Thời Lương Võ-Đế có vị tăng Khạp-Đầu-Sư, tinh thông tam-tạng, giới luật tinh nghiêm. Võ-Đế mộ danh, một hôm sai sứ giả đi triệu về kinh thuyết pháp.
Khi Sư đến, Võ-Đế đang đánh cờ với một vị đại thần, đương gặp cờ của đối phương ở trong thế bí, Võ-Đế nổi hứng lớn tiếng la lên: “Ta giết ngươi đây”. Sứ giả hiểu lầm, cho rằng Võ-Đế ra lệnh giết Khạp-Đầu-Sư, nên dắt sư ra pháp trường xử trảm. Khi Võ-Đế đánh xong bàn cờ, cho triệu Khạp-Đầu-Sư vào thì sứ giả tâu rằng: “Đã phụng mệnh của Bệ-hạ chém đầu của sư rồi”. Lương Võ-Đế than khóc: “Trẩm đã hại sư rồi, trẩm đã hại sư rồi”. Khóc xong, Võ-Đế lại hỏi: “Trước khi chết, sư có nó lời gì chăng?”. Sứ giả đáp: Sư có nói: “Bần-tăng vô tội, chỉ vì ba kiếp trước, khi còn là sa-di, vì sơ ý cuốc chết một con giun, con giun này là tiền thân ba kiếp của bệ-hạ, nên kiếp này bị bệ-hạ giết”.
Vô ý giết một con giun mà còn gặp quả báo như thế, huống chi giết lầm người. Những người cầm cán cân pháp luật (luật sư, thẩm phán, quan tòa…) phải chăng nên thận trọng trong việc xét án?
Thích nghĩa: Nếu như giết người chết oan, thì gặp nạn đao binh, tương sát lẫn nhau mà chết.
Chú giải: “Uổng sát” là không cố ý, tức là sơ ý giết người. Như người hành nghề y dược chẩn bệnh không đúng, bốc lầm thuốc làm cho bệnh nhân bị chết, người hành nghề địa-lý vì học nghề chưa tinh, đào mả dời huyệt không đúng cách, làm cho gia đình thân chủ có người bị chết, hay quan tòa không cẩn thận kết án sai lầm làm cho người mắc tội chết oan… đều thuộc uổng sát. Phương pháp tuy khác nhau, nhưng đều hại người chết oan. Đã hại chết người thì hình họa sẽ theo sau. Những người chết vì lạc đạn, hay vô cớ bị người chém giết, kiếp trước là người đã từng hại người chết oan.
Thần chú Đại Bi rất linh nghiệm có thể thỏa mãn sự mong cầu của tất cả chúng sanh. Vậy nếu mình trì niệm để cầu có được một người vợ hiền thục biết tin tưởng Phật Pháp hiếu dưỡng cha mẹ, không ngăn trở những chuyện tu hành của mình thì có được không ạ ? Liệu đó có phải là cầu bất chánh hay không, hay nên để tùy duyên nghiệp sắp đặt ạ ?
A Di Đà Phật
Bạn Trần Gian Nghiệt Ngã,
1/ Nghiệp do mình tạo, nghiệp cũng tự mình gánh và tự mình có thể chuyển hoá. Vì vậy bạn chớ nên thụ động ngồi đón chờ nghiệp tới, bởi lúc đó nghiệp đã thành tựu, quả đã chín thì đã quá muộn rồi. Điều này có thể hiểu việc bạn tu đạo để nguyện có một người bạn đời thuỷ chung, hiếu đạo, cùng bạn chung bước trên đường đời và đường đạo, cùng giác ngộ để giải thoát là điều nên làm, phải làm. Nhưng muốn độ người, trước phải tự độ chính mình. Ý là muốn có người bạn đời như nguyện, bạn phải là người tiên phong tu đạo, phải tiên phong bỏ ác, hành thiện, phải tiên phong đến với đạo Phật, tu học chân chánh, khi tu học có định lực, mọi chuyện sẽ có chư hộ pháp an bài. Còn giả dụ bạn chỉ vọng nguyện theo tâm nhỏ hẹp của bản thân, có thể bạn sẽ đạt được chút lợi lạc nhưng chỉ là nhất thời.
2/ Chánh hay tà vốn chỉ là một niệm. Chánh là tự độ mình lại có thể độ người. Tà là tự tư tự lợi. Một niệm tự tư, tự lợi, lợi mình, tổn người khi chưa tu đạo chúng ta cho đó là đúng, khi tu đạo chúng ta biết đó là tạo nghiệp bèn sám hối, nguyện chuyển đổi nghiệp đó thành tự độ, độ tha và quyết không tái diễn, ngay niệm đó bạn đã chuyễn từ tà sang chánh. Trì chú Đại Bi cũng vậy, nếu chỉ vì lợi lạc nhỏ nhoi của bản thân, mọi chuyện khó thành, bởi Đại Bi là tâm quảng đại vô ngại của Quán Thế Âm, nếu bạn dùng tâm tự tư, tự lợi ắt khó thành tựu. Bạn muốn hành trì Chú Đại Bi trước hết bạn phải nên hiểu kỹ 12 Đại Nguyện của Ngài và những gì Ngài chỉ dạy trong Đại Bi Chú, lúc đó chân chánh thực hành, không có gì không được lợi lạc.
Do vậy linh nghiệm hay không linh nghiệm không ở câu chú mà ở chính tâm người trì chú.
A Di Đà Phật.
Đáng sợ qúa.
Nhiều năm trước không biết do nghiệp hay sao mà mình thường vô tình làm chết thằn lằn.Thường là những khi cúp điện hoặc ở chỗ tối không nhìn thấy dưới chân là lại đạp chết thằn lằn.Sau đó,nhìn thảm trạng của thằn lằn mà mình thấy rất xót xa,ân hận và thấy ghê cái chân của mình.Một lần kia kéo cửa sổ ,cửa sổ hôm đó khó kéo nên cố kéo.Rồi mới nhìn thấy đuôi thằn lằn đang vung vẫy một cách khác thường biểu lộ là rất đau đớn vì em thằn lằn này bị cày dưới cửa.Từ đó về sau,trước khi đóng cửa sổ đều phải kiểm tra kỹ lưỡng xem có em thằn lằn nào đang nằm dưới cửa sổ không vì mình thật không muốn chuyện như vậy diễn ra lần nữa.
