Trong Tịnh Độ Tam Kinh nói cho chúng ta biết về hình tướng của tất cả chúng sanh ở Tây Phương Thế Giới đều tương đồng. Đây là việc rất bất khả tư nghị. Ở thế giới của chúng ta đây tìm được 2 người tướng mạo y như nhau rất chẳng dễ, rất khó tìm được. Tại sao tướng mạo mọi người lại khác nhau? Trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu xem tướng là từ đâu mà đến?
Hiện nay trong y học nói tướng mạo là do di truyền, con cái đều giống cha mẹ là do di truyền từ cha mẹ. Điều này trong Phật pháp thì giảng không thông. Phật pháp nói thế nào?
– Tướng là do tâm biến hiện ra.
Điều này rất có đạo lý. Bởi vậy nên tướng mạo con người khác nhau, tức là do tâm của họ khác nhau. Qua đây, chúng ta mới biết tại sao tất cả mọi người ở Tây Phương Cực Lạc tướng mạo đều y như nhau? Đó là vì người nào cũng đều niệm, đều nhớ nghĩ A Di Đà Phật cả. Cho nên, bất cứ người nào đi đến Tây Phương Cực Lạc thì tướng mạo kia đều rất giống A Di Đà Phật, là sự thật như thế đó.
Người thế gian chúng ta, con cái lúc còn nhỏ nhìn thấy rất giống cha mẹ là bởi vì chúng suốt ngày chỉ tưởng niệm đến cha mẹ. Đến khi lớn lên chúng không tưởng niệm đến cha mẹ nữa, thì tướng mạo của chúng sẽ dần dần biến đổi, nhìn vào không còn thấy chúng giống cha mẹ nữa. Điều này rất đúng với câu:
– Tướng tuỳ tâm chuyển.
Cho nên, chúng ta bắt đầu từ chổ này mà tỉ mỉ quan sát trong xã hội ngày nay, những người chuyên cướp của giết người, vẻ bề ngoài của họ nhìn vào rất hung ác, đó là do cái tâm họ ác nên biến hiện ra cái tướng hung ác vậy. Cũng có nhiều người nhìn vào cái dáng vẻ của họ rất không đoan chính, khi họ đối diện với người khác rất dễ khiến người khác khởi lên các ý niệm dâm dục, đó là bởi vì trong tâm của họ luôn nghĩ đến dâm dục, nên hiện ra cái tướng bên ngoài không đoan chính. Hoặc có những người tâm tham lam rất nặng, gặp bất cứ cái gì cũng tham, thì liền hiện ra dáng vẻ bên ngoài là tham lam. Hoặc có người tâm sân giận rất lớn, đụng chuyện gì dù là nhỏ nhặt cũng rất dễ khiến cho họ nổi sân hận, thì hiện ra cái dáng vẻ bên ngoài là sân hận hung ác. Dù cho họ có khéo che đậy đến đâu đi nữa, thì cũng chỉ có thể qua mặt được những người bình thường mà thôi, còn đối với người thông minh, người có đạo nhãn vừa nhìn vào thì liền thấy được ngay cái tâm của họ là thiện hay là ác, cho nên họ chẳng có cách nào có thể qua mặt được.
Khi hiểu được cái đạo lý này rồi thì sao ta không tưởng nhớ Phật chứ? Miệng niệm Phật, mắt nhìn tượng Phật, tâm luôn tưởng nhớ đến Phật, khi nhìn lâu rồi, niệm lâu rồi, nghĩ tưởng lâu rồi, thì dung mạo của ta cùng với A Di Đà Phật không sai không khác, đó chính là 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Hà cớ gì suốt ngày cứ đi tưởng nhớ đến những chuyện không đâu của thế gian, để rồi trong tâm mọi sự nghĩ tưởng đều trở thành loạn tưởng, tạp tưởng, biểu hiện ra cái dáng vẻ bên ngoài là mệt mỏi, không lành mạnh, không sáng sủa.
Người thật sự niệm Phật, thật sự tu hành, mỗi ngày đều không ngừng trau dồi tánh đức của mình, người ngoài vừa nhìn vào thì liền thấy ngay gương mặt của họ rất sáng sủa, giống như đang phóng quang vậy, tướng mạo thì vô cùng đoan chính, vô cùng quân tử, khiến cho bất cứ người nào khi đối diện với họ đều cảm thấy vô cùng ưa thích. Đây là bởi vì tâm của họ là thanh tịnh, nên biến hiện ra cái dáng bên ngoài là thanh tịnh, là trang nghiêm vậy.
