Chúng ta hãy suy nghĩ: Trong cuộc sống thường ngày, phiền não, tập khí quá nặng, đoạn phiền não thì bắt đầu đoạn từ chỗ nào? Phiền não tập khí nào nặng nhất thì hãy khởi sự từ phiền não nặng nhất ấy. Trước hết, phải đoạn cái nặng nhất, rồi đoạn cái kém nặng hơn; giống như trị bệnh: Thầy thuốc trị bệnh, người ấy quá nhiều bệnh, trong số ấy, căn bệnh nào nguy hiểm đến tánh mạng thì phải trị căn bệnh ấy trước. Trước hết, phải giữ được cái mạng, rồi mới trị những bệnh ít nặng hơn. Trước hết, chữa trị căn bệnh nặng nhất, mà bệnh nặng nhất của mỗi người mỗi khác, mỗi chúng sanh căn tánh khác nhau, tham, sân, si, mạn, nghi, rất nhiều thứ khác nhau, chính mình biết rõ, người khác không biết! Thuở Phật tại thế, đức Phật ngũ nhãn viên minh, chẳng những thấy một đời của quý vị, mà còn thấy quá khứ, đời quá khứ của quá khứ, những tư tưởng hành vi từ vô thỉ kiếp đến nay của quý vị, Ngài đều biết rõ. Vì thế, đức Phật thuyết pháp là cắt thuốc theo đúng căn bệnh, hễ kê thuốc, quý vị bèn lành bệnh.
Nay là thời kỳ Mạt Pháp, những pháp sư đại đức thiếu bản lãnh ấy, chẳng có thần thông, chẳng thấy đời quá khứ của quý vị. Do vậy, chính mình phải phản tỉnh, chính mình phải hiểu rõ ta có những bệnh nào, bệnh nào nặng nhất trong những căn bệnh ấy. Bệnh nào nặng nhất thì phải sửa đổi trước, phải suy nghĩ phương pháp thay đổi. Sửa lỗi gọi là sám hối, sám có nghĩa là phát lộ (phơi bày), Sám (懺) là tiếng Ấn Độ, tức Sám-ma (ksama). [Sám hối] chính là đem những chuyện ta đã làm sai quấy thảy đều nói ra cho mọi người biết, chẳng ẩn giấu. Chẳng ẩn giấu tội lỗi của chính mình thì gọi là Sám. Hối (Āpatti-pratideshana) là sau đó không làm nữa. Có những đồng tu bảo tôi: Trong quá khứ, họ đã làm quá nhiều chuyện sai quấy, nay rất khó chịu, thường ăn năn. Họ coi đó là sám hối! Chẳng phải vậy! Đó gọi là “tội chồng thêm tội”, vì sao? Quý vị nghĩ đến một lần là phạm thêm một lần, quý vị sợ tội nghiệp do chính mình đã tạo chẳng đủ nhiều ư? Mỗi một lần nghĩ tới là ấn tượng trong A Lại Da Thức lại sâu hơn một nấc, lại tăng thêm một lần, làm sao được nữa! Đó chẳng phải là sám hối! Sám hối là tiêu trừ nghiệp chướng; quý vị hằng ngày tăng thêm nghiệp chướng, chỉ sợ sức mạnh của nó chưa đủ lớn, chỉ sợ nó chưa dầy, làm sao được nữa! Học Phật kiểu đó là học điên đảo vậy!
