Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện đệ nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ấn Quang Đại Sư hết sức tán thán. Ấn Quang Đại Sư một đời cung kính ấn tống Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa Lý Bỉnh Nam cư sĩ, Tịnh Không Lão Pháp Sư cũng đều khích lệ thế nhân “khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”. Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho-Thích-Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cội rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời.
Download sách: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
Nếu bây giờ xin hỏi đại chúng: “Quý vị có muốn vãng sanh hay không?” Mọi người sẽ đồng thanh trả lời: “Muốn vãng sanh”.
Nhưng quan sát cặn kẽ, phần đông chúng ta đều “miệng niệm Di Đà, tâm luyến Ta Bà”. Một mặt thì muốn đến Cực Lạc thế giới; mặt khác, chuyện này ở Sa Bà này còn chưa buông bỏ được, chuyện kia cũng buông không nổi! Vậy thì không thể nào vãng sanh được! Đó chẳng phải là hạ quyết tâm cầu vãng sanh.
Thật sự hạ quyết tâm cầu vãng sanh là như thế nào?
Đối với thế giới Ta Bà, hoàn toàn buông xuống, chẳng có tơ hào tham luyến, chẳng có việc gì không buông nổi, nhất định sẽ giống như lão hòa thượng Hải Hiền (http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/04/hoa-thuong-hai-hien-112-tuoi-tu-tai-vang-sanh), từng giây từng phút đều tranh thủ niệm một câu Phật hiệu, chưa hề buông bỏ. Chúng ta mới biết khoảng cách giữa chúng ta và lão hòa thượng Hải Hiền là bao lớn! Nguyện vãng sanh chẳng phải là mỗi ngày đều đến trước bàn thờ Phật tụng câu “nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ trung” mới gọi là nguyện vãng sanh. Đấy là nói ngoài miệng, nội tâm thì sao? Trong tâm vẫn tham chấp cứng ngắc những chuyện thuộc người, sự, vật trong luân hồi! Cam tâm tình nguyện chìm đắm trong biển ái dục, trên căn bản là chẳng muốn thoát lìa. Đây là căn bịnh chung của phần đông mọi người.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
A Di Đà Phật
Xin cảm niệm công đức bố thí Pháp của Đạo hữu.
Không phải ngẫu nhiên mà HT Tịnh Không khuyên chúng ta mỗi ngày hãy dành ít thời gian xem đoạn băng HT Hải Hiền tự tại vãng sanh. Xem đọan băng này nhiều lần chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi lạc rất lớn cho việc tu học của mình.
Ở đây chắc các vị cũng đã biết rồi nhưng mình xin thuật lại thôi để chúng ta cùng học, có hai chỗ trong đoạn băng này rất đáng lưu tâm:
– Có vị thư pháp hỏi Ngài về bí quyết dưỡng sinh lúc Ngài đã 112 tuổi, Ngài đáp: Tất cả đó đều là kết quả của trì giới tinh nghiêm, thành thật niệm Phật.
– Rồi chỗ khác, có nhóm Phật tử đến thăm tự viện, gặp Ngài nhờ Ngài khai thị, lúc đó Ngài đã 112 tuổi. Ngài đáp: Có gì đâu mà khai thị, các vị hãy chịu khó niệm Phật đi. Không có việc gì khó, chỉ sợ tâm không chuyên mà thôi, không có gì khó cả!
Nam Mô A Di Đà Phật
Nhiều khi chúng ta khuyên người khác buông xả, tự mình phải buông xả nhưng hầu như chẳng buông xả được gì. Các quý vị xin hãy nghĩ chậm một chút: ai là người có thể buông xả được vạn duyên niệm Phật. Có chúng ta trong đó không, nói một chuyện nhưng làm được lại là hoàn toàn khác.
Cá nhân Phúc Bình thấy việc đó là khó trong những điều khó nên tập làm người ngu mà niệm Phật như lời Tổ Ấn Quang Đại Sư đã dạy.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Mình xin thêm vài ý. Chúng ta nên cố gắng kết hợp vừa làm việc sinh hoạt vừa niệm Phật như HT Hải Hiền đã làm. Suốt cuộc đời tu học của Ngài, Ngài không bao giờ rời công việc, cũng chẳng bao giờ rời câu Phật hiệu. Dù thời thế thế nào, hoàn cảnh thay đổi ra sao đi nữa, thì câu Phật hiệu vẫn luôn tuông chảy trong đầu Ngài. Tâm Ngài luôn kiên định, tinh chuyên như thế. Đó cũng là ý nghĩa lời Khai thị ngắn gọn của Ngài với nhóm Phật tử nọ lúc cuối đời. Đây chính là điều chúng ta nên học tập Ngài, khó cũng phải cố gắng làm, dần dần thành thói quen thì sẽ dễ thôi. Những lúc sao nhãn, lúc gặp nghịch duyên, lập tức chúng ta hãy nhớ tới lời nhắc nhở của Ngài: Tâm chúng ta có chuyên không?
