Đời Tống có vị quan Vệ-Trọng-Đạt, một hôm bị bệnh nặng, trong lúc mơ màng, linh hồn bị quỷ vô-thường dắt đi gặp Diêm-Vương. Diêm-Vương sai Phán quan lật sổ công quá của Vệ-Trọng-Đạt ra. Lúc đầu nhìn thấy phần lỗi quá nhiều, Diêm-Vương nộ rằng:
– Tội ác của ngươi quá nhiều, tuổi thọ bị giảm là phải.
Nhưng khi xem tới phần công thì phán rằng:
– Nhà ngươi có thể hoàng dương, vì công nhiều hơn tội, số trong dương gian chưa mãn.
Vệ-Trọng-Đạt ngạc nhiên hỏi:
– Tôi chưa từng làm chuyện ác nào, sao lại phạm nhiều lỗi đến thế?
Diêm-Vương đáp:
– Dù ác chưa làm, nhưng khi có ý niệm bất chánh thì quỷ Thần đều ghi lục tội ác và gửi đến đây.
Vệ-Trọng-Đạt lại hỏi:
– Tôi cũng từng chưa làm một việc thiện nào cả, làm sao lại có công lớn như vậy?
Diêm-Vương đáp:
– Ngươi đã từng lên sớ tâu cho nhà vua giảm thuế cho dân trong làng. Mặc dù không được vua chấp thuận nhưng quỷ Thần cũng đã ghi công và gửi tới đây. Hình với bóng đi đôi với nhau, nhân quả báo ứng cũng thế.
Nhà đều có cửa. Cửa đóng hay mở là do ý của ta, mở cửa để đón khách vào, đóng cửa để không cho người lạ và trộm cắp vào. Nhưng họa và phúc thì không có cửa, mà do lòng người tự gây. Làm ác thì chuốc lấy họa, muốn tránh cũng không được. Hành thiện thì gặp phúc, dù không cầu nhưng phúc vẫn đến. Người xưa nói “Hành thiện như cây cỏ mọc trong vườn xuân, tuy không thấy cây cao, nhưng mỗi ngày điều có sự tăng trưởng. Hành ác như đá mài dao, dù không thấy đá mòn trong một lúc, nhưng càng mài càng giảm”. Có người cho rằng nhiều kẻ làm ác mà vẫn giàu sang mà không bị báo ứng. Chẳng phải là không có báo ứng, chỉ vì thời cơ chưa đến, có biết đâu đức của tổ-tiên hay của chính người đó hãy còn, một khi phần dư đức hết rồi, báo ứng sẽ đến. Cũng lẽ này, người hành thiện mà không được phúc báo là còn mang nặng nghiệp của tổ-tiên hay của chính người đó, một khi nghiệp trước hết rồi thì phúc sẽ đến.
Trích Thái-Thượng Cảm-Ứng-Thiên
ĐỪNG ĐỂ CON EM THAM HỌC VỚI MA VƯƠNG
Thế giới từng trải qua 3 cuộc Cách mạng công nghiệp, đưa nền văn minh vật chất phát triển với tốc độ nhảy vọt chưa từng có, và hiện tại chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này được kỳ vọng với những đặc điểm như:
1-Phát triển với tốc độ ở cấp số nhân, làm biến đổi nhanh chóng nền công nghiệp ở mọi quốc gia;
2-Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị; dịch vụ, nghỉ ngơi; giải trí của con người;
3-Dựa trên nền sản xuất linh hoạt, kết hợp trong đó tất cả các khâu thiết kế, sản xuất; thử nghiệm, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của thị trường; thậm chí tới từng cá nhân;
4-Không chỉ tạo ra “môi trường cộng sinh” giữa người và rô-bốt mà còn tạo ra “môi trường cộng sinh” giữa thế giới ảo và thế giới thực;
5-Mở ra kỷ nguyên rô-bốt thông minh, hoàn toàn thay thế con người trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau;
6-Mở ra kỷ nguyên công nghệ chế tạo sản phẩm không có phế thải;
7-Công nghệ cảm biến được sử dụng phổ cập, áp dụng trí tuệ nhân tại vào sản xuất, quản lý;
8-Đẩy nhanh tiến độ phát triển cuộc cách mạng mới trong quân sự, ứng dụng phổ biến các vũ khí trang bị thông minh, sử dụng trí tuệ nhân tạo và phát triển phương thức tác chiến lấy mạng làm trung tâm.
Nhìn qua những mục tiêu đó, có thể thấy chúng chủ yếu đáp ứng những nhu cầu vật chất, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển quân sự. Còn đối với sự phát triển nhân cách của con người – điều cốt lõi tạo nên hạnh phúc thì thật mơ hồ. Thế giới sẽ về đâu, nhân loại sẽ đi đâu khi ngày càng sở hữu những quyền năng mạnh mẽ mà không thể kiểm soát? Con người làm chủ những quyền năng đó hay chính những quyền năng đó mê hoặc khống chế con người, mở đường vào Ma giới?
Nhìn lại cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 3, phát minh nổi bật là Internet đã đem lại nhiều lợi ích cho con người, tuy nhiên nó cũng tàn phá văn hóa toàn xã hội một cách khủng khiếp. Chúng ta không thể quản lý và ngăn chặn được tốc độ phát triển của các website đen, diễn đàn sex, chợ tình ảo, những sex gameshow v.v… Thời đại của chúng ta hiện nay chạy theo vật chất và dục vọng, mải mê tranh đấu danh lợi mặc cho ngoại cảnh và tâm hồn ngày càng ô nhiễm. Những đứa trẻ ngây thơ và các thanh thiếu niên ngày ngày chứng kiến những hình ảnh hở hang trên quảng cáo, phim ảnh, ca nhạc, trong cách ăn mặc khêu gợi lố lăng của xã hội, nhà nghỉ mọc lên đầy phố, báo chí cũng đua nhau giật tít về những nội dung bại hoại, tuy hình thức là cảnh báo nhưng thực chất lại góp phần tuyên truyền làm tăng trưởng dục vọng. Mỗi một ngày có bao nhiêu hình ảnh, thông tin lệch lạc xâm nhập vào những tâm hồn non nớt không định hướng tinh thần, làm sao chúng không sớm bị tiêm nhiễm?
