Cư sĩ Tử Bình Trần Tự Quân thời Dân Quốc, là nguời huyện Ðịnh Hải, tỉnh Triết Giang. Lúc chưa tốt nghiệp đại học Pháp Chánh ở Thượng Hải, bố vợ ông đã mở sẵn xưởng dệt Thiên Nhất ở Tân Long Hoa, Thượng Hải, giao cho ông làm đổng sự trưởng.
Năm Dân Quốc 11 (1922), tốt nghiệp xong, ông vừa đúng hai mươi ba tuổi. Do nghiên cứu kinh luận Tịnh Ðộ, ông liền quyết tâm bỏ thuốc lá, rượu chè, cờ bạc, đồ mặn để trường trai lễ Phật. Năm hai mươi bảy tuổi, ông quy y với lão pháp sư Hưng Từ ở núi Thiên Thai, cầu truyền ngũ giới. Mỗi ngày ông lo kinh doanh, tối đến tụng kinh, niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ. Thương những người nghèo bị bịnh, không đủ sức trị bịnh, ông liền cùng chú lập ra Bảo Khang Trai để thí thuốc và chữa bịnh rộng rãi. Ông còn phát động việc thành lập Thượng Hải Bần Bịnh Cứu Tế Hội, thay mặt gia đình đưa người bịnh vào bịnh viện chữa trị để những người bịnh đều được lành.
Năm Dân Quốc 21 (1932), quê ông bị đại hạn, ông liền cùng những đồng hương lo vận chuyển lương thực chẩn tế những người đói nghèo. Năm sau, gặp phải tai nạn bão lốc, nhiều căn nhà bị sụp đổ, ông liền xin hội Cứu Tế phát gạo chống đói.
Năm Dân Quốc 38 (1949), ông ngầm rời khỏi Ðại Lục, trốn sang Hương Cảng rồi sang Ðài Loan. Năm Dân Quốc 42 (1953), ông quy y đại sư Ðạo An, được đặt pháp danh là Trí Thặng. Ông liền chọn mua đất, xây dựng chùa Tùng Sơn, thỉnh ngài Ðạo An làm trụ trì, tự mình làm giám viện. Ðến năm Dân Quốc 55 (1966), đại điện lạc thành; thỉnh pháp sư Linh Căn tiếp nhận chức Giám Viện kiêm phó trụ trì, ông tiếp tục xây dựng điện đường hai bên và liêu phòng để tạo thành chốn tùng lâm vĩnh viễn cho mười phương.
Ông lại chắt mót tiền xây dựng biệt thự Tịnh Liên ở sau chánh điện, thỉnh những vị cư sĩ như Mao Dịch Viên… gồm chín người cùng ở để cộng tu. Ông thường lãnh đạo Tinh Tấn Phật Thất để cầu sanh Cực Lạc. Ðể tiếp độ rộng rãi những người sơ cơ, ông Mao soạn thuật cuốn Niệm Phật Tam Yếu. Ông liền đứng ra in đến mười vạn hai ngàn cuốn, gởi tặng khắp nơi trong ngoài nước để quảng kết tịnh duyên.
Ðể mình lẫn người đều được lợi, ông Mao lại biên soạn, kết tập bộ Tịnh Ðộ Tùng Thư; Trần Cư Sĩ liền phát động các vị đại đức, các chùa miếu, các nhà xuất bản lớn trong ngoài nước hoan hỷ hỗ trợ ấn loát hoặc kết ước hỗ trợ. Sách in ra và số tiền dành cho ấn loát còn dư, ông bèn giao cho Ðài Loan Ấn Kinh Xứ lưu thông và tục bản để tác phẩm ấy được hoằng dương rộng rãi.
Tháng Tư năm Dân Quốc 62 (1973), ông phát tâm bế quan ba năm để chuyên tu Tịnh nghiệp. Ðến khi mãn kỳ bế quan, ông lại càng thêm tinh tấn. Ngày mồng Bốn tháng Chạp năm Dân Quốc 71 (1982), đột nhiên ông thị hiện mắc bịnh nhẹ. Mới vào bịnh viện được một tuần, ông đã trở về biệt thự tịnh dưỡng, ăn uống như thường. Ðến ngày mồng Bốn tháng Giêng năm Dân Quốc 72 (1983), ông chợt bỏ không ăn sáng, há to miệng niệm Phật. Ông Mao liền hối đại chúng trợ niệm. Ðến một giờ trưa, miệng ông mới dần khép lại, mặt hiện vẻ tươi cười, an tường về Tây, thọ tám mươi bốn tuổi.