Dù sao thì mình cũng đã quyết tâm vãng sanh Cực Lạc đời này để cứu độ những chúng sanh có duyên với mình,cứu độ những oan gia trái chủ và cứu độ những em thằn lằn này.
a di đà phật
trước đây khi chưa biết phật pháp, tôi thường xuyên sát sinh. do u mê ngu muội mà tạo bao nghiệp chướng. Giết hại vô số chúng sinh mà lòng chẳng có chút ăn năn hối hận. may là bây h tôi biết tỉnh ngộ. Hy vọng sớm tu cho tốt để hồi hướng công đức cho những oan gia trái chủ đó. cho họ sớm được siêu thoát
Bạn biết tỉnh ngộ như vậy qúa tốt vì :
Phóng hạ đồ đao
Lập địa thành Phật
Phật nói có hai hạng người đáng ngưỡng mộ .
1.Những người không bao giờ làm ác
2.Những người biết sám hối khi phạm lỗi lầm.Chân thật sám hối là không bao giờ tái phạm.
Quý bạn đồng tu cho Hoàng hỏi, ngoài thời khóa công phu niệm Phật, hành giả tu Tịnh độ có nên dành thời gian để quán tưởng thân Phật, cũng như nước Cực Lạc không
A Di Đà Phật.
Chào bạn Lê Hoàng,
Với hành giả tu Tịnh Độ thì trì danh niệm Phật là quan trọng nhất.Thầy Tổ khuyên là nếu đi,đứng,nằm,ngồi đều nhớ niệm Phật thì rất tốt.
LỜI DẠY CỦA ĐỨC QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN
Đế Quân nói rằng:
Con người ở đời, quí ở chỗ trung hiếu tiết nghĩa, sao cho làm người không thẹn, mới xứng đáng gọi là “lập thân” ở trong trời đất.
Người mà không thực hành các việc trung hiếu tiết nghĩa, thì tuy thân còn ở đời mà tâm coi như đã chết, thật uổng phí một đời !Phàm lòng người tức là thần, thần tức là “TÂM”. Không sợ tâm nghĩa là không sợ thần. Nếu người khinh khi tâm, tức là khinh khi thần vậy.
Thế nên, người quân tử cần phải có “ba điều sợ và bốn điều biết”, cẩn thận cứu xét tâm khi ở một mình. Đừng cho rằng ở trong nhà tối mà buông lung tâm, phải biết sợ nhà dột (chỗ thiếu sót của mình), mỗi mỗi hành động của mình, đều có thần minh chứng tri.
Lúc nào cũng sống như là có mười ngón tay đang chỉ trỏ mình, mười cặp mắt đang nhìn mình, gắng thấu rõ điều nầy. Huống nữa, sự báo ứng rành rành, chẳng thoát một mảy lông.
Sự dâm dục là đứng đầu các điều ác, sự hiếu hạnh là đứng đầu các điều lành. Nếu thấy việc không tốt, phải sanh tâm sợ hãi tránh né, đừng vì cái lợi mà làm liều. Còn thấy việc tốt, trong tâm thấy phải, dầu không có lợi (cho mình) cũng gắng làm. Nếu không chịu nghe lời ta dạy bảo, hãy nếm thử lưỡi đao (Thanh Long) của ta xem !
Làm người phải biết kính trời đất, tế lễ thần minh, thờ phụng tổ tiên, hiếu thảo với cha mẹ, giữ gìn luật pháp (của vua ban), nhớ sâu ơn thầy.
Lại còn phải biết thương yêu anh chị em, giữ chữ tín với bạn bè, thuận thảo cùng bà con, hòa ái với làng xóm, vợ chồng biết kính nhường nhau, con cái phải dạy răn (cho nên người tốt).
Việc gì đáng làm thì làm ngay, rộng chứa âm đức, cứu giúp nạn gấp, giúp đỡ người bần khổ. Hùn phước xây chùa miếu, in chép kinh văn (để tặng người), giúp thuốc (trị bệnh) cho thức ăn (để người no), giảm bớt sự sát sanh chém giết.
Làm cầu sửa đường (cho người dễ đi), giúp người neo đơn cứu người gặp nạn, quí trọng lúa gạo là tích chứa âm đức, tránh nạn cho người, giải bớt phiền não trói buộc.
Giúp vốn cho người (làm ăn), đem lời hay ý đẹp dạy người, cởi bỏ oán thù, việc cân đong đo đếm phải công bằng chính xác.
Gần gũi với người đạo đức, xa lìa những kẻ hung tàn, tránh điều ác làm điều lành, làm lợi cho người và vật.
Hồi tâm hướng về đường tu đạo, ăn năn sửa chữa lỗi lầm, trong tâm chứa đầy điều lành, một suy nghĩ ác cũng đừng nghĩ tới.
Tất cả những việc lành phải tin ghi làm theo, có những việc tuy người không biết nhưng thần minh đã sớm nghe thấy.
Nếu làm được những điều đã nói thì đạt được những kết quả tốt như sau:
Thêm phước đức, tăng tuổi thọ, con cháu nên người, tai nạn tiêu trừ bệnh hoạn giảm bớt, việc xấu chẳng đến với mình, người và vật đều an ổn, vận may sẽ đến luôn (cho mình).
Còn nếu giữ tâm ác, chẳng chịu làm việc lành, mà làm các việc xấu như:
Gian dâm vợ người, phá hoại gia cang kẻ khác, làm tổn thương danh tiết người khác, làm tổn hại công việc của người, chiếm đoạt tài sản người, xúi người thưa kiện nhau, tổn hại người để lợi cho mình, bản thân và gia đình mình được giàu có.
Trù ẻo trời oán trách đất, mắng gió chữi mưa, khi dễ thần thánh, làm hại người hiền, phá hủy tượng hình thần Phật, lạm sát chó trâu, vứt bỏ giấy tờ chữ nghĩa (tức sách vở) vào nơi dơ dáy.
Coi thường người khác, chê bai việc thiện, ỷ giàu bức ép người nghèo, chia rẻ tình cốt nhục của người, gây sự hiểu lầm cho anh em (thân tộc) của người.
Chẳng tín đạo chánh nghe theo kẻ gian, phạm tội gian dâm, ưa chuộng những việc xa xĩ giả dối, không tôn trọng sự cần kiệm siêng năng (mà lười nhác).
Khinh khi ngũ cốc, chẳng đền đáp ơn người, có tâm khinh mạn (người khác) làm cho mình sa vào chỗ tối tăm (sa đọa), sử dụng cân già cân non và lít đong không đúng.