Tôi thường thấy các bậc cha mẹ hiện nay cho con trẻ tự do dùng các thiết bị số truy cập internet, xem truyền thông vv… đấy chính là chủ động đẩy trẻ vào con đường đọa lạc từ khi còn bé, hàng ngày chúng theo học các môn: Bạo lực – Tình dục – Lừa gạt – Cướp đoạt với “Ma vương Giải trí – Truyền thông – Internet”, chúng học đến quên ăn quên ngủ, khoảng vài năm sau thì học thành tài, môn nào cũng thông thạo. Khi nền tảng “ma công” đã vững chắc, chúng không cần nghe ai dạy nữa! Tương lai chúng sẽ đi về đâu? Để tôi nói cho các bạn nghe nhé:
-Chúng sẽ báo ơn sinh thành bằng Bất Hiếu, Ích Kỷ, Hỗn Láo;
-Chúng giải trí bằng Chơi Game, Xem Sex, Thủ Dâm;
-Chúng kết giao bạn hữu với toàn bọn đàng điếm trên Facebook sex, Zalo, Websex, Trang kết bạn trá hình, v.v… bây giờ chẳng có mấy hội nhóm nào mà không có bóng hình của Sex.
-Chúng chat chít với bạn bè không gì ngoài Dâm dục, Bạo lực và Lừa gạt, Cướp bóc;
-Chúng lập thân bằng cách tạo Ngũ nghịch Vô gián đại tội và Thập đại ác nghiệp để “dương danh” gia đình trên truyền hình báo chí !
Cuối cùng, sau khi đưa thế giới xinh đẹp này đến Chiến tranh, Dâm dục và Bóng tối, chúng sẽ đầu thai về Vô gián địa ngục và Ba đường Ác đạo, muôn kiếp chịu tội báo thảm thương để đền tội nghiệp. Tôi có phóng đại không? Hãy để thực tế trả lời:
– Độ tuổi quan hệ tình dục ngày một trẻ hóa: Nghiên cứu quốc gia của Việt Nam về trẻ vị thành niên và thanh niên lần 1 (công bố năm 2005) cho thấy tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở nam nữ thanh niên Việt Nam là hơn 19 tuổi. Điều tra lần 2 (công bố năm 2010), độ tuổi này hạ xuống còn 17-18. Tuy nhiên, việc thăm khám lâm sàng thực tế và khảo sát các trẻ vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ và Trung tâm Sức khỏe sinh sản TP. Hồ Chí Minh vài năm trước cho thấy nhiều trường hợp quan hệ tình dục (tự nguyện) từ khi 10-12 tuổi. Cũng trên khảo sát này, tuổi quan hệ tình dục lần đầu của các em là 14 tuổi, sớm hơn rất nhiều so với điều tra quốc gia. Tuy nhiên, đây là những con số đã quá cũ so với thời điểm hiện nay.
Thực trạng đáng buồn này không phải do nước ta không chú trọng giáo dục giới tính, mà thực tế Internet đã dạy chúng bằng phim ảnh và websex hết rồi. Các nước phương Tây đã chú trọng giáo dục giới tính từ lâu nhưng cũng không ngăn được tình trạng trẻ hóa quan hệ tình dục ngày một tăng nhanh. Vấn đề ở đây là chúng ta cần nền Giáo dục Nhân Quả và Luân lý Làm Người, cần Môi trường Văn hóa Thông tin trong sạch chứ không phải là Giáo dục giới tính kiểu Âu, Tây. Mà thực sự tại ít người biết đến chứ tiền nhân đã có bộ môn giáo dục giới tính vô cùng hoàn bị, từ Cách thụ thai để sinh con hiền thảo cho đến Thai giáo, dạy dỗ từ tuổi ấu nhi đến suốt trọn đời, chẳng qua Nền giáo dục Viên mãn Chí thiện đó đã bị xã hội chối bỏ từ lâu.
–Nạo phá thai không thể kiểm soát nổi và ngày càng trẻ hóa: Vụ Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em – Bộ Y tế cho biết, mỗi năm nước ta có khoảng 250.000 – 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Đáng chú ý, tỉ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi chiếm tới gần 80%. Trong khi đó, theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, 20-30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và 60-70% là sinh viên, học sinh, chủ yếu ở độ tuổi 15 – 19. Có những trường hợp nạo phá mấy lần, đáng lo ngại là số ca phá thai ở độ tuổi 12 đang tăng nhanh. Thực trạng phá thai chui còn kinh khủng hơn nữa, không thể thống kê nổi, các phòng khám chui mọc nên như nấm. Năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới công bố nước có số ca phá thai cao nhất toàn cầu là Trung Quốc (7,93 triệu ca), thứ hai là Nga (2,28 triệu). Việt Nam ở vị trí thứ ba với 1,52 triệu ca. Hai vị trí 4, 5 thuộc về Mỹ (gần 1,4 triệu ca) và Ukraina (hơn 600.000 ca), mỗi năm. Hàng năm thế giới có khoảng 208 triệu ca mang thai và 41% trong số đó là mang thai ngoài ý muốn, nửa trong số này sẽ phá thai.
Mỗi lần phá thai rất nguy hiểm, sản phụ mất nhiều máu, dễ nhiễm bệnh, tăng khả năng vô sinh và tổn thương tinh thần. Ở độ tuổi thanh thiếu niên mà tâm hồn, phẩm hạnh và thể xác đã tàn tạ như vậy, đã tạo nghiệp giết con như vậy thì cuộc đời sẽ ra sao? Một quốc gia mà hàng năm sát hại mấy trăm ngàn hài nhi, oán khí ấy lớn biết chừng nào! Xét rộng ra cả thế giới sẽ thấy sát nghiệp của nhân loại thời hiện đại thật thâm trọng!
-Tội phạm ngày một trẻ hóa và tàn nhẫn hơn: Theo báo cáo về công tác phòng chống tội phạm của Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 2 cho thấy, tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng, chiếm 15-18%. Hàng năm các cơ quan thi hành pháp luật bắt giữ, truy tố hơn 115 nghìn người, trong đó có 16-18 nghìn trẻ vị thành niên. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao thì thấy số người chưa thành niên phạm tội chủ yếu ở độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm 87% (12.439 bị cáo), từ 14 đến dưới 16 tuổi chiếm 12 % (1.832 bị cáo). Những loại tội mà các bị cáo là người chưa thành niên thực hiện tập trung nhiều ở các tội như: “Trộm cắp tài sản”, “Cướp tài sản”, “Cố ý gây thương tích”, “Giết người”,” chiếm 78,6% tổng các loại tội như đã phân tích ở phần trên. Nhưng đặc biệt những vụ giết người dã man trong thời gian gần đây lại liên quan nhiều tới tình dục và thù hận. Tình trạng tội phạm trên thế giới cũng ngày càng diễn biến phức tạp hơn do quá trình toàn cầu hóa. Với diễn biến như vậy, ông Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an thành phố Hà Nội nhận xét “theo phép tính nhân thì chỉ sau 5-10 năm nữa đất nước chúng ta sẽ có gần 1 triệu người có tiền án tiền sự, trong đó có 200 nghìn người dưới 30 tuổi”.
