Ví như có người ở chỗ khuất khúc nơi đồng hoang gặp phải oán tặc vung gươm hùng hổ chạy đến toan giết. Người ấy rảo chạy, thấy phải vượt sông. Nếu vượt được sông thì đầu cổ mới còn. Lúc bấy giờ, chỉ nghĩ phương cách vượt sông: “Ta đến bên bờ sông, mặc áo mà lội hay là cởi áo mà bơi? Nếu vẫn mặc áo sợ chẳng qua nổi. Nếu cởi áo ra, e không kịp nữa!” Chỉ có ý niệm ấy, không còn duyên nào khác. Nghĩ cách nào vượt được sông chính là nhất niệm. Dụng tâm chẳng tạp như vậy thì gọi là thập niệm tiếp nối.
Hành giả cũng vậy, niệm A Di Ðà Phật như kẻ kia nghĩ cách vượt sông trong suốt mười niệm. Nếu niệm danh hiệu Phật không có tâm nào khác xen tạp, tâm tâm tiếp nối nhau cho đến mười niệm liên tiếp. [Ðiều này] tựa hồ chẳng khó, nhưng tâm phàm phu như ngựa hoang, thức còn quá khỉ vượn, rong ruổi sáu trần, chẳng thể tạm ngưng nghỉ. Hãy nên dốc lòng tin, tự hoạch định niệm sẵn để tích tập thành tánh, thiện căn kiên cố vậy. Như Phật bảo vua Tần Bà Sa La: “Người tích thiện hạnh, chết không có ác niệm, như cây đã ngả về Tây, lúc đổ ắt sẽ rạp về Tây”. Giả sử một phen phong đao xảy đến, trăm nỗi khổ bức thân, nếu như chẳng sẵn quen tập tành từ trước thì sao mà làm được?
Lại nên có năm ba người đồng chí kết ước cùng nhau, lúc sắp lâm chung sẽ đến giảng giải, vì mình xưng niệm danh hiệu A Di Ðà Phật, nguyện sanh An Lạc, từng tiếng tiếp nối khiến thành mười niệm. Lúc đoạn mạng ấy, một phen vào ngay Chánh Ðịnh Tụ, còn lo nỗi gì!
- Nhận định:
Ðại Sư minh thị: Mười niệm tiếp nối liền được vãng sanh, nhưng cần phải dùng tâm chí tín, tự hạn định số lượng mà niệm sẵn khiến cho thành tánh, thiện căn kiên cố và mời bạn đồng chí lúc lâm chung đến trợ niệm khiến mười niệm được thành. Ðủ thấy rõ mười niệm chẳng phải là chuyện dễ, xin hãy cẩn tuân chớ xem thường.
Trích dẫn Lược Luận An Lạc Tịnh Ðộ Nghĩa của Ðàm Loan đại sư
A Di Đà Phật. Kính gửi quý liên hữu bài pháp ngắn ngủi của lão hòa thượng Tịnh Không. Xin quý liên hữu hãy dừng tay lắng lòng ngồi nghe ngài giảng mới thấy thấm từng câu từng chữ của ngài. Ngài giảng mà như thiết tha kêu gọi người nghe hãy buông bỏ vọng tâm vì mọi thứ đều là giả tạm. Chỉ có chân tâm mới là thật. Mỗi lời nói của ngài giống như của người cha hiền tận tâm dạy bảo đứa con thân yêu của mình trước khi chia xa. Lắng lòng nghe mà cảm động muốn rơi nước mắt mọi người ạ. Xin hãy dành ít phút ngắn ngủi trong đời bạn mà lắng nghe những lời tâm huyết này. A Di Đà Phật.
https://m.youtube.com/watch?v=gCDwsZPtXFw
A Di Đà Phật các cô chú hữu duyên cho con hỏi : con có đứa cháu 12 tuổi ăn sáng đều nôn ra , ăn trưa , chiều rất ít , ngủ thì mơ đang rơi rồi giật mình tỉnh dậy ( trình trạng này suốt 2 năm rồi ) cho con hỏi vì nghiệp gì cháu con bị vậy và cách khắc phục ạ !!!
A Di Đà Phật. Cho con hỏi trong pháp môn Tịnh Độ trình độ tu chứng ra sao ạ? Từ thấp đến cao là những bậc thứ như thế nào? Con cảm ơn ạ.
Gửi bạn Đinh Thanh Xuân:
Trong pháp môn Tịnh Độ trình độ tu chứng từ thấp đến cao như sau (xin tham khảo các kinh tương ứng):
1. Cửu Phẩm (9 phẩm vãng sanh): Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
2. Tam Bối (3 bậc vãng sanh): Kinh Vô Lượng Thọ.
3. Vượt siêu phẩm vị: Kinh A Di Đà.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
Trong pháp môn Tịnh Độ thì có 3 tầng công phu tu chứng như vầy:
1- Không niệm tự niệm, tức công phu thành phiến hay còn gọi là công phu thành khối. Ở tầng công phu này hành giả có thể đè nén được phiền não. Vọng niệm khởi lên liền đổi thành câu Phật hiệu, dùng sức mạnh câu A Di Đà Phật chế phục vọng niệm chẳng để chúng tiếp nối. Khi vãng sanh hành giả sẽ ở Phàm Thánh Đồng Cư Độ cõi Cực Lạc. Nổ lực niệm Phật thì ai cũng có thể đạt được tầng công phu này và biết trước ngày vãng sanh về Tây Phương thế giới.
2- Sau khi công phu đã đạt thành phiến, hành giả tiếp tục nổ lực niệm Phật cho đến khi Kiến, Tư phiền não đều buông xuống hết. Đạt đến đây thì có thể gọi công phu ở bậc này là Sự nhất tâm bất loạn, hay cũng còn gọi là Niệm Phật Tam Muội. Đối với hàng nhị thừa thì phẩm vị này ngang với bậc A La Hán, đã hoàn toàn tự tại thoát ly sanh tử, sau khi vãng sanh sẽ được về cõi Phương Tiện Hữu Dư Độ ở Cực Lạc. Gọi là “Hữu Dư” vì vẫn còn 2 hoặc vô minh chưa thể dứt được (hữu là có, dư là sót lại) nên đây vẫn chưa được cho là cứu cánh. Tuy nhiên đạt được phẩm vị này thế gian thời nay rất hiếm có người đạt đến được.
3- Sau khi đạt được Sự nhất tâm bất loạn, hành giả tiến xa hơn nữa và niệm Phật cho đến lúc cả 2 hoặc là Trần Sa phiền não và Vô Minh phiền não cũng đều buông xuống hết, đó là Lý nhất tâm bất loạn, vãng sanh về Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Ở phẩm vị này ngang hàng với bậc bồ tát và có thể nói hiện thế gian này không ai có thể tu chứng được.
A Di Đà Phật.