Sư Trúc Đạo Sinh họ Ngụy, người Cự Lộc[1] thuở nhỏ rất thông minh tài trí, cha sư biết con mình là bậc phi phàm nên rất yêu thương và quí trọng. Sau đó, sư gặp sa-môn Trúc Pháp Thái bèn bỏ tục xuất gia. Năm mười lăm tuổi, sư thăng tòa thuyết pháp, lời lẽ đối đáp trong sáng như châu ngọc, những học tăng nổi tiếng, danh sĩ đương thời đều bị sư chiết phục, chẳng ai dám phản kháng. Sau khi thụ cụ túc giới hiểu biết Phật pháp càng sâu.
Sư vào ẩn tu ở Lô Sơn[2] bảy năm, thường cho huệ giải là căn bản vào đạo nên thường nghiên cứu các bộ kinh, cầu thầy học đạo, dù xa vạn dặm vẫn không quản mệt nhọc. Sau đó, sư đến Trường An theo học với ngài La-thập, các vị tăng ở Quan Trung đều khen sư có sức ngộ như thần. Sau đó, sư trở về ở lại chùa Thanh Viên[3], Thái Tổ Văn đế Hoàng nhà Tống rất kính trọng sư. Có lần Thái Tổ thiết hội, đích thân cùng với mọi người ngồi trên chiếu trải trên đất. Do chuẩn bị thức ăn quá lâu, nên mọi người sợ trời chiều. Vua bảo:
– Mới trưa mà.
Sư bảo:
– Bầu trời trong sáng, thiên tử bảo mới trưa, thì nhất định là trưa!
Nói rồi, sư lấy bát cùng mọi người dùng cơm. Họ đều khen lời của sư nói rất thích hợp.
Lúc đó, Niết-bàn hậu phẩm[4] chưa truyền vào Trung Quốc, sư nói:
– Xiển-đề[5] đều có thể thành Phật, chỉ vì bộ kinh này chưa truyền đến đầy đủ mà thôi.
Các vị tì-kheo chấp văn tự cho sư là tà đạo, bèn đuổi đi. Sư thệ trước đại chúng:
– Nếu lời của tôi không khế hợp với nghĩa kinh, thì xin đời này sẽ chịu ác báo; còn khế hợp với tâm Phật, thì nguyện đến khi bỏ thân này tôi sẽ ngồi trên tòa sư tử.
Nói rồi sư phất áo ra đi, vào núi Hổ Khâu[6] quận Ngô dựng đá làm đồ chúng để giảng kinh Niết-bàn. Đến chỗ “Xiển-đề có Phật tánh” sư hỏi:
– Lời ta nói có khế hợp với tâm Phật không?
Các viên đá đều gật đầu. Mùa hạ năm đó, sấm chấn động ở Phật điện chùa Thanh Viên, mọi người chợt thấy một con rồng bay lên trời, bóng hiện ở bức tường phía tây, nhân đó đổi tên chùa là Long Quang. Khi ấy, mọi người than rằng:
– Rồng bay rồi, sư nhất định sẽ đi.
Không lâu, sư trở về Lô Sơn ẩn tu trong hang núi, chúng tăng đều kính phục.
Sau đó bản kinh Đại Niết-bàn đến Nam kinh, quả đúng trong kinh có thuyết: “Xiển-đề đều có Phật tánh”, rất trùng hợp với lời của sư. Sư đã tìm thấy bộ kinh này, liền thăng tòa giảng thuyết.
Đến niên hiệu Nguyên Gia thứ mười một (434) đời Tống, sư thăng tòa thuyết giảng kinh Niết-bàn ở Lô Sơn. Lúc giảng vừa xong, bỗng mọi người thấy cây phất trần rời khỏi tay. Sư an nhiên thị tịch trên pháp tòa.
Trích Truyện Các Vị Tăng Thần Dị
Biên tập: Minh Thành Tổ Chu Lệ
Việt dịch: Đức Nghiêm-Đức Thuận-Nguyên Nhứt
Hiệu đính: Thích Nguyên Chơn
[1] Cự Lộc鉅鹿: xưa tên Hồ Trạch, nay thuộc phía bắc huyện Cự Lộc tỉnh Hà Bắc.
[2] Lô Sơn 廬山: tên một ngọn núi thuộc phía nam chợ Cửu Giang tỉnh Giang Tây.