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
PB: “Cá nhân Phúc Bình thấy việc đó là khó trong những điều khó nên tập làm người ngu mà niệm Phật như lời Tổ Ấn Quang Đại Sư đã dạy.”
Huệ Tịnh thấy pháp môn Tịnh Độ khó TIN cũng bởi do tập làm người ngu mà niệm Phật khi chúng ta còn ở địa vị vậy.
Tập làm người ngu mà niệm Phật thì khó sinh tâm ngã mạn, dễ cảm ứng đạo giao hơn. Nhưng khó tập làm người ngu cũng bởi do tập khí nghiệp chướng tự thấy mình là người có năng, có trí, khó có thể buông xả được cái tri kiến.
———————-
75) Tu Thánh Đạo Môn thì tột cùng trí tuệ để lìa sinh tử. Tu Tịnh Độ Môn thì trở lại ngu si để vãng sinh. Bởi thế khi hướng về Thánh Đạo Môn thì trau dồi trí tuệ, giữ cấm giới, rèn luyện tâm tánh làm tông chỉ.
Còn bước vào Tịnh Độ Môn thì chẳng dựa vào trí tuệ, chẳng lo tròn đạo hạnh, chẳng cần điều hòa tâm tánh, mà chỉ tự thấy mình là người vô năng, vô trí; cần nương vào Bổn Nguyện mà Niệm Phật mà cầu vãng sinh.
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Pháp môn niệm Phật là pháp môn vạn tu vạn người về, một người cũng không sót, vì sao cuối cùng sót mỗi bạn là không thể vãng sanh? Bởi vì lúc mạng chung không buông bỏ thế gian này, bạn vẫn còn lưu luyến. Không phải A Di Đà Phật không tiếp dẫn bạn, là do bạn tham luyến thế gian này. Vì thế chúng ta những năm còn sống việc lớn quan trọng nhất chính là phải buông xả thế gian này một cách triệt để. Một tơ hào tham luyến cũng không có. Vì sao vậy? Lúc ra đi sẽ chướng ngại.
Tự tại vãng sanh không cần người khác trợ niệm, không cần người tiễn vãng sanh. Đưa tiễn người vãng sanh có lúc sanh khởi tình chấp, A Di Đà Phật đến nơi đó tiếp dẫn bạn vãng sanh, bạn xem thấy người mà bạn ưa thích, để con nhìn thêm một chút. Nhìn thêm một chút thì A Di Đà Phật đã đi mất rồi. Cơ hội của bạn không còn, thật đáng tiếc. Cho nên phải học buông xả, triệt để buông xả, không có mảy may tâm tham, như vậy lúc ra đi mới chân thật nắm chắc được. (Hòa thượng Tịnh Không)
Chỉ cần bạn chịu buông xả thì công phu thành khối không khó. Cổ đức gọi là vạn người tu vạn người đi, lời nói này không giả chút nào cả. Niệm Phật mà không thể vãng sanh là vì không có gì khác, không buông xả, vẫn còn những thứ chất chứa trong lòng không chịu buông xả, thế thì vô phương rồi.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/12/bi-quyet-de-niem-phat-cong-phu-thanh-khoi
Nói thật ra, công phu niệm Phật thành tựu được hay không then chốt ở chỗ chúng ta có thể buông xuống hay không? Chỉ cần chúng ta chịu buông xuống, không có một ai chẳng thành tựu; phàm những người không thành tựu đều là người chẳng buông xuống nổi!
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/07/then-chot-cua-cong-phu-niem-phat-thanh-tuu-nam-o-diem-nao/
Mặc dù đối với pháp môn Tịnh độ đã có nhận thức, đã có phương pháp và cũng hiểu biết về cảnh giới Tây phương rõ ràng, nhưng không thể buông bỏ một cách dứt khoác các duyên nợ của cuộc đời, vẫn còn có tâm tham luyến thế gian, cho nên đến giờ phút lâm chung sinh lòng luyến tiếc, làm trở ngại việc vãng sinh. Đây là điều rất đáng tiếc!