Phật pháp, quyết định chẳng áo não, bứt rứt vì quá khứ, chuyện quá khứ kể như xong, chẳng còn nghĩ đến nó nữa. Pháp môn sám hối là như thế này: Ta làm chuyện sai quấy, ta hướng về mọi người thưa rõ, từ nay trở đi chẳng còn làm chuyện sai quấy ấy nữa, đó gọi là sám hối thật sự, quyết định chẳng nghĩ đến nữa. Quý vị có ý nghĩ ấy, vì sao chẳng nghĩ đến A Di Đà Phật? Vì sao chẳng niệm A Di Đà Phật? Nghĩ đến những tội lỗi, đúng là hỏng bét. Quý vị nghĩ đến A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật, tương lai vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Quý vị hằng ngày nghĩ đến tội lỗi, nghĩ tới tội lỗi ấy thì lẽ nào chẳng đọa trong địa ngục? Đó là tu pháp môn địa ngục. Phải giác ngộ, phải thật sự giác ngộ. Vì thế, ngàn vạn phần đừng nên hiểu lầm ý nghĩa của những danh từ, thuật ngữ trong kinh Phật, phiền phức lắm!
Trong kinh nói, ắt phải gột rửa sạch sẽ những ô uế trong tâm địa của chính mình. Sám hối là phương pháp gột rửa, tức là gột rửa sạch sẽ tâm địa. Như vậy thì mới thành pháp khí, mới có thể nhận lãnh cam lộ pháp vị. Cam lộ pháp vị cũng có tỷ dụ, khi ấy, tâm địa đã thật sự thanh tịnh rồi, người ấy vừa nghe pháp, vừa tiếp xúc Phật pháp, sẽ khai ngộ, pháp hỷ sung mãn. Quý vị tiếp xúc Phật pháp mà chẳng khai ngộ là do tâm chẳng thanh tịnh. Tâm thanh tịnh chẳng thể không khai ngộ. Do vậy, quý vị ngàn vạn phần đừng nên bứt rứt vì chuyện cũ, đừng nên nghĩ tới những tội nghiệp trước kia. Vì quý vị càng nghĩ đến, tâm quý vị chắc chắn chẳng thanh tịnh. Chúng ta niệm Phật nhằm mong cầu công phu thành phiến, nhất tâm bất loạn; suốt ngày suy nghĩ loạn xạ, làm sao thành phiến cho được? Công phu chẳng thể thành phiến, cũng chẳng đạt được nhất tâm.
Trích A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA (tập 78 – phần 39)
Lão hòa thượng Tịnh Không giảng
Kính mong mọi người cùng niệm Phật: Nam mô A Di Đà Phật
Chúng ta niệm phật là để cầu vãng sanh hay cầu niệm phật thành phiến, cầu nhất tâm bất loạn?
A Di Đà Phật
Bạn có thể mở kinh A Di Đà ra đọc một lượt sẽ rõ.Đức Phật tới 4 lần nhắc nhở chúng sanh hãy phát nguyện vãng sanh Cực Lạc.Cho nên nguyện là điều đầu tiên.Phải có nguyện trước đã.Ngay cả đức Phật A Di Đà đầu tiên cũng phải phát 48 đại nguyện
– Niệm phật thành phiến, nhất tâm bất loạn là thiên về mặt công phu
-Chúng ta ưu tiên phát nguyện trước.
A Di Đà Phật
Chào bạn Hoa Sen,
Ví dụ khi ta còn đi học, thi đậu là mục tiêu, còn chuyện chăm chỉ học hành là việc cần thực hiện để đạt mục tiêu đó. Như vậy, trong pháp môn Tịnh Độ, vãng sanh là mục tiêu (dụ như là thi đậu), để đạt được mục tiêu đó ta cần phải có đủ Tín, Nguyện, Hành (cả 3 điều kiện này dụ như là học hành siêng năng, chăm chỉ).
Niệm Phật thành phiến, hoặc nhất tâm bất loạn,… là những mức độ công phu hoặc cạn, hoặc sâu. Đây chính là Hành. Cho nên cần phải có thêm cả Tín và Nguyện nữa thì mới vãng sanh được.
Chúc bạn tu hành tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Huệ Tịnh xin cùng gửi đến bạn Hoa Sen.