Giả lập ra tà giáo, để dụ người khờ, tạo niềm tin sai trái cho người, lén lút hành dâm với súc vật, khinh người ra mặt, che đậy điều mờ ám (của mình), nói những lời quanh co dối trá, công khai hại người hoặc lén lút hại người.
Chẳng giữ đạo trời , chẳng làm cho người được an vui. Không tin vào việc báo ứng, rủ ren người làm ác.
Chẳng làm chút điều lành mà toàn làm việc ác, kiếm cớ kiện thưa người, vu oan giá họa cho người, rình rập trộm cướp tài sản người.
Bỏ thuốc độc gây bệnh ôn dịch hại người, làm cho người sanh ra ngu đần suy bại, hại người mất mạng tiêu tan nhà cửa, người nam thì trộm cắp, người nữ thì dâm đản.
Phải biết rằng:
Việc báo ứng nếu gần thì bản thân gánh chịu, còn nếu xa thì con cháu phải mang.
Lúc nào cũng có thần minh kề bên giám sát, chẳng hở mảy lông. Hai con đường thiện ác, điều họa phước phải biết cân nhắc kỹ, tin chắc rằng: “Làm lành thì nhất định được quả báo lành; Làm ác thì nhất định phải chịu quả báo ác”.
Nay ta vì thương chúng sanh nên đem những lời hay đẹp giảng dạy cho, ai nấy nên cố gắng làm theo. Lời ta nói tuy ngắn ít, mà mang lại lợi ích cho các ngươi rất nhiều.
Nếu ai coi thường chê bai lời ta dạy dỗ, sẽ bị chặt đầu phân thây. Ai siêng năng trì tụng kinh nầy, được tiêu trừ những điều xấu, đón nhận những điều lành như là: Cầu con được con,cầu thọ được thọ, được công danh phú quí, tất cả đều thành những điều mong muốn đều được như ý. Những tai họa đều tiêu tan như tuyết chảy, những việc lành tốt gom về như mây tụ.
Ai muốn hưởng phước, gắng nghe lời ta. Lời nói của ta vốn vô tư không bịa đặt, chỉ để giúp cho ai có tâm lành. Nhất định mau mau làm lành, đừng hứa hẹn chờ đợi làm gì!
Nếu có người thọ trì Vũ Bảo Đà Ra Ni này thì nên cúng dường tất cả Như Lai một ngày, hai ngày, hoặc ba ngày đêm chuyên tâm tụng trì, kính tin Tam Bảo ắt chư Thiên thảy đều hoan hỉ, vì vị pháp sư đọc tụng ấy liền tuôn mưa tài bảo, lúa gạo, lúa mì.”
Tức liền nói chú rằng:
NAM MÔ BA GA QUA TÊ QUA CHƠ RA ĐÀ RA SÀ GA RA NI RƠ GỒ SÀ DA TA THA GA TA DA, A RA HẮC TÊ, SAM DẮC SAM BÚT ĐÀ DA. TA ĐI DA THA, ÔM SU RU BÊ BÀ ĐƠ RA QUA TI MONG GA LÊ A CHA LÊ, A CHA BA LÊ U GÀ TA NI U BỀ ĐA NI. SÁT DA QUA TI, ĐA NHÀ QUA TI, ĐÀ NA QUA TI, SƠ RÌ MA TI, BƠ RA BÀ QUA TI, A MA LÊ QUI MA LÊ RU RU SU RU BỀ QUI MA LÊ, A ĐA TÁT SƠ TÊ, QUI ĐA TÁT SƠ TÊ, QUÍT SOA CÊ SI, ĂNG CU LÊ, MÔNG CU LÊ, ĐÌ ĐÌ MÊ, ĐÙ ĐÙ MÊ, TA TA LÊ, TA RA TA RA, QUA CHƠ RÊ, A QUA RƠ TA NI, BÙ CÊ, Ô CÊ, TA CÊ TA CÊ, QUA RƠ SÀ NI, NI SƠ BA ĐA NI. BÀ GA QUĂM QUA CHƠ RA ĐÀ RA SÀ GA RA NI RƠ GỒ SĂM TA THA GA TA DA MA NU SƠ MA RA. SƠ MA RA SƠ MA RA. SA RƠ QUA TA THA GA TA SÁT TƠ DA MA NU SƠ MA RA. ĐA RƠ MA SÁT TƠ DA MA NU SƠ MA RA. SĂNG GA SÁT TƠ DA MA NU SƠ MA RA. TA TA TA TA, BU RA BU RA, BU RA DA BU RA DA, BÀ RA BÀ RA BÀ RA NI, SU MÔNG GA LÊ, SÀN TA MA TI, MÔNG GA LA MA TI, BƠ RA BÀ MA TI, MA HA MA TI, SU BÀN ĐƠ RA QUA TI, À GA CHA À GA CHA. SAM MA DA MA NU SƠ MA RA SÔ HA. BƠ RA BÀ QUA MA NU SƠ MA RA SÔ HA. ĐỜ RẬT ĐÀ MA NU SƠ MA RA SÔ HA. QUI CHA DA MA NU SƠ MA RA SÔ HA. SA RƠ QUA SÁT TOA QUI CHA DA MA NU SƠ MA RA SÔ HA.
Đức Phật bảo Diệu Nguyệt trưởng giả: “Vũ Bảo Đà Ra Ni này tiêu diệt bịnh hoạn, đói khát cơ bần, nghiệp chướng, tật dịch …vv, hết thảy đều tiêu diệt. Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn trước tiên nên cúng dường tất cả Như Lai, trong một ngày một đêm tụng trì không có gián đoạn thì ngôi nhà ấy liền tuôn mưa báu như đại nhơn lượng, tất cả tai họa thảy đều tiêu diệt. Chính vì thế cho nên kẻ trai lành, người gái tín nên thọ trì Vũ Bảo Đà Ra Ni này, rộng vì người khác phân biệt diễn nói.”