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/11/hai-ly-do-chinh-khien-nguoi-niem-phat-nhung-khong-the-vang-sanh/
Thường thường khi hộ niệm có cái phần ”Khai-Thị, Dẫn-Giải“. Điểm chính yếu của khai-thị, dẫn-giải chính là nhắc nhở người bệnh buông cho hết tất cả những gì thế trần xuống, gọi là “Buông xả“. Phải buông cho hết đừng có để bị vướng. Hộ niệm là giúp cho nhau buông xả. Phải tập buông xả.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/08/khong-chiu-buong-xa-khong-the-vang-sanh/
Vì sao niệm Phật lại đi đến A Tỳ Địa Ngục? Ý niệm tự tư tự lợi quá nặng, tuy là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, nhưng mỗi niệm không buông xả tự tư tự lợi, ngay trong cuộc sống thường ngày vẫn là tranh danh đoạt lợi với người. Thì ra là như vậy! Tuy là miệng niệm Di Đà, nhưng danh vọng lợi dưỡng, tham-sân-si-mạn, phải quấy nhân ngã trong lòng không có thứ nào buông xả, vậy đương nhiên là đọa A Tỳ Địa Ngục rồi, không có lời gì để nói.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/10/vi-sao-nguoi-niem-phat-co-the-bi-doa-dia-nguc/
“Không buông xuống” là căn bản của sanh tử luân hồi. Nếu muốn vượt thoát sanh tử luân hồi phải buông xuống, quyết định chẳng tham ái hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian. Kinh đã nói rất hay: “Ái bất trọng, bất sanh Sa Bà” (Ái chẳng nặng, chẳng sanh trong Sa Bà). Sa Bà là lục đạo luân hồi. Vì sao có lục đạo luân hồi? Tham ái quá nặng.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/05/vi-sao-niem-phat-nhung-khong-dieu-phuc-duoc-phien-nao/
Hai Điều Kiện Cần Có Để Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/04/hai-dieu-kien-can-co-de-vang-sanh-tay-phuong-cuc-lac/
Biết Buông Xả Mới Có Thể Vãng Sanh
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/10/biet-buong-xa-moi-co-the-vang-sanh/
Câu Chuyện Không Chịu Buông Xả Chết Thành Ngạ Quỷ
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/12/cau-chuyen-khong-chiu-buong-xa-chet-thanh-nga-quy/
Người Chưa Thấu Rõ Lý Nhơn Quả Chẳng Thể Nào Buông Bỏ Để Tu Đạo
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/05/nguoi-chua-thau-ro-ly-nhon-qua-chang-the-nao-buong-bo-de-tu-dao/
Thầy cho con hỏi con là phật tử tại gia , con hay niệm Phật tu hành , bố thí , Nhưng có nhiều người ngăn cản không muốn cho tu , muốn lấy vợ . Con không thích . Vậy ngăn cản người tu hành vậy có tội gì ạ. xin thầy giải đáp . con xin chân thành cảm ơn . Nam mô a di đà Phật
Chào bạn minh hoang,
Trước khi tìm hiểu xem những người đó có bị tội gì không thì bạn nên thử suy gẫm tại sao mình gặp chướng ngại như vậy. Bạn chắc đã hiểu rõ lý nhân quả. Nên ngày nay bạn gặp chướng ngại thì có lẽ trong những đời kiếp trước bạn đã từng gây chướng ngại cho người khi họ muốn tu học. Hiểu rõ nhân quả như vậy, thay vì bạn bắt đầu nổi sân để xem xem họ bị tội gì, thì hãy chân thành sám hối, và phát lòng thương xót họ vì vô minh nên mới vậy. Hãy gắng tu tập, niệm Phật bạn nhé. Người Phật tử tại gia vẫn có thể kết hôn như mọi người mà. Bạn niệm Phật cầu vãng sanh đâu có trở ngại gì, các bạn sen ở đây rất nhiều vị là cư sỹ tại gia.
Khi càng có chướng ngại thì càng gắng niệm Phật cho lòng thanh tịnh lại bạn nhé, chúng ta tu tập làm sao để mình đừng nổi tâm tham, sân, si thì học Phật mới có hiệu quả.
Chúc bạn thường tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
HT Tịnh Không thường hay nhắc: người niệm Phật phải học cách làm ngu chính mình. Chữ “ngu” có ẩn chứa điều gì chăng? Mong được các đạo hữu chia sẻ giùm.
Thành kính tri ân
TĐ
A Di Đà Phật
Chữ “ngu” có ẩn chứa điều gì chăng? HNADDP không biết ý HT Tịnh Không,chỉ có ý thô thiển thế này về việc khuyên nhau niệm Phật,vì HNADDP thấy trên diễn đàn này có những lời khuyên dường như khác nhau.