(Ngẫu Ích Đại Sư Pháp Ngữ)
1. Dạy Pháp Nguyên:
Công phu Niệm Phật chỉ quý ở tín tâm chân thật. Thứ nhất phải tin rằng: Ta là Phật chưa thành, Di Ðà là Phật đã thành, thể vốn không hai. Kế đó, tin Sa Bà thật sự là khổ, An Dưỡng đích xác đáng quay về, ưa – chán rành rành. Tiếp đó, tin mỗi một hành động hiện tại đều có thể hồi hướng về Tây Phương. Nếu chẳng hồi hướng, dù là thượng phẩm thiện vẫn chẳng thể vãng sanh. Nếu biết hồi hướng, dẫu trót lầm gây hạnh ác, nhưng nhanh chóng dứt tâm tương tục (1), khởi lòng trân trọng sám hối; nhờ sức sám hối cũng được vãng sanh. Huống là trì giới, tu phước, bao nhiêu nghiệp thù thắng, há chẳng đủ để trang nghiêm Tịnh Ðộ ư?
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay! Chỉ nên tăng thêm lòng tin chân thành, chẳng cần phải thay đổi hết thảy các hạnh nghiệp vậy.
http://www.tinhdo.net/sachdao/156-ngauichdaisuphapngu.html
Nam Mô A Di Đà Phật.
năm nay con bốc mộ.bố con.xin các thầy chỉ dạy cho.con chuẩn bị những gì?khai thị thế nào?
A Di Đà Phật ! Đọc bài viết trên con rất tán đồng ý kiến. Tuy nhiên con có một thắc mắc được mô tả như một ví dụ thể này, con rất mong được các Quý Thầy và các chư vị đạo hữu chỉ giáo: Giả sử có người là lãnh đạo của một tổ chức lớn, thời trẻ đã có phạm nhiều sai lầm, sau về già có nhận thức được lỗi lầm của mình rồi âm thầm tìm cách để sửa chữa và khăc phục một cách thành tâm nhất. Vị ấy không thể nói ra những sai lầm này của mình được vì nó là việc cá nhân không liên quan gì đến quá trình hình thành và phát triển của tổ chức vị ấy đang lãnh đạo. Nếu vị ấy nói ra những sai lầm của mình trong quá khứ thì uy tín của tổ chức sẽ bị phá hỏng, cả tổ chức sẽ rung chuyển và có nguy cơ tan rã, nhiều người sẽ mất việc làm và lâm vào tình trạng khó khăn… Đây là một tổ chức tốt, đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, do vậy nếu vị lãnh đạo này nói ra quá khứ của mình sẽ dẫn đến tình trạng như đã nói trên, hoặc tệ hơn tổ chức sẽ sụp đổ và có nhiều người thất nghiệp gia tăng gánh nặng cho xã hội, vậy trong trường hợp này vị lãnh đạo có nên thực hành theo phương châm của bài viết nói trên hay không. Con rất mong được các Quý Thầy và các chư vị đạo hữu giải đáp giúp.
Con xin chân thành cảm tạ.
A Di Đà Phật
Bạn Tiến Cường,
Mình xin trích một đoạn trong lời giảng của HT Tịnh Không Kinh Vô Lượng Thọ có liên quan đến đề tài Sám hối để chúng ta cùng tu học:
—
Chúng ta phải thật sám hối, không nên để ý đến sĩ diện. Sĩ diện thì có ích gì, vẫn là phải đọa ba đường. Ngày trước ta báng Tam Bảo, ta làm thế nào sám hối? Quay đầu lại, ta phải tán thán Tam Bảo. Ngày trước ta phá hòa hợp tăng, hiện tại ta phải ủng hộ hòa hợp tăng. Đây gọi là chân sám hối. Không phải ở trước Phật cầu đảo kỳ nguyện: “Con sám hối, con sai rồi”, mà ở bên ngoài thì không nói với người một câu nào, vậy thì không hữu dụng. Cho nên sám hối, nhà Phật gọi là “phát lồ sám hối”, thẳng thắn tuyên bố với mọi người chính mình sai rồi, từ nay về sau ta thay đổi tự làm mới. Vậy mới được tính đến. Nếu trước mặt đại chúng chỉ lo thể diện, vì thể diện mà không dám nói, còn ở trước tượng Phật Bồ Tát thì thầm thỏ thẻ, thì thầm nửa ngày cũng không ích gì. Tu pháp sám hối mà không biết được cách tu như thế nào! Cần phải đem lỗi lầm của chính mình nói ra.
