Nằm ngủ niệm Phật dĩ nhiên là chẳng cung kính, hãy nên kê tay phải dưới đầu, tay trái đặt trên đùi trái, đấy gọi là thế nằm Cát Tường. Quán tưởng thân mình quỳ trước đức Phật, hai tay chắp lại, cung kính thầm niệm, chẳng nên niệm ra tiếng. Nếu đầu giường có để đồng hồ để giúp mình niệm thì càng hay. Niệm mãi đến khi ngủ thiếp đi mới thôi. Tỉnh giấc trong đêm cũng làm thế. Trong cả đời người, chuyện ngủ nghê hao hớt quang âm quá nửa. Nhiếp tâm niệm Phật như thế chính là lợi dụng thời gian bị bỏ phế, công hiệu rất lớn. Nếu như vận dụng tinh thần niệm lâu bị mất giấc ngủ thì có thể lắng lòng tu pháp Ngọa Thiền.
Ngọa Thiền là buông bỏ thân tâm, một niệm chẳng sanh, hệt như ngồi Thiền. Tu tập pháp Ðịnh này lâu ngày thì dù có ngủ mê vẫn chẳng điên đảo. Kẻ tại gia bộn bề công việc, ngay lúc ấy là tự do hãy gắng sức tu cách này thì công phu vô thượng đạt được ngay trong khi ngủ nghỉ.
Ông Tô Ðông Pha nói: “Chỉ trong năm canh mới vứt bỏ được việc nhà”. Vô luận là tại gia hay xuất gia đều hãy nên tận lực tu tập pháp này. Lâu ngày trong khi ngủ nghỉ vẫn có thể niệm Phật chẳng ngớt. Nhưng chẳng nên căng thẳng tinh thần quá mức, chỉ cốt sao tâm niệm, tâm nghe thì dễ ngủ, chẳng đến nỗi niệm lâu ngày bị mất ngủ.
Pháp nhiếp tâm trong khi ngủ của cư sĩ Hà Hiển Từ
Trích NIỆM PHẬT PHÁP YẾU
Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân sưu tập
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
Em hiểu ra được một cách để điều trị bệnh trầm cảm là sau khi ăn, ta nên nghe những bản nhạc vui vẻ hoặc tiếp cận những thông tin vui vẻ. Chất dinh dưỡng sẽ được dùng vào việc tạo hoạt chất mang lại cảm xúc vui vẻ. Lâu dần sau này hoạt chất tạo cảm xúc vui vẻ sẽ dồi dào trong cơ thể, ta sẽ không buồn nữa. Với lại ta giữ cơ thể luôn khoẻ, không bị mệt thì ta ít bị cảm xúc buồn hơn.
Chào mọi người,
Mình mới phát hiện ra cách này muốn chia sẻ với mọi người, nếu ai dùng được thì áp dụng ạ. Bình thường mình nhiếp tâm niệm theo cách chậm, từng chữ A Di Đà Phật tách biệt rõ ràng, tai tập trung nghe. Khi nào phiền não nổi dữ quá thì mình chuyển sang niệm ký số 3 3 4, phiền não lắng xuống thì mình quay lại niệm nhiếp tâm như lúc đầu. Nếu buồn ngủ thì mình đứng dậy đi vòng quanh phòng, một bước một tiếng, hết bốn bước là xong câu A Di Đà Phật, hết buồn ngủ mình lại ngồi xuống niệm nhiếp tâm chậm rãi. Nhưng hôm nay phiền não nổi lên mạnh quá, mình dùng hết cách vẫn không lắng được. Chợt mình phát hiện, mình nhớ có lần đọc thấy Ấn Quang đại sư nói thời này càng sâu vào mạt pháp nên ngài mới nghĩ ra phép niệm ký số cho hàng hạ căn, tức là cho tâm nghĩ đến 2 việc niệm phật và nhớ số để tâm không rảnh nghĩ đến việc khác mà phiền não mạnh quá mình lại không tập trung nhớ số nổi kể cả từ 1 đến 10, kể cả nhiệp 3 3 4 mình vẫn dùng. Cái mình phát hiện nếu miệng vẫn niệm tai vẫn nghe và để ý cái khẩu hình cho đúng khẩu hình chuẩn alphabet tức A thì hai môi mở, Di thì âm cuốn lưỡi (ai niệm Mi thì a hai môi chạm nhau), Đà thì đầu lưỡi chạm chân răng trên, Phật thì răng trên chạm môi dưới, đại khái thay vì bắt tâm nhớ số mình lại bắt tâm để ý khẩu hình. Niệm đựoc một lát như vậy thì mình lắng bớt phiền não và quay về niệm nhiếp tâm như ban đầu. Tức thân, khẩu, ý vẫn không rời câu A Di Đà Phật. Đại khái cái gì mới thì tâm nó thấy hay và dễ để ý, mình nghĩ vậy. Qua việc này có thể thấy niệm lực của mình chưa đủ mạnh, vẫn phải dùng nhiều cách để khống chế phiền não.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Mình có triệu chứng bị trại giọng, vậy nên nhiều khi niệm Phật mình cũng phải hình dung lại cách niệm như Liên hữu Việt đã chia sẻ ở trên. Do trại giọng (chữ trong câu không được rõ ràng), vậy nên mình phải tập đọc lại chữ ấy giống như hồi nhỏ mình tập đọc vậy.