Kính đạo hữu Hành Giả Tịnh Độ: Đạo hữu hoan hỉ khi trích dẫn bài viết thì ghi rõ nguồn, tác giả hay tựa đề bài kinh nào để đọc giả tiện bề tham khảo nhé. A Di Đà Phật. 🙂
A Di đà phật.xin chào quý vị liên hữu.Mình có vài thông tin muốn chia sẽ là chuyện về gia đình mình.mình nghe nói “đời cha ăn mặn đời con khát nước”.mình thì công việc chưa ổn định chưa đầy 1 năm mà mình đã thay đổi cộng việc liên tục.còn anh2 mình thì cũng vậy nhưng mà gương mặt của 2 anh em mình cũng nổi mụn nhiều lắm nhìn cũng sợ.Do ba mình thích ăn thịt heo và hay làm mẹ mình buồn.ông không biết đến phật Pháp.và hay chửi trời mắn đất.nói những câu nói nghe thiếu văn hóa và chửi thề nữa.mình cảm thấy bế tắc và rất buồn ba mình.xin quý đạo hữu cho mình lời khuyên
Con thì mỗi khi vo gạo nấu cơm rất thường thấy rất nhiều mọt gạo
Nếu đem bỏ gạo đi thì phí của là đồng nghĩa với sát sanh.
Con phải làm sao khi không phải sát hại mọt gạo mà vẫn dùng gạo được.
Xin đại chúng chỉ giáo. Rất cảm ơn.
A Di Đà Phật
Chào Diệu Trí!
MD thường nấu cơm, khi sắp vo gạo thấy mọt gạo đều đem bỏ ra ngoài đất (để chúng bò đi) tùy duyên theo số phận của chúng, và đôi lúc niệm Phật nguyện cầu cho chúng sau khi xả báo thân được sanh vão cõi giới thiện lành, gặp được Pháp Phật. MD cũng có cách này nhưng hiện tại MD chưa thể áp dụng vì duyên cảnh của mình chưa thuận để hành: chúng ta có thể dùng một cái thẩu, hoặc đơn giản là vỏ lon sữa (tại nhà MD có nhiểu vỏ lon sữa) cho vào đấy ít gạo, mỗi lần phát hiện chú mọt nào thì bắt vào đó, xem như đấy là nơi cư ngụ của chúng, thỉnh thoảng cúng cho các chú ít gạo, nuôi người thì nhiều, nuôi mấy chú mọt này là bao ?
Cũng có nhiều người nghĩ rằng: làm như vậy mọt đẻ ra nhanh chóng, phải xử lý ra sao. Tuy nhiên chúng sanh nào cũng có thọ mạng cả, vòng đời của các loại côn trùng thường ngắn. Với lại, khi cố tâm giết hại thì các sanh vật thường sanh sôi nhanh, song khi “cố nuôi” thì con vật lại khó sống.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào Mỹ Diệp!
Cảm ơn bạn đã hồi âm, nhưng mọt trong bao gạo nhà mình nó rất là “hằng hà sa số”…
Không biết phải đó là quả của mình phải nhìn thấy chúng không, nên hành động của mình phải làm sao để không tạo thêm nghiệp mới :((.
A Di Đà Phật…
Xin chào sư huynh Thiệ̣n Nhân:
Nhờ sư huynh lý giải dùm cho đệ:
“Bất sanh bất diệt, trú trong thường tịch”???
Cảm ơn sư huynh.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật
Gửi Huynh Tịnh Độ,
„Bất sanh bất diệt; trú trong thường tịch“.
Câu hỏi rất ý nghĩa, TN xin mạo muội chia sẻ. Nó có hai ý: Một là nói tới chân tâm tự tánh của chúng sanh chúng ta. Hai là nói tới các pháp.
Câu hỏi chúng ta nên đặt ra: Tại sao chúng sanh chúng ta vốn sẵn có chân tâm tự tánh bất sanh bất diệt và thường trú trong thường tịch, vậy nhưng chúng ta vẫn phải có mặt trong cõi đời này? Nói khác đi: vẫn phải làm chúng sanh; vẫn phải phát tâm tu học, ăn chay, trì giới, tu thiền, tụng kinh, bái sám, niệm Phật? Pháp và tâm chúng ta có gì khác biệt? Nó là hai hay là một? Tại sao pháp lại liên quan tới tâm? Phật nói: vạn pháp duy tâm tạo=tất cả các pháp đều khởi sanh từ tâm. Tâm thì có chân, có vọng, có phàm, có thánh. Pháp của chúng sanh chúng ta hễ khởi đều là vọng, cho dù đó là thiện pháp. Lý do? Bởi tâm chúng ta là phàm tâm nên một pháp khởi lên, nhất thiết sẽ là phiễn não đồng khởi.
TN ví dụ trong mấy ngày qua trên ĐVCT các bạn Sen trao qua, đổi lại về việc „Phật Thích Ca có niệm A Di Đà Phật hay không? Hay Phật Thích Ca cũng là người niệm A Di Đà Phật mà đắc đạo“. Thực tế đối với TN Phật Thích Ca có niệm A Di Đà Phật hay không TN không hề có tâm truy xét cội nguồn. Tại sao? Đem tâm phàm để phán xét tâm Phật, tâm Bồ tát, tâm chư Tổ, chư Cổ Đức không phải là tâm mê lầm, điên đảo sao? Vậy nhưng chúng ta vẫn phải khăng khít chứng minh cho bằng được: Phật Thích Ca cũng là người niệm A Di Đà Phật. A Di Đà Phật được Phật, chư Tổ, HT Tịnh Không thường cắt nghĩa là gì? Là Vô Lượng Giác! Chúng ta hãy thử tịnh tâm mà quán xét một chút: Có một vị Phật nào từ vô thỉ tới nay không phải là Vô Lượng Giác hay không? Trả lời được câu hỏi này, TN nghĩ chúng ta không cần phải chia sẻ qua lại nhiều làm gì cho tổn sức.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật nói với Ngài A Nan: „Nhân một niệm tối sơ vô minh vọng động mà thấy có sinh, rồi nhân sinh mà thấy có diệt, cho nên cả sinh và diệt đều gọi là vọng; diệt vọng gọi là chân“.
Phật khuyên chúng ta niệm A Di Đà Phật. Hàng ngày chúng ta phải nên tự hỏi chính mình: mình đã thực y giáo phụng hành lời Phật dạy chưa? Hàng ngày, hàng giờ mình đã thực niệm Phật chưa? Mình niệm Phật mà tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước có thực giảm thiểu chưa? Phiền não có vợi chút nào chưa? Cuộc sống của mình, người xung quanh mình có thấy an lạc chút nào chưa? Đây là tất cả những điều theo TN nghĩ chúng ta phải nên tự đặt ra cho chính mình, thay vì chúng ta đặt ra cho một đối tượng chính là Vô Thượng Sư của chính mình. Hiểu đúng nghĩa Phật dạy: đó chính là tâm vô minh vọng động trong chúng ta đã dấy khởi, rồi từ đó mà thấy có pháp niệm Phật, có Phật niệm phật, rồi Phật thành Phật.