–Gia tăng tình trạng xâm hại tình dục: Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết, trong 5 năm (2011-2015), cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với gần 10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so với 5 năm trước đó. Số vụ bị xâm hại tình dục chiếm tới 5.300 vụ và gia tăng xâm hại tình dục nam. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, trung bình mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục (số trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%).
Thực trạng trên là kết quả của việc phế bỏ nền giáo dục của Thánh hiền, thay vào đó là sự tiếp thu giáo dục của “Ma vương Giải trí – Truyền thông – Internet”. Trong Kinh Pháp diệt tận, Phật Thích Ca Mâu Ni cảnh báo “Đời mạt pháp, tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng”, Tà sư này không phải chỉ là những con người cụ thể, mà chúng còn biến hóa dưới muôn hình vạn trạng, đó chính là phim ảnh, truyện, giải trí, truyền thông, Internet v.v… Ở trong những thứ đó, khó mà không tìm thấy chỗ nào không có các môn “Bạo lực – Tình dục – Lừa gạt – Cướp đoạt”. Mọi người hãy thành thực tự trả lời với chính mình rằng những tật xấu như thủ dâm, xem sex, những hành vi bại hoại chúng ta học được ở đâu? Đến hơn 99.99% là học từ “Ma vương Giải trí – Truyền thông – Internet”. Chương trình đào tạo Sát – Đạo – Dâm – Vọng của Ma vương đã phổ cập đến toàn xã hội.
Nguy hiểm hơn, những người tiếp thu giáo trình trên trở thành “đồ chúng của Ma” còn lập các diễn đàn để cùng nhau “tu học”:
-Bọn ưa bạo lực, sát sinh liền lập các diễn đàn Game để học bắn giết;
-Bọn ưa Dâm dục – Dối gạt liền lập các diễn đàn Sex và Chợ tình ảo, Truyện dâm;
Thế lực của ma càng ngày càng đông đảo, đủ mọi thành phần: già, trẻ, lớn, bé, sang, hèn, quý, tiện, cùng nhau thỏa sức thể hiện sự đàng điếm dâm bôn, họ dạy nhau mánh khóe lừa gạt, chỉ bảo nhau cách phá hoại gia đình người, thấy kẻ đứng đắn thì tìm cách làm cho nhơ nhớp, chẳng kể huyết thống thân sơ đều ôm tâm dâm loạn, bọn họ nhơ nhớp hơn cầm thú, vui làm những ác nghiệp sâu nặng nhưng lại cho đó là hay. Họ đâu biết rằng tà dâm đang thu hút hết tinh thần, tinh lực, thọ mạng của họ, nô dịch họ trong lối sống của cầm thú đội lốt người, một ngày kia phước báo cạn kiệt, nghiệp ác chất chồng sẽ phải chịu tai ương mà chẳng thánh thần nào muốn cứu. Vài thế kỷ trước, một nữ tiên tri mù đã tiên đoán về sự sa đọa của xã hội tương lai “Vợ thì mèo chuột ôm chơi, Chồng thì heo chó sống đời súc sinh”. Lời tiên tri đó ứng về thời kỳ đương đại của chúng ta!
Các nghiên cứu của chuyên gia nước ngoài cho thấy tội phạm ngày một ranh mãnh hơn nhờ xem các bộ phim hình sự, hành động và tiểu thuyết trinh thám. Tội phạm ngày nay có xu thế trẻ hóa, có trí thức và tàn bạo hơn. Vì chính họ là người tiếp cận dễ hơn với sách truyện, truyền hình và dễ bị kích động hơn.
Thủa xưa, hiếp dâm và giết người là hai tội ác ghê gớm, rất kinh tởm nhưng do được thông tin thường xuyên nên ngày nay người nghe cảm thấy thấy bình thường, những tội khác cũng vậy. Môn tâm lý tội phạm cũng kết luận con người thường có cảm giác ghê sợ khi lần đầu tiên tiếp xúc hoặc nghe thấy tội ác, nhưng sau đó họ sẽ thích nghi và nhanh chóng thấy bình thường với các tội ác. Bởi thế, nếu ngày ngày đều phát đi những thông tin về tình dục và bạo lực thì dần khán giả sẽ quen với những thứ đó, quen có nghĩa là họ có thể dửng dưng hơn khi tiếp nhận những thông tin tương tự và thậm chí họ có thể thực hiện những hành vi tương tự trong phim hay truyện với tâm lý bình tĩnh mà ít thấy mặc cảm tội lỗi hơn.
Phần đông con người đều dễ nhiễm điều xấu hơn tốt. Dạy một đứa trẻ điều hay dù lặp lại nhiều lần nó vẫn quên, mà điều xấu thì không cần phải dạy nó cũng học được. Từ khi mới tập nói, nó đã dễ học chửi bậy hơn những lời lễ phép rồi, do vậy cha mẹ phải tránh cho nó khỏi thấy, khỏi nghe những lời tục tĩu mới dễ dạy nó thành trẻ ngoan. Bản chất dễ tập nhiễm thói xấu này vẫn theo trẻ suốt đời, do vậy muốn một người trở nên tốt thì hãy để họ luôn mắt thấy tai nghe những điều tốt mà không để họ thấy nghe điều xấu, nếu muốn họ hư hỏng thì hãy để họ mắt thường thấy, tai thường nghe đến những điều xấu.
Hàn Phi Tử, một nhà chính trị nổi tiếng thời Chiến quốc cho rằng “con người vốn có tính ác”. Tính ác này không phải là chân tâm của chúng ta, nó là những thói xấu chúng ta bị tiêm nhiễm trong các kiếp luân hồi vô minh, trong kiếp sống này nó ẩn trong A Lại Da Thức như hạt giống. Nếu chúng ta gặp môi trường xấu như thường thấy, nghe những điều ác thì nhân ác kia như gặp được thời tiết phù hợp, nó dễ nảy mầm trở lại. Do vậy Nho gia dạy: Mắt chớ nên nhìn điều phi lễ, tai chớ nghe điều phi lễ, miệng chớ nói lời phi lễ, thân chớ làm điều trái lễ; nhà Phật dạy hãy giữ Lục căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) thanh tịnh, chớ để nó duyên theo điều ác sẽ tự hại mình.