Mình có 1 chút hơi khác đó là: sau khi mình tập đọc (hoặc hình dung khẩu hình) của 1 chữ trong câu Phật hiệu thì mình bắt trọn luôn cả âm thanh của chữ ấy (ban đầu mình chỉ bắt được trọng âm của chữ cần niệm thôi). Vì vậy nhiều lúc mình phải niệm hết sức chậm. Có lúc bắt buộc phải kéo dài âm thanh (của 1 chữ) để có thể bắt trọn vẹn được nó.
Sau thời gian bắt trọn âm thanh của cả chữ thì dần dần ít phải dùng cách đánh vần (khẩu hình) hơn lúc mới đầu.
Vài lời chia sẻ thêm, rất mong được sự góp ý của các Liên hữu.
A Di Đà Phật.
Dạ tâm bắt trọn từng chữ rất hay ạ, giống như âm thanh chữ đó vang trong đầu vậy. Mình để ý nếu niệm ra tiếng mà bắt được hết các chữ thì lúc niệm thầm âm thanh trong đầu rõ ràng và nhiếp tâm ạ
Nam mô A Di Đà Phật
BẪY TÌNH TRONG KHI TU ĐẠO
Kim Doanh, một cô gái khoảng 30 tuổi hướng Hòa thượng Diệu Pháp khóc kể nỗi khổ của minh:
– Hồi 16-17 tuổi con tình cờ xem cuốn sách “Lịch sử Phật Thích Ca”, ngay đó nhớ mãi, đối với truyện này yêu thích không muốn rời tay. Sau đó con đọc tiếp các sách cơ bản của Phật giáo, biết Phật giáo có thánh địa Ngũ Đài Sơn, nên luôn mơ tưởng, mong được lên đó một lần, nhưng tốt nghiệp ra trường rồi thì đi làm, mãi đến năm 27 tuổi nguyện vọng này mới thực hiện được…
Vừa đến Ngũ Đài Sơn Kim Doanh có cảm giác rất thân quen, hơn nữa còn thấy Ngũ Đài Sơn mới chính là cố hương của mình. Khi cô vào chùa, ngụ ở nhà khách và được giao tiếp cùng với các Tỳ kheo ni, cô cảm thấy họ giống như quyến thuộc của mình, vừa ở là không muốn về, cô thực sự quên luôn cảnh nhà, thậm chí quên luôn mình đã ở quá kỳ nghỉ phép, mãi đến khi Ni sư nhắc nhở:
– Con không về làm việc sao?
Cô mới sực tỉnh và nhớ ra, vội quay về nhà. về rồi mới biết gia đình đang chuẩn bị phái người lên Ngũ Đài Sơn tìm cô, bởi từ lúc cô rời nhà không hề gọi điện thoại về thăm một lần nào, còn ở quá ngày phép mới mò về, khiến mẫu thân nóng ruột lo lắng đến phát bệnh tim. Cô bị người nhà trách mắng cho một hồi, mẹ cô tuyên bố:
– Từ rày về sau không được đi đâu nữa, nếu không muốn tôi mau chết!