Kinh Bát Nhã nói: „các pháp vốn không tướng, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch“ đó là dùng thể chân như của bậc vô lượng giác (A Di Đà Phật) mà nhìn, nhưng với chúng ta thì các pháp đều có tướng, đều sanh, đều diệt, đều có sạch, nhơ cả. Tại sao? Bởi chúng ta dùng cái vọng tâm, cái tâm sanh-diệt tích luỹ từ vô thỉ tới nay để học pháp, vì lẽ đó càng học bao nhiêu thì chân tâm tự tánh tịnh lặng càng lún sâu bấy nhiêu.
Đem những pháp đó để niệm Phật, hàng ngày niệm Phật mà cầu chân, tức cầu quả Vô Lượng Giác là chuyện trái với nhân quả.
Nguyện chúc các bạn Sen luôn thường tỉnh giác và an lạc.
Xin chào các anh chị .dạ cho em hỏi những tranh ảnh, tượng Phật cũ không còn sử dụng để thờ phụng nữa mình nên xử lý thế nào để không mang tội bất kính ạ. em mang đốt cũng sợ mang tội, mang bỏ thùng rác cũng sợ mang tội. làm ơn chỉ dùm em cách xử lý đúng đắng nhất để khỏi mang tội ạ?
A Di Đà Phật.
Chào bạn Lý Khánh.
Cách xử lý đúng đắn với tranh,tượng Phật cũ không sử dụng nữa là gởi ở chùa ,chùa sẽ làm lễ quy vị cho những tranh tượng này.Hoặc bạn có thể đốt đi chứ không nên bỏ vào thùng rác.
Ăn Ốc Quá Nhiều Bị Quả Báo Hiện Đời
Tôi tên Thùy Hương , pháp danh Diệu Lan, hiện tôi 38 tuổi sống tại TP. HCM. Tôi xin chia sẻ cùng các bạn trải nghiệm nhân quả của chính bản thân mình, một số bạn có thể cho đó là chuyện khó tin, nhưng với tôi đó là sự thật, là một trải nghiệm hết sức quý giá.
Từ những năm học cấp 2, khi chưa có duyên biết đến Phật Pháp, tôi rất thích ăn ốc. Mỗi ngày tôi đều ghé hàng ốc ăn vài dĩa, tôi cứ vậy mà ăn suốt gần 10 năm.
Số ốc tôi ăn theo tôi nhẩm tính khoảng trên dưới một tấn rưỡi. Một con số quả thật kinh hồn phải không các bạn?
Nhiều năm sau, khi nhân duyên chín muồi, có rất nhiều phiền não, buồn khổ đến với tôi. Lúc đó, tôi chỉ biết cầu xin Đức Phật cho tôi vượt qua kiếp nạn mà thôi. Khi ấy, có một chị Phật tử nói với tôi rằng: ” Em đọc chú Đại Bi đi, cái gì cầu xin cũng sẽ được mãn nguyện”.
Tôi liền nghe lời và đọc chú Đại Bi hằng ngày. Và rồi, một lần nữa nhân duyên lại đưa đẩy, khiến cho tôi gặp được Kinh Địa Tạng, tự nhiên trong lòng tôi cảm thấy quyển kinh này thật thân quen từ cái nhìn đầu tiên. Tôi liền thỉnh về trì tụng.
Tôi trì tụng khoảng được một vài cuốn, hôm nọ tụng đến đoạn viết về sát sanh hại mạng, tôi bỗng rùng tôi khi nghĩ đến việc tôi đã ăn quá nhiều ốc. Ngay lúc đó, tôi đã chân thành dập đầu sám hối tất cả dòng họ nhà ốc đã bị tôi ăn thịt. Tôi không biết đã sám hối bao lâu. Nhưng quả thật tâm tư lúc đó rất chấn động, và tôi thấy hối hận thật nhiều.
Kể từ hôm đó, tôi không dám ăn ốc nữa. Mỗi ngày tôi mỗi đều trì tụng kinh Địa Tạng và sám hối với những con ốc mà tôi đã ăn. Khi sám hối được vài ngày, có một đêm nọ, tôi mơ một giấc mơ mà cho đến bây giờ, mỗi lần nhớ lại tôi vẫn rất sợ. Tôi mơ thấy tôi vào một căn nhà ẩm thấp, có hàng ngàn đôi mắt nhìn tôi căm phẫn. Định thần nhìn kĩ lại thì… ôi thôi, bao nhiêu là ốc, ốc cha, ốc con, ốc cháu, …. tất cả đều nhìn tôi với đôi mắt căm hận.
Tôi quá sợ hãi, nhưng không hiểu sao trong mơ vẫn có thể niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, tôi xin thành tâm sám hối với tất cả quý vị. Tôi niệm nhiều lần và giấc mơ kết thúc. Sáng ra tỉnh dậy, thật lòng mà nói tôi vẫn còn rất sợ.
Do vậy, mỗi ngày tôi đều sắp xếp thời gian để trì tụng Kinh Địa Tạng và luôn luôn hồi hướng cho loài ốc, cũng không bao giờ quên chân thành sám hối với chúng.
Tôi cứ trì tụng và sám hối như vậy mãi cho đến một ngày, tôi có một giấc mơ. Tôi lại thấy đi vào căn nhà ẩm thấp lúc trước. Nhưng lần này, khi bước vào thì tôi cảm giác căn phòng ấm áp, cũng có hàng ngàn đôi mắt nhìn mình, khác lần trước là những đôi mắt đó đầy vẻ yêu thương. Tự dưng trong lòng cảm thấy vui, tôi cũng niệm Phật và sám hối trong giấc mơ như lần trước.
Bỗng đâu tôi nghe như có tiếng nói: “Đủ rồi!”, tiếng nói ấm, trầm, và chỉ vỏn vẹn hai chữ ấy mà thôi. Trong mơ, tôi thấy có những con ốc như bay lên (không biết bay đi đâu) nhưng nhìn chúng rất thư thái. Khi tỉnh lại, tôi ngẫm nghĩ chắc có lẽ do lòng tha thiết sám hối, nên đã cảm hóa được mối hận của dòng họ ốc rồi. Do đó, vài bữa sau tôi không sám hối nữa.