Trích pháp ngữ của pháp sư Tịnh Không
A DI ĐÀ PHẬT
Bài viết này rất hay, cảm ơn người đã đăng bài viết này.
Bài pháp rất hay.con hết lòng cung kính thầy hoa thượng tinh không. Con xin cảm ơn thầy rất nhiều. Nam mô a di đà phật
Quý Thầy cho con hỏi tại sao các tượng và tranh vẽ đức Phật Thích Ca Mâu Ni thời nay thì ngài có đôi tai dài nhưng bức tranh cổ lại vẽ Đức Phật có đôi tai ngắn vậy ạ?
Chào bạn Phật Pháp Vô Biên,
Phàm là có tướng (tranh, tượng) thì đều là do nhân duyên mà thành. Duyên thì sẽ có những khác biệt. Cũng như trong thế gian, người có hình tướng khác nhau. Tranh, tượng Phật ở các quốc gia khác nhau đều có nét khác nhau, bạn có thể thấy rõ điều này khi chiêm ngưỡng các tranh tượng Phật ở các nước Thái lan, Miến Điện,…
Các tranh tượng, cũng như các pháp trên thế gian này, đều là giả tướng, bạn cứ chạy theo mà thắc mắc, tìm hiểu vậy hoài là không còn thời gian để tu đâu. Nên tự nhắc mình là thời gian của chúng ta đều không còn nhiều, mỗi người hãy gắng chú tâm niệm Phật. Việc tranh tượng Phật có đôi tai dài hay ngắn cũng đâu quan trọng bằng việc bạn niệm Phật để vãng sanh về Cực lạc, nên bạn hãy bớt những thắc mắc đó, đừng để tâm vào đó nữa mà hãy chú tâm niệm Phật là thiết thực nhất.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Trì Chú – Tụng Kinh – Niệm Phật Không Linh Do Tâm Bị Xen Tạp
Trong bút ký tiểu thuyết có ghi đoạn truyện như sau: Triều đại nhà Minh có viên đại tướng tên là Thích Kế Quang. Ông là một tín đồ Phật giáo kiền thành. Có lần ông nằm mộng thấy một binh sĩ chết trận đến xin siêu độ, cầu ông tụng Kinh Kim Cang hồi hướng cho anh ta, ông nhận lời. Hôm sau, ông một lòng cung kính tụng Kinh Kim Cang, đang đọc tụng phân nửa thì có người hầu mang trà đến cho ông, ông không nói chuyện, chỉ khoát tay với dụng ý “không cần”, người hầu mang trà trở ra. Đêm hôm đó, ông lại mộng thấy vị binh sĩ đến cám ơn ông, anh nói: Tôi chỉ nhận được phân nửa bộ kinh, vì khoảng giữa ông có xen vào một cái “không cần”.
Ông mới nhớ lại vụ người hầu bưng trà, tuy ông không nói chuyện, nhưng có sanh ý niệm “không cần”. Toàn bộ kinh có xen tạp một cái “không cần”, hiệu quả bị giảm phân nửa. Qua ngày hôm sau, ông phải tụng lại toàn bộ kinh và hồi hướng công đức cho người tử sĩ kia. Vì vậy lúc công phu kỵ nhất là xen tạp, một khi có xen tạp thì hiệu quả không còn. Chính vì vậy, người xưa có nói: tụng kinh không bằng niệm chú, niệm chú không bằng niệm Phật, vì càng đơn giản, càng ngắn, càng không dễ bị xen tạp. Niệm đến thật sự không bị xen tạp, không nghi ngờ, không gián đoạn, đó chính là công phu.
Niệm Phật thường phát ra từ trường an tịnh ổn định. Niệm Phật tỏa ra sóng tư tưởng thanh tịnh bình đẳng giác, có thể làm hòa hoãn và quân bình làn sóng tư tưởng tà ác của thế nhân. Dòng sóng tư tưởng bình lặng thăng bằng của chúng ta xung kích vào ngọn sóng tà ác cuồn cuộn của thế gian, có thể làm nó giảm yếu đi, đó là nguyên lý hóa giải tà ác và tai ương. Cho nên khi chúng ta niệm Phật với tâm bình khí hòa sẽ có tác dụng hữu ích cho nền hòa bình của thế giới và sự ổn định của xã hội. Phát tâm niệm Phật chân chánh sẽ mang lại lợi ích tự độ độ tha, cứu vãn tai kiếp trên thế gian.