Nhưng lần viếng Ngũ Đài Sơn đó khiến cô vương vấn nhớ nhung mãi, thậm chí nhiều lần nằm mơ còn thấy mình mặc y phục người xuất gia. Chẳng bao lâu, cô quyết định phải đi tu, mẹ cô cực lực phản đối. Cô thưa với mẹ:
– Mẹ cũng tin Phật mà, con xuất gia không phải là việc tốt hay sao? Huống chi trong nhà vẫn còn anh, chị và đám con cháu vây quanh, như thế chưa đủ hay sao? Mẹ không cho con xuất gia, mẹ có biết làm vậy con khổ lắm không?
Mẹ cô thẳng thừng bảo:
– Không được nhắc đến chuyện này nữa! Ai muốn xuất gia cũng được, ngoại trừ con ra! Ngày nào mẹ còn sống, mẹ nhất quyết không cho con xuất gia! Con mà đi tu, là mẹ… chết liền cho coi!
Không còn cách nào khác, cô nghĩ “chỉ còn nước học theo Phật, trốn nhà đi tu”… bèn âm thầm xin nghỉ việc, để lại một phong thư, lén rời khỏi nhà.
Cô lên Ngũ Đài Sơn, vào chùa, xin trụ trì cho xuất gia. Nhưng trụ trì bảo cô trước tiên khoan cạo tóc, cứ ở đây tập tu xem có thích ứng với đời sống xuất gia không? Nào dè mới nửa tháng anh cô đã tìm đến, kể rằng cô vừa rời nhà thì hôm sau mẹ đã phái người đi tìm ngay, nhưng không ai biết cô ở chùa nào, họ đi tìm liên tục suốt nửa tháng nay, tới giờ mới lần ra chỗ cô cư ngụ. Anh còn bảo:
– Mẹ vì em đòi xuất gia mà phát bệnh tim nặng đến phải nhập viện, hiện giờ sống chết chưa rõ…
Thế là cô phải theo anh trai trở về, mẹ cô cũng vừa mới ra viện, đang nằm ở nhà dưỡng bệnh.
Cô than với Hòa thượng :
– Đúng là con “xuất” không ra khỏi “gia”. Nhưng tâm trí con đến nay vẫn để ở chùa. Con đã hơn ba mươi tuổi rồi, nhưng tới giờ vẫn chưa được tự do, khó thể thực hiện ước mơ của mình. Hằng ngày con sống như cái xác không hồn… Xin sư phụ chỉ dạy, con phải làm sao đây?…
Cô Kim vừa nói lệ tuôn đầm đìa, khóc nghẹn ngào nức nở…
Hòa thượng đợi cô bình tĩnh lại rồi bảo:
– Con chưa từ bỏ ăn mặn sao?
– Dạ chưa.
– Vậy thì hãy bắt đầu bỏ ăn mặn ngay đi. Mỗi ngày nhớ hành trì công phu, tụng niệm các khóa lễ sáng tối cho đều đặn. Dù có đến sở làm, thì trong lòng lúc nào cũng luôn niệm Phật, nên học thuộc “chú Đại Bi”, “Tâm kinh”, hay “Tứ trọng thanh tịnh minh hối” và thường trì tụng.
Tụng kinh tối xong thì ngồi tĩnh tọa từ 40 phút đến một tiếng. Hằng ngày phải kiểm điểm những lỗi thập ác đã tạo trong đời này, phát tâm sám hối. Con hành trì công phu đều đặn như thế thì cũng giống như người xuất gia, nên xem nhiều kinh sách, nhất là “Kinh Lăng Nghiêm”, cần phải đọc cho nhiều đề tăng trí huệ.
Dù ở nhà cũng có thể hoằng pháp lợi sinh, tùy duyên độ người, không nên cưỡng cầu! Người học Phật phải lấy lợi ích chúng sinh làm trọng, huống nữa đây là mẹ con! – Không thể vì muốn thỏa mộng của mình mà làm tổn hại đến bà! Thời gian con có thể xuất gia khoảng chừng ba năm nữa (nếu như hiện tại con có thể buông xả mọi chấp trước, tu tập tinh tấn như ta bày), thì chắc chắn sẽ có hy vọng…
Cô Kim nghe Hòa thượng dạy, cung kính vâng theo.