Chuyện tôi sám hối và mơ về dòng họ nhà ốc cũng khá lâu rồi. Sau đó, tôi tuyệt nhiên không mơ thấy ốc một lần nào nữa. Nhưng cho dù đã chân thành sám hối, đã được sự tha thứ. Tuy vậy, dư báo -phần nghiệp còn sót lại vẫn xảy đến với tôi.
Khoảng tháng 2 năm 2017, khi tôi sinh bé thứ hai được 8 tháng thì tôi bị nổi mề đay. Ai đã từng bị nỗi mề đay thì chắc cũng hiểu nó ngứa ngáy và khó chịu đến thế nào. Người ta gọi là nỗi mề đay sau sinh, khoảng một tháng là hết. Ban đầu tôi cũng nghĩ là một tháng hết cũng chẳng sao. Kệ, không quan tâm. Nhưng lạ một điều là tôi bị nỗi ngày càng nhiều. Và càng ngày càng ngứa và khó chịu hơn. Lúc này, tôi bắt đầu mua thuốc uống, và tốn cũng khá nhiều tiền. Tuy nhiên, nếu uống thuốc thì mề đay lặn, bỏ thuốc thì lại mọc nhiều hơn. Mề đây nỗi khắp người, nỗi cả trên cổ, trên mặt. Quả thật rất khó chịu. Tôi uống thuốc nhiều tháng như vậy, nhưng rất vô tư vì nghĩ “chắc mề đay sau sinh nó vậy”. Cho đến buổi tối hôm ấy, tôi chưa kịp uống thuốc, “tới giờ” nổi mề đay. Tự dưng tôi nhìn kĩ những nốt mề đay… các bạn có biết tôi thấy gì không? Tôi thấy chúng giống như những con ốc đang bám vào da mình. Chúng bám theo đàn. Vì theo đạo Phật được ít lâu, có hiểu biết sơ sơ về nhân quả nên tôi biết đó chính là quả báo đang đến với mình.
Kể từ hôm đó, tôi bỏ không uống thuốc trị mề đay nữa. Tôi để cho nó nổi thoải mái, không gãi, không bực bội oán trách. Mỗi lần mề đay nổi tôi lại vuốt ve, vỗ về và tâm tình với nó như hai người bạn. Tôi nhủ thầm: “Bấy lâu nay các bạn chịu nhiều đau khổ, thôi thì xem như tôi xin chuộc tội với các bạn vậy”.
Nói thật, trước đó nếu ngày nào tôi không uống thuốc để lặn mề đay thì thật là khủng khiếp, nó ngứa kinh khủng. Cả người bứt rứt. Vậy mà từ khi nhận thấy hình những con ốc nỗi trên người mình, tự dưng tôi xem như đang trả quả báo, tôi chấp nhận như một điều đương nhiên, thậm chí vui vẻ trả nữa là đằng khác.
Kì tích lại một lần nữa xuất hiện, sau gần một tháng chịu đựng và tỉ tê sám hối. Bỗng đâu các nốt mề đay không xuất hiện nữa, dần dần hết hẳn. Tôi cũng không nhớ và không biết tự khi nào tôi không bị những nốt mề đay gây ngứa nữa.
Từ khi ăn ốc cho đến khi nhận quả báo là khoảng hơn 20 năm. Tôi trả quả ngay trong đời này. Nhờ cơ duyên đến với Phật Pháp, lòng thành tâm sám hối mà có lẽ quả báo nặng hoá nhẹ. Đây chính là sự nhiệm màu mà chỉ có ai đã từng trải nghiệm mới hiểu được. Nếu như còn vô minh, trôi lăn nhiều đời nhiều kiếp sau không biết tôi sẽ trả quả nặng như thế nào.
Thùy Hương tháng 9/2017
Thưa các đạo hữu cho em hỏi về đoạn này của PS Tịnh Không
” Hiện nay, cái xã hội này đã bước vào giai đoạn khoa học kỹ thuật cao, mỗi người đều làm việc bận rộn, sức ép của cuộc sống nặng nề, phải tranh thủ từng giây từng phút, làm gì có thời giờ để niệm Phật. Cho nên các bạn đồng tu nếu thật tu thì nhất định phải làm định khóa. Định khóa này tức là công khóa sáng tối, công khóa sáng tối quyết định không thể thiếu. Công khóa sáng tối làm sao đặt ra? Lấy Thập Niệm Pháp, thời gian rất ngắn. Thập Niệm Pháp là niệm hết một hơi gọi là một niệm: A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật!.v.v…một hơi gọi là một niệm, niệm mười hơi thời gian không dài. Buổi sáng thức dậy rửa mặt, súc miệng xong, trong nhà có tượng Phật thì hướng về tượng Phật làm công khóa sáng của anh. Ban đêm trước khi đi ngủ, sau khi rửa mặt xong đứng trước tượng Phật làm công khóa tối, thời gian rất ngắn đại khái 3 phút là đủ. Dù anh có bận thế mấy, mỗi ngày chỉ dành thời gian 3 phút mà anh không có hay sao? Thì anh sắp chết rồi, vì bận mà chết. Dù sao cũng không thể thiếu, điều này quan trọng. Ngoài việc này ra, chúng ta phải thường thường đừng quên mất A Di Đà Phật, nhớ Phật niệm Phật, điều này rất quan trọng. Bình thường trong cuộc sống phải tu cách nào? Chúng ta mỗi ngày ăn 3 bữa, trước khi ăn 3 bữa cơm chắp tay, những người thường thì niệm chú cúng dường: cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng, cúng dường nhất thiết chúng sanh, đây là ngày thường mỗi người đều niệm. Chúng ta chuyên tu Tịnh Độ không làm những thứ phiền phức này, chúng ta chắp tay niệm A Di Đà Phật mười tiếng: A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! thì bắt đầu ăn cơm. Anh xem 3 bữa cơm anh không quên A Di Đà Phật, đây là nhớ Phật niệm Phật, anh không quên. Lúc đi làm đến sở, trước giờ làm việc chúng ta chắp tay cũng niệm 10 câu Phật hiệu mới bắt đầu làm việc. Như vậy một ngày anh có thể tu sáu, bảy lần, về thời gian mỗi lần chưa tới một phút, thời gian ngắn. Tu mỗi ngày tu sáu, bảy lần, nếu thêm vào khóa sáng tối là tám, chín lần, thời gian ngắn, số lần nhiều, vô cùng có hiệu quả. Nếu anh thật sự làm được như vậy thì trong một đời này vãng sanh Tịnh Độ là tuyệt đối thành công. Đây là đối với người công việc bận bịu, có gánh nặng gia đình thì anh dùng phương pháp này”
Pháp Sư Tịnh Không
Em mới chỉ là kẻ sơ cơ mấy tháng thôi em vẫn còn là học sinh sáng em dùng Thập Niệm Pháp rồi phát nguyện còn tối em dành mấy chục phút trước khi đi ngủ làm thời khóa rồi chỉ hồi hướng thôi không như buổi sáng như vậy có được không ạ?