…
Chúng ta làm sai sự việc, ngày trước hãm hại người khác, hiện tại chân thật hiểu rõ rồi thì quay đầu lại, ta phải làm thế nào để bồi thường lại người bị ta hại, làm thế nào giúp đỡ họ, đây mới gọi là chân sám hối. Nếu không có biểu hiện hành động thì đều là giả dối. Hay nói cách khác, vẫn chưa có giác ngộ, vẫn chưa có quay đầu, nói cho dễ nghe là cũng không ích gì.
(Trích Kinh Vô Lượng Thọ giảng giải đĩa 182)
—
Như vậy chúng ta thấy rằng nếu ông chủ kia dũng cảm nói ra trước đại chúng về quá khứ không mấy tốt đẹp của mình thì sao? Chưa chắc đó lại là điều tiêu cực đối với ông ấy và nhân viên. Trước mắt có thể có ít nhiều những dị nghị nhưng về lâu dài? Những người biết suy tường xét tận sẽ thấy ông ta thật chân thành, đáng tin tưởng hơn cả. Bởi vì ở cái địa vị của ông có mấy người làm được điều đó. Nó thể hiện một tính ‘giác ngộ’ thật mạnh mẽ. Đấy mới là một con người thật sự đáng tin cậy, thật sự đáng để hợp tác. Quá khứ đã thuộc về quá khứ, hiện tại ông ấy đã dũng cảm nói ra sự thật quá khứ của mình, rồi lại đang mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho mọi người. Đó mới thực sự là chân sám hối.
—
Vài dòng chia sẻ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa quý vị đồng tu,
Con có một ý kiến thế này: Một vị lãnh đạo cần sám hổi, đó là việc cần thiết. Tuy nhiên, với cương vị là lãnh đạo, người đó không dễ nói ra điều này. Giả sử trong một buổi họp mà ông nói ra hết, thì uy tín của ông sẽ không còn, thanh danh cũng mất, và ông không có cơ hội tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân chúng. Con nghĩ có thể ông nên tìm cách sám hối nhưng có thể là nói với bạn bè, nói trước buổi họp cũng được, và đôi ba chuyện thôi, lần lần như vậy sẽ sám hối hết. Đó cũng là một cách mà người đó có thể giữ vững vị trí, uy tín của mình mà vẫn sám hối được với mọi nhân công xung quanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
dạ thưa thầy tại sao phải TUỲ HỶ CÔNG ĐỨC?
Nếu như các thầy TRUNG ĐẠO,HUỆ TỊNH,THIỆN NHÂN…vất vả nói pháp con chỉ một niệm tuỳ hỷ công đức của con được bao nhiêu công đức?
Theo mình nghĩ thì nếu làm được một việc gì tốt thì cảm thấy vui, thấy ấm lòng là được rồi, còn không nên đặt ra vấn đề là được bao nhiêu công đức. Bởi nếu đặt ra vấn đề này thì việc tốt mình làm sẽ từ vị tha chuyển sang vị kỉ (từ vì người sang vì mình) Lúc đó thì phước đức cũng không còn bao nhiêu nói gì công đức bạn ạ.
trong tâm con là đố kỵ,ngã mạn,tham,sân,si….tâm ấy có ở thầy CƯỜNG không?