Bill Gates và Steve Jobs là hai đại gia công nghệ nhưng họ lại hạn chế con cái mình sử dụng các sản phẩm do chính họ tạo ra, vì hơn ai hết họ hiểu được mối nguy hiểm từ những thứ đó. Nhà văn nổi tiếng Yuri Bondarev nói: “Tình yêu – một trong những trạng thái tình cảm thiêng liêng, thánh thiện mà nhân loại đã nhận được và đã đặt vào đó một nội dung tình cảm và thể xác trong sáng nhất, nay bị thay bằng từ “sex” tầm thường và hời hợt. Sự dâm ô hiện nay ngự trị tuyệt đối trên truyền hình, sân khấu, văn học. Có biết bao những vụ sát nhân, những sự đồi bại ghê tởm, những điều quái dị mà chúng ta nhìn thấy trên màn ảnh nhỏ! Con cái chúng ta đang bị hư hỏng, nhân dân ta (Nga) một thời vốn cực kì trong sáng đang bị truỵ lạc hoá một cách trắng trợn.” Đó cũng là thực trạng của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam ta do ảnh hưởng của công nghệ và sự phế bỏ nền giáo dục luân lý.
Muôn ngàn lần, xin các bậc phụ mẫu phải quản thúc con em! Người lớn còn khó định tâm trước sức mê hoặc của Ma vương huống chi con trẻ như tờ giấy trắng. Tục ngữ có câu “uốn cây từ thủa còn non”, trừ loạn phải phòng từ gốc, nếu các vị phó mặc con cái cho Ma vương dạy dỗ, tùy ý nhuộm màu tâm hồn chúng, mọi thứ đã thành hình thì làm sao sửa dạy lại được? Lúc ấy lại đổ qua đổ lại cho thày cô, nhà trường, giáo dục. Sách Tam Tự Kinh viết: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá; giáo bất nghiêm, sư tri nọa” nghĩa là: nuôi con không dạy là lỗi của mẹ cha; dạy học không nghiêm là lỗi của thày cô. Như vậy, phải trách mình không làm tròn bổn phận trước khi trách lỗi của nhà trường!
Chúng ta sinh vào thời cách xa Hiền, Thánh là một điều đau khổ. Tuy vầng Tuệ Nhật Từ Bi đã lặn rồi, nhưng giáo pháp của Người vẫn còn đó, nếu phát lòng sám hối, chân thành tu học thì vẫn có thể thoát khỏi vòng vây của Ma Vương. Ma Vương vốn chẳng ở trong ta, cũng chẳng ở ngoài ta, nếu ta thuận theo lòng dục vọng, thù hận, ngu si thì tất cả thành Ma, mà giác ngộ thì đâu đâu cũng là Phật cả!
Credit: Blog Pháp Môn Niệm Phật
Blogsite: https://phapmonniemphat.wordpress.com/
A Di Đà Phật
Kính chào đạo hữu Tâm Từ!
Hôm nay MD có câu hỏi ngoài lề, kính mong Tâm Từ có thể hoan hỷ cho MD. Số là MD cũng hay đọc phúc đáp của Tâm từ và thấy Tâm Từ có up hình và cả video vào phần phúc đáp. Thú thật là MD cũng rất thích chèn hình ảnh, video vào các bài phúc đáp 🙂 nhưng MD không biết làm cách nào cả. Vậy mong Tâm Từ có thể bớt ít thời gian mà chỉ dẫn không?
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào Mỹ Diệp,
Xin lỗi MD vì TT chưa có dịp hồi âm sớm hơn cho câu hỏi, mặc dù đã đọc comment của MD mấy ngày qua.
Thật ra để đăng hình và video không có gì khó cả, chỉ cần mình thêm vài cái thẻ HTML là xong. Tuy nhiên, TT nghĩ hiện tại DVCT không dám cho mọi người dùng HTML nhiều có thể là lý do an ninh mạng. Đôi khi có vài thành phần xấu lợi dụng HTML để phá hỏng website nên hầu hết các diễn đàn đều lo xa và tắt đi chức năng này. Cho nên TT đành đi “đường vòng”, tức là đăng các link hình ảnh và video lên đây kèm theo dòng chữ nhờ vả BQT thêm hình và video giùm vào bài. Như vậy TT chỉ đăng link ảnh và video từ YouTube hay Facebook mà thôi.
Để lấy link hình ảnh thì khi MD muốn dùng hình nào, MD hãy bấm chuột phải (right click) lên tấm hình đó rồi chọn “Copy Image Location” (nếu MD dùng Firefox) để copy cái link hình ảnh đó để paste vào diễn đàn DVCT này. Nếu MD dùng Internet Explorer thì hãy right click rồi chọn “Properties”, sau đó copy hàng chữ bên cạnh Address (URL) là xong.
Thông thường các link hình ảnh các chữ cuối cùng sẽ là 1 trong 3 loại: jpg, png, hay gif . Loại cuối cùng (gif) thường là ảnh động. Ví dụ TT dùng link hình động này:
Và nó sẽ thành:
Còn 2 loại hình có chữ cuối là jpg hay png là hình tĩnh (tức không động), TT ví dụ:
Thì sẽ thành:
Ở trên là các link hình ảnh, còn video thì dễ hơn. MD chỉ cần copy cái địa chỉ tức đường link URL của video muốn đăng rồi paste vào đây. Ví dụ TT muốn đăng video từ YouTube.
Video sẽ thành:
Tương tự như thế, khi TT thích video nào ở Facebook thì chỉ việc copy đường link và paste vào diễn đàn.
Video sẽ hiện ra:
Chỉ cần làm đơn giản như vậy là MD đã thành công rồi đó. MD thử xem nhé. 🙂
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Kính chào đạo hữu Tâm Từ!