Với lại đi đến trường học em không thể chắp tay và em chủ yếu phải niệm thầm nhưng mà trước khi ăn với trước khi vô tiết em niệm theo kiểu Kim cang trì được không ạ?
Được bạn à.miễn là tâm bạn thành kính là được
Giết Ba Ba Bị Quả Báo Rục Thây
Ở vùng Đan Hồ An Cảng có một người tên Trịnh Lão Cát. Bình sinh, món ăn mà y thích nhất là thịt ba ba. Y cho rằng thịt ba ba ngon ở mấy điểm: 1. Thịt của nó độ cứng và độ mềm đều thích hợp; 2. Vị nước dãi của nó rất đặc biệt; 3. Ăn vào bổ tim và bổ thận. Thế nên trong hầu bao có bao nhiêu tiền y đều dốc hết mua ba ba đem về nấu ăn mà không hề tiếc rẻ.
Một hôm, y nằm mộng thấy một người mặc áo đen đến quỳ trước mặt xin tha mạng: “Xin ông hãy tha tôi, ông đừng giết tôi tội nghiệp!”.
Điều kỳ lạ là vợ con y cũng đều thấy một giấc mộng giống hệt như thế.
Đến sáng sớm hôm sau, một ngư ông đem tới bán một con ba ba to tướng, mập mạp. Trịnh Lão Cát vô cùng hoan hỷ, vừa trả tiền, vừa bảo vợ: “Bà đem nó nấu để tôi đánh chén nhé!”
Vợ y thản nhiên hỏi: “Tướng công, ông quên giấc mộng khi hôm rồi sao?”
“Ổ, cảnh trong mộng là giả, không thể hoàn toàn tin được”. – Y dõng dạc đáp.
Vợ y nói: “Theo thiếp nghĩ, trong giấc mộng khi hôm thấy người mặc áo đen ắt hẳn không phải là điềm tốt. Tướng công! Hay là đem thả nó đi!”
Y cười nhạt mấy tiếng rồi bảo: “Đã đến tay rồi còn đem thả đi đâu? Hừ, đúng là kiến thức của đàn bà!”
Không bàn luận gì thêm nữa, vợ y đem xuống bếp nấu, đến khi dọn lên đang ăn ngon miệng, thì y đứng dậy đi tắm. Một hồi lâu không nghe tiếng động tịnh gì, vợ y bèn đến bồn nước xem, thì hỡi ôi! Trong bồn tắm toàn là máu, xương thịt không còn chi cả mà chỉ còn rơi rớt lại một ít lông tóc mà thôi.
Thay Đổi Số Phận Nhờ Lòng Từ
Tại địa phương Cối Kê có ngôi chùa Đại Thiện vốn là một ngôi chùa nổi tiếng, và cũng là một danh lam thắng cảnh đối với du khách. Vào một năm kia, hai vị sĩ tử là Đào Thạch Lương và Trương Chi Đình đến ngôi chùa ấy tham quan, ngoạn cảnh, trông thấy trong hồ phóng sinh của chùa này có hàng vạn con lươn đang cất đầu loi nhoi trong nước, khiến hai người sinh tâm thương xót. Thế rồi, Đào Thạch Lương nói với Trương Chi Đình:
– Tôi muốn mua tất cả số lươn này đem chúng thả ngoài sông Trường Giang để chúng được tự do tự tại, ý huynh như thế nào?
– Tốt quá đi chứ, tôi sẵn sàng tán thành nghĩa cửa cao quý của huynh.
– Nhưng mà tôi không có đủ sức, biết làm sao đây? Mong huynh hãy tích cực ủng hộ để tôi hoàn thành việc thiện này.
– Huynh đài đất tất phải khách sáo làm gì! Đó là việc mà chúng ta nên làm, tiểu đệ nguyện tận lực tiếp sức.
Thế rồi, không lâu sau đó, Trương Sinh tự mình xuất ra một lượng bạc, lại hướng đến những nhân sĩ có thiện tâm quyên góp thêm, chung cục được tám lượng bạc. Hai người vô cùng hoan hỉ, họ bèn thuê một người chuyên môn bắt lươn, đem theo những trúm, rổ, đến chùa ấy mua tất cả hàng vạn con lươn kia, rồi đem chúng ra ngoài sông lớn thả ra.
Sau đó, hai người cũng quên bẵng sự kiện ấy, nhưng vào một đêm Thu khuya khoắc, cả hai người đều nằm mộng, trong giấc mộng họ thấy một vị thần minh nói với họ một cách nghiêm chỉnh: “Bấy lâu nay hai vị thi không đậu, nhưng công đức phóng sinh vô cùng thù thắng, do thế, hy vọng trong kỳ thi này hai vị sẽ trúng tuyển, cho nên tôi đến báo tin vui cùng hai vị”.
Qua giấc mộng lạ lùng ấy, khiến hai người nửa tin, nửa ngờ. Nhưng quả thực lời mách bảo của thần minh ấy vốn không hư dối, cho nên vào mùa Thu năm nay, Đào, Trương hai người hiển nhiên thi đậu.
Trích từ sách Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh
Các quý thầy ơi, lạ quá, con xin trích đoạn lại phần lớn trong một bài tư vấn của Báo Giác Ngộ:
____________________________________________________________
…, tội nghiệp sát sinh được tạo ra khi hội đủ năm điều kiện:
1. Có một loài hữu tình (người, súc vật),
2. Người giết biết rõ về chúng,
3. Người giết có dụng ý giết,
4. Giết bằng một phương tiện thích hợp,
5. Hữu tình ấy bị giết chết. Do đó, vô tình giẫm đạp chết côn trùng thì chỉ khuyết giới mà thôi chứ không hội đủ nhân duyên phạm giới, không tạo nghiệp sát sinh.