tại sao tâm tuỳ hỷ con không hiện hữu mà lại toàn tham,sân,si,đố kỵ ngã mạn…. quấy rầy.Vậy cách chuyển 1 niệm với 1 niệm của quý thầy là gì?Hiện tại niệm nào đang làm chủ quý thầy?Có phải đố kỵ hay hoan hỷ? Cách chuyển niệm như thế nào?trong tâm giờ chứa niệm gì?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nhiệt Não,
Một niệm tuỳ hỉ đã bao trùm khắp pháp giới rồi, bạn còn so đo nhiều ít làm chi? Công đức mà còn có thể tính đếm thì đó chẳng phải công đức bởi không phát xuất từ cái tâm tuỳ hỉ mà là có dụng tâm. Với người mới tu đạo chúng ta phải thường xuyên quán chiếu thật sâu sắc mới không bị vướng kẹt khi phát tâm làm công đức.
TN
Từ khi tu tập, Nhiệt não có thấy tham,sân,si giảm bớt không ? Tâm có thanh tịnh an lạc hơn chút nào không? Nhiệt não tu tập như thế nào ?
A Di Đà Phật
Bạn Nhiệt Não,
Mình xin chia sẻ một vài đoạn có liên quan trong Ấn Quang Đại Sư GNL
—
* Tâm tham – sân – si ai nấy đều có. Nếu biết đó là bệnh, thế lực của chúng sẽ khó lừng lẫy được. Ví như giặc vào nhà người, nếu chủ nhân nhà ấy tưởng là người trong nhà thì đồ trân báu của cả nhà sẽ bị nó lén trộm mất sạch. Nếu biết nó là giặc, sẽ chẳng cho nó ở lại nhà mình dù chỉ một khắc, ắt phải đuổi nó đi thật xa khuất mắt, mới hòng tài bảo chẳng bị mất, chủ nhân yên vui.
Cổ đức bảo: “Bất phạ niệm khởi, đản phạ giác trì” (Chẳng sợ niệm khởi, chỉ e biết chậm). Tham – sân – si vừa khởi lập tức biết ngay, nó sẽ lập tức tiêu diệt. Nếu coi tham – sân – si là ông chủ chánh trong nhà mình sẽ giống như nhận giặc làm con, của báu trong nhà ắt phải tiêu tán hết!
* Tu hành trọng yếu là đối trị tập khí phiền não. Tập khí giảm một phần, công phu tiến một phần. Có kẻ càng ra sức tu hành, tập khí càng phát động; ấy là do chỉ biết tu trì theo sự tướng, chẳng biết phản chiếu hồi quang, khắc trừ vọng tình trong tâm chính mình nên mới đến nỗi thế. Hãy nên thường sắp sẵn cách đề phòng thì gặp cảnh đụng duyên, tập khí sẽ chẳng phát.
Nếu bình thời biết được thân tâm mình đây toàn là huyễn vọng, trọn chẳng thể cầu được thật thể, thật tánh của cái Ngã. Đã không có Ngã sao còn có chuyện vì cảnh, vì người nảy sanh phiền não? Đấy chính là phương pháp giải quyết tối thượng thiết yếu vậy.
—
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi bạn Nhiệt Não: tôi chỉ là một người niệm Phật bình thường tại gia thôi, không phải người xuất gia nên bạn đừng gọi tôi là Thầy nhé, từ “Thầy” chỉ áp dụng với các vị đã xuất gia thôi. Vì là một người bình thường và đang phải đi làm kiếm sống nuôi gia đình nên trong tôi Tham-Sân-Si đều có đủ. Nhưng tôi thật may mắn vì được biết đến Phật pháp để biết được là mình đang Sân-Si lừng lẫy, biết để giảm trừ một cách dần dần. Nhiều người không may mắn như vậy, họ Sân-Si nhưng không biết là mình đang Sân-Si khiến cho họ ngày càng khổ hơn.