Mọi người tiếp tục thay phiên trợ niệm cho đến khi toàn thân lạnh hết nhưng đảnh đầu vẫn còn ấm. Ðến giữa trưa ngày hôm sau làm lễ đại liệm, toàn thân vẫn mềm mại. Ngày mồng Mười lúc làm lễ công tế ([đại chúng cùng tụ lại cúng tế để tiễn biệt), da dẻ ông trông còn tươi tắn mịn hơn lúc còn sống. Trà tỳ thu được rất nhiều xá lợi.
(Theo tạp chí Sư Tử Hống, bộ 20, kỳ 9)
- Nhận định:
Cả một đời lấy Tín – Nguyện – Hạnh làm chánh hạnh, lấy việc làm lành, dựng chùa làm trợ hạnh. Ông đã tích tụ nhân duyên phước đức thiện căn rất nhiều. Xả báo an tường, vẻ mặt tươi vui thì ắt phải được trông thấy Phật đến tiếp dẫn. Ðảnh đầu ấm, thân mềm mại, tươi tắn hơn lúc còn sống, xá lợi rất nhiều thì ắt phải là Thượng Phẩm Thượng Sanh, thật đáng nên noi gương!
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
Ngày 2/7/2016 có lễ cầu siêu tại hang Lèn Hà để tưởng niệm 13 liệt sĩ đã ngã xuống tại huyện Tuyên Hóa,tỉnh Quảng Bình được THTT trên VTV1.Nếu có sư thầy hay cư sĩ nào có nhu cầu thăm viếng và tham gia cầu truyền hình tại thị trấn Đồng Lê xin hãy cho con pháp danh và hình ảnh để có thể gặp mặt.
Nam mô A Di Đà Phật
BÉ GÁI GẶP LẠI NGƯỜI CHA ĐÃ LÀ TU SĨ
Trong một buổi lễ cúng dường chư Tăng tại Thái Lan, một bé gái lần đầu tiên được gặp lại người cha sau vài năm xuất gia làm tu sĩ. Mọi người vô cùng cảm động vì đồng cảm với cháu bé, và cung kính với đức hạnh của vị Thầy này.
Theo Phật giáo, để tỏ lòng tôn kính giữ gìn giới luật thì người thế tục dù già hay trẻ đều không được chạm vào thân thể một vị xuất gia. Nhất là Quốc giáo Thái Lan, họ rất nghiêm khắc về việc này. Nhưng trong hoàn cảnh này, mọi người hoàn toàn quên đi điều đó vì hình ảnh khi đứa bé ôm chầm lấy chân của cha mình đã khơi gợi niềm cảm động dâng trào trong họ, họ đã khóc vì xúc động và họ đã cười hoan hỷ vì cuộc hội ngộ đặc biệt này của hai cha con.
Hình ảnh này đã làm cho mọi người nhớ đến cuộc hội ngộ đầu tiên giữa Đức Phật và con trai của Ngài, thái tử La Hầu La. Theo lịch sử, sau khi đắc đạo Đức Phật trở về thăm quê hương là Kinh thành Ca Tỳ La Vệ, La Hầu La, con trai Ngài đã chạy đến ôm chầm lấy chân Ngài và Ngài cũng đã ngồi xuống ôm La Hầu La vào lòng và hứa là sẻ cho chú bé kế thừa tài sản vô giá. Tài sản ấy chính là phương pháp đưa đến an lạc, giải thoát khổ đau sanh tử luân hồi.
Thật vậy, người cha có thể làm mọi thứ để mang đến hạnh phúc an vui cho con cái của mình. Nhưng hạnh phúc đó chỉ là tạm bợ trong vật chất, thương yêu trong ràng buộc, rồi khi chết đi thì cả cha và con đều bị cuốn theo dòng sinh tử luân hồi. Chỉ có cao quý nhất chính là việc xuất gia, để tu tập giải thoát cho mình và giúp cho con cái mình, người thân mình cùng tất cả chúng sanh cùng được giải thoát.