[3] Thanh Viên tự青園寺: chùa ở chân núi Phúc Chu, thuộc ngoại ô thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, do hoàng hậu Chữ Cung Tư sáng lập vào đời Đông Tấn, ngài Trúc Đạo Sinh từng ở chùa này giảng về nghĩa Đốn ngộ thành Phật.
[4] Niết-bàn hậu phẩm 涅槃後品: phẩm sau của kinh Niết-bàn.
[5] Xiển-đề闡提: (gt: của nhất xiển-đề); chỉ cho chúng sanh ưa muốn sanh tử không mong cầu ra khỏi, nên kinh Lăng-già thường nói xiển-đề không bao giờ thành Phật. Thuyết xiển-đề thành Phật xuất xứ từ kinh Đại Bát-niết-bàn, tư tưởng căn bản của thuyết này cho rằng, Phật tính thường trụ và tất cả đều có, dù cho đoạn thiện căn nhưng Phật tính này vẫn thường trụ bất biến.
[6] Hổ Khâu Sơn虎丘山: núi ở phía tây bắc huyện Ngô, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.. Vào cuối thời Xuân Thu, vua Phù Sai nước Ngô mai táng phụ thân là Hạp Lư nơi đây, tương truyền sau khi mai táng ba ngày, có con hổ trắng xuất hiện trên nền mộ, cho nên gọi là Hổ Khâu. Một thuyết khác cho rằng, hình dáng núi này giống như con hổ ngồi, nên có tên đó.
Nam Mô A Di Đà Phật _()_
Mong quý đạo hữu bớt chút thời gian vào trang này để lại một số lời khuyên chân thành để cứu rỗi 1 sinh mạng ạ
“Hiện giờ chuyện tôi có thai chỉ có dì biết, dì khuyên tôi nên phá thai đi vì anh không xứng đáng nhưng tôi muốn giữ vì thương con….Giá như có đủ điều kiện thì tôi chẳng cần anh, một mình nuôi con thôi cũng được. Liệu tôi có nên bỏ đi đứa con này để làm lại từ đầu?
Trang web:
http://vnexpress.net/tin-tuc/tam-su/toi-co-nen-giu-thai-khi-khong-co-dieu-kien-ve-suc-khoe-va-kinh-te-3408624.html
Không nên bạn ạ, ai cũng muốn sống, con cái và cha mẹ đều có duyên với nhau, đừng làm gì khiến mình phải hối hận về sau.
ở địa phương con mỗi khi có người mất thường ban tang lễ kiêm khóc thuê. Không biết ở nơi khác mọi người có còn dịch vụ này không.?
nếu một ngày con cũng đưa tiễn người thân của mình con nên làm những gì để lợi lạc cho người thân?con cám ơn quý thầy.
Nam Mô A Di Đà Phật _()_
Gửi bạn hoài an, bạn hoan hỷ đọc 2 bài viết này nhé:
+ Khóc Khi Người Thân Mất Rất Nguy Hại
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/10/khoc-khi-nguoi-than-lam-chung-rat-nguy-hai/
+ 49 Ngày Sau Khi Chết Gia Quyến Nên Làm Gì
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/10/49-ngay-sau-khi-chet-gia-quyen-nen-lam-gi/
Lúc ấy niệm PHẬT thật nhiều. Họ làm gì kệ họ.lúc mình ngồi cạnh người khóc thuê họ khóc thành bài thêm mỗi tên riêng là từ sáng đến tối cũng luẩn quẩn bài ấy.lúc ngồi cạnh con cháu thì họ lại xẻ nhiều tiền nhỏ rồi bảo nhau:cứ từ từ đưa nhanh thì họ khóc nhanh .Cho nên cứ kệ .câu nhớ PHẬT niệm PHẬT.lúc này liệu còn giữ trong tâm không?Nếu không niệm PHẬT thì niệm được mất.kỳ thực rất khó
Phá thai thì sẽ kết thêm oan gia trái chủ.nó sẽ theo bạn không nhưng kiếp này mà còn theo đời đời kiếp kiếp để áo thù. đó mới chỉ là ân oán cá nhân thôi nhé. nghiêm trọng hơn là bạn đã gieo cái nhân địa ngục cực trọng vì tội giết người.đó là quả báo đời sau .còn hoa báo kiép này cũng đủ khiến bạn cầu sống không được câu chết không xong rồi.đó là nó sẽ khiên bạn bệnh đau triền miên. ung thư là thường gặp nhất. kế đến là gia đình ly tán, tan gia bại sản.
hãy cẩn thận.đừng vì một phút dại dột mà chịu khổ muôn kiếp
hãy học phật. phật pháp sẽ giúp bạn hóa giải mọi vấn đề của kiếp sống nhân sinh này
Ảnh đẹp giữa đời thường.