Tối đó lúc gần đi nghỉ, tôi hỏi sư phụ nhân duyên nào mà cô Kim muốn xuất gia?
Sư phụ kể:
– “Trăm năm trước, có chàng trai trẻ tu theo đạo Lão ở Ngũ Đài Sơn, được một thiên kim con nhà quý tộc kính ngưỡng. Ngày nọ tiểu thư đi cùng con hầu đến đạo quán, hướng đạo nhân hành lễ, rồi dâng một túi vải nhỏ. Đạo nhân tiếp nhận, sau đó mở ra xem, thấy bên trong là một số ngân lượng, lòng rất cảm động.
Cứ thế hai bên qua lại mãi, dần dần có cảm tình… đạo nhân không chống nổi nữ sắc cám dỗ, cuối cùng thành hôn cùng tiểu thư. Do sợ người gièm pha, tiểu thư dẫn a hoàn theo mình, cùng chồng vào chốn thanh sơn thủy tú gây dựng mái ấm. Sau khi kết hôn hai người chung sống hạnh phúc, tương kính như tân… Người chồng vẫn còn ưa tu, thê tử một bề chăm sóc, ưu ái quan tâm, chàng đối với nàng tơ tình càng vấn vít… con hầu của tiểu thư cũng ở vậy phụng sự họ cho đến mãn đời.
Cô Kim đời nay là hậu thân của chàng đạo sĩ nọ. Do tình ái sâu nặng mà bị chuyển thành thân nữ. Mẹ cô chính là tiểu thư quý tộc, còn phụ thân Kim Doanh chính là a hoàn. Do đời trước sống hết dạ phụng hiến chu toàn, nên đời nay được chuyển làm thân nam tử, nhưng đối với tiểu thư và đạo nhân kiếp xưa, giờ vẫn một lòng quan tâm chăm sóc”…
Nghe sư phụ khai thị, tôi chỉ biết thở dài, người tu nếu không cắt, dứt tình chấp luyến ái, cuối cùng cũng khó thoát khỏi luân hồi.
Thực là:
Tu hành khó, khó như đi lên trời
Giáo giục gian nan, như trồng sen trong lửa
Đoạn dục khó, khó như nấu cát thành cơm
Vì vậy, nghe pháp tin thọ, hành trì, tinh tấn đoạn dục khử ái… mới là căn bản của người tu.
Trích: BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI 4
BUÔNG GIẢ NẮM THẬT
https://www.youtube.com/watch?v=yEpdzUL5BoU
Trong kinh dạy rằng người chỉ có chút ít phước đức thì chẳng thể được vãng sanh Cực Lạc. Là người tu hạnh niệm Phật thì tôi phải làm gì thêm để có nhiều phước đức đủ để vãng sanh vậy các bạn?
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chào bạn Nguyễn Tư. Nói về phước đức để vãng sanh thì chúng ta có 10 nguồn sinh ra phước theo lời Phật dạy. Đó là Bố thí, trì giới, thiền định, cung kính, phục vụ, hồi hướng, tùy hỷ, nghe pháp, thuyết pháp, chánh kiến.
Bố thí thì có 3 loại bố thí chính là tài thí, pháp thí và vô úy thí. Tài thí là đem của cải tài sản vật chất của mình, cho đến các bộ phận thân thể, cho đến đem sức lực của mình ra để giúp đỡ cho người khác. Pháp thí là đem giáo pháp của Phật, băng đĩa, kinh sách giới thiệu cho người khác mong cho họ được kết thiện duyên với Phật Pháp. Vô úy thí là đem sự an lành không sợ hãi đến cho người khác, ví dụ an ủi khi một người có chuyện buồn, phóng sinh những chúng sinh đang bị nhốt.