-Ngu ở đây ko phải là hồ đồ,mờ mịt ko biết gì.Nếu là cái ngu mờ mịt thì làm sao về được Cực Lạc.Ngu ở đây là trong tâm giảm nhẹ dần đi sự phân biệt,chấp trước.Người thế gian thì phân biệt,chấp trước nặng nề,nếu ai ít sự phân biệt,chấp trước thì thường sẽ bị họ gọi nhầm là ngu.Ngu ở đây chỉ là danh tự thế gian thôi,chứ thật ra người niệm Phật vãng sanh ko có ngu.Nếu cứ chấp thật cho rằng người niệm Phật là người ngu thật thì là nhầm lẫn,ngu mà chẳng thật phải là ngu.Nếu là cái ngu thật thì khó mà vãng sanh,ngu mà chẳng phải thật là ngu thì mới là vãng sanh.
-Niệm Phật lấy Tín thâu nhiếp mọi căn cơ,không phải chỉ người ngu niệm Phật thì vãng sanh,còn người ko ngu hay người có trí thì niệm Phật ko vãng sanh.Cho nên chỉ cần giữ vững niềm tin rồi tùy theo căn tánh của mình mà niệm Phật.
-Nếu ko phải là người ngu mà cứ bắt trở ngay thành người ngu niệm Phật thì chắc chắn sẽ sanh ra phiền não,muốn làm người ngu thì cũng phải tập dần dần.
-Hoặc nếu đang người ngu mà bắt ngay trở thành người trí để niệm Phật thì cũng sanh ra phiền não
-Có rất nhiều cách niệm Phật để vãng sanh,ko phải chỉ có 1 cách.Nếu không học được cách của người ngu thì trước mắt ta hãy học cách của người ko ngu.
-Trong kinh quán VLT,Phật cũng nói ba phương án.Một là : Phải thảo thuận nuôi dưỡng cha mẹ, phải kính thờ các bậc sư trưởng, phải có lòng thương rộng rãi không nên giết hại chúng sanh, và tu tập 10 điều lành
_ Hai là : Phải vâng giữ 3 pháp quy y, nghiêm trì các giới đầy đủ. Không nên trái phạm các oai nghi.
_Ba là : Phải phát tâm bồ đề, tin sau pháp nhân quả, và đọc tụng những kinh điển đại thừa, khuyên dỗ người tu hành gắng tinh tấn. Làm được ba việc như thế thì gọi là tịnh nghiệp..
Trong ba cách này,căn tánh của ai phù hợp với cách nào thì chọn lấy cách đó mà hành trì đúng pháp thì đều được vãng sanh.
-Khuyên người khác niệm Phật thì cũng phải dựa vào căn tánh của mỗi người mà chọn phương pháp phù hợp
-Phần lớn là chúng ta hợp với phương pháp niệm Phật kết hợp tu phước ở điều thứ nhất,dùng phước báo hồi hướng về Cực Lạc.Chưa làm người ngu được thì nên tu phước để bù đắp vào,đã ko phải là người ngu niệm Phật mà lại còn ko chịu tu phước nữa thì thật là nguy hiểm.Rồi lâu dần cũng sẽ trở thành người ngu niệm Phật thôi,đừng vội miễn cưỡng lại thành ra phiền não.
-Không nên cứ cho rằng cách mình là đúng,cách của người khác thì ko được.Khuyên những điều mà phù hợp với căn tánh của họ,họ có khả năng thực hiện được thì mới là khế cơ.Cho dù là cách ấy hay nhất nhưng mà người ta ko làm được thì có ích gì.
A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật,
PH cũng không hiểu rõ ý của ngài TK, chỉ dựa trên hiểu biết của mình mà chia sẻ với các bạn.
– “Ngu” là ngu việc thế gian. Ví dụ, PH biết có một người hiền lành, không tính toán thiệt hơn, tâm tính chất phác, nên thỉnh thoảng bị người ta lừa tiền, nhưng mà cũng không lấy đó làm buồn,.. Người như vậy, người thế gian cho là ngu khờ. Nhưng muốn học đạo Phật, thì bạn phải ngu khờ như vậy thì mới có thể vào đạo được. Bạn không thể tranh giành, tính toán, bao biện, lý luận phải trái… như người thế gian được.