Xem đoạn video trên đến 3 lần, nhưng lần nào cảm xúc cũng dâng trào trong tôi. Một người cha vĩ đại đã dứt bỏ được sợi dây tình ái khi có đủ vợ đẹp con ngoan. Một người mẹ trẻ với lòng hy sinh vô bờ bến đã quên đi hạnh phúc cá nhân để người bạn đời của mình ra đi tìm đường giải thoát cho tất cả, đó là sự giải thoát khỏi vòng luân hồi khổ đau.
Nhìn hình ảnh người mẹ trẻ vừa khóc vừa cung kính cúng dường người thầy, người chồng, người cha của con mình mà lòng tôi không khỏi dâng lên niềm cảm phục. Trong khi ấy nụ cười hiền từ đầy độ lượng vị tha trên gương mặt người thầy không lúc nào tắt dù chẳng nói một lời.
Vài giây cuối cùng của đoạn video với hình ảnh người mẹ trẻ cùng con quỳ mọp cuối lạy cung kính dưới chân người tu sĩ chân chính đọng lại lâu nhất trong tâm tư người xem.
A Đi Đà Phật.
Dạ,thiện tri thức cư sĩ Phước Huệ cho con hỏi : khi đi đứng nằm ngồi,con niệm Phật thầm trong tâm thì con niệm theo giai điệu,như là đang hát vậy,có đc ko ạ ? Mà con cũng ít khi nhớ ra câu niệm Phật
Chào bạn Minh Thuỷ,
Niệm Phật, dù là niệm Phật thầm, thì tâm cần phải nghe cho rõ ràng từng tiếng Phật hiệu. Cách niệm theo giai điệu của bạn, có một điều đáng ngại là, nếu bạn không chú ý, sẽ có lúc bạn chỉ nhớ giai điệu, mà lại không nhớ từng chữ Phật hiệu, như vậy là không ổn. Ngoài ra, vì theo giai điệu, nên có khi tiếng Phật hiệu bị không đúng, ví dụ “Nam Mô”, nhưng nếu theo giai điệu, có khi lại là Nám Mô hay Nam Mồ,…những tình trạng như vậy đều không nên, đặc biệt là lúc thành thói quen rồi, rất khó sửa lại.
Cho nên, bạn niệm theo giai điệu cũng tốt (giúp bạn không chán và cảm thấy thích), nhưng bạn nhớ phải chú ý buộc tâm mình nghe cho rõ ràng từng tiếng Phật hiệu, nghe cho rõ ràng, không bị sai chữ. Còn nếu niệm theo giai điệu mà bạn không thể bắt tâm mình nghe cho rõ ràng từng tiếng được thì có lẽ bạn nên dừng thói quen nghe theo giai điệu, mà thay vào đó hãy tự mình niệm, nghe, rõ ràng từng tiếng một.
Tâm niệm, tâm nghe rõ ràng từng tiếng. Lúc ban đầu thường chúng ta rất ít nhớ niệm Phật, đó là điều bình thường, chỉ cần bạn kiên trì, lần hồi sẽ nhớ niệm Phật nhiều hơn.
Chúc bạn thường tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ôi cư sĩ nói đúng quá ! Niệm Phật theo giai điệu,đúng là có lúc con chỉ nhớ đến giai điệu mà ko nghe thấy từng chữ Phật hiệu. Nhưng ngay khi nhận ra đc điều đó thì con sẽ lập tức chú ý lắng nghe từng chữ.
Giai điệu niệm Phật mà con đã niệm trong thời gian qua,cũng đúng như cư sĩ nói,tức là tiếng Phật hiệu bị sai(méo tiếng),như thế này : Nàm mô Á Di Đà Phật,Nàm mô Á Di Đà Phất,Nàm mô Á Di Đa Phật…Giờ con nghe lời cư sĩ,chuyển qua giai điệu khác,cả bài là câu Nam mô A Di Đà Phật tròn vành rõ chữ,ko bị méo tiếng như giai điệu cũ nữa.
Con thích niệm Phật theo giai điệu,ngân nga,nhịp nhàng,khiến con ko bị chán khi niệm. Con sẽ theo lời chỉ bảo của cư sĩ : niệm theo giai điệu & buộc tâm vào từng chữ của câu Phật hiệu.
Xin cảm ơn thiện tri thức đã phúc đáp !
Kính chúc cư sĩ tinh tấn và an lạc ạ !
Nam mô A Di Đà Phật.