Trì giới là giữ 5 giới Phật tử, 8 giới trong các ngày tu Bát Quan Trai, 10 thiện nghiệp. Trong đó thường khó giữ nhất là giới không nói dối, giới không ăn cắp, giới không uống rượu và các chất gây nghiện. Giới không ăn cắp tuy vậy nhưng chúng ta thường hay dễ phạm, bởi vì đúng giới này tức là không lấy bất kỳ cái gì dù là nhỏ nhất mà không được sự cho phép của người khác. Còn giới không uống rượu và các chất gây nghiện thì trong cuộc sống thời đại này rất nhiều thứ khiến chúng ta bị nghiện, lười biếng tu hành và dễ phạm các giới khác như phim ảnh, tivi, smartphone, facebook, youtube, tiktok,… cái gì có tính chất khiến chúng ta nghiện thì đều nên tránh đi.
Thiền định, thực ra thì niệm Phật cũng là một cách để thiền định. Khi chúng ta tập trung vào câu Phật hiệu không suy nghĩ gì khác thì hỷ lạc sẽ phát sinh, từ đó đi đến cận định.
Cung kính: cung kính những vị đáng cung kính, các vị sư có giới có đức, cha mẹ, thầy cô đã dạy dỗ mình,…
Phục vụ: giúp đỡ người khác, hộ trì cho chư tăng tu hành, giúp đỡ những người nghèo khổ,…
Hồi hướng: Khi làm các thiện sự mà mình liệt kê ở trên thì đều hồi hướng cho các vị chư thiên, các vị vô hình ở gia đình mình, các vị gia tiên, người thân họ hàng đều được hưởng an lành, từ đó quả phước bản thân cũng tăng lên thêm nhờ biết mở rộng tâm mình ra.
Tùy hỷ: Cái này mình thấy ít người xem trọng nhưng lại là một cách làm phước dễ dàng, ví dụ như vui vẻ hoan hỷ khi thấy người khác làm việc thiện, sinh tâm hoan hỷ khi thấy người khác giàu có do họ đã biết làm phước đời trước, like các bài viết nói về đạo đức các việc thiện lành trên facebook,…
Nghe pháp: Nhờ nghe pháp mà hiểu thêm về giáo pháp, biết làm thiện, bố thí, trì giới,…
Thuyết pháp: Nếu có khả năng nói pháp thì nói lại cho người khác vừa giúp người khác hiểu biết về Phật pháp, vừa ôn tập lại giáo pháp cho bản thân; không có khả năng thì siêng thực hành giáo pháp để người khác noi theo, ấn tống băng đĩa kinh sách tặng cho những người cần sử dụng,…
Chánh kiến: Thường tư duy về tứ diệu đế, tư duy về nhân quả. Nghe pháp hay đọc bất kỳ một sách nào đều làm theo lời Phật dạy đó là chớ vội tin mà cũng không bác bỏ, tra cứu lại theo kinh, theo chú giải rồi tự tư duy lại xem lời vị đó nói có phù hợp với giáo pháp của Phật không, có phù hợp với tứ diệu đế bát chánh đạo không.
Cảm ơn bạn nhiều. Thật xấu hổ quá. Mình chỉ làm được vài điều trong những điều bạn nêu ra. Mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Nghe nói niệm Phật công đức lớn lắm. Nếu mình chỉ niệm Phật thật nhiều mà ít làm các công việc Phật sự khác không biết công đức có đủ lớn để vãng sanh không?
Xin cúng dường bạn bài pháp này. Có thể giúp bạn hiểu thêm phần nào cách bố thí được lợi ích lớn. A Di Đà Phật.
https://www.youtube.com/watch?v=yCqFPVhfhBY
Chào bạn Nguyễn Tư
Trong kinh A Di Đà cũng có nói rằng, nếu người niệm Phật từ 1 ngày cho đến 7 ngày nhất tâm bất loạn thì sẽ được vãng sanh, HT Thích Trí Tịnh cũng nói khi niệm Phật ít nhất phải đến bất niệm tự niệm tức là mình không nghĩ niệm nhưng trong tâm vẫn luôn tự niệm Phật, giữ điều đó cho đến lúc lâm chung thì mới chắc chắn phần vãng sanh.