Từng câu từng chữ trong giáo lý của Đức Phật rất thâm sâu và đa nghĩa nên không dám lạm bàn nhiều. Trong phạm vi của mình tôi chỉ hiểu Tùy Hỷ đơn giản là cảm giác vui mừng và ủng hộ khi thấy một người làm được một việc tốt xã hội mà thôi. Bạn Nhiệt Não cũng đừng quá lo lắng nếu không có được tâm thái này. Cá nhân tôi nghĩ tâm thái này cũng phải rèn luyện thì mới có được chứ không phải tự nhiên mà có được.
Nhân đây tôi cũng muốn chia sẻ với bạn suy nghĩ của tôi. Nếu suy nghĩ này có chỗ nào thiếu khuyết tôi thành tâm mong các thành viên của ĐVCT chỉ bảo thêm. Suy nghĩ của tôi như thế này: Người tùy hỷ tốt thường là người có tâm hồn rộng rãi và khoáng đạt, họ không chấp nhặt điều gì. Còn người tùy hỷ kém hoặc không tùy hỷ được thường là người có bụng dạ hẹp hòi, ích kỷ, không vừa mắt với ai cả. Tuy nhiên tính cách của con người hoàn toàn có thể sửa đổi nếu cá nhân sở hữu tính cách ấy nhận thức được điều đó là không tốt cho bản thân và những người xung quanh. Cách sửa cũng không phải là quá khó. Tập “Bố thí” là được rồi. Bố thí Đức Phật dạy gồm có Thí Tài, Thí Pháp và Thí Vô Úy. Thí tài là bố thí tiền của, vật chất. Thí Pháp là đem những điều Phật dạy thông tin lại cho người khác (nếu không biết nhiều về giáo lý có thể chia sẽ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc…). Thí Vô úy là giúp cho người khác không còn sợ hãi, chia sẽ những những đau thương mất mát trong cuộc sống với người khác. Bạn Nhiệt Não áp dụng xem thế nào.
Bản chất của người tùy hỷ được tốt là Buông xả, còn người tùy hỷ ko tốt là Nắm giữ. Do vậy, việc thực hành bố thí sẽ khiến con người giảm dần yếu tố Nắm giữ, tăng trưởng khả năng Buông xả. Một khi buông xả được nhiều, nội tâm sẽ mở rộng, khả năng tùy hỷ sẽ tốt hơn. Nếu thực tập được Bố thí càng nhiều sự an bình trong nội tâm càng cao.
Bạn Nhiệt Não có thế hình dung đơn giản như sau: Nếu bạn bỏ một thìa muối đầy vào một chén nước, nước sẽ mặn chát. Cũng thìa muối ấy nhưng nếu bỏ vào chậu nước độ mặn sẽ giảm đi nhiều, nếu bỏ ra sông hồ thì chẳng có nghĩa lý gì. Thìa muối tôi muốn nói chính là nỗi đau của kiếp nhân sinh. Chén nước chính là nội tâm con người. Càng nhỏ càng mặn và không tan được. Nhưng nếu lượng nước được nhiều lên độ mặn chắc chắn sẽ giảm đi. Cũng vậy nếu nội tâm mà bé nhỏ, lòng dạ mà hẹp hòi con người sẽ ít có khả năng chuyển hóa được những chướng duyên trong cuộc sống, những người như vậy thường đau khổ rất nhiều… Việc thực tập bố thí sẽ khiến nội tâm được trải rộng ra, do vậy công năng chuyển hóa được những chướng duyên sẽ tốt hơn. Cũng vậy Tham, Sân, Si cũng ít có điều kiện để tăng trưởng.