Không riêng bạn, mà bất cứ ai cũng đã từng giẫm đạp làm tổn hại côn trùng. Trong kinh Đức Phật dạy, động chân cất bước là tạo nghiệp chính là ý này. Vì thế, mỗi nửa tháng bạn nên tham dự các khóa lễ sám hối để chuyển hóa sự khuyết giới này. Mặt khác bạn cần nỗ lực làm các việc lành, nhất là phóng sinh, tích cực bảo vệ môi trường để vun bồi phước đức.
Bạn quá “buồn và đau lòng” khi vô tình làm tổn hại côn trùng vì chưa hiểu rõ vấn đề khuyết giới và phạm giới. Phạm khuyết giới vì không tác ý, vô tâm nên tội nghiệp rất nhẹ, thành tâm sám hối sẽ thanh tịnh. Hiểu biết và thực hành được như vậy thì tội diệt phước sinh, thân tâm an lạc.
____________________________________________________________
Sao bài viết ở trên lại khác vậy ạ?
À thưa mọi người, mình quên cung cấp điều này, mình không rõ bài viết trên mình chia sẻ (phần lớn) đó có đăng trên Báo Giác Ngộ hay không, mình chỉ biết là mình đọc được trên mạng (cũng có khá nhiều nguồn đăng bài viết trên) nhưng bên dưới lại đề là Tổ Tư Vấn Báo Giác Ngộ.
Kính chào bạn Hoàng Nam,
PH đã từng đọc trong kinh điển Phật giáo (nguyên thủy) về việc sát sanh có nội dung tương tự về 5 điều kiện như đoạn văn trên, cho nên PH nghĩ tư vấn bên trên từ quý thầy trong báo Giác ngộ là không sai. Trong giáo lý Phật dạy, Ý dẫn đầu tạo nghiệp, việc giết một sinh mạng do vô tình hay cố ý sẽ có nghiệp quả sai biệt tương ưng. Ví dụ, một bác sĩ cứu người nhưng khi thực hiện ca mổ, do một nguyên nhân nào đó mà không cứu được bệnh nhân đó (vì tay nghề chưa đủ tốt với ca bệnh đó, hoặc do bệnh nhân có biến chứng phức tạp,..) so với một hành động cố ý giết người vì một mục đích xấu xa nào đó thì quả báo sẽ hoàn toàn khác nhau, không thể nào giống nhau được. Bạn nên tìm đọc lại trong kinh văn để hiểu cho chính xác nhé.
Câu chuyện bên trên là truyện chứ không phải là kinh văn của Phật. Chuyện này có thể là ghi chép một sự việc đã xảy ra tuy nhiên chúng ta không cách nào biết được là nó có chính xác xảy ra đúng như thế không vì qua thời gian, cũng như ý chủ quan của những người ghi chép lại có thể nội dung đã có những thay đổi. Cho nên PH nghĩ những câu chuyện như thế chỉ nên có tính chất tham khảo thôi. Nếu bạn muốn hiểu rõ về nhân quả, thế nào là sát sanh,… Bạn cần phải tìm hiểu trong kinh văn Phật dạy như thế nào chứ không nên qua những câu chuyện như thế này.
Kính chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con thì đang mang thai, mỗi khi vào nhà tắm đều thấy con rít nhỏ trong đấy, cứ 1.2 ngày là thấy, nhưng con lấy nước tạt đi. Và lần nào cũng vậy.
Hôm nay khi đang ăn trong nhà thì thấy con rít nhỏ bò qa, theo qáng tính thì con láy chiếc đũa chặn ngang nó lại để lấy khăn giấy bóc nó đem đi bỏ vào sọt rác, nhưng cầm chiếc đũa mạnh qá thì con rít đứt làm đôi và chết. Con rất sợ, vì con đang manh thai nữa, con k cố tình giết nó. 😢
Nam mô A Di Đà Phật. xin cho con hỏi nhà con làm nghề đi buôn bán cá, bỏ cá cho người ta cũng có mà bán lẻ cũng có, con thật sự ko muốn làm nghề này, nhưng vì theo chồng với lại trc kia lấy chồng con cũng ko có nghề nghiệp nên lấy chồng về là con đi buôn bán cá theo chồng con luôn ạ. Làm được 1 thời gian thì con có bầu vẫn bán cá đến lúc 8 tháng sinh xong là nghỉ đến giờ, trong tâm con lúc nào cũng cảm thấy áy náy trc việc sát sinh của mình, giờ con của con đươc 20 tháng, nhà lại vay tiền mua xe để đi bỏ hàng cho tiện, nợ nần nhiều hơn nên chồng con muốn 2 vợ chồng cùng đi bán cá lẻ để kiếm thêm thu nhập trả nợ. Con thì trong tâm thật sự ko muốn làm nghề sát sanh này, nhưng vì theo chồng nên con phải làm, vậy cho con hỏi các bậc thầy con làm vậy nên con muốn tụng kinh sám hối cho những việc sát sinh của mình hồi hướng đến các sinh vật, vậy tội có giảm nhẹ phần nào ko, và con muốn tụng kinh cầu sám hối cho chúng sinh thì con nên tụng kinh gì được ạ. Rất mong các bậc thầy có thể giúp con giải đáp đc câu hỏi ạ. Con xin cám ơn!
Nam mô A Di Đà Phật
Chào bạn,
PH nghĩ bạn nên cầu Tam Bảo gia hộ để mình đổi nghề, nghiệp, chứ cứ làm, rồi sám hối, rồi lại làm thì không phải là cách lâu dài. Chắc bạn đã có biết chú Đại Bi. Bạn cần tìm đọc kinh và các câu chuyện cảm ứng để phát khởi lòng tin, vì điểm thiết yếu khi trì chú Đại Bi là phải tin (không chút ngờ vực) vào năng lực của chú, cũng như năng lực không thể nghĩ bàn của chư Phật và Bồ tát thì mới có hiệu nghiệm. Tin rồi thì phát nguyện trì 1200 biến, niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, và Phật A Di Đà. Bạn tin cho chắc, rồi chí tâm trì niệm cho đủ số thì sẽ được toại nguyện. Bên cạnh đó bạn nên trì thêm chú Vãng Sanh rồi hồi hướng cho các chúng sanh mà bạn đã gián tiếp sát sanh.
Kính chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kiếp Trước Vô Ý Giết Chết Người Kiếp Này Phải Đền Mạng