Về các Phật sự thì nên làm trong khả năng mình có thể làm, mình có nghe quý thầy giảng rằng ngày xưa Phật Thích Ca đi ngang qua thất của 1 vị Tỳ kheo lớn tuổi thấy thầy này đang xỏ kim để vá y, Phật mới bước đến và giúp Tỳ kheo lớn tuổi xỏ kim trong khi ngài có thể bảo các Tỳ kheo trẻ hay Sa Di nhỏ tuổi giúp. Đến Phật vẫn còn làm phước dù nhỏ bé như thế thì chúng ta phàm phu sao bỏ qua việc làm phước được.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/05/niem-phat-chua-duoc-nhut-tam-bat-loan-co-duoc-vang-sanh-khong/
Tu phước là việc nên làm, nhưng lấy niệm Phật làm chánh hạnh thì mới đúng pháp. Bởi công đức niệm Phật to lớn hơn rất nhiều so với các hạnh khác gấp trăm ngàn vạn lần. Nếu một người chỉ làm bố thí để tích phước mong được vãng sanh thì cả vạn kiếp bố thí cũng chưa đủ công đức để vãng sanh. Cho nên mới biết chỉ có niệm Phật mới có đủ công đức để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc mà thôi. Chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý điều này.
Công đức niệm Phật lớn hơn bao nhiêu so với bố thí thì chúng ta hãy nghe cố hòa thượng Tịnh Không so sánh sau đây:
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Phổ Môn có đoạn: “Số Bồ Tát nhiều như cát sông Hằng, dù cúng dường nhiều gấp sáu mươi hai ức (6 triệu 200 ngàn) lần số Bồ tát, cũng chẳng bằng một thời lễ bái, cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm”.
Kinh Thập Luận nói: “Một trăm kiếp niệm Quán Thế Âm, chẳng bằng khoảng thời gian một bữa ăn niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng”.
Tịnh Độ Quần Nghi Luận nói: “Một Đại kiếp niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng, chẳng bằng Chân Thành niệm một câu A Di Đà Phật”.
Kinh Niết Bàn nói: “Một tiếng niệm Phật phân làm mười sáu phần công đức. Nếu có một người bố thí cho chúng sanh khắp cả một thế giới trải qua ba tháng nhưng chỉ cần đem 1 phần 16 công đức của một tiếng niệm Phật cũng hơn công đức của người bố thí kia”.
Thế nên phải biết công đức niệm Phật hơn cả sự bố thí tiền của gấp trăm ngàn vạn lần. Danh hiệu Phật A Di Đà vốn đầy đủ vô lượng vô biên hằng hà sa công đức, vô lượng vô biên hằng hà sa ý nghĩa, vô lượng vô biên hằng hà sa lực dụng, cứu cánh, cảnh giới, giác tánh… dẫu trăm ngàn muôn ức Na do tha vi trần Đại kiếp, cũng không thể diễn nói hết được. Vì thế bản thân mỗi hành giả tu học nên thời thời nhớ Chân Thành Một Lòng xưng niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT chớ để luống quên.
Trong lúc niệm Phật, em chợt cảm giác như đang ở trong một không gian vô cùng tĩnh mịch, không cảnh, không âm thanh, không màu sắc, hoàn toàn yên lắng và thanh tịnh. Cảm giác cảm thấy an lạc lắm nhưng hoàn toàn không có điều gì khác kể cả cảnh gì hay âm thanh gì cũng không hiện diện vào thời điểm này. Đây là điều tốt hay xấu khi niệm Phật vậy các anh chị?
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Diệu Âm Phương Trinh,
Đó là một thoáng bạn được sống lại với tự tánh của chính mình. Nhưng bạn đừng quan tâm tới những cảm giác đó vì hễ bạn móng khởi ý niệm lập tức cảnh giới đó sẽ không tồn tại vì lúc này trong tâm bạn đã sanh khởi phân biệt và chấp trước. Nếu bạn tiếp tục tìm kiếm thì rất dễ lạc vào ma đạo. Điều này Phật đã dạy rất cụ thể trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm.
Phật dạy: đối cảnh mà chẳng sanh tâm đó chính là thấy đạo.
Chúc bạn tinh tấn và tỉnh giác.
TN