– “Khôn” trong việc học Phật. “Khôn” là bạn hiểu rõ ràng đường tu học của mình. Hiểu rõ thì mới không bị thối thất. Ví dụ, có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về Tịnh Độ, nếu bạn không hiểu rõ thì sẽ bị ảnh hưởng. Hiểu mù mờ thì dễ bị thối thất lắm. “Khôn” là khi niệm Phật, tâm nghe thấy rõ ràng, biết rõ khi vọng tâm đến để mà nhiếp tâm. Lại biết rõ những chướng ngại để tránh hoặc là vượt qua được. Lại biết phân biệt rõ chánh pháp và tà pháp,… “Khôn” là thường lo cho huệ mạng của mình mà thường niệm Phật, nhưng không ngại chia sẻ Phật pháp cho người muốn tu học. “Khôn” là biết buông xả vạn duyên để chuyên tâm niệm Phật.
Cho nên người thường nhiếp tâm niệm Phật, là kẻ “ngu” việc thế gian, nhưng là người trí trong tu học. Cũng chỉ là cách nói thôi. Người “lão thật niệm Phật”, PH gọi là người đại trí, bởi vì tâm họ đã thanh tịnh, mà thanh tịnh thì đã rất gần với tâm Phật rồi.
Kính chúc các bạn thường tu học tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Người Tu Là Tập Làm Người… Ngu
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/04/nguoi-tu-la-tap-lam-nguoi-ngu/
A Di Đà Phật
75) Tu Thánh Đạo Môn thì tột cùng trí tuệ để lìa sinh tử. Tu Tịnh Độ Môn thì trở lại ngu si để vãng sinh. Bởi thế khi hướng về Thánh Đạo Môn thì trau dồi trí tuệ, giữ cấm giới, rèn luyện tâm tánh làm tông chỉ.
Còn bước vào Tịnh Độ Môn thì chẳng dựa vào trí tuệ, chẳng lo tròn đạo hạnh, chẳng cần điều hòa tâm tánh, mà chỉ tự thấy mình là người vô năng, vô trí; cần nương vào Bổn Nguyện mà Niệm Phật mà cầu vãng sinh.
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam mô A Di Đà Phật
Bước vào Tịnh Độ Môn thì chẳng dựa vào trí tuệ, chẳng lo tròn đạo hạnh, chẳng cần điều hòa tâm tánh, mà chỉ tự thấy mình là người vô năng, vô trí.
Cảm ơn cô Mỹ Diệp nhé. Câu này Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy hay vô cùng, nhưng khổ nổi ở đời chẳng ai chịu cho mình là người vô năng, vô trí mới khổ. Hễ thấy người khác nói gì không phải pháp là liền chen vào bàn ra tán vào, cho rằng họ nói sai mình đúng. Đây là bịnh chung của nhiều người lắm lắm. Bản thân tôi cứ bảo mình hãy ngu đi, ai nói đúng nói sai ra sao kệ họ, mình hãy lo tu cho mình chứ chẳng phải tu giùm cho người. Ấy vậy mà cũng chưa làm được. Hay nói đúng ra là chưa buông xả được cái sở tri kiến. Ôi dở cho cái thân tôi.
Nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên, niệm Phật. Câu này lão hòa thượng Tịnh Không dạy thậy quá hay. Nhìn cho thấu mới buông xuống được. Buông xuống rồi mới được tự tại. Tự tại rồi lúc ấy mình hãy tùy duyên mà niệm Phật.
A Di Đà Phật.
“Ở đời chẳng ai cho mình là người vô năng vô trí” nên có mấy ai mà buông xả được. Tập làm người vô năng vô trí hay tập buông xả chỉ khác nhau về lối hành văn, về mặt nghĩa lý thì không khác; bởi đều trải qua sự cố gắng rèn luyện, cả sự phấn đấu không ngừng nghỉ.
“Nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tuỳ duyên, niệm Phật”. Nhìn thấu thì có lúc tôi nhìn thấu; nếu không nhìn thấu sự vô thường, cái khổ luân hồi thì tôi đâu có tu hành niệm Phật; nhìn thấu có nhìn thấu đấy song buông xả thì tôi không buông được, chẳng được tự tại, phải phan duyên thì có niệm Phật được không? Ở đây cần lưu ý lời dạy của HT Tịnh Không được cô đọng thành “đáp án”, còn “công thức” để tìm ra “đáp án” này chính là sự hành hay còn gọi là sự nỗ lực tu tập. Nếu chúng ta nghĩ lời dạy trên là một xâu chuỗi: nhìn thấu, buông xả, được tự tại rồi mới tùy duyên mà niệm Phật thì e rằng chúng ta làm không nổi, chẳng kịp thời gian nữa.