Ra là thế. 🙂 MD ngày nào cũng làm việc với máy tính nhưng chỉ dùng Exel và Word thôi, còn lập trình mạng thì không thành thạo 🙂 Cảm ơn TT đã tận tình chỉ dẫn! Khi phúc đáp, có thể dùng cách của TT để chèn hình ảnh và video vào thì bài phúc đáp sẽ sinh động, cụ thể và lợi lạc hơn rất nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật
cho mình xin phép được hỏi diễn đàn này có ai gắp trường hợp như mình không, mình lúc trước vốn kính phật pháp tăng nhừng thời gian gần đây khoảng 1 năm hơn tâm mình vọng tưởng hình ảnh hoặc vọng niệm lời nói phỉ báng phật mà mình nghe rõ ràng và mình cảm thấy đau đớn lắm ví dụ hoặc lúc đi vệ sinh thì trong đầu mình hình ảnh phật bị làm ô uế hoặc lúc đang chạy xe nhiều lúc không làm chủ được đầu mình liền lúc đó niệm niệm nối tiếp nhau phỉ báng tam bảo hoặc có lúc ngồi coi phim mà trong đầu tự niệm phỉ báng pháp làm cho mình không yên cái tâm riếc rồi chai lì cho qua nhưng đau trong lòng không tả nỏi thấy có lỗi rất nặng với tam bảo mình tu niệm phật lấy pháp nhiên thượng nhân tịnh tông pháp sư học nhưng mà mình bị như vậy thì tương lai phải giao mình vào nẻo ác muôn kiếp không có cơ hội được nghe 2 từ tam bảo nữa
Chào bạn Minh Hiều,
Trên diễn đàn này có khá nhiều trường hợp giống như bạn. Đây là do trong quá khứ bạn đã từng gieo nhân phỉ báng Tam Bảo, nay đủ duyên thì chủng tử xấu này xuất hiện. Bạn đừng quá lo lắng vì đây không phải do bạn cố ý. Để vượt qua chướng ngại này, bạn cần tập Nhiếp tâm niệm Phật. Khi nó khởi lên bất chợt mà mình không dừng lại được, cứ để niệm niệm nối nhau như hiện giờ là do tâm bạn đã quá quen với việc buông lung, chưa có được sự tập trung, tự chủ cần thiết. Nên bạn cần thực hành tập trung niệm Phật, nghĩa là khi niệm thì tâm phải lắng nghe cho rõ từng từ một. Quan trọng ở điểm phải chú tâm. Càng chú tâm thì nó sẽ càng ít khởi. Bên cạnh đó, bạn hãy thành tâm lạy Phật sám hối nhé.
Chướng ngại như thế cũng tốt cho người tu, vì nó buộc mình phải cố gắng niệm Phật trên tâm ý thật nhiều, như thế sẽ bớt phiền não và giúp câu Phật hiệu có lực (chú tâm) hơn.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Không phải chỉ riêng bạn gặp trường hợp như vậy đâu, rất nhiều người gặp, bản thân tôi cũng từng bị như vậy. Tôi có nghe Hòa thượng Tịnh Không dạy khi vọng tâm nổi lên cứ thản nhiên niệm Phật, kệ nó nổi lên rồi tự tan đi, nếu ta khởi ý nghĩ muốn dẹp trừ nó thì đó cũng là vọng tâm.
Tôi đọc thấy trong một bài viết cũng có bạn thắc mắc như bạn “nếu tâm mà nghĩ xấu về Phật ( như là nói xấu phật trg tâm) thì có tội ko ạ hồi trc con xem phim sex quá nhiều bây giờ trg tâm cứ làm ô uế Phật như thế có tội ko ạ, điều này có nên để mặc nó khi niệm Phật ko ạ tại con rất sợ như thế sẽ tạo tội”
Trả lời:
Chúng ta là phàm phu, làm gì có ai không nghĩ bậy bạ chứ? Nếu bản tính thường thanh tịnh vô nhiễm thì cần gì phải niệm Phật tu hành, vì thế bạn băn khoăn chuyện đó làm gì. Nghĩ tốt cũng được, nghĩ bậy cũng được, cứ niệm Phật đều đều lâu dần sẽ bớt tạp niệm.
.
Khi mới tập niệm Phật, phần lớn mọi người đều phải trải qua giai đoạn như bạn. Do hàng ngày ta quen sống trong tâm tưởng tạp loạn, không cho nó là sai, nó muốn gì ta chiều theo đó nên thấy bình thường, đến khi ta muốn dứt trừ nó thì nó sẽ chống đối ta. Điều này giống như một người chơi với đám bạn xấu quen rủ nhau lêu lổng, lúc cùng chơi bời với nhau thì không sao, nhưng khi muốn dứt bạn xấu để làm lại cuộc đời thì đám bạn kia liền trở mặt quấy rối không cho ta hoàn lương, chúng phá rối cuộc sống mới của ta, tìm cách kéo ta về đường cũ. Những tạp niệm và ý nghĩ bậy bạ mà ta quen dung chứa sẽ tìm đủ mọi cách chống đối việc ta tu tâm thanh tịnh. Ta cứ kệ nó, tiếp tục niệm Phật bình thường, nó phá là chuyện của nó, ta niệm là chuyện của ta.
.
Có người lại thắc mắc rằng hàng ngày tâm tôi rất thanh tịnh, tại sao khi niệm Phật thì những ý nghĩ bậy bạ lại ào ào hiện lên? Có phải vì niệm Phật nên tôi mới nghĩ bậy không? Nếu vậy tôi không dám niệm Phật nữa. Trường hợp này giống như việc một lùm cây rậm rạp, trông có vẻ rất im lìm, nhưng khi ta ném hòn đá vào thì nào chuột, nào chồn, nào chim chóc côn trùng tán tác chạy ra. Vẻ im lìm của lùm cây đó là giả tướng, giống như tâm người kia chỉ thanh tịnh giả, thực ra trong tâm họ chứa rất nhiều các tập khí xấu ác, chúng đang ẩn nấp vì chưa gặp thời cơ phát tác, niệm Phật giống như viên đá ném vào đuổi chúng ra khỏi chỗ nấp, bắt chúng phải hiện nguyên hình. Lại giống như trong căn phòng tối, mắt ta nhìn chẳng thấy gì nên nghĩ là nó trống trải sạch sẽ, nhưng bật đèn lên chiếu vào thì thấy vô số chuột bọ, rác rưởi ngổn ngang. Hàng ngày ta sống trong vô minh, không trí tuệ, sống với ác niệm nên không thấy nó xấu, khi niệm Phật thì chân tướng nhơ uế thật của tâm mới hiện ra như bị đèn sáng chiếu vào. Đây là những trải nghiệm bước đầu của niệm Phật, không có gì phải lo lắng.
.
Giống như hư không dung chứa tất cả vạn vật, dù sạch sẽ hay bất tịnh nhưng không hề bị ô nhiễm, chư Phật cũng vậy, không thể bị ô nhiễm. Giống như bóng tối không thể nào công kích được ánh sáng, chư Phật cũng vậy, không thể bị tổn hại bởi ác ý của chúng sinh. Do vậy, bất kể bạn loạn tâm tưởng thế nào điều đó cũng không ảnh hưởng đến chư Phật nên bạn cứ niệm Phật bình thường, qua một thời gian sẽ hết.
.