Tôi nghĩ rằng đã là con người thì ai chẳng có Tham Sân Si, khác nhau là có ít hay nhiều và có biết là chính mình đang mắc bệnh này không thôi. Còn nếu mà bảo là ko còn sân si thì đã là thánh nhân rồi. Quay lại thực tế của bạn đã nêu, tôi nghĩ bạn không cần trầm trọng hóa những những ý niệm xấu của mình làm gì, cũng không cần quan tâm tới các vấn đề như ý niệm nào làm chủ bản thân, chuyển niệm thế nào… Đây là những vấn đề rất phức tạp nó thuộc phạm vi của những người tu thiền định chuyên sâu. Bạn chỉ cần đặt thời gian mỗi ngày khoảng 15 phút để niệm danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT là đủ rồi. Lúc mới niệm vọng nhiều lắm, nhưng kệ nó, cứ thực hành đều và tăng dần thời gian lên 20p-30p… Cứ như vậy chân thật, tha thiết và ý thức kỷ luật cao để thực hành chắc chắn sau khoảng từ 6 tháng đến 1 năm nội tâm bạn sẽ có những chuyển hóa tích cực. Những vấn đề bạn đặt ra ngày hôm nay đến lúc đó bạn sẽ tự tìm được câu trả lời thỏa đáng.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Nam mô a di đà phật .tôi thường tụng chú đại bi đầu tiên phát nguyện sau đó niệm danh hiệu quán âm rồi tới di đà và danh hiệu địa tạng sau đó mới tụng chú đại bi và hồi hướng. Xjn hỏi tụng vậy đúng pháp không.
A Di Đà Phật
Bạn Minh Thanh!
Bạn tụng bao nhiêu Kinh- Chú cũng chẳng có gì không đúng Pháp. Nếu thực hành thời khóa trên khiến bạn thân tâm an lạc, lòng tin Phật pháp được củng cố thì bạn nên duy trì. Ngược lại, khiến bạn phân tâm, mất tập trung vào từng phần thì nên “gom” bớt lại.
Phật đồng Phật, chúng ta khởi nghĩ niệm nhiều danh hiệu mới được sự gia trì của các Ngài là chưa hiểu đúng Pháp.
HT Tịnh Không xiển dương mọi người “Một môn thâm nhập trường kỳ huân tu”, lấy một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một câu A Di Đà Phật làm kim chỉ nam, bởi ở trình độ chúng ta tụng nhiều Kinh-Chú, niệm nhiều danh hiệu Phật e kham không nổi.
Nam mô A Di Đà Phật
Chào bạn Cường,
Mục đích của bài viết là, nói ra để không còn giữ trong tâm nữa. Cho nên trong trường hợp của bạn, nếu nói ra mà chạm đến lợi ích của nhiều người, thì không cần phải nói đâu. Điều cần hơn hết là không giữ mãi điều đó ở trong lòng, và từ đây về sau không bao giờ tái phạm.
Cho nên bạn cần khuyên người đó, phải quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới, giữ kỷ không phạm, và phải chuyên tâm niệm danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Những việc đã qua không cần nghĩ đến nữa, hãy gắng chuyên tâm niệm Phật cầu vãng sanh về cõi Cực lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin quý thầy cho con được hỏi nếu không có điều kiện để đi quy y tại Chùa thì có thể tự quy y được không ạ? Nếu tự quy y được thì phải làm thế nào?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Phật Pháp Vô Biên!
Chúng ta là ngừơi tu hành thì nên sự lý viên dung, quy y cũng vậy.
Nếu có duyên đến chùa quy y, trước khi quy y bạn nên tìm hiểu ý nghĩa của quy y Tam bảo bởi việc này hết sức quan trọng
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/08/quy-y-co-phai-la-tim-mot-vi-thay-nao-do-de-nuong-tua-khong/
Nếu chẳng hữu duyên được quy y ở chùa, hằng ngày bạn vẫn hướng đến Tam bảo, trì nghiêm 5 giới cấm, đem công đức này làm trợ hạnh cho sự vãng sanh cũng rất tốt. Nhưng ghi nhớ điều cốt yếu của sự vãng sanh là tín- nguyện- hạnh (chánh hạnh).