Cách tốt nhất là vừa niệm Phật vừa tập làm người ngu (người ngu là người vô năng vô trí, người vô năng vô trí là người đối với “tất cả đều không hỏi và không để ý đến” và họ không hỏi không để ý đến việc thế tục vì họ đã nhìn thấu mà buông xả). Bởi vậy Ngài Pháp Nhiên mới dạy:
“Khi tâm thanh tịnh cũng nam mô A Di Đà Phật
Khi tâm bất tịnh cũng nam mô A Di Đà Phật
Khi tam tâm yếu kém cũng nam mô A Di Đà Phật
Khi tam tâm thành tựu cũng nam mô A Di Đà Phật”
Đó cũng là phương pháp: lấy đá đè cỏ (đá tượng trưng cho câu Phật hiệu, cỏ tượng trưng cho tam nghiệp) mà HT Tịnh Không thường nhắc nhở vậy
=> Chung quy lời dạy của Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân, HT Tịnh Không vẫn là lấy việc niệm Phật làm yếu tố quyết định, từ đó điều hoà thân khẩu ý- không có sự sai khác.
Đôi dòng vụn hiểu, xin được đạo hữu hoan hỷ, chỉ bảo thêm.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Cô rất thông minh & rất giỏi.
Cảm ơn cô nhiều nhé. 🙂
A Di Đà Phật.
Mau Mau Niệm Phật,
Hãy Niệm A Di.
Phước Huệ song tu,
Thêm bớt được sao?
Ngu là ngu, giải nghĩa lam gì? Càng giải càng ngu chăng? Cố gắng niệm Phật cho bớt cái ngu.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Con gửi câu hỏi nhưng bị trôi bài con không vào xem được.Cho phép con được hỏi lại ạ:Chị gái con mang thai 6 tháng,chị con muốn tụng Kinh Địa Tạng để bé được lợi ích.Và chị cũng phát tâm niệm Phật nữa ạ.Con vui lắm.hi.Chị con muốn biết là tụng Kinh như thế nào ạ( niệm thầm hay lớn tiếng, tư thế ngồi và nghi thức).
COn cảm ơn cô chú nhiều.:)))
Gửi bạn Hằng,
Câu hỏi của bạn đã được liên hữu Tìm lại Phật Tánh trả lời rất ổn rồi,nhưng vì bạn ko vào xem được câu trả lời đó nên Thu Ba nói lại,và có bổ sung thêm chút :
Về việc đọc tụng Kinh Địa Tạng ,nếu có thể thì nên đọc thành tiếng,đó là tốt nhất. Ko cần phải đọc lớn tiếng quá,chỉ cần đọc với giọng vừa sức khỏe là được rồi.
Mà nếu sức khỏe ko tốt,ko đọc thành tiếng được,thì cứ đọc thầm mấp máy ở môi cũng được.
Chị của bạn đang mang thai 6 tháng nên tư thế ngồi xếp bằng là thoải mái nhất.
Nghi thức đọc tụng đều đã có trong quyển Kinh Địa Tạng,chị của bạn cứ theo đó mà hành.
Còn về việc niệm Phật ,Thuba gửi chị của bạn link này:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
A Di Đà Phật.
Niệm Phật là học cách làm Ngu chính mình nói cho đúng đó là một khẩu quyết mang tính khuyến cáo, nhắc nhở chúng ta – những hành giả niệm Phật, tu theo pháp môn niệm Phật: Phải luôn thường quán chiếu ta (chỉ có ta) còn làm phàm phu, còn là phàm phu, vì còn làm, còn là phàm phu nên ta mới có mặt trong thế giới ngũ trược, ác thế này. Nhưng phàm phu đó như đức Phật nói: „Này Tu Bồ Đề! Phàm phu đó, như đức Như Lai nói chính chẳng phải phàm phu, đó tạm gọi là phàm phu“.
Một niệm Ngu tức Phàm phu. Một niệm trí tức Phật. Ngu hay Trí, Phàm phu hay Phật cách biệt trong từng sát na…
02.10.2013 – Huệ Tâm
A Di Đà Phật
TĐ tri ơn quý đạo hữu là có những kiến giải về chữ “Ngu” mà HT Tịnh Không đã dạy.
Thực ra chúng ta chẳng có ai ngu cả. Vì chẳng ngu nên hễ có chuyện gì, ngay lập tức cái chẳng ngu đó sẽ trỗi dậy.
Trong đạo, Phật thường nhắc đến một hạng người ngu: Nhất Xuẩn Đề – Hạng người đoạn hết căn lành của mình. Hạng này không thể học Phật pháp. Chúng ta chắc chắn không thuộc hạng này, bởi còn hiểu, còn học, và năng học Phật pháp để cầu giải thoát.