Trường hợp của bạn là một loại chướng ngại do nội tâm đã tích chứa quá nhiều những ý niệm ô nhiễm. Khi bạn phát tâm tu sửa mình bạn sẽ phải đối mặt với nó. Bạn hãy niệm Phật, kết hợp với việc sám hối và quán tưởng, hãy thực hành vào buổi sáng, buổi tối và mỗi khi tâm loạn nổi lên.
.
A. Quán tưởng: Muốn diệt tận gốc những ý nghĩ xúc phạm của bạn thì phải diệt tận gốc cái nguyên nhân. Nguyên nhân là tà dâm bao giờ cũng đi cùng ác niệm, với những ý nghĩ làm hại hoặc xúc phạm, khinh bỉ, làm nhục đối tượng mình ham muốn và những người liên quan đến họ, lấy đó làm sự khoái tâm. Đó chính là nguyên nhân. Muốn diệt tận gốc nó ta phải phát tâm ngược lại với các ác niệm đó.
.
Hãy thành tâm, nghĩ đến tất cả những người khác giới, nghĩ đến tất cả đàn ông và đàn bà, đến tất cả người và vật, mở rộng ra đến tận cùng vũ trụ. Quán tưởng rằng ta chính là họ, họ chính là ta, tất cả giống như là các tế bào cùng hợp lại thành một thân thể thống nhất, vì vậy hoàn toàn không có phân biệt giữa “ta” và “người khác”.
.
Với tâm chân thành, hãy nghĩ và tự nói ra thành lời rằng:
Tôi vĩnh viễn không làm hại bất kỳ chúng sinh nào,
Tôi vĩnh viễn không khinh bỉ bất kỳ chúng sinh nào,
Tôi vĩnh viễn tôn kính tất cả mọi chúng sinh.
.
Bạn cần phải quán tưởng như vậy, vì khi không còn phân biệt giữa ta và người thì tâm ác sẽ hại ai đây? Sẽ xúc phạm ai đây? Ta mãi mãi sẽ không khinh bỉ ai, không hãm hại ai, không làm ô nhiễm ai, trong ta chỉ có lòng tôn kính, tri ân tất cả người và vật giống như ta yêu kính chính bản thân mình.
.
B. Sám hối: Tưởng tượng rằng mình đang cúi lạy trước đức Phật, thành tâm sám hối với ngài rằng:
.
Sám hối 1:
Con xưa lỡ tạo bao ác nghiệp
Đều do ba độc tham, sân, si
Từ thân, khẩu, ý phát sinh ra
Hết thảy con nay xin sám hối
(Cứ thành tâm sám hối và quán tưởng như vậy cho đến khi bạn thấy thanh thản)
.
Sám hối 2:
Tội tính vốn không, do tâm tạo
Tâm nếu diệt rồi, tội cũng tiêu
Tội tiêu, tâm diệt, thảy đều không
Đó tức thị là chân sám hối
(cũng sám hối liên tục như vậy cho đến khi thấy tâm thanh thản)
.
Ác tâm như hình, tội lỗi như bóng. Hình động thì bóng động theo, hình diệt bóng cũng diệt theo, vì vậy ác tâm diệt rồi thì tội lỗi cũng sẽ diệt.
Nguồn:https://phapmonniemphat.wordpress.com/2016/08/29/4358/#comments
Con đọc thấy anh chị nói rất đúng…nhưng con boăn khoăng 1 nổi lỡ như đang nhìn tượng phật mà trong đầu mình những auy nghĩ bậy bạ đó nổi lên thì phải làm sao với con thì con k chịu được đau lắm bây h có lúc k dám nhìn ngài còn đang lúc chạy xe thì nghe phỉ báng phật 1 cách k còn rõ hơn nữa giống như người nói bên tay mình cũng giác nó là vọng nhưng vẫn còn đau buồn lắm xin chư vị chỉ giáo con nên làm thế nào
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính chào, Minh hiều
NĐ có chút ý thế này,
Việc này trước kia NĐ cũng đã từng gặp trong thời gian đầu niệm Phật. Vậy có hai cách mà NĐ thường dùng, một là Buông xuống, Niệm Phật. Lúc nó khởi lên ta không chấp, là không xấu, không tốt, không sai không đúng, chỉ là hư vọng. Tức nó khởi ta không giữ, không nghĩ, không suy xét , nó đến kệ nó, bỏ qua nó và tiếp tục niệm phật rõ ràng rành mạch. Cách này NĐ cũng đã dùng trong nhiều TH như Tà niệm, dâm niệm, sân hận … nổi lên, cuối cùng chỉ là những hư vọng không phải thật.
Cách hai là NĐ thường niệm phật quán tưởng Sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật hiện lên rõ ràng, màu sắc sáng vàng,… Lấy đó làm trụ tiếp tục niệm phật, chỉ tập trung vào đó mà niệm, niệm niệm nối tiếp rõ ràng rành mạch. Tuy biết cách này cũng là vọng vậy nhưng giai đoan đầu niệm phật với lại trong những lúc khó khăn đành dùng đến vậy. Cách này NĐ trước kia cũng hay dùng để rèn luyện niệm phật những nơi mở nhạc to, nói chuyện ồn ào, những nơi, cách này lúc đầu kể cả ở chỗ mọi người xem phim bất tịnh vẫn dùng để tập được. Nhưng sau này quen rồi thì không cần nữa.
Chút kinh nghiệm chia sẻ vậy, chỉ mong có ích cho MH.
Chúc MH tu tập tinh tấn đạt được lợi ích.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát
Mấy đồng hữu giải đáp giúp mình chuyện này nữa..mình hay bị rơi trong vọng mà không hay biết đến khi tỉnh lại thì đã muộn..ví dụ mình hay vọng tưởng vọng niệm trong kinh đến lúc mình tỉnh ra trong đầu mình hay phỉ báng mặc dầu mình không có tâm đó muốn khắc phục thì phải làm sao xin giúp dùm
Hồi đáp bạn Minh hiều:
Giống như một chiếc bình, nếu đựng rượu lâu ngày thì dù trút hết rượu rồi, đã rửa cho sạch sẽ nhưng vẫn có mùi rượu. Tâm chúng ta cũng vậy, hễ huân tập lâu ngày trong thứ gì thì nó sẽ bị ám ảnh bởi thứ đó và tự nhiên dẫn ta theo như quán tính. Chúng ta không phải chỉ một kiếp này, mà đã nhiều kiếp quen với những ý nghĩ và lối sống ô uế, bậy bạ, hay vui thích việc nghĩ xấu về người khác, do vậy mà lúc muốn tĩnh tâm nó cũng tự nhiên dẫn dắt ta đến điều ấy. Đó là việc tự nhiên, còn việc bị cuốn theo suy nghĩ lúc mà nào không hay biết, đó gọi là “thiếu tỉnh thức”. Người có năng lực tỉnh thức mạnh, như các thiền sư thì khi vọng tâm nổi nên họ liền biết là vọng tâm của tôi đang nổi lên và dừng lại, khi giận dữ, vui, buồn, hoan lạc, v.v… vừa khởi, họ liền biết ngay các cảm thọ ấy vừa khởi, liền buông. Đó gọi là tỉnh thức, điều này có thể rèn tập được, bằng cách thường phản tỉnh mình, tập khi đi biết mình đang đi, ngồi biết đang ngồi, cảm xúc mình thế nào luôn ý thức được thế đấy, một thời gian tự nhiên sẽ thành. Hồi thanh niên bản thân tôi cũng tập như vậy, lúc ấy chưa biết đến Phật pháp, nhưng vì muốn học tính tự chủ nên tự tập. Sau này mới biết đó cũng là một phép tu hành trong Tứ niệm xứ.
