Thời gian một trăm năm chẳng là bao, mà đời người sống đến bảy mươi tuổi thì xưa nay ít có. Nay ông đã ở vào tuổi xế chiều, đúng lúc cần nên buông bỏ hoài bão. Xem những việc ở thế gian giống như một màn hài kịch. Có chân thật gì đâu?
Chỉ lấy câu A-di-đà Phật tiêu khiển thời gian, chỉ lấy Cực Lạc phương tây làm nơi trú ngụ. Ta nay niệm Phật, ngày sau ắt vãng sinh. Còn gì may mắn hơn? Hãy mở lòng vui mừng, chớ sinh phiền não. Nếu gặp những việc không vừa ý, liền xoay chuyển tâm, mau chóng đề khởi một câu A-di-đà Phật, rồi tự soi chiếu lại chính mình mà nghĩ : “Ta là người trong thế giới của Phật A-di-đà, sao lại có sự thấy biết tầm thường như người thế gian?” Nghĩ như thế liền chuyển giận làm vui, nhất tâm niệm Phật. Đây là pháp môn đại an lạc, đại giải thoát của những người có trí tuệ.
Tâm vốn không sinh, do duyên hợp mà sinh. Tâm vốn không diệt, do duyên tan mà diệt. Tợ như có sinh tử, nhưng vốn không đến đi. Nếu lãnh hội được lời này, thì sống thuận chết an, thường vắng lặng, thường chiếu soi. Nếu chưa được như vậy, phải buông bỏ tất cả, thầm thầm trì niệm câu A-di-đà Phật cầu vãng sinh Tịnh độ. Giả sử duyên đời chưa dứt, tuổi thọ vẫn còn thì niệm Phật càng nhiều, cũng được nhiều lợi ích. Người xưa nói: “Pháp môn Niệm Phật là thuốc trường sinh của Kim Tiên”.
Vọng niệm là bệnh, niệm Phật là thuốc. Bệnh lâu ngày chẳng thể chỉ dùng một vài viên thuốc mà có thể chữa khỏi. Vọng niệm chứa nhóm sâu dày, chẳng phải đôi ba tiếng niệm Phật mà có thể trừ sạch, lý này chỉ một. Mặc kệ cho vọng niệm kia lăng xăng, chỉ cần ông chuyên cần tha thiết, mỗi chữ rõ ràng, từng câu liên tục, dốc sức chấp trì, sẽ có phần đạt đến. Đó gọi là gom góp công sức lâu ngày, bỗng chốc hoát nhiên đại ngộ. Giống như mài sắt thành kim, luyện gang thành thép, nhất định không dối gạt. Vào đạo có nhiều pháp môn, nhưng chỉ có pháp môn này là thẳng tắt nhất. Chớ xem thường! Chớ xem thường!
Trích thư gởi Phùng cư sĩ ở Giang Âm
Trích thư trả lời Đỗng Tông Bá ở Hồ châu & bá hộ Trương Quảng Điềm
Trích dịch Niệm Phật Cảnh Sách
Pháp Âm Tịnh độ tập 1
Khóa 1 lớp Pháp Âm Phước Hòa dịch – Đồng Tiến biên tập
Lòng hoan hỷ và cám ơn sâu sắc đến bài pháp quá hay.Nam MÔ A Di Đà Phật.
Thưa Quý Thầy nhà con có nuôi 2 con rùa nhỏ, con có ý định phóng sanh nhưng nếu phóng sanh thì nó không có khả năng sống sót vì nó không thể tự bắt mồi.Nếu con không phóng sinh mà sẽ nuôi có được không ạ?
Bạn nuôi chúng đi, nhưng đừng giết hại, bán chác. Còn nếu bạn lo tới những hệ quả sau này khi nuôi chúng thì tùy duyên thôi. Loài gì cũng đều có mệnh cả. Bạn không có tâm xấu với chúng là tốt rồi. Hãy niệm Phật hồi hướng công đức cho chúng để kiếp sau chúng có một đời sống tốt đẹp hơn.
Nếu như em đọc kệ hồi hướng để hồi hướng công đức có được không chị Vy?
Tùy bạn tin tưởng và chân thành vào bài hồi hướng. Bạn thích thì bạn dùng kệ, không thì đọc danh hiệu Phật A Di Đà hồi hướng cũng được.Kệ hồi hướng còn dài. Niệm 1 câu Phật hiệu còn nhanh hơn. Niệm nhiều câu công đức sẽ nhiều hơn 1 bài kệ hồi hướng. Hoặc dùng cả hai hình thức, xưng danh hiệu Phật vài câu rồi đọc kệ hồi hướng.
Đó là ý của mình, nhất thiết duy tâm tạo mà.
Em rất cám ơn chị, em mới chỉ có lớp 8 thôi nên chị cứ xưng chị với em nha!