Nam mô A Di Đà Phật
Xin cho con được hỏi: Từ sáng đến tối con chỉ niệm A di đà Phật cho dù con làm bất cứ việc gì hoặc rản rỗi, con đều niệm A di đà Phật. Mà con niệm rất chậm. Đến tối khi con vào mùng ngủ thì con quay mặt về hướng tây mà đọc rằng:
– Con tên: Chiêm Minh Minh Trí. Pháp danh: Trí giang. Hành căn:26t. Xin Đức Phật A di đà cho con đc vãng sanh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc.
– Xưa kia con đã tạo bao ác nghiệp.
Cũng vì ba nghiệp tham sân si
Từ thân, khẩu, ý phát sanh ra
Nay đối trước Phật con thành tâm sám hối.
-Nguyện đem công đức niệm Phật
Hồi hướng về Tây Phương
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ 3 đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát lòng bồ đề
Hết 1 báo thân này
Đồng sang Cực Lạc Quốc.
– Nếu con nguyện như thế thì con và các chúng sanh có đc vãng sanh ko ạ?
A di đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Minh Trí!
Tự thân muốn được sinh Tây Phương Cực Lạc phải cần 3 yếu tố Tín-nguyện-hạnh, trong đó tín-nguyện làm yếu tố quyết định. Khi niệm Phật đầy đủ tín-nguyện cho đến sanh nhàm chán Ta bà, ngày đêm nhớ mong Cực Lạc quốc thì chắc chắn được vãng sanh rồi.
Còn về công đức niệm Phật hồi hướng, chúng sinh có được vãng sanh hay không chúng ta chẳng thể nhận biết, bởi nghiệp lực mỗi chúng sinh là không thể nghĩ bàn. Song công đức mà chúng ta hồi hướng thì chắc chắn họ nhận được.
Tâm càng thanh tịnh thì khả năng hồi hướng càng lớn. Dụ như chúng ta đứng trên đồi trống hét một tiếng lớn, âm thanh sẽ vang dội đi xa; xa hơn là chúng ta đứng giữa đô thị nhộn nhịp; và đô thị càng nhộn nhịp thì khả năng truyền âm càng giảm.
Một câu A Di Đà Phật có vô lượng công đức, song đừng khởi nghĩ vì có vô lượng vô biên công đức nên chỉ niệm 1 câu là đủ. Cũng đừng khởi nghĩ 1 câu Phật hiệu là quá ít mà không tranh thủ thời gian niệm Phật dù chỉ là 1 câu A Di Đà Phật.
“Tin thì tin rằng một câu A Di Đà Phật cũng đủ vãng sanh mà niệm cho đến hết cuộc đời” – Pháp Nhiên Thượng Nhân.
Nam mô A Di Đà Phật
Con đang có một chuyện cần được chỉ dẫn, xin các vị tri thức giúp dùm. Con đang ở nước ngoài, tình cờ xin được một quyển Kinh, hình Phật Thích Ca và hình Tây Phương Tam Thánh, sau đó con gửi về Việt Nam, muốn cho Ba Mẹ đọc và hiểu hơn về Đạo Phật, hàng gửi về nhà người Em gái nhưng con lại quên- không dặn nên người em đem nguyên thùng hàng con gửi (bao gồm cuốn Kinh và hình Phật) để dưới đầu giường ngủ nay đã 12 ngày, con mới nhớ ra và người em cũng vừa mới lấy ra để lên cao.
Con muốn biết có phải con và em gái đã phạm tội bất kính, nhất là con. Giờ con phải làm sao để chuộc lại lỗi lầm của mình. Thùng đồ đó chưa khui ra, để trong phòng ngủ vậy thì có được không hay phải mang ra ngoài ạ? Con mong sớm nhận được sự giải đáp. Con rất cảm ơn
Nam mô A Di Đà Phật