Cho mình tâm sự những dòng này, mình hay khởi tâm sân hận trong ý nghĩ. Đôi khi có ý nghĩ muốn giết ai đó mình thấy ý nghĩ ấy mình biết không tốt nhưng, mình nghĩ có phải mình bị ô nhiễm bởi phim ảnh bạo lực, cứ mỗi lần cầm dao lên là mình ám ảnh muốn giết ai đó. Mình tự nhủ là phải bỏ ý nghĩ ấy vì nó không phải của mình. Gia đình mình thì vẫn còn ăn thịt. Mình hiện tại đang là sinh viên đai học. Mình muốn học tập đạo đức nhưng mình thường xuyên bị ám ảnh mọi người chỉ trích mình khi minh làm việc tốt. Nên từ đó mình tránh làm việc tốt. Mình rất đau khổ và không biết tìm một lối thoát nào đây? Nhiều lúc mình chỉ muốn tự tử vì cảm thấy không có niềm vui gì hết, có được một chút rồi lại biến mất, nhiều lúc lại khóc một mình, vươn lên rồi ngã xuống.
A Di Đà Phật
Bạn Duy thân mến!
Mỗi người sinh ra đều có số phận, hoàn cảnh khác nhau… muôn hình muôn trạng, song nghị lực sống, niềm tin và lòng nhân hậu là không khác trong mỗi chúng ta. Tuy vậy, xã hội vẫn có người tốt- kẻ xấu, kẻ xấu không phải vì trong trái tim họ không có hạt giống yêu thương, không phân biệt được tốt xấu, mà bởi có một vết nhơ đang dần che lấp cái vốn có. Sự che lấp này xuất phát bởi truyền thông, thời đại internet, con người học ô nhiễm từ tivi, máy tính, điện thoại… Chia sẻ một việc tốt thì nhận được vài chục, thậm chí không có “like” nào cả, nhưng chia sẻ một nội dung bạo lực, dung tục thì có đến mấy chục, mấy trăm triệu lượt xem, thích, chia sẻ rộng rãi. Và tất nhiên con người vì xem những thứ này mà nhân tính bị thay đổi: muốn giết chóc, muốn dâm đãng, muốn ăn chơi trụy lạc… Vậy để thay đổi, không gì khác hơn là chúng ta rời xa truyền thông, hãy tập thói quen lựa chọn xem thông tin tốt. Lúc trước mình từng đọc trên báo về một rich kid, cô này sống trên nhung lụa tiền bạc, nhưng một ngày bỗng nhiên tự vận, trong bức thư để lại cô ấy ghi: đồng tiền cô kiếm được quá dễ dàng, cô không biết dùng tiền để làm gì, và hoàn toàn thấy cuộc sống này vô nghĩa. Quả thực quá đắng cay, chua xót phải không; vì xung quanh chúng ta nhiều vô kể con người đói khát, những đứa trẻ ở các quốc gia châu phi nằm trơ xương ở khắp mặt đường và há miệng chờ uống từng giọt nước… Chúng ta ăn một ngày ba bữa- nghĩ cũng bình thường, nhưng ngoài kia người chết đói khát đang la liệt; chúng ta sinh ta sinh ra có đầy đủ tay chân hoạt động, nhưng cũng lắm người thiếu tay, thiếu chân, thiếu cả tay và chân. Hãy trân quý những gì mình có, để rồi những gì đáng làm là sự sẻ chia, cho đi tình thương, lòng nhân ái, và cái mà ta nhận được là giá trị cuộc sống. Thật ra, để có được cuộc sống này, có được thân người này không hề dễ dàng; Phật dạy: thân người khó được tựa con rùa mù ở biển tìm gặp bọng cây vậy. Mất thân người vô lượng kiếp không dễ có nữa, để có thân người phải trì đủ 5 giới không: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống bia rượu. Nhìn thẳng vào con người hiện nay, có ai trì đủ năm giới này không, vô cùng hiếm người. Thế nên người chết phần đông đều đọa vào địa ngục, ngã quỹ, súc sanh. Có được thân người quý giá hiếm hoi như vậy, con người nên tranh thủ thời gian mà tu thiện tích đức, 60 năm cuộc đời ngắn ngủi vô cùng- chúng ta nghĩ đời người dài lắm sao, thoáng một cái đã gần nửa đời người rồi, cái chết đến thì chẳng báo trước, chết rồi đi vào cõi ác vô lượng kiếp. Thời nay, ai nấy đều lo hưởng thụ, không hề tin Phật pháp, nhân quả. Nhưng dù tin hay không vẫn chẳng thể trốn chạy được luật nhân quả như hình với bóng: gieo nhân thiện thì gặp quả thiện, gieo nhân ác thì gặp quả báo xấu ác. Chúng ta đã đến được trang Đường Về Cõi Tịnh này, thì cần phản tỉnh chính mình và nhắc nhở người khác cùng nhau phản tỉnh.