Vậy nếu muốn khắc phục việc bị cuốn theo vọng niệm mà không biết, bạn hãy thường ý thức tập sự phản tỉnh như vậy, nghĩa là tập cách luôn chú ý vào việc làm và trạng thái hiện tại của mình, đang làm hoặc đang nghĩ gì đều ý thức rõ ràng.
Về việc hình ảnh ô uế hiện lên, muốn chấm dứt việc đó cần có thời gian. Trước hết bạn nên tránh xem và nghĩ về những thứ ô uế, thường sám hối và cứ niệm Phật bình thường. Lâu dần sẽ hết, vì cái bình rượu đã ám mùi chẳng phải rửa xong mà hết được, chỉ có cách mở ra và phơi lâu ngày nó sẽ bay hết mùi, chúng ta cũng vậy thôi. Tình trạng của bạn là tình trạng chung của mọi người, thế hệ chúng ta có mạng và truyền hình nên tâm không thanh tịnh mới mắc phải những tật này.
Chúc bạn luôn an lành! A Di Đà Phật!
Vừa rồi con lướt fb thì thấy một người đăng tấm hình phật và bảo nhìn vào cái chấm trên mũi trong hình khoảng 15s, sau đó nhìn ra tường thì quả thật là nhìn thấy phật và đẹp hơn cả trong hình, vậy là hiện tượng gì vậy,xin các thầy, các cô cho con biết, quả thật con không biết hiểu như thế nào mà lại ra được như vậy, nhìn thấy phật đẹp hơn trong hình, con nghĩ có nguyên gì ấy nên đến hỏi ạ
A Di Đà Phật.
Theo TP nghĩ thì đó chỉ là hình ảnh gây ảo giác thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Theo NĐ thấy thì đó chỉ là ảo ảnh thị giác, tức bộ não hay các cơ quan thị giác bị đánh lừa.
Mà đã là “ảo ” thì không phải thật. Xin chớ nên lưu tâm quá dẫn đến phiền não.
A di đà phật!xin các vị đạo hữu chỉ cho mình với ạ mình đi làm công ty mình muốn nhất tâm niệm phật… Không muốn nói chuyện với ai… Vậy thì sao ạ được không ạ!
Nam Mô A Di Đà Phật
“Bớt đi một câu chuyện, niệm thêm câu Phật hiệu”. Điều này là vô cùng tốt. Nhưng phải khéo léo dụng công tránh bị kẹt cứng mà tu lệch lạc làm mọi người hiểu sai lệch, không đúng về phật pháp, quả thực là không hay.
Phật pháp là Tùy Duyên, tức là thuận duyên thì ta niệm (niệm lớn-niệm nhỏ-niệm thầm-trì niệm…), Khi học tập, khi làm việc, khi CẦN nói chuyện,… thì không cứ là phải gán câu Phật hiệu trên miệng hay bắt buộc phải khởi lên trong tâm, những lúc này chỉ cần giữ tâm thật thanh tịnh, không khởi lên niệm xấu, vậy là ổn.
Còn ngoài lúc làm những việc cần tư duy, tập trung cao độ ,học tập ra hay những lúc rảnh rỗi,… mọi nơi đều có thể niệm phật được (Những nơi bất tịnh thì không nên niệm lớn tiếng).
Chúc Q tu tập tinh tấn, đạt được lợi ích.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế ÂM Bồ Tát
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Quốc,
*Niệm Phật có thể niệm lớn, niệm nhỏ, niệm thầm. Tuỳ điều kiện hoàn cảnh mà chọn cách niệm cho thích hợp.
*Bạn làm việc ở công ty, nơi xung quanh là đồng nghiệp, nếu bạn tạo khoảng cách giữa bạn và đồng nghiệp, tức bạn chỉ lo niệm Phật, chắc chắn sẽ tạo phản cảm cho mọi người, từ đó dẫn đến sự hiểu lầm về đạo Phật, và tạo nhân duyên để người không tin Phật thốt lời chê bai hay bài bác. Bạn phải khéo để thực hành, sao cho việc công, việc tư, mối quan hệ đều không ảnh hướng, như thế mới là lợi lạc.
*Niệm Phật trọng nơi tâm, không ở nơi miệng. Sao gọi trọng nơi tâm? Tâm không khởi tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước đó là bạn đang niệm Phật. Còn miệng lúc nào cũng nhép nhép, nhưng chỉ cần ai đó làm trái ý mình, ai đó lợi hơn mình, ai đó muốn tranh giành với mình…mà mình đã khởi sân hận rồi tạo ý niệm chống trái, thì đó chỉ là miệng niệm nhưng tâm không niệm.
*Phật là Giác. Giác nhân quả; giác nỗi khổ kiếp nhân sinh; giác vô thường luôn rình rập, vì thế hàng ngày chúng ta phải luôn giác những điều đó, tìm cách chuyển hoá chúng=đang niệm Phật và biết niệm Phật.
Chúc bạn tinh tấn.
TN
A di đà phật cảm ơn 2 bạn đạo hữu đã chỉ bảo… Mình khó niệm phật trong tâm lắm… Mong mọi người chỉ cách cho ạ
Chào bạn Quốc,
Niệm Phật thầm là mình khởi tâm ý niệm câu Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” thầm trong lòng, không niệm ra tiếng. Dù không ra tiếng nhưng từng tiếng, từng âm thanh phải phát ra (trong tâm) cho thật rõ, và rồi cũng lắng tâm nghe cho thật rõ, không mất tiếng, không để tâm nghĩ qua việc khác. Càng chú tâm thì càng ít bị nghĩ qua việc khác. Cứ như thế từng tiếng, từng câu Phật hiệu nối tiếp nhau.