Ngoài đời lại có hai dạng người cũng khó học pháp: tự ti và tự đại. Tự ti nên luôn nghĩ mình thấp kém hơn người, luôn phải tìm cách bao bọc mình để tránh bị mọi người đụng đến. Loại này giống như con nhím vậy; Tự đại luôn nghĩ mình hơn người, không muốn ai hơn mình, giống như con hổ thường gầm gừ khi ai đó đến gần.
Người học Phật chúng ta không nên làm hai người đó mà hãy làm người đi giữa – người bình thường để học đạo. Người niệm Phật thì năng niệm Phật; tu thiền, mật thì năng tu thiền mật. Năng học thì năng hành, hành tất thảy mọi phước thiện. Học-hành rồi thì năng xả bỏ, xả tới khi không còn khái niệm về xả lúc đó mới thực là chân ngu.
Làm được điều này khó hay dễ? Vô cùng khó. Vì khó mà HT Tịnh Không phải thường nhắc để Phật tử chúng ta năng làm người bình thường. Đã thường tất không có ngu-trí, còn ngu-trí tất còn sanh-diệt, còn có đối đãi. Tâm sanh-diệt không còn là lúc đồng một thể với tâm của Phật A Di Đà.
Chúng ta cùng ráng lên nhé.
TĐ
Vậy người niệm phật có thấy các pháp đều không không? Còn thấy có nhà,xe,vợ,con… là Ta bà nghiệp hay Tịnh nghiệp?
A Di Đà Phật
Quí vị xem xem Trung Quốc đại lục, cư sĩ Lưu Tố Vân ở Cáp Nhĩ Tân, người ta mười năm thành tựu rồi. Người khác hỏi bà: bà dùng phương pháp gì để thành tựu? Bà ấy nói thành tựu của bà ấy chỉ sáu chữ: chân thật, nghe lời, thật làm. Bà ấy nghe đĩa CD của tôi, nghe hiểu một câu nói “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”, câu này bà ấy nghe hiểu rồi, mười năm bà ấy ôm trọn một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một bộ đĩa Kinh Vô Lượng Thọ này, lúc nào vậy? Là năm xưa tại thư viện Đài Bắc giảng Kinh Vô Lượng Thọ. Lúc đó là dùng băng ghi âm để ghi âm lại, không có hình ảnh, chỉ có âm thanh. Sau này hình như làm thành đĩa CD, bà ấy có được bộ đĩa này. Nói với tôi, một ngày bà ấy nghe một đĩa, một đĩa là một tiếng đồng hồ, một đĩa này nghe mười lần. Mỗi ngày nghe kinh nghe mười tiếng đồng hồ. Mười tiếng đồng hồ chỉ là một tiếng đồng hồ mà lặp lại, lặp lại mười lần, trường thời huân tu. Một bộ kinh nghe xong, lại nghe lần thứ hai, cũng là một tiếng đồng hồ một ngày nghe mười lần. Ngoài nghe kinh ra bà ấy niệm Phật, không có tạp niệm. Phương pháp dụng công như vậy tôi biết người bình thường, người phổ thông khoảng ba năm đến bốn năm sẽ đắc niệm Phật tam muội. Sáu bảy năm là họ khai ngộ rồi. Mười năm bà ấy thành tựu rồi. Đây là không có đồng tham đạo hữu, một mình ở nhà bà bị bệnh nặng. Dùng phương pháp này nghe kinh niệm Phật bệnh lành rồi, bệnh nổi ban đỏ, còn nghiêm trọng hơn cả bệnh ung thư. Đây chính là trong kinh nói “chúng họa giai chuyển”. Điều này đối với cá nhân bà ấy mà nói, bệnh chết người này cứ thế mà lành hẳn, chuyển trở lại rồi. Hiện nay ở trong nước hoằng pháp, lần này tôi dẫn bà ấy đến Hongkong, đến Singapore, đến Malaysia, đến Indonesia, tôi nói hoằng pháp phải hướng đến quốc tế. Nói rất hay, khắp nơi đều được hoan nghênh. Đây là một tấm gương tốt nhất.
Từ trên đĩa CD mà học tập thành tựu, từ trên vệ tinh mà học tập, từ trên mạng internet mà học tập, có người thành tựu, tôi nghe nói vậy, hiện tại còn chưa gặp mặt, điều kiện của họ đích thực cổ kim trung ngoại không có gì khác, đều là chân thật, nghe lời, thật làm. “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”, không có ai không thành tựu.