Cực lạc thế giới nếu tính sơ sài thì cách chúng ta khoảng 1000 tỷ cõi giới, là 10 muôn ức cõi. Không thể dùng phương tiện nào để đến được đó. Vậy chỉ có thể dùng ý nghĩ.
Vì lòng đại bi quảng đại nên Phật A Mi Đà lập nguyện cho phép chúng ta đến đó bằng ý nghĩ. Nghĩ về tên hiệu của Ngài. Nhưng vì thần thức chúng sanh thô phù nên không phải ai cũng có thể nhớ và nghĩ.
Do đó lời thề của Ngài là xưng danh hiệu. Có nghĩa là khi vừa mở miệng đọc lên tên hiệu , dù chỉ 1 lần thì đã được dự vào vãng sanh rồi.
Vì sao? Vì Phật A Mi Đà là Vô Lượng Quang, ánh sáng của Ngài ở mọi ngóc ngách, nên bất kì nơi nào mở miệng xưng danh thì lập tức tên hiệu được nhiếp vào ánh sáng, tức là nhiếp vào thế giới Cực lạc, đồng nghĩa với được vãng sanh.
Như thế, vãng sanh là có chịu xưng tên hiệu Nam Mô A Mi Đà Phật hay không. Ngay khi mở miệng xưng tên thì đã quyết định được vãng sanh rồi.
Việc còn lại là chúng ta có tin hay không mà thôi!
Rất tiếc, vì bổn nguyện xưng danh của Phật A Mi Đà đơn giản tối thắng như vậy nên căn cơ hạ liệt thời chúng ta không đón nhận nổi.
Dù còn tâm nghi, chúng ta hãy gắng dùng tên hiệu tịnh hóa tâm thức, đến một lúc nào đó, công đức của câu Phật hiệu sẽ khiến ta tin.
Các bài pháp giảng về Niệm Phật trên trang web này , mình thấy người soạn nên chú thích về bản nguyện tên hiệu của Phật A Di Đà để những người hành trì có thêm thiện duyên phát khởi được lòng tin rằng Hễ xưng tới tên hiệu thì liền được vãng sanh. Có nghĩa là việc chắc chắn vãng sanh không cần phải đợi tới lúc lâm chung. Đây là điều mà Ngài Pháp Nhiên,hóa thân của Bồ tát Thế Chí đã cố gắng chỉ ra trong cả cuộc đời hoằng pháp của Ngài.
Như thế là niềm tin tuyệt đối vào tha lực, khi hành trì mình hạn chế được tự lực vốn xuất phát từ tâm nghi hoặc khiến mình vô cùng áp lực và mệt mỏi.
Hôm nay có duyên gặp và đọc trang này , thấy từ trong xa thẵm đến những điều hiện tại , mình đều có làm đúng dù không hẳn là hoàn toàn . Nay xin cho tôi hỏi : tôi đi chùa và cố gắng tụng niệm , nhưng tôi rất thích đàn ca hát xướng , dẫu biết rằng cái đó không hại gì tới ai , nhưng trong lời ca tiếng nhạc lại có rất nhiều tiếng bi ai sầu khổ và đầy nổi niềm hỷ nộ ái ố
Nay tôi nói ra điều này mong các vị cao nhân và sư huynh đệ góp ý giãi bày cho thắt mắt của tôi ( vì cuộc sống không có âm nhạc thì kém vui lắm )
Dạ tôi nói ngắn gọn tỏ cùng đạo hữu.
Đạo hữu thích ca xướng là vì đã tạo nhân từ nhiều kiếp. Kiếp này tạo nghiệp ca xướng thì tùy duyên mà thọ tái sinh trong kiếp sau.
Có thể là đọa làm ngạ quỷ nếu khi sống mình thích nghe những bài nhạc buồn, đầy u sầu khổ não (tôi được học về duy thức và giai đoạn thân trung ấm).
May mắn hơn, tái sinh thân người làm ca sĩ hoặc nghiệp liên quan đến đàn ca hát xướng ( vẫn trong luân hồi để chịu những nỗi khổ của kiếp người).
Hoặc là tái sanh những cõi thấp hơn, hoặc cõi cao hơn tùy theo ác hạnh, thiện nghiệp và quan trọng nhất là cận tử nghiệp lôi kéo lúc lâm chung.
Nếu đạo hữu có chọn tu tập một môn nào đó thì nghiệp tu tập đó phải mạnh hơn nghiệp ca xướng ( có nghĩa là đạo hữu phải buông bỏ đam mê ca hát và nhiều thứ ràng buộc trong đời làm ảnh hưởng tới việc hành trì) thì cận tử nghiệp lúc lâm chung sẽ giúp đạo hữu hướng về giải thoát.
Nhưng nếu chọn niệm Phật vãng sanh thì không bị ràng buộc bởi bất kì điều gì, vì niệm Phật vãng sanh và thích đàn ca hát xướng là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Đạo hữu vừa tin tưởng niệm Phật vừa hát ca đàn xướng thì cũng không ảnh hưởng đến sự vãng sanh.
Nhưng đạo hữu phải thành thật tin bổn nguyện xưng danh Phật hiệu mới được. Nhưng hiện nay phần lớn người niệm Phật đều dùng tâm nghi hoặc để niệm, trong lòng không có Phật, rất khó được vãng sanh.
Nếu đạo hữu niệm Phật giống như họ thì phải tuân theo quy luật lôi kéo của cận tử nghiệp. Nghĩa là đạo hữu thích ca xướng thì nghiệp ca xướng sẽ lôi kéo mình thọ sanh vào cảnh giới tương đương.
Nếu có mạo phạm chư đạo hữu, xin thành tâm sám hối!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Giác Đạt!
Âm nhạc đều là sở thích chung của con người thời hiện đại này, còn thích là còn tham nhưng khi chúng ta tu hành chưa có định lực mà cố kiềm nén những cái tham thì e rằng chúng ta không những không làm được lại sanh phiền não mà sanh tâm thất thối trên đường đạo.
Ở đây chúng ta đều chủ trương tu hành theo lời dạy của Chư Tổ, các vị thiện tri thức: khi tâm thanh tịnh cũng niệm Phật, khi tâm bất tịnh (tham, sân, si) cũng niệm Phật, như vậy lâu dần tạp niệm được thay bằng chánh niệm. Đấy là phương pháp thay thế và loại trừ. Tuyệt nhiên chúng ta chẳng thể tự loại trừ phiền não để giữ chánh niệm.
Do vậy bạn thích đàn hát thì cứ đàn hát. Chỉ cần lưu ý: không nên vừa đàn hát vừa tổ chức ăn thịt uống rượu; tăng âm lượng tiếng hát bằng loa (hát bằng Mic hoặc hát karaoke) gây tiếng ồn ảnh hưởng tới người xung quanh; cũng không nên hát các loại nhạc giật, hãy thay thế bằng những bài nhạc Phật.
Vừa hát vừa niệm Phật, lâu ngày sẽ hát ít niệm Phật nhiều, lâu ngày… sẽ cảm thấy chẳng thích hát nữa mà chỉ toàn nghe bài hát A Di Đà Phật, A Di Đà Phật… Như vậy là chúng ta thành công rồi.
Chúc bạn sẽ nhanh chóng thay thế sở đoản hát nhạc thành sở trường niệm Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Gửi bạn Giác Đạt,
Trước hết xin chúc mừng bạn đến với trang này. Mình xin có một vài chia sẻ với bạn về phần đầu phúc đáp của bạn. Ấy là tâm sự của bạn thấy ‘từ trong xa thẵm đến những điều hiện tại , mình đều có làm đúng dù không hẳn là hoàn toàn’. Chúng ta tu học phải luôn thường trực quán chiếu hai điều này
1. Nghĩ về lỗi của mình.
2. Đừng nghĩ đến lỗi của người.
Trong Quy tắt tu học Ấn Quang Đại Sư Ngài đã khuyên hàng hậu học rằng: “…Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người…”
Tại sao Ngài lại phải khuyên răn như thế? Đơn giản là vì đó là những lỗi mà người đời hay mắc phải. Chúng ta thường hay làm ngược lại. Thế thì làm sao thăng tiến được trên con đường Đạo, tòan là thấy mình thì đúng, Người thì sai, thế thì làm sao Tu, Sửa cho được?
Mình chỉ có vài chia sẻ như vậy. Các nội dung khác các Liên hữu sẽ cùng chia sẻ với bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Đọc những phúc đáp từ sư huynh đệ mình hiểu ra nhiều điều , xin chân thành cảm ơn tất cả các bằng hữu và sư huynh đệ đả phúc đáp và khai sáng
Luôn cầu chúc cho các bằng hữu cùng sư huynh đệ được nhiều sức khỏe và tu tập ngày càng tiếng bộ
A Di Đà Phật
Bạn Gíac Đạt. Nếu bạn thích âm nhạc và âm thanh , hãy niệm Phật theo điệu nhạc ( ví dụ như niệm Phật theo kiểu Tịnh Tông Học Hội , hay là kiểu chùa Hoằng Pháp ) Rất hay. Lúc trước tôi cũng thích ca hát và bây giờ cũng còn thích , nhưng chi thấy vui vẻ khi hát theo nhạc niệm Phật thôi. Bạn thư đi , sẽ thấy sự mầu nhiêm.
Rùa còn nhỏ thì khó có thể tự mình kiếm ăn được.nhưng có thể nuôi cho nó lớn rồi tìm nơi thích hợp mà phóng sanh nó
Kính mong mọi người cùng niệm A Di Đà Phật
Cho con xin hỏi nếu người khác chọc tức mình thì mình niệm phật có được không ạ