Có câu chuyện về vị sư và con bọ cạp: con bọ cạp bị rơi xuống nước, nhà sư ba lần đưa tay cứu nó đều bị bọ cạp chích vào tay, có người thấy vậy liền nói “sao ông lại cứu nó để phải bị nó cắn”, nhà sư ôn tồn bảo “bản năng của bọ cạp là cắn, bản năng của ta là yêu thương, ta không thể vì bản năng của chúng sanh khác mà quên đi bản năng của mình”. Chúng ta làm việc thiện mục đích không phải để người khác thị phi, nên khi họ có nói gì, cũng mặc kệ họ. Xã hội luôn có người tốt kẻ xấu, hoa sen mọc giữa bùn mà không bị nhiễm ô, vẫn ngát hương bởi hoa biết vươn lên khỏi bùn lầy; chúng ta cũng vậy, giữa thời đại mà cái xấu nhiều hơn cái tốt, có thể vươn lên không bị ô nhiễm bởi cái xấu ác, vẫn thanh khiết thật quý giá vô cùng.
Mình xin viết những dòng chia sẻ này, mong bạn sẽ đọc nó và suy ngẫm. Thân ái!
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT. Những phim ảnh bạo lực cũng không nên xem nhiều đâu, huân tập những thứ đó sẽ làm ô nhiễm thêm.Thay vào đó bạn hãy xem sách dạy làm người tốt của hiền nhân xưa, đọc kinh, nghe kinh, niệm Phật nhiều, thì những hạt giống không tốt cũng lần lần tan nhạt. Bạn biết học tập đạo đức là rất tốt,hãy nên tự bản thân tu học thật tốt, thực tiễn những lời dạy đạo đức ngay trong xử xự đãi người tiếp vật, học tập và làm việc cho tốt, làm ra tấm gương tốt cho mọi người xem, những việc bạn làm là để biểu diễn cho người khác thấy, thế thì đây là bồ tát học nghiệp, bồ tát sinh viên rồi. Cha mẹ trong nhà là đối tượng chúng ta phải độ, hãy nên hiếu dưỡng cha mẹ thật tốt, hãy làm một đứa con tốt, tu học tốt thì sẽ cảm động cha mẹ, nếu cha mẹ thấy bạn ăn chay mà vẫn cường tráng khỏe mạnh thì sẽ sớm bỏ ăn mặn, chứ đừng ép cha mẹ phải ăn chay ngay mà gây bất hòa trong gia đình, mình lấy ví dụ về pháp sư Tịnh Không độ mẹ, khi pháp sư hội ngộ cùng mẹ thì thời gian đầu bà chưa có ăn chay, lão pháp sư cũng tùy thuận mẹ, bảo nhà bếp chưng một con cá nhỏ cho mẹ, ngài cũng lẫy bản thân khuyên mẹ rằng đã ăn chay nhiều năm qua và thân thể rất khỏe mạnh, thế là thời gian sau mẹ ngài liền ăn chay, niệm Phật và đã vãng sanh Cực Lạc rồi. Nếu bạn cũng có thể độ cha mẹ vãng sanh thế thì là đại hiếu không gì bằng rồi. Lần lần cảm hóa ra thân quyết, hàng xóm,…Trong câu đầu của Tịnh Nghiệp Tam Phước:’Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu Thập Thiện Nghiệp’ thì hiếu thân tôn sư thì thực tiễn ĐỆ TỬ QUY của đạo Nho, từ tâm bất sát thực tiễn THAÍ THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN của Đạo giáo, tu Thập Thiện Nghiệp thì thực tiễn kinh THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO của Phật giáo, ngoài ra còn có sách LIỄU PHÀM TỨ HUẤN thay đổi vận mệnh, AN SĨ TOÀN THƯ:
Chúng ta dùng quyển này làm tổng kết cho “tu tập thiện nghiệp”. Ở trong An Sĩ Toàn Thư có bốn thiên:
– Thiên thứ nhất là Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn. Đây cũng là sách của Đạo giáo, văn tự còn ít hơn so với Cảm Ứng Thiên. Càng ít thì càng dễ dàng thọ trì. Cảm Ứng Thiên có hơn 1.000 chữ, Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn chỉ có hơn 700 chữ, cũng đều là tiêu chuẩn của thiện ác.