Làm Phật sự Tam Thời Hệ Niệm phải nhất tâm chú niệm một câu hồng danh sáu chữ, nhờ sức mạnh oai đức gia trì của chư Phật, lễ thỉnh chư vong linh, cô hồn, những chúng sanh khổ nạn đến dự thắng hội, nghe pháp, tụng kinh, trì danh, sám hối, phát nguyện, thọ trì tam qui, hồi hướng, đem Phật pháp thù thắng cúng dường chúng sanh, làm cho họ tâm khai ý giải, lìa khổ được vui, vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Trích Công đức tu tập Tam thời hệ niệm Pháp sự
Hòa thượng Tịnh Không
A DI ĐÀ PHẬT
Nguyện mọi người cùng niệm Phật: Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Mong các quý Đạo huynh giúp cho tôi một lời khuyên . Tôi có một yếu điểm trong tính cách của mình. Trong một mối quan hệ đang tốt đẹp, tôi cảm nhận được tình cảm của những người luon quan tam mình ( dù là vật chất hay tinh thần …) và trong khả năng của mình, tôi cũng đối với họ bằng cả tấm lòng. Nhưng bỗng nhiên, bất ngờ chỉ do thái độ hay lời nói phũ phàng, tôi liền lập tức muốn xa rời người đó ( kéo giãn khoảng cách )… rơi vào trạng thái tâm lý ” hơi trầm cảm ” trong mối quan hệ đó. Mong các quý Đạo huynh giúp tôi hiểu rõ nguyên nhân và cách hoá giải Tâm lý này .
Nam Mô A Di Đà Phật !
A Di Đà Phật
Bạn hãy tập trung vào cái thực là của Ta này mà làm. Cái thực của Ta ấy chính là cái Linh Thức của mình ấy, tập trung niệm Phật cho nó chuyển Mê thành Giác, cho nó tích chứa được thật nhiều Tịnh nghiệp để sau này ta có đủ hành trang tư lương để được Phật rước về Tây. Hãy tập trung ‘nuôi dưỡng’ cái ta này. Còn những thứ như nhân ngã thị phi, tốt xấu hay dở, tài sắc danh lợi…nó thuộc về cái Thân Thể này nhiều hơn, do cái thân thể này gây ra nhiều hơn. Mà cái thân thể này đâu phải thực là ta, nó giống như y phục vậy, ta dùng một thời gian, một đời này, rồi phải bỏ. Đừng nghĩ đến nó nhiều, cứ tùy duyên mà sống, vừa vặn vừa đủ là được rồi. Ai nói gì đối xử thế nào, xem như là họ đang đối xử với cái thân ta, cái thuộc về ta chứ chẳng phải ta. Chính xác là như thế. Vậy hà cớ gì lại đi bắt cái ta này phải chịu gánh thêm những nghiệp bất thiện từ phiền não tam độc gây ra. Nghĩ đươc vậy thì mình buông bỏ thân tâm mà niệm Phật được dễ dàng, dù có ai nói ra nói vào cũng ít bị động tâm, tâm chuyên chú vào câu Phật hiệu. Bạn cứ thực hành đi rồi sẽ thấy kết quả ra sao. Hãy thực vì cái ta mà hành, đừng quá coi trọng cái thân thể hình hài này, cái danh cái tiếng này, tất cả đó là đồ giả tạm cả, sau này mình sẽ vứt bỏ lại hết. Đừng mất quá nhiều thời gian công sức vì nó, rất lãng phí, mà hãy vì ‘cái ta’ kia mà hành.
Nam Mô A Di Đà Phật
trước kia pháp sư CHỨNG NGHIÊM viết 1 câu rất hay:
người chịu thiệt thường được lợi ích,kẻ ích kỉ thường hay bị thiệt.
Nếu cứ nghĩ ngày hôm qua.Hôm qua là quá khứ không trở lại.
hôm nay cũng lại trôi.
Hay là cứ nghĩ mình CHẾT rồi.sẽ không buồn lo nữa.
Mình thích bài viết này của bạn. Trong cuộc sống mình bị thiệt rất nhiều nhất là ở cơ quan nhưng ở trong gia đình mình được rất nhiều như được cha, mẹ, anh chị,yêu thương..v, rất nhiều điều hạnh phúc, lợi ích
Nam Mô A Di Đà Phật ! Cảm ơn Đạo huynh !
Khuôn mặt cười có nét giống phật di lặc . là tốt hay xấu ạ