HT Tinh Khong
NHÂN QUẢ TRONG TỪNG Ý NIỆM
Trên đời này không có gì quý hơn sinh mạng , loài côn trùng còn ham sống sợ chết, huống chi là người. Một người dù có tội ác tày trời, nhưng khi sắp chết cũng tỏ lòng hối hận. Ta phải thương xót cho người chịu hình phải rời khỏi cha mẹ , vợ con và biết bao nhiên thân nhân khác phải đau lòng trước cảnh sinh ly tử biệt này. Nhìn thấy cảnh này chẳng lẽ không động lòng thương xót hay sao. Kiến sát gia nộ là người không có lòng nhân, cũng là người ác vậy.
Lương Võ Đế một hôm đi dạo ngoài thành, thấy một người bán dưa đứng giữa chợ chào bán khách hàng. Một người ăn mặc sang trọng đi tới trả giá rất cao, người bán dưa chẳng những không chịu bán, mà còn giận dữ đuổi mắng, cho rằng khách giàu này khinh khi mình.
Khách thấy người bán dưa giận dữ bèn bỏ đi. Một lúc sau, Võ Đế thấy một người ăn mặc lam lũ đi tới muốn mua dưa, người bán dưa thấy khách này đến bèn tươi cười nói chuyện với khách như đã quen biết từ lâu và tặng luôn trái dưa cho vị khách không quen biết mà không nhận lấy một đồng tiền nào. Võ Đế cảm thấy kì lạ bèn đem chuyện thấy được hỏi Chí Công thiền sư(tác giả của bộ Lương Hòang Sám nổi tiếng).
Thiền sư đáp:
– Người bán dưa kiếp trước là một tên tử tù, khi bị đưa ra pháp trường hành hình, có một người thấy tên tử tù là tên đại ác trong làng, chẳng những không tỏ lòng thương xót, trong lòng còn giận thêm và chửi thầm:” Tội ác như mày phải chết cho sớm để khỏi hại người, và phải chết nhiều lần mới đúng.”
Có một người khác, khi thấy tên tử phạm sắp chết, tỏ lòng thương hại và nghĩ thầm: “Tuổi trẻ vậy mà sắp phải chịu cực hình, tội nghiệp thật, nếu được quan lớn giảm hình biết đâu sau này sẽ biết ăn năn mà cải tà quy chính.”
Người khách ăn mặc sang trọng chính là người đã chửi thầm tên tử phạm, còn người ăn mặc lam lũ là người đã tỏ lòng thương xót.
Lạm bàn : nhân quả là như thế, chi li từng chút một, chỉ là một ý nghĩ khởi lên trong tâm, dù chỉ là một câu rủa thầm, khi đó chẳng ảnh hưởng đến ai, thế nhưng vẫn có qủa báo của nó. Nó khiến cho con người xa cách nhau hơn, thậm chí nó có thể khởi động cho một mối hận thù dai dẳng nhiều kiếp.
Vì thế, thay vì những ý niệm thù hằn, trách móc, chỉ làm tăng thêm hố sâu óan thù trên thế gian này, chúng ta nên cố gắng nghĩ tốt thêm một ý nghĩ. Hãy cầu nguyện cho những người đang sai lầm được hết sai lầm, thay vì nguyền rủa họ. Thêm một giọt nước từ bi, luôn luôn tốt hơn là trồng thêm một rừng thù hận.
(Trích “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên)
Cho tổi hỏi trọn Bộ 10 TẬP THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN
do: Chú giảng: Pháp Sư TỊNH KHÔNG
Hiện có tron bộ tại Việt Nam chưa, cho hỏi để tôi được thỉnh trọn bộ tại đâu?
Đạo hữu hãy liên hệ ở đây nhé
http://www.phapphucphatgiao.com/
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính Đạo Hữu Nguyễn Văn Hoàng. Nếu muốn thỉnh bộ sách giảng giải Thái Thượng Cảm Úng do Hòa Thượng Tịnh Không giảng thí xin liên hệ
ở FB này. Luêu Ngộ đã thỉnh mây mươi bộ Thái Thượng Cảm Ưng Thiên giảng giải (quyển thượng và quyển hạ) từ vị này.
A Di Dà Phật
FB: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=978272169023251&set=a.111290815721395&type=3
Nam Mô A Di Đà Phật!
Thầy và quý vị đạo hữu cho con hỏi con có thể thỉnh sách THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN HỘI BIÊN và THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN VỰNG BIÊN ở đâu không ạ? xin hoan hỷ cho con địa/số điện thoại/ wébite hoặc FaceBook để liên lạc thỉnh sách. Nếu biết nhà sách nào có bán xin cho con biết luôn ạ.
Xin chân thành cảm ơn thầy!