– Thiên thứ hai là Vạn Thiện Tiên Chất, chuyên nói về giới sát.
– Thiên thứ ba là Dục Hải Hồi Cuồng, chuyên nói về giới dâm. Đem “sát” và “dâm” làm trọng điểm quan trọng nhất đặc biệt giới thiệu cặn kẽ.
– Thiên cuối cùng là Tây Quy Trực Chỉ, mong mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc, vậy là cả đời này của bạn đã viên mãn rồi.
Mình đã liệt kê các sách nên đọc rồi, LIỄU PHÀM TỨ HUẤN, AN SĨ TOÀN THƯ, CẢM ỨNG THIÊN là ba bộ sách mà tổ Ấn Quang Đại Sư-Tây Phương Đại Thế Chí Bồ Tát tái lai cực lực đề xướng. Ngoài ra Việt Nam mình cũng có nhiều sách thiện rất hay, bạn có thể lên trang Hoằng Hóa Xã để đọc. Còn rất nhiều kinh, sách khác mình muốn nói nhưng bạn cứ học từ từ nhé. Tập khí phiền não của chúng ta rất sâu dày, nếu không đọc sách, không nghe lời dạy của Thánh Hiền thì rất dễ phạm sai lầm, nay được lãnh hội những điều hay thì bản thân phải tự sửa sai, xem khởi tâm động niệm, hành vi tạo tác có tương ứng với lời dạy của Cổ Nhân không. Nếu bạn không có niềm vui, thì những điều trên đã nói rồi đó, bạn hằng ngày đọc sách, nghe Kinh niệm Phật, sửa đổi bản thân để cảm hóa chúng sanh, nhất định phải buông xả;’Tự tư tự lợi, ngũ dục lục trần, danh văn lợi dưỡng, tham sân si mạn’ thì bạn sống làm sao không có niềm vui chứ.
Chào bạn Duy,
Mình xin có vài lời góp ý cho bạn.
“cứ mỗi lần cầm dao lên là mình ám ảnh muốn giết ai đó”
Bạn đừng xem phim nữa, rãnh rỗi thì niệm Phật. Mỗi khi cầm dao nên thì nên trì niệm lục tự Di Đà trong tâm. Tác ý rằng Các pháp sinh diệt trong từng sát-na, ý tưởng này là giả. Dần dần sẽ có kết quả.
“Gia đình mình thì vẫn còn ăn thịt”
Bữa ăn với gia đình, bạn có thể giảm chút thịt và tăng cường ăn rau.
“thường xuyên bị ám ảnh mọi người chỉ trích mình khi minh làm việc tốt”
Việc nào làm âm thầm được thì nên làm. Còn những việc làm trước mọi người khác mà bị chỉ trích thì cứ thản nhiên kệ đi.
“Nhiều lúc mình chỉ muốn tự tử”
Bạn nên suy ngẫm câu:
– “Mình là tất cả, tất cả là mình”. (HT Thích Minh Niệm )
– “Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại.” (Ấn Quang đại sư).
Việc suy nghĩ tích cực/tiêu cực sẽ chiêu cảm cảnh giới tương ứng.
Tự tử là vọng tưởng điên đảo, nếu thường xuyên nghĩ về nó thì e là bạn sẽ bị Ma ám nó nhập, nếu bạn tự tử thì sẽ đọa vào cõi Ngạ quỷ. Thay vào đó, bạn hãy niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ.
Hãy lạc quan hơn, suy nghĩ tích cực hơn. Trước mắt bạn hãy chuyên tâm học hành để tốt nghiệp đúng thời hạn. Sau khi tốt nghiệp, nếu bạn không còn luyến tiếc việc đời, nếu muốn xả tiểu ngã để thành đại ngã, thì có thể xin gia đình đi xuất gia …Trước khi nhận được sự gia trì của chư Phật/Bồ Tát thì bạn phải cầu nơi chính mình, tin vào bản thân mình, dũng cảm đối mặt với các khó khăn trong cuộc sống và vượt lên trên chính mình …Như thế mới là chân thật cầu Đạo.
Chúc bạn thân tâm an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.