Niệm Phật trong tâm là mình niệm có tiếng hay niệm thầm đều được, quan trọng ở điểm, tâm phải hoàn toàn tập trung chú ý vào từng tiếng Phật hiệu, không nghĩ qua việc khác, không bị các vọng niệm tham, sân, si,.. kéo đi. Thực hành được như thế thì chính là niệm Phật trong tâm.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật mình cảm ơn cư sĩ Phước huệ đã chỉ mình. Và cho mình hỏi thêm 1 câu nữa mình vẫn chưa hiểu câu đô nhiếp lục căn tịnh niệm nối tiếp
Chào bạn Quốc,
Lục căn là sáu cơ quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Chúng là cửa ngõ đưa sáu trần: hình sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm, pháp trần vào tâm mình. Nhiếp lục căn, tịnh niệm nối tiếp nghĩa là: mắt không nhìn cảnh (hoặc chỉ nhìn tượng Phật), tai chỉ lắng nghe âm thanh Phật hiệu (không chú ý nghe âm thanh khác), mũi không chú ý ngửi, lưỡi không chú ý nếm, ý không nghĩ tưởng gì khác ngoài câu Phật hiệu.
Nói chung là không chú ý, không để tâm đến tất cả những thứ khác, ngoại trừ câu Phật hiệu, và giữ cho câu Phật hiệu liên tục không gián đoạn, như vậy là nhiếp lục căn, tịnh niệm nối tiếp. Ví dụ: bạn niệm Phật, nhà bếp xào nấu bay mùi thơm ra, bình thường bạn sẽ “bắt” ngay được mùi thơm đó và sẽ hình dung ra đây là mùi gì, món ăn gì,… Với người nhiếp được căn mũi thì họ vẫn ngửi có mùi, nhưng sẽ không tiếp tục hình dung mùi gì, món gì, mà chỉ nhớ nghĩ Phật hiệu thôi. Với người công phu thuần thục (có định) thì khi họ chú tâm hoàn toàn vào Phật hiệu, các cảnh bên ngoài như thế họ đều không biết tới (không động tâm). Giống như trường hợp khi một người quá chú tâm nghĩ về điều gì, dù người bên cạnh nói chuyện với họ, nhưng họ không hề nghe biết.
PH cho rằng đây là cách thực hành trong thời khóa, chứ rất khó thực hành khi ta đang làm việc.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn các đạo hữu rất nhiều a di đà phật
Mình có việc này muốn hỏi, mình có nên để kinh dưới ngăn tủ thờ gia tiên được không, hay là mình phải để kinh ở nơi khác, xin các thiện tri thức hoan hỷ giải đáp hộ mình với mình xin cảm ơn. A di đà phật
Mình đọc trong Kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung có đoạn như sau:
“Có người phụng thờ Phật, không gặp thầy tốt, không gặp Kinh Điển, thọ giới qua loa, chỉ có tên giới, chẳng tin giới luật, làm điều phạm giới, có lúc tin, có lúc chẳng tin, tâm ý do dự, đã không đốt hương, đốt đèn lễ bái, thường có lòng hồ nghi, lòng sân hận chửi mắng, ác khẩu chê mắng người hiền, không ăn sáu ngày trai, sát sanh hại mạng, không kính Kinh Phật để chỗ hòm rương đựng y phục dơ bẩn, hoặc để trên giường vợ con, chỗ nơi bất tịnh, hoặc treo trên vách, trên cửa không có chỗ có nơi, chẳng có lòng cung kính, giống như sách thô tục không khác” —> do vậy những người này mang danh thờ phụng Phật mà gặp điều bất thường.
Kinh điển là pháp bảo, sinh ra Phật thánh, thấy kinh như thấy Phật. Do vậy tốt nhất là bố trí được một tủ sách riêng ở nơi thanh tịnh, tốt nhất là có tủ riêng đặt kinh sách, không chung với sách thế tục, khi đọc nên để trên bàn hoặc kệ sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, đọc với tâm cung kính. Tổ sư đại đức ngày xưa đều làm như vậy.
Cho mình hỏi mình cũg chỉ mới niệm Phật hẳn cx chưa tới 2 3 tháng j đó mình rất khó niệm ý trì tại mỗi khi niệm chữ Phật mình khó phát âm nên ở trên giườg mình cố hết sức niệm thầm dù vẫn còn tướng miệng niệm nhưg mình vẫn cố k phát ra tiếng mặc dù đôi lúc vô ý phát ra 1 2 chữ nhỏ tiếng có sao k?
Mới bắt đầu niệm Phật thì bạn hãy nên niệm ra tiếng chứ không nên niệm thầm vì rất khó. Niệm ra tiếng dễ lắng nghe và dễ sửa nếu niệm sai chữ nào. Bởi niệm thầm lỡ niệm trại đi không rõ một chữ nào đó, sau này nó huân tập sâu vào trong tâm sẽ khó sửa lại. Bạn hãy tham khảo:
Hành Giả Mới Phát Tâm Niệm Phật Không Nên Niệm Thầm Mà Nên Niệm Lớn Tiếng
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/02/hanh-gia-moi-phat-tam-niem-phat-khong-nen-niem-tham-ma-nen-niem-lon-tieng/
Mình biết nhưng nếu niệm ra tiếng thì mình phải lựa chỗ nào sạch sẽ phải mặc đồ đàg hoàng mình khó niệm ở bất cứ nơi nào mình muốn. Thì ý mình là ví dụ niệm trên giường có tướg miệg vẫn thuộc dạng niệm thầm có phải là tội không thôi.
Niệm Phật không trọng hình thức, bạn có thể niệm ra tiếng bất kể nơi đâu. Chỉ khi thay y phục hay lúc đang nằm thì tuy không nên niệm ra tiếng vì không trang nghiêm, nhưng bạn nên niệm theo kiểu kim cang trì, tức là chỉ nhép môi động đậy không phát ra tiếng chứ không phải là niệm thầm trong đầu. Chỉ khi nào bạn đạt đến công phu bất niệm tự niệm và câu Phật hiệu tự động phát ra từ tự tánh thì việc niệm thầm hay niệm ra tiếng không còn là vấn đề nữa. Vậy bạn nhé, cứ cố gắng niệm Phật thật nhiều rồi tự nhiên sẽ ngộ ra nhiều điều.
A Di Đà Phật.
Cảm ơn bạn Người Em Tịnh Độ mình hiểu rồi