phật 3 Năm Biết Trước Ngày Vãng Sanh Tự Đào Mộ Cho Mình