Xin mọi người cùng niệm: A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật. Nam mô a di đà phật. Nam mô a di đà phật. Nguyện cho khắp Pháp giới chúng sanh gặp được ánh sáng của Phật pháp, sớm giác ngộ để lìa khổ được vui, thân tâm an lạc. Nam mô a di đà phật.
Nam mô a di đà phật!
Dạ thưa, con có chuyện mà không biết giải quyết thế nào ạ?
Con từ khi biết đến đường về cõi tịnh thì con rất hoan hỉ tu tập theo, con tin hoàn toàn vào đức phật a di đà và thế giới Tây phương, niệm phật giúp cho tâm con thêm thanh tịnh rất nhiều, con điềm tĩnh hơn, không hay cáu gắt, đối xử tốt với mọi người hơn. Con đã chia sẻ với bố mẹ con và cả nhà đã quyết định ăn chay mỗi tháng 1 lần ^^.
Nhưng cụ con,Cụ con năm nay đã ngoài 80 tuổi, cũng đã yếu, con muốn hướng cụ tới Phật, tới đức A di đà. Con vừa nhắc tới đức phật , kể cho cụ nghe về tây Phương, tới sự màu nhiệm của đức phật , của đức A di đà với hy vọng từ đó cụ có thể hoan hỉ phát tâm hướng tới Tây phương hướng tới đức A di đà. Nhưng sau đó cụ lại kể về 1 loạt các sự việc nghe như là “dị giáo” hay cái gì đại loại vậy ạ, khi con kể xong thì cụ nói:” đấy, đấy cái đạo di đà gì đấy, bà … ngoài kia kìa cũng theo đạo đấy, chết không được tổ chức đám, xog suốt ngày đọc kinh, rôi bà gì mất k mang về nhà mà ném xuống sông hay ném tro xuống sông (con k nhớ rõ nữa ạ) , còn ông … cũng theo rồi bỏ nhà cửa…đất cái đạo di đà gì đấy ” (đoạn sau con k nhớ nữa ạ) sau đó con hỏi:” cụ ơi, con thấy các cụ đi vào chùa đọc kinh ạ, cụ vào không cụ, cụ cũng vào đi ạ.” Nhưng cụ không nói gì nữa con sợ bất lễ nê con đành lảng việc khác .
Cụ con khi rỗi vẫn xem phim trên ti vi nhiều ấy ạ,vì các bà chăm cụ vẫn hay bật cho cụ xem , con thấy nếu thay vì xem phim cụ nghe kinh, xem giảng đạo thì hay biết mẩy, cụ còn nghe được còn nhìn được ạ. Con thật không biết làm thế nào, con sợ muộn, con sợ không kịp nữa vì vô thường có thể nay cụ còn khỏe nhưng mai kia nhỡ cụ yếu đi không nghe con nói được nữa thì con biết hồi hướng cho cụ như thế nào. Lúc đó liệu còn nghe kinh xem giảng đạo được nữa? Con thương cụ con lắm. Mong mọi người giúp con với ạ. Con xin cả ơn nhiều nhiều ạ.
A Di Đà Phật. Bạn thử bỏ đĩa các trường hợp vãng sanh biết trước ngày giờ cho cụ xem. Biết đâu cụ hiểu và tin nhận?
Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin cảm ơn ạ
Nhưng các bà, ông con coi cụ, ở cạnh cụ gần như 24/24 lúc nào cũng mở tivi các loại phim ảnh để cụ con xem rồi ở cạnh đấy luôn. Không thể có thời gian trống cho con tiếp xúc và nói chuyện với cụ được. Thật không biết nên như thế nào ạ.
Thật là khó. Vì bây giờ cụ con vẫn còn nghe nhìn nói chuyện bình thường mà lại không được nghe, niệm phật
Con cũng xin cảm ơn M vì đã hồi âm ạ. Con xin cảm ơn
Nam Mô A Di Đà Phật
Chuyện Khó Tin Nhưng Có Thật – Hồi Ký Niệm Phật Tăng Sa Môn Thích Hải Quang
https://www.youtube.com/watch?v=pcU